Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 71

HỒI THỨ BẨY MƯƠI MỐT

Tơ lòng ngó y *

*Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
(Đoạn trường tân thanh)

Vũ Uy vương hỏi A Lan Đáp Nhi:
– Thừa tướng! Từ đây về Hoa lâm, chúng ta phải đi mất bao nhiêu ngày? Theo đường nào?
– Trước hết chúng tôi phải về Yên kinh, giải tán triều đình của Hốt Tất Liệt. Yên Kinh đi Hoa lâm có thể theo đường phía Tây qua Lục bàn sơn. Hoặc từ Yên kinh lên Trường thành qua cửa Trương gia khẩu.
Ngột A Đa bàn:
– Nếu chúng ta dùng ngựa thì đi đường Lục bàn sơn, gần hơn. Ngặt vì còn thê tử, nô bộc, họ không biết cỡi ngựa, phải đi bằng xe, thì chúng ta nên  đi theo đường Trương gia khẩu.

Tuy thủ  lĩnh Hán pháp Liêm Hy Hiến đã bị thất bại, Hốt Tất Liệt mất toàn bộ quyền lực. Nhưng A Lan Đáp Nhi vẫn sợ bọn chủ trương Hán pháp tụ tập làm càn. Y bàn với Ngột A Đa:
– Đoàn của ta gồm gần trăm người, thêm vào vợ, con, nô bộc, trên trăm nữa. Ta cần một Thiên phu hộ tống. Vùng này vốn thuộc quyền của Hốt Tất Liệt, bọn tướng đều là người Hán. Ta không thể dùng quân của chúng hộ vệ.
Ngột A Đa cam kết:
– Đệ nghĩ là không cần. Chúng ta ba người gồm Đại ca, Lưu Thái Bình, đệ; thêm ba tướng Đi Minh Trinh, A Mít Lỗ Tề, Kim Đại Hòa. Bên sứ đoàn Đại Việt còn Vũ Uy vương, vương phi với đội kỵ mã Long biên. Như vậy đủ rồi.
Ngột A Đa ra lệnh:
– Đoàn chúng ta đi làm ba toán. Lỡ một toán bị phục kích thì hai toán còn lại cứu ứng.
Y trao cờ xanh cho tướng Đi Mi Trinh, A Mít Lỗ Tề:
– Hai tướng quân đi làm tiền quân,  trương kỳ hiệu của Câu khảo cục. Nếu gặp kình dịch, thì dừng lại, chờ chúng tôi tiếp ứng. Đừng giao chiến vội.
Y nói với An Lan Đáp Nhi:
– Trung quân thì Đại ca với  Lưu Thái Bình . Tất cả thê tử, nô bộc đi theo trung quân. Có La An với đội kỵ mã Long biên theo hộ tống.
Y nói với Vũ Uy vương, vương phi, Kim Đại Hòa :
– Chúng ta đi theo hậu quân.
Thấy Thanh Nga với Thúy Nga mặc chiến bào, cỡi ngựa như hai nữ tướng Mông cổ. Vương phi Ý Ninh mắng sẽ vào tai hai nàng :
– Các em đang làm cái truyện bán bò tậu ễnh ương. Các em có biết không ?
Từ ngày rời Thăng long theo vương, vương phi, Thúy Nga, Thanh Nga chưa từng thấy phi nói nặng bao giờ. Đây là lần đầu tiên hai nàng bị quở. Thanh Nga kinh hãi hỏi nhỏ :
– Chúng em còn trẻ người non dạ. Tuy là vương phi, là đại phu nhân, nhưng hành sự có nhiều sơ xuất. Xin chị dạy bảo.
Vương phi nói rất chậm :
– Trước khi về Mông cổ, các em được dạy chi tiết về thuật bắt nai. Thầy Vũ Y, Vũ Dược, các cô Kim Bình, Ngân Bình giảng dạy hết sức  cẩn thận. Mà mới đây các em đã quên hết rồi ?
– !?!?!?
            – Này nhé, thuật thứ nhì là Thủy tiên, dậy cách dùng y phục sao cho duyên dáng. Cô Kim Bình đã giảng :

«  Ngươi đẹp như các con phải biết chọn y phục, chứ không phải bạ áo gì cũng mặc, váy gì cũng mang. Căn cứ vào lý Ngũ-Hành sinh khắc, phải trang phục như thế nào để:
Tinh thần thanh thản,
Hấp dẫn người ngoài,
Chinh phục trượng phu,
Giữ tình yêu lâu dài.
Nguyên tắc đầu tiên là y phục phải mềm, dài: dù lụa, dù vải phải thực mềm. Rộng, dài, chỉ để hở bàn tay và đầu. Những phi tần được quân vương sủng ái, những người đẹp danh tiếng đều thành công nhờ y phục mềm, dài tha thướt. Thời Tần Thủy Hoàng. Thái giám Triệu Cao cho các cung nữ mặc y phục cứng, khiến Tần Thủy Hoàng đã bị tuyệt đường phòng the lại càng nặng thêm. Gần đây Mai phi và Dương phi của Đường Minh Hoàng. Trong lần triều kiến nhà vua, Mai phi mặc y phục dầy cứng không hấp dẫn được nhà vua; trái lại Dương phi mặc y phục mỏng, làm nổi bật lên những đường cong, hút được hồn nhà vua. 
 Có hằng nghìn, hằng vạn mầu sắc khác nhau. Người đàn bà phải biết lựa mầu sao tạo cho mình nét yêu kiều, duyên dáng, thu hút được đấng trượng phu. Những tướng Mông cổ say mê các con vì nhan sắc cũng có mà vì y phục Đại Việt thướt tha cũng có. Vậy tuyệt đối các con không nên mặc y phục giống như con gái Mông cổ. Các con mặc y phục giống con gái Mông cổ thì là Mông cổ giả. Ông chồng các con sẽ bỏ các con, tìm lại những có gái Mông cổ thực !

Thanh Nga, Thúy Nga rùng mình :
– Bọn em thực đáng chết.
Lập tức hai nàng trở về phòng  thay áo tứ thân, khăn yếm, dây lưng bằng lụa mà triều đình ban cho khi lên đường. Khi hai nàng trở ra, thì A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa cùng mở to mắt nhìn, ngây ngất như người say rượu. Vương phi Ý Ninh nháy Thúy Nga một cái. Nàng hiểu ý, nói với chồng bằng tiếng Mông cổ:
– Anh ơi! Ngựa cao quá! Em mặc váy không lên được.
A Lan Đáp Nhi biết rất rõ rằng Thúy Nga, Thanh Nga đều học võ, khinh công không tầm thường. Nàng có thể tung mình lên ngựa, mà nàng không làm. Y nghĩ rất nhanh: nàng muốn chồng bồng lên, chắc là nhõng nhẽo. Y tiến tới sau lưng nàng,  hai tay ép vào hông rồi nhắc nàng để ngồi ngang trên lưng ngựa. Gió thổi, y phục nàng bay phất phới, khiến viên đại tướng Mông cổ từng xung sát bao nhiêu trận, không kiềm được lòng. Y ôm lấy hai chân nàng rồi hôn lên gấu váy nàng với tất cả đam mê.
Trong khi đó Ngột A Đa cũng bế Thanh Nga lên lưng ngựa, hôn lên hai gối nàng.
Ngột A Đa cầm tù và thồi, đoàn người theo thứ tự lên đường. Suốt dọc đường không có biến cố gì xẩy ra.
Khi đoàn người qua Chu tiên trấn. Thanh Nga tách ra vào một chợ mua ít trái cây. Nhân dịp đó vương phi Ý Ninh nói nhỏ với Thúy Nga :
– Em biết không, trong những ngày tân hôn, mải say hạnh phúc, hai em Hồng Nga, Thúy Trang, suýt quên nhiệm vụ Tây Thi mà triều đình trao cho; nên gây với nhau. Anh chị phải nhắc nhở, can thiệp mới êm. Thế em với Thanh Nga ra sao ?
– Cũng có đấy, may nhờ Tây Viễn vương là bậc trưởng thượng nhắc nhở, nên chúng em không đến nỗi. Nhưng từ khi vương rời chúng em, thì Thanh Nga ngụp lặn trong tình yêu, gần như quên hết nhiệm vụ của một Tây Thi.
– Nguy thực, vai trò của Thanh Nga nặng hơn em, mà Thanh Nga quên đi thì đáng sợ. Vậy thế này : khi tới Yên kinh, anh chị sẽ xin cho hai em ở chung, rồi chị với em tìm dịp nhắc lại mối tình Thanh Nga, Dã Tượng. Như vậy cô nàng mới thoát ra khỏi giấc mộng yêu thương.

Phải mất hơn tháng, đoàn Câu khảo cục mới về tới Yên kinh (Bắc kinh ngày nay).
Ngột A Đa kể cho Vũ Uy vương, vương phi nghe :
– Yên kinh là kinh đô của Liêu rồi Kim. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chiếm được, thì triều đình Kim chạy xuống phương Nam. Mông cổ đặt Yên kinh làm tổng hành doanh của bộ tham mưu phương Đông: Nam đánh Tống, Đông đánh Cao ly, Bắc cai trị Liêu, Kim. Từ khi tuân chỉ Mông Ca đánh Tống, Hốt Tất Liệt đặt Yên kinh như kinh đô riêng, thiết lập một triều đình với hàng vạn quan chức .
Vương phi hỏi:
– Tôi nghe Yên kinh từng là bãi chiến trường, diễn ra nhiều trận đánh kinh thiên động địa giữa Kim với Mông cổ. Khi quân Mông cổ chiếm được thành đã tàn phá cung điện, giết hằng mấy chục vạn người. Không biết bây giờ ra sao?
A Lan Đáp Nhi nói bằng giong điệu của người chiến thắng:
– Từ khi Thành Cát Tư Hãn đặt hệ thống cai trị như vùng Thảo nguyên, tái xây dựng thành quách, cung diện, thì dân chúng lại tụ về đông đúc hơn xưa. Dưới sự cai trị bằng luật thép của Mông cổ, Yên kinh không hề có nạn trộm,  cướp.
Vũ Uy vương hỏi:
– Bây giờ Hốt Tất Liệt trở về Hoa lâm thì ai sẽ là người thống lĩnh đám quan lại này?
– Khi cầm quân đánh Tống, Hốt Tất Liệt tự coi như mình là vua, lập triều đình gọi là Trung thư tỉnh. Dưới Trung thư tỉnh là Tuyên phủ ty có 16 bộ. Y trao cho A Lý Hải Nha giữ chức Hành trung thư tỉnh Tả thừa tướng, tương dương với chức vụ của tôi ở Hoa lâm. Bây giờ Hốt Tất Liệt về Hoa lâm chịu tội. Chúng tôi sẽ thay Đại hãn phải giải tán cái triều đình này. Nay mai tôi sẽ họp triều đình, tùy nghi xét tài năng bọn quan chức này, bổ nhiệm vào chức vụ mới.
– A Lý Hải Nha là người thế nào?
– Y là cánh tay mặt của Hốt Tất Liệt, gốc người Hồi hột. Tài trí phi thường, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Y tinh thông tất cả học thuật Mông cổ, Trung nguyên, là người đứng đầu khuyên Hốt Tất Liệt dùng Hán pháp. Tính tình thâm trầm ít nói, nhưng cực tàn bạo*

Ghi chú,
* A Lý Hải Nha là quân sư cho Thoát Hoan, đánh Đại Việt lần thứ nhì (1285). Vì vậy tôi phải chú giải chi tiết về viên quan Mông cổ này.
Tên Mông cổ của y là Aric Khaya, Ariq Qaya. Nguyên sử phiên âm là A Lý Hải Nha, A lỗ Hải nha, A Lạt Hải Nha.
– Đại Việt sử ký toàn thư cũng phiên âm là A Lý Hải Nha như Nguyên sử.
– Năm 1300, Diêu Toại soạn bia mang tên Hồ quảng tả thừa thần đạo bi, phiên âm là A Lực Hải Nha.
– Đời Càn Long phiên âm theo tiếng Mãn thanh là A Nhĩ Cáp Nhã.
Nguyên sử loại biên xếp y vào vị trí một đại công thần triều Nguyên đứng thứ ba ngang hàng với Ba Nhan (Bayan), Ngột Lương Hợp Thai (Uryiangqadai), Lý Hằng, A Truật (Ajou). Y cùng  Bá Nhan, A Truật là ba tướng có công đầu diệt triều Tống: y đã hạ được Phàn thành, Tương dương, Ngạc châu, Giang lăng và chiếm 25 châu miền Nam Trung quốc như Tân, Dung, Khâm, Hoành, Ung và cả đảo Hải Nam.
Sở học của y rất uyên thâm các học thuật Trung Đông, Trung nguyên, mưu trí vào bậc nhất triều Hốt Tất Liệt. Về quân sự y rất giỏi  binh pháp của Thành Cát Tư Hãn. Khi Thành Cát Tư Hãn đánh các nước Tây phương thu thái binh pháp của các nước này truyền lại cho các tướng Mông cổ, y học được. Y theo Hốt Tất Liệt đánh Trung nguyên, một lần nữa y học được binh pháp Hoa hạ.
Tuy nhiên y là một viên tướng khát máu, man rợ bậc nhất thời bấy giờ. Khi chiếm được Đàm châu, y thả cho binh lính tùy ý giết người, cướp của, hãm hiếp đàn bà con gái rồi giết sạch. Tại Tĩnh giang, khi đánh bại quân Tống, y tập trung dân chúng rồi ra lệnh chôn sống hết, không phân biệt già, trẻ, trai, gái. Lúc tiến quân đến Tân sinh, y sai sứ chiêu hàng hai tướng Tống. Hai tướng mở cửa thành đầu hàng, nhưng y giết chết, lấy óc uống rượu, lại giết cả vợ con, gia thuộc hai tướng này.
Hầu hết các danh tướng triều Nguyên đều do y đào tạo, cất nhắc như :
– Áo Lỗ Xích (Aguructri)
– Lưu Quốc Kiệt,
– Trình Bằng Phi,
– Tang gu tai,(Đường Ngột Đải)
– Toa Đô,
– Triệu Tu Kỷ,
– Phàn Tiếp,
– Ô Mã Nhi,
– Bôn Kha Đa,
– Vân Tòng Long,
Trương Vĩnh Thực.
Chính Hình bô thượng thư  Thôi Uùc đã tâu với Hốt Tất Liệt như sau : « A Lý Hải Nha nắm trọng quyền văn võ, con cháu, phe đảng ra vào cửa y giữ hết chức quyền trọng yếu. Cần phải tước bỏ, đổi chân tay y khỏi Kinh hồ ».

Vũ Uy vương biết A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa cũng như Lưu Thái Bình dành cho Đại Việt cũng như mình nhiều thiện cảm. Thế nhưng cả ba thiếu suy nghĩ sâu xa, vô mưu bất trí, kém hiểu biết người nên hành sự nông cạn, sẽ nguy hiểm vô cùng. Vương thấy mình phải có bổn phận nhắc khéo ba người:
            – Dù lý luận cách nào, tôi nghĩ khi về Yên kinh các vị phải cẩn thận. Cả ba vị đều phải công nhận bằng này điều.
Ngột A Đa hỏi:
– Xin vương gia dạy cho.
– Một là Đại vương Hốt Tất Liệt tài trí bao trùm hoàn vũ. Vương diệt Kim biến lãnh địa Kim thành lãnh thổ riêng của vương. Vương đánh Tống, chiếm được phận nửa lãnh thổ. Phía Đông vương đánh Cao ly, bắt thần phục. Phía Tây chinh phục Tây hạ. Phía Nam bình Đại lý, Tây Tạng. Đây là lãnh địa vương tự tạo chứ không phải cắt của Đại hãn.
– Đúng thế.
– Hai là lãnh thổ của vương rộng hơn chính quốc Mông cổ. Vương dùng Hán pháp tổ chức hệ thống quan lại khác hẳn với Tống, lại càng không giống Mông cổ. Hệ thống này rất chặt chẽ, hợp với xã hội Trung nguyên. Vương ngồi trùm một vùng tài nguyên phong phú, quân lực hùng hậu. Uy của vương muốn áp Đại hãn.
– Đúng thế.
– Ba là vuơng có hùng tâm tráng chí, muốn chiếm luôn ngôi Đại hãn của anh. Vì vậy Đại hãn mới lập ra Câu khảo cục, tỉa bớt vây cánh của vương, thay vào đó những người mới. Nhưng bộ máy cai trị của vương vẫn còn đó. Tất cả quan lại đều do triều đình của vương điều động. Các vị chưa tháo gỡ được trọn vẹn. Thế mà bây giờ các vị chỉ có ba người với ba võ sĩ hộ tống mà định đến Yên kinh phá bỏ các cơ sở của Hốt Tất Liệt thì thực là thiên nan, vạn nan.
– Đúng thế.
– Bốn là vương về Hoa lâm không phải sợ Đại hãn. Vương biết rõ nếu Đại hãn đem quân đánh vương, chưa chắc đã thắng. Vì vậy vương về Hoa lâm để tìm cách lọai Đại hãn, chiếm trọn vẹn Mông cổ. Khi vương về, vương tin chắc là chân nay ở Trung nguyên vẫn trung thành với vương. Nay các vị về Yên kinh, là nơi căn bản của vương thì khó mà nắm được hết quyền bính. Hơn nữa tên A Lý Hải Nha đang điều khiển một nội các của vương, không dễ gì y chịu khoanh tay để ba vị hành động.
Cả bộ ba A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa, Lưu Thái Bình nghe Vũ Uy vương nói, cùng cảm thấy lo sợ.
Vương phi Ý Ninh hỏi:
– Tại Hoa lâm có bao nhiêu Hành trung thư tỉnh?
Ngột A Đa trả lời:
– Triều Mông cổ có bốn Thừa tướng. Một ngưới phụ trách chính quốc Mông cổ. Một người phụ trách Kim trướng (Aâu châu ngày nay). Một người phụ trách Tây vực (Tây liêu, Tây hạ, Hoa thích tử mô, Pakistan, Afghanistan). Một người phụ trách phương Đông (Kim, Liêu, Cao ly, Hoa Bắc, Tống, Đại lý, Tây tạng, Nhật bản, Đại Việt). A Lan Đáp Nhi là Thừa tướng Trung thư tỉnh, tôi là Tham tri chính sự  phương Đông.

Khi đoàn Khâm sứ sắp tới Yên kinh, thì A Lý Hải Nha thống lĩnh văn võ quan, cùng dàn một vạn Lôi kỵ ra ngoài thành hai  mươi dặm đón rước cực kỳ long trọng.
Còn 10 dặm mới tới thành Yên kinh, mà nhà cửa, lâu đài, dinh thự tráng lệ lô nhô cả một vùng mênh mông. Trên đường phố, xe cộ, người ngựa đi lại tấp nập.
Phụ nữ dù Đông dù Tây, dù kim, dù cổ đều thích du ngoạn chốn phồn hoa ngắm cảnh, đều mê mua sắm y phục, nữ trang. Dù đã là đại phu nhân, lĩnh trọng trách nặng chĩu đôi vai, nhưng Thanh Nga, Thúy Nga vẫn chưa thoát khỏi tính tình của thiếu nữ mới lớn. Thanh Nga nói với chồng:
–  Anh ơi! Anh từng ở đây lâu ngày, anh dẫn Vũ Uy vương với chúng em du ngoạn đất văn vật này đi.
– Dĩ nhiên. Muốn  đi một vòng khắp Yên kinh thì ít ra phải 6 giờ xe ngựa. Còn đi bộ thì phải mươi ngày!
A Đa biết cô vợ trẻ của mình cũng như Thúy Nga với Vũ Uy vương phi, tuy bề ngoài là chúa tướng với thuộc hạ, nhưng tình còn sâu hơn mẹ con. Chàng biết rằng Khâm sứ chưa chắc làm chủ được Yên kinh, nên không muốn cho vợ vào thành. Chàng kiếm cớ sắp xếp cho hai nàng ở chung với sứ đoàn. Chàng nói với vương:
– Xin vương gia tạm dừng bước ở đây. Từ thời Liêu, Kim, triều đình đã kiến tạo một vùng gần sông Nhiệt hà, làm nơi tạm trú tiếp đón các sứ đoàn ngoại quốc. Vùng này có mười khu mang tên mười loại hoa: Đào hoa, Lan hoa, Quế hoa, Lý hoa, Cúc hoa, Quế hoa, Hồng hoa, Trà hoa, Đỗ  quyên, Lưu ly. Tôi đã ban lệnh dành khu Lan hoa cho sứ đoàn Đại Việt. Tôi sẽ cử một viên quan thuộc bộ Lễ tiếp đón. Sứ đoàn cũng như đội kỵ mã Long biên được cung cấp mã phu, tỳ nữ, đầu bếp. Vương gia cần gì, cứ nói với họ. Xin vương gia cho tôi gửi Thanh Nga, Thúy Nga ở chung. Chứ phẩm hàm hai nàng cao nhất Yên kinh mà vào thành sẽ phải chung đụng với vợ con nhiều văn võ quan gốc Mông, Hán, Kim, Liêu, Tây vực rất phức tạp, e có điều không hay xẩy ra.
Ngột A Đa nói tiếng Việt với vương phi:
– Từ hôm vu quy, hai nàng suốt ngày nhắc đến nhị vị. Bây giờ tôi để hai nàng ở với phi để chị em tha hồ đàm đạo.
Y nói với Thanh Nga:
– Em phải cẩn thận lắm mới được, vì tại Yên kinh này có đến mấy nghìn quan chức văn võ gốc Mông cổ cũng có, gốc Tây vực cũng có. Nhưng phần đông là người Hán. Trong khi Thúy Nga là vương phi, coi như đệ nhất phu nhân. Em là phu nhân của Tham tri chính sự, là đệ nhị phu nhân. Bất cứ em gặp điều gì khó khăn, em cứ đưa Hổ phù của A Lan Đáp Nhi hay của anh ra, thì dù văn quan, dù võ tướng phải răm rắp rạp người xuống.
Hơn giờ sau, một viên quan văn người Hán đi ngựa đến, hướng Vũ Uy vương  hành lễ:
– Tiểu chức Phi Vinh, lĩnh Viên ngoại lang thuộc bộ Lễ, tuân lệnh Thừa tướng Trung thư tỉnh A Lý Hải Nha tiếp đón vương gia và sứ đoàn.
Nghe Phi Vinh nói, Vũ Uy vương biết A Lý Hải Nha vẫn dùng cái chức vụ Tể tướng của Hốt Tất Liệt, và coi bọn A Lan Đáp Nhi như một Khâm sứ mà thôi.
Phi Vinh liếc nhìn thấy hổ phù đeo trên cổ Thúy Nga với Thanh Nga thì kinh hoảng:
– Hai vị tiểu cô nương đây là...
Thanh Nga chỉ Thúy Nga nói tiếng Mông cổ:
– Đây là vương phi Thừa tướng, thân vương A Lan Đáp Nhi. Còn tôi là phu nhân của Tham tri chính sự Ngột A Đa.
Phi Vinh kinh hoảng vội cung tay hành lễ. Y ruổi ngựa dẫn đường. Qua con con lộ dài hơn năm dặm tới một cái hồ ước ba mẫu. Giữa hồ có một cù lao lớn. Cù lao nối với bờ bằng con đường lát đá. Hai bên đường trồng rất nhiều hoa. Trên mặt hồ có đàn ngỗng, đàn vịt trời đang bơi lội kiếm ăn. Tọa lạc trên cù lao là một ngôi nhà cột đỏ, ngói xanh. Phi Vinh chỉ bãi đất rộng cạnh hồ nói với La An:
– Khu tiếp sứ này tên Lan hoa. Ngôi dinh thự trên cù lao dành cho sứ đoàn. Tướng quân với các kỵ mã nên đóng trên bãi đất này.
Y chỉ một người đàn ông tuổi trung niên:
– Đây là người trông coi khu tiếp sứ này tên Cung Yên.
Thúy Nga lấy trong bọc ra hai lượng vàng. Nàng trao cho Phi Vinh, Cung Yên:
– Gọi là một chút bổng của Thừa tướng ban thưởng cho hai vị.
Hai người rạp mình xuống bái tạ, rồi chỉ một căn nhà nhỏ bên hồ:
– Anh em tiểu nhân túc trực tại ngôi nhà kia. Nếu vương phi cần gì xin cứ ra lệnh.
La An điều khiển mười đầu bếp, bộc phụ chuyển hành trang xuống khỏi xe. Sau một ngày hành trình vất vả, mọi người tắm rửa rồi ra đại sảnh họp. La An sai thả chó, chim ưng ra canh phòng thực cẩn mật.

Vừa ăn vị xong, vương phi Ý Ninh vuốt tóc Thanh Nga, Thúy Nga:
– Từ khi hai em rời Văn sơn tới giờ hơn năm rồi còn gì! Bây giờ chị em mình mới được truyện trò thoải mái. Hôm rồi tuy tái hồi tại Trường an, nhưng xung quanh, tai mắt Mông cổ rất nhiều. Nào chúng ta họp chợ.
Vũ Uy vương phì cười:
– Này, nói cho chị em biết, Thúy Nga là vương phi Thiên quốc Mông cổ. Thanh Nga là phu nhân phó Thừa tướng. Còn Ý Ninh là vương phi Đại Việt. Ai đời vương phi, đại phu nhân mà lại họp nhau như quạ vỡ tổ coi sao được!
Nói rồi vương ra sân ngắm hoa.
Vương phi tát yêu Thúy Nga, Thanh Nga, bắt hai nàng đứng trước mặt, ngắm nhìn từ đầu  đến chân:
– Hai em tôi đẹp quá. Đẹp như thài lài.
Thúy Nga ngơ ngác:
– Rau thài lài có gì đẹp đâu mà chị  ví với bọn em!
Thanh Nga cười khúc khích:
– Chị Ý Ninh gọi chồng chúng mình là cứt chó đấy.
–?!?!?!
– Tục ngữ có câu:

               Gái phải trai như thài lài phải cứt chó.
               Trai phải gái như cò bợ phải nước mưa.

Vương phi giảng:
– Rau thài lài dù tưới bằng phân gì cũng không thể lớn mau bằng phân chó. Nên người ta ví rau thài lài với các cô gái mới lấy chồng trổ mã xinh đẹp hơn bao giờ cả. Còn ngược lại con trai mới lấy vợ thì mặt mày xơ xác, thần trí mơ hồ, ngơ ngác ủ rũ như cò bợ bị trúng mưa.
Vương phi bẹo má Thúy Nga:
– Em tôi đẹp quá. Hát cho chị nghe một bài đi.
Phi đánh trống mảnh. Thanh Nga kéo nhị, Thúy Nga bật trống cơm. Thúy Nga cất tiếng ca theo điệu Quan họ:

 Em là con gái Bắc ninh,
Em nghiêng nghiêng nón, mái đình cũng nghiêng.

Vương từ ngoài vào:
– Xinh đẹp, ôn nhu văn nhã, tay tiên tấu nhạc, ca như hạc bay đêm, mà chỉ nghiêng mái đình thôi à? Hai em là con cháu Tây Thi phải làm cho đại quốc Mông cổ rung rinh mới xứng đáng.
Được khen, má hai nàng đỏ hây hây. Thúy Nga mỉm cười:
– Dù đẹp như Tây Thi, dù ca hát hay đến đâu, chúng em cũng vẫn là cô gái Thăng long, là con cháu vua Trưng, là em ngoan của anh chị.
Thanh Nga ca tiếp:

Tha hương dạ những bồi hồi,
Thương cha nhớ mẹ, ai người cậy trông?
Trời nam ngút tỏa mây hồng.
Chữ trung, chữ hiếu một lòng sắt son.
Tình riêng một chút con con,
Đã lìa ngó ý, tơ còn hay không?

Vương phi Ý Ninh dùng Lăng không truyền ngữ rót vào tai Thúy Nga: cô nàng Thanh Nga đang say tình. Em ca mấy câu tình ca, móc Thanh Nga như chị em mình đã bàn. Trêu cho cô nàng xúc động, thì cô nàng mới tỉnh.

Thúy Nga nguýt Thanh Nga:
– Chỉ thương cha, nhớ mẹ thôi sao? Trước đây nàng Tô Thị trách chồng vui duyên mới, quên vợ con. Em còn nhớ không?
– Em không nhớ rõ.
Thúy Nga hát theo điệu Xẩm:

Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mảng vui quên hết lời em dặn dò.
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm đêm tơ tưởng đi mò sông Tương.

Hát xong nàng cười:
– Tô Thị trách chồng mải vui quên hết lời vợ dặn dò. Có người mới hôm nào thề non hẹn biển trên bến Bắc ngạn. Nay thành đại phu nhân, vui duyên mới nên đã quên người xưa rồi. Nàng là ai nhỉ? Chả biết cái anh Dã Tượng có trách ai không. Ai lấy chồng, mải vui ném lời thề ở bến Bắc ngạn xuống sông Tương rồi. Hỡi ơi, giờ này đại phu nhân của Thiên quốc Mông cổ đang ngụp lặn trong tình yêu, đâu còn nhớ đến cái anh chăn trâu voi đồng quê?
Nghe Thúy Nga trêu, hai mắt Thanh Nga đỏ hoe . Thúy Nga càng trêu già, nàng ca mấy câu trữ tình trong Kinh thi, mô tả anh chàng thất tình, đứng nhìn người yêu đi lấy chồng:

 Yến yến vu phi,
     Si trì kỳ vũ,
     Chi tử vui qui,
     Viễn tống vu dã,
     Chiêm vong phất cập,
     Thế khấp như vũ.
    
     Yến yến vu phi,
     Hiệt chi hàng chi,
     Chi tử vu qui,
     Viễn vu tương chi,
     Chiêm vọng phất cập,
     Trữ lập dĩ khấp.
    
     Yến yến vu phi,
     Hạ thượng kỳ âm,
     Chi tử vu qui,
     Viễn tống vu Nam,
     Chiêm vọng phất cập,
     Thực lao ngã tâm.

Rồi nàng ca sang tiếng Việt :

     Kìa trông yến bay,
     Cánh lên, cánh xuống.
     Nàng đi theo ai?
     Tiễn nàng ra đồng,
     Trông theo chẳng thấy,
     Khóc lóc như mưa.
    
     Kìa trông yến bay,
     Hàng lên, hàng xuống.
     Nàng đã theo ai?
     Nhìn theo không kịp,
     Theo nàng đi xa,
     Đứng nhìn nhỏ lệ.
    
     Kìa trông yến bay,
     Tiếng kêu đau thương.
     Nàng đi lấy chồng,
     Tiễn nàng về Nam,
     Nhìn theo chẳng hịp,
     Lòng này khổ đau.

Thanh Nga òa lên khóc. Nàng ôm lấy vương phi Ý Ninh:
– Chị ơi! Sông Hồng có thể cạn. Núi Tản có thể mòn. Em... Em không bao giờ quên anh Dã Tượng đâu. Khi anh ấy tiễn em  đi, anh ấy hứa sẽ cưới chị Thúy Hồng rồi mà.
Vương phi tát yêu Thanh Nga:
– Em với Dã Tượng yêu nhau, gần nhau hơn năm mà em không hiểu Dã Tượng chút nào cả. Tội cho Dã Tượng đã gánh vàng đi đổ sông Ngô thực sự rồi.
Thanh Nga thút thít:
– Em ngu tối qua! Chị giảng cho em nghe đi.
– Em phải biết năm ông chim ưng Thiên trường, lớn nhất là Dã Tượng, nhỏ nhất là Địa Lô đều là những người khí hùng, trí dũng, lại đang gánh vác trọng trách của đất nước trên vai; nên trong tâm trí của họ coi quốc sự là trên hết mọi sự. Tuy nhiên họ vẫn là một người con trai, họ cũng rung động trước sắc đẹp, họ cũng dễ bị tiếng đàn, câu ca làm cho say dắm. Dã Tượng gặp em, dự tuyển phu, yêu thương em, say mê em, nhưng không để lộ cái yếu mềm ra. Trong suốt gần năm bên em, lúc nào đôi mắt Dã Tượng hiện ra nét nhu mì, lời nói ngọt ngào.
Thúy Nga tiếp:
– Trong lần chúng mình làm thịt quay, gà hấp, nướng cá cho các anh ấy ăn, anh Dã Tượng chẳng từng gọi em là vợ đó ư? Chỉ có em là người vô tình không nhận ra mối tình sâu đậm trong lòng anh ấy mà thôi!
Thanh Nga tỉnh ngộ. Nàng khóc òa lên:
– Em ngu quá! Em ngu quá, sao chị không nói cho em biết.
Thúy Nga nói rất chậm, lạnh như băng:
– Tất cả mọi người đều cảm nhận được, chỉ duy mình em mải vui duyên mới, nên nào có biết lòng người quân tử.
Vương phi thấy Thanh Nga đã tỉnh, phi giáng thêm một đòn nữa:
– Nếu Dã Tượng không yêu em say đắm đời nào y cùng Thúy Hồng trốn ra ghềnh núi tiễn em riêng biệt. Thế mà em cũng không hiểu lòng y!
– Tại sao anh ấy lại rủ chị Thúy Hồng ra ghềnh núi tiễn em, mà không rủ người khác!
Phi thở dài:
– Thông minh như em mà không nhận ra ý của Dã Tượng sao?
– !?!?!?
– Thúy Hồng tuy chưa thọ giới, nhưng đã giác ngộ vào đạo đức Thế tôn, nên trong tâm nàng trong sáng, không gợi chút bụi trần, giống như một ni sư. Dã Tượng muốn em quên đi những sợi tơ vương với y, để em yên tâm với duyên tình mới, yên tâm làm Tây Thi, nên mới nhờ Thúy Hồng cùng tiễn em. Nghiã là Dã Tượng đành câm nín chịu đau đớn, cho em hạnh phúc. Mà hỡi ơi em vô tình quá.
Thanh Nga hướng về Nam lậy ba lậy nước mắt lã chã:
– Anh Dã Tượng! Thanh Nga này trọn kiếp không bao giờ quên anh đâu. Em nguyện hết sức mình làm Tây Thi để không phụ tấm lòng hy sinh cao cả của anh.

Đến đó La An vào trình cho vương một ống đựng thư do chim ưng mang tới. Vương mở ra. Thư của Đại Hành:

“ Hốt Tất Liệt bị Đại hãn nghi ngờ không cho cầm quân. Tuy nhiên vì là Thân vương. Y được Đại hãn trao cho phụ trách việc cải cách, huấn luyện toàn quân. Y tâu với Đại hãn rằng:
Muốn thắng Tống thì phải nắm được võ lâm Trung nguyên.
Từ trước tới giờ các tướng Mông cổ thường được tuyển dụng bằng cách:
– Mỗi thiên phu cóù một toán huấn luyện đào tạo cấp Thập phu. Được nhập trường này phải là kỵ mã có khả năng. Sau khi học sẽ được thăng lên Thập phu trưởng.
– Mỗi vạn phu có một trường huấn luyện, đào tạo cấp Bách phu. Được nhập trường này phải là Thập phu có chiến công, hoặc có tài. Sau khi tốt nghiệp được thăng lên Bách phu trưởng.
– Mỗi Hãn địa có một trường huấn luyện, đào tạo cấp Thiên phu. Được nhập trường này phải thuộc giòng quý tộc, hoặc con cháu các Thân vương, hoặc Bách phu có công trạng, tài năng.
Như vậy việc xung phong, hãm trận thì các Thập, Bách, Thiên phu tuy giỏi, nhưng dễ bị các tướng Tống võ công cao sát hại.
Hốt Tất Liệt nhấn mạnh: kinh nghiệm trong các trận Mông cổ thất bại đều do các tướng Tống dùng người có võ công cao, hoặc những cao thủ võ lâm theo giúp trong quân. Khi giao chiến, các cao thủ ra tay sát hại tướng Mông cổ cấp Vạn phu, Thiên phu, Bách phu, thậm chí Thập phu. Vì vậy trận thế Mông cổ bị rối loạn. Muốn thắng Tống, cần tuyển bọn võ lâm, rồi huấn luyện thành Thập, Bách, Thiên phu trưởng.
Đại hãn Mông ca nghe lời Hốt Tất Liệt ban chỉ đi khắp nơi mở võ đài tuyển người có võ công cao, tùy công lực cao thấp, tùy khả năng cho nhập thẳng vào trường đào tạo Bách phu, Thiên phu, Vạn phu.
Việc này thu được hai lợi ích:
Một là tăng tài năng các tướng Mông cổ.
Hai là chiêu dụ hết nhân tài sung quân. Các nơi khác muốn nổi loạn thì không còn người tài.
Đấy là bề ngoài, nhưng thực ra Hốt Tất Liệt muốn thu hết các cao thủ trong thiên hạ làm chân tay. Hiện y cho mở võ đài tại Hoa lâm. Anh hùng, võ lâm Đông, Tây đang ùn ùn kéo nhau về Hoa lâm tranh tài”.

Đọc xong vương dưa thư cho vương phi đọc, rồi than:
– Chà! Tên Hốt Tất Liệt quả là một nhân tài kiệt hiệt. Kế hoạch này ta không thể nào phá nổi. Từ trước đến giờ từ thời Hán, thời Tống, cho đến Mông cổ. Khi xẩy ra chiến tranh với ta, bao giờ ta cũng phải chấp nhận một chọi mười. Sở dĩ ta thắng là nhờ chư tướng có võ công cao. Nếu như Hốt Tất Liệt chiêu mộ hết các cao thủ xung quân thì hai người của họ chọi với một của ta là ta khó đương nổi rồi. Chỉ cần ba đến năm năm nữa các Thập phu, Bách phu, Thiên phu của họ đều là người võ công cao thì Tống bị nuốt dễ dàng. Nuốt Tống xong, thì tụi Mông cổ đâu có để ta yên?
Vương phi rùng mình:
– Bây giờ chỉ có cách cho người của mình dự tuyển võ, rồi thành tướng của họ. Sau này sẽ âm thầm giúp nước.
– Được, chúng ta đi Hoa lâm xem cuộc tuyển võ này. Ta đứng trong bóng tối nghiên cứu võ công cac gia, các phái, rồi đưa ra phá cách như Vạn Tín hầu khi xưa.
– Đành thế.

Mấy hôm sau Vũ Uy vương nói với vương phi, nhưng mục đích trêu hai cô em:
– Nào hai chúng mình đi vãng cảnh Yên kinh! Dường như Thanh Nga, Thúy Nga không thích xem cảnh, cũng chẳng muốn mua y phục, nữ trang Yên kinh thì phải.
Thúy Nga rú lên:
– Không có! Không có! Anh chị cho bọn em đi với.
– Vậy thì ta cùng đi.
Bốn người rảo bộ khoảng bốn dặm thì tới khu phố xá. Ngay đầu phố có bến xe dành cho du khách. Bến xe, có hằng chục xe đơn mã, song mã, tứ mã. Các xe đậu xếp thành hàng dài. Một xe rời hàng ra đón khách:
– Mời quý khách lên xe. Quý khách định đi đâu?
Vương phi uốn con lưỡi nói tiếng Hán vùng Biện kinh:
– Chúng tôi muốn đi một vòng thành này, giá bao nhiêu?
– Ấy à! Một vòng thành ít ra phải mất ba giờ (6 giờ ngày nay). Xin quý khách trả cho hai lượng bạc.
Thấy giá thuê xe rẻ hơn vùng biên giới Hoa Việt, vương phi vui vẻ:
– Được! Anh cho tôi biết tên đi?
– Tôi tên An Xa.
Liếc mắt thấy y phục bốn người khách khác với người Hán, Mông, vương phi lại đeo kiếm, An Xa hơi nhăn mặt rồi ra roi cho ngựa chạy. Mỗi khi qua một thắng cảnh, một lâu đài, y gò cương cho ngựa dừng lại rồi thuyết minh.
Xe tới cửa Nam, phi than:
– Thành cao nguy nguy thế kia, hào sâu rộng thế này. Vì vậy binh lực Mông cổ thời Thành Cát Tư Hãn mạnh biết là dường nào mà phải đánh đến ba năm mới chiếm được.
Vương cười:
– Chính nhờ Quốc thượng phụ (Trần Thủ Độ) biết rõ chiến thuật Mông cổ sở trường về công kiên (phá thành), dàn trận, mà Hưng Đạo Vương đưa ra quốc kế cả nước là thành, toàn dân là binh. Ta không thủ thành, cũng không dàn trận mà phá được bọn Ngột Lương Hợp Thai.
An Xa chỉ vào khu phố đường rộng mênh mông, hai bên dường là những dẫy nhà cao hai, ba tầng. Y nói:
– Hồi quân Mông cổ đánh Yên kinh, khu này bị san bằng. Sau chiến tranh một người Ý lợi thì (Italy) được Thành Cát Tư Hãn sai phối trí lại khu này, nên nhà cửa, đường xá rộng rãi. Tất cả những cửa hàng buôn bán nữ trang, y phục đều ở đây.
Thúy Nga ra lệnh bằng tiếng Trung nguyên vùng Biện kinh:
– Người cho chúng tôi xuống đây, chờ chúng tôi.
Vũ Uy vương tủm tỉm cười:
– Mình là một vị vương, tổng trấn Bắc cương, bây giờ bị trẻ con nó làm nũng, nó bắt mình đi theo như đi chợ.
Vương nhìn lại vương phi, thấy mặt phi hớn hở, hai má rực ánh hồng, tươi hơn cả ngày cưới. Vương nghĩ thầm:
– Cứ nhìn Ý Ninh, người ngoài tưởng đâu là một khuê nữ. Nào ai ngờ nàng từng xung vào muôn ngàn mũi tên giữa trận Mông cổ, múa kiếm như sao sa. Ừ! Ý Ninh mới chỉ hai mươi hai tuổi. Dù là vương phi, dù là đại phu nhân, Ý Ninh, Thúy Nga, Thanh Nga mới trên dưới đôi mươi, thì thích mua sắm mình cũng nên chiều.
Suốt hơn hai giờ (4 giờ ngày nay) ba người con gái Việt, đi giữa khu phố sang trọng Yên kinh, hết vào cửa hàng bán son phấn, nước hoa, lại vào cửa hàng nữ trang, y phục. Có nhiều vàng, ba nàng mua đủ thứ: nào ngọc trai, nào ngọc bích, nào châm cài đầu; lại mua y phục Trung nguyên vùng Tô châu, Hàng châu, Trường sa.
Vương phi Ý Ninh nói với vương:
– Ngọc ở đây là ngọc ở Sơn tây, vừa rẻ, vừa đẹp. Em phải mua ít ra mươi cái vòng vàng dát kim cương, vài ba chục cặp vòng ngọc đeo tay. Hôm ở Tứ xuyên em đã mua gấm Thục. Bây giờ em mua lụa Tô châu đem về làm quà.
Thấy chồng có vẻ trầm ngâm, phi chỉ vào cái túi đựng quà phân trần:
– Vàng em chi dụng dây là vàng mẹ cho em làm của hồi môn, chứ em không dùng vàng của sứ đoàn đâu.
Mua đầy hai cái túi lớn, phi hỏi vương:
– Em mua ngọc, mua sâm, mua lụa về dâng phụ hoàng, dâng mẫu thân. Anh cần mua thêm quà về biếu ai nữa không?
– Có, anh cần mua quà về biếu một người mà anh yêu vô cùng thâm sâu.
Vương phi kinh ngạc:
– Ai vậy?
Thúy Nga, Thanh Nga cũng hỏi:
– Bọn em tưởng ngoài chị Ý Ninh ra, anh không yêu ai khác. Thì ra tim anh có nhiều ngăn?
– Người này anh yêu, nhớ nhung ngày đêm, nhất là nhớ hơi hướm.
–?!?!
–???
–!!!
– Anh yêu người này ngang với mẫu thân anh!
–???
– Người này từng ôm ấp anh, tắm rửa cho anh. Dỗ anh khi anh đau yếu!
Ý Ninh run run:
– Ai mà thân với anh như vậy?
– Là mẹ Dư! Mẹ Dư là người nuôi sữa anh suốt ba năm. Khi anh lên ba, phụ hoàng ban vàng, lụa, phong tước phu nhân rồi cho về. Nhưng mẹ Dư không về, xin ở lại với anh. Hiện mẹ Dư đang ở trong phủ của anh tại Cố trạch
Ý Ninh thở phào:
– À thì ra nhũ mẫu của anh.
Vương chỉ vào chuỗi ngọc mầu tím 72 viên:
– Em mua cho anh chuỗi ngọc này, để làm quà cho mẹ Dư. Nhưng anh không có vàng. Em có thì cho anh mượn đỡ đi!
Vương phi cười:
– Có ai ngờ một vị vương Tổng trấn Bắc cương mà trong túi không vàng, chẳng bạc. Vàng của em là vàng mẹ cho em hồi cưới làm của hồi môn. Hôm em lên đường sư phụ cũng cho em nhiều vàng lắm. Của em là của anh. Anh muốn thì cứ lấy mà tiêu.
Vũ Uy vương cười:
– Nghĩ lại em thiệt thòi quá nhỉ! Lấy chồng là con vua, mà lại nghèo.
Thúy Nga trêu:
– Vương huynh nghèo vì thanh liêm, đức độ. Vương huynh có bán cái nghèo ấy, em xin mua.
Trời đã gần ngọ, vương phất tay nói với vương phi:
– Thôi sắm vậy đủ rồi! Đói quá, ruột anh đứt ra rồi đây!
Thanh Nga nói nhỏ:
– Ngày mai chúng mình để vương huynh ở nhà. Ba chị em mình đi sắm một ngày mới thỏa.
Vương cười:
– Chồng của em là người đa tình. Em phải bắt cái ông đa tình đi theo em, em mới đi cả ngày được.
Thanh Nga cười khúc khích:
– Vương huynh lầm rồi. Trượng phu của Thúy Nga mới thực là người đa tình. Em thấy nhiều khi chị ấy làm những điều vô lý, anh ấy cũng vui vẻ.
Vương phi nói nhỏ:
– Không phải hai trượng phu đa tình đâu, mà vì thuật bắt nai của hai em cao mà thôi.

Bốn người trở lại xe. An Xa ra roi cho ngựa chạy. Thình lình một kỵ mã phi ngược chiều với xe của vương, khi hai ngựa giao nhau, kỵ mã vung tay lên, véo một tiếng, một mũi phi tiễn bay đến trước mặt vương. Vương vung tay bắt lấy: mũi phi tiễn bằng gỗ, bọc kim khí, nhưng đã bị bẻ đi, chuôi buộc một tờ giấy. Vương mở tờ giấy ra, trong chỉ có vỏn vẹn mấy chữ  Trên lầu một, tửu lầu Anh vũ tại cửa Đông. Vương hỏi vương phi:
– Em thử đoán xem người nào gửi thư cho mình?
– Kỵ mã phóng phi tiễn bằng âm kình, rõ ràng là nội công của phái Đông A nhà mình. Như vậy họ là người Việt. Họ biết rõ tung tích của ta, nên hẹn gặp nhau, mưu sự gì đây. Nơi hẹn là tửu lầu Anh vũ phía Đông thành.
– Đất lạ, người hẹn không biết là bạn hay thù, ta có nên đi không?
Thúy Nga xua tay tự tin:
– Trượng phu của em hiện là Thừa tướng, trượng phu của Thanh Nga là Tham tri chính sự. Khắp một giải Hoa Bắc này đều dưới sự chưởng quản của hai người. Dù quan, dù tướng Mông cổ thấy chúng em cũng phải rạp người. Ai dám gây hấn với chúng em. Anh chị cứ đi cùng chúng em.
Thanh Nga tiếp:
– Anh chị đường đường chính chính đi sứ. Đất Yên kinh này là vùng đóng đại doanh của Hốt Tất Liệt, từ lâu không có chiến tranh, dân chúng đời sống an ninh, phồn thịnh. Ta cứ tới. Với võ công của anh chị, dù bọn đạo tặc nào cũng không thể làm càn được.
Nàng chỉ Hổ phù trên cổ, lại chỉ vào hổ phù của Thúy Nga:
 – Chúng em là đệ nhất, đệ nhị phu nhân vùng Hoa Bắc này, thì dù quan chức Mông cổ cao đến đâu  thấy hổ phù này cũng phải lùi bước.
Vương phi Ý Ninh thấy hai cô em mình mới làm phu nhân hơn năm mà đã có bản lĩnh cương cường. Phi vui vẻ:
– Vậy thì ta đi.
Thúy Nga nói với phu xe bằng tiếng Yên kinh:
– Anh cho tôi tới tửu lầu Anh vũ tại cửa Đông.
Gã phu xe chỉ phía trước:
– Thưa quý khách đây là cửa Đông. Còn tửu lầu Anh vũ ư? Đằng trước kia chính là tửu lầu Anh vũ. Tửu lầu này có ba tầng, là nơi vương tôn, đại thần, phú gia thường lui tới.
Khoảng nửa khắc, xe dừng lại trước một ngôi nhà cao lớn, cột sơn đỏ, ngói xanh. Sau cổng có vườn hoa, cây cảnh cắt tỉa cầu kỳ, công phu.
An Xa chỉ tay về phía có nhiều xe, ngựa:
– Kia là trú mã viên của tửu lầu. Tôi đợi quý khách tại đó.
Bốn người xuống xe. Vương phi nói nhỏ:
– Tên An Xa này giả trang hay thực. Anh có nhận ra chân tướng y không?
– Chân tướng y? Ý em muốn nói?
– Chết thực! Anh không nhận ra sự bất thường của y sao? Này nhé theo tổ chức giao thông của Mông cổ, thì tất cả các phu xe đều phải tuân thủ luật lệ: đậu thành hàng. Khi khách đến thì xe đậu đầu hàng đón trước. Khách kế tiếp thì đến xe thứ nhì đón. Đây tên An Xa đang đậu vị trí thứ chín, mà y vọt ra đón chúng mình, như vậy chỉ có thể y thuộc thế lực nào đó cho tiềm ẩn, rồi đón chúng mình để theo dõi.
Vũ Uy vương rùng mình. Vì từ trước đến giờ vương là người tinh minh, mẫn cán vô cùng. Thế mà chỉ vì tin Hốt Tất Liệt mở võ đài làm cho vương lo lắng mà không nhận ra cái gian dối của An Xa.
Thanh Nga cũng tiếp:
– Nếu là phu xe thường, khi thấy kị mã ném phi tiễn, thì y phải sợ hãi mới phải. Đây y thản nhiên quan sát, mà không một chút động tâm. Không chừng y là đồng bọn với bọn ném phi tiễn.
Vương phi dặn mọi người:
– Ta cứ lờ đi, làm như mắc mưu y, xem y là ai? Y định dở trò ma, trò quỷ gì đây? Thúy Nga, Thanh Nga cất hổ phù vào bọc để dấu thân phận.
Bốn người tới trước tửu lầu. Hai thiếu nữ áo mầu gụ, quần lụa trắng đứng trước cổng tửu lầu cung tay:
– Kính chào quý khách quang lâm.
Thúy Nga uốn cong lưỡi nói tiếng Hán giọng Biện kinh:
– Xin cho chúng tôi một bàn trên lầu, trông ra phố.
Một thiếu nữ đi trước dẫn đường. Nàng tự giới thiệu:
– Thưa quý khách, trong tửu lầu này, con gái đều mang tên có chữ Anh, con trai đều mang tên chữ Vũ ở cuối. Còn nhạc công, ca kỹ thì trái lại, tên của nữ có chữ Anh ở đầu. Tên của nhạc công có chữ Vũ ở đầu. Tiểu nữ tên Hồng Anh.
Bên trong tửu lầu trang trí cực lộng lẫy. Cầu thang rộng đến hai trượng (4 mét ngày nay). Lầu chia thành nhiều phòng. Hồng Anh mở cửa một phòng rất rộng. Giữa phòng kê bốn cái bàn hình bát giác, mỗi bàn có 8 ghế. Bốn góc phòng kê bốn cái đôn, trên có bốn chậu hoa khác nhau đỗ quyên, huệ, trà, hồng. Trong bốn bàn, thì một bàn đã có khách ngồi từ trước. Vương phi Ý Ninh là người rất tinh tế. Phi liếc mắt nhìn: khách gồm hai người đàn ông. Một người cao niên, một người trung niên, và một thiếu niên tuổi khoảng 13-14. Còn lại một thiếu phụ trẻ, và một thiếu nữ. Thiếu phụ, thiếu nữ có khuôn mặt giống nhau. Phi đoán có thể họ là chị em.
Vương nhìn sang bàn có khách ngồi, rồi nói bằng tiếng Việt với phi:
– Em ngồi im đừng nhìn sang bàn bên cạnh, bằng không họ biết mình nói trộm họ. Trước đây anh cứ tưởng em là đệ nhất giai nhân Đại Việt. Sau gặp năm cô Đông hoa, anh cho rằng năm con bé là tiên nữ. Bây giờ nhìn hai người đàn bà ngồi ở bàn bên kia, anh mới hiểu cái lẽ: có đi mới biết ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác. Họ đẹp đến như thế kia thì át cả Linh văn thất tiên của mình.
Thúy Nga, Thanh Nga sẽ liếc ngang. Thanh Nga nói nhỏ:
– Dường như họ là hai chị em. Cô chị có lẽ trên 35 tuổi còn cô em, thì khoảng mười bẩy, mười tám. Cô chị đẹp ngang với Hoàng Hoa. Còn cô em thì đẹp hơn Thanh Hoa, vì dáng người thanh tú hơn.
Một trung niên hán tử, dáng người thanh lịch bước vào. Hồng Anh giới thiệu:
– Đây là ông Chu Kiên chủ nhân tửu lầu của chúng tôi.
Chu Kiên hỏi:
– Cứ như y phục của  quý khách, dường như quý khách từ phương xa tới đây?
Vương phi đáp:
– Quả như tiên sinh đoán. Chúng tôi là sứ đoàn Đại Việt đi Hoa lâm, nên dừng bước tại Yên kinh vãng cảnh mấy ngày.
– Không biết quý khách dùng gì?
Thanh Nga, Thúy Nga đã trải qua hơn một năm làm vương phi, đại phu nhân, nên thông thạo cung cách quý phái, món ăn của Mông cổ cũng như Trung nguyên. Thúy Nga nói tiếng Hán vùng Yên kinh:
– Ông cho chúng tôi một con gà nướng theo lối Mông cổ, một con cá chép chưng theo lối Trường sa, hai bát canh Bát trân ngũ vị, hai con chim bồ câu hấp nấm. Còn trái cây, xin cho trái cây thời trân Yên kinh.
Thấy khách gọi những món ăn trân quý, mặt Chu Kiên hiện ra nét kính trọng. Y hỏi:
– Quý khách có dùng rượu không?
Vương phi lắc đầu:
– Chúng tôi theo đạo đức Thế tôn, nên giới tửu. Xin cho chúng tôi hai bình trà Thiết quan âm.
– Thưa quý khách tửu lầu của chúng tôi thường trực rất nhiều danh kỹ. Không biết quý khách có muốn thưởng thức âm nhạc không?
Dù đã là vương phi, là đại phu nhân, nhưng gốc của Thanh Nga, Thúy Nga là đấng tài hoa âm nhạc đệ nhất Đại Việt. Nhờ âm nhạc mà hai nàng từ một cô gái mới trổ mã, mà trở thành vương phi, thành đại phu nhân. Nghe Chu Kiên nói đến danh kỹ, cả hai nàng đều muốn thưởng thức âm nhạc vùng Hoa Bắc Trung nguyên xem sao. Sợ vương phi từ chối, Thanh Nga trả lời ngay:
– Có! Có! Chúng tôi muốn được nghe các đấng tài tử, hoa khôi cho thưởng thức tuyệt nghệ.
Đúng ra vương phi Ý Ninh định từ chối, vì có ý chờ cái người ném phi tiễn hẹn đến gặp nhau. Nhưng Thanh Nga đã trả lời có, phi đành chấp nhận. Trong lòng phi nghĩ thầm:
– Mới hơn năm làm đại phu nhân mà hai con bé này thay đổi mau thực. Mới đây còn là hai thiếu nữ nhút nhát, bây giờ đã dám chủ động  từ việc gọi món ăn, đến việc nghe hát. Nhưng như thế cũng phải, vì đây là đất của hai cô nàng, thì hai cô nàng là chủ, ta là khách. Ta để cho hai cô nàng được tỏ tấm thịnh tình của chủ với khách.
Chu Kiên tiếp:
– Chúng tôi có năm đoàn thường trực xếp hạng theo tài nghệ. Mỗi đoàn có ba ca nhi, ba nhạc công. Giá đoàn hạng năm là ba lượng bạc, hạng tư bốn lượng, hạng ba năm lượng, hạng hai mười lượng, hạng nhất mười lăm lượng. Tùy quý khách chọn.
Thanh Nga đáp ngay:
– Xin cho tôi đoàn hạng nhất.
Không phải  các đấng mày râu mới thích người đẹp, mà đàn bà con gái nghe nói đến giai nhân là phải tìm xem cho bằng được. Nghe Vũ Uy vương khen hai người đàn bà ngồi bàn bên cạnh đẹp, Thanh Nga muốn nhìn cho rõ, nàng đứng dậy đến bên hai người, chắp tay hành lễ, nói tiếng Hán bằng âm Yên kinh:
– Thưa quý vị, chúng tôi muốn thưởng thức tài nghệ của danh kỹ. Không biết có làm phiền quý vị không?
Người đàn ông trung niên tỏ ra lịch thiệp, y đứng dậy đáp lễ:
– Chúng tôi cũng thuộc nòi bút mặc văn chương. Nếu như cô nương mời ca kỹ tấu nhạc, chúng tôi được cùng thưởng thức  thì còn gì bằng.
Y nói tiếng Hán bằng thổ âm Dương châu.
Trước đây Thanh Nga cứ tự cho rằng: vương phi Ý Ninh với năm chị em nàng là những giai nhân đẹp nhất thiên hạ. Trong thời gian Vũ Uy vương đem quân dẹp bọn Thân Long Vân, nàng gặp Tô lịch thất tiên, thì tính tự cao giảm đi một phần. Tuy nhiên nàng khinh bỉ Thất tiên là loại liễu ngõ hoa tường, loại hư thân mất nết. Bây giờ quan sát hai phụ nữ, lòng nàng nguội như tro tàn, vì hai người này vừa có cái tươi thắm như hoa ban mai, vừa có cái yểu điệu như liễu rủ, lại toát ra vẻ thanh cao.
Người đàn ông cao niên hướng vào Vũ Uy vương, vương phi xá một xá:
– Lão phu hỏi một câu, mong nhị vị đại xá cho tội tò mò: dường như các vị là người Đại Việt thì phải?
Vương đáp lễ:
– Tiên sinh quả là người  tinh mắt. Đúng như tiên sinh đoán, chúng tôi là người Việt, đang trên đường đi sứ Mông cổ.
Lão xuýt xoa:
– Thực hân hạnh! Ở vùng Sơn Đông xa xôi, chúng tôi đã nghe anh hùng hào kiệt không tiếc lời khâm phục Đại Việt thắng Mông cổ mấy năm trước. Họ nói Thái sư Ngột Lương Hợp Thai cung phò mã Hoài Đô đem các tướng A Tan, A Truật, với mười vạn binh sang xâm chiếm Đại Việt. Quân Đại Việt với Mông cổ giao chiến bẩy trận. Lúc đầu Đại Việt  vừa đánh vừa lui, giả thua bốn trận ở Bình lệ nguyên, Cụ bản, Phù lỗ, Cánh đồng Văn, mục đích nhử cho Mông cổ tiến sâu vào nội địa rồi phản công chỉ đánh một trận Đông bộ đầu , đuổi Mông cổ chạy dài về Đại lý. Không biết thực hư thế nào?
V ũ Uy vương chắp tay:
– Quả đúng như tiên sinh nói.
Vương nhìn vương phi ngụ ý nói:
– Mình đang tìm cách đi Sơn Đông để liên lạc với sứ quân Lý Đảm thì gặp những người này. Mình có thể làm quen với họ, rồi nhờ họ cho tin tức.
Tuy nhiên sợ gian tế dò thám, vương phi hỏi:
– Chúng tôi không dám thỉnh đại danh tiên sinh.
– Lão phu họ Vương tên Văn Thống, vốn người Ích đô thuộc Sơn Đông.
Lão chỉ vào trung niên nam tử:
– Đây là rể của lão tên Lý Đảm.
Vũ Uy vương, vương phi giật bắn người lên cùng nhìn nhau: mình đang tìm người, không ngờ người lại ngồi ngay trước mặt.
Vương Văn Thống chỉ vào hai cô gái:
– Trưởng nữ đã gả cho Lý Đảm. Thứ nữ vẫn còn khuê đơn, chưa định chỗ, tên Vương Chân Phương.
Lão chỉ vào thiếu niên:
– Đây là cháu ngoại của lão phu, trưởng nam của Đảm tên Lý Nhan Giản.
Vương phi reo lên:
– Ấy à! Thì ra tiên sinh nổi danh là Tiểu Trương Lương đấy. Chúng tôi ở mãi đất Việt xa xôi từng nghe đại đanh.
Phi hướng Lý Đảm:
– Còn người anh hùng này là quân hầu vùng Sơn Đông đấy. Thảo nào phong quang khác thường.
Lý Đảm xá một xá:
– Đa tạ phu nhân khen tặng.
Thúy Nga bước tới giới thiệu:
– Vị này là khâm sứ Đại Việt tước phong Vũ Uy vương. Còn đây là vương phi.
Lý Đảm đứng cung tay vái ba vái:
– Tôi nghe, bốn vị vương Đại Việt phá quân Mông cổ là Quốc Thượng phụ Trung Vũ đại vương, Hưng Đạo vương, Hưng Ninh vương và Vũ Uy vương. Vũ Uy vương võ công cao thâm không biết đâu mà lường. Vương phi đẹp như tiên nữ, kiếm thuật thần thông. Không ngờ hôm nay Lý Đảm này lại được diện kiến nhị vị.
Vũ Uy vương nhớ lại: trong lệnh của Hưng Đạo vương truyền cho vương phải tìm cách liên lạc được với Lý Đảm, khuyến khích Đảm xưng vương, lập quốc, tiến binh về Bắc giải phóng vùng Hoa Bắc bị Mông Cổ chiếm; kết hợp Đảm với Tống, với Cao ly.
Các món ăn đã dọn lên. Hồng Anh bước vào cung tay:
– Thưa quý khách, đoàn hát đã tới.
Đó là ba người đàn ông, ba thiếu nữ. Ba người đàn ông  mặc áo xanh, quần trắng; một người mang cái chậu bằng đồng khá lớn, một người mang đàn tranh, một người mang năm cái trống to nhỏ khác nhau. Ba thiếu nữ mặc xiêm y của vùng Dương châu thời Bắc Tống: áo lót bên trong bằng lụa mầu xanh lá cây lợt; áo choàng ngoài, xiêm của ba nàng ba mầu khác nhau: tím, hồng, vàng lợt.
Người mang cái chậu bằng đồng tựï giới thiệu:
– Sáu chúng tôi là anh chị em đồng môn, thuộc ban nhạc Anh vũ xin ra mắt quý vị quan khách. Tôi là Vũ Đồng.
Thấy họ nói tiếng Hán bằng thổ âm Dương châu, Thanh Nga đứng dậy cũng nói tiếng Hán thổ âm Dương châu, chỉ vào cái bàn dành cho ca nhi:
– Mời quý tài tử giai nhân an tọa. Không biết quý vị chuyên về nhạc gì? Thời nào?
Vũ Đồng trả lời:
– Thưa cô nương ! Nhạc thời nào, loại nào chúng tôi cũng có thể trình bầy hầu cô nương. Dường như cô nương là người Dương châu?
– Không! Tôi người Việt, nhưng thấy thổ âm Dương châu nhẹ nhàng nên thích nói.
– Coi sắc diện cô nương chưa quá 20 tuổi mà phong thái như một đại phu nhân vậy.
Nói rồi y ngồi ngay ngắn, tay khoắng vào trong chậu rất nhanh, từ trong chậu phát ra âm u u như sóng lượn rất êm tai, rồi tự giới thiệu:
– Tôi là trưởng đoàn chuyên về đàn chậu, đàn lu, đàn nồi.
Y chỉ người mang đàn tranh:
– Nhị đệ của tôi chuyên về đàn tranh, tên Vũ Cầm.
Vũ Cầm lướt tay trên phím, âm thanh dìu dặt, như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Vũ Đồng chỉ người mang trống :
– Đây là tam đệ của tôi tên Vũ Cổ.
Hai tay Vũ Cổ cầm hai cái dùi, mỗi cái dùi có ba sợi dây, đầu mỗi sợi buộc một hạt  bằng bạc. Tay y rung lên, những hạt bạc lóng lánh đập xuống mặt trống, tạo thành một loạt âm thanh khác nhau.
Vũ Đồng chỉ vào ba ca nhi :

 
ANH HÙNG ĐÔNG-A
 Gươm thiêng Hàm tử

Lịch-sử tiểu thuyết

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ


Quyển III
















ANH  HÙNG ĐÔNG-A
Gươm thiêng Hàm tử Q3
Lịch sử tiểu thuyết
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ
Tác giả giữ bản quyền.
Copyright @ Trần Đại-Sỹ
All right reserved.



















Cùng một tác giả

Do Nam-á Paris xuất bản, tái bản nhiều lần.
Anh hùng Lĩnh-Nam, 4 tập, 1318 trang.
Động-đình hồ ngoại sử, 3 tập, 880 trang.
Cẩm-khê di hận, 4 tập, 1305 trang,1992.

Do Thư viện Việt-Nam và Xuân-thu Hoa-kỳ ấn-hành. Viện Pháp-á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản:
Anh hùng Tiêu-sơn, 3 tập, 1120 trang,
Thuận-Thiên di sử, 3 tập, 1080 trang,
Anh-hùng Bắc-cương, 4 tập, 1556 trang,
Anh-linh thần-võ tộc Việt,4 tập,1708 trang,
Do Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành. Viện Pháp-á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản 2001.
Cốt tủy Tử-vi tuổi Tý, 1 tập, 362 trang,
Nam-quốc sơn-hà, 5 tập,  2230 trang,
Anh hùng Đông-a : Dựng cờ bình Mông, 5 tập  2566 trang.
Dịch cân kinh, 390 trang, 2003.
Do Thư-viện Việt-Nam, California, Hoa kỳ ấn hành
Giáo huấn tình dục bằng y học Trung-quốc,
(Sexologie Médicale chinoise), 3 tập, 1280 trang.





Những chữ viết tắt trong sách này.

AHBC                         Anh-hùng Bắc-cương
AHLN                         Anh-hùng Lĩnh-Nam
AHĐA-DCBM            Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình
Mông
AHTS                          Anh-hùng Tiêu-sơn
ALTVTV                     Anh-linh thần võ tộc Việt
CKDH                         Cẩm khê di hận
DTLSVH                     Di tích lịch sử văn hóa được xếp
hạng
KĐVSTGCM              Khâm định Việt sử thông giám
cương mục
ĐĐHNS                       Động-đình hồ ngoại sử
ĐNLTCB                     Đại-Nam liệt truyện chính biên
ĐNLTTB                     Đại-Nam liệt truyển tiền biên
ĐNNTC                      Đại-Nam nhất thống chí.
ĐNTLCB                     Đại-Nam thực lục chính biên
ĐNTLTB                     Đại-Nam thực lục tiền biên
ĐVSTT                        Đại-Việt sử ký toàn thư
MCMS                        Mông-cổ mật sử
NS                               Nguyên-sử
TS                                Tống sử
TTDS                           Thuận-thiên di sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét