Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 83

HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA


Thiên hương, quốc sắc anh hùng lụy,
Nhất phiến tài tình lưỡng quốc ân.
(Hương trời sắc nước làm cho anh hùng phải lụy.
Một đấng tài tình 2 nước chịu ơn)
 Câu đối ở đền thờ thánh mẫu Thanh Liên.

Bao nhiêu mệt mỏi biến mất, Mông Ca tiến lại ôm lấy tấm thân thon đẹp tuyệt thế của nàng, rồi hôn lên ngực nàng. Nhớ lời y sư Vũ Y dạy trong thời gian ở Văn sơn: khi nai lọt lưới thì phải chủ động. Nàng ép hai tay vào má Mông Ca, rồi từ từ đẩy người y cho xuống thấp. Mông Ca cúi xuống. Y chúi đầu vào bụng nàng. Hai người ngã xuống dường. Chỉ chờ có thế, nàng tốc váy, đẩy đầu y vào.  Mặc cho y hít hà, thở hổn hển trong váy. Nàng buông lỏng, để y hưởng mùi vị, hương thơm của mình.
Từ khi còn là ca nhi ở quán văn Tô Lịch, nàng từng tiếp không biết bao nhiêu danh sĩ, vương tôn, công hầu dĩ chí tới bọn Hồi hột. Sau thành vợ của Tham tri bộ Lễ Chu Bác Lãm, rồi bọn cục súc Ngột Lương Hợp Thai, Hoài Đô, A Truật. Tất cả chỉ biết dầy vò thân xác nàng; chưa một lần nàng được họ biết thưởng thức hương vị tình yêu, say mê nàng như Mông Ca. Vì vậy nàng buông lỏng, dùng hết những gì nàng học được ở Văn sơn, dâng cho Mông Ca; đưa Mông Ca lên tuyệt đỉnh Vu sơn.
Hơn hai khắc trôi nhanh. Mông Ca vẫn say đắm hương vị, nét thanh xuân của nàng. Thấy như vậy cũng đủ cho Mông Ca thỏa mãn. Thanh Liên nhắc khẽ:
– Đại Hãn ngừng thôi. Nằm ngay lên ngủ đi mai còn xuất trận.
Nhưng  Mông Ca như trong cơn mê:
– Phi ơi! Ta muốn mượn váy của phi làm màn che đầu, làm chăn ngủ. Ta muốn được hưởng hơi hướm của phi, để lấy sức cho ba ngày cần xung sát. Này phi, nếu như trận đánh ngày mai ta có chết, thì khi liệm ta, phi lấy cái váy này trùm lên đầu ta thì hồn ta mới cảm thấy hạnh phúc.
Thanh Liên lắc đầu:
– Đại Hãn đừng nói gở. Đại Hãn sẽ chiến thắng, Đại Hãn sông lâu vạn tuổi.
Mông Ca để nàng nằm ngang trên đầu giường, y gối đầu lên  đùi trái nàng. Y lại để đùi phải nàng trên ngực y. Hơn khắc trôi qua, Mông Ca chìm vào giấc ngủ.
Tuyên phi Thanh Liên thao thức chưa ngủ được, phi trầm tư suy nghĩ, vì hồi chiều Đại Hành đã tâu với phi:
– Chị ơi! Có một việc ngoài chị không ai làm nổi. Em vừa được tin cô Hoàng Liên, phu nhân của thầy Tạ Quốc Ninh bị bắt tại Đại lý. Tên Vân Nam vương biết cô là thứ phi của Ngột Lương Hợp Thai, nên y giải về để Đại Hãn  phát lạc. Không biết hiện cô bị giam ở đâu?
– Chị sẽ dò hỏi Mục Tương Ca.
Đại Hành tâu nhỏ:

“– Chị ơi! Như em đã cho chị biết về việc Đại Việt mình trợ Tống. Triều đình sai Vũ Uy vương, vương phi đem hai hiệu binh  trợ Ích châu từ mấy tháng nay.
Rồi Đại Hành tường thuật tất cả những gì diễn ra từ khi Vũ Uy vương đem quân sang trợ Tống. Cuối cùng Đại Hành nhấn mạnh:
– Trận đánh trong ba ngày tới là trận quyết định. Vũ Uy vương sai em chuyển đến chị một mệnh lệnh: từ khi chị sang Mông Cổ, chị chưa lập được công trạng gì. Bây giờ triều đình cần chị ra tay. Sáng mai, chị phải cố gắng thuyết phục Đại Hãn mặc bộ áo giáp mà em trao cho chị cống y.
– Khó quá em ơi!
– Sao lại khó?
– Như em biết đấy, Đại Hãn sợ Tống dùng máy bắn đá, Lôi tiễn hại người. Vì vậy trong 5 bách phu Cấm vệ, mỗi bách phu người cho một Cấm vệ giả làm người, để giặc không biết Đại Hãn nào là Đại Hãn thực. Nếu như ngày mai, người mặc bộ giáp của chị, thì không giống với bọn đóng giả người.
– Dù người có mặc khác đi chăng nữa vì quá xa, làm sao bọn Tống biết ai là Đại Hãn thực? Ai là Đại Hãn giả?
– Ừ nhỉ. Chị sẽ làm truyện này”.

Bây giờ trong trướng gấm, Mông Ca đang say đắm nàng, đang hưởng hương sắc nàng. Phi đặt câu hỏi:
– Tại sao Vũ Uy vương lại muốn Mông Ca mặc bộ giáp trụ đó? Không lẽ trong bộ giáp có thuốc độc hay có bùa ngải để hại Mông Ca? Vương muốn giết Mông Ca ư? Nếu Mông Ca băng thì thân phận ta sẽ ra sao?
Nghĩ không ra, phi trầm vào giấc ngủ.

Tiếng tù và báo thức làm Thanh Liên tỉnh trước. Mông Ca vẫn còn say giấc quế trong váy nàng. Nàng kéo váy ra, khẽ lắc đầu Mông Ca. Y tỉnh dậy:
– Nàng nhớ không! Đêm qua là một đêm tuyệt diệu. Một đời chúng ta dễ gì được những đêm như vậy. Nàng nhớ chăng, cái đêm đầu tiên nàng đến với ta, chúng ta đã được hưởng cái thanh phúc này. Sau khi chiếm Điếu ngư, chúng ta sẽ vào thành hưởng những đêm thần tiên nữa. Thành Điếu ngư nằm trên đồi, xung quanh có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Bây giờ là tháng 8, có nhiều mưa, hoa nở đẹp lắm.
Nhớ lại truyện Hoàng Liên, Thanh Liên dò dẫm:
– Đại Hãn ơi! Hồi còn ở Thăng long thiếp cùng 7 người bạn được tặng danh hiệu Tô lịch thất tiên...
– Ta biết. Người đẹp nhất thì gã Ngột Lương Hợp Thai tuyển làm thứ phi. Sau nàng bị vợ là Trần Hy Hà ghen, cắt gân chân tay, chọc mù mắt. Hồi ở Yên kinh, nàng thách Hy Hà đấu kiếm. Hy Hà bị nàng cắt tứ chi, chọc thủng hai con ngươi. Sau không biết sao Ngột Lương Hợp Thai để nàng bị tụi phản tặc Đại lý bắt. Mới đây Vân Nam vương đã giải thoát nàng, đưa về cho ta. Ta ra điều kiện cho tên Ngột Lương Hợp Thai phải bỏ Hốt Tất Liệt theo ta, ta sẽ cho y tái hợp với nàng. Bằng không ta gả nàng cho Xích Nhân Thiết Mộc Nhi, hoặc Mục Tương Ca.
            Mông Ca nhìn những bộ giáp treo trên vách lều. Phi chỉ vào bộ giáp bạc:
– Bộ này là bộ thiếp dâng cho Đại Hãn. Mà sao hồi này Đại Hãn ít mặc nó vậy? Hôm nay Đại Hãn mặc nó để thiếp vui lòng!
Mông Ca cầm bộ giáp lên:
– Đúng! Bộ này nàng dâng cho ta đây. Bên trong bằng bạc. Ngoài khảm xà cừ. Khi  mặc xuất trận, ánh nắng chiếu vào đẹp vô cùng.
Muốn làm vừa lòng phi, Mông Ca mặc bộ giáp bạc, rồi hỏi phi:
– Đẹp không?
– Đẹp thì không đẹp, nhưng trông giống như một thiên tướng.
Nói dứt trong lòng phi lại nổi lên một cơn bão táp. Nàng nói thầm trong lòng:
– Người tình tuyệt vời ơi! Con nai của em ơi! Đừng nghe lời em. Anh mà mặc bộ giáp này thì e chúng ta sẽ không còn dịp lên tuyệt đỉnh Vu sơn nữa !
Thái giám dâng đồ ăn sáng. Thanh Liên ngồi ăn với Mông ca. Aên xong, Mông Ca đứng dậy, định đội mũ. Viên Đại Hãn đa tình liếc nhìn Thanh Liên, ngực nàng rừng rực căng tròn. Không tự chủ được, y bồng nàng lên, để nàng đứng trên chiếc ghế, rồi y tốc váy nàng chui đầu vào. Biết y đang cơn say đắm, Thanh Liên để yên cho y hưởng cái thanh lịch, tươi thắm của mình. Phải hơn khắc sau, Mông Ca mới bế nàng đặt xuống đất, rồi ra khỏi lều.
Thanh Liên muốn níu chồng lại. Nàng nói thầm:
– Anh ơi đừng ra trận nữa! Hãy bỏ bộ giáp trụ, mũ trận lại. Nguy hiểm lắm.
Tù và rúc lên Ô Mã Nhi cỡi ngựa đi trước. Bách phu của y đi sau. Rồi tới bách phu của Kim Đại Hòa. Đoàn giáp trụ rầm rập ra khỏi trại. Giữa mỗi bách phu có một Mông Ca giả.
Biết rằng Mông Ca ra đi nguy hiểm vô cùng. Nhưng Thanh Liên cắn chặt răng, không dám cản. Thanh Liên ôm mặt khóc nấc lên. Nàng trở vào lều, nằm vật xuống dường.

Trong thành Điếu ngư, giờ Mão, binh tướng đã dàn ra các vị trí. Trên thành Vũ Uy vương, Vương Kiên đứng nhìn về phía Mông cổ vẫn xuất quân chờ đợi. Thì chim ưng mang thư tới. Thư của Nguyễn Thiên Sanh:

“ Đã tìm ra nơi giam phu nhân Tạ Quốc Ninh. Chúng tôi không bỏ thuốc độc vào tầu ngựa kéo xe, mà bỏ vào tầu ngựa của vạn phu công thành Điếu ngư. Trên các xe chở chất nổ đã đặt một bùi nhùi. Khi xe đi giữa đường có thể phát nổ”.

Có những tiếng hú, tiếng tù và vang dội, rồi kị binh Mông cổ hàng hàng lớp lớp phi tới. Địa Lô đánh ba tiếng chiêng, Lôi tiễn bắn lên trời hàng loạt, nổ chụp xuống đầu đội hình kị binh. Kị binh ngã lộn đi, lớp sau đè lên lớp trước. Nhưng chúng vẫn phi đến như bay. Như thường lệ, khi tới cách thành khoảng trăm trượng thì dàn thành trận thế. Một hồi tù và rúc lên, trận kị binh mở ra, bộ binh đeo lá chắn hàng hàng lớp lớp tiến đến chân thành. Xe bắn đá bắn những tảng đá khổng lồ lên thành. Phía sau họ năm chục chiếc xe do hai ngựa kéo.
Thình lình một tia lửa lóe lên, rồi một tiếng nổ long trời lở đất phát ra từ một chiếc xe. Khói  đen bốc lên như một cái nấm vĩ đại, khiến người ngựa xung quanh bay tung lên cao. Tiếp theo, những tiếng nổ liên tiếp từ các xe phát ra. Sau gần giờ những tiếng nổ dứt thì trên một bãi dài nào xác người, nào xác ngựa nằm chồng chất  lên nhau.
Vương Kiên cười sảng khoái:
– Đại đởm đại tướng quân đúng là thần nhân cứu Điếu ngư! Nếu những chiếc xe kia tấn công vào chân thành, thì thành phải vỡ!
Trước hoàn cảnh khủng khiếp như vậy, mà Mục Tương Ca thản nhiên cho thu dọn xác người xác ngựa.
Lôi tiễn nã, Nỏ thần bắn, đám bộ binh ngã hàng loạt, xác chết chồng lên nhau. Nhưng họ vẫn phải tiến. Vì phía sau họ là bọn Mông cổ tay lăm lăm đao. Ai ngừng bước hoặc quay lại là bị chặt đầu ngay.
Đợt thứ nhất thất bại.
Mục Tương Ca ra lệnh : bắn đá lên thành. Rồi bộ binh lại xung tới bắc thang leo lên. Lần này là các cao thủ võ lâm. Thoắt một cái, họ đã lên tới mặt thành. Lập tức đội võ sĩ do Nguyễn Văn Lập chỉ huy cùng Hoa Sơn ngũ hiệp ngăn lại. Cuộc giao chiến ngay trên tường thành. Nhà sư Phong Đức cùng 20 đội võ sĩ Hán cùng ra tay. Trong khi đó bộ binh vẫn bắc thang leo lên.
Tình lình đám chiến mã Mông cổ xùi bọt mép, đầu   lắc lư rồi khụy xuống, không đứng dậy được. Các kị mã hò hét ta roi, nhưng chúng vẫn nằm ỳ ra.
Mục Tương Ca kinh hoàng, hét:
– Cái gì vậy?
– Dường như chiến mã bị trúng độc.
Thiếu yểm trợ, đám bộ binh đang leo lên thành, lùi lại. Đội võ sĩ Mông cổ  đang giao chiến một sống một chết với cao thủ Tống thì cầu thang bị rút. Kinh hoảng, họ cùng nhau nhảy vào trong thành, Nỏ thần bắn một loạt, hơn trăm người bị ngã. Đến loạt thứ ba thì chỉ còn hai người. Đó là hai võ sĩ Tây hạ. Cả hai đầu hàng.
Giữa lúc đó tù và rúc lên ba hồi, đoàn xa giá Mông Ca tới. Năm bách phu Cấm vệ dàn ra. Mỗi bách phu có một Mông Ca, ngồi trên ngựa thị sát mặt trận. Các Mông Ca thân thúc trống trận. Đợt thứ nhì lại tiến tới chân thành. Bộ binh đã bắc thang, hò reo leo lên. Gỗ đá trên thành lăn xuống. Thang, người ngã lộn xuống đất.
Vũ Uy vương chỉ vào đoàn hộ tống Mông Ca ra lệnh cho Lôi tiễn:
– Có 6 Mông Ca, trong đó có 5 Mông Ca giả tại 5 bách phu. Mông Ca thực là người mặc  giáp mà ánh nắng mặt trời phản chiếu lóng lánh kia. Hãy nã Lôi tiễn vào người đó.
Địa Lô đã tìm ra vị trí của Mông Ca thực. Tử chỉ cho các xạ thủ  Lôi tiễn.
Mười Lôi tiễn phóng vào chỗ Mông Ca thực.  Lôi tiễn nổ. Hơn chục Cấm vệ, người, ngựa tan thây nát thịt. Nhưng không trúng Mông Ca thực.
Ô Mã Nhi gào lên:
– Đổi thế trận.
Năm bách phu Cấm vệ chuyển động. Phút chốc trận thế biến đổi. Bây giờ Mông Ca thực ở giữa bách phu của Ô Mã Nhi. Đứng trên thành, Vũ Uy vương thấy rõ ánh sáng từ áo giáp khảm xà cừ của Mông Ca chiếu ra ở góc trái của trận. Vương chỉ điểm, Lôi tiễn lại hướng đến góc đó nã liền 10 quả. Hơn chục người ngựa Cấm vệ lại tan xương nát thịt.
Ô Mã Nhi hét:
– Chúng ta lùi lại, bằng không Đại Hãn gặp nguy hiểm.
Đoàn Cấm vệ rầm rập lui về sau.
Cuộc công thành đến 10 đợt, bộ binh chết dưới chân thành thây chồng chất lên nhau.
Mông Ca gọi Mục Tương Ca tướng chỉ huy công thành:
– Người tiếp tục bao vây, công thành.
Mục Tương Ca hỏi:
– Đại Hãn chỉ có Cấm vệ theo hộ tống, e không đủ.
Mông Ca tự tin:
– Ta có 5 đoàn Cấm vệ, tới 500 người sức mạnh bằng 10 vạn bộ binh thì sợ gì ? Vả bọn Tống như chuột, sợ chúng ta như sợ cọp, đâu dám ra khỏi thành ?
Y gọi Ô Mã Nhi:
– Người dẫn bách phu cơ hữu mở đường. Chúng ta đi Bồ lăng.
Năm bách phu Cấm vệ rầm rập lên đường. Bách phu của Ô Mã Nhi đi trước. Trong mỗi đội hình của các bách phu cũng có một Mông Ca. Khi ngựa đi vào khu Trường thảo, thì kị mã đi đầu thấy ngang đường có cái ụ do đá xếp cao đến hơn trượng. Trên ụ có cây cờ Tống bay phất phới. Y dừng lại báo cho Ô Mã Nhi. Ô Mã Nhi ra hiệu cho bách phu chuẩn bị tác chiến, rồi y lên trước quan sát:  Rõ ràng ụ này do người xếp cản đường, với hàng chục lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 3 dặm. Y nghĩ thầm: quân này là quân nào? Chúng phục tại đây, lập các ụ cản, rõ ràng chúng ngăn đường không cho ta đi Bồ lăng.
Y ra lệnh cho cả bách phu xuống ngựa khuân đá vứt sang bên lề đường; thì vừa lúc đó bách phu của Kim Đại Hòa, rồi A Mít Lỗ Tề, Đi Mi Trinh, Đại Hành tới. Năm tướng đều là những người kinh nghiệm về hành quân: dàn 5 năm đoàn thành 5 khu, mỗi khu cách nhau khoảng 4 dặm (2km).
Kim Đại Hòa quan sát rồi nói:
– Bọn lập chướng ngại không nhằm mục đích cản chúng ta đi Bồ lăng, mà mục đích không cho Xích Nhân Thiết Mộc Nhi rút về. Vì các ụ này để cho quân quay lưng lại phía ta, chống với quân từ trước đánh tới.
Ba tiếng pháo nổ. Tên từ trong các bụi cỏ bắn ra vèo vèo. Dã Tượng đứng trên một mỏm đá cao, cầm cờ chỉ huy. Trống thúc liên hồi. Bá phất cờ, phục binh từ bốn phía, tay mang đao quất, tay mang khiên mây, hàng hàng bao vây 5 đoàn Cấm vệ. Năm trăm Cấm vệ dàn thành 5 trận thế khác nhau. Phục binh bao vây 5 bách phu thành 5 đoạn.
 Dã Tượng quan sát, rồi nói với các tướng:
  Tin báo mỗi đoàn đều có một Mông Ca giả, với Mông Ca thực là 6. Mông Ca thực mặc áo giáp bạc, khảm xà cừ. Nếu nắng chiếu vào sẽ có tia phản chiếu. Ta phải tìm ra Mông Ca thực, rồi giết y.
Bá thấy đủ 6 Mông Ca, mà không biết Mông Ca nào là Mông Ca thực, Mông Ca nào là Mông Ca, vì chúng ở cách xa bá. Bá đành thúc binh tấn công tất cả.
Chỉ thoáng một cái, trên 10 Cấm vệ bị trúng tên ngã ngựa. Cấm vệ dương cung bắn vào phục binh. Nhưng phục binh dùng khiên mây đỡ. Tên bị găm vào khiên mây. Không đầy nửa khắc, phục binh lẫn với Cấm vệ. Cấm vệ bỏ cung tên rút đao ra tấn công. Ô Mã Nhi vung đao lên, năm phục binh bị giết. Y quan sát thấy bốn tướng của mình tuy có chiến đấu, nhưng dường như họ đánh cầm chừng.
Thấy Dã Tượng đứng trên cao cầm cờ chỉ huy. Y nghĩ thầm:
– Tên này là tướng chỉ huy đây. Phải giết chết nó mới hy vọng sống.
Y phóng tới chém vào cổ Dã Tượng một đao. Dã Tượng vung côn sắt đỡ. Choang một tiếng, đao suýt vọt khỏi tay y. Cánh tay y tê rần.  Y kinh hãi:
– Mình đánh khắp thiên hạ, không kẻ nào đỡ  đao của mình mà không rơi vũ khí. Tên này đỡ dường như không hề hấn gì.
Dã Tượng múa côn tấn công Ô Mã Nhi.  Ô Mã Nhi đã từng đối chiêu với Dã Tượng tại điện Quang minh trong thành Yên kinh. Nhưng hôm đó, Dã Tượng che mặt thành ra y không nhận ra bá. Sau mười chiêu, bá yếu thế, cứ phải lùi lại. Một tiếng nói thanh thoát:
– Để tên này cho em. Anh hãy chỉ huy quân.
Nhận ra tiếng vợ, Dã Tượng thu côn. Giữa lúc Dã Tượng lùi bước thì Ô Mã Nhi xả đao vào lưng bá. Nhưng một ánh thép lóe lên, cổ tay y bị trúng kiếm, đao rơi xuống đất. Kinh hoảng y quay lại nhìn đối thủ thì đó là một thiếu nữ sắc nước hương trời.
Y quát lên:
– Người là ai?
Thấy đối thủ nhỏ người, y khinh thường, vung tay kẹp sống kiếm của nàng, thì kiếm đã đổi chiều chĩa vào ngực y. Y dùng hết sức bình sinh phóng một quyền, đó là võ công Tây vực tấn công nàng. Tay phải Thúy Hồng dùng kiếm, tay trái phát chiêu Thiết kình phi chưởng đỡ quyền của Ô Mã Nhi. Bộp một tiếng. Nàng cảm thấy khí lực đối thủ mạnh kinh nhân. Còn Ô Mã Nhi thấy kình lực đối thủ như có như không, y có cảm tưởng đấm vào một bị bông.
Biết dùng lực không xong, y đổi, phát một chiêu võ của phái Võ đang, tấn công, chân từ vị thế Sơn hỏa bí cung Cấn bước vị thế Địa lôi phục cung Khôn. Thúy Hồng nghĩ thầm :
– Tưởng gì chứ mi dùng phương vị Bát quái với ta thì dễ quá.
Nhảy lùi lạ sau ba bước, dắt kiếm vào hông, nàng móc cái túi đeo chài ở ngang lưng. Chài mở ra, chân nàng từ vị trí Thiên sơn độn cung Càn, bước sang vị thế Địa phong thăng cung Chấn. Chài chụp lên đầu y. Kình lực của y bị tuyệt. Y trầm người xuống tránh chài. Nhưng cũng bị một viên chì trúng huyệt Khúc trì tay trái. Cánh tay y tê rần. Y nhảy lùi ba bước quát bằng tiếng Mông cổ :
– Võ công này là võ công gì ?
Thúy Hồng trêu y, đáp lại bằng tiếng Mông cổ :
– Võ công của ta là võ công  Hoa Thích Tử Mô !
Ô Mã Nhi nhăn mặt suy nghĩ, thì chài đã chụp lên đầu y. Sáu Cấm quân là người thuộc phái Võ đang cùng múa kiếm vây Thúy Hồng cứu chúa tướng!
Được rảnh tay, Ô Mã Nhi lại dùng đao tấn công vào quân phục kích. Y đánh như vào chỗ  không người. Thấy Dã Tượng đang cầm cờ chỉ huy bao vây Cấm quân, y nhảy tới xả một đao vào người bá. Nhưng một ánh thép lóe lên, rồi có thanh kiếm đâm vào tay y. Đao rơi xuống đất. Kiếm lại chĩa vào cổ y. Y nhìn lại đối thủ, lại là một thiếu nữ đẹp tuyệt trần. Nhận ra thiếu nữ y quát lên :
– Phải chăng người là Ý Ninh vợ của Trần Nhật Duy, con tin Giao chỉ? Tháp Sát Nhi nói rằng vợ chồng mi về Giao chỉ, đem đại quân đánh vào sau lưng  Tống, sao mi lại ở đây?
Vương phi Ý Ninh cười lớn. Phi nói bằng tiếng Hán vùng Yên kinh:
– Ô Mã Nhi tướng quân. Tôi tuân chỉ của Đại vương Hốt Tất Liệt đem quân trợ chiến với Đại Hãn. Biết quân Tống từ Giang an sẽ qua đây cứu Điếu ngư, nên chúng tôi phục binh chờ chúng tới. Không ngờ lại gặp tướng quân. Chết rồi! Người nhà đánh lẫn nhau rồi! Cũng tại tướng quân không mang cờ Mông cổ.
Biết vương phi Ý Ninh chọc giận mình, Ô Mã Nhi móc tay ra chiêu Cầm long công, đao từ dưới đất vọt lên vào tay y. Y quay đao tấn công phi, thì kiếm của phi đã chĩa vào cổ y. Y lộn người về sau ba vòng tránh kiếm, khi y vừa đứng xuống đất thì thủy chung mũi kiếm vẫn chỉ vào cổ . Y vọt người lên cao, bị mũi kiếm rạch một nhát dọc sườn, chạm vào áo giáp đến xoẹt một cái. Y hét lên một tiếng kinh hoảng.
Đội Cấm vệ của Ô Mã Nhi gồm toàn các cao thủ Trung nguyên. Ô Mã Nhi hô lên một tiếng, đám Cấm vệ này bao vây lấy Ý Ninh. Ý Ninh vòng một kiếm, đầu hai Cấm vệ bay khỏi cổ. Trận thế có một kẽ hở, thấp thoáng một cái, phi đã tung mình ra khỏi trận.
 Hai đội kiếm trận Mê linh đã kết thành trận Bát tỏa. Đám Cấm vệ của Ôâ Mã Nhi nào biết gì về kiếm trận Mê linh? Chúng thấy bên địch toàn là các thiếu nữ, thân hình nhỏ bé thì khinh thường. Chúng hô lên một tiếng rồi dàn hàng xung vào.
Hải Hiền hô:
– Nhị thế, ngũ căn.
Kiếm trận Mê linh biến đổi, đám Cấm vệ bị vây vào giữa. Chúng vung đao phản công.
Hải Hiền hô:
– Thần xà, thất kiếm.
Kiếm  trận biến đổi, hơn hai mươi Cấm vệ cườm tay bị trúng kiếm, máu chảy xối xả, bị đánh rơi mất đao. Chúng đang kinh ngạc thì đầu chúng đã bay khỏi cổ.
Ý Ninh hô:
– Mê linh khởi binh!
Hai đội kiếm trận dàn thành hình chữ nhất, rồi bao vây lấy ngựa Mông Ca. Kinh hoảng, đám Cấm vệ xung vào đánh thục mạng cứu chúa. Nhưng đầu Mông Ca đã rơi xuống. Đó là một Mông Ca giả.
Ô Mã Nhi biết rằng muốn sống còn phải giết cho được Ý Ninh. Y múa đao tấn công phi. Nhưng kiếm của Ý Ninh quá thần tốc. Thành ra y chỉ biết chống đỡ. Bỗng người Ý Ninh quay tròn như con quay tới trước mặt Ô Mã Nhi, cườm tay y bị trúng kiếm, đao rơi xuống đất. Ý Ninh chĩa kiếm vào ngực y:
– Nếu người không đầu hàng thì ta nhả kình lực.
Lòng viên tướng vô địch Mông cổ lạnh như tro tàn. Quay đầu nhìn trận của mình thì A Mít Lỗ Tề, Đi Mi Trinh đã bị kiếm trận Mê linh bắt. Còn Kim Đại Hòa,  Đại Hành đang đứng trước một Mông Ca giả chiến đấu tuyệt vọng.
Y thở dài:
– Tôi xin đầu hàng.
Ý Ninh thu kiếm về. Ô Mã Nhi thoát khỏi bị kiềm chế. Y tung người tới xớt Mông Ca thực, rồi nhảy lên lưng chiến mã thúc chân cho ngựa chạy. Dã Tượng phóng theo. Bá xử dụng chiêu  Mã phi sơn lĩnh trong bộ Đảo mã cửu lộ thức. Bá rơi trước ngựa của Ô Mã Nhi. Con ngựa hí lên, dùng hai chân bổ xuống đầu Bá. Bá ra chiêu Mã hung bất kham,  khom người, hai tay chụp hai chân trước ngựa rồi quay tròn. Con ngựa ngã lộn xuống  đất. Ô Mã Nhi, Mông Ca đều là những kị mã siêu việt. Hai người tung mình lên cao, đáp xuống đất. Ô Mã Nhi kinh hoàng về tý lực của Dã Tượng. Y vung đao xả xuống đầu bá một chiêu cực kỳ trầm trọng. Bá vung côn lên đỡ. Xoảng một tiếng, côn của bá gẫy đôi, cánh tay Bá như muốn tê liệt. Bá nhảy lùi vào Mê linh kiếm trận. Đội quân khiên mây, đao quất vây lấy Ô Mã Nhi. Trong khi Mông Ca đùng đao chống với phục binh một cách tuyệt vọng. Đám Cấm vệ lớp bị bắt, lớp bị giết gần hết.
Dã Tượng nháy Đại Hành:
– Buông vũ khí đầu hàng đi thôi!
Đại Hành, Kim Đại Hòa buông vũ khí đầu hàng.
Thấy Mông Ca bị nguy, Ô Mã Nhi xung vào trùng vây, mỗi đao vung lên một người chết. Mông Ca thấy vòng vây dãn ra, y chém ba chiêu liền, rồi phóng mình lên một chiến mã, chạy về phía Hợp châu. Ô Mã Nhi cũng vọt lên ngựa chạy theo chúa.
Ngựa Mông Ca, Ô Mã Nhi, phi giữa hơn ba chục Cấm vệ chạy về hướng Điếu ngư. Nhờ ánh nắng chiếu vào bộ giáp khảm xà cừ, Dã Tượng biết đây mới là Mông Ca thực. Bá vọt mình theo, nhưng dù khinh công Bá cao đến đâu cũng không bằng ngựa. Bá nhặt hai viên đá ném theo. Một viên trúng cái mũ bạc trên đầu y kêu lên tiếng choảng. Người y lắc lư suýt rơi khỏi mình ngựa. Dã Tượng ném viên thứ nhì, trúng lưng y  một tiếng choang vang lên. Đến đây ngựa của y phi đã xa. Biết sức mình thua sức ngựa. Bá trở lại trận.
Giữa lúc đó có những tiếng hú rùng rợn, rồi hàng hàng lớp lớp Thiết đột Mông Cổ từ phía Điếu ngư lao tới. Biết bên địch có viện binh. Bá cho dàn quân ra chờ đợi.
Quan sát đoàn Thiết đột, bá ước tính địch có một Thiên phu. Nhưng đoàn Thiết đột chỉ dàn ra cản hậu cho Mông Ca với đám Cấm vệ chạy thoát, chứ không giao chiến. Thoáng một cái đoàn Thiết đột đã hộ vệ Mông Ca mất hút vào cuối Thảo trường.
Vương phi Ý Ninh nói với Đại Hành, Kim Đại Hòa, A Mít Lỗ Tề, Đi Mi Trinh:
– Cấm quân chết hết rồi. Mông Ca bị thương nặng. Bốn tướng với ta vốn có tình nghĩa cũ. Thôi mỗi người lấy một ngựa trở về thôi.
Bọn Ô Mã Nhi đi rồi, vương phi Ý Ninh viết thư báo cho vương biết tình hình, sai chim ưng mang đi:

“ Đánh tan 5 bách phu Cấm vệ. Có một Thiên phu Thiết đột tới tiếp viện cho Mông Ca. Mông Ca bị thương nặng chỉ còn 30 Cấm vệ đang chạy về phía Hợp châu. Xin xuất thành bắt y”.

Dã Tượng kiểm điểm lại trận chiến: cho chôn xác bọn Cấm quân. Thu nhặt chiến lợi phẩm. Hiệu binh Văn  Bắc tổn thất không làm bao. Các tướng soái vô sự. Vương phi Ý Ninh họp các tướng lại. Phi nói:
– Các vị chuẩn bị cho binh sĩ ăn cơm trưa, nghỉ ngơi dưỡng sức. Nấu ăn bữa chiều. Vì chiều nay bọn Xích Nhân Thiết Mộc Nhi đánh Bồ lăng không được, vì hết lương ắt sẽ trở về Hợp châu. Chúng ta cản đường rút quân của chúng.
Phó thống lĩnh hiệu Văn Bắc là Lý Đại bàn:
– Trong binh pháp có nói giặc cùng chớ đuổi. Đây chúng ta không đuổi, nhưng cản đường thì chúng phải tử chiến. Có nguy hiểm lắm không?
Dã Tượng phân tích:
– Dĩ nhiên chúng sẽ tử chiến. Nhưng ta trấn trong các ụ cản kị binh. Xích Nhân Thiết Mộc Nhi có tới 4 vạn người, ngựa. Dù đánh Bồ lăng có tổn thất cũng còn hai vạn. Ta chỉ cần giữ vững chiến lũy thì đến sáng mai, chúng đói lè lưỡi ra, đâu còn sức tấn công?
Dã Tượng nói với sư Phong Anh, đệ tử của Thiên Phong chỉ huy đội võ sĩ Hán:
– Khi khởi hành, tôi xin mỗi vị mang theo một cái túi lớn, trong chứa nhiều túi bột nhỏ. Các vị hỏi tôi rằng dùng vào việc gì? Tôi thưa: sẽ nói sau. Bây giờ các vị mang túi theo tôi.
Hơn năm chục người lên ngựa thủng thẳng tiến về phía Bồ lăng. Ra khỏi khu Trường thảo, là những khu làng mạc nhà cửa khang trang. Những khu này nối tiếp nhau đến 20 dặm. Dân chúng đã di tản đi hết. Chỉ còn nhà không. Hai bên đường là những cánh đồng rộng mênh mông trồng rau. Bấy giờ thời tiết vào tháng 7, nắng ấm, rau tươi tốt. Có mấy cái ao, nước trong xanh.
Sư Phong Anh phát biểu:
– Nếu Mông cổ đánh Bồ lăng thất bại, hết lương, hết nước, về tới đây có thể lấy nước dưới các ao này cho người ngựa uống, lại có thể cắt rau này cho người-ngựa ăn. Đại tướng quân nên cho chúng tôi trấn ở đây để giết giặc.
Dã Tương cười:
– Đa tạ Đại sư. Đệ tử thỉnh cầu Phật giá của đại sư cùng các võ sĩ vào việc khác quan trọng hơn.
Dã Tượng nhìn nhà sư, nghĩ thầm:
– Ông sư trẻ này cũng có ý thức về quân sự đây.
Dã Tượng ra lệnh:
– Trong mỗi cái túi này đựng đến hơn trăm cân (50kg) bột thuốc để bón rau, nuôi cá. Xin các vị đem bột thuốc rải đều lên các luống rau, và rắc xuống ao. Nhớ rắc thuốc lên rau chứ không phải lên mặt đất.
Đó chính là những bao thuốc mà Địa   Lô chế, dùng để đánh thuốc độc chiến mã.
Các võ sĩ thắc mắc:
– Tại sao lại dùng bột như phân bón lên những cây rau này, rồi lại rải xuống ao?
Nhưng họ thấy vị chúa tướng này nghiêm nghị, đầy bí ẩn nên không hỏi han gì.
Công việc trong hơn hai khắc thì xong. Dã Tượng cùng các võ sĩ trở lại khu Thảo trường. Bá cùng vương phi Ý Ninh, Thúy Hồng, chư tướng đi kiểm soát lại các vị trí phục quân một lượt. Mọi sự xong.
Chim ưng mang thư tới. Dã Tượng mời vương phi Ý Ninh cùng các tướng:  Phó thống lĩnh Lý Đại, chỉ huy Quân Khâu Bắc Trần Nhị; Quân Văn Sơn Vũ Tam; Quân Chiêu dương  Phạm Tứ; Quân yểm trợ  Hoàng Ngũ; cùng mở ra xem. Thư của Yết Kiêu, khá dài:

“Gia Huyễn Ông, bàn với đệ, và Phùng Tập, rồi đệ cho lập chiến lũy dọc theo sông Trường giang, và phía Nam sông Ô giang, phỏng theo chiến lũy Cụ bản của mình thời Nguyên phong. Chiến lũy có 4 lớp. Mỗi lớp cách nhau 200 trượng (400m). Lớp thứ nhất, thứ nhì  dài khoảng 10 dặm do hiệu Bồ lăng trấn đóng. Lớp thứ ba, thứ tư do hiệu Thiệu Hưng trấn đóng. Lớp thứ năm do hiệu Kiếm các trấn đóng. Gia Huyễn Ông giảng giải cho tướng sĩ biết rằng trận chiến có thể kéo dài suốt ngày, phải chuẩn bị bị lương khô cho bữa trưa, bữa chiều. Tuy là văn nhân, nhưng ông đứng ở chiến lũy đầu đốc chiến với đệ.
Bọn tướng trâu nhà mình góp ý: chiến lũy này cũng giống chiến lũy Cụ bản hồi Ngột Lương Hợp Thai đánh Đại Việt. Tấn công trực diện không thắng, chúng sẽ men theo sông xuống hạ lưu, tìm chỗ sông nông, rồi vượt sông đánh vào hông. Vậy cần đề phòng phía hông. Gia Huyễn Ông tiếp nhận kinh nghiệm này. Ông cùng đệ bố trí một Quân bộ của hiệu Thiệu Hưng, với 2 Vệ Ngưu binh, lưu động bảo vệ hông ở hạ  lưu. Đệ cho hai Vệ Ngạc ngư trấn bên kia sông Trường giang, phòng Mông cổ dùng thủy quân ép bên hông.
Vạn sự cụ bị.
Sáng nay, giờ Thìn, bọn Xích Nhân Thiết Mộc Nhi ào ào kéo đến. Thấy đồn ải kiên cố, chúng sai sứ vào chiêu hàng. Phùng Tập chém đầu sứ để chọc giận chúng.
Chúng bỏ ngựa, chặt cây, khuân đất lấp sông Ô giang, rồi hò reo tấn công vào chiến lũy. Hiệu binh Bồ lăng dùng tên bắn ra. Chúng liều mạng tấn công. Hai bên kịch chiến. Giằng co đến giờ Ngọ, chiến lũy vẫn giữ vững. Chúng chết khá nhiều. Hiệu Bồ lăng tổn thất cũng đậm. Chúng rút lui, nghỉ ăn trưa.
Quả đúng như bọn tướng trâu ước tính. Aên trưa xong bọn Mông cổ vẫn tiếp tục vượt sông Ô giang, tấn công chiến lũy. Một mặt men theo sông xuống hạ lưu 15 dặm, chúng tìm được một khúc, nước không sâu, ngựa lội qua được. Bọn chúng cho hơn vạn kị binh qua sông, tiến đánh vào hông chiến lũy, thì bị bọn Ngưu binh và chiến sĩ Thiệu Hưng chặn lại.
 Quả thực Ngưu binh, Ngưu tướng sau mấy năm luyện tập, bây giờ kinh nghiệm, thêm dùng Vạn kiếp tông bí truyền thư, nên trận thế biến ảo, tiến lui nhịp nhàng. Bọn kị binh bị đẩy vào khu đồng lầy, chết không biết bao nhiêu mà kể: xác người, xác ngựa nằm rải rác trên một khu bao la. Chúng đành rút lui trở về bờ Bắc.
Thế nhưng mũi trực diện lớp thứ nhất chiến lũy bị tràn ngập. Hiệu binh Bồ lăng thiệt hại nặng. Xích Nhân Thiết Mộc Nhi cương quyết thúc quân quyết chiến, vì nếu chiều mà không chiếm được kho lương thì ngày mai không còn gì ăn. Y tung ba vạn kị binh bỏ ngựa tấn công. Sau hơn giờ lớp 2 chiến lũy bị tràn ngập. Hiệu binh Bồ lăng coi như tan rã  mất khả năng chiến đấu. Gia Huyễn Ông bị thương, nhưng ông quyết băng bó, rồi đứng đốc chiến với Phùng Tập. Thế nhưng phía Mông cổ, tổn thất cũng không nhỏ. Xích Nhân Thiết Mộc Nhi lại cho quân đánh lớp thứ ba bằng hai mũi: mũi trực diện và mũi vượt sông ở hạ lưu đánh vào hông.
Đệ phải đích thân ra chỉ huy lũ tướng trâu. Khu này đồng lầy không sâu, ngựa tạm thời di chuyển được, nhưng không phi nổi. Cuộc chiến thực kinh khủng. Sau ba đợt giao tranh, Ngưu binh bị tổn thất nhẹ, tuy nhiên bọn kị binh Mông cổ bị đánh tan tành. Chúng dẫn tàn quân, vượt sông trở về bờ Bắc.
Khi mới tới Bồ lăng, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi ra lệnh trưng dụng tất cả thương thuyền, dân thuyền. Dùng các thuyền này chở hai nghìn kị binh không ngựa, ngược giòng Trường giang, dự tính tiến về Giang an.
Được tin này, đệ lệnh cho hai đội Ngạc ngư hành sự. Khi đoàn thuyền khởi hành được mười dặm thì cùng đục thuyền. Toàn bộ đoàn thuyền bị đánh chìm. Kị binh Mông cổ là những người quanh năm sống trong vùng Thảo nguyên, không có sông ngòi, vì vậy chúng không biết bơi. Khi thuyền chìm, trên người chúng mang vũ khí, giáp trụ cồng kềnh, nên chết đuối sạch.
Trở lại với mũi nhọn Mông cổ vượt Ô giang đánh trực diện. Sau khi chiếm được hai chiến lũy, phá tan hiệu Bồ lăng,  số kị binh không ngựa chết gấp rưỡi binh sĩ trấn thủ. Xích Nhân Thiết Mộc Nhi ra lệnh ngừng tấn công, thu nhặt xác tử sĩ, chở thương binh ra ngoài cấp cứu.
Cho binh sĩ nghỉ hơn giờ, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi lại ra lệnh tấn công. Đám binh tướng này vất vả từ sáng, sau suốt nửa ngày xung sát, chúng quá mệt mỏi, mà binh tướng hiệu Thiệu Hưng tinh lực còn nguyên. Sau năm đợt xung phong. Chúng không còn sức, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi đành ra lệnh rút lui.
Phùng Tập xin cho binh tướng hiệu Thiệu Hưng đuổi theo. Đệ đồng ý, lệnh cho bọn tướng trâu đi tiên phong. Thế là mình chiếm lại chiến lũy thứ nhất, thứ nhì, rồi cho binh sĩ Thiệu Hưng trấn đóng.
Bây giờ bọn Mông cổ không còn sức đánh nữa, đang rút về Hợp châu. Gia Huyễn Ông, Phùng Tập sẽ cho Ngưu binh, yểm trợ bộ binh đuổi theo xa xa, để hăm dọa.
Đại Ca Phải cẩn thận. Tuy tổn thất, nhưng Xích Nhân Thiết Mộc Nhi cũng còn hơn 2 vạn người ngựa”

Dã Tượng cùng các tướng điều quân ra vị trí phòng vệ.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi là một trong những tướng giỏi nhất của Mông Ca. Y được Mông Ca trao cho bốn vạn kị binh với nhiệm vụ phải chiếm được kho lương Bồ lăng, Giang an. Với 4 vạn kị binh sức mạnh nghiêng trời lệch đất. Nhưng kị binh lại vô dụng khi gặp chiến trường đồng lầy, phải bỏ ngựa lội sông đánh vào chiến lũy. Kị binh trở thành bộ binh, khả năng chiến đấu giảm đi phân nửa. Gặp chiến lũy kiên cố, mà người điều khiển đắp là Yết Kiêu, một tướng đầy kinh nghiệm chống kị binh Mông cổ. Vì vậy kị binh không thể chiếm chiến lũy dễ dàng. Phá  được hai lớp chiến lũy, y hy sinh hơn vạn người. Hơn vạn chết do giao chiến với Ngưu binh. Phía Tống, hiệu Bồ lăng tan rã. Xích Nhân Thiết Mộc Nhi còn tới hai vạn, đánh vào lớp chiến lũy thứ ba. Nhưng xung sát suốt từ sáng đến trưa, binh tướng mệt lử trong khi quân giữ chiến lũy là hiệu Thiệu Hưng, tinh lực còn nguyên. Sau ba đợt xung phong, binh tướng chết quá nhiều, người còn sống thì mệt đến bước không nổi. Y đành cho rút lui. Gia Huyễn Ông, Yết Kiêu, Phùng Tập xua Ngưu binh yểm trợ hiệu Thiệu Hưng đuổi theo, chiếm lại hai chiến lũy bị  tràn ngập.
Quân mệt, người ngựa đều đói lả, không còn gì ăn. Y đành ra lệnh vứt chiến cụ kềnh càng, giết những chiến mã bị thương mà chủ nó tử trận làm thức ăn. Rồi rút về Hợp châu. Đoàn người ngựa gõ móng đều đặn trên đường. Thình lình đội hình ùn lại, rồi viên bách phu trưởng đi đầu báo:
– Trình Đại vương, phía truớc có bốn xác chiến mã nằm thành hình vuông. Ở giữa có xác chiến mã chết dựng đứng. Trên lưng có một người chết, mặc y phục như  Đại hãn.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi vọt ngựa lên xem: y nhận ra  5 xác chiến mã là chiến mã của đội Cấm vệ Mông Ca. Còn thây người ngồi trên chiến mã đứng là Cấm vệ vẫn đóng giả Mông Ca.
 Xích Nhân Thiết Mộc Nhi ra lệnh chôn xác Cấm vệ ấy. Trong lòng viên tướng trì nghi:
– Rõ ràng Đại hãn nói rằng sẽ  đi Bồ lăng đốc chiến. Nhưng sao không thấy người tới mà lại có xác chết này?
Y ra lệnh tiếp tục hành trình. Đi khoảng một dặm, kị binh lại ùn trên đường, rồi tới báo:
– Có bốn mươi xác Cấm quân bị treo cổ trên các cây ven đường. Trong đó có xác chết Cấm quân đóng giả Đại Hãn.
Y tiến lên quanh sát, hạ lệnh đem các xác chết đó chôn bên đường rồi tiếp tục hành trình. Người, ngựa đói quá đi không nổi. Trời bắt đầu hoàng hôn. Quân báo:
– Phía trước có ụ đá cao. Sau ụ có quân phục giống như trong các chiến lũy Bồ lăng.
Ba tiếng pháo nổ, rồi tiếng quân reo, tiếng trống trận thúc vang vang vọng lại. Một Cấm vệ cỡi ngựa thủng thẳng tiến tới. Y xuống ngựa hành lễ với Xích Nhân Thiết Mộc Nhi:
– Thưa vương gia. Đoàn Cấm vệ hộ tống Đại hãn bị trúng phục binh. Đại hãn bị giết rồi. Phía sau có hơn vạn quân mai phục. Vậy vương gia định sao? Tướng chỉ huy phục binh sai tôi thưa với vương gia rằng họ biết quân của vương gia mệt, nên không nỡ tấn công vội. Vậy vương gia còn chờ gì mà không đầu hàng để khỏi bị chết  vô ích.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi nổi giận cành hông, nhưng không biết giải quyết sao! Bởi chính y đang đói rã ruột ra, chân tay bải hoải. Biết phục binh không tấn công mình. Với hơn hai vạn nhân mã, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi cho phép quân vào những khu làng mạc cướp lương thực. Nhưng dân chúng đã bỏ trốn hết. Trong mấy ngôi làng, có 5 thửa đất rất rộng trồng rau. Y ra lệnh cho quân sĩ, tạm nghỉ, thả ngựa ra đồng cho ăn rau. Cho phép binh sĩ giết ngựa, nướng thịt ăn đỡ đói, đợi trời sáng sẽ quyết chiến một trận. Người, ngựa cần nước uống, mà xung quanh chỉ có bốn cái ao, nước trong sạch. Kị mã dẫn ngựa tới bờ ao cho uống, lấy nước cho vào bình đeo bên hông.
Vừa ăn xong thì có tiếng quân reo, ngựa hí, trâu rống. Quân báo:
– Bọn trấn thủ Bồ lăng xua bộ binh, ngưu binh đuổi theo. Chúng dàn trận trên cánh đồng khô.
Suốt từ sáng, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi cùng đoàn kị mã vô địch phải bỏ ngựa đánh nhau với bộ binh; không phát huy được sức mạnh. Bây giờ tuy người, ngựa mệt nhừ, nhưng được chiến đấu trên vùng đất khô, đồng trống thì còn gì bằng. Y cho năm thiên phu dàn trận phía trái, năm thiên phu dàn trận phía phải, một vạn phu dàn trận chính giữa. Chính y cùng hai vạn phu trưởng đứng đầu.
Nhìn sang trận địch, thấy có ba tướng đứng đầu. Phía sau là hai chục thiếu niên cỡi trâu. Y nhận diện được Gia Huyễn Ông từng là tù nhân của y. Bên trái Gia Huyễn Ông là một người trung niên, cao lớn y biết tên là Phùng Tập. Phùng Tập trực tiếp chỉ huy hơn trăm võ sĩ giữ chiến lũy, giết không biết bao nhiêu binh tướng của y. Bên phải Gia Huyễn Ông là một một người còn trẻ cao mà gầy. Cái người trẻ trong suốt cuộc chiến hôm nay, từng chỉ huy đội ngưu binh, đánh kị binh của y trên đồng lầy. Cuộc tấn công của y thất bại hầu hết do Ngưu binh của người này.
Gia Huyễn Ông ruổi ngựa ra trước hàng quân, tay phe phẩy quạt phong thái rất nhàn nhã. Ông chắp tay xá một xá:
– Vị tướng kia phải chăng là Đại vương Xích Nhân Thiết Mộc Nhi của Mông cổ?
– Còn người phải chăng là tên nho sĩ từng bị ta bỏ tù?
– Đúng như Đại vương nói. Tôi nguyên là Giám quân trấn Thành đô, trói gà không chặt. Khi Tổng trấn Đặng Văn đầu hàng Đại Hãn Mông Ca. Đại Hãn khuyến dụ tôi đầu hàng để được lĩnh tước hầu. Nhưng thưa Đại vương, người Hán chúng tôi quyết không chịu khuất phục bọn rợ Thát đát. Tôi không hàng, vì vậy mới bị giam.
Thấy Gia Huyễn Ông mải nói, một Vạn phu Mông cổ hướng ông bắn một mũi tên. Mũi tên xé gió bay tới trước mặt mà dường như Gia Huyễn Ông không biết gì. Thấp thoáng bóng nâu, một thiếu phụ trẻ ngồi trên mình trâu phía sau vọt mình lên cao, đưa khiên mây hứng mũi tên. Rồi nàng lộn một vòng, lại trở về lưng trâu. Đó là Ngưu tướng Vũ Trang Hồng.
Phùng Tập chỉ tên Vạn phu trưởng:
– Tên hèn nhát kia, mi hèn hạ ám toán người ư?
Thấp thoáng, ông xẹt tới vọt mình lên cao, tay điểm một chỉ, chụp tên Vạn phu trưởng, nhảy về trận mình. Nói thì chậm, nhưng động tác của ông nhanh như ánh chớp. Đám kị binh Mông cổ mệt mỏi, muốn cứu chúa tướng mà không kịp.
Gia Huyễn Ông vẫn bình tĩnh nói với Xích Nhân Thiết Mộc Nhi:
– Vương gia! Phía trước, đường về Điếu ngư bị đại binh đắp chiến lũy cản đường. Chiến lũy này kiên cố hơn chiến lũy Bồ lăng. Phía sau thì bị chúng tôi với Ngưu binh, đuổi gấp. Lương không còn, phải ăn thịt ngựa. Kị binh kiệt lực rồi. Vậy vương gia còn chờ gì mà không đầu hàng?
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi nổi giận cành hông. Y quát lớn:
– Ta chinh chiến từ Đông sang Tây. Từ Nam chí  Bắc, chưa từng lùi bước. Ta há đầu hàng tên hủ nho sao ? Được ! Nào chúng ta quyết chiến một trận.
Nói dứt y cầm tù và rúc năm tiếng. Kị binh Mông cổ cùng hú lên rồi ra roi cho ngựa xung tới. Gia Huyễn Ông cười nhạt, tay phe phẩy quạt, thủng thỉnh cho ngựa lùi vào trận.
Phùng Tập phất cờ, 20 đoàn võ sĩ Tống dàn ra, tay lăm lăm đoản đao ở giữa. Hai bên mỗi bên hơn trăm Ngưu binh. Kị binh Mông cổ tới gần thì Ngưu binh, võ sĩ lùi lại rất nhanh. Kị binh quyết truy sát, thì ngựa vấp vào trận địa Đại thằng ngã lộn đi lăn trên mặt đất. Bấy giờ Xích Nhân Thiết Mộc Nhi mới biết dưới đất, quân Tống đã trải những lưới dây, vì vậy ngựa vấp phải. Võ sĩ, Ngưu binh, bộ binh Tống quay trở lại xung sát.
Giữa lúc đó trống thúc vang dội. Hiệu binh Văn Bắc đang hùng dũng đánh ép phía sau. Ý Ninh, Dã Tượng, Thúy Hồng cùng đội kiếm trận Mê linh, đội võ sĩ Tống đi đầu, giết kị binh như giết một bầy dê.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi, cầm tù và hú lên. Kị binh Mông cổ chia làm hai, đâu lưng lại với nhau. Một nửa chống với hiệu Văn Bắc. Một nửa chống với hiệu Thiệu Hưng.
Cuộc chiến thực khủng khiếp. Khoảng hơn hai khắc, tự nhiên chiến mã Mông cổ hý lên những tiếng thảm thiết rồi ngã vật xuống, hắt kị mã ngã theo. Nằm dưới đất, các kị mã cảm thấy bụng đau như dao cắt. Người người rên la thảm thiết.
Quân Tống vác loa gọi :
– Hỡi chiến binh Mông cổ. Các người cho chiến mã ăn rau trong các vườn kia, lại uống nước dưới ao. Chúng ta đã rải thuốc độc vào rau, xuống ao. Chiến mã các người sắp chết hết rồi ! Các người cũng sẽ chết.
Bị đẩy vào đường cùng, các kị mã Mông cổ cố vùng dậy, dùng tàn lực chống trả. Nhưng bụng vừa đau, vừa đói lả, tay cất lên không nổi. Một số bỏ vũ khí đầu hàng.
Tuy căm hận Mông cổ tàn ác, giết người không gớm tay. Chúng đang xâm lăng đất nước mình. Nhưng Gia Huyễn Ông là một nhà nho, lòng dạ nhân từ. Ông không nỡ nhìn chúng bị hai hiệu binh đánh ép, mà sức lực không còn. Ông ra lệnh thu binh. Dã Tượng cũng thúc trống thu quân. Đám kị binh đã kiệt lực, lại bị đau bụng. Chúng cùng ngồi xuống đất, ôm bụng quằn quại, rên rỉ.
Gia Huyễn Ông phi ngựa tới trước vương phi Ý Ninh :
– Điện hạ. Đám kị binh này bị kiệt lực, bị đói. Giết chúng thực tội nghiệp. Xin điện hạ mở từ tâm Bồ tát cho ngừng chém giết.
– Tiên sinh thực là người nhân từ hiếm có.
Yết Kiêu, Đã Tượng truyền lệnh tịch thu vũ khí. Xua đám tù binh vào một khu, rồi phân loại. Chúng đói quá, kêu gào xin ăn. Gia Huyễn Ông đồng ý cho chúng làm thịt những chiến mã bị chết, bị thương dùng củi nướng ăn .
Vương phi Ý Ninh, công chúa Thúy Hồng, sai một thiếu nữ trong kiếm trận Mê linh bưng cái mâm. Trên mâm có một đĩa thịt lợn quay, một đĩa giò, một đĩa lớn đựng nem (chả giò) chiên còn nóng, một bình rượu cúc, một cái chén tống lớn. Ba người khoan thai bước vào giữa đám kị binh Mông cổ đang vừa ôm bụng đau đớn, vừa nướng thịt ngựa. Đến trước mặt Xích Nhân Thiết Mộc Nhi, Thúy Hồng nói bằng tiếng Mông cổ:
– Vương gia xung sát từ sáng đến giờ mệt mỏi quá rồi. Mời vương gia xơi ít thực phẩm lấy thảo. Chúng tôi hứa để vương gia một người một ngựa về Điếu ngư.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi không nghi ngờ, tiếp mâm để xuống đất, tay rót rượu uống, tay cầm đũa rất thuần thục gắp chả giò thơm nực ăn. Ý Ninh, Thúy Hồng kinh ngạc, vì người Mông cổ không biết cầm đũa, mà sao tên này cầm đũa như người Việt vậy ?
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi chỉ vào các đĩa thực phẩm :
– Những món này tôi đã được ăn nhiều lần.
Thúy Hồng hỏi :
– Vương gia xơi ở đâu ?
– Hồi ở Hoa lâm tôi được phu nhân của Tham tri chính sự Ngột A Đa mời ăn ba lần. Vương phi của A Lan Đáp Nhi mời ăn bốn lần. Tuyên phi của Đại Hãn cho ăn nhiều lần. Ba tiên nữ ấy là người Giao chỉ. Vậy ba vị cũng là người Giao chỉ sao ?
Vương phi Ý Ninh, Thúy Hồng cùng hiểu :
– Thì ra Thanh Liên, Thúy Nga, Thanh Nga cho y ăn, dậy y cầm đũa. Hèn chi y cầm đũa thành thạo quá.
Thúy Hồng vẫn nhỏ nhẹ :
– Đại vương đoán chúng tôi là người Giao chỉ, thì đoán chỉ đúng một nửa.
– Một nửa thôi sao ?
– Chúng tôi là người Việt, thuộc Đại Việt, chứ không phải là Giao chỉ.
– Ái chà ! Xin lỗi tiên nữ. Tôi đã bị phu nhân của Ngột A Đa chỉnh một lần về cái tên Giao chỉ, Đại Việt.
Y vẫn vừa ăn vừa nói :
– Tôi đã từng chinh chiến ở hơn 10 nước Tây vực, 9 nước Đông phương. Cái cung cách đối với kẻ thù như thế này, tôi chưa từng thấy ở bất cứ nước nào ! Thì ra cung cách Đại Việt !
Vương phi Ý Ninh cố uốn giọng nói bằng tiếng Hán vùng Yên kinh :
– Chưa hết. Tôi mời đại vương nghe một vài bài hát giải khuây.
Thúy Hồng lấy đàn cò trên lưng ra kéo. Nàng hát một bài tình ca bằng tiếng Mông cổ theo điệu Quan họ mà Địa Lô dạy nàng. Nội dung diễn tả lời một thiếu phụ ai oán vì chồng phải đi chinh chiến, không biết sống chết ra rao. Còn nàng thì phòng không chiếc bóng, uổng phí những ngày trẻ trung. Hết, nàng đổi ra điệu hát Xẩm.
Đợi cho bài hát hết, Thúy Hồng nhỏ nhẹ bằng tiếng Mông cổ :
– Thôi đại vương lên ngựa về Điếu ngư thôi. Phía trước là hơn vạn phục binh. Tôi xin dẫn đường cho đại vương.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi hỏi :
– Không biết cô nương có thể cho đám binh lính của tôi cùng về không ?
Thúy Hồng chỉ vào vương phi Ý Ninh :
– Tôi cũng muốn cho họ theo vương gia về. Nhưng vị chúa tướng của tôi giữ họ lại làm tù binh, để trao đổi lấy tù binh bị Tống bị Mông cổ bắt.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi than :
– Trọn đời chinh chiến chưa bao giờ tôi bị bại, bị nhục như thế này. Hỡi ơi, 4 vạn kị binh hùng mạnh, mà bây giờ chí khí không còn. Sức lực cũng cạn. Xin hỏi cô nương: tôi nghe Đại Hãn của tôi cùng  Cấm quân qua đây bị trúng phục binh bị chết rồi! Thế sự thực ra sao?
– Đại vương là người chinh chiến trăm trận, xin đại vương xét đoán xem Đại Hãn Mông Ca có còn sống hay chết rồi: sáng nay Đại Hãn cùng 5 tướng dẫn 5 bách phu  Cấm quân từ Điếu ngư đi Bồ lăng đốc chiến, khi qua đây thì gặp hơn vạn phục binh. Năm trăm Cấm quân bị giết sạch. Đại Hãn bị trúng một viên đá váo đầu, một viên vào lưng, rồi được Thiết đột cứu chạy thoát.
– Như vậy Đại Hãn chưa chết à ?
– Có thể Đại Hãn chưa chết. Có thể giờ này chết rồi cũng nên. Thôi mời đại vương lên đường cho.
Xích Nhân Thiết Mộc Nhi uể oải lên ngựa, theo sau ngựa Thúy Hồng.
Đám kị binh Mông cổ hét lên:
– Đại vương bỏ rơi chúng tôi ư ?
– Ta không làm khác được. Các người không bị giết đâu! Ta sẽ đem tù binh Tống đổi lấy các người.
Nói dưt y ra roi cho ngựa phi theo Thúy Hồng.

Được vương phi Ý Ninh tha cho, bốn tướng A Mít Lỗ Tề, Đi Mi Trinh, Kim Đại Hòa, Đại Hành lấy ngựa trở về Hợp châu.
Bốn tướng trở về thì ba đạo quân Mông cổ vây Điếu ngư đã thu quân. Trên thành, binh Tống đang đi đi lại lại tuần hành.
Vừa vào trong trại, thì một cung nga của Tuyên phi Thanh Liên chặn trước ngựa vẫy bốn tướng dừng lại:
– Tuyên phi sai tôi báo cho các tướng rằng phải trốn đi ngay, bằng không sẽ bị xử lăng trì.
Đại Hành biết cung nga này là người thân tín của Thanh Liên. Tử hỏi:
– Tình hình ra sao?
– Sáng nay, xa giá Hoàng hậu Hốt Đô Đài cùng Thái tử Ngọc Mộc Hốt Nhi, con trưởng Mông Ca tới lúc Đại Hãn vừa xuất mã.  Hồi trưa, Đại Hãn cùng Ô Mã Nhi về tới nơi, người nằm gục trên lưng ngựa. Thái tử cùng Cấm vệ đỡ Đại Hãn xuống, thì người hôn mê. Sau khi gỡ mũ, cũng như áo giáp ra, quan Thái y tìm thấy mũ bằng bạc bị lõm vào, làm trấn thương sọ não; áo giáp bạc thủng một lỗ làm xương sống  bị vỡ . Như vậy chứng tỏ Đại Hãn bị đá bắn trúng.
Thái tử hỏi Ô Mã Nhi tại sao lại có thảm họa này. Ô Mã Nhi thuật rằng đoàn hộ tống bị trúng phục binh. Cấm vệ bị giết hết. Trong năm tướng thì bốn không biết sống chết ra sao. Riêng Ô Mã Nhi phá vòng vây cứu Đại Hãn, nhưng Đại Hãn bị một tướng địch ném trúng người hai viên đá. May thay lúc đó đoàn Thiết đột tới  kịp, phá vòng vây hộ tống Đại Hãn về Hợp châu. Khi về qua thành Điếu ngư thì bị Lôi tiễn, máy bắn đá nã trúng ngựa của Đại Hãn, Đại Hãn bị quật xuống đất. Thiết đột liều chết đem được Đại Hãn về.
Hoàng hậu Hốt Đô Đài truyền trói Ô Mã Nhi lại, sẽ đem ra xẻo thịt vì không bảo vệ được chúa tướng. Nếu bốn vị về, e cũng sẽ bị giết như Ô Mã Nhi.
Cung nga tiếp:
– Hoàng hậu gọi tên Đặng Văn hàng tướng Tống đến để giúp việc điều tra. Văn hỏi tình chiến trận sáng nay ra sao?
Ô Mã Nhi tâu rằng:
– Không hiểu tại sao bên Tống biết được Đại Hãn  mặc áo giáp sắt bằng bạc khảm xà cừ, ánh nắng rọi vào phản chiếu ra, nên bọn Lôi tiễn trên thành cứ nhắm nơi có tia sáng chiếu ra mà nã Lôi tiễn. Mặc dù y đã đổi thế trận nhiều lần, quân Tống vẫn biết nơi Đại Hãn đứng, rồi nã Lôi tiễn vào. Khi bị phục binh, Đại Hãn ẩn vào đám Cấm vệ, nhưng vì ánh sáng của xà cừ chiếu ra, nên giặc biết vị trí Đại Hãn mà tấn công. LúcThiết đột giải vây cứu Đại Hãn về qua thành Điếu ngư bọn trên thành cũng biết ngựa của Đại Hãn nên nã Lôi tiễn, Đại Hãn mới bị ngã ngựa. Vết  thương trở  thành trầm trọng.
Đặng Văn đặt câu hỏi:
– Tại sao Tống biết Đại Hãn mặc giáp khảm xà cừ? Trong khi có đến 5 Cấm vệ giả làm Đại Hãn! Ai là người dâng áo giáp ấy cho Đại Hãn. Nhất định người dâng áo giáp là gian tế của Tống.
Các cung nữ đều khai rằng Tuyên phi là người dâng bộ giáp, mũ bạc cho Đại Hãn.
Đặng Văn lại lý luận:
– Hôm qua trong buổi hội quân, Đại Hãn không hề nói rằng sáng nay người đi Bồ lăng. Khi người về soái lều, người mới nói cho 5 tướng cận vệ với Tuyên phi biết vụ này. Việc điều động một hiệu binh từ  Bồ lăng tới Trường thảo ít ra phải 6 giờ. Vậy mà trưa nay Tống mai phục hơn vạn  quận tại Trường thảo sẵn. Thế thì gian tế đã báo tin cho Tống. Hơn nữa bọn phục binh không phải là người Tống. Chúng là người Việt. Vậy nhất định gian tế là Tuyên phi.
Tuyên phi mắng Đặng Văn:
– Tên sớm đầu tối đánh kia. Mi chỉ là một tên tướng hèn hạ, mà dám hoa ngôn, xảo ngữ ngậm máu phun người. Từ khi ta theo hầu Đại Hãn, lúc nào ta cũng ở trong doanh trại, không hề tiếp xúc với ai, ta lại không biết nói tiếng Hán thì sao ta có thể là gian tế của Tống? Chính mi là người Tống cài vào đây để làm gian tế.
Đặng Văn tâu với Hoàng hậu:
– Từ khi thần từ Tống trở về, thần cực kỳ căm hận bọn Việt giả danh Hành sơn vương đem quân giúp Tống, nên thần chú ý theo dõi mấy người Việt quanh Đại Hãn. Tuyên phi Thanh Liên là người do Giao chỉ đưa sang làm gian tế. Cạnh phi còn tên Đại Hành. Tên này rất nguy hiểm. Hơn hai tháng trước Giao chỉ đem sang ba thiếu nữ sắc nước hương trời gả cho A Mít Lỗ Tề, Đi Mi Trinh, Kim Đại Hòa. Xin nương nương cho điều tra rộng rãi thì ra ngay. Gần đây Tống phao rằng Hành sơn vương đem 5 vạn quân cứu Ích châu. Sự thực cái người xưng là Hành Sơn vương tên Trần Nhật Duy, con trưởng của vua Giao chỉ, tước phong Vũ Uy vương. Vũ Uy vương là một trong những tướng tài trí nhất Giao chỉ. Hồi Ngột Lương Hợp Thai mang quân đánh Giao chỉ, y là người đánh những trận long trời lở đất, khiến tài trí như Ngột Lương Hợp Thai, A Truật, Hoài Đô mà cũng phải thất bại. Nay y đem năm vạn quân Việt sang trợ Tống. Chính y chỉ huy đánh cướp lương thảo ở Dân giang. Cũng chính vợ y đã đánh bại Ô Mã Nhi ở Trường thảo.
Ô Mã Nhi xen vào:
– Trong trận đánh sáng nay thần nhận ra cái tên trước đây từ nóc điện  Quang minh tại Yên kinh nhảy xuống cứu đồng bọn là tên chỉ huy phục binh. Còn người đàn bà dùng kiếm đánh bại thần chính là vợ tên con tin Giao chỉ Trần Nhật Duy. Vợ y tên Trần Ý Ninh.
Hoàng hậu Hốt Đô Đài truyền trói Tuyên phi lại, đợi 4 tướng về sẽ cho điều tra. Người sai Thị vệ đến nơi cư ngụ của bốn tướng, bắt ba mỹ nữ mà Đại Việt gửi sang. Nhưng cả ba đã trốn mất.
Đi Mi Trinh than:
– Chúng ta là những người tâm phúc, thân tín nhất của Đại Hãn. Ta là em Hoàng hậu. Tuyên phi hỏi vợ cho chúng ta, chỉ với mục đích khích lệ chúng ta trung thành với Đại Hãn. Thế mà Hoàng hậu nghe lời tên hàng tướng không đáng giá bằng cục phân, nghi ngờ chúng ta. Chúng ta phải gặp Hoàng hậu để biện luận về việc này. Nào anh em chúng ta yết kiến Hoàng hậu.
Tuy năm đội Cấm vệ theo hộ tống Mông ca bị giết sạch. Nhưng tại bản doanh vẫn còn 4 đội trừ bị của Đại Hành, A Mít Lỗ Tề, Đi Mi Trinh, Kim Đại Hòa. Trước thế nguy, Đại Hành gọi đội trừ bị của mình đến bao vây quanh soái lều của Mông Ca :
– Các người túc trực bên ngoài. Bất cứ ai điều động cũng không được nghe theo. Chỉ tuân lệnh một mình ta mà thôi.
Sau khi phối trí, Đại Hành cùng ba tướng đến soái lều, hô lớn:
– Đi Mi Trinh, Hổ uy tướng quân,
– Kim Đại Hòa, Ưng phi tướng quân,
– A Mit Lỗ Tề , Hùng uy tướng quân,         
– Nguyễn Đại Hành lĩnh Phi mã tướng quân xin cầu kiến Hoàng hậu.
– Cho vào.
Bốn tướng quỳ gối. Đi Mi Trinh trần tình:
– Bọn thần hộ tống Đại Hãn đi Bồ lăng, bị trúng phục binh Tống. Bọn thần đã dùng hết khả năng, ngặt vì sức người có hạn. Nên 500 Cấm quân bị hại. Chỉ với 500 Cấm quân, năm anh em thần phải chống với hơn vạn người, nhưng cũng không để Đại Hãn bị bắt, bị hại, mà thoát về đây.
– Cho các người bình thân.
Hoàng hậu nhắc lại những lời Đặng Văn đã buộc tội 5 người. A Mít Lỗ Tề chỉ vào mặt Đặng Văn:
– Người là một tên hàng thần lơ láo, bị trúng mưu Vương Kiên, bị bắt làm tù binh, làm mất 50 vạn hộc lương, với 5 vạn quân, 14 thành. Tội đáng xẻo thịt. Còn chúng ta đây đã hai đời dầy công hãn mã, sống chết với ba đời Đại Hãn. Chúng ta là những người thân tín nhất của Đại Hãn mà người dám dèm pha chúng ta ư?
Y chỉ Đại Hành, Đi Mi Trinh, Kim Đại Hòa:
– Người dèm pha rằng Đại Hành là người Việt, nay quân Việt sang trợ Tống, thì ắt Đại Hành trở giáo theo Việt ư. Lý luân như vậy là lý luận ngu xuẩn. Thế thì ta cũng nói được rằng người là người Tống, người báo cho Tống biết lộ trình của Đại Hãn, nên Đại Hãn bị trúng phục binh.
Y chỉ Tuyên phi Thanh Liên:
– Còn Tuyên phi đây là người đẹp như thiên tiên  được Đại Hãn sủng ái; Tuyên phi là người làm cho Đại Hãn vui lòng. Ai cũng biết Tuyên phi có tư cách mẫu nghi thiên hạ. Tính tình thuần hậu, không ghanh tỵ, không xen vào việc của Đại Hãn. Tuyên phi thấy chúng ta là người luôn bên cạnh Đại Hãn. Người có ba cô cháu từ Đại Việt sang, người gả cho chúng ta, để kết tình cốt nhục, phải hết lòng trung với Đại Hãn. Thế mà cái miệng rắn độc của người dám bảo Tuyên phi là gian tế Tống, báo cho Tống biết lộ trình của Đại Hãn để Tống phục binh.
Y quay lại Thái tử Ngọc Mộc Hốt Nhi :
– Đại vương Hốt Tất Liệt cống Tuyên phi cho Đại Hãn. Người cũng cống Lan Liên cho Thái tử. Vậy xin Thái tử cho biết vương phi có làm gian tế cho Tống không?
Ngọc Một Hốt Nhi lắc đầu:
– Từ khi Lan Liên được phong chánh phi cho ta, nàng tỏ ra là người thuần hậu. Từ bếp núc cho tới việc cai quản Thị vệ, cung nga, nàng đều hoàn thành đầy đủ, không một chút khiếm khuyết. Quả thực nàng là người hiếm có trong thế gian. Ai độc miệng nói nàng là gian tế cho Tống ta sẽ chặt đầy ngay.
Nói dứt y rút kiếm đưa một nhát, dây trói Thanh Liên đứt hết. Tỏ ra bình tĩnh, Thanh Liên nói với hoàng hậu:
– Nương nương! Nương nương là người Nga la tư. Tiểu tỳ là người Việt mà được Đại Hãn sủng ái thì tránh sao không bị điều ong tiếng ve. Trước mắt phải trị thương cho Đại Hãn hơn là nghe lời bọn gian thần dèm pha.
Trong khi Đi Mi Trinh tâu, thì Đại Hành dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai Thanh Liên:

“Chị Thanh! Em là Đại Hành đây! Phàm trong chốn cung đình, giữa hoàng hậu, thứ phi, hễ ai được sủng ái thì người đó có quyền. Chị được Đại Hãn sủng ái nhất, hiện chị giữ Ngọc tỷ, lệnh phù, binh phù của người. Người đang hôn mê thì chị nắm quyền. Tại sao chị để cho hoàng hậu trói? Bà ta đến Hợp châu chỉ co 100 vệ sĩ, đám này phải ở ngoài trại. Tại đây bà chỉ có Thái tử với hai Thị vệ. Trong khi chị có bốn đứa thân tín, chỉ huy hơn nghìn cấm vệ. Chị hãy nói theo em”.

Kiêu khí con gái Trưng vương bừng bừng sống dậy, Thanh Liên nghe Đại Hành rót vào tai. Nàng ban chỉ cho Kim Đại Hòa:
– Ưng phi tướng quân!
– Thần nghe chỉ dụ của Tuyên phi!
Nàng chỉ Đặng Văn:
– Cái tên phản phúc thất thường này, một đêm làm mất 14 thành, ba vạn binh, để giặc cướp mất 50 vạn hộc gạo. Bây giờ hoa ngôn, xảo ngữ vu cáo cho bốn đại tướng quân là những người thân tín nhất, trung thành nhất của Đại Hãn. Làm loạn lòng Cấm quân. Trói ý lại.
Năm Cấm quân trói Đặng Văn lại.
Phi vẫn nghe Đại Hành rót vào tai. Phi ban chỉ:
– Đem y ra chặt đầu để yên lòng chư tướng.
Đặng Văn là một thiên tài võ học, có tài đại tướng, từng được Tống phong hầu, ban cho tổng trấn Thành đô. Chỉ vì lòng dạ bất chính, phản Tống theo Mông cổ, rồi bị chính tướng Mông cổ là Vũ Cao San, Trần Mạnh Quốc lừa, bị vương phi Ý Ninh bắt. Được trao đổi, trở về với Mông cổ, một lần nữa y lập công với Mông cổ, dò la tin tức về vụ Việt viện Tống, vô tình y phạm vào một điều tối cấm kị là xen vào chốn phòng the của vua chúa. Bây giờ y bị giết.
Khi bị điệu ra khỏi lều, y quay lại tâu với hoàng hậu:
– Nương nương! Thần nhất tâm trung thành với Đại hãn, mà bây giờ thần bị một con điếm Giao chỉ giết. Xin nương nương cứu thần.
Y nói đến đó thì Cấm quân đã đẩy ra xa. Lát sau cấm quân đem đầu y vào trình với Thanh Liên.
Từ hồi Thanh Liên tới Hoa lâm, nàng hết sức chiều chuộng hoàng hậu. Vừa rồi trong lúc thấy Đại Hãn bị thương nặng, nghe lời dèm của Đặng Văn, hậu sai Thị vệ trói Thanh Liên. Sau đó hậu có hơi hối hận. Bây giờ Thanh Liên có 4 đại tướng tâm phúc chỉ huy Cấm quân, nàng xử tử hình tên hàng tướng. Hậu có hơi ớn: nếu Thanh Liên trả thù thì e hậu với thái tử khó toàn mạng. Bà phát run ngồi im!

Thái tử Ngọc Mộc Hốt Nhi họp với bộ tham mưu, Mục Tương Ca, thêm Mật Lý Hỏa Giả từ mặt trận Ba trung, được tin Mông Ca bị thương nặng vội trở về. Bộ tham mưu lo lắng vì không được tin tức gì của Xích Nhân Thiết Mộc Nhi và đạo quân đánh Bồ lăng. Lập tức phái thám mã đi Bồ lăng thăm dò tin tức.
Giữa lúc đó thì Xích Nhân Thiết Mộc Nhi, y giáp xác xơ, người bơ phờ, cỡi một chiến mã bị thương về tới. Vệ sĩ chạy ra đỡ ông ta xuống ngựa thì ông ta ngất đi.
Thanh Liên được Hốt Tất Liệt đưa về Hoa lâm cống cho triều đình Mông cổ, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi là người được Mông Ca tín dụng. Y luôn được Mông Ca gọi sang lều để bàn quốc sự. Thanh Liên thường sai làm các món ăn Việt, đãi y. Vì vậy phi thân với y. Nghe tin y về, phi sang lều hỏi thăm chi tiết vụ Mông Ca bị phục binh. Y thuật lại trận đánh Bồ lăng, trận phục kích Trường thảo. Cuối cùng y nói sẽ:

“ Phi ơi! Cả hai đạo quân thiện chiến đều là quân Việt do tướng Việt chỉ huy. Tôi bị bắt làm tù binh, thì được một thiếu phụ mủi lòng ban cho một ngựa rồi an ủi:
– Thôi vương gia về thôi.
Trong khi bị bắt tôi nghe binh sĩ nói truyện thì biết nữ tướng đó là vương phi Vũ Uy vương. Còn tướng chỉ huy phục binh tên Dã Tượng. Tướng trấn thủ Bồ lăng tên Yết Kiêu.
Thanh Liên chửi thầm:
– Tên Đặng Văn nói đúng. Thì ra quân Việt viện Tống. Vũ Uy vương, vương phi, Dã Tượng, Yết Kiêu đều có mặt. Nếu bị tra vấn, ta chỉ có thể nói: ta là một  cô gái chỉ biết ca hát. Việc quốc sự ta nào biết gì. Huống hồ ta xa nước từ lâu. Việc Việt viện Tống chỉ mới xẩy ra”.

Ngự y của Mông Ca là người Tây vực. Thuốc trị thương của Tây vực rất thần hiệu, ba ngày sau thì Mông Ca tỉnh dậy. Câu đầu tiên y gọi:
– Tuyên phi ơi! Ta đau quá.
Tuyên phi Thanh Liên ngồi chầu hầu bên cạnh:
– Thiếp đây!
– Ta chưa chết ư?
– Đại Hãn phúc tầy trời ! Đại Hãn sẽ sống đến vạn năm. Đại Hãn ơi, có chánh cung nương nương với Thái tử từ Hoa lâm tới vấn an Đại Hãn đấy.
Trong khi Hoàng hậu, Thái tử vấn an Đại Hãn thì trong lòng Thanh Liên nổi lên một cơn bão táp :

«  Ta là một cô gái thôn quê. Nhờ trời cho tấm nhan sắc hiếm có, mà trở thành ca nhi nức tiếng Đại Việt. Trong cuộc tuyển phu, ta trở thành phu nhân của Tham tri Lễ bộ Chu Bác Lãm. Sắc đẹp, vẻ quyên rũ của ta, e rằng trong thếâ gian khó ai bì kịp. Nhưng chồng ta là một nho gia, lúc nào cũng giữ vẻ đường đường quân tử. Ta tuy được sủng ái, nhưng vẫn thấy không nồng nàn. Cuộc sống thiếu thiếu một cái gì.
Mông cổ nhập Việt, bọn võ phu thô lỗ Ngột Lương Hợp Thai, rồi A Truật, rồi Hoài Đô thay nhau mua vui trên thân xác ta. Ta gần chúng mà không có một chút tình cảm.
Vận nước đưa đến ta bị đem cống sang Mông cổ. Ta được Đại Hãn Mông Ca sủng ái, phong cho tước Tuyên phi. Ta trở thành người đàn bà ngồi thứ nhì thiên hạ, chỉ thua có hoàng  hậu Hốt Đô Hải. Suốt ba năm qua, Đại Hãn có không biết bao nhiêu phi tần mà người bỏ rơi hết, chỉ biết có ta. Ta chiều chuộng người, yêu thương người hết lòng. Tình yêu này ta không hề cho Chu Bác Lãm, hay bọn thô lỗ Ngột Lương Hợp Thai.
Hồi ở Văn sơn, ta được dạy thuật chăn gối sao cho người tình đạt được tuyệt đỉnh Vu sơn. Ta thực hành dâng cho Đại Hãn hết. Những thuật đó ta chưa từng cho Chu Bác Lãm, lại càng không cho bọn Ngột Lương Hợp Thai, Hoài Đô, A Truật. Đại Hãn Đông chinh, người chỉ mang mình ta theo. Dù chinh chiến, trận mạc mệt mỏi, nhưng khi về với ta, người như một con nai tơ, để ta dẫn đi. Người không còn là một Đại Hãn uy quyền nghiêng trời lệch đất nữa, người như một gã thiếu niên si tình.
Hôm qua đây tuân chỉ Vũ Uy vương ta dùng thuật bắt nai, làm cho Đại Hãn say mê, rồi dẫn dụ người mặc bộ giáp bạc mà triều đình chế tạo. Ta cũng đoán rằng bộ khôi giáp đó mục đích để Lôi tiễn, máy bắn đá giết Đại Hãn. Vì yêu ta, Đại Hãn mặc bộ áo giáp đó mà bây giờ không biết sống chết ra sao ?
Ở quê nhà, triều đình dã phong tước Quận chúa cho ta, hàm Tam tư cho cha ta, tước Ngũ phẩm phu nhân cho mẹ ta. Triều đình cũng cấp cho cha mẹ ta 15 mẫu công điền không phải nộp thuế.  Sau vụ này thế nào triều đình cũng phong cho ta tước Công chúa, cha mẹ ta tước hầu. Nhưng những chức tước đó chỉ bằng hạt vừng hạt đậu so với tước Tuyên phi của Thiên quốc Mông cổ.
Trước khi Đại Hãn ra trận ta đã đoán biết ý định của Vũ Uy vương. Ta muốn cản Đại Hãn, mà vì lòng yêu nước ta không làm. Ví thử ta ngăn cản Đại Hãn thì Đại Hãn không đến nỗi như thế này. Nhưng ta nhẫn tâm để Đại Hãn đi vào đường chết. Nhưng nếu để Đại Hãn thắng Tống, thì Đại Việt của ta không yên. Vì vậy ta phải làm. Triều đình Đại Việt gửi ta sang đây đâu phải để ta tìm thanh phúc bên Đại Hãn, mà sẵn sàng thi hành lệnh của triều đình. Ôi ! Cái hy sinh này quá lớn.
Bây giờ Mông Ca dở sống, dở chết. Nếu Mông Ca băng thì chắc chắn hai ông em Hốt Tất Liệt, A Lý Bất Ca sẽ tranh dành ngôi Đại Hãn, nội chiến diễn ra thảm khốc vô cùng. Nhẹ thì Mông cổ sẽ cắt làm 5, 6 nước. Dù ai thắng, ai bại thì ngôi vị Thiên triều Mông cổ sẽ không còn. Nhờ vậy mà Đại Việt được yên. Ta đã báo hiếu cho Đại Việt đầy đủ. Ta hy sinh hạnh phúc của mình cho Đại Việt. Nhưng còn Mông Ca ? Ta đã giết Mông Ca, ta đã giết người tình, ta đã hại Mông cổ.
Với phong tục Mông cổ, thì khi Đại Hãn băng, trừ chánh phi, còn lại các thứ phi, cung nga, sẽ chia cho các con, cho các thân vương, cho các tướng. Với nhan sắc của ta nhất định ta sẽ vào tay một tên thô lỗ nào đó! Không ! Nhất định không, ta sẽ chết để tạ lòng Đại Hãn ».

Phi nhìn Mông Ca, nằm sấp, vì xương sống bị vỡ, vì sọ bị tổn thương. Nước mắt phi dàn dụa. Mông Ca rên lên :
– Tuyên phi ơi ! Nàng ở đâu ?
Phi nói se sẽ :
– Thiếp luôn ở cạnh Đại Hãn. Ước gì thiếp có thể thay Đại Hãn chịu cái đau đớn này, thì thiếp cũng cam tâm.
– Ta muốn phi phải luôn ở cạnh ta.
Đến đó Mông Ca thiếp đi, trầm vào cơn mê loạn. Một lát y tỉnh dậy, gọi hoàng hậu Hốt Đô Đài, Thái tử Ngọc Mộc Hốt Nhi, Tuyên phi Thanh Liên lại bên giường :
– Một đời Thái tổ Thành Cát Tư Hãn xông pha trận mạc, lập thành nước Mông cổ. Phụ thân Đà Lôi từng chinh chiến khắp Đông Tây. Vì vậy khi ta lên ngôi, phải theo gương các người mà xông pha trận mạc. Chẳng may ta trúng phục binh, bị thương nặng. Bây giờ ta biết mình không còn sống được nữa. Ta để di chiếu lại : Người kế vị ta là A Lý Bất Ca, mà ta đã trao quyền, khi thân chinh. Hai con ta Cáp Thiết Sáp Nhi, Ngọc Mộc Hốt Nhi, còn quá trẻ không  thể thay ta được. Ta biết, Hốt Tất Liệt vốn gian manh, từng muốn khuynh đảo, chiếm ngôi Đại Hãn. Y muốn dùng Hán pháp thay thế những gì đức Thái tổ, Thái tông đã kiến tạo. Bây giờ ta chết, y cầm quân nghiêng nước ắt sẽ tranh ngôi với A Lý Bất Ca. Y thành công thì chỉ cần 50 năm, người Mông cổ sẽ thành người Hán. Nước Mông cổ sẽ không còn nữa, mà là chư hầu của Hán. Vậy hoàng hậu, tuyên phi với hài nhi phải đem di chiếu của ta công bố, để cho A Lý Bất  Ca có chính nghĩa.
Mông Ca cầm tay Thanh Liên :
– Tiếc quá! Phi với ta bén duyên không lâu. Bây giờ ta không còn ở cạnh phi nữa. Ta biết khi ta băng, sẽ có người bới lông tìm vết hại phi. Vậy Cáp Thiết Sáp Nhi, Ngọc Mộc Hốt Nhi phải bảo vệ phi bằng mọi giá.
– Này phi!
– Dạ!
– Phi giữ tất cả lệnh phù, binh phù, Ngọc tỷ. Khi ta chết rồi, phi nắm lấy quyền, quyết định mọi sự cho đến khi A Lý Bất Ca lên thay. Nhớ nhé.
Thanh Liên khóc:
– Đại Hãn, Đại Hãn băng rồi Thanh Liên nguyện lên hỏa đài, để sang thế giới bên kia với Đại Hãn.
Mông Ca mỉm cười rồi nhắm mắt lại, thều thào:
– Như vậy ta có chết, cũng không tiếc.
Rồi Mông Ca nhắm mắt lại.
Mọi người gọi:
– Đại Hãn! Đại Hãn.

Một bạo chúa, một đại hung thần, một ác quỷ  đã ra đi. Một kỷ nguyên mới sắp tới: kỷ nguyên Hốt Tất Liệt, chinh chiến khủng khiếp giáng xuống Cao ly, Tây hạ, Thổ phồn, Hồi cương, Nhật bản, Đại Việt, Chiêm thành.
NS quyển 3, bản kỷ 3 trg 43-54 chép: Mông Ca sinh ngày 3 tháng 12, năm Mậu Thìn. Băng năm Kỷ Mùi ngày Quý Hợi, tháng 7. Thụy Tuyên Túc hoàng đế. Miếu hiệu Hiến Tông. Hưởng dương 52 tuổi.
Kể từ đây thay vì dùng tên Mông Ca, chúng tôi dùng miếu hiệu hay thụy hiệu.

Dã Tượng với hiệu binh  Văn Bắc do thủy quân đưa về tới Hợp châu  mang theo đoàn tù binh dài vô tận. Vũ Uy vương ra lệnh sai hiệu binh đóng ở bên kia sông, làm thế ỷ dốc. Sau khi an dinh, hạ trại xong, vương phi dẫn Dã Tượng, Thúy Hồng vào thành. Vũ Uy vương, Vương Kiên cùng chư tướng nghe Dã Tượng tường trình về cuộc phục kích, giết gần  trọn đạo Cấm quân tại Trường thảo, rồi chặn đánh tàn binh của Xích Nhân Thiết Mộc Nhi.
Phi hỏi :
– Tình hình Điếu ngư ra sao ? Thông thường để cho quân không mệt mỏi, khi Mông cổ vây thành chúng chia lực lượng làm ba đạo. Mỗi đạo công thành nửa ngày rồi nghỉ. Sao hôm nay chúng lại rút về sớm như vậy ?
Nguyễn Văn Lập  thuật :
– Sáng hôm qua chúng công thành vào giờ Mão, giữa lúc đó 50 xe chở chất nổ phá thành bị nổ, do Đại đởm của ta gây ra. Quân sĩ chết khộng biết bao nhiêu mà kể. Chúng dùng bộ binh leo lên thành, thất bại. Chúng rút lui, nghỉ ngơi rồi cho đánh thành đợt nhì. Giữa lúc đó thì kị binh bị ngấm thuốc độc, nằm ẹp xuống, miệng chảy nước dãi. Trong khi Lôi tiễn trên thành vẫn nã xuống. Vì  vậy tướng chỉ huy công thành là Mục Tương Ca ra lệnh thu quân. Khi quân rút đi khoảng hơn giờ thì một Thiên phu thiết đột phi như bay về phía Trường thảo. Dường như chúng được tin Mông Ca bị trúng phục binh.
Vương phi gật đầu :
– Đoàn hộ tống Mông Ca trúng phục binh. Chúng tôi đang giao chiến với chúng thì Thiết đột tiếp viện tới.
Dã Tượng băn khoăn :
– Khi dàn phục binh, thần đã cẩn thận cho một Vệ quân khóa chốt ở hai đầu, phòng chúng thoát chạy cầu viện. Nhưng có một điều thần không được Tế tác Tống cho biết rằng : mỗi khi đi đâu, Mông Ca đều cho ba thập phu đi sau 5 dặm, 10 dặm, 15 dặm. Hễ thấy tiền quân bị trúng phục binh hay gặp nguy hiểm thì có thể chạy về cầu cứu. Vì vậy trong khi thần yên tâm diệt đám Cấm quân thì phía sau, ba thập phu này chạy về báo động. Cho nên chúng gửi một Thiên phu Thiết đột tiếp viện, cuộc chiến mới thảm khốc.

Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét