HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM
Binh thư yếu lược
Phục-ba
tướng quân, Tân-tức hầu Mã Viện.
Phiêu-kị
đại tướng quân, Phù-lạc hầu Lưu Long.
Lâu-thuyền
tướng quân, Nam-an
hầu Đoàn Chí (bị giết).
Chinh-tây
đại tướng quân Chu
Long (bị giết).
Chinh-nam đại tướng quân Trịnh Sư (bị giết).
Uy-viễn đại tướng quân Ngô Anh (bị giết).
Trấn-uy đại tướng quân Vương Hùng (bị
giết).
Long-nhương đại tướng quân Sầm Anh (bị giết).
Chinh-di đại tướng quân Phùng Đức (bị giết).
Hổ-nha đại tướng quân Mã Anh (bị giết).
Trấn-viễn đại tướng quân Mã Huống (bị giết).
Bình-man đại tướng quân Mã Dư (bị giết).
Song tiếc rằng bộ binh pháp
này thất truyền, chỉ còn lại 5 thiên là Thủy chiến, Đoản binh, Hư thực, Dụng
gián, Trận pháp. Khi bà Triệu khởi binh, chỉ dùng có hai thiên Đoản binh, Trận pháp
mà làm cho quân Ngô nghiêng ngả.
– Hưng Đạo vương đã tham cứu
tất cả binh pháp của Đại Việt, Trung nguyên, Chiêm thành, Mông cổ, rồi soạn ra
bộ Binh thư yếu lược, gồm 18 thiên áp dụng cho chiến trường là đất Việt. Bộ Vạn
Kiếp tông bí truyền thư gồm chín trận pháp. Biến hóa thành 81 trận
thế. Phụ lục có chép 5 thiên của Công chúa Thánh Thiên còn sót lại. Buổi học hôm nay tạm ngừng.
Tất cả về đọc 10 thiên đầu: Đại kế, Dụng mưu, Tác chiến, Ngưu chiến, Thủy chiến,
Hỏa công, Công kiên, Hư thực, Dụng gián, Tâm chiến, rồi mai thảo luận.
Ghi
chú,
Hai
bộ Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư phổ biến rất rộng vào triều
Trần. Khi giặc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, vua Minh lấy cớ đó sai Trương Phụ
sang đánh. Tên tướng này thu tất cả sách của Đại Việt đem về Kim lăng. Thành ra
thất truyền.
Trong suốt bẩy ngày, Vũ Uy vương,
Chiêu Minh vương thay nhau giảng bộ Binh thư yếu lược cho chư tướng. Chư tướng được nghỉ ba ngày, sẽ được
học phần tối quan trọng Vạn kiếp tông bí truyền thư do Nhân Huệ vương
Trần
Khánh Dư giảng.
Đến ngày thứ tám thì Nhân Huệ
vương Trần Khánh Dư, lĩnh Phiêu kị thượng tướng quân từ Thăng
long lên. Vương là người giỏi về Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhất, chỉ thua có
Hưng Đạo vương mà thôi.
Nếu Binh thư yếu lược dạy về thuật tổ chức,
lãnh đạo tuyển tướng (Đại kế) xung phong hãm trận ( Tác chiến), dùng Ngưu binh, gián điệp (Dụng gián),
Thủy chiến, Hỏa công v.v. thì Vạn Kiếp tông bí truyền thư lại là phần thực hành tác
chiến. Tức là phép bầy trận, thay đổi trận pháp.
Ngay
vừa vào phòng họp, Nhân Huệ Vương đã phát cho mỗi người 9 cái ống nứa. Trong
mỗi ống nứa là một trục lụa, trên vẽ các thế trận, cùng ghi chú biến hóa. Vương
nói:
“ Người giỏi cầm quân thì không cần bầy trận,
Người giỏi bầy trận thì không cần phải đánh.
Người giỏi đánh thì không thua.
Ngươi giỏi thua thì không chết”.
Vương
hỏi:
– Có
hai thắc mắc gì không?
Hầu
hết học viên đều lắc đầu tỏ ý không hiểu. Vương giảng:
“Ngày xưa ông Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám phạm pháp.
Vũ Vương, làm tướng cho Văn Vương,
Thành Vương làm tướng cho Vũ Vương,
Chăm lo, sửa đức mà diệt nhà Thương, lập ra nhà Chu.
Đó là người giỏi cầm quân thì không cần bầy trận”.
Lê
Linh Anh hỏi:
– Khải vương gia, ông
Cao Dao làm
sĩ sư. Chức sĩ sư là chức gì vậy?
– Ông
Cao Dao làm
quan về thời vua Thuấn. Chức sĩ sư tương đương với chức Hình bộ thượng thư ngày
nay.
Thúy Hồng hỏi:
– Khải vương gia, còn thế nào
là Người giỏi bầy trận thì không cần phải đánh.
– Họ
Hữu Miêu không chịu thần phục. Quần thần muốn đem quân đánh. Vua Thuấn bác bỏ,
ngài múa mộc, múa lông trĩ, ngụ ý chỉ muốn dùng đức. Vì vậy họ Hữu Miêu chịu
thần phục. Lại như thời Lĩnh Nam, Công
chúa Gia Hưng, làm đại Đô đốc cho vua Trưng, dàn trận tại biển Đông. Lâu thuyền
tướng quân nhà Hán là Đoàn Chí đem đại thủy đội phá đến sáu lần mà trận Việt
không vỡ. Cuối cùng Đoàn Chí bị giết. Đó là người giỏi bầy trận, mà không cần đánh.(
Xin đọc Anh hùng Lĩnh Nam, cùng tác giả)
Vương
tiếp:
– Một
tỷ dụ nữa như Tôn Vũ nước
Ngô, đem mỹ nữ trong cung thử tập trận rồi được trọng dụng; mà phía Tây phá nước
Sở mạnh, phía Bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, danh trấn chư hầu. Đó là người
giỏi bầy trận mà không cần phải đánh vậy. Đến Mã Long nước Tấn, bầy Bát trận đồ đánh vận động dài hơn nghìn dặm phá được Thục
Cơ Năng để thu phục Lương châu. Bên Đại Việt mình công chúa Thánh Thiên lĩnh ấn
Bình Ngô đại tướng quân, dàn binh bầy 18 trận khác nhau từ Thường sơn qua đảo Hải
Nam, đến tận Thanh-Nghệ, không nơi nào mà không thắng quân Hán. Như thế gọi là
người đánh giỏi không bao giờ thua.
Yết
Kiêu hỏi:
– Thưa
vương gia, như vậy nghĩa của chữ TRẬN phải định như thế nào?
Yết
Kiêu từng được đặt dưới quyền Nhân Huệ vương trong trận phản công tái chiếm
Kinh Bắc, đánh chìm hầu hết thuyền chở lương
thực tiếp tế cho Thăng long của Mông cổ. Vương từng hết lời khen tướng trẻ này.
Vương trả lời:
–
Thông minh! Con sấu vàng này hỏi câu đó tỏ ra thông minh tuyệt đỉnh. Danh từ TRẬN
phải hiểu là TRẦN, tức bầy ra, là khéo léo. Thời Tam quốc, Gia Cát Vũ hầu xếp đá
bên sông lập Bát trận đồ, khiến Đô đốc Ngô là Lục Tổn bị hãm, ngăn quân Ngô
tiến vào Thục. Đến đời Đường, Vệ công Lý Tĩnh biến Bát trận đồ tạo ra một trận
lớn bọc sáu trận nhỏ, gọi là Lục hoa trận. Sau chép thành binh thư gọi là Lý Vệ
công binh pháp. Đại tư mã Tấn là Hoàn Ôn,
lập ra Xà trận, biến hóa vô cùng. Người đương thời thấy trận có muôn ngàn đầu
mối, ít ai hiểu được. Duy Lý Thuyên có chú giải, phân tích, song đời sau nhiều
người cho là huyền bí.
Vương
hỏi:
– Có
ai thắc mắc gì không?
Dã Tượng
thưa:
– Cứ
như những điều ghi chép trong Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư
thì Hưng Đạo vương đã lược qua tất cả binh pháp chư gia Hán, Việt. Người tước
bỏ những khoản rườm rà, vô ích, lỗi thời tập hợp thành hai bộ sách thực dụng ứng
với địa thế, khí hậu, dân tình. Các cấp chỉ huy từ cấp Lượng, cho tới Hiệu đều
dùng được cả.
– Đúng
thế. Nào tất cả mở ống thứ nhất, đem trục lụa ra. Đây là thế Ngưu trận để phá
Lôi kị trận của Mông cổ. Mông cổ là sắc dân sống trên vùng Thảo nguyên, đồng cỏ
mênh mông, sau khi thắng hơn nghìn bộ tộc lập mà thành nước. Các bộ tộc đánh nhau,
hai bên dàn trận rồi giáp chiến. Thắng bại quyết định trong một giờ, cao lắm
một ngày. Chiến pháp của Thành Cát Tư Hãn có hai loại. Loại thứ nhất dùng khi đánh
với Kị binh các nước Tây vực. Hai bên dàn quân trên một vùng đất rộng. Đầu tiên
họ cùng hú lên xông vào trận đối phương, bắn một loạt tên, rồi bỏ chạy, tỏa ra
như rẻ quạt. Quân đối phương cũng chia ra đuổi theo. Họ ém binh. Thình lình họ
tập trung phản công. Loại thứ nhì đánh với bộ binh Kim, Liêu, Tống, Tây hạ. Hai
bên dàn trận. Kị ninh của họ chia làm nhiều đợt. Đợt thứ nhất cùng rú lên xông
vào trận địch. Bên địch dùng tên phản công. Đợt này rút lui, đợt thứ nhì xung
phong, rồi cũng rút. Đến đợt thứ ba họ mới tấn công thực sự: mũi dùi chọc thủng
phòng tuyến địch, rồi đánh tỏa ra hai bên. Mũi thứ nhì chọc sâu hơn, rồi cũng
tỏa ra hai bên. Mũi thứ ba chọc sâu vào giữa trận đối phương giết chúa tướng.
Trong trận đánh Cánh đồng Văn, Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu cãi lệnh
Hưng Đạo vương dàn quân đánh với Ngột Lương
Hợp Thai khiến hai hiệu binh tinh nhuệ của Đại Việt bị
tan trước hơn vạn Lôi kị Mông cổ.
Vương
ngừng lại hỏi:
– Ở đây
có hầu hết các Ngưu tướng từng dự trận Đông bộ đầu. Trong trận này Ngưu binh do
Dã Tượng thống lĩnh, phá tan 5 vạn Lôi kị, khiến cho Mông cổ không còn tiềm
lực, đành rút quân. Dã Tượng cho biết ý kiến.
Dã Tượng
đứng lên, mở ra một trục lụa lớn bằng cái chiếu treo lên:
– Mời anh chị em nhìn vào trục này. Đây là trận thế
Mông cổ do A Truật, Hoài Đô dàn ra. Phía Đại Việt do Hưng Ninh vương bầy trận.
Hai viên tướng tài trí Mông cổ này tưởng Đại Việt lại dàn quân như Cánh đồng văn.
Y cho tấn công ba đợt liền. Đợt thứ tư định phá vỡ trận Việt, nhưng quân Việt đổi
thế trận, tiền đội đổi làm hậu đội, tỏa vào năm ngả khác nhau. Lôi kị chia làm
năm mũi đuổi theo:
Mũi thứ nhất được hai dặm thì đường trở thành hẹp, chỉ
một Lôi kị đi lọt, phía trước có mấy cành chà. Lôi kị phải xuống đất kéo chà,
thì tên trong bụi tre bắn ra, hai Lôi kị chết. Lôi kị đi sau di chuyển được hai
xác chết, tiến lên được trăm trượng lại gặp chà. Bị năm lần chà, Lôi kị phải
rút lui.
Mũi thứ nhì đuổi được hai dặm thì tướng sĩ Việt biến
mất, trước mặt là vùng đồng lầy. Ngưu binh lập trận cách một lằn tên. Lôi kị
thấy bất lợi rút lui. Thình lình hai bên đường Ngưu binh dàn ra. Lôi kị bị ép
ba phía, trận thế hỗn loạn. Ngưu binh đuổi theo có khiên mây che, dùng đao quất
tấn công.
Ba mũi khác thì gặp đồng lầy, không thấy bóng quân
Việt. Lôi kị đành quay về.
Giữa lúc đó thì trung ương trận Mông cổ, phía hông
trái bị thủy quân ép, nã lôi tiễn, hông phải bị Ngưu binh băng qua đồng lầy tấn
công. Trận Mông cổ bị vỡ.
Nhân
Huệ vương giảng:
– Bấy
giờ Dã Tượng dàn Ngưu binh theo lệnh Hưng Ninh vương. Bây giờ sau bẩy trận dùng
Ngưu binh, Hưng Đạo vương nghiên cứu thành trận pháp, tiến thoái, biến hóa ảo
diệu.
Vương
giảng giải chi tiết, rồi kết luận:
– Từ
nay các Ngưu tướng chỉ huy Ngưu binh, nhỏ nhất là một ngũ, cao nhất là một Đô đều
dùng trận pháp này được.
Phải
mất 5 ngày Nhân Huệ vương mới giảng xong tất cả trận pháp trong Vạn Kiếp tông
bí truyền thư. Vương kết luận:
– Hai
bộ Binh thư yếu lược Vạn Kiếp tông bí truyền thư này bao gồm đủ:
Ngũ hành sinh khắc,
Cửu cung bát quái,
Phối hợp cương nhu,
Tuần hoàn chẵn lẻ.
Không lẫn âm dương,
Phân biệt thần, sát,
Biện biệt phương, lợi,
Phân rõ hướng lành,
Hung thần, ác tướng,
Giảng kỹ tam cát,
Chỉ rõ ngũ hung.
Tuy nhiên binh pháp biến hóa khôn lường, không nhất
thiết phải giữ nguyên như sách dạy.
Vì còn
phải đi dậy binh pháp khắp nơi nên sau khi giảng, Nhân Huệ vương chỉ nghỉ một
ngày rồi cùng đoàn tùy tùng rời Văn sơn. Hai đại sư A Hàm La, Thiên Phong cùng
về với vương.
Cuộc
tiễn đưa đại sư Huệ Đăng, công chúa Lý Như Lan, bẩy cô dâu Ngưu tướng rất giản
dị. Địa Lô cùng đoàn người dùng ngựa đi Tiên yên. Tới Tiên yên sẽ dùng thuyền đi
Cao ly.
Thúy
Hồng trêu Như Lan:
– Công
chúa theo sư phụ về nước, khi đi chỉ có
hai, mà lúc về thêm bẩy quận chúa là 9. Ấy à! Em lộn rồi, thêm một Phò mã văn
hay, chữ tốt, chứa đầy một bụng kinh luân, lại có tài phục được.
Như
Lan đánh vào vai Thúy Hồng. Thúy Hồng càng trêu già:
– Này!
Anh Địa Lô! Bây giờ anh định sang ở rể phủ Kiến bình hay là đưa dâu rồi về?
Nghe em nói này, bây giờ anh đi một mình, lúc về phải thêm hai hay ba công tử đấy
nhé.
Địa Lô
chắp tay vái Thúy Hồng:
– Em
xin lạy chị Dã Tượng. Mong rằng khi em về, sẽ có một đàn voi con.
Sau hơn tháng với sự hiện diện của Vũ Uy vương,
vương phi; Chiêu Minh vương ban lệnh bổ nhiệm các tướng thống lĩnh hai hiệu
binh Thiệu Hưng, Văn Bắc. Vũ Uy vương nói lớn:
– Chiêu Minh vương hiện lĩnh
trọng trách Phụ quốc Thái úy. Vương đã tham khảo ý kiến với cô gia, rồi tấu về
triều đình xin bổ nhiệm các tướng soái của hai hiệu binh Văn Bắc, Thiệu Hưng.
Việc bổ nhiệm căn cứ vào bốn điều trong Binh thư yếu lược là: Trí, Dũng, Mưu,
Tín. Ngoài ra còn hai yếu tố cực quan trọng. Một là kinh nghiệm điều quân, xung
phong, hãm trận đối phó với binh pháp Thành Cát Tư Hãn. Hai là phối hợp bộ binh
với 7 Vệ thuộc Quân yểm trợ là Nỏ thần Lôi tiễn, Ngưu binh, Ngạc
ngư, Kị binh, Đại đởm ( Trinh sát), Chuyển vận, Kỹ tác (công binh).
Trưởng
sử phủ Chiêu Minh đứng lên hô chư tướng quỳ gối nghe đọc chiếu chỉ:
Thừa thiên hưng vận, Đại
Việt hoàng đế :
Chiếu biểu của Vũ Uy vương, Tổng trấn Bắc cương.
Chiếu biểu của Chiêu Minh vương, Phụ quốc Thái úy.
Chiếu triều nghị của Khu mật viện, Binh bộ thượng thư.
Đại Việt hoàng đế bổ nhiệm các tướng sĩ hai hiệu binh Thiệu
Hưng, Văn Bắc như sau:
Hiệu Văn Bắc:
Thống lĩnh: Tả thiên ngưu vệ thượng tướng quân, Khâu Bắc
bá Trần Quốc Kinh.
Phó thống lĩnh: Đô thống Lý Đại.
Quân sư: Đô
thống, tước Trang văn, Hồng hạnh Dương xá Quận chúa Lý Thúy Hồng.
Quân trưởng bộ binh Khâu bắc: Tá lĩnh Trần Nhị.
Quân trưởng bộ binh Văn sơn: Tá lĩnh Vũ Tam.
Quân trưởng bộ binh Chiêu dương: Tá lĩnh Phạm Tứ.
Quân trưởng yểm trợ: Tá lĩnh Hoàng Ngũ.
Hiệu binh Thiệu Hưng:
Thống lĩnh: Hữu thiên ngư vệ thượng tướng quân An biên
Nam Trần Quốc Vỹ (Yết Kiêu)
Phó thống lĩnh: Đô thống Lý Long Đại (Trâu Đen).
Quân trưởng quân 1 bộ binh: Đô thống Trần Long Nhất (Trâu
Xanh).
Quân trưởng quân 2 bộ binh: Đô thống Vũ Long Nhị (Trâu
Điên)
Quân trưởng quân 3 bộ binh: Đô thống Phạm Long Tam (Trâu
Trắng).
Quân trưởng yểm trợ: Đô thống Hoàng Long Tứ (Trâu Mập).
Các chức tước còn lại sẽ do Phụ quốc Thái úy bổ nhiệm.
Niên hiệu Thiệu
Long thứ hai,
Kiến thiên, thể đạo,
Đại minh, quang
hiếu hoàng đế.
Hôm sau giữa buổi học thì có
tin Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc từ Thăng long lên. Đi theo vương có gần
100 văn võ quan thuộc phủ Chiêu Quốc. Những người này, họ không là những danh
sĩ, văn gia lỗi lạc thì cũng là những cao thủ võ lâm. Họ không hẳn là người
Việt, mà có cả người Hoa, người Chàm, người Đại lý.
Vũ Uy vương truyền mở tiệc
khoản đãi phái đoàn.
Từ hôm giải phóng được ba
châu Chiêu dương, Văn sơn, Khâu Bắc, vì sợ ba châu từng thuộc lãnh thổ Tống lâu
năm, rồi truyền qua bọn phỉ tặc họ Thân, dân chúng chưa hoàn toàn thần phục,
nền tổ chức cai trị mới chưa vững. Vì vậy vương đem một số văn võ quan thuộc
phủ Vũ Uy cũng như tòa Tổng trấn Bắc cương sang đóng tại Văn sơn.
Bây giờ vương phải bàn giao
cho Chiêu Quốc vương.
Chiêu Minh vương là Phụ quốc
Thái úy, tương đương với ngày nay là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bộ trưởng bộ
Quốc phòng. Vương thay triều đình chứng kiến việc bàn giao chức Tổng trấn Tây
Bắc cương giữa Vũ Uy vương và Chiêu Quốc vương. Ba vương được các châu trưởng
dẫn đi thăm cả ba châu, bàn giao từng người, từng chức vụ, rồi trở về tòa Tổng
trấn Bắc cương nằm trên lãnh thổ Đại Việt cũ. Việc bàn giao trong một tháng thì
hoàn tất.
Vũ Uy
vương nói với em:
– Chú
Ích Tắc là người thông minh, tài trí nhất trong các anh em mình. Chú lại khéo hạ thể
cầu hiền, thu dụng được nhiều nhiều tân khách lỗi lạc, việc trấn nhậm thay anh,
chú dư khả năng. Sau này, khi đi sứ về anh sẽ xin triều đình để chú thay anh vĩnh
viễn. Anh sẽ rũ tay nghỉ ngơi như Hưng Đạo
vương. Khi đất nước hữu sự thì mới cầm gươm trở lại mà thôi.
Vương
chỉ vào tướng sĩ hai hiệu Thiệu Hưng, Văn Bắc:
– Anh
lên đường sang Mông cổ. Khi nào thấy Tống yếu thế, anh cho chim ưng truyền thư
về, em sẽ cho họ lên đường. Tuy nhiên không thể, không nên để hai hiệu binh
nghỉ ngơi mà phải cho họ tập trận khi thì 10 ngày, khi thì một tháng một lần.
Hôm ấy
là ngày mười rằm, phái đoàn Vũ Uy vương khởi hành. Phái đoàn gồm vương, vương
phi, Hồng Nga, Thúy Trang và đội Kỵ mã Long biên, với tỳ nữ, mã phu lên đường đi
Côn minh. Phái đoàn được chánh sứ Lễ bộ thị lang Mông cổ là Mạnh Giáp, phó sứ
Viên ngoại lang Lý Văn Tuấn tiếp dẫn. Vũ Uy vương đã biết rất rõ rằng bọn Mạnh
Giáp là người của Hốt Tất Liệt, mạo xưng là sứ của Đại hãn Mông Ca. Còn bọn
Mạnh Giáp cứ tưởng Vũ Uy vương không biết sự thực, chúng làm bộ làm tịch. Vũ Uy
vương, vương phi cười thầm trong lòng.
Đoàn
người ngựa phải mất ba ngày mới tới Côn minh. Thái sư Ngột Lương Hợp Thai, Phò mã
Hoài Đô, A Truật phát pháo ra ngoài thành đón.
Lễ
nghi tất.
Vũ Uy
vương lên tiếng trước:
– Hưng
Long hoàng đế chuẩn theo lời cầu hôn của Đại hãn Mông cổ:
Truyền gả Hồng Nga nhũ danh Phạm Thúy Hồng tước Linh
mẫn, trang duệ Quận chúa cho Thế tử A
Truật, trưởng tử của Thái sư thân vương Ngột Lương Hợp Thai.
Truyền gả Thúy Trang
nhũ danh Cao Thúy Trinh tước Trinh nhất, anh minh Quận chúa cho đại tướng quân Hoài Đô.
Tiểu vương đưa dâu tới đây để trai
tài, gái sắc thành duyên giai ngẫu.
Ngay ngày hôm ấy Ngột Lương Hợp Thai truyền
bầy tiệc cưới. Trong bữa tiệc ngoài các văn thần võ tướng Mông cổ còn có cả triều
đình Đại lý. Không thấy Khai sơn hầu Tạ Quốc Ninh, Vũ Uy vương hỏi Hoài Đô:
– Phò mã, trước đây chúng tôi có gửi
Vũ sơn hầu đi sứ. Hầu được Thái sư ưu ái, giữ lại ban cho chức tước. Không biết
nay hầu ở đâu? Chúng tôi có thể gặp hầu không?
Hoài Đô đưa mắt nhìn Ngột Lương Hợp Thai:
– Thái
sư mới sai Tạ vào Thành đô có việc. Chiều nay, hay sáng mai Tạ sẽ về.
Sứ đoàn
được ở tại Quán sứ Đại lý. Tuy Vũ Uy vương mang theo 30 Kị mã Long biên, nhưng
Ngột Lương Hợp
Thai cũng cử Thị vệ canh gác vòng ngoài.
Vương
phi hỏi vương:
– Anh
không nghi ngờ gì về sự cố Khai sơn hầu ư?
– Có.
Hoàng Liên là vợ của hầu. Ngột Lương
Hợp Thai biết rất rõ. Khi Hat San đưa Hoàng Liên đến đây
thì có hai trường hợp xẩy ra. Một là hầu nhìn người vợ đầu gối tay ấp, bây giờ thuộc
về kẻ khác. Mà kẻ khác lại là quân thù, hầu đau đớn tìm cách lánh mặt. Hai là
Ngột Lương Hợp
Thai tống hầu đi xa cho khuất mắt.
– Mình
có thể nhờ Hồng Nga, Thúy Trang dò la xem sự thực ra thế nào? Dù sao sáng mai Thúy Trang, Hồng
Nga cũng phải đi với chồng tới đây tạ ơn. Mình sẽ sai hai con bé này làm.
Trong đêm
có chim ưng mang thư tới. Thư của Tây Viễn vương:
“ Sau mười lăm ngày, chúng tôi đã vượt qua Độ khẩu,
vào Thành đô. Từ Thành đô đi Dương bình quan mất 20 ngày. Từ Dương bình quan đến
Lạc dương mất 24 ngày. Đám cưới A Lan Đáp Nhi với Thúy Nga, Ngột A Đa với Thanh
Nga tổ chức trọng thể. Cả Thanh Nga lẫn Thúy Nga, lợi dụng trong lúc hai con
nai A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa say tình, cùng thỏ thẻ tỏ e ngại rằng Hốt Tất Liệt
đang chuẩn bị binh mã từ Trung nguyên kéo về chiếm Khai binh rồi Hoa lâm, diệt
Mông Ca, lên ngôi Đại Hãn. Hai con bé trao cho hai con nai danh sách chân tay
Hốt Tất Liệt cài lại Trung nguyên, của con
bé Bạch Hoa chép trong mật thư của Hốt Tất Liệt. Hai con nai kinh hoàng
nhưng chưa tin hẳn. Chúng đang định gửi mật tấu về Hoa lâm xin lệnh thì mấy hôm
sau chúng nhận được mật chỉ của Mông Ca phải giết hết chân tay của Hốt Tất
Liệt, với một danh sách dài, không khác danh sách của hai con bé Thúy Nga-Thanh Nga làm bao. Thế là hai con
nai nổi máu anh hùng hứa với vợ cương quyêt sẽ bứng hết chân tay của Hốt Tất
Liệt thì dù y có khởi binh vũng vô ích. Hai con nai đem truyện ấy bàn với ta.
Ta cũng nói như hai con bé. Hiện hai con nai đang tiến hành”.
Thư
của Đại Hành:
“Bạch Liên cho biết: Hốt Tất Liệt đang kinh hoàng, vì
y mới nhận được tin Câu khảo cục ra lệnh bắt giam bốn hành tỉnh tại vùng Yên
kinh, Hà Nam, Kinh châu, Lương châu; Mông Ca cử người mới thay thế. Y mất hết
chí khí. Nhưng cũng chưa chịu về Hoa lâm”.
Thư
của Cao Mang:
“Năm nàng Huyền, Thanh, Hồng, Lan, Tử lợi dụng được chồng
sủng ái, làm quen với tất cả vương phi, phu nhân quý tộc Mông cổ. Năm người xử
dụng phương pháp chúng khẩu đồng từ : một là thuật lại vụ Thị thần Tắc Chi
Chiên tuân chỉ Hốt Tất Liệt bắt chúa Tây tạng, Đại lý, Đại Việt nộp vàng bạc,
châu báu, mà không nộp về cho Đại Hãn. Hai là Hốt Tất Liệt dùng Hán pháp, bỏ
tất cả những gì Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng. Tương lai thì Mông cổ bị Hán đồng
hóa. Cả triều đình Mông cổ rúng động”.
Sáng
hôm sau Vũ Uy vương vừa thức giấc thì hai kiệu của Mông cổ đem Thúy Trang, Hồng
Nga do Hoài Đô, A Truật cỡi ngựa hộ tống tới. Vương, vương phi cùng ra đón.
Thoáng nhìn nét mặt Hoài Đô, A Truật như có sự gì lo lắng. Trái lại nét mặt Thúy
Trang, Hồng Nga thì tươi như hoa lan mới nở ban mai.
Lễ
nghi tất. Vương phi Ý Ninh lên tiếng:
– Thế
nào? Nhị vị tướng quân? Hai con bé này tuổi còn nhỏ, chả biết có làm nhị vị
phiền lòng không?
Hoài Đô
mỉm cười:
– Hai
quận chúa Việt thực không hổ danh con cháu Tây Thi, đã xinh đẹp, lại nhũn nhặn,
đàn hát tuyệt vời. Hôm nay hai chúng tôi đến đây để nhờ vương gia gửi lễ vật tạ
ơn Đại Việt hoàng đế, nhất là gửi quà về dâng nhạc gia.
Hoài Đô
xuất ra ba cái hộp bạc, trong mỗi hộp đựng mười củ sâm, và ba bình sành đựng
trà. A Truật nói:
– Đây
là sâm đào trong vùng Bắc Mông cổ. Còn trà là trà Đại lý. Trà này ngoài hiệu năng
thanh tâm định thần, còn làm mất mỡ trong cơ thể *. Trong ba hộp sâm, hộp có
chữ Thiên là Thái tử sâm để dâng lên Hoàng đế. Còn hai hộp có chữ Nhị hồng là sâm
cực quý để dâng lên hai vị nhạc phụ nhạc mẫu. Còn trà thì giống nhau.
Hồng
Nga đưa ra mười nén vàng:
–
Trong đêm động phòng Thế tử cho em mười nén
vàng (100 lượng), em xin gửi cả về biếu cha mẹ em.
Thúy
Trang cũng đưa ra mười nén vàng:
– Em
cũng được Đại tướng quân cho em mười nén vàng. Em nhờ anh chị chuyển về quê cho
cha mẹ em.
Hoài Đô
đem ra một áo giáp sắt trao cho vương:
– Xin
tạ ơn vương huynh cái áo này. Đây là áo giáp chúng tôi thu được trong trận đánh
với bọn Tây vực.
A
Truật đem ra một cái vòng ngọc đỏ chói tạ vương phi.
Vương
phi nói mấy câu tạ ơn, rồi cười:
– Nghĩ
cuộc đời sao lắm hình, nhiều trạng. Mới hôm nào hai vị cùng Ý Ninh này lăn vào
chém giết nhau. Bây giờ các vị là em rể của tôi.
Phi
hỏi thẳng A Truật:
– Sau đem
tân hôn, đáng lẽ hai em phải vui vẻ lắm mới phải, tại sao trên nét mặt lại kém
vui?
Hoài Đô
nhìn A Truật như hỏi ý kiến, A Truật gật đầu trả lời:
– Hai
vị là anh chị của vợ chúng tôi, chúng tôi cũng chẳng dấu gì hai vị. Số là đêm
qua trong phủ phụ vương của tôi xẩy ra một sự cố kinh khủng!
Vũ Uy
vương giật mình:
– Cái
gì đã xẩy ra?
– Trước
khi tiến quân vào Đại Việt, Tế tác cho chúng tôi biết, tại Thăng long, có bẩy
giai nhân. Trên từ Đại hãn cho tới đại vương Hốt Tất Liệt, chư
tướng đều muốn chúng tôi phải bắt cho được 7 giai nhân đó. Sau khi bắt được 7
nàng chúng tôi đưa về Khâu Bắc giao cho Lý Long Vân giữ, rồi mới đây được đưa
về. Phụ vương tôi giữ lại một người, đại vương Hốt Tất Liệt giữ
lại một người. Còn năm người thì đưa về Hoa lâm cống cho Đại hãn.
Vương
phi Ý Ninh cười thầm:
– Khi
trao đổi tù binh, ta đã hỏi, mà chúng mày chối biến. Bây giờ lại chính chúng
mày khai ra, rõ ràng lạy ông tôi ở bụi này. Chúng mày đã nói láo thì tội gì tao
phải nói thực:
– Thế
người đẹp làm thứ phi của Thái sư có hầu hạ người chu đáo không?
– Nàng
rất đẹp, lại múa hát hay, làm bếp giỏi. Phụ vương sủng ái cực kỳ. Nhưng...
– Cái
gì đã xẩy ra?
– Hôm
qua nàng mất tích!
Vương phi hỏi lại:
– Thứ
phi bị gian nhân bắt cóc?
A
Truật lắc đầu:
–
Không biết sự thực ra sao.
Vũ Uy
vương cau mày:
–
Trong phủ Thái sư Thị vệ canh gác cực kỳ
nghiêm cẩn, đến con chim cũng khó bay lọt, thì sao gian nhân có thể hành sự? Chúng
tôi phải vào giúp vương gia điều tra mới được.
Vương
với vương phi truyền lấy xe ra đi. Hoài Đô, A Truật cỡi ngựa dẫn đường ba chiếc
xe. A Truật lệnh cho một Thị vệ phi ngựa báo với Ngột Lương Hợp Thai biết trước.
Từ khi
Đại lý đầu hàng, Ngột Lương
Hợp thai chiếm lĩnh cung Long tiên trong hoàng cung làm
dinh thự riêng. Long tiên là tẩm cung của vua Đại lý, rất rộng, có hồ thủy tạ,
có vườn Thượng uyển trồng không biết bao nhiêu kỳ hoa dị thảo. Đặc biệt trong vườn
còn trồng 36 loại trà, đặc sản của Đại lý.
Đoàn
người ngựa tới cung Long tiên thì đã thấy Ngột Lương Hợp Thai đứng trước
cổng cung đón. Xung quanh cung, Thị vệ gươm đao sáng choang, canh gác cẩn mật.
Lễ
nghi tất.
Vũ Uy
vương lên tiếng trước:
– Nghe
em A Truật nói
rằng trong phủ Thái sư có sự cố. Truyện này ra sao?
Ngột Lương Hợp Thai buồn rười
rượi:
–
Vâng! Một sủng phi của tôi bị mất tích. Không biết nàng bị bắt cóc hay bỏ trốn.
Nàng là người Việt ở Thăng long có tên Lê Thị Phương Dung, còn có tên là Hoàng Liên.
Rồi y
thuật lại việc bắt Hoàng Hoa ra sao, đưa về Khâu Bắc thế nào, bị võ lâm Tống
bắt rồi được An Hát San mua chuộc bọn Tống, đem về cho y. Từ khi tái hợp, vợ
chồng cực kỳ hạnh phúc. Thế rồi hôm qua, y đi duyệt binh về thì không thấy nàng
đâu. Y kết luận:
– Tôi
hỏi cung nữ hầu cận thì chúng khai khi tiễn tôi ra cửa cung rồi, thì nàng thay
y phục, nói rằng dạo chơi trong Ngự uyển.
– Có
thể nào ác nhân đột nhập vào Ngự uyển bắt vương phi đi không?
– Vương phủ của
tôi canh gác nghiêm mật, không lẽ gian nhân lọt vào bắt cóc nàng? Tôi nghĩ có
thể nàng trốn đi chăng?
Thúy
Trang góp ý:
– Thái
sư ơi! Xin Thái sư bình tĩnh lại. Thái sư
phải biết rằng cái việc vợ bỏ chồng đào tẩu dường như chưa từng xẩy ra trong
các nước Đông phương như Cao ly, Trung nguyên, Đại lý, Đại Việt. Vả Lê thị đang
là một cô gái ở Thăng long, một bước trở thành vương phi, lại được Thái sư sủng
ái cùng cực. Hơn nữa gia cảnh nàng, cha mẹ nghèo khó. Chỉ cần một lượng vàng
cũng dư sống đến hơn năm. Tôi nghe A Truật nói trong đêm tái hồi, Thái sư ban
cho vương phi mười nén vàng (100 lượng). Vì vậy đối với vương phi, vương gia
vừa là người tình, vừa là người chồng, vừa là ân nhân. Hiện nhị vị đang tuần trăng
mật, vợ chồng ân ái mặn nồng, có đâu vương phi bỏ đi?
Vương
phi Ý Ninh nhắc:
– Thái
sư đã kiểm điểm lại phòng ngủ của vương phi chưa? Nếu như vương phi trốn đi,
tất nàng đem theo nữ trang, y phục. Còn như nàng bị bắt cóc thì tất cả vẫn y
nguyên.
– Ừ
nhỉ! Người ngoài cuộc cờ bao giờ cũng tỉnh táo. Tôi bị xúc động mạnh nên không
chú ý. Xin mời vương gia, vương phi dời gót vào dinh giúp tôi ý kiến cần thiết.
Vào
trong cung, Ngột Lương Hợp
Thai cùng cung nữ thân dẫn vương phi Ý
Ninh vào phòng của Hoàng Liên.
Vương
phi hỏi:
– Thường
ngày y phục, nữ trang của vương phi để đâu?
Cung nữ chỉ cái tủ lớn:
– Y
phục Hoàng vương phi để trong tủ này.
Hai
cánh tủ đóng chặt, có khóa bên ngoài. Ý Ninh thấy bộ quần áo cánh treo ngay đầu
dường, đây là bộ quần áo Hoàng Liên vẫn mặc khi ngủ, trong thời gian ở Văn sơn:
– Nhất
định vương phi đi ra ngoài rồi bị bắt cóc, vì bộ quần áo Việt này là bộ quần áo
ngủ. Nếu vương phi bị bắt ở đây thì bộ y phục ngủ mặc trên người chứ đâu có còn
tại đầu giường?
Ngột Lương Hợp Thai sai phá
cửa tủ. Hai cánh mở ra, bên trong mấy chục bộ quần áo, bộ thì xếp ngay ngắn, bộ
thì treo. Cạnh đó là ba hộp nữ trang. Ngột Lương Hợp Thai mở nắp
hộp ra, tất cả nữ trang y cho Hoàng Liên vẫn còn nguyên. Y hỏi Ý Ninh:
– Vương
phi nghĩ sao?
– Nếu
vương phi trốn đi thì sẽ mang nữ trang và ít nhất mấy bộ quần áo theo. Đây tất
cả còn y nguyên thì rõ vương phi không trốn đi. Vương phi lại không bị bắt tại đây,
vì vương phi mặc phẩm phục đi ra ngoài. Tôi giải đoán: vương phi thay y phục,
mặc phẩm phục rồi đi đâu đó. Hoặc vương phi bị bắt, hoặc vương phi chưa về chăng?
Thúy
Trang vẫn chưa hết thắc mắc:
– Thái
sư đã hỏi binh canh chưa? Nếu như vương phi đi đâu thì phải gọi mã phu, thị vệ đi
theo chứ?
– Từ
hôm Hoàng Liên trở về đây, nàng thích dùng xe ngựa thăm thắng cảnh Côn minh.
Tôi đích thân đi với nàng. Còn như tôi bận thì mỗi lần đi nàng mang theo ít
nhất hai cung nữ, bốn thị vệ, và một mã phu. Hôm qua khi duyệt binh trở về không
thấy nàng, tôi hỏi mã phu, cung nữ, thị vệ, binh canh... tất cả đều nói: từ
sáng sớm không ai thấy nàng đâu.
Hồng
Nga tiếp:
– Khải
phụ thân, như vậy vương phi không ra cửa thì vương phi dạo chơi trong Ngự uyển
rồi bị bắt cóc chăng?
A
Truật cãi:
–
Trong vương phủ này, xung quanh cung Long tiên Thị vệ canh gác cẩn mật. Ngoài
sân lại có chó gác. Người lạ không thể đột nhập vào.
Vương
phi Ý Ninh phân tích:
– Gian
nhân bắt vương phi Hoàng Liên phải là người có ba điều kiện. Một là bản lĩnh võ
công cao cường. Hai là phải thông thạo đường lối trong cung. Ba là chó canh
phòng quen biết y.
Vũ Uy
vương đề nghị:
– Quân
gian bắt vương phi chắc chưa đưa đi xa. Xin Thái sư cho chó ngửi y phục vương
phi, rồi sai Cẩu binh dẫn chó đi khắp hang cùng, ngõ hẻm, hy vọng tìm ra nơi
chúng giam người. Tôi có mang theo 12 chim ưng, chúng đều biết mặt vương phi, để
tôi sai chúng bay lượn quanh đây, nếu thấy vương phi, chúng sẽ báo cho tôi
biết.
Hồng
Nga, Thúy Nga cùng nhìn nhau, như muốn nói riêng thầm: trường hợp này hơi giống
vụ Thanh Nga bị Ngột A Đa bắt.
Rời
cung Long tiên trở về Quán sứ, vương hỏi vương phi:
– Em
có thấy gì khác lạ không?
–
Hoàng Liên bỏ trốn chứ không phải bị bắt cóc.
–
!!!?!!!?
– Khi
rời Văn sơn ra đi, Linh văn thất liên được triều đình ban cho mỗi người hai bộ
phẩm phục Quận chúa, cùng nữ trang. Mỗi nàng còn có 5-6 bộ y phục Đại Việt, bao
gồm những bộ mặc khi múa hát, khi nghỉ ngơi. Thế mà trong tủ không thấy bất cứ một
món gì còn lại. Như vậy nàng trốn đi, khi trốn nàng chỉ mang những gì của mình
mà không mang y phục Đại lý, Mông cổ, nữ trang mà Ngột Lương Hợp Thai tặng cho.
– Lý
của em không vững! Chúng mình đã biết rất rõ về Hoàng Hoa. Thứ nhất, cô nàng là
người tham lam, bố mẹ lại nghèo, thế tại sao khi trốn đi nàng không mang vàng,
ngọc Ngột Lương Hợp
Thai cho? Thứ nhì, suốt thời gian từ khi gặp Dã Tượng ở Trấn trì, cho đến lúc
về Văn sơn, lúc nào cô nàng cũng tưởng nhớ đến Ngột Lương Hợp Thai, mà không
đoái hoài đến Vũ sơn hầu là chồng chính thức. Nay nàng được ở cạnh Ngột Lương Hợp Thai, thì là điều
nàng cầu mong. Tại sao nàng trốn đi? Thứ ba, nàng trốn, thì trốn đi đâu? Thân
gái dặm trường? Trốn về Đại Việt ư, nàng đang thi hành sứ mệnh triều đình trao cho,
mà bỏ trốn thì cả nhà sẽ bị chết chém, nàng sẽ bị voi dầy, ngựa xé. Còn như
trốn lại ở Đại lý, thì ai chứa? Đất khách quê người, sống với ai? Cái mấu chốt
của vấn đề là tại sao nàng không mang vàng bạc, nữ trang theo?
–
Trong năm ngày nữa, Hồng Nga, Thúy Trang tới đây từ biệt mình, mình phải hỏi
cho ra lẽ.
Trong
suốt năm ngày, La An thả
chim ưng bay quanh Côn minh tìm kiếm mà tuyệt không thấy tin tức Hoàng Liên. Năm
ngày sau, khi bình minh ló dạng thì Hồng Nga, Thúy Trang đến. Vương phi hỏi:
– Các
em thu lượm được tin tức gì về Hoàng Hoa không?
Hồng
Nga than:
– Ngột
Lương Hợp
Thai họp bộ hạ thân tín. Y nghi Hoài Đô bắt Hoàng Liên để ra điều kiện đòi cha
con y phải bỏ Hốt Tất Liệt theo Mông Ca. A Truật không tin. Hiện Ngột Lương Hợp Thai trải người
quanh Hoài Đô dò xét. Thúy Trang ở cạnh Hoài Đô, có thấy y điều động bộ hạ bắt
Hoàng Hoa không?
Thúy
Trang lắc đầu:
– Em
dám quả quyết Hoài Đô không bắt Hoàng Liên. Chính Hoài Đô than với em rằng không biết ai đứng đằng sau vụ bắt cóc
này. Không lẽ là Câu khảo cục? Em cãi lại rằng Câu khảo cục không làm điều đó.
Vì Câu hảo cục do A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa cầm đầu, hai người có toàn quyền
trong tay. Nếu muốn, họ có thể ra lệnh câu lưu cha con Ngột Lương Hợp Thai. Hoài Đô công
nhận em có lý.
Thúy
Trang tiếp:
– Em
thấy Hoài Đô tỏ ra vui mừng, vì Ngột Lương
Hợp Thai là một lão tướng, bạn thân của Hốt Tất Liệt.
Hoài Đô được lệnh Đại hãn Mông Ca kiềm chế cha con Ngột Lương Hợp Thai, mà y
không làm nổi. Bây giờ trong phủ đệ của Ngột Lương Hợp Thai canh gác
nghiêm mật như vậy mà sủng phi bị bắt cóc đi, thì uy tín không còn nữa.
Hồng
Ngát nói xẵng:
– Chị
nghĩ, nhất định Hoài Đô làm. Em biết, mà em dấu chị. Lẽ nào Hoài Đô làm truyện
tầy trời này, mà y cho em biết?
Thúy
Trang bực mình:
– Em tuy
nhỏ tuổi, nhưng chồng em sủng ái cực kỳ. Ngay từ đêm động phòng, y đã nói với
em tất cả những kế hoạch giữ tướng sĩ Mông Cổ không cho Hốt Tất Liệt khống chế.
Y lại muốn nhờ em nói với chị, để lôi kéo cha con Ngột Lương Hợp Thai nữa kia
mà.
Thấy
hai cô em mới lấy chồng, đang say tình, ai cũng bênh chồng mình, quên sứ mạng
Tây Thi mà Đại Việt trao cho, có thể hỏng đại cuộc. Trước đây Vũ Uy vương đã
tiên liệu khi đưa hai nàng về nhà chồng rồi, không ngờ vụ việc này xẩy ra quá sớm;
vương phi Ý Ninh gọi hai nàng vào phòng kín:
– Trước
khi đi, các em đã được giảng giải đầy đủ nhiệm vụ phải làm những gì. Các em
hiện lĩnh danh dự một Quận chúa với sứ mệnh làm Tây Thi. Cha mẹ đang hưởng hồng
ân nơi quê nhà. Một trong những nhiệm vụ các em là gây chia rẽ giữa Hốt Tất
Liệt với Mông Ca. Tại đây bên Hốt Tất Liệt, đại diện là Ngột Lương Hợp Thai, A Truật;
bên là Mông Ca mà đại diện là Hoài Đô. Bây giờ xẩy ra vụ Hoàng Hoa mất tích là
dịp bằng vàng để chúng ta đổ dầu vào đám cháy Mông Ca, Hốt Tất Liệt. Các em là hai
Tây Thi. Các em cần kéo Ngột Lương
Hợp Thai xa Hốt Tất Liệt, khuyên Hốt Tất Liệt bỏ Trung
nguyên về Mông cổ. Tại sao các em lại hành sử như bọn con gái quê mùa thất học,
ích kỷ bênh chồng mình vô lý? Các em phải làm chủ trong truyện vợ chồng, tìm
cách xen vào việc làm của chồng càng nhiều càng tốt. Các em là con cháu vua Trưng
mà!
Hồng
Nga tỉnh ngộ, nàng nắm tay Thúy Trang:
– Chị
xin lỗi em. Bây giờ chúng ta nghe lệnh của vương gia.
Vũ Uy
vương nói thực chậm:
– Bây
giờ Hồng Nga nhân lúc chồng đang say tình thỏ thẻ tỏ ra tha thiết đến an nguy
của bố chồng, của chồng mà than rằng:
“ Phụ thân là Thái sư, là Thân vương, cầm trọng binh trong
tay. Anh là tướng tài, mà ngay trong phủ bị gian nhân bắt sủng phi của phụ
thân. Ai gây ra vụ này? Hiện các nước quanh đây như Tây tạng, Đại lý, Đại Việt đều
không thần phục ta cả rồi. Ví dù họ không thần phục, thì cũng không có khả năng
làm. Rõ ràng vụ này do Đại hãn Mông Ca sai thủ hạ làm. Em lo nghĩ đến an nguy
của phụ thân, của anh. Anh ơi! Xung đột giữa
Đại hãn Mông Ca với Đại vương Hốt Tất Liệt là
truyện anh em người ta tranh quyền. Bây giờ phụ thân với anh theo Hốt Tất Liệt, tương lai Đại vương bị hại, thì tính mệnh
phụ thân khó toàn, mà anh với gia đình cũng bị vạ lây. Chi bằng ta nài nỉ phụ
thân khuyên Đại vương về Hoa lâm phục mệnh. Đại vương đi thì phụ thân với anh sẽ
nắm đại binh quyền vùng Đại lý này trong tay, phụ thân ngồi trên vua Đại lý. Tương
lai ngôi vị này sẽ về tay anh. Ngay bây giờ khi Hốt Tất Liệt về Hoa lâm, Đại
hãn Mông Ca biết rõ do phụ thân khuyên, người ắt trọng dụng phụ thân với anh”.
Còn
Thúy Trang thì khuyên Hoài Đô rằng:
“ Anh ơi! Mình là người của Đại hãn, mình cần phải khuất
phục lão tướng Ngột Lương Hợp Thai, khuyến dụ ông ấy bỏ Hốt Tất Liệt. Hiện con
dâu ông ấy là Hồng Nga, bạn với em. Qua mối liên hệ ấy mình kéo A Truật. A
Truật kéo bố. Nay cái vụ Hoàng Liên mất tích, mình cứ đổ cho bọn Câu Khảo cục để
dọa y là xong”.
Vương
phi nắm tay Hồng Nga, Thúy Trang:
– Hai
em đều mang trọng trách tuyệt mật trong người. Bất cứ việc gì xẩy ra, bất cứ
làm gì chị em cũng phải bàn với nhau. Nếu một trong hai em làm lộ nhiệm vụ mình
thì tính mạng khó toàn, mà giữa Đại Việt với Mông cổ sẽ có chiến tranh, bố mẹ,
gia đình cũng bị vạ lây.
Một
Thái giám phi ngựa tới chắp tay nói với Hồng Nga:
– Xin
phu nhân về ngay, chánh phi từ Yên kinh vừa tới.
Vương
hỏi:
–
Chánh phi là ai?
Hồng
Nga đáp:
– Là
thân mẫu của A Truật, bà là mẹ chồng em. Theo A Truật kể: bà là công chúa Tây
hạ, nguyên phối của Ngột Lương
Hợp Thai, do Thành Cát Tư Hãn cưới cho. Bà là một nữ tướng
Kỵ binh dùng binh như thần, kiếm pháp thần thông. Bà có nhiều huân công với
Mông cổ. Khuê danh của bà là Trần Hy Hà*. Hy Hà là tên con sông lớn nằm trên
biên giới Tây Hạ với Trung
Nguyên. Trần nghĩa là bụi chứ không phải họ Trần. Ngoài ra bà còn
là một người tinh thông nhạc lý. Dù nhạc Trung nguyên, dù nhạc Mông cổ, dù nhạc
Tây hạ, bà đều giỏi.
Phi
hỏi:
– Liệu
bà có gây rắc rối với em không?
– Em
nghĩ là không. Theo A Truật nói bà là người có học thức rất rộng. Bà cùng một
số danh sĩ Trung nguyên khuyên Hốt Tất Liệt dùng Hán pháp để an dân. Vì vậy người Hán mới theo
Hốt Tất Liệt.
– Em
có biết lý lịch bọn Hán cạnh Hốt Tất Liệt tên gì không?
– Em
chỉ nghe nói những tên như Diêu Khu là quân sư. Các tướng tài như Liêm Hy Hiến,
Cao Bằng
Tiêu, Lưu Hắc Mã. Các tướng văn võ toàn tài, mưu trí tuyệt cao như A Lý Hải
Nha, Ba Nhan, Lý Hằng. Hai tướng võ công vô địch là Toa Đô, Ô Mã Nhi.
Vương
ban chỉ:
– Em
cố dò hỏi lý lịch của bọn thủ hạ Hốt Tất Liệt về nguồn gốc, tài năng, gia cảnh,
sở thích, tật xấu. Càng chi tiết càng tốt.
Hồng
Nga, Thúy Trang vội bái biệt Vương, Vương phi lên xe vào thành ngay.
Hai
hôm sau, chim ưng mang thư của Hồng Nga:
“ Khải vương gia! Em trở về thành thì A Truật dẫn em
vào ra mắt bà Hy Hà. Bà ở trong phòng mà Hoàng Liên ở trước đây. Bà điều tra rất
kỹ về Hoàng Liên. Bà than rằng ông chồng bà không tự trọng! Ai lại đường đường
là Thân vương, mà đi nạp một con điếm làm thứ phi... Bà với em nói truyện bằng tiếng Trung nguyên
vùng Lâm an. Bà biết em là Quận chúa Đại Việt giỏi ca múa, đàn hát, nội trợ khéo.
Bà tát yêu em, ôm em rồi cho em một con
phụng bằng bạc, dát viên bảo ngọc đỏ tươi. Em vào bếp làm giò, chả cá, bún chả
Thăng long mời bà ăn. Bà thích lắm. Đi đâu bà cũng mang em theo. Bà giới thiệu em là Quận chúa Đại Việt.
Bà dành ra hai ngày cùng em đàm đạo về âm luật. Bà dạy
em sử dụng đàn chậu, đàn nước. Sau khi nghe em hát Quan họ, Trống quân, Ả Đào, Xẩm. Bà đặt ra mấy bản hát
Quan họ, Xẩm bằng tiếng Hoa Lâm an.
Bà tiết lộ rằng bà không muốn chồng con về Hoa lâm, mà
phải cùng Hốt Tất Liệt, phất cờ tranh ngôi Đại hãn với Mông Ca”.
Vũ Uy vương than:
– Bà
này xuất hiện là một trở ngại lớn cho ta! Làm sao đây?
Lại có
thư của Tây Viễn vương:
“Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn không phải là sứ thần của triều
đình Mông cổ. Hốt Tất Liệt mạo danh Mông Ca sai chúng đi. Việc đòi triều đình Đại
Việt gửi con trưởng làm con tin do Hốt Tất Liệt đưa ra, chứ Mông Ca không biết
gì. Vậy khi nào Vũ Uy vương lên đường vào Thục, báo cho tôi biết. Tôi cung cấp
tin này cho hai con bé Thúy Nga, Thanh Nga. Chúng sẽ thúc A Lan Đáp Nhi, Ngột A
Đa sai người đón đường câu lưu bọn sứ của Hốt Tất Liệt. Vũ Uy vương phải giả như
không biết gì, cứ khai rằng lên đường đi Hoa lâm yết kiến Đại hãn Mông Ca”.
Vương
phi Ý Ninh gửi thư cho Tây Viễn vương, thuật lại tất cả biến cố tại Côn minh.
Chiều
hôm ấy, La An khải
với Vũ Uy vương:
– Vương
gia, chim ưng báo cho biết có người nhà mình đang ẩn thân ở Thiện xiển, về phía
Bắc Côn minh khoảng 50 dặm, xin vương gia định liệu.
Vương
hỏi vương phi:
– Em
thử đoán xem, có thể là Hoàng Hoa không?
– Không
lẽ. Anh với em phải đến xem là ai.
– Được.
Vương
ban chỉ:
– La An, em phái cho ta
một cặp chim ưng hộ tống dẫn đường đến chỗ người nhà mình.
– Vương
đi bằng ngựa hay xe?
– Bằng
ngựa, vì biết đâu người này ở trong vườn, trong rừng!
Vương,
vương phi đeo kiếm vào lưng, rồi lên ngựa theo chim ưng dẫn đường.
Trời
nhá nhem tối. Vương, vương phi rời khỏi thành Côn minh, đi về phía Bắc, vượt
qua khoảng 45 dặm theo lộ lớn thì chim ưng dẫn vào con lộ nhỏ tới ngọn đồi, rồi
lao xuống một căn nhà khang trang, nằm trên đỉnh. Bên trong căn nhà ánh đèn chiếu
ra sáng rực. Ngọn đồi có lối lên rộng rãi. Vũ Uy vương cùng vương phi dấu ngựa
vào khu cây cối rậm rạp, rồi tung mình lên một cây cao quan sát: căn nhà không
tường bao bọc, cũng không hàng rào. Ngoài sân có 6 xe ngựa: hai cỗ tứ mã, bốn
cỗ song mã. Thấp thoáng có hai người tay mang đoản đao đi đi lại lại canh gác.
Phi bàn:
– Dường
như trong nhà có cuộc họp gì đó. Những người họp đến từ xa bằng xe ngựa. Mình
có nên đường đường chính chính xin vào gặp chủ nhân không?
–
Không! Vì ta đâu biết chủ nhân là ai? Mình cần khống chế bọn canh gác,
nghe ngóng trước đã.
Hai người
buông cành cây đáp nhẹ nhàng xuống đất, rồi lần lên dốc đồi. Quan sát xung
quanh sân: hai thiếu niên canh gác, tay lăm lăm đoản đao đứng trấn hai góc căn
nhà. Vương ra hiệu cho vương phi. Phi móc túi lấy ra hai viên Lạc hồn phấn, vận
âm kình hướng hai người bắn tới. Hai viên thuốc bay nhẹ nhàng, không tiếng động,
tới trước mặt hai người thì tan thành bụi. Hai thiếu niên đang đi đi lại lại,
thình lình thấy mùi hương thơm ngát, rồi chân tay bải hoải. Cả hai ngồi xuống
bậc thềm, chìm vào giấc ngủ. Dấu hai người vào bụi hoa, vương phi tung mình lên
nóc nhà, còn vương thì nép vào bụi hoa cạnh cửa sổ nghe ngóng.
Phi
vận âm kình vào ngón tay chỏ, rồi xuyên thủng ngói, ghé mắt quan sát: trong căn
phòng lớn, có tất cả 24 người. Nam có, nữ có, tăng có, tục có, già có, trẻ có.
Họ cùng ngồi dưới nền nhà. Một người to lớn, trang phục vương tước Đại lý. Ông
ta kể những nhục nhã mà dân Đại lý phải chịu từ khi nội thuộc Mông cổ. Cuối
cùng ông ta kết luận:
– Bây
giờ Hốt Tất Liệt đã về Quan trung. Y trao quyền cho Ngột Lương Hợp Thai, Hoài Đô,
A Truật. Ngột Lương Hợp Thai
mới bị Đại Việt đánh bại. Quân số còn chưa quá 5 vạn. Trong 5 vạn thì bốn vạn
là quân hỗn hợp nửa Mông cổ, nửa Đại lý, đóng xa Côn minh. Chỉ có vạn phu đóng
tại Côn minh là thuần Mông cổ. Chúng ta còn đợi gì mà không khởi binh, tái lập nền
tự chủ?
Ông ta
quay lại hỏi một người râu dài, nhưng còn trẻ.
–
Không biết Chu Thái úy có
cao kiến gì không?
–
Những điều mà vương gia nói, thần cũng như chư vị huynh đệ hiện diện đau đớn
không thể tả siết. Than ôi! Núi khóc, sông rên. Vương gia ơi, khổ một điều là
nhà vua, triều đình chịu lệ thuộc Mông cổ, chúng ta hô sĩ dân khởi binh không
ai nghe theo, rồi lại bị chính quân triều đình đánh dẹp mới đau.
Nghe đến
đây vương phi nhủ thầm:
– Thì
ra người này là Chu Anh, lĩnh
chức Thái úy triều đình Đại lý. Khi vua Đại lý là Đoàn Hưng Trí hàng Mông cổ, chịu
lệ thuộc để tồn tại, thì ông cùng hoàng đệ là Đoàn Hưng Tín, Tể tướng Cao Minh phản đối, nhưng
nhà vua không nghe. Người mặc vương phục kia chắc là Đoàn Hưng Tín đây.
Chu Anh quay lại nói với
cử tọa:
– Hay
là chúng ta ra tuyên cáo kể tội Đoàn Hưng Trí, phế bỏ y, tôn Trấn Nam vương lên
làm hoàng đế, hô hào toàn dân khởi binh phục hồi chính thống.
Trấn
Nam vương Đoàn Hưng Tín
than:
– Như
vậy thì chúng ta lại có nội chiến.
Ông ta
hỏi một người ngồi cạnh:
– Cao đệ!
Cao đệ nhiều mưu trí, Cao đệ nghĩ sao?
Vương
phi Ý Ninh nhủ thầm:
– Người
này chắc là Tể tướng Cao
Minh đây.
Cao Minh trầm tư một lúc
rồi bàn:
– Đầu
tiên chúng ta phải tìm cách bỏ thuốc độc vào thức ăn của cha con Ngột Lương Hợp Thai, Hoài Đô
với Vạn phu Mông cổ tại Côn minh. Rồi Chu Thái úy suất lĩnh Ngự
lâm quân chiếm Côn minh, phế Đoàn Hưng Trí, tôn vương gia lên ngôi cửu ngũ, ban
hịch toàn dân đuổi giặc. Bấy giờ ta liên kết với Tống, Đại Việt thì lo gì không
giữ được nước.
––––––––
Ghi chú về trà Đại Lý.
* Lãnh
thổ Đại lý hồi đó, sau này Thế tổ Hốt Tất Liệt cho sát nhập vào lãnh thổ Trung
nguyên, đặt tên mới là Vân Nam. Bấy giờ là thế kỷ thứ 13, dân chúng Đại lý đã
tìm ra được đặc tính của trà trồng trong lãnh thổ của họ là:
Thanh tâm, định thần.
Song
sau này họ không tìm ra được đặc tính gì hơn. Mãi tới thập niên 90 của thế kỷ
thứ 20, ba cơ sở y tế của Pháp là Đại học y khoa Henri Mondore (Créteil) , Hội
nghiên cưu y học Á châu (Association pour la recherche de la Médecine Asiatique ARMA),
Viện Pháp Á (Institut Franco-asiatique) đã nghiên cứu về hai loại trà Vân Nam
tên thương mại là Toucha và Haoling có đặc tính giảm Cholestérol, Triglycéride
ngang với các loại thuốc. Tôi xin đính kèm tài liệu này, để giúp độc giả hiểu
về trà Vân Nam có thể khống chế hai con ác quỷ cholestérol, triglycéride.
Đôi lời giới thiệu
Viện
Pháp-Á, trân trọng trình bầy với các vị bác-sĩ, dược-sĩ, y-tá, nữ hộ-sinh, cùng
dinh-dưỡng viên cũng như quý độc giả tài liệu nghiên cứu về loại trà có khả năng
trị chứng mỡ cao trong máu (cholestérol, triglycéride) bằng bốn ấn bản khá
nhau: Việt, Anh, Pháp, Hoa.
Như
quý vị biết, hơn đâu hết, tại châu Âu, Mỹ, Úc, chứng:
Hyperdyslipidémie
(hypercholestérolémies, hypertriglycéridémies)
là mối lo âu lớn lao của chúng ta. Hai
loại mỡ trong máu lên cao, dần dần đưa đến tình trạng bệnh tim, tắc tĩnh động
mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo. Đối với người Âu, Mỹ, Úc gốc da trắng, khi
hơi thấy hai loại mỡ này lên cao, lập tức tìm bác sĩ điều trị. Họ theo dõi lời
khuyên của thầy thuốc cực kỳ chu đáo. Vì vậy ít tai nạn.
Một
thiểu số dân chúng gốc da mầu, tuy sống trong những nước mà nền y học cũng như
bảo hiểm sức khoẻ cực kỳ chu đáo, nhưng lại coi thường hai con ác quỷ
Cholestérol, triglycéride. Bởi khi bị hai chứng trên, đa số chẳng gây trở ngại
gì hơn là mập ra. Bệnh nhân không biết mình đã bước một chân vào quan tài, lại còn
tự an ủi mát da, mát thịt rồi phát tướng, phát tài. Khi lăn đùng ra, chở vào y
viện, gần như trăm người, đến tám mươi người khiến y sĩ bó tay.
Dù
người da trắng, da mầu chăng nữa, khi y sĩ tìm ra hai loại mỡ cao trong máu, đều
khuyên nên uống một vài loại thuốc. Thông thường phải uống cả đời. Loại thuốc
này gây ra nhiều phản ứng khó chịu, khiến bệnh nhân không muốn tiếp tục lâu dài.
Nhất là bệnh nhân da mầu. Đa số bệnh nhân muốn có loại trị liệu khác, như ăn,
uống chẳng hạn. Vừa ngon, vừa khỏi bệnh.
Một
dịp may, phái đoàn của viện Pháp-á và cơ sở nghiên cứu y học ARMA, trong dịp sưu
khảo nghiên cứu năm 1982 tại Cộng-hoà nhân dân Trung-quốc, đã phát hiện ra loại
cây Phản-phì xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất sau tây lịch; tưởng tuyệt giống đã
lâu. Loại cây nấu lên uống vào có tác dụng làm mất mỡ trên cơ thể. Phái đoàn
lập tức hái mấy chục kilo đem về thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm thì thấy rằng đó
là họ trà, mà trong dân gian không biện biệt được sự khác biệt của nó với các
loại trà thông thường. Uống loại trà này có thể thay thế hết các thứ thuốc trị mỡ
cao trong máu. Nếu dùng trong vòng ba đến năm tháng, nó có khả năng trị tuyệt
chứng hiểm nghèo này. Trà mang tên Hao-ling. Hao là tên nữ bác sĩ Shu Vi Hao
ở Vân-Nam. Liên (Ling) là tên nữ tài tử Chan Ngu Ling ở Hương-cảng. Hai cô đã đóng
góp rất nhiều công, hướng dẫn phái đoàn trong việc đi tìm cây phản phì.
Hiện
trên thị trường có rất nhiều loại trà. Gốc từ Trung-quốc như Ô-long, Thiết quan
âm, trà xanh, trà sen, trà hoa-lài. Gốc từ Tích-lan như trà Ceylan. Gốc từ
Việt-Nam như trà Phú-thọ, Blao v.v. Mỗi thứ trà có một hương-vị khác nhau. Về phương
diện tác dung y-học càng khác nhau hơn nữa. Nguyên ủy của sự khác nhau là
giống-trà, thủy-thổ nơi trồng, phương pháp trồng, thời gian hái, và nhất là
cách ướp trà. Hầu như khi người ta
uống trà, thì chỉ nghĩ đến hương vị mà thôi, ít người nghĩ đến tác dụng của trà
cho sức khoẻ.
Loại trà Hao-ling có nguồn gốc rất cổ xưa, mọc hoang, nay
mới được thử nghiệm bằng phương pháp y-học Tây-phương, rồi đem trồng để dùng
trong khoa trị bệnh.
Xin độc giả đừng lầm
Hao-ling với những loại trà khác, vì Hao-ling là sản phẩm dược-khoa, được bầy
bán tại các dược phòng (pharmacie), dược thảo (herboriste), và cửa hàng dinh dưỡng
(diététique). Còn các loại trà khác là thứ trà tiêu khiển bán tại các cửa hàng
thực phẩm. Hai loại trà này cùng sản xuất từ Vân-Nam, nhưng tác dụng không
giống nhau.
Trà Hao-ling được công ty Pagode đem bán trên thị trường. Công ty FIMEX là đại lý độc quyền trên
lãnh thổ C.E.E (Thị trường chung châu Âu).
Sau đây chúng tôi lược qua về công
cuộc nghiên cứu Hao-Ling. Tài liệu nghiên cứu chính thức viết bằng Pháp-văn,
Anh-văn, Hoa-văn. Vì người điều khiển và có công đầu trong việc nghiên nghiên
cứu, là Giáo-sư Trần Đại-Sỹ, giám đốc Trung-quốc sự vụ tại viện Pháp-Á .
Ông vốn gốc là người Việt, đầy tự hào về tộc Việt, nên chúng tôi cho ấn hành
bản Việt-ngữ để làm vui lòng ông.
Chúng tôi đã tước bỏ phần nghiên cứu
quá chuyên môn, cũng như danh từ y khoa, để độc giả có kiến thức bậc trung cũng
hiểu được, và có thể tự trị loại bệnh đáng sợ này.
Chúng tôi trân trọng ghi ơn các vị
sau đây đã giúp đỡ chúng tôi bằng nhiều phương tiện khác nhau, để công cuộc nghiên
cứu được thành công mỹ mãn:
Đại học y khoa Côn-minh, Vân-Nam, Cộng-hòa
nhân dân Trung-quốc.
Trung-y học viện Vân-Nam, Cộng-hoà nhân dân Trung-quốc.
Các bác sĩ,
xích-cước y sinh (Y sĩ chân đất)
Vân-Nam, Cộng-hòa nhân dân Trung-quốc.
Đại học y khoa
Henri Mondor, Créteil. Pháp.
Bác-sĩ giám đốc cơ quan nghiên cứu y học
Á-châu hoàng gia Tây-ban-nha.
Ông giám đốc công ty FIMEX, Pháp.
Các bác sĩ, dược sĩ thuộc cơ sở nghiên cứu ARMA.
Paris ngày 5 tháng 4 năm 1993
Viện-trưởng viện Pháp-á.
Giáo-sư
Inge Pape Vareille.
Phụ
trách dịch sang Việt-ngữ,
Bác-sĩ
Trần-thị Phương-Châu (Gynécologie)
Phúc trình kết quả
ĐI TÌM LẠI MỘT LOẠI CÂY,
tuy vẫn tồn tại,
Nguồn gốc của sản phẩm
Sản phẩm
gốc từ cây trà, thuộc họ Camélia Sinensis L. Nhưng trà cũng như người. Con người
chúng ta có người da trắng, người da vàng, người da đen, người da đỏ. Mà người
da trắng cũng có hằng trăm giòng giống khác nhau... thì trà cũng có hằng may trăm
bộ tộc. Ở đây tôi chỉ nói về cây trà có tên là Phản-phì, mà lá khi ta uống vào
có khả năng trị chứng mỡ cao trong máu.
Từ thế kỷ
thứ nhất, khi tỉnh Vân-Nam còn là đất Tượng-quận thuộc đế quốc Lĩnh-Nam, người
ta đã huyền thoại nhiều về một loại cây hoang, mà khi đem lá nấu lên uống, sẽ
mất hết mỡ. Người ta đặt tên cây này là Phản phì. Phản là chống lại. Phì là béo.
Bấy giờ đế
quốc Lĩnh-Nam dưới quyền cai trị của một nữ hoàng-đế tên Trưng-Trắc (39 sau
Tây-lịch). Sau khi triều đại Lĩnh-Nam xụp đổ (44 sau Tây-lịch), không thấy nói đến
nữa.
Mấy thế kỷ sau, sắc dân Thái thuộc tộc Việt ở
Vân-Nam nổi lên chống lại người Trung-quốc, lập ra triều đại mới, xưng là nước Đại-lý,
bấy giờ cây Phản-phì được nhắc tới, trong bộ Đại-lý thông chí. Trong bộ sách
trên nói rằng:
« Quan Thái-sư Ngột Lương Hợp
Thai mang quân vượt núi đánh Giao-chỉ (Tên cũ của Việt-Nam). Nhưng ngựa kéo xe tải
lương béo quá, vượt núi không được, phải thả vào thung lũng nghỉ ngơi. Ngựa ăn
loại cây Phản-phì, nên ít hai tháng sau, bụng hết mỡ, vượt đèo dễ dàng. Quan
Thái-sư ra lệnh cho dân chúng cung cấp lá cây Phản-phì cho những con ngựa béo ăn
vào, chúng trở thành khỏe mạnh ».
Nhưng sau trận đại chiến 1258, quân
Mông-cổ bị quân Việt đánh tan, từ đấy, không thấy ai nói đến loại cây Phản-phì nữa.
Vì những tam sao, thất bản, nên về
sau người ta cho rằng Phản-phì là một loại cây huyền thoại. Sự thực nó thuộc họ
trà. Bởi tất cả các trà ở Vân-nam đều có đôi chút khả năng tiêu hóa tốt, sau
mỗi bữa ăn có nhiều mỡ. Những trà này mang nhiều thứ tên khác nhau.
Vào năm
1981, trên tạp chí y học địa phương Vân-Nam, có đăng một truyện ngắn mang tựa đề
Ngạ phu, của nữ bác sĩ Shu Vi-Hao (Chu Vĩnh Hảo). Nội dung kể truyện một anh
chàng ăn không bao giờ biết no, hơi làm là mệt, nhưng về phương diện tình dục,
một ngày giao-hoan đến ba lần vẫn chưa đủ, đến nỗi vợ chịu không nổi phải xin
ly dị. Trong đó có đoạn nói:
« ...
Lỡ có béo, chỉ cần gặm ít lá cây Phản-phì là hết ngay ».
Đối với
tiểu thuyết, không bao giờ ban điểm báo viện Pháp-á chú ý. Nhưng đoản văn trên
lại do một nữ bác sĩ viết ra. Vì vậy tôi trình lên hội đồng viện Pháp-Á. Viện
nhờ tôi liên lạc với đồng ghiệp Shu xem đây là sự thực hay bịa đặt ? Thư đi,
hơn nửa tháng sau thư trở về với hơn mười lá cây này kèm theo. Tôi nhận ngay ra
lá đó thuộc họ trà. Với mười lá cây, không đủ để nghiên cứu, nhưng trong bản
phân tích, cho thấy loại lá cây này có tính chất khử cholestérol, triglycéride
rất mạnh, chứ không có tác dụng chữa béo, hay chống lại bệnh cuồng dâm.
Mùa hè năm
1982, một phái đoàn viện Pháp-á được gửi sang Cộng-hoà nhân dân Trung-quốc
nghiên cứu, gồm 7 người.
– Phản phì là loại
trà hoang, mọc ở cao độ từ 1500m trở lên,
–
Lá nhỏ hơn trà thường khoảng 1/7 đến 1/3.
–
Tất cả đều sống ở nơi bán quang (demi soleil).
–
Chúng tôi chia Phản phì làm 5 loại.
Loại
1, không có độc chất,
Loại
2, có ít độc chất.
Loại 3, không có độc chất. Có 18 dạng
khác nhau.
Loại
4, không có tác dụng khử mỡ.
Loại
5, lá quá nhỏ, không thể khai thác sản xuất.
Phái đoàn đã hái mỗi nơi, mỗi loại khoảng
5 kg lá tươi, chở khẩn cấp về châu Âu phân
tích, thử nghiệm. Kết quả cho thấy tính chất, cùng thành phần hóa học không
giống nhau. Mãnh lực khử cholestérol, triglycéride cũng không đều nhau. Tôi quyết định chỉ thử nghiệm loại 3, vì loại
3 có dược tính khử cholestérol cũng như triglycéride rất cao, dễ trồng, độc
chất không có, chất Théine rất thấp. Nhưng loại 3 lại có đến 10 dạng khác nhau.
Tôi đặt tên theo số thứ tự.
Khử cholestérol
mạnh nhất, là loại lá ở :
– Nguyên-dương
– Văn-sơn
– Khâu-bắc
–
Song-giang,
– Côn-minh,
– Đông-xuyên
Khử triglycéride mạnh nhất là loại lá ở:
– Đông-xuyên,
–
Côn-minh,
–
Song-giang,
–
Khâu-bắc,
– Văn-sơn,
–
Nguyên-dương,
Sau đó
cây :
Phản-phì loại 3 được đặt tên là Hao-Ling,
để ghi kỷ niệm hai thiếu nữ Trung-quốc có công
trong việc tìm ra nó. Hảo là tên của Bác-sĩ Chu Vĩnh Hảo. Ling phát âm
Quan-thoại là Liên, tên của diễn viên điện ảnh Hương-cảng Trần Ngọc-Liên. Viện
Pháp-á đã nghiên cứu rất kỹ thì thấy rằng những cây có độ khử cholestérol,
triglycéride càng cao thì chất théine càng mạnh. Cuối cùng chúng tôi đã lấy
giống (hạt và tiếp cành) đem về trồng thử tại 8 địa điểm ở Âu-châu: Cùng độ
cao, cùng demi-soleil, cùng độ ẩm của đất, cùng độ ẩm của không khí. Các địa điểm
ở Hòa-lan, Pháp, Ý, Bồ-đào-nha. Nhưng kết quả thực thảm hại. Cây trà mọc cao,
lá to, hoa đẹp, nhưng hàm lượng Théine quá cao (18%), mà than ôi độ khử mỡ dường
như không có, chỉ bằng 1/10 những loại ở Vân-Nam.
Chúng tôi phải thuê đất trồng tại
Vân-Nam, rồi theo dõi, làm các thí nghiệm:
– Biến chế cách trồng,
– Tìm phân bón đặc biệt,
– Nghiên cứu thời gian hái,
– Làm tăng độ khử mỡ,
– Hạ chất théine hạ thấp đến tối thiểu (0,05 đến 0,5%).
– Cây Hao-Ling bắt đầu được thuê đất trồng tại Vân-Nam.
Nhưng
mãi tới năm 1986, sản phẩm này mới được đem xử dụng như dược phẩm.
NGHIÊN
CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
1.Tình trạng bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân điều trị đều
bị :
–
Chứng huyết áp cao (HTA),
– Hoặc
bệnh tim,
– Ở
trong tình trạng lipide trong máu lên cao.
Chúng
tôi điều trị trong chiều hướng phòng ngừa cùng trị tận gốc. Những bệnh nhân
uống trà đều có lượng cholestérol trong máu cao hơn 3.50 g/l, và triglycéride
trên 1.50 g/l. Đó là con số căn bản để nhận bệnh nhân điều trị. Sau đây là kết
quả của 1000 trường hợp, trong số hơn 4000 ngàn, không chọn lọc.
Cũng
nên nhắc lại con số của người bình thường tại Âu-Mỹ như sau :
1,80
>Cholestérol < 2,40 g/l
0,40> Triglycéride < 1,50 g/l
1.1 Chúng tôi ghi
nhận 965 trong số 1000 bệnh nhân cholestérol trên 3.50 g/l, triglycéride trên
1.50 g/l.
1.2 Tuổi tác
trong khoảng 25 đến 95.
1.3 Về nam, nữ. Có 530 nam, 470 nữ.
1.4 Bệnh nhân được chia làm hai nhóm.
– Một nhóm được điều trị bằng trà
Hao-ling.
– Một nhóm được trị bằng PCIB.
Cùng một lúc, chúng tôi quan sát sự
thay đổi lượng cholestérol trong máu.
1.5 Tại học viện Á-châu Tây-ban-nha
Dưới đây là bản ghi kết quả của học viện
Á-châu tại Hoàng-gia Tây-ban-nha :
–
Với 55 bệnh nhân trị bằng Hao-ling, thì 28 bệnh nhân ở trong tình trạng
mà cholestétol cao, 51 bệnh nhân tình trạng triglycéride rất cao.
– Cũng trong tình trạng cao tương tự,
với 31 bệnh nhân điều trị bằng PCIB, có 15 bệnh nhân bị cholestérol, 28 bị
triglycéride cao.
Có những bệnh nhân chỉ bị một trong hai
lượng mỡ cao. Để dễ dàng thống kê, hai loại bệnh nhân trị bằng hai phương pháp riêng
biệt.
1.51 Tình trạng huyết tương bệnh nhân
– Tất cả bệnh nhân đều ở trong tình trạng ẩm thực bình thường.
– Máu được lấy vào buổi sáng, chưa ăn
uống gì.
– Lượng cholestérol trong bình thí
nghiệm được trợ giúp với acide sulfurique acétique, anhydride-acétique để mầu
xuất hiện tức thời.
– Lượng triglycéride được xác định bởi
acétylacétone 2.4 pentanedione, mầu được đo bởi ống nghiệm khắc độ.
– Lượng HDL-C được chuẩn định bằng phương
pháp mới nhất.
– Cuối cùng dùng dung dịch
phosphotungstate de sodium để chuẩn định HDL, với chlorure de fer (III) cho mầu
xuất hiện.
1.52 Phương pháp kiểm chứng
1.52a Nhóm Hao-ling.
– Cho uống ba
liều Hao-ling mỗi ngày.
– Tổng cộng 7,5g.
– Cứ mỗi tháng là
một bệnh trình.
– Có bốn bệnh
nhân chỉ trị trong một bệnh trình.
– Còn 51 bệnh
nhân trị trong hai bệnh trình.
– Rất ít bệnh
nhân trị với liều Hao-ling thấp 3-4,5 g mỗi
ngày.
1.52b. Nhóm PCIB.
– Ba liều PCIB 0.5 g , ngày ba lần.
– Mỗi tháng là
một bệnh trình.
– Chỉ có một bệnh
nhân điều trị một bệnh trình.
– Còn tất cả đều
trải qua hai bệnh trình.
– Cả hai nhóm đều
được theo dõi.
– Cả hai nhóm đều
được nuôi dưỡng như nhau.
– Trắc nghiệm máu
đo sau mỗi bệnh trình.
1.53 Kết quả điều trị
1.53a Về cholestérol
Phân lượng trong máu
|
Nhóm Hao-Ling
|
Nhóm PCIB
|
|
28 người
|
15 người
|
Trước khi trị + S.D mg/dl
|
266.43 +/- 31.11
|
257.00 +/- 21.6
|
Sau khi trị + S.D mg/dl
|
220.93 +/- 37.65
|
211.40 +/- 41.24
|
Phân lượng giảm + S.D mg/dl
|
45.5 +/- 35.11
|
45.60 +/- 40.35
|
Bách phân giảm (%)
|
17.08
|
17.74
|
Số hữu hiệu (%)
|
92.86
|
100
|
Độ
giảm bệnh nhân (%)
|
64.29
|
66.67
|
Bệnh
nhân trở lại bình thường(%)
|
50
|
53.33
|
1.63b.Về
triglycéride
Phân
lượng trong máu
|
Nhóm Hao-ling
|
PCIB
|
|
15 người
|
51 người
|
Trước khi trị + S.D mg/dl
|
290.06 +/- 163.87
|
304.57 +/- 107.30
|
Sau khi trị + S.D mg/dl
|
225.53 +/- 154.68
|
175.64 +/- 87.98
|
Phân lượng giảm S.D mg/dl
|
64.53 +/- 99.10
|
128.93 + /-117.60
|
Bách phân giảm (%)
|
22.25
|
42.33
|
Số hữu hiệu (%)
|
86.27
|
89.29
|
Độ giảm bệnh nhân (%)
|
64.71
|
75
|
Bệnh nhân trở lại bình thường (%)
|
33.33
|
53.57
|
2. Phương
pháp xử dụng
Chúng tôi không nghiên cứu thêm về
phương diện:
- Tác dụng hoá học (Chimie)
- Tác dụng hoá-sinh (Biochimie)
Mà chỉ nghiên cứu thuần túy về:
- Phương thức xử dụng.
- Kết quả điều trị.
Bởi các thành viên nghiên cứu đều
hoạt động tại phòng mạch tư. Trực tiếp với đủ mọi thành phần bệnh nhân.
Trong 24 thành viên nghiên cứu:
- 3 vị chuyên về thẩm mỹ, trị mập.
- 6 vị chuyên về tim.
- 14 toàn khoa, châm cứu.
-
1 vị chuyên về thần kinh.
Sau đây là kết quả, của 1000 bệnh
nhân, không chọn lọc.
2.1 Thành phần theo địa phương
- Ý 157 người tức 15,7 %
-
Tây ban nha 143 người tức 14,3 %
- Pháp 400 tức 40%
- Bỉ
300 người tức 30%
2.2 Thành phần tuổi tác
- Nhỏ nhất 22 tuổi . Lớn nhất 95
tuổi
- Tuổi từ 22 tới 42 là 88 người
chiếm 8,8%
- Tuổi từ 43 tới 52 là 160 người
chiếm 16%
- Tuổi
từ 53 tới 95 là 752 người chiếm 75,2%
2.3 Thành phần nam nữ
- Nam 530 tức 53%
- Nữ
470 tức 47%
2.4 Thành phần trọng lượng
- Dưới trọng lượng lý tưởng 70 người
tức 7%
- Tương đương trọng lượng lý tưởng
350 ngươì tức 35%
- Vượt quá trọng lượng lý tưởng 580
người tức 58%.
2. 5 Đối tượng điều trị
Choléstérol > 3.50g/l (trung
bình 1.5g/l-2.40g/l)
Triglycérides
trên > 1.50 g/l (trung bình 0,4g/l-1.50g/l)
2.6 Phân lượng Hao-ling
7,5g hay 3 gói đến 5 gói hay 12,5g mỗi ngày.
2.7 Thời gian điều trị
Từ 30 tới 60 ngày.
2.8. Phương pháp điều trị
2.81. Trong khi
cho uống trà Hao-ling, các y sĩ khuyên bệnh nhân bỏ hẳn tất cả những thuốc điều
trị cholestérol và triglycéride. Đôi khi dùng châm cứu phụ trợ.
2.82. Sau khi điều
trị trong một tháng, thử máu để kiểm soát lại.
2.83. Lúc thấy
cholestérol dưới 2.40 g/l và triglycéride dưới 1.20 g/l:
- Tiếp tục điều trị với lượng trà
Hao-ling thấp 2 gói hay 5 g/ ngày trong 10 ngày.
- Rồi 1 gói hay 2,5 g/ ngày trong 10
ngày.
-
Cho ngừng uống 10 ngày, rồi thử máu lại.
3. Phương pháp xử dụng
3.4. Kết quả điều trị
Trong 1000 bệnh nhân.
Chúng tôi dùng con số bình thường
của mỗi người cholestérol dưới
<2.4g/l và triglycéride dưới <1,2g/l.
3. 41. Trước khi điều trị
Tất cả bệnh nhân đều ở tình
trạng :
– Lượng
cholestérol trên 3.50 g/l.
– Lượng
triglycéride trên 1.50 g/l
3.42 . Sau hai tháng điều trị
Về Cholestérol,
– 310 người
cholestérol còn dưới 1.60 g/l tức 31%
– 380 người
cholestérol còn dưới 2.00 g/l tức 38%
– 215 người
cholestérol còn 2.40 g/l tức 21.5%
– 95 người
cholestérol trên 2.40 g/l tức 9.5%
Kết
qủa 905/1000 tức 90,5 %
Trung bình trong
tổng số từ 4,2g/l còn 2,1g/l.
Về Triglycéride
– 240 người
triglycéride còn dưới 1g/l tức 24%
– 420 người
trilycéride còn dưới 1,2g/l tức 42 %
– 250 người
triglycéride còn 1,2g/l tức 25%
Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét