Gia đình này vẫn đang bị giam giữ, điều tra về tội danh “giết người”.
Trần An Lộc (danlambao)
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,
Trong bản tin ngày 19/01/2012 của trang mạng đài BBC, dưới nhan đề: “Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả?”, người ta đọc được một đoạn phát biểu của anh Đoàn Văn Vươn, trên đài truyền hình Hải Phòng, nguyên văn như sau: “Em nhận thức được đó là sai. Em muốn Đảng và Nhà nước khoan hồng cho em và những người thân của em”. Câu này không làm người đọc ngạc nhiên. Họ chỉ đau lòng và kèm theo sự đau lòng là sự phẫn nộ.
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý niên trưởng,
Trong bản tin ngày 19/01/2012 của trang mạng đài BBC, dưới nhan đề: “Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả?”, người ta đọc được một đoạn phát biểu của anh Đoàn Văn Vươn, trên đài truyền hình Hải Phòng, nguyên văn như sau: “Em nhận thức được đó là sai. Em muốn Đảng và Nhà nước khoan hồng cho em và những người thân của em”. Câu này không làm người đọc ngạc nhiên. Họ chỉ đau lòng và kèm theo sự đau lòng là sự phẫn nộ.
Đây có thể là câu nói thành thực phát xuất từ tâm hồn chân chất của một công dân luôn thượng tôn luật pháp, của một nông dân chỉ muốn yên phận, nay bị dồn vào bước đường cùng nên buộc phải có những phản kháng có tính manh động. Nhưng đây cũng có thể là câu nói kết quả của những lần ép cung gay gắt của công an, sau những trận đòn thập tử nhất sinh vượt quá sức chịu đựng của một con người, như chị Thương vợ anh Vươn đã nói trên đài Á Châu Tự Do “Đánh cho không có tội cũng phải nhận”.
Người ta đau lòng và phẫn nộ vì không phải lần đầu được nghe những câu như thế, từ cửa miệng của nhiều người đã qua quá trình thẩm vấn, điều tra của công an. Người ta thừa kinh nghiệm để biết rằng những người này hoàn toàn vô tội, nhưng với cái gọi là công lý của cái XHCN, thì mọi sự việc đều bị đổi trắng thay đen, kẻ vô tội biến thành có tội. Muốn tồn tại chỉ còn một con đường duy nhất: Nhận tội và xin khoan hồng!
Người ta đau lòng và phẫn nộ vì không phải lần đầu được nghe những câu như thế, từ cửa miệng của nhiều người đã qua quá trình thẩm vấn, điều tra của công an. Người ta thừa kinh nghiệm để biết rằng những người này hoàn toàn vô tội, nhưng với cái gọi là công lý của cái XHCN, thì mọi sự việc đều bị đổi trắng thay đen, kẻ vô tội biến thành có tội. Muốn tồn tại chỉ còn một con đường duy nhất: Nhận tội và xin khoan hồng!
Bây giờ thì vấn đề đã sáng sủa hơn. Khi bài này đến với bạn đọc thì đã có những tiếng nói đầy uy tín, xác định là anh Vươn vô tội. Bài viết này xin không lập lại những phát biểu chí công vô tư ấy, chỉ đứng trên quan điểm của một người dân bình thường, để nói lên một sự thật rằng: Anh Vươn và những người thân của anh hoàn toàn vô tội. Họ chỉ là nạn nhân của bọn cường hào ác bá và hơn nữa họ là những người dân gương mẫu, đáng được kính trọng và cần được biểu dương trong xã hội băng hoại hôm nay.
Nếu căn cứ vào phán quyết của cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh là “chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang là sai hoàn toàn” thì hành động của anh Vươn nhằm chống lại cái “sai hoàn toàn” ấy là một phản ứng tự vệ chính đáng. Nên nhớ là dân quân Xã Vinh Quang đã xâm nhập trái phép vào phần đất không bị cưỡng chế. Nghĩa là những người này đã vào nhầm địa chỉ. Đối phó với kẻ cướp trang bị vũ khí đầy mình, thì phải dùng súng chống trả là lẽ đương nhiên, nếu không muốn bị bọn cướp xơi tái! Vì vậy hành động của anh Vươn và gia đình là cực kỳ dúng. Đúng và cần thiết nữa. Nó vừa có tình, vừa có lý.
Nó có tình ở chỗ sự tính toán dùng súng hoa cải, một loại súng chỉ để săn chim, sẽ không thể làm chết người (trong khi người ta có thể mua một khẩu AK rất dễ dàng ở VN lúc này). Việc trái mìn sơ chế bằng thuốc súng của đạn hoa cải, cũng thế. Người ta có thể mua thuốc nổ TNT ở VN không khó. Vậy nếu anh Vươn muốn giết người, thì anh thừa khả năng chế một trái mìn bằng TNT, sao anh không làm? Còn việc trái mìn được dấu dưới bình hơi đốt, thì đây chỉ là một sự ngụy trang để trái mìn không bị phát hiện mà thôi. Vì ai cũng biết, với sức công phá của một trái mìn chế bằng thuốc súng đạn hoa cải, thì không thể đủ sức công phá để cái bình hơi đốt nổ theo. Vả lại cái bình hơi đốt này là cái bình không. Bình đã xài rồi, trong đó không còn hơi đốt nữa. Làm sao mà nổ được. Ở đây người ta thấy anh Vươn là một người tràn đầy lòng nhân ái. Dù đang trong cơn bị bức bách vào bước đường cùng, dù người ta đang dồn anh vào chỗ chết, nhưng anh cũng không nỡ ra tay sát hại hay gây thương tích trầm trọng cho những người mạo danh công lý vào cướp cơ ngơi của gia đình anh. Thực tế cho thấy, bốn công an và hai bộ đội là nạn nhân của cuộc cưỡng chế ăn cướp này, đã chỉ bị thương nhẹ, không hề bị “trọng thương” như công an và báo đài lề đảng đã đổ lên đầu anh Vươn. Trong số bốn người đó, chỉ một người bị hơi nặng là viên đạn hoa cải trúng vào mắt, còn ngoài ra, không ai bị thương tích gì nặng đến nỗi phải tiếp máu, hay vô nước biển, hay phải giải phẩu cấp cứu cả. Người ta dám cả quyết như vậy, vì nếu có thì đài truyền hình Hải Phòng, thì 700 tờ báo lề đảng, đã hồ hởi phấn khởi quay phim, chụp hình công bố cho cả thế giới biết, hầu không ai có thể can thiệp bản án tử mà công an Hải Phòng đã tròng vào cổ anh Vươn! Sự thật này cũng có thể hỏi ông Nguyễn Xuân Diện và bà kiến trúc sư Ngô Thanh Vân, vì họ đã nhìn tận mắt thương tích của các anh bộ đội và công an này, khi cùng phái đoàn đến ủy lạo các nạn nhân. Rõ ràng đây là một phản ứng tự vệ đầy trí tuệ và đầy lòng nhân ái. Một hành động vì bức bách phải làm nhưng vừa đủ với chủ đích đánh thức lương tâm của chính quyền và lương tâm của công luận.
Như vậy nếu xét về mặt luân lý và đạo đức thì hành động của anh Vươn và gia đình hoàn toàn vô tội.
Còn về mặt pháp lý thì sao?
Xin thưa anh Vươn và gia đình lại càng hoàn toàn vô tội
Để chứng minh, tôi xin dẫn ra đây vài trường hợp cụ thể đã xẩy ra ở nước ngoài, về những tình huống và yếu tố khiến cho một hành vi không thể truy tố tội giết người (nếu là một quốc gia thật sự có luật pháp phân minh, biết tôn trọng quyền con người).
Trong báo điện tử The Daily Telegraph reported. , một tờ báo uy tín hàng đầu trên thế giới, ngày 12/01/2012 có chạy một bản tin như sau:
No charges for Donald Brooke who fatally stabbed home invader Azzam Naboulsi
Xin tạm dịch:
Không truy tố ông Donald Brooke tội cố ý giết tên xâm nhập gia cư Azzam Naboulsi
Bản tin được tóm tắt như sau:
Ông Donald Brooke, 54 tuổi, đã dùng dao đâm trí mạng tên Azzam Naboulsi khi tên này dùng súng lẻn vào nhà ông trên đường Glassop St, Yagoona, tiểu bang New South Wale để ăn trộm.
Vụ việc xẩy ra vào khoảng 3.15 giờ chiều ngày 20/09/2011 khi ông Brooke đang trong nhà kho ở sau nhà thì nghe tiếng động khả nghi. Lúc ông chạy lên nhà trên thì bị tên Naboulsi dùng súng bắn súng điện uy hiếp. Hai người nhào vào nhau, và ông Brooke đã dùng dao đâm kẻ lạ hai nhát, một vào lưng, một vào ngực.
Sau khi bị đâm tên Naboulsi đã bỏ chạy và theo lời bà hàng xóm Jannet thì khi Naboulsi bỏ chạy ông Brooke đã chạy theo và năn nỉ: “Hãy quay lại, anh đã bị thương”.
Thế nhưng Naboulsi vẫn chạy và tẩu thoát trên một chiếc xe của đồng bọn chờ sẵn về phía Faifield và ngừng trên đường McArthur St. Tại đây y được chuyển qua xe cứu thương đưa đến bệnh viện Liverpool Hospital. Đương sự qua đời lúc 9giờ30 tối tại bệnh viện.
Lúc đó cảnh sát không đưa ra lời bình luận gì. Chỉ nói nội vụ đang trong vòng điều tra. Nếu đây là vụ giết người thì ông Brooke sẽ bị truy tố. Nếu đây là một sự tự vệ chính đáng thì sẽ đóng hồ sơ, không truy tố. Theo cảnh sát thì chủ nhà hoàn toàn có quyền tự vệ hợp pháp miễn là sử dụng những “vũ khí hợp lý” trong “tình huống thích đáng”.
Và sau gần bốn tháng chờ đợi trong lo âu, căng thẳng. Tin vui đã đến với ông Donald Brooke hôm 11/01/2012: Cảnh sát quyết định không truy tố vụ Azzam Naboulsi bị ông Donald Brooke đâm chết trong nhà.
Ngoài vụ gần nhất nêu trên, được biết tại Tiều Bang New South Wale, Úc châu, còn có những vụ tương tự:
- Anton Lees, một người buôn đồ cổ tại Dural đã bắn chết tên Glen James Whiteley ngày 10.03.1996, khi tên này vào tiệm của ông cướp 20,000 Úc kim và lấy đi nhiều món đồ cổ. Anton Lees được miễn truy tố vì chỉ là hành vi tự vệ chính đáng.
- Djuro Cicaric, bắn chết Andrew Petty, 18 tuổi ngày 25.04.1998 khi anh ngày dùng sung trường xông vào tiệm của Cicaric để ăn cướp. Viên công tố quyết định không công tố.
- Kloha Nicolic bắn chết Patrik Ennis vào ngày 14.10.1997 sau khi bị Ennis vào cướp tiệm của gia đình ông đến 2 lần. Nicolic bị truy tố nhưng được tha bổng.
- Gulheme Pires đã giết tên Anthony Marsh khi tên ăn trộm 19 tuổi này bị ông tóm cổ và ấn xuống sân cỏ trước nhà mình và bị chết vì ngạt thở. Pires được miễn truy tố vì cảnh sát xác nhận ông đã hành động để tự vệ.
Qua các vụ điển hình trên, người ta thấy tại các nước tự do, dân chủ tiên tiến, hay ít nhất tại quốc gia Úc Đại Lợi hai yếu tố: “vũ khí hợp lý” và “tình huống thích đáng”, là nền móng căn bản để cảnh sát truy cứu và quyết định vụ việc có cần được truy tố hay không. Và cũng là căn bản để tòa án quyết định kết án hay tha bổng bị can trong vụ việc.
Trở lại vụ cưỡng chế đất trái phép ở Tiên Lãng, thì như đã trình bày ở phần đầu bài viết, hành động của anh Vươn và gia đình anh hoàn toàn nằm trong hai yếu tố “vũ khí hợp lý” và “tình huống thích đáng”. Như thế công an không có một cơ sở pháp lý nào để truy tố anh Vươn và gia đình anh về tội “Giết người. Chống người thi hành công vụ”. Rõ ràng hành động truy tố này của công an là quá vội vàng. Là manh động. Là có tính trả thù. Là thà “giết lầm hơn bỏ sót”. Nó chẳng những không có cơ sở pháp lý mà còn không “nặng tính giáo dục” như đảng cộng sản vẫn ra rả tuyên truyền. Nó vừa lố bịch vừa chứng tỏ sự “hiếu sát” của công an cộng sản. Thế giới sẽ đánh giá thế nào ngoài hai từ “man rợ” khi một người không có mặt tại hiện trường, hậu quả không một nạn nhân nào bị “trọng thương”, không một ai chết - bời đó chỉ là hành vi tự vệ với “vũ khi hợp lý” và “tình huống đích đáng”, mà bị qui kết và truy tố tội “giết người”!
Tin mới nhất về biến cố Đoàn Văn Vươn, là tin của trang mạng đài BBC, ngày mùng 1 Tết (23/01/12) dưới tựa đề: "Dân bức xúc vụ Đoàn Văn Vươn". Bản tin viết: “Ông Nguyễn Công Nguyên, Trưởng đoàn giám sát của MTTQ Việt Nam, đã có cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong đó, ông nhận xét: "Khi chúng tôi tiếp xúc với nhân dân, họ đánh giá cao và ca ngợi gia đình ông Đoàn Văn Vươn"...“Ông cũng nhận xét rằng: "Trong buổi làm việc phía chính quyền từ huyện đến xã thì dường như đã chỉ đạo với nhau cách về phát ngôn, nên họ chủ yếu nói về việc sai phạm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, đặc biệt là việc chống người thi hành công vụ". Ông cho biết bởi vậy, "đoàn giám sát không muốn nghe nhiều, chỉ muốn nghe xem họ có kiến nghị gì không". Ông Nguyễn Công Nguyên hứa hẹn rằng MTTQ sẽ duy trì vai trò phản biện và tiếp tục "theo dõi sát sao việc xử lý”
Như vậy, người ta có thể nói: Tính mạng và số phận của anh Vươn và gia đình anh, đang nằm trong sự phán xét chí công vô tư của công luận.
Tiếng nói của lương tâm công chính, do đó, là vô cùng khẩn thiết trong lúc này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét