HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN
Ta thà làm quỷ
nước Nam,
Còn hơn làm vương
đất Bắc.
(Bảo
Nghĩa vương Trần Bình
Trọng).
Ngày 25 tháng chạp, năm
Giáp thân (31-1-1285) niên hiệu Thiệu Bảo thứ sáu đời vua Trần Nhân tông bên Đại việt. Bên Trung nguyên là
niên hiệu Chí Nguyên thứ 21 đời Nguyên
Thế tổ Hốt Tất Liệt.
Khiết
Tiết Tán Lược Nhi đem 3 vạn phu khác thay thế cho đám của Bột La Cách Đáp Nhĩ. Chiến lũy đã bị phá mất lớp thứ
nhất. Quân Nguyên tràn vào trong. Quân Việt nấp trong lớp thứ nhì tiếp tục
chiến đấu. Cuộc chiến cực kỳ khốc liệt tiếp tục diễn ra.
Thoát
Hoan ngồi trên đỉnh đồi quan sát. Y nóng lòng, chạy tới chiến lũy, chính tay
thúc trống cổ võ cho quân Nguyên. Giữa lúc thắng nghiêng về phía Nguyên. Thì
tại một góc chiến lũy thông với khu đồng lầy, cánh cổng mở rộng. Một đoàn Ngưu
binh xông ra, dàn thành trận đánh vào hông quân Nguyên. Thoát Hoan cầm tù và
gọi kị binh tới. Nhưng kị binh vừa bước được mươi bước thì bị sa lầy, lùi không
được, mà tiến không xong. Kị binh làm mồi ngon cho Ngưu binh.
– Mình đánh
từ sáng đến giờ, hy sinh quá nhiều. Mà quân Man Việt mệt lắm rồi. Xin vương gia
cho rút lui. Đợi cánh quân của Lý Hằng đánh vào sau lưng chúng thì mình lại cho
quân tấn công tiếp.
Thoát
Hoan cũng tự cảm thấy mệt mỏi. Y thổi tù và thu quân. Thế là quân Nguyên mang
thương binh, xác chết rời khỏi lớp thứ nhì của chiến lũy ra ngoài. Bỏ đợt đánh đêm.
Ngưu binh cũng đã ngừng tấn công. Quân Việt trở lại chiến lũy thứ nhất, sửa lại
rào, đắp lại chiến lũy.
Về tới bản doanh, Thoát Hoan truyền vương phi
Ngọc Trí làm tiệc, cùng chư tướng ăn uống hội họp, bàn kế hoạch ngày hôm sau. A
Lý Hải Nha thiết kế:
– Ngày
mai, mình dùng hư binh reo hò ngoài chiến lũy khiến cho quân Man Việt phải tại
vị trí phòng thủ. Ta cứ tiếp tục như thế, trong ba ngày thì chúng mệt lử, ta mới tấn công. Bấy giờ Lý Hằng
cũng đã tới phía sau lưng chúng.
Tiệc vừa
bầy ra, thì ngựa lưu tinh báo:
– Kị
binh tiền quân của Lý Hằng trúng phục binh của Man Việt. Quân Man cực kỳ dũng
mãnh, lại có Ngưu binh yểm trợ. Cuộc giao chiến bất lợi về phía ta. Nạp Hải đấu
với tướng giặc là Hoài Nhân vương bị thương nặng.
Thoát
Hoan nhảy dựng lên:
– Rõ
ràng tin của tên thân vương báo, dọc thượng đạo Hưng Đạo vương không phối quân
trấn thủ kia mà? Hiệu binh đó là hiệu nào của giặc? Tướng chỉ huy là ai?
A Lý Hải
Nha trầm ngâm:
– Có thể
tin tức của tên thân vương sai. Có thể Hưng Đạo vương mới điều quân tới thượng đạo!
Tiệc vẫn
tiếp tục.
Sang
canh ba, quân lại báo:
– Có hai
hiệu binh trấn thượng đạo. Một tên Hàm tử. Tướng chỉ huy là Trấn bắc đại tướng
quân Trần Quốc Toản, tước Hoài Văn hầu. Một hiệu tên Tứ thần, tướng chỉ huy là
Hoài Nhân vương. Kị binh của Nạp Hải chong mặt với Ngưu binh qua đêm trong
thung lũng cây khô, cỏ nỏ.
A Lý Hải
Nha kinh hoảng ra lệnh:
– Kị
binh sợ nhất là rừng rậm. Nạp Hải là tướng kị binh kinh nghiệm mà sao không
biết thế? Trong thung lũng mùa này cỏ khô. Nếu giặc dùng hỏa công thì sao?
Y sai
ngựa lưu tinh khẩn đem lệnh cho Nạp Hải. Nhưng ngựa chưa lên đường thì có tin
báo:
– Trần
Quốc Toản dùng Ngưu binh, dùng hỏa công đốt thung lũng. Lửa cháy tứ bề. Ô Mã
Nhi mang quân mở vòng vây cứu kị binh. Ô Mã Nhi giao chiến với Trần Quốc Toản
bất phân tháng bại. Đao của Ô Mã Nhi bị kiếm của Toản chặt đứt.
Sang giờ
sửu lại có quân báo:
– Đội
quân chở lương cho kị binh, bộ binh bị bọn Đại đởm đột kích đốt hết. Tôn Lâm Đức bị Hoài Nhân vương đánh bại, bị trọng thương.
Sang giờ
mão lại có tin báo:
– Thượng
đạo bị hai hiệu binh Hàm tử, và Tứ thần đóng chặn mất đường tiến quân. Lý Hằng đang
kiểm điểm nhân mã để mở đường.
A Lý Hải
Nha than:
– Ôi
thôi, kế hoạch đánh úp sau lưng Chi lăng đã bị lộ, dù Lý Hằng có mở được đường
cũng vô ích. Bây giờ ta chỉ còn có thể trực diện đánh Chi lăng mà thôi.
Sáng hôm
sau, tin báo cho Trấn Nam vương biết:
“ Cánh quân phía Tây của hành tỉnh Vân nam là
Nạp Tốc Lạt Đình (Nâsir ud Din đọc là Na xít út Đin) tiến như vũ bão. Các đạo quân phòng thủ của Chiêu Văn
vương Trần Nhật Duật rút chạy về phía Thăng long. Quân Vân nam đuổi
tới Thảo lâm, đang vượt sông Bạch hạc“.
Lại có
tin:
“ Cánh quân của Toa Đô từ Chiêm đánh vào Hoan
châu, Diễn châu (Hà tĩnh, Nghệ an), thế như chẻ tre. Quân Man Việt bị phá.
Triều Trần phải điều Chiêu Văn vương Nhật Duật vào trấn thủ“
Thoát
Hoan nhảy dựng lên:
– Hà!
Hà! Bây giờ không cần đánh phía sau Chi lăng nữa. Ngày mai, ta dùng 10 vạn quân
tràn ngập Chi lăng rồi tiến đánh Nội bàng, Vạn kiếp. Còn Nạp Tốc Lạt Đình, Toa Đô
phải tiến về Thăng long bắt cha con Nhật Huyên.
Sáng hôm
sau, Thoát Hoan thăng trướng sớm. A Lý Hải Nha điều quân:
– Phòng tuyến phía bắc của Chi lăng có tới 10
lớp chiến lũy. Phía đông là đồng lầy, chỉ có ba lớp. Phía Tây giáp núi đồi lại chỉ
có 2 lớp. Hôm trước ta đánh vào phía bắc. Hôm nay ta đánh cả ba mặt. Vậy Bột La Cáp Đáp Nhĩ đánh mặt bắc. Khiếp Tiết Tán Lược Nhi đánh vào phía tây. Lý Bang Hiến đánh
vào phía đông.
Thoát
Hoan vỗ tay lên án thư:
– Đánh
như vũ bão. Sao cho giờ ngọ phải chiếm được Chi lăng. Ai hạ được cây cờ trong
chiến lũy sẽ được thăng ba cấp, thưởng cho 100 lượng vàng. Ai bắt, giết được Dã
Tượng sẽ được thăng 5 cấp. Bao nhiêu của cải của y, sẽ được thưởng hết.
Ba tướng
rời trướng.
Thoát
Hoan, A Lý Hải Nha ngồi chờ tin.
A Lý Hải
Nha hỏi Thoát Hoan:
– Hoàng
thượng sợ tế tác của An nam, nên giấu kín tên thân vương quy phục mình. Không
lẽ người dấu cả vương gia?
Thoát
Hoan ghé miệng vào tai A Lý Hải Nha nói
cho y nghe. A Lý Hải Nha cười:
– Thế
thì mình vào Thăng long như đi chơi vậy! Việc bắt Nhật Huyên không khác gì bắt
ba ba trong rọ.
Thoát
Hoan dặn A Lý Hải Nha:
– Khi
vây bắt Nhật Huyên thế nào cũng phải giao chiến với đội nữ Thị vệ. Mà đội này
do công chúa An Tư chỉ huy. Quân sư phải
thiết kế bắt sống bằng được cô công chúa này.
A Lý Hải
Nha mỉm cười:
– Vương
gia an tâm. Thần sẽ thi hành chỉ dụ của vương gia.
Đến đó có
tiếng quân reo, ngựa hý, tiếng pháo lệnh nổ. Quân báo:
– Ba mặt
của ta bắt đầu đánh vào chiến lũy.
Thoát
Hoan, A Lý Hải Nha bồn chồn trong lòng. Cả hai đi đi lại lại trong căn lều da
lớn như một tòa nhà.
Quân
báo:
– Cả ba
mặt chiến lũy, quân ta đã vào được lớp thứ nhất. Quân Man bỏ chạy. Không gặp
kháng cự.
– Cả ba
mặt không thấy bóng quân man. Quân ta vào trong, chiến lũy không còn bóng một
quân man. Chư tướng chia quân lục khắp nơi, không còn một tên nào cả.
Thoát
Hoan, A Lý Hải Nha lấy ngựa đến chiến lũy Chi lăng. Bột La Cáp Đáp Nhĩ tường trình:
– Rõ
ràng quân man bỏ trốn đêm qua.
Đến đó có thám mã của đạo quân đi theo thượng đạo
báo:
– Trong đêm,
hai đạo quân Hàm tử, Tứ thần âm thầm rút lui. Có tin nói, hai hiệu quân này rút về trấn Thăng long. Tả thừa
Lý Hằng đang cho quân tiến về Vạn kiếp.
Thoát
Hoan cho họp ngay trong ngôi nhà chính của chiến lũy Chi lăng.
Thoát
Hoan cười:
– Bọn
Man Việt hèn thực. 4 ải biên giới chỉ đánh được một ngày, đã trốn hết, bỏ ải
chạy bán mạng. Đến Chi lăng cũng chỉ đánh được hai ngày. Hai hiệu binh mạnh
nhất là Hàm tử với Tứ thần cũng chỉ đánh
có một trận. Bây giờ chúng ta chuẩn bị đánh Nội bàng, Vạn kiếp rồi vào Thăng
long ăn tết.
Lòng A Lý Hải Nha đầy nghi ngờ về việc đồn ải nào cũng chỉ
đánh một trận rồi bỏ chạy! Nhưng chạy đâu thì không biết. Tuy nhiên thấy Thoát
Hoan đang lạc quan, y cũng im lặng. Y đem mảnh vải vẽ sơ đồ đồn trú căn cứ Nội
bàng, Vạn kiếp do tên thân vương quy phục cung cấp ra:
– Nội bàng là nơi Hưng Đạo vương đặt Tổng hành doanh tiền
phương. Vạn kiếp là nơi Hưng Đạo vương đặt Tổng hành doanh. Ta phải cẩn thận hơn.
Trấn tại Nội bàng có hiệu Tứ thánh của Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền. Tại Tổng
hành doanh Vạn kiếp có hiệu binh Tả thánh dực của Hưng Hiếu vương, 10 đô Ngưu
binh. Ta đánh Nội bàng, Vạn kiếp bằng 6 đạo binh khác nhau. Dù Hưng Đạo vương
có ba đầu sáu tay cũng không giữ được.
Đạo thứ nhất, tại Vạn kiếp không có nhiều
thủy quân. Quốc Uy đại tướng quân Ô Mã Nhi đem 3 vạn bộ binh, thu các dân thuyền,
chặt chuối làm bè, tiến theo đường thủy đánh vào mặt nam.
Đạo thứ nhì, Chiêu thảo Nạp Hải dùng 1 vạn kị binh, 3 vạn bộ binh, dọc theo sông tiến
từ tây sang đông Vạn kiếp.
Đạo thứ ba, Trấn phủ quân Tôn Lâm Đức, đem 3 vạn bộ binh đánh cắt hiệu binh Tiền thánh dực của Hưng Trí vương Quốc Uy tại núi Đông triều, không cho
cứu ứng Vạn kiếp.
Đạo thứ tư, Tả thừa Lý Hằng đem 5 vạn
bộ binh đánh vào mặt tây Vạn kiếp.
Đạo thứ năm Bột La Cách Đáp Nhĩ đem 5 vạn bộ binh, đánh vào
phía đông Vạn kiếp.
Đạo thứ sáu, Khiết Tiết Tán Lược Nhi, Lý
Bang Hiến đem 6 vạn bộ binh, đánh vào Nội bàng, mặt bắc Vạn kiếp.
Ngày ngày mai, 25 vạn bộ binh, 2 vạn kị binh chia làm 6 đạo
đều xuất phát một lúc vào giờ mão. Trấn Nam vương sẽ đi theo đạo thứ 6, để
khích lệ tướng sĩ.
Ngày 27 tháng chạp, năm Giáp thân
(2-2-1285) niên
hiệu Thiệu bảo thứ sáu đời vua Trần Nhân tông bên Đại việt. Bên Trung nguyên là
niên hiệu Chí Nguyên thứ 21 đời Nguyên
Thế tổ Hốt Tất Liệt.
Tại điện
Uy viễn, trong thành Thăng long, Thượng hoàng (Thánh tông), Thiệu Bảo hoàng đế
(Nhân tông) họp nội các, theo dõi chiến cuộc.
Chiêu
Quốc vương
Trần Ích Tắc, Tổng trấn Thăng long, kiêm Quản
Khu mật viện tường trình chi tiết các trận đánh Chi lăng, thượng đạo Đâu đỉnh.
Rồi kết luận:
– Trong
lúc khẩn cấp, Hưng Đạo vương đã điều hai hiệu binh thiện chiến nhất là Hàm tử
với Tứ thần chặn đánh đạo kỳ binh của Lý Hằng. Quốc Toản, Quốc Kiện tuy chỉ có
2 vạn quân, mà đánh 4 vạn bộ, 1 vạn kị của Lý Hằng nghiêng ngả. Dùng hỏa công đốt
kị binh trong thung lũng thượng đạo. Sau trận này, hai hiệu Hàm tử, Tứ thần được
điều về Gia lâm, bảo vệ Thăng long.
Vương
tiếp:
– Vì vậy
tại Nội bàng, Vạn kiếp chỉ có ba hiệu binh Tứ thánh của hai tướng Nguyễn Khả
Lạp, Nguyễn Truyền đóng chặn tại Nội bàng. Hiệu Tiền thánh dực của Hưng trí vương
đóng tại núi Đông triều. Hiệu Tả Thánh dực cuả Hưng Hiếu vương tại Vạn kiếp.
Bây giờ đại quân Nguyên đều dã nhập Việt. Thoát Hoan dùng tới 26 vạn bộï binh,
2 vạn kị binh chia ra làm 6 mũi đánh Nội bàng, Vạn kiếp. Sáng nay Nguyên
xuất quân.
Vương
kết luận:
– Với ba
hiệu binh, thì dù Hưng Đạo vương có tài đến đâu cũng không thể chống lại 26 vạn
bộ binh, 2 vạn kị binh. Nội bàng, Vạn kiếp sẽ bị tràn ngập trong một ngày.
Đến đó
tin tức báo về:
– Tất cả
các xã chống lại Nguyên, khi Nguyên đánh chiếm được, chúng san bằng hệ thống
phòng thủ. Nhà đốt sạch. Chúng giết tất cả dân chúng, dù già, dù trẻ, thây phơi
đầy đồng. Còn đàn bà con gái từ 10 tuổi trở lên thì đem cho quân hiếp. Hiếp
chán, chúng ném xác vào những căn nhà đang bị đốt cháy. Tin này rúng động toàn
quốc. Các làng xã rục rịch đầu hàng để được toàn vẹn.
– Đạo
binh Nguyên từ Vân nam đã tiến tới Kinh bắc. Đạo binh ngày đã bắt tay được với đạo
binh từ Cao bằng của A Lý Hải Nha.
Thượng
hoàng, hoàng đế cùng ôm đầu nhăn mặt,
rùng mình. Thượng hoàng hỏi:
– Nội
bàng, Vạn kiếp bị thất thủ thì Thăng long nguy tai. Vậy vương có đề nghị gì
không?
– Với
quân số Nguyên đông như vậy, dù mình có tập trung cả 15 hiệu binh về, cũng
không cứu được Thăng long. Đánh thì 15 vạn của mình không thể chọi với 50 vạn của Nguyên. Đánh thì tướng sĩ chết uổng,
Nguyên sẽ làm cỏ Thăng long. Vậy chi bằng chịu khuất phục, đầu hàng, cung ứng lương
thảo, mở đường cho chúng đánh Chiêm thành. Đó là kế vạn toàn.
Công
chúa An Tư phản đối:
– Như đã
bàn trước đây, mình hàng thì Thoát Hoan sẽ phế bỏ triều đình, lập Tuyên phủ ty,
bổ nhiệm quan chức của mình. Chúng sẽ lập một An nam quốc vương bù nhìn, rồi
dần dần khi đã giải thể binh đoàn của mình, chúng sẽ cửù một thân vương Mông cổ sang làm An nam vương. Sự này từng xẩy ra ở Tây tạng, Hồi cương, Đại lý
cũng như các nước Tây vực.
Khâm Từ
hoàng hậu góp ý:
– Chi
bằng triều đình tạm phân tán vào dân chúng, hoàng cung rút về Thiên trường. Ta
ẩn nhẫn, rồi phản công.
Đến đó
có tin báo:
– Dù đã
chiến đấu hết sức can trường, hiệu binh Tứ thánh của hai tướng Nguyễn Khả Lạp,
Nguyễn Truyền bị đánh tan. Ai Nội bàng thất thủ. Quân Nguyên ồ ạt tiến về Vạn
kiếp. Thoát Hoan cử sứ đến Vạn kiếp chiêu hàng Hưng Đạo vương.
Thượng
hoàng ban chỉ cho Thiệu Bảo hoàng đế:
– Con
hãy lấy thuyền lên Vạn kiếp đưa ý kiến đầu hàng xem Hưng Đạo vương quyết định
ra sao!
An Tư
nói với Thượng hoàng bằng ngôn từ gia đình:
– Em xin
đem Thị vệ theo hộ tống Thiệu Bảo.
Khâm Từ
hoàng hậu cũng tâu:
– Con
xin theo hộ tống xa giá.
Nhà vua
dùng 5 con thuyền từ Thăng long lên Vạn kiếp. Thuyền vừa cập bến thì Yết Kiêu đón
lên bờ.
Lễ nghi
tất. Hưng Đạo vương tâu:
– Trận
chiến đang diễn ra cực kỳ ác liệt. Hưng Trí vương phải chống với đạo quân 3 vạn
người của Trấn phủ quân Tôn Lâm Đức. Hiệu binh Tiền thánh dực tại núi Đông triều, đã đẩy lui 10 đợt xung
sát. Giặc chết hơn 2 vạn. Thoát Hoan gửi thêm 3 vạn nữa, quyết tiêu diệt trọn
vẹn quân mình.
Nhà vua
buồn buồn nói:
– Trước
tình thế này, mình không thể đương nổi với Nguyên. Thượng hoàng nghe lời nghị
của Chiêu Quốc vương, muốn đầu hàng để quân, tướng không bị chết vô ích. Tránh
cái vạ tàn sát dân chúng của Thát đát. Người muốn thỉnh thị ý kiến của vương.
Nguyễn Địa
Lô tâu:
– Nguyên
dùng số đông tràn ngập, dù chết nhiều đến đâu chúng cũng không từ. Ta tuy mất
một số ải, nhưng tinh lực ta còn nguyên. Tại sao phải đầu hàng?
Hưng Đạo
vương tâu:
– Vùng
Hoan châu, Ai châu ta còn 10 vạn tinh binh. Vùng Thiên trường vững như bàn
thạch. Ta hãy rút khỏi Thăng long, để giặc phải trải quân khắp nơi. Bấy giờ ta
mới phản công.
Vương cương
quyết:
– Nếu bệ
hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi trước đã.
Nhà vua
yên tâm, xuống thuyền về Thăng long. Ngài nói với tả hữu:
– Xưa
kia Việt vương
Câu Tiễn, quân tan, nước mất, thủ đô Cối kê bị phá
nát, nhưng vẫn can đảm kiên trì phục quốc. Ta há lại thua người xưa ư?
Ngài cầm
bút viết lên mạn thuyền:
Cối kê cựu sự quân tu ký,
Hoan, Ái do tồn thập vạn binh.
( Cối kê sự cũ người nên nhớ,
Hoan, Ai vẫn còn mười vạn binh).
Nhà vua
rời khỏi Vạn kiếp thì đại quân Thoát Hoan cũng ào ào tràn tới. Từ khi Dã Tượng
cùng Thúy Hồng bỏ Chi lăng ém quân vào rừng. Hầu nói với Thúy Hồng:
– Đại
quân Thoát Hoan đã nhập vào bắc cương rồi. A Lý Hải Nha ắt dùng số đông đánh
Vạn kiếp. Anh cần tới 10 đô Ngưu binh chống với chúng.
Hầu tới
Vạn kiếp, chỉnh đốn lại 10 đô Ngưu binh, phối trí các ngả, chuẩn bị chống giữ.
Hưng
Hiếu vương cùng hiệu Tả Thánh dực dàn ra trong chiến lũy chống trả mãnh liệt.
Dã Tượng chỉ huy Ngưu binh tả xung hữu đột chống vời kị binh Nguyên. Nhưng đợt này bị giết, đợt khác lao tới. Cuộc chiến từ
giờ thìn, tới giờ mùi, quân Nguyên chết dến hơn 3 vạn, nhưng A Lý hải Nha đem
các vạn phu khác thay thế. Dù Dã Tượng đích thân chỉ huy, 10 đô Ngưu binh, bị
tử thương còn hơn trăm trâu. Quân trú phòng đã bắn đến mũi tên cuối cùng. Hưng
Hiếu vương khải với Hưng Đạo vương:
– Phụ vương
nên cùng các mưu sĩ rút về Thăng long thôi. Con chỉ còn chống giữ được một giờ
nữa là cùng.
Dã Tượng
khải với Hưng Đạo vương:
– Phụ vương.
Yết Kiêu cùng các đô Ngạc binh vẫn còn ở bến sông. Yết Kiêu chưa thấy vương, ắt
không chịu cho thuyền rời bến đâu.
Hưng Đạo
vương tới bến sông, quả nhiên Yết Kiêu đang ngồi chờ vương trên con thuyền. Vương
cùng các tướng tham mưu xuống thuyền. Thuyền rời bến, cũng là lúc các bè của Ô Mã
Nhi đang xuôi giòng tới. Kị binh cũng tới. Dã Tượng can trường chỉ huy số Ngưu
binh còn không quá trăm con dàn ra đánh với kị binh. Các ngạc binh lặn xuống
cắt dây buộc bè chuối. Bè tan, quân Nguyên trên bè bị chìm xuống sông, bị nước
cuốn đi, bị Ngạc binh giết chết. Trận chiến tới đêm, thì quân Nguyên chiếm được
Vạn kiếp.
Hưng Đạo
vương cảm động vì lòng trung của Yết Kiêu, vương nói một câu, lưu truyền trong
sử Đại việt:
« Ôi chim hồng, chim hộc có thể bay cao được
tất phải nhờ 6 trụ xương cánh. Nếu không có thì cũng như chim thường
thôi ».
Ngày 12 tháng giêng, năm
Aát dậu (17-2-1285) niên hiệu Thiệu Bảo thứ bẩy đời vua Trần Nhân tông bên Đại
việt. Bên Trung nguyên là niên hiệu Chí Nguyên thứ 22 đời Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt.
Cánh
quân của hành tỉnh Vân nam là Nạp Tốc lạt Đình và cánh quân của Thoát Hoan đã
hội ngộ với nhau. Các vạn phu đóng dài suốt một giải từ Vạn kiếp tới Đông bộ đầu.
Từ ngã ba sông Bạch hạc đến Gia lâm. Đêm đêm đèn đuốc sáng rực một vùng. Bên
sông hồng, quân Nguyên kéo một lá cờ lớn, rồi cho ngựa hí, quân reo, trống
thúc uy hiếp tinh thần quân Việt!
Đối diện
với quân Nguyên, đích thân Thiệu Bảo hoàng đế cũng dàn quân bên kia sông, chiến
thuyền đậu một giải liên tiếp với nhau. Hai dũng tướng Hoài Nhân vương, Hoai Văn
hầu chỉ huy hai hiệu Hàm tử, Tứ thần bầy trận, rồi nã pháo sang trại Nguyên.
Thiệu
Bảo hoàng đế muốn biết tình hình tổng quát quân giặc, hỏi quần thần:
– Ai có
thể đi sứ sang trại giặc?
Đỗ Khắc
Chung tình nguyện đi. Chung một người, một ngựa tới trại Nguyên. Không thấy
Thoát Hoan, A Lý Hải Nha, mà chỉ thấy Ô Mã Nhi, Lý Hằng tiếp. Ô Mã Nhi trách
móc về hai chữ Sát Đát thích trên cánh
tay quân lính.
– Nước
người dám khinh lờn đại binh của Thiên triều. Cái tội ấy to lắm.
Khắc Chung ung dung trả lời:
– Con chó trong nhà cắn người lạ, vì không phải
là chủ nó. Việc thích chữ vào tay là do lòng trung phẫn của người nước tôi, tự
ý thích vào đấy.
Nói rồi
Chung vén áo trật cánh tay cho Ô Mã Nhi xem hai chữ Sát Đát:
– Chính
tôi cũng thích chữ đấy.
– Đại
binh từ phương xa tới đây sao không theo lễ nghi tiếp đón, lại dám kháng cự
mệnh lệnh?
– Hiền tướng
không bắt chước sách lược bình định nước Yên ngày trước; đóng binh ở địa đầu
quan ải, đem thư báo tin có phải tốt đẹp không? Đây hiền tướng tung quân đánh
ải, giết dân. Như vậy rõ ràng hiền tướng không có lòng tốt với nước tôi, đấy là
lỗi ở hiền tướng. Hiền tướng đem binh đến ức hiếp nhau như thế; đến con chó khi
cùng cũng cắn lại, con chim bi ép cũng mổ lại; huống chi là người.
– Đại
binh mượn đường đánh Chiêm. Nếu vua anh đến đây hội kiến thì trong ấm, ngoài
êm. Còn như chống lại thì chỉ trong khoảnh khắc non sông bị san bằng. Đến lúc
ấy dầu có muốn hối lại cũng muộn.
Khắc
Chung ra về. Ô Mã Nhi khen:
– Người
này thực dũng cảm phi thường, An Nam có những người như thế ta chưa dễ gì bình được.
Ô Mã Nhi
chợt nhận ra sự thực:
– À thì
ra tên này không hề đi sứ, mà tới dò quận tình. Nó chỉ thấy ta tiếp, thì biết
rằng Trấn Nam vương, quân sư không có ở đây, thì rõ ràng là ta chưa chuẩn bị đánh
ngay. Phải đi bắt lại.
Y điểm
một bách phu đuổi theo, bắt Khắc Chung lại. Khi qua bến sông thì có một tiếng chiêng vang lên,
hơn 100 ngưu binh dàn ra xung vào đội hình kị binh. Ô Mã Nhi vọt ngựa lên trước
tay phát chiêu đánh bay một Ngưu binh. Tự nhiên y cảm thấy ngộp thở, rồi một
chiêu chưởng êm đềm chụp lên đầu, sát thủ kinh khủng. Y vận đủ mười thành công
lực đỡ. Binh một tiếng, người y rung động, tai nghe tiếng vo vo không ngừng. Y nhìn
lại: người đánh y là một thiếu niên hùng vỹ phong lưu tiêu sái, mà y từng giao đấu
trong trận vượt thượng đạo. Y vọt người lên tấn công thiếu niên, thì một con vượn
lông trắng từ trên cây gần đó đáp xuống như thiên tướng. Con vượn giáng xuống lưng
y một côn sắt. Y tung mình lên cao tránh, thì con ngựa của y hí lên một tiếng
thảm thiết, xương sống gẫy gập, ngã lăn ra. Y hỏi:
– Tướng
kia là ai?
Y nhìn:
phía sau tướng trẻ có cây cờ thêu hàng chữ:
Trấn bắc đại tướng quân,
Hoài Văn hầu.
Y than
thầm:
– Thì ra
tên ôn con Trần Quốc Toản.
Bách phu
của Ô Mã Nhi, đã bị Ngưu binh giết sạch. Quốc Toản, con vượn cỡi trên lưng trâu
với đội Ngưu binh đang lội xuống khu đồng lầy. Đâu đó tiếng tiêu vi vu vọng lại.
– Ôi! Vô
địch Ô Mã Nhi cũng bình thường thôi.
Ô Mã Nhi
về đến trại, thì đã thấy Thoát Hoan, A Lý Hải Nha cùng chư tướng hiện diện.
Thoát Hoan xoa tay vào nhau:
– Cô gia
được tin báo của tên gian vương Việt quy phục: triều đình Man Việt chia làm hai
rút về Thiên trường. Nhật Huyên (Thượng hoàng Thánh tông) rút về vùng Trường
yên bằng đường bộ. Còn Thiệu Bảo (Nhân tông) thì rút về Thiên trường bằng đường
thủy. Vậy không cần dàn quân đánh nhau với chúng làm gì. Ta cần bắt Thượng
hoàng với Thiệu Bảo thì coi như bình định An nam xong.
A Lý Hải
Nha cầm trục giấy đọc:
– Đây!
Tên gian vương báo cho ta tin tức mới nhất. Thăng long bỏ trống, không có quân
phòng vệ. Hai hiệu binh Tứ thần của Hoài Nhân vương, Hàm Tử của Hoài Văn hầu
trấn phía cánh đồng Văn, nam Thăng long, cản hậu cho thượng hoàng của chúng rút
chạy. Vậy ta cho bắc cầu phao sang sông, chiếm Thăng long.
Thoát
Hoan hồ hởi:
– Trong
hai cha con Nhật Huyên, ta chỉ cần bắt được một tên là đủ. Sau khi bắt được một
tên, ta truyền hịch đi khắp nơi, làm lễ đăng quang, tấn phong tên thân vương
quy phục làm An nam quốc vương. Tên An Nam quốc vương mới sẽ ban chỉ các tướng,
các An phủ sứ, Tuyên vũ sứ về Thăng long chầu hầu, ra lệnh toàn quân buông vũ
khí. Ta lập Tuyên phủ ty, rồi từ từ rút quân.
A Lý Hải
Nha điều quân:
– Ta tạm
đóng đại quân tại các địa phương chính. Trước hết tại nam thùy có 3 khu là Nghệ
an, Thanh hóa, Trường yên. Do thân vương Giảo Kỳ, Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Hành tỉnh Chiêm Đường
Ngột Đải, binh bộ thị lang Diệc Hắc Mê Thất . Tại phía bắc ta đồn trú quanh Thăng
long: Tây kết, Chương dương, Đông bộ đầu, Gia lâm, Kinh bắc.
Y quyết định:
– Chiêu
thảo Nạp Hải chỉ huy Thiết đột đóng trong thành. Phải coi chừng bằng không sẽ
bị trúng phục binh của Trần Quốc Toản, Trần Quốc Kiện.
Nạp Hải
rời trướng.
– Trấn phủ quân Tôn Lâm
Đức, đem 3 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh vượt sông trấn tại
cửa nam Thăng long, phòng hai hiệu binh của Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu tập kích.
Tôn Lâm Đức rời trướng.
– Tên
thân vương quy hàng báo cho biết Thượng hoàng dùng đường bộ rút về Thiên trường,
dối rằng rút về Trường yên. Từ Thăng long về Thiên trường phải qua 41 làng xã.
Mỗi làng xã là một thành. Muốn chiếm 41 xã rất khó khăn, rất lâu. Lại nữa hai tên
ôn con Quốc Kiện, Quốc Toản cản hậu cho Nhật Huyên chạy. Cần đánh như sét nổ,
bắt cho được Thượng hoàng của chúng. Hữu thừa Khoan Triệt (1) chỉ huy vạn
phu Mang Cổ Đái (2), vạn phu Bôn Kha Đa(3),
đem 4 vạn bộ binh, 2 vạn kị binh vượt thành Thăng long, đuổi theo Trần Huyên;
chắc chắn phải giao chiến với hiệu binh Tứ thần của Trần Quốc Kiện và hiệu binh
Hàm tử của Trần Quốc Toản. Sau khi vượt qua 8 xã, tới ngã ba Tam lộ, đây là ngã
ba đi Thiên trường, Trường yên. Tại đây có hiệu binh Thiên thánh, do
Quang nghĩa thượng tướng quân, Hải lộ hầu Trần Bình Trọng trấn đóng. Phải dùng
số đông tràn ngập, rồi tiến về Trường yên, chờ Toa Đô từ Thanh hóa tới.
Khoan
Triệt ái ngại:
– Trần
Quốc Toản, Trần Quốc Kiện là hai tướng
võ công, tài dùng binh vào hàng đệ nhất của An Nam. Tôi không phải đối thủ
của chúng! Lại còn tên Trần Bình Trọng, tài dùng binh của y không tầm thường.
Thoát
Hoan ban chỉ:
– Chúng
chỉ có hai vạn người trong khi Hữu thừa có 4 vạn bộ, 2 vạn kị. Hữu thừa dùng số
đông tràn ngập thì chúng phải bại.
Y vẫy 3
tướng lại gần:
– Tên
gian vương đã nộp cho ta sơ đồ phòng thủ các xã từ đây tới Tam lộ. Các người
xem kỹ, tìm những chỗ không phòng thủ, những chỗ không có hệ thống chướng ngại
như lạch, chông, rào. Rồi chia quân làm hai. Một cánh hư đánh phía trước để hút
lực lương chúng, một cánh thực, đánh vào phía sau. Tất cả các xã, đều có những đường
đặc biệt, để khi thấy không giữ nổi làng thì rút sang làng khác. Các người phải
phục một đội quân tại những con đường này, giết tuyệt không tha một mạng nào.
Y nhấn
manh:
– Chiến
lũy Tam lộ rất chắc, do tên Trần Bình Trọng trấn thủ. Về võ công, về hành quân,
bố trận, các người không phải là đối thủ của y. Nhưng chiến lũy quá rộng, phía
hông phải, trái có đến 5 chỗ không có quân phòng thủ. Các người cho vài thiên
phu đột nhập vào đây, thì lực lượng phòng thủ phải vỡ.
Khoan
Triệt, Mang Cổ Đải, Bôn Kha Đa rời trướng.
A Lý Hải
Nha tiếp:
– Tên
thân vương báo cho ta biết Thiệu Bảo cùng cung quyến rút theo đường thủy. Ta
cần bắt nhà vua Thiệu Bảo. Vậy Lý Bang Hiến đem 1 Thiên phu quân gốc Mông cổ đuổi
trên sông, chặn phía trước vây bắt cho được triều đình.
Lý Bang
Hiến hỏi:
– Chúng
rút bằng đường thủy, e chúng tôi đuổi không kịp.
A Lý Hải
Nha cười:
– Tên
thân vương đã vẽ cho ta con đường tắt, có thể dùng ngựa đi đường bộ, đến vùng Đa
mạc. Tại đây y sẽ cấp cho một thủy đội. Lý tướng quân dùng ngựa phi dọc sông,
tới gần Đa mạc thì xuống thuyền, chặn ngang sông vây bắt chúng như bắt ba ba trong
rọ.
A Lý Hải
Nha gọi Kiết Tiết Tán Lược Nhi:
– Tướng
quân đem 1 vạn phu gốc Mông cổ, dùng thuyền đuổi theo triều đình An Nam. Eùp
phía sau.
Y gọi Lý
Hằng:
– Tuy
phía trước Lý Bang Hiến chặn trên sông, phía sau Kiết Tiết Tán Lược Nhi truy
sát. Nhưng tôi vẫn không yên tâm. Vậy Tả thừa Lý Hằng đem 5 nghìn cung thủ tiếp
viện cho Kiết Tiết Tán Lược Nhi. Tổng chỉ huy cuộc truy bắt cho được vua An
nam.
Lý Hằng
than:
– Tôi vượt
sông, đổ bộ chận bắt Thiệu Bảo, phía sau là hai hiệu Tứ thần của Hoài Nhân vương,
hiệu Hàm tử của Hoài Văn hầu. Tôi không phải đối thủ của hai tên ôn con này.
– Vậy
tôi tăng viện cho Tả thừa Ô Mã Nhi, Hữu
thừa Lý Quán. Vương gia với tôi vào Thăng long, rồi sẽ đem đại binh tiếp viện cho Tả thừa.
Lại nói,
Đỗ Khắc Chung, Trần Quốc Toản trở về
phục mệnh. Thiệu Bảo hoàng đế ban chỉ:
– Giữ Thăng
long là nhiệm vụ của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc. Vương có hai hiệu binh Tứ thần,
Hàm tử, thêm hiệu Tả thánh dực của Hưng
Hiếu vương Quốc Uy và
hiệu Trung thánh dực của Quang Hòa
hầuTrần Lộng. Đánh, hay rút, đánh như thế nào tùy nghi vương quyết định. Trẫm
quyết định rút
nội các, hậu cung khỏi đây, để không làm vướng chân, vướng tay vương.
Nhà vua
ban chỉ cho Nội các:
– Thượng
hoàng đã rút về Thiên trường bằng đường bộ. Có hai hiệu binh Hàm tử, Tứ thần
chặn hậu. Ta rút về Thiên trường bằng đường thủy. Chư khanh hãy tản vào dân
chúng, ẩn thân, chỉ huy dân quân phòng giặc. Nội trong 2 tháng, Hưng Đạo vương ban
lệnh phản công thì sẽ trở về Thăng long.
Nhà vua
nói với công chúa An Tư:
– Thoát
Hoan, A Lý hải Nha chưa đến đây, thì bọn Ô Mã Nhi chưa đánh Thăng long đâu. Vậy
công chúa cho nội cung dùng thuyền rút về Thiên trường ngay. Phải tối đề phòng
thủy đạo. Khi tới Đa mạc là nơi trấn thủ hiệu binh Thiên thánh của Quang nghĩa
thượng tướng quân, Hải lộ hầu Trần Bình Trọng thì không sợ nữa.
Nhà vua
dùng một thủy đội của hạm đội Thăng long, rút về Thiên trường. Đoàn thuyền 15
chiếc, 1 chiếc đầu chở bốn dàn nỏ thần, một đô Ngạc ngư, 3 chiếc sau chở Thị
vệ. 5 chiếc chở nhà vua, cung quyến, với đội nữ Thị vệ. 5 chiếc cuối chở đội
cung thủ Long biên. 1 chiếc chở Ngạc ngư, 4 dàn nỏ thần. Người tổng chỉ huy đoàn
thuyền là đô thống Dư Anh.
Tổng thái giám
Trung hiến hầu Trần Dương đi đầu, phó Tổng thái giám Trung minh hầu Đào Kiên
cản hậu. Công chúa An Tư thống lĩnh đội nữ Thị vệ đi trên con thuyền có nhà vua
với hoàng hậu Khâm Từ. Đoàn thuyền âm
thầm khởi hành vào giờ tý.
Thuyền đi
trong đêm, nhưng thủy thủ là những người thuộc hải đội Thăng long, nên không
khó khăn.
Ngồi
trong khoang con thuyền lớn, Thiệu Bảo hoàng đế hỏi công chúa An Tư bằng ngôn
từ gia đình:
– Cô ơi!
Tháng trước phụ hoàng tâu với Tuyên cao thái phi xin gả cô cho Trần Bình Trọng. Tuyên cao thái phi đã bằng lòng. Vậy ý kiến cô thế nào?
Nét mặt
thoáng ửng hồng, công chúa mỉm cười:
– Truyện
dựng vợ gả chồng là truyện của cha mẹ. Cô không có ý kiến. Mẹ định sao thì cô
chỉ biết vâng dạ thôi. Huống hồ mẹ đã sai sứ đến Thần quang tự thỉnh ý sư phụ
rồi!
– À, thế
Vô Huyền bồ tát định sao?
– Sụ phụ
tuyên chỉ: người chỉ dạy cô thôi. Còn truyện trăm năm thì do mẫu thân.
Khâm Từ
hoàng hậu cười:
– Thế là
Bồ tát đồng y rồi. Cô đã thấy mặt Trọng chưa?
– Chưa!
– Aáy à!
Trọng là một trang mỹ nam tử, tuy không đẹp
bằng Địa Lô, nhưng không thua Quốc Toản!
– Đẹp mà
ích gì? Nam nhi cần đạo đức, tài năng.
Nhà vua
tấm tắc:
– Trần
Bình Trọng là dòng dõi vua Lê Đại Hành. Võ công cực cao, tài dùng binh e
không thua Hưng Nhượng vương. Ngoài ra hầu còn là người thông âm luật. Người đã
soạn ra Sát Đát thập ca, là 10 bản nhạc hùng tráng cho quân sĩ hát. Sau này
cùng cô thành vợ chồng thì đúng là duyên cầm sắt.
Khâm Từ
hoàng hậu tiếp:
– Cháu
nghe nói, hồi Thoát Hoan gặp cô ở Trường
sa, y gọi cô là tiên nữ. Cháu nói ví dụ thôi, y sai sứ cầu hôn, phụ hoàng gả cô
cho y thì cô tính sao?
– Cô đành
chịu. Phụ hoàng của cháu vừa là vua, vừa là anh! Cô cãi thế nào được. Cô là Phật tử, vừa có hiếu, vừa có đễ mà.
– Lát
nữa tới Đa mạc, chúng ta rời thuyền đi đường bộ. Đa mạc là nơi trấn thủ của Quang nghĩa thượng tướng
quân, Hải lộ hầu Trần Bình Trọng, thống lĩnh hiệu binh Thiên thánh,
hầu ắt tới yết kiến. Cô sẽ thấy mặt Trọng. Năm nay
Trọng 26 tuổi, còn cô thì 20. Đẹp đôi quá.
Nhà vua
ban chỉ:
– Sự ở đây
xong, triều đình rút về Thiên trường an toàn, cô nên đi sứ tới Thăng long để dò
la tình hình giặc. Từ hôm Thoát Hoan nhập Việt, triều đình không nhận được tin
tức của Ngọc Trí, Ngọc Quốc.
An Tư
hỏi:
– Cô đi
sứ vậy ai sẽ là bồi sứ?
Nhà vua
chỉ Trung hiến hầu Trần Dương, Trung minh hầu Đào Kiên:
– Hai
hầu hãy theo phò công chúa.
Trần Dương
thắc mắc:
– Thần
nghe từ khi Thoát Hoan gặp công chúa ở Trường sa, y say mê đến điên đảo thần
hồn. Y ban chỉ cho A Lý Hải Nha phải ra lệnh cho các tướng, khi đối trận với
công chúa không được đả thương, phải bắt
sống. Nếu như công chúa đi sứ, y ra lệnh bắt công chúa thì lôi thôi to.
Công chúa An Tư tự tin, vỗ tay vào bao kiếm:
– Y
không phải là đối thủ của thanh kiếm này.
Thình
lình có tiếng pháo nổ, đuốc cháy sáng rực, hai bên sông, hơn 30 chiến thuyền
dàn ra, cắt ngang sông. Rồi phía sau, một đoàn thuyền hơn 30 chiếc cũng dàn ra
khóa hậu. Trên thuyền toàn lính Nguyên gốc Mông cổ, tên đặt trên cung. Chúng đứng
thành hàng trên thuyền.
Lý Bang
Hiến cầm loa gọi:
– Trần
Khâm (tên vua Nhân tông), người trúng phục binh của chúng ta rồi. Mau đầu hàng,
bằng không ta hô lên một tiếng, tên sẽ ghim trung người như con nhím.
Các văn
quan và cung quyến kinh hoàng.
Khâm Từ
hoàng hậu bình tĩnh tâu:
– Chúng
ta trúng phục binh của giặc rồi. Bệ hạ ẩn trong khoang, để thần với cô An Tư chống giặc.
Nhà vua
liếc nhìn hai đoàn thuyền giặc: tất cả đều là chiến thuyền Việt. Không biết
bằng cách nào Nguyên đã chiếm được.
Dư Anh ra lệnh
cho con thuyền chở nhà vua cùng cung quyến cập vào bờ nam ngạn, Dư nói với Tổng
thái giám Trần Dương:
– Công
công hộ tống hoàng thượng cùng cung quyến đổ lên bờ. Tại bờ có đê. Sau đê là 6
ngôi làng, hệ thống phòng thủ rất kiên cố. Sau khi vào làng phải theo lối tắt
về Thiên trường ngay. Chúng ta đang ở vùng Đa mạc. Cần dùng pháo thăng thiên
báo cho Trần Bình Trọng cứu giá.
Còn lại 14 thuyền. Dư chia ra 7 chiếc phía trước
do công chúa An Tư chỉ huy. Đích thân Dư chỉ huy 7 chiếc phía sau, với Trung
minh hầu Đào Kiên. Thị vệ bình tĩnh chuẩn bị tác chiến. Công chúa An Tư ra lệnh
cho đô trưởng chỉ huy Ngạc binh.:
– Cho
Ngạc binh trườn xuống nước đục thuyền của
chúng.
Viên
Tham tá chỉ huy Nỏ thần ra lệnh:
– Tác
xạ.
Nỏ thần
bắn loạt đầu, gần 20 cung thủ Mông cổ bị
trúng tên lật ngược. Đám cung thủ còn lại vội
nhảy lùi, ẩn vào mép thuyền. Thuyền Mông cổ đã áp vào thuyền Việt. Thị
vệ, Nữ Thị vệ dàn ra chống đỡ. Quân hai bên lẫn vào nhau. Gió thổi mạnh, Thị
vệ, Nữ Thị vệ Việt được luyện tập chiến đấu trên sông, trên biển, nên khả năng
chiến đấu vẫn không giảm. Nhưng đám lính Mông cổ gốc là kị binh, dường như lần đầu
tiên đánh nhau trên mặt nước nên thuyền nghiêng ngả, sức chiến đấu giảm đi.
Thình lình các thuyền Nguyên bị thủng đáy, nước tràn vào. Binh Nguyên la hét bơi
lóp ngóp trên sông, các thuyền bị chìm. Binh Nguyên giáp trụ trên người, không
biết bơi, bị nước cuốn đi.
Thoát
nạn.
Công
chúa An Tư ra lệnh cho thuyền áp vào nam ngạn, Thị vệ đổ bộ lên bờ. Dư An ra lệnh
đánh chìm thuyền của mình. Công việc vừa xong thì trống thúc vang dội: phía trước,
phía sau đuốc đốt sáng rực, thuyền chở lính Nguyên dàn ngang sông nhiều đếm
không hết, đang siết vòng vây. Người chỉ huy chính là Ô Mã Nhi, Lý Hằng.
Công
chúa An Tư ra lệnh cho Dư Anh:
– Đô
thống tiến lên bảo vệ hoàng thượng. Để tôi chặn hậu cho.
Cung
quyến, các văn quan đã lên bờ. Công chúa An Tư ra lệnh cho Trần Dương, Đào Kiên
theo hộ vệ cung quyến và các văn quan. Lại lệnh cho Thị vệ, nữ Thi vệ tắt hết đuốc,
dàn ra dọc con đê, rồi theo bờ đỗi từ từ rút vào ngôi làng sau đê.
Ô Mã
Nhi, Lý Hằng thấy quân Việt phá các dàn Nỏ thần, đánh chìm thuyền rồi biến vào đêm
tối thì cho thuyền dàn dọc sông. Ô Mã Nhi bàn:
– Bọn
vua An nam chạy lên bộ. Đây là vùng lầy lội, đêm tối, chúng ta không thể đuổi
theo được. Đành chờ trời sáng.
Lý Hằng
cương quyết:
– Dù đêm
tối, ta cũng phải đuổi bắt cho được Trần Khâm.
Nói rồi
y ra lệnh cho Lý Bang Hiến đem 3 nghìn quân đổ bộ lên phía phải. Kiết tiết Tán
lược Nhi 3 nghìn quân đổ bộ lên phía trái. Đích thân y với Ô Mã Nhi, Lý Quán đem
một vạn quân đổ bộ vào chính giữa. Đuốc đốt sáng rực một khúc sông. Từ sông vào
bờ có khoảng cách trên 50 trượng là vùng lầy lội, chỗ cao, chỗ thấp rồi tới con
đê khá cao. Quân Nguyên là Thiết đột kị binh, giáp trụ nặng nề, đổ bộ lên cực
kỳ khó khăn, mỗi bước đi chân lún sâu xuống tới đầu gối. Tuy nhiên các thập phu
trưởng dẫn đầu cũng tìm ra: cứ khoảng cách trăm trượng lại có một cái bờ đỗi,
khá cao. Thập phu trưởng đi trước, lính đi sau. Trong ánh đuốc chập chờn, một
người lỡ chân, trượt chân khỏi bờ đỗi ngã lăn xuống ruộng, thì phải hai, ba người
đỡ mới lên được bờ. Khi mấy nghìn lính gần tới bờ đê thì một tiếng cồng vang
lên, tên từ sau đê bắn ra vun vút, một số lính Nguyên bị trúng tên la ơi ới. Phải
hơn giờ lính Nguyên mới vượt được làn mưa tên, lên được bờ đê thì không còn
thấy một bóng quân Việt nào.
Lý Hằng
ra lệnh vác tử sĩ, thương binh lên bờ đê. Y chửi tục:
– Mẹ cha
bọn Man Việt chỉ giỏi cắn trộm
Ô Mã Nhi
ngao ngán chỉ vào phía trong đê:
– Kìa là
6 ngôi làng. Từ đê vào làng ít ra là 3,4 dặm. Mà đường vào chỉ có thể đi được
một người. Làng bao bọc bởi những con hào sâu, dưới hào đầy chông, gai. Sau hào
là lũy tre dầy. Quân Man Việt nấp ở trong. Nếu đánh vào làng thì không khác đánh
vào các ải Khà lan vi, Đại trợ, Khâu ôn, Khâu cấp. Chiếm được một làng ít ra hy
sinh hơn một nghìn người. Mà khi vào làng thì quân Man, dân Man trốn đi hết
rồi. Việc đuổi bắt Trần Khâm e muôn vàn khó khăn.
Lý Hằng
chỉ vào 2 cái bờ đỗi dẫn vào ngôi làng đối
diện:
– 2 cái
bờ này đầy vết chân. Chắc bọn vua Man Việt chạy vào làng này.
Thình
lình cả 6 ngôi làng, trống ngũ liên thúc dồn dập vọng ra, rồi những ánh đuốc
chập chờn phía sau các lũy tre.
Lý Quán
than:
– Bọn
Man Việt thực kinh khủng. Tại những ngôi làng xa xôi như thế này, thế mà chúng
huấn luyện cho bọn nhà quê biết tổ chức phòng ngự bén nhậy Thoáng một cái,
trong đêm tối, chúng đã báo động, rồi chuẩn bị tác chiến
Lý Hằng
ra lệnh cho quân Nguyên, ngủ trên con đê, chờ trời sáng.
Nguyên
từ hồi Thành Cát Tư Hãn lập quốc, đã huấn luyện cho kị binh Mông cổ, ngủ ngồi
trên mình ngựa, ngủ ngồi trên tuyết, ngủ ngồi tại bất cứ đâu. Sau này Hốt Tất
Liệt huấn luyện thanh niên Trung nguyên, cũng rập theo phương cách cũ. Nên đám
quân Nguyên này, suốt một ngày phi ngựa dọc bờ sông truy đuổi vua Trần, rồi
dùng thuyền truy sát, cuối cùng lội bùn, đã mệt lử. Bây giờ được phép ngủ, hai
người một dựa lưng vào nhau, lập tức chìm vào giấc ngủ rất sâu.
Nhưng đoàn
quân vừa ngủ được hơn khắc, thì trống trận thúc vang dậy, thuyền từ phía Thăng
long nối đuôi nhau tới, đèn đuốc sáng rực một khúc sông dài. Sứ báo:
– Trấn
Nam vương với quân sư A Lý Hải Nha đang đem đại binh tiếp ứng quyết bắt vua Man
Việt. Vương truyền Tả thừa xua quân đuổi theo vua Man Việt ngay.
Đoàn
quân của Lý Hằng lại bị đánh thức.
Ô Mã
Nhi, Lý Hằng bàn với nhau:
– Chắc
chắn bọn Trần Khâm hiện ẩn trong mấy làng ven sông này, chứ không xa. Dù địa
thế lầy lội, di chuyển khó khăn, cũng phải đánh chiếm mấy làng, truy đuổi triều
đình Man Việt tới cùng.
Ô Mã Nhi
hỏi Lý Hằng:
– Vùng
này do tướng Man Việt nào chỉ huy?
– Đây là
vùng Đa mạc thuộc Thiên trường, do hiệu binh Thiên thánh dưới
quyền chỉ huy của Quang nghĩa thượng tướng quân, Hải lộ hầu Trần Bình Trọng.
Theo như tên thân vương của chúng báo cho ta, đây là một tên tướng trẻ, võ
công, tài dùng binh không thua gì hai tên nhãi Trần Quốc Toản với Trần Quốc Kiện.
Hèn gì 6 làng này có hệ thống phòng chủ bén nhậy như thế này.
Lý Hằng
ra lệnh cho quân mới tới đổ bộ lên bờ. Y chỉ vào 6 làng ven sông:
– Bọn
Trần Khâm chỉ quanh quẩn ở 6 làng này chứ không chạy xa đâu! Cần tấn công ngay.
Lý Hằng
ra lệnh cho 5 tướng Ô Mã Nhi, Lý Bang Hiến, Kiết tiết Tán lược Nhi, Lý Quán, Ku
Đai mỗi người chỉ huy 5 nghìn quân, đánh vào 5 làng. Còn đích thân y chỉ huy
một vạn quân đánh vào ngôi làng gần nhất, có nhiều vết chân trên ruộng.
Y chỉ
vào ngôi làng, mà ruộng đầy vết chân người, chứng tỏ triều đình Việt chạy vào,
ra lệnh cho vạn phu trưởng Ku-Đai:
– Người
chỉ huy bản bộ quân mã đánh vào ngôi làng này.
Ku Đai than:
– Binh
lính của tiểu tướng thuộc binh Thiết đột, giáp trụ, mũ bằng thép nặng nề. Hồi
nãy phải khó khăn lắm mới đổ bộ được từ thuyền vào đây. Làm sao có thể lội
ruộng tấn công?
– Ra
lệnh cho Thiết đột cởi bỏ giáp trụ, mũ đồng, cởi bỏ luôn dầy lại con đê này.
Rồi đi chân không, dùng đoản đao, cung tên; lội ruộng tiến vào làng.
Thảm
thiết thay, mấy vạn con người trẻ, đầy sinh lực, ra đời ở vùng đất khô cằn, từ
6 tuổi đã luyện tập bắn cung, cỡi ngựa, rồi được huấn luyện dàn trận, xung sát
trên mặt trận đất liền. Bây giờ bị đưa
vào vùng lầy lội, giữa đêm đen âm u, mỗi bước đi chân bị lún xuống bùn lầy lóp
ngóp, mà cái chết đến chỉ trong chớp mắt. Dù mệt mỏi rã rượi, bước đi không
nổi, dù buồn ngủ dí mắt lại họ vẫn phải tiến.
Trống
trận thúc vang dội trong màn đêm, đoàn quân kị binh từng xông pha trên vùng
Thảo nguyên, Tây vực, Trung nguyên mắt mở
trừng trừng, tay lăm lăm đoản đao nhìn về trước: dưới ánh đuốc chập
chờn, một con lạch khá rộng. Sau con lạch là lũy tre vao vút dầy đặc. Trong lũy
im lìm, rờn rợn. Tiếng lội nước lõm bõm lẫn
tiếng chửi tục của quân tấn công.
Một hồi
tù và rúc lên, đó là lệnh quân dừng lại, chỉnh đốn hàng ngũ, chuẩn bị xung
phong. Ba hàng quân đều nín thở chờ đợi, mắt đăm đăm nhìn về phía trước.
Thình
lình sau lũy tre, một tiếng kẻng vang lên, tên từ sau lũy bay ra, hàng quân
phía trước vì không còn áo giáp, họ như những con gà làm mồi cho quân dân Việt.
Người người rú lên đau đớn, rồi người ngã lộn đi trên ruộng nước. Có nhiều
tiếng la hét:
– Quân
Man bắn ra.
Người
ngã, kẻ bị thương, kẻ chết, nhưng tù và rú lên. Đó là lệnh xung phong. Đoàn
quân hàng hàng lớp lớp lao tới lội qua lạch, nước lên tới cổ. Họ cố lội qua, nhưng
chân dẵm phải chông, tiếng la hét râm ran. Tên trong luỹ tre bắn ra ào ào. Lao
bằng tre ném ra. Những người không dẵm phải chông, đã tới chân lũy tre, dùng đao
chặt tre. Lớp thứ nhì lội qua lạch,
thoát được tên, tiếp lớp thứ nhất chặt tre.
Khoảng hơn
giờ, quân Nguyên đã phá được một khoảng lũy tre. Họ lao vào trong. Đó là một
khu vườn, với những ngôi nhà tranh, không thấy bóng một quân Việt nào. Quân
nguyên chiếm một xóm đầu với hơn mười ngôi nhà. Căm hờn vì đồng đội bị chết,
uất ức vì không hề thấy bóng quân thù, chúng dùng đuốc châm lửa đốt những ngôi
nhà tranh. Lửa bốc cháy ngụt trời. Viên thiên phu trưởng đầu tiên vào được
trong lũy tre ra lệnh cho các bách phu tập trung, chia từng thập phu đi lục
soát những ngôi nhà. Vẫn không thấy bóng quân Việt, dân Việt. Quân Nguyên tràn vào làng.
Trời
tang tảng sáng.
Cả vạn
phu đã vào trong làng.
Ku Đai
cho thu nhặt xác tử sĩ, thương binh từ con lạch, từ các lũy tre đem vào làng.
Lại ra lệnh cho từng thập phu tiếp tục lục soát, chiếm hết phần còn lại của
làng.
Lý Hằng
ban lệnh::
– Rõ
ràng quân Man vừa từ trong bắn ra, làm chết không biết bao nhiêu người mà
thoáng một cái chúng đã trốn đâu mất. Không cần bắt dân man, quân man, phải tìm
ra dấu vết tên vua man.
Trời đã
sáng. Ánh nắng ban mai chiếu lên những thửa ruộng xanh tươi. Lý Hằng ra lệnh
cho kiểm điểm lại quân số . Mười thiên phu trưởng cùng kinh ngạc, khi thấy vắng
18 thập phu không trở về. Ku Đai ra lệnh cho tù và rúc hiệu lệnh thu quân.
Hơn khắc
qua, 18 thập phu vẫn biệt tăm.
Ku Tai được
báo cáo:
– Có tất
cả 515 quân tử trận, hơn 2 nghìn bị thương, và toàn bộ 18 thập phu biến mất.
Quân báo
với Lý Hằng:
– 5 cánh
quân đánh vào 5 làng, chết nhiều mà không phá được lũy, quân sĩ mệt quá, bước
không nổi, nên phải rút ra bờ đê.
Lý Hằng
cực kỳ căng thẳng:
– Con bà
nó, một cái làng nhỏ xíu này, mình thiệt hại hơn 500 người chết, 2 nghìn bị thương,
mà thảm thiết thay đến mặt mũi một tên man quân, man dân cũng không thấy!
Y ra
lệnh cho Ku Đai:
– Cho
kiểm soát lại khắp làng, đốt sạch nhà.
Hơn giờ
sau, Ku Tai báo cáo:
– Bắt được
một man dân bị thương. Tra khảo, y khai: làng này thông với ba làng bên cạnh
bằng ba con đường khác nhau. Hồi đêm qua, vua Việt cùng các quan văn đã do ba
lối đi băng qua ruộng sang làng bên cạnh. Bọn nấp trong lũy tre bắn ra gồm một
Vệ bộ binh (800 người) thuộc hiệu binh Thiên thánh. Vệ này trấn đóng trong
làng với dân đã 6 tháng. Binh tướng cùng dân quân nam, dân quân nữ với đội Nữ thị vệ. Tất cả đã đem dân chúng di tản sang làng bên cạnh, rồi phối hợp chống trả.
Khi thấy không giữ được làng, chúng rút sang ba làng bên cạnh cả rồi.
Thình
lình có tiếng kêu gọi ồn ào; Lý Hằng sai Thị vệ chạy ra xem xét, thì một thiên
phu báo:
– Đã tìm
ra xác một thập phu ở dưới ao. Khi vớt lên thì tất cả 10 người đều bị trúng
tên. Theo giải đoán của tiểu nhân thì thập phu đi men dọc theo bờ ao, bị trúng
phục binh, tất cả bị lộn xuống ao.
Lại tìm
thấy toàn bộ một thập phu bị giết, xác nằm ngổn ngang trong ngôi đình làng.
Cứ như
thế sau khi lục soát kỹ, đã tìm ra xác toàn bộ 18 thập phu bị giết. Lý Hằng
giải đoán:
– Đám
quân Mông cổ bị giết trọn vẹn như vậy là do bọn Thị vệ, nữ Thị vệ đã ra tay.
Y ra
lệnh cho Ku Đai đóng quân giữ làng, còn y ra ngoài xem xét tình hình 5 đạo quân
kia. Y vừa tới đê thì hàng trăm chiến thuyền chở quân tiếp viện cho y đã tới, đang đổ bộ
lên. Thoát Hoan, A Lý Hãi Nha đích thân tới đốc chiến.
Lý Hằng
tường trình tình hình chiến trận. Thoát Hoan than:
– Lỗi
tại cô gia tới trễ.
Y gọi
các tướng lại, rồi nói:
– Tên
thân vương giúp chúng ta một tay để bắt vua Man Việt. Trở ngại nhất của ta là
hai hiệu binh Tứ thần và Hàm tử trấn ở nam Thăng long. Y đã điều hiệu binh Tứ
thần của Trần Quốc Kiện về phía Tây Thăng long, y lại điều hiệu Hàm tử vào Nghệ
an. Thế là lực lượng trấn nam Thăng long của Man Việt không còn. Lập tức cô gia
lệnh cho Hữu thừa Mang Cổ Đải, Bôn Kha Đa, đem 4 vạn bộ binh, 2 vạn kị binh đuổi
theo Nhật Huyên. Giờ này đã bắt được bọn
chúng rồi cũng nên. Mang Cổ Đải đã tới ngã ba Tam lộ đi Thiên trường, Trường
yên; đang đánh nhau với tên Trần Bình Trọng. Hiệu binh Thiên thánh của y quả
thực thiện chiến, vũ dũng. Ta đã thiệt hại hơn vạn, mà cũng chưa phá được.
Y nhấn
mạnh:
– Từ đây
đến ngã ba Tam lộ Thiên trường, Trường yên không xa. Ta đánh được mấy làng này
thì thọc vào hông ải Tam lộ của tên Trần Bình Trọng.
A Lý Hải
Nha chỉ vào 6 ngôi làng:
– Trong
6 làng, ta đã chiếm được một làng, mà phải hy sinh trên 500 người. Còn 5, tên
thân vương đã cung cấp sơ đồ đồn trú tất cả các làng từ Thăng long tới Tam lộ. Đây!
Các người nhìn sơ đồ, chỗ nào không có quân phòng thủ, chỗ nào không có rào, mà
tiến quân vào.
Năm tướng
cầm 5 tấm lụa, nghiên cứu một lúc rồi họp các thiên phu, bách phu giảng giải:
những thiên phu nào tiếp tục đánh trực diện như đêm trước. Những thiên phu nào
âm thầm đánh vào nơi không có công sự , không có quân phòng thủ.
Các
thiên phu, bách phu thúc tù và lên đường.
Khốn nạn
thay cho 5 ngôi làng dọc sông Hồng, đó là nơi mà nam, phụ, lão, ấu suốt năm qua
được một Vệ, 800 quân của hiệu binh Thiên thánh về sống chung, huấn luyện, phối
hợp chống giặc giữ làng, lập công sự chiến đấu. Đêm qua, giặc tới, dân quân bị đánh
thức chống giặc. Dù giặc là đội quân tinh nhuệ, thiện chiến, nhưng đánh đến
sáng, chết, bị thương không biết bao nhiêu, rồi đành rút lui. Dân, quân reo hò
nghỉ ngơi, ăn uống.
Thình
lình giặc trở lại, trống ngũ liên thúc vang đội, quân dân lại ra trấn ở vị trí
phòng ngự. Cuộc giao chiến lại diễn ra. Trong khoảng 2 khắc (30 phút ngày nay),
thình lình có tiếng la hoảng, tiếng gào thét, rồi lửa bốc lên từ những ngôi nhà
cuối làng. Giặc đã đột nhập vào hông, vào sau làng. Chúng đang đốt nhà, chém
giết trẻ con, người già, và tấn công vào lưng phòng tuyến. Phòng tuyến bị vỡ.
Giặc từ ngoài tràn vào. Lực lượng chiến đấu bị tử trận hết. Không đầy một giờ,
tất cả nhà cửa đều bị đốt. Dân chúng bị giết chết hết. Xác bị vứt rải rác khắp
làng.
Thoát
Hoan, A Lý Hải Nha đã vào từng làng thị sát chiến trường. Trong cơn say máu, y
ban chỉ:
– Tiếp
tục lục soát, còn tên nào ẩn náu, bắt giết sạch.
Bấy giờ
là giờ ngọ.
A Lý Hải
Nha chỉ tay về phía tây nam nới có khói bốc lên:
– Kìa là
nơi bọn Mang Cổ Đái đang đánh nhau với tên Trần Bình Trọng. Ta đánh vào sau lưng
giặc để bắt tên này. Từ đây đến đó có 3 ngả đường. Vậy ta chia làm ba mũi tấn
công vào phía sau, phía hông phải, phía hông trái, mỗi mũi 1 vạn quân. Ô Mã Nhi,
Ku Đai đánh vào hông trái. Lý Hằng, Lý
Bang Hiến đánh vào phía sau. Lý Quán, Khiết Tiết Tán Lược Nhi đánh vào hông phải.
Vương gia với tôi lĩnh 5 nghìn Thị vệ đi sau tiếp viện.
Các đạo
quân lên đường rồi, A Lý Hải Nha lệnh cho bộ tham mưu tiến tới một khu đất
hoang, an dinh, hạ trại. Thoát Hoan cho họp bộ tham mưu.
A Lý Hải
Nha hân hoan :
– Cái
tên gian vương của An nam này thực lợi hại cho ta vô cùng. Không có y điều bọn
Quốc Toản, Quốc Kiện đi, thì ít ra bọn Khoan Triệt, Mang Cổ Đái phải hao hơn
vạn người chưa chắc đã tới vùng Tam lộ. Nếu không có y cung cấp sơ đồ phòng thủ
6 xã quanh đây thì ta phải hao cả vạn người mới chiếm được.
Thoát
Hoan cười sung sướng:
– Sau
khi dứt được Tam lộ, chúng ta cho một tướng đóng đồn tại đây, không cần đuổi
bắt cha con Nhật Huyên nữa. Ta tạm về Thăng long chờ bọn Toa Đô từ Nghệ an tiến
ra thì coi như ta đã thành công. Không biết mặt trận Hoan, Ái ra sao?
– Thần được
tin báo cánh quân của đại vương Giảo Kỳ, hữu thừa Toa đô, tả thừa Tang Gu Tai,
tham chính Khê Đê tiến đánh Nghệ an.
Chiêu Văn vương
Trần Nhật Duật bị đánh bại. Toa Đô tiến đánh Ái
châu, thì gặp đạo binh Hàm tử của Trần Quốc Toản cứu Nhật Duật. Toa Đô bị chặn
lại. Không biết bao giờ y mới tiến ra đây hợp với quân của ta.
Thoát
Hoan cười lớn:
– Dù
Chiêu Minh vương đã vào Thanh hóa, dù Trần Quốc Toản có chặn đường, nhưng Toa Đô
sẽ chiếm Ái châu dễ dàng, rồi ra Trường yên. Tới Trường yên thì coi như đến đây.
Đến đây thì hai cánh quân của ta bắt tay với nhau. Viêc chinh An Nam coi như
xong.
A Lý Hải
Nha kinh ngạc:
– !?!?!?
– Từ trước
đến giờ ta giữ kín không cho quân sư biết. Tên Trần Quang Kiện, tước phong Chương
hiến hầu, thống lĩnh hiệu binh Thiên cương trấn tại Ái châu, là người của ta từ
lâu. Y chỉ chờ quân ta tới là đem bản bộ quân mã đánh lại bọn Nhật Huyên.
– Lẽ
nào? Y là con của Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang. Y là anh em chú bác với Nhật Huyên!
– Y bất
mãn với cháu là Tá thiên vương Đức Việp, con của Nhật Huyên. Y từng dự vào
việc bắt cóc Trần Quốc Toản, nên triều Trần nghi ngờ y. Y âm thầm gửi biểu xin
ta thu dụng y. Y vốn thuộc loại nhã lượng, cao trí giống Vũ Uy vương, nên trong
phủ của y có nhiều tân khách lỗi lạc. Trong đó có bọn Lê Tắc.
– Như
vậy, khi Toa Đô tới Thăng long, thì ta có thể cho tên thân vương xuất hiện, làm
lễ tấn phong cho y lên ngôi An Nam quốc vương là xong.
Một tham
tướng thắc mắc:
– Thần
có một thắc mắc. Tên Trần Kiện tước phong Hoài Nhân vương, thống lĩnh hiệu binh
Tứ thần. Sao bây giờ y lại là hiệu Thiên cương, là Chương Hiến hầu tổng trấn Nghệ an ?
A Lý Hải Nha
cười:
– An Nam có
hai tên Kiện. Một tên Trần Quốc Kiện, là con của Nhật Huyên, em của tên vua An
Nam tước phong Hoài Nhân vương, thống lĩnh hiệu binh Tứ thần. Một tên Trần
Quang Kiện, con của Tĩnh Quốc vương Trần Quốc
Khang, tước phong Chương Hiến hầu, thống lĩnh hiệu binh Thiên cương. Hai đứa chỉ
khác nhau có chữ lót: một đứa là Quang, một đứa là Quốc.
Thoát Hoan
hỏi tham tướng Nguyễn Chiến Thắng phụ trách tế tác:
– Tình hình
miền bắc của ta ra sao?
– Ta đang
gặp khó khăn.
– Tướng
quân trình đi.
– Dường
như những đồn ải mà ta từng giao chiến, chúng chỉ đánh một trận rồi trốn biệt, đó
là mưu kế của Hưng Đạo vương, dụ cho ta vào sâu trong nước, rồi những đạo quân
rút lui lại xuất hiện, đánh chặn đường tiếp tế lương thảo. Từ hơn mười ngày
qua, các kị mã ngựa trạm, các đoàn tải lương từ
Ung châu, Vân Nam sang bị phục kích liên tiếp. Cũng giống như bên An
Nam, tin các Hành tỉnh Quảng đông, Quảng tây báo rằng bọn khốn nạn Cần vương Tống phục kích đánh thuyền vận lương trên sông Tương. Hai ngọn núi Đại giáp,
Hỏa giáp bị chúng chiếm mất. Ta tái chiếm, lập đồn thì mươi ngày sau lại bị đánh.
Nên hai hành tỉnh phải bố trí quân dọc sông Tương, dọc đường từ Côn luân tới Ung
châu.
Thoát
Hoan hỏi A Lý Hải Nha:
– Quân sư
định sao?
– Con đường
chính từ Lạng sơn tới Thăng long, giao cho Lưu Thế Anh, cứ 30 dặm lập một đồn,
với 300 quân phòng ngự, 60 dặm lập một trạm ngựa. Một trong những tướng giỏi
lập đồn là Lý Bang Hiến, y đang ở đây. Ngày mai sai y lên đường phụ với Lưu Thế
Anh.
Có tiếng
reo hò từ xa vọng lại. Viên tướng chỉ huy thiên phu Thị vệ là Nguyễn Linh Nhan
(Bá Linh) báo:
– Có một
đoàn quân Việt bị bại vừa đánh, vừa chạy về phía ta. Còn tướng dẫn quân đuổi
theo đám quân Việt là Ku Đai với Ô Mã Nhi.
A Lý Hải
Nha ra lệnh:
– Dàn ba
bách phu ra chặn đường, bao vây đám quân Việt.
Ba bách
phu nhanh chóng dàn ra. Đoàn quân Việt khoảng hơn trăm người đang chạy, thấy có
quân chặn đường thì ngừng lại, dàn thành trận, chia làm 2, một nửa chống với
bọn Ô Mã Nhi, một nửa chống với Thị vệ.
Quân của Ô Mã Nhi, Ku Đai cũng đã tới. Nhìn
trận của quân Việt, Thoát Hoan khâm phục: vì bị bao vây, mà họ đều tỏ ra không
sợ hãi, thản nhiên chống vũ khí nhìn quân thù.
Ku Đai
nói lớn:
– Tên
Trần Bình Trọng kia! Chiến lũy của mi bị phá, quân tan, mi có chạy cũng không
thoát. Chi bằng hàng đi, thì tính mệnh được bảo toàn.
– Ta vì
bị nội phản chứ tài ta không hèn, quân ta không nhược. Bây giờ chúng ta còn
không quá trăm người, quyết lấy cái chết để khí tiết lại đời sau.
Thoát
Hoan vẫy tay cho quân Nguyên nới vòng vây, y nhỏ nhẹ với Trần Bình Trọng:
– Bình
Trọng! Cô gia yêu tài tướng quân, khuyên tướng quân nên đầu hàng, đừng chết vì
ngu trung. Tướng quân có biết không? Một thân vương Trần triều đã đầu hàng thiên triều. Chính y đã cấp thuyền cho cô gia đuổi
theo Trần Khâm. Cũng chính y ra lệnh cho hai hiệu binh Hàm tử, Tứ thần rời khỏi
nam Thăng long, nên Khoan Triệt, Mang Cổ Đái mới đến Tam lộ dễ dàng. Y cũng cung
cấp tất cả sơ đồ phòng thủ các làng vùng này cho ta, trong đó có chiến lũy Tam
lộ của tướng quân. Vì vậy chúng ta chiếm các làng từ ven sông đến đây dễ như
trở bàn tay. Cũng y cung cấp hệ thống phòng thủ của chiến lũy Tam lộ mà Mang Cổ
Đái cho quân đánh vào sau lưng tướng quân, làm cho quân của
tướng quân tan vỡ.
Nghe
Thoát Hoan nói, Trần Bình Trọng mới tỉnh ngộ. Hầu thống lĩnh hiệu binh Thiên
thánh trấn tại ngã ba Tam lộ, yết hầu của Thăng long vào nam biên. Hầu chia
quân ra từng Đô, Vệ về các xã thống thuộc để huấn luyện nam, nữ dân quân tổ
chức phòng vệ xã, tổ chức họ thành đội ngũ, luyện tập hành binh, bố trận rất
tinh nhuệ, không thua gì quân của các hiệu binh triều đình. Hôm qua, thình lình
quân Mông cổ từ hướng Thăng long ào ào
tràn về đánh các xã thuộc quyền trấn nhậm của hầu. Quân, dân các xã chống trả
mãnh liệt. Nhưng lạ lùng thay, giặc biết
những nơi không phòng vệ, những ngả đường phía sau, mà tấn công vào, nên các xã
thất thủ. Rồi chiến lũy Tam lộ, hệ thống phòng thủ cực kỳ kiên cố, cũng chịu
chung số phận. Giặc đánh vào ngả sau. Nhưng hầu kịp thời dàn quân đánh bật
chúng ra ngoài. Thế nhưng sáng nay, mặt sau, hông phải, hông trái lại bị ba đạo
quân vây đánh. Chiến lũy thất thủ. Hầu cùng hơn trăm vệ sĩ phá vòng vây chạy đến
đây thì lại bị vây đánh. Từ kinh ngạc này, đến kinh ngạc khác, khiến hầu uất
ức. Bây giờ nghe Thoát Hoan nói, hầu như người mù được mở mắt: thì ra hầu bị
nội phản. Hầu dùng tiếng Mông cổ nói với Thoát Hoan:
– Đa tạ
vương gia đã nói thực cho tôi biết. Thưa vương gia, nếu như không có tên thân vương táng tận lương tâm, mãi quốc cầu
vinh thì tôi cũng không chống nổi với vương gia. Tôi chỉ có một hiệu binh, đã
chia ra trấn tại các xã mất một nửa quân số. Làm sao đương nổi 2 vạn kị binh
của Khoan Triệt, Mang Cổ Đái, lại thêm 4 vạn binh của vương gia đánh vào hông?
Lợi dụng
trong lúc Thoát Hoan với Trần Bình Trọng đối thoại, Ku Đai ra lệnh cho quân của
y buông tên. Đám tráng sĩ Việt vung vũ khí gạt tên rồi lao vào đội hình quân
của Ku Đai. Trần Bình Trọng nổi giận, hầu rút kiếm xả vào đầu Ku Đai một chiêu.
Ku Đai vung đao đỡ. Choảng một tiếng đao của y bị văng lên không. Bình Trọng xả
chiêu thứ nhì, đầu Ku Đai bay khỏi cổ. Ô Mã Nhi đứng cạnh rút kiếm đỡ kiếm của
Trần Bình Trọng, cứu Ku Đai, nhưng không kịp.
Thoát
Hoan ban chỉ cho Ô Mã Nhi:
– Phải
bắt sống viên tướng này. Không được giết y.
Hai người
đấu với nhau được trên 20 chiêu thì kiếm của Trần Bình Trọng bị văng lên không.
Ô Mã Nhi điểm huyệt hầu. Đám tráng sĩ Việt chỉ còn 10 người, bị đánh văng vũ
khí, bị bắt.
Thoát
Hoan ra lệnh đem Trần Bình Trọng với 10 tráng sĩ vào soái lều. Y nhỏ nhẹ:
– Hải lộ
hầu. Hầu còn trẻ, văn võ kiêm toàn, tinh thông âm luật. Ta yêu tài của hầu mà
ra lệnh cho Ô Mã Nhi không được giết hầu.
Trần
Bình Trọng trả lời bằng tiếng Mông cổ:
– Đa tạ
nhã ý của vương gia. Tôi tự biết, nếu dùng hết sức, tướng Ô Mã Nhi chỉ cần hai
hiệp là tôi mất mạng rồi.
Thoát
Hoan tưởng Trần Bình Trọng đã xiêu lòng, y tiếp:
– Thân vương,
hoàng tộc bọ Trần đầu hàng hết rồi. Tướng quân ơi! Tướng quân họ Lê thì phải,
tại sao lại khư khư giữ tiết với họ Trần? Chương Hiến hầu Trần Kiện với gia
thuộc đã hàng. Y đem toàn bộ binh mã dưới quyền hợp với quân của Toa Đô đánh
Chiêu Minh vương, Chiêu Văn vương chiếm Thanh hóa, Nghệ an rồi. Kiện sẽ được
phong tước vương. Gia thuộc của y là Lê Tắc sẽ được phong tước công. Nếu tướng quân
hàng, ra lệnh cho các làng trực thuộc buông vũ khí, tướng quân sẽ được phong vương.
Dân chúng các làng được bảo toàn mạng sống. Bằng không, hãy noi gương 6 làng
chống lại quân ta, từ già, trẻ, đến con nít đỏ hoe đều bị giết, thây phơi nắng,
phơi mưa cho ruồi bu, cho quạ rỉa.
Trần
Bình Trọng hỏi 10 tráng sĩ bị bắt:
– Trấn
Nam vương chiêu hàng. Các em có hàng không?
Tất cả
10 người đều quát lên:
– Không!
Chúng tôi xin chịu chết.
Trần
Bình Trọng nói nhỏ nhẹ:
– Đa tạ
thái tử trọng tài tôi mà chiêu hàng. Tôi thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất
Bắc.
Thoát
Hoan ra lệnh:
– Cô gia
để tướng quân suy nghĩ trong 10 ngày.
Y ra
lệnh cho quân y sĩ băng bó cho đáùm tráng sĩ Việt.
Sáng hôm
sau, quân báo cho A Lý Hải Nha:
– Đêm qua, bọn Ngạc binh An Nam đã lấy trộm tất cả 250 chiến thuyền của ta,
rồi xuôi giòng ra biển, biến mất. Hưng Đạo vương tập trung được hơn nghìn chiến
thuyền, đã trở lại chiếm Vạn kiếp rồi.
Thoát Hoan kinh ngạc:
– Trời ơi! Hỏng to rồi! Tên thân vương vét hết chiến thuyền vùng Thăng long
trao cho ta. Ta mừng vì có phương tiện chuyên chở trên sông, trên biển, bây giờ
bị lấy cắp hết thì sao đây?
Thoát Hoan định đem chém đầu viên thiên phu trưởng phụ trách coi đội
thuyền, Lý Hằng can thiệp:
– Vương gia! Bọn trộm thuyền là Ngạc ngư binh của An Nam. Ngạc binh được
chỉ huy bởi tên Yết Kiêu Trần Quốc Vỹ. Y có tài kinh thiên động địa, xuất quỷ
nhập thần. Dù ta canh phòng đến dâu, y cũng ăn cắp được.
Thoát Hoan truyền tha cho tên Thiên phu. Tên thiên phu khải:
– Sau khi chư quân đổ bộ, thần sai mỗi chiếc thuyền một tên lính ngủ lại
canh gác. Đêm bọn Ngạc binh từ dưới nước leo lên thuyền giết binh canh, rồi cắt
dâu cột thuyền, cầm lái cho thuyền xuôi giòng.
Trong suốt 10 ngày, hằng ngày Thoát Hoan đều sai người vào nhà tù chiêu
hàng Trần Bình Trọng. Nhưng hầu cũng như các võ sĩ không chịu ăn uống, chỉ nghe
mà không trả lời. Tới ngày thứ 10, viên văn quan chiêu hàng khải với Thoát Hoan
tình hình:
– Lòng dạ tên Trần Bình Trọng như thép, không thể thay đổi.
Biết không chiêu dụ được Trần Bình Trọng, Thoát Hoan ra lệnh đem hầu cùng
10 tráng sĩ ra bãi đất chém đầu cho toàn danh tiết.
Hôm đó là ngày 21 tháng Giêng năm Át Đậu
(26-2-1285), nhằm niên hiệu Thiệu Bảo
thứ bẩy đời vua Trần Nhân tông, bên Trung nguyên là niên hiệu Chí Nguyên thứ 22
đời Thế tổ Hốt Tất Liệt.
Sau khi
hết giặc triều đình nghị công truy phong cho ông tước Bảo Nghĩa vương, lập đền
thờ ngay tại bãi Đà mạc. Đặng Minh Khiêm trong thi tập vịnh sử có thơ ca tụng
ông:
Cam tâm thệ tác Nam triều quỷ,
Phản diện tu xưng Bắc địa vương.
Đà mạc châu biên tu chính khí,
Đường đường đế trụ thiết vi trường.
(Một
lòng thà làm quỷ nước Nam.
Ngoảnh
mặt không làm vương đất Bắc
Bên bãi Đà mạc chính khí tỏ ra,
Dòng dõi
vua xưa, dạ sắt son).
Đương
thời nhiều nơi lập đền thờ Vương. Nhưng đền thờ chính tại xã Mạn trù, huyện Đông anh, phủ Khoái
châu, tỉnh Hưng yên. Trải qua 624 năm, cho đến nay (2005) huân công, lòng yêu nước
của Vương, luôn được nêu cao. Hằng năm đến ngày 21 tháng giêng, dân chúng tổ
chức giỗ Vương rất long trọng. Hằng tháng, ngày sóc, ngày vọng vẫn hương khói,
cúng rất thành kính. Ngoài ra, tại đền thờ Hưng Nhượng vương ở Cửa ông, đền thờ
các vua Trần và Hưng Đạo vương ở Mỹ Lộc, Nam định, đền Kiếp bạc ở Hưng yên đều
có tượng thờ Vương. Các giáo sư, giáo
viên dậy sử khi giảng về Vương, đều khiến cho học sinh bừng bừng chính khí khâm
phục.
Một thi
sĩ đầu thế kỷ thứ 20 là Phan Kế Bính đã
làm thơ ca tụng Vương:
Giỏi thay Trần Bình Trọng,
Dòng dõi Lê Đại hành;
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trinh.
Bắc vương sống mà nhục.
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lời trung liệt,
Nghìn thu tỏ đại danh.
Hiện
trên tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam, đều có đường mang tên Trần Bình
Trọng. Có nhiều trường mang tên Vương. Nhiều khóa sĩ quan mang tên Trần Bình
Trọng.
Tài liệu ghi chép:
Bằng chữ
Hán:
ĐV SKTT (Bản kỷ 4).
Nam thiên trung nghĩa lục,
Thoát hiên vịnh sử.
Về đền
Kiếp bạc ở xã Hưng đạo, huyện Chí linh, tỉnh Hưng yên:
ĐVSKTT (bản kỷ 5-6).
KĐVSTGCM (CB6-CB8).
An nam chí lược,
ĐNNTC.
Hưng yên tỉnh nhất thống chí.
Hưng yên danh tích lược biên,
Nam định tỉnh đia dư chí,
Đồng Kkánh địa dư chí,
Địa dư chí,
Bắc thành địa dư chí lục.
––––––––––––––––
(1)
Khoan Triệt, Nguyên sử phiên âm từ tên Mông cổ là Koncak đọc
là Kôn Trếch.
(2)
Nguyên sử phiên âm từ tiếng Mông cổ là Mang Khu Đải
Mangqudai.
(3)
Bôn Kha Đa Nguyên sử phiên âm từ tên Mông cổ là Bolqadar.
Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét