Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung : ba không thể là một
Trước hết xin nói rõ, ngày 19 tháng 5 không phải là sinh nhật của Hồ Chí Minh. Vì “sứ mệnh đặc biệt” ông ta không để lộ ngày sinh và nơi sinh chính thức nên lấy ngày tuyên bố thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh tức Việt Minh tại hang Cốc Lếu, bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (19/5/1941) làm sinh nhật.
Xin thưa: Việt Nam Độc Lập Đồng Minh là của Hồ Học Lãm thành lập ở Nam Kinh (Trung Quốc), năm 1936. Hồ Chí Minh giành làm của mình gây dựng vị thế “cha già dân tộc” đồng thời xóa Mặt trận Phản Đế Đông Dương đã có từ trước và để tạo huyền thoại lòe bịp nhóm Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Bùi San… lần đầu tiên được lên Cốc Lếu gặp ông ta.
- Thứ nhất Hồ Chí Minh là Hồ Học Lãm, hậu duệ của Thái thú Hồ Hưng Dật do Tàu “bồi dưỡng, vun vén” đưa trở về.
- Thứ hai Hồ Chí Minh là một người Tàu thừa kế sứ mệnh Hồ Học Lãm, mạo nhận là Nguyễn Ái Quốc để dắt mũi dân ta.
- Thứ ba Hồ Chí Minh là Liêu Trọng Khải, Hội trưởng “Hội Liên hiệp Các Dân tộc Bị Áp bức ở Á Đông” do Tàu lập vào tháng 7 năm 1925.
*
Năm 1925, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, ai đó đã có bài viết ca ngợi Phan Bội Châu là thiên sứ, là anh hùng dân tộc. Năm 1948, T.Lan (tức Hồ Chí Minh) viết trong sách Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện lại lên án Phan Bội Châu dựa vào Nhật đánh Pháp là “đuổi hỗ cửa trước rước beo cửa sau”. Nếu hai là một thì không thể “tiền hậu bất nhất” như thế. Vậy Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.
• Nói về Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành)
Lý Thụy tức Nguyễn Sinh Cung xuất hiện tại Quảng Châu (Trung Quốc) cuối năm 1924 chỉ là người giúp việc vặt cho Bô rô đin (người Nga) bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn, thi thoảng có xưng với một vài người Việt đồng hương đang làm ăn ở Quảng Châu là Vương, chưa tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Vả lại, sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19/6/1924), người Việt ở Quảng Châu rất sợ mật thám Pháp và sợ cả những người Việt đã từng làm công cho Pháp nên tránh tiếp xúc với Lý Thụy.
Đã đến lúc mỗi một người Việt Nam phải biết rõ lai lịch Nguyễn Sinh Cung. Bởi biết rõ Nguyễn Sinh Cung sẽ nhận ra Hồ Chí Minh chân hay ngụy một cách dễ dàng.
Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba của Nguyễn Sinh Sắc với Hoàng Thị Loan. Nguyễn Sinh Sắc trên danh nghĩa là con thứ hai của Nguyễn Sinh Nhậm và Hà Thị Hy (vợ lẻ). Hà Thị Hy vì có tài ca hát và múa đèn nên người làng Hoàng Trù gọi là O Đèn. Thời đó người ta coi O là “xướng ca vô loài” không ai muốn lấy làm vợ, thành ra quá xổi. Thế rồi, vì nhà họ Hà nuôi Cử nhân Hồ Sĩ Tạo làm gia sư nên “lửa gần rơm đã bén” O Đèn “dính” đành chịu phận làm lẻ Nguyễn Sinh Nhậm. Nguyễn Sinh Nhậm góa vợ từ lâu đang “khát”có ngay người con trai thứ hai với vợ kế Hà Thị Hy đặt tên con là Nguyễn Sinh Sắc cho xứng với tài của mẹ. Nhưng nhận ra đã trót, ông Nhậm rất buồn, thụ bệnh rồi chết.
Vợ chồng Nguyễn Sinh Thuyết (Trợ) là con trai trưởng của Nguyễn Sinh Nhậm (con vợ cả) biết Nguyễn Sinh Sắc không phải nòi giống Nguyễn Sinh Nhậm nên không làm bổn phận “quyền huynh thế phụ”, đã đuổi mẹ con Hà Thị Hy, Nguyễn Sinh Sắc ra khỏi nhà Nguyễn Sinh. Hà Thị Hy buồn, nhục và đói khổ chết. Nguyễn Sinh Sắc ba tuổi mồ côi cả cha lẩn mẹ, được ông Tú Hoàng Xuân Đường đón về làm con nuôi.
Nguyễn Sinh Sắc lên tuổi 17 đã làm cho em nuôi mình là Hoàng Thị Loan (con gái đầu lòng của ông bà Hoàng Xuân Đường) có chửa lúc 14 tuổi. Bà Nguyễn Thị Bạch Liên tức O Thanh ra đời tại nhà ông bà Hoàng Xuân Đường. Đã trót là phải trét. Nguyễn Sinh Sắc còn tiếp tục cho cha mẹ nuôi thêm Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Nhuận.
Sau ngày Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (khoa thi năm 1901), tại Huế thì Nguyễn Sinh Khiêm mang tên mới là Nguyễn Tất Đạt. Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Sinh Nhuận mang tên mới là Nguyễn Tất Danh. Nguyễn Tất Danh ra đời trong lúc bà Loan mới vào Huế lại đau yếu đói khổ nên khắt sữa. Chị Thanh và hai anh Khiêm, Cung bồng em đi hàng xóm xin bú sữa dư nên có thêm tên là Nguyễn Sinh Xin. Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan mới 33 tuổi bị bệnh chết và Nguyễn Sinh Xin cũng chết non.
Ba chị em Liên, Khiêm, Cung, bơ vơ dắt díu nhau về quê ngoại Hoàng Trù ở với dì Hoàng Thị An. Đây là thời gian anh em Khiêm, Cung được gọi là Khơm, Công. Khơm Công nói lái là không cơm. Có nghĩa là nghèo đói.
Như vậy là từ khi ra đời 1892 đến năm 1905, Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành hai lần vào Huế hai lần ra quê học hành chưa được mấy chữ và chưa hề ở nhà tại làng Kim Liên. Vả lại nhà đó không phải của dòng họ Nguyễn Sinh mà là của làng làm trên đất công để có chỗ cho Nguyễn Sinh Sắc vinh quy theo lệ làng. Tại sao họ Nguyễn Sinh không mặn mà với vinh quang mà vị Phó bảng mang về? Năm 1905 ông Nguyễn Sinh Sắc có việc làm đưa Nguyễn Tất Thành vào Huế học trường Tiểu học Đông Ba. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành vừa bước chân vào trường Quốc học thì bỏ đi xem biểu tình chống thuế Trung Kỳ nên bị đuổi.
Như vậy là từ năm 1908 đến năm 1918, Nguyễn Sinh Cung không hề học tiếp, nên trình độ tiểu học đã bị mai một sau 8 năm bếp núc dưới hầm tàu. Có chăng về vốn ngôn ngữ giao tiếp thêm một số tiếng bồi thuộc ngành củi lửa, bốc vác. Từ lẽ đó, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Sinh Cung) không thể là tác giả Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc Xây năm 1919 và đương nhiên không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Bởi đứng tên bản Thỉnh nguyện thư lúc đó là “Patriote Nguyên”.
• Nói về Thỉnh nguyện thư 1919 và nguồn góc của ‘’Nguyễn Ái Quốc’’
Do một nhóm người Việt Nam yêu nước, đồng tác giả “Thỉnh nguyện thư” gồm: Luật sư Phan Văn Trường, Phó bảng Phan Chu Trinh, Kỷ sư Nguyễn Thế Truyền, Luật sư Nguyễn An Ninh…vì đang có mặt trên đất Pháp nên không tiện đứng tên thật do đó họ cùng đứng tên là ‘’ Patriote Nguyên’’( người ái –quốc họ Nguyễn ).
Trình độ tiểu học của Nguyễn Sinh Cung ,một phụ bếp không thể là tác giả .
Năm 1920 Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) là Trần Đình Bá đã khẳng định bằng văn bản rằng Nguyễn Ái Quốc là tên chung của một nhóm không phải là một người Nghệ.
*Câu hỏi : Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành ) có phải là Hồ Chí Minh không?
Ai cũng biết rằng 10 năm đầu đời Nguyễn Sinh Cung hai lần vào Huế, ra Nghệ học chữ Hán chưa qua “Tam thiên tự”. 10 năm tiếp theo học quốc ngữ bậc tiểu học, rồi học tiếng bồi dưới tàu hàng. Chấm hết! Từ đó về sau phiêu bạt kỳ hồ, không qua trường lớp nào nữa.
Làm thơ chữ Hán với “Ngục Trung Nhật ký” và một hai lần nỗi hứng viết thư pháp điêu luyện, bay bướm càng gợi nên cho những người sáng suốt quan tâm thêm và tự đặt cho mình nghi vấn: Hồ Chí Minh là a i? Bởi ngoại trừ thần đồng của người trời, từ trên trời rớt xuống. Còn người trần thì không ai thoát khỏi lẽ đời : “Nhân bất học bất tri lý. Ấu bất học lão hà vi”.
Thật khó mà tin được Nguyễn Sinh Cung – là Nguyễn Ái Quốc- là Hồ Chí Minh.
Một điều tưởng cũng dễ hiểu là tại sao Hồ Chí Minh lại tránh gặp mặt chị, khi bà Thanh xách một bu gà từ Nghệ An ra, phải xách trở về xứ Nghệ (tháng 11 năm 1945). Tại sao Hồ Chí Minh lại tiếp ông Cả Khiêm vào ban đêm trong một căn nhà hẹp thiếu sáng ở phố Hàng Ngang mà không là nhà khách ban ngày ban mặt. “Lập lờ đánh lận con đen” chăng?
Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung không thể là một.
* Vậy ai là người đóng vai Hồ Chí Minh ? Hồ Học Lãm, Liêu Trọng Khải hay một người nào khác.
Bắc Việt đưa được Vũ Ngọc Nhạ vào dinh Độc Lập của Việt Nam Cộng Hòa thì thầy Hán của họ chắc chắn còn cao tay hơn.
Tôi không tin Hồ Chí Minh là người Việt kể từ giờ phút ông ta làm ngơ khi mấy tên cố vấn Tàu giết bà Nguyễn Thị Năm – một người yêu nước mình (1953).
Nguyên thủ quốc gia mà vô trách nhiệm với dân như vậy sao!
Xin mọi người Việt Nam tỉnh táo nhận ra rằng ngày trước các vị đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam là Trịnh Đình Cửu, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn đều ghét Tống Vân Sơ (tớ vẫn sống) Hồ Chí Minh.
Vì sao Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong tẩy chay Tống Vân Sơ và đuổi ông ta ra khỏi Đại hội I nhóm họp tại Ma Cao, năm 1935. Về sau, Hồ Chí Minh nhận đại biểu dự khuyết là man khai. Ông Nguyễn Chánh Nhì là đại biểu Xứ ủy Nam Kỳ có mặt tại Đại hội Ma Cao, năm 1935 sống ở Sài Gòn cho đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đã khẳng định điều đó.
*
Tại Đại hội II lấy tên là đảng Lao động Việt Nam (1952) Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng tức Lâm Bá Kiệt, Võ Nguyên Giáp tức Lý Quang Hoa là những người mang tên Tàu, biết rõ gốc tích Hồ Chí Minh mới bầu ông ta làm chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước. Đây là khoảng thời gian Hồ Chí Minh ráo riết thực hiện chủ trương diệt chủng bằng nhiều hình thức như :
- Hợp tự phá đình chùa (1952) để xóa di sản văn hóa truyền thống.
- Cải cách ruộng đất giết sạch người hiền tài, đốt phá thư tịch cổ (1953-1956). -
- Phát động chiến tranh để dân tự diệt theo kiểu “ném đã giấu tay” với ngoa ngôn “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, dù đốt hết dãy Trường Sơn cũng giành cho được độc lập” (1955-1975).
Người Việt Nam cuối cùng không còn, có nghĩa lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam vô chủ. Âm mưu của người Tàu là điều đó và chờ điều đó đã hàng nghìn năm.
*
Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Cung. Năm 1923 là Line. Năm 1924 là Lý Thụy. Năm 1927 là Vương. Năm 1930 – 1932 là Tống Vân Sơ. Chết vì bệnh lao ở Thượng Hải hay mất tích.
Năm 1939 Hồ Quang xuất hiện và nhận là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1939 Hồ Học Lãm từ Nam Ninh xuống Quảng Châu thì cũng thời gian đó Hồ Quang từ Diên An theo Diệp Kiếm Anh về Hoa Nam.
Hồ Chí Minh là Hồ Quang về đường Vân Nam để tránh các cơ sở người Việt ở Quảng Châu. Về Pắc Bó ông ta chỉ tiếp xúc với những người không có mặt ở Quảng Châu trước đây. Trường Chinh, Bùi San, Hoàng Quốc Việt… Tất cả chỉ nghe hơi nồi chõ nên nhầm.
*
Từ sau Đại hội lần thứ III năm 1960 Lê Duẩn, Lê Đức Thọ là những người bạn thừa kế Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ đã vô hiệu hóa Hồ Chí Minh nhưng để an dân, họ đã dành cho ông ta quyền làm thơ chúc tết và “đóng kịch”.
Rất đau lòng dân tộc là lớp có thế lực đầu thế kỷ XXI lại ăn phải bả Tàu như Đặng Xuân Khu – Trường Chinh, Hạ Bá Cang – Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng – Lâm Bá Kiệt.
Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần biết Hồ Chí Minh là ai. Bởi kịp nhận ra ông ta là còn cơ may cứu nguy dân tộc tránh khỏi nạn diệt chủng tiếp.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011
Nguyễn Gia Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét