Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 76

HỒI THỨ BẨY MƯƠI SÁU

 Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Mỗi ngày một ngả bóng dâu tà tà.
(Kiều)

 Nàng hô lớn:
– Thị vệ! Mau cản thích khách. Bọn Tây hạ làm loạn. Tôi bị thương rồi.
Tiếng hô vừa dứt thì Dã Tượng đã đem nàng vào sân. Bọn Tây hạ cũng đuổi tới. Viên trưởng toán Thị vệ thấy phu nhân của Khâm sứ kêu cứu thì vẫy tay ra lệnh, 10 Thị vệ xông ra cản  7 võ sĩ Tây hạ lại.
Thanh Nga hô:
– Giết! Giết bọn thích khách!
Đội Thị vệ tấn công bọn Tây hạ. Trong bọn võ sĩ Tây hạ chỉ có một tên biết nói tiếng Hán, thì y lại đuổi theo Yết Kiêu. Một trong bẩy tên nói một tràng tiếng Tây hạ, ý hẳn y biện luận gì đó, càng khiến cho đám Thị vệ tin rằng bọn y  là thích khách. Đám Thị vệ tuy đông người, nhưng đám Tây hạ võ công cực cao. Cuộc chiến hơn khắc vẫn không ngã ngũ. Tay Dã Tượng vẫn ôm Thanh Nga. Bá xung vào trận, lách tay chụp cổ tên cầm đầu Tây hạ tung lên cao. Trong khi tung Bá vận khí điểm huyệt y. Y rơi xuống đất như quả mịt rụng. Thuận tay Bá chụp một tên nữa ném xuống đất. Bá nhìn phía sau: năm tên Tây hạ còn lại đã bị Thị vệ đánh ngã.
Thanh Nga nói với Dã Tượng:
– Anh! Anh đưa em vào trong dinh, giải huyệt cho em.
Thanh Nga chỉ lối cho Dã Tượng ôm nàng vào phòng ngủ của nàng. Bá đặt nàng lên dường, Thanh Nga thở hổn hển:
– Anh ơi! Cứ ôm em như vậy đi, đừng để em xuống dường, ngực em đau lắm.
Dã Tượng không dám để nàng xuống. Trong khoảnh khắc, lòng người anh hùng ngùn ngụt thương xót người yêu:
– Em yên tâm. Anh sẽ xoa cho em bớt đau.
Bá xòe cả bàn tay khổng lồ xoa trên ngực Thanh Nga. Thanh Nga nhắm mắt hưởng cái cảm giác thần tiên. Nàng quên hết, không còn biết đến những gì xung quanh. Cứ như vậy, thời gian qua đi không biết bao lâu, tự nhiên chân tay Thanh Nga cử động được. Huyệt được giải có lẽ do chân khí của Dã Tượng quá mạnh cũng có, có lẽ do thời gian lâu cũng có. Thanh Nga quàng tay ôm lấy cổ Dã Tượng rồi hôn lên môi Bá.
Bàn về võ công, xung phong hãm trận, thì Dã Tượng là một trong những tướng tài bậc nhất thời Đông A. Nhưng về mặt tình dục thì người anh hùng trẻ tuổi chưa từng nếm qua. Trong khi đó Thanh Nga đã có chồng, nàng lại được học bản lĩnh bắt nai đến tối cao. Nàng chủ động, ép ngực mình vào ngực Dã Tượng, hai tay ôm lấy cổ người yêu:
– Anh ơi! Dù nghìn trùng cách biệt, lúc nào em cũng tưởng nhớ đến anh. Đừng buông em ra. Hãy hưởng tất cả hương vị tình yêu trời cho. Em... em cho anh tất cả.
Hai người cùng lịm đi, trong căn phòng trang trí cựcï kỳ sa hoa, chỉ có tiếng đập của hai con tim.
Dã Tượng mở to mắt nhìn người yêu, mà suốt hai năm qua Bá luôn tưởng nhớ, luôn nghĩ đến nàng. Bây giờ nàng đang trong tay, tấm thân mềm mại, khuôn mặt sáng rực, đôi mắt long lanh. Thanh Nga kéo cổ Bá, hai người ngã xuống dường. Nàng chủ động kéo rút quần.
Phản ứng tự  nhiên của anh hùng tính bật dậy, thức khí công Tiêu sơn hóa tinh pháp rừng rực chuyển động trong cơ thể. Bá rùng mình thần trí bừng sáng:
– Ta là một đại tướng cầm quân! Đất nước đang bị Mông cổ đe dọa. Muôn dân trông cậy vào ta. Ta là con nuôi Hưng Đạo vương! Ta lại là đệ tử của Tuệ Trung bồ tát. Triều đình đã gả Thanh Nga cho Ngột A Đa! Nàng là gái có chồng? Muôn ngàn lần ta không thể làm hoen ố tấm thân vàng ngọc của nàng.
Bá cố gắng se sẽ gỡ tay nàng ra:
– Em ơi! Anh yêu em từ thủa gặp nhau ở bến Bắc ngạn. Nhưng rồi! Nhưng rồi!...
– Hãy quên hết đi! Anh! Tình yêu như hoa nở. Hãy hưởng đi. Thời gian không đợi, chẳng chờ.
Giữa lúc đó có tiếng Thúy Nga hỏi:
– Phu nhân đâu?
Tiếng Thị vệ trả lới:
– Thưa vương phi, phu nhân ở trong nhà.
Thanh Nga thở dài, tay buông Dã Tượng. Hai người ngồi nhỏm dậy ra đón Thúy Nga. Cạnh Thúy Nga còn có Thúy Hồng với năm đệ tử  Mê linh  Sơn Cương, Sơn Trí, Hải Trang, Hải Hòa, Hải Hiền.
Dã Tượng hỏi:
– Tình hình ra sao?
Thúy Hồng chỉ năm đệ tử Mê linh:
– Khi em ôm Thúy Nga tới Ngự trù thì huyệt của Thúy Nga tự giải. Thúy Nga, với em đánh với hai tên. Năm em kiếm trận Mê linh dàn ra. Kiếm trận thực ảo diệu, chưa đầy nửa khắc cả năm tên bị đánh ngã. Còn hai tên bỏ chạy.
Trong năm nàng Đông hoa thì Thúy Nga là người gần Thanh Nga nhất, thân với Thanh Nga nhất. Thoáng nhìn Thanh Nga đầu tóc rối bời, y phục xốc xếch, mặt ngơ ngơ ngác ngác. Còn Dã Tượng thì như người lạc mất hồn; nàng nghĩ thầm:
– Thần trí Thanh Nga cũng như mình, gốc là người ca hát, không có khả năng tự trấn áp; yếu đuối, thì cái gì cũng có thể xẩy ra. Có lẽ Thanh Nga quên cái nhiệm vụ trọng đại triều đình trao cho, mà phản bội Ngột A Đa? Còn Dã Tượng, anh ấy là người đạo đức, quân tử, có tư cách một anh hùng, không lẽ?
Nàng hỏi Thanh Nga:
– Không biết anh Yết Kiêu đem Chân Phương đi đâu? Mình phải cứu viện mới được.
Giữa lúc đó Kim Đại Hòa dẫn một đội Thị vệ tới. Kim hỏi Thúy Nga, Thanh Nga:
– Vương phi, phu nhân! Có sao không?
– Chúng tôi vô sự. Sự thể ra thế nào?
– Bọn phản loạn bị bắt giam hết rồi.
Kim thuật sơ lược diễn biến xẩy ra trong diện Quang minh từ lúc Dã Tượng, Yết Kiêu, Thúy Hồng cứu ba người, rồi nói:
– Tiểu tướng hiện đã nắm lại chức Tổng lãnh Thị vệ. Tiểu tướng đem đội Thị vệ này tới thay thế cho đội cũ. Vương phi có thể chỉ huy anh em truy bắt bọn Tây hạ.
– Cảm ơn Kim tướng quân.
Kim dẫn toán Thị vệ cũ tiến về phía Ngự trù.
Thúy Nga nói với Dã Tượng, Thúy Hồng:
– Chúng ta đi tìm Yết Kiêu.
Dã Tượng hướng lên trời hú một tiếng dài liên miên bất tận. Đó là tiếng hú mà Thiên trường ngũ ưng thường gọi nhau. Không có tiếng đáp lại.
Bá lắc đầu:
– Chắc là nhị đệ ở xa nên không nghe thấy. Phải sai chim ưng đi tìm.
Bá hú lên  ba tiếng nhỏ, một tiếng dài, đôi chim ưng đang bay trên trời kêu lên mấy tiếng rồi chia hai ngả vỗ cánh biến vào bầu trời. Không đầy một khắc cả hai cùng trở về, chúng kêu lên những tiếng khẩn cấp. Dã Tượng than:
– Nhị đệ đang gặp kình địch. Phải đi cứu viện.
Bá nói với Thúy Hồng bằng tiếng Việt:
– Kim Đại Hòa đã thay đội Thị vệ mới. Tuy nhiên đội Thị vệ này rất khó tin tưởng. Vậy Thúy Hồng bảo vệ Thúy Nga, Thanh Nga. Mình anh với năm em Mê linh đi cứu Yết Kiêu được rồi.
Theo chim ưng dẫn đường, Bá dẫn năm kiếm khách Mê linh phóng mình về phía cửa Nam. Thị vệ gác cửa Nam từng quen mặt bọn Hải Hiền, vì ngày nào nàng cũng cùng Hải Trang, Hải Hoa đi mua thực phẩm khi thì có Sơn Cương   khi thì có Sơn Trí đi theo. Hôm nay họ thấy thêm một người thân thể hùng vĩ  mặc y phục Cấm vệ thì hơi ngạc nhiên, nhưng không thắc mắc. Hơn khắc sau chim ưng dẫn sáu người vào một khu rừng hoang, vượt qua con lạch nhỏ. Bên bờ lạch có một xác người mặc y phục của bọn võ sĩ Tây hạ nằm chết cong queo, đầu bị vỡ, lòi óc ra ngoài. Dã Tượng cúi xuống xem, Bá rùng mình:
– Người này bị trúng chiêu Phong đáo sơn đầu của phái Đông A. Như vậy y bị chết vì chưởng của Yết Kiêu.
Hải Hiền chỉ vào chiếc hài cạnh bờ lạch:
– Đây là chiếc hài Dương châu. Như vậy rõ ràng Yết Kiêu vác Chân Phương tới đây thì bọn Tây hạ đuổi kịp, rồi xẩy ra cuộc chiến. Yết Kiêu phóng chưởng giết chết tên này.
Sáu người vượt lạch, chim ưng dẫn tới ngọn đồi trọc nhỏ, thì đâm bổ xuống dưới một dốc núi. Dưới vách núi một đoàn võ sĩ Tây hạ 15 người đang bao vây. Một tên mặc áo vàng đứng chỉ huy.
Hải Hiền chỉ lên đỉnh núi:
– Có thể anh Yết Kiêu bị bao vây, ẩn trên kia.
Dã Tượng bóp miệng, hú lên một tiếng dài, vang vang. Lập tức trên vách núi có tiếng hú đáp lại. Dã Tượng ra lệnh:
– Đúng rồi, Yết Kiêu bị vây trên núi. Chúng ta chia lực lượng chúng làm hai. Anh đánh vào phía trái, các em lập kiếm trận đánh vào phía phải. Nào chúng ta xông lên.
Bọn võ sĩ Tây hạ chia làm ba. Năm tên tiếp tục bao vây vách núi. Năm lên xông vào tấn công nhóm Hải Hiền. Năm tên tấn công Dã Tượng.
Trong năm tên tấn công nhóm Hải Hiền, cùng dùng lang nha bổng. Hải Hiền ra lệnh:
– Bát tỏa nhất tự.
Năm người dàn thành hình chữ nhất. Đám Tây hạ múa lang nha bổng sung vào tấn công. Hải Hiền hô:
– Tứ sát, tam phân.
Năm người chuyển động rất nhanh. Hai võ sĩ Tây hạ bị dâm trúng vai, lang nha bổng rơi xuống đất. Hải Hiền hô:
– Nhị hợp, tứ sát.
Năm người chuyển động, cùng quay lưng vào nhau, lại hai võ dĩ Tây hạ bị thương ở cườm tay. Vũ khí rơi xuống.

Năm tên tấn công Dã Tượng, trong đó có tên mặc áo vàng, một thiếu nữ che mặt bằng một chiếc khăn lụa mỏng, và một người Tây vực.
Dã Tượng nghĩ thầm:
– Sư phụ dạy rằng: dù trên chiến trường, mình là con nhà Phật giết giặc là bất đắc dĩ, cần phải giữ đức từ bi. Mình cần kiềm chế tên áo vàng kia, thì bớt đổ máu.
Bá quát lên một tiếng, xả kiếm xuống đầu tên áo vàng. Tên này cười khì ba tiếng, rồi rút kiếm tấn công Dã Tượng như lối đánh cả hai cùng chết, trong khi hai tên khác tấn công vào hai bên sườn Bá. Choang một tiếng, kiếm của Dã Tượng và tên áo vàng cùng văng lên không. Dã Tượng kinh hoảng nghĩ:
– Nội lực tên này thưc siêu phàm.
Tên áo vàng phát chưởng tấn công trực diện, hai tên khác xỉa kiếm vào hông Bá. Dã Tượng tung mình lên cao. Ở trên cao Bá rút chài tung ra chiêu Địa võng tróc quy chụp xuống đầu ba người. Ba người tuyệt không ngờ trên đời lại có thứ vũ khí quái gở như vậy. Cả ba vung kiếm xẻ chài, thì bị những viên chì đánh trúng yếu huyệt. Thế là cả ba bị chài cuốn vào trong. Ba người cùng dùng kiếm cắt chài, thì Dã Tượng đã nhanh tay điểm huyệt chúng. Dã Tượng thu chài, Bá ngạc nhiên khi người Tây vực với thiếu nữ chống kiếm đứng nhìn không can thiệp. Tuy vậy Bá vẫn tung chài, chụp cả hai người vào trong, rồi điểm huyệt.
Dã Tương chụp tên mặc áo vàng dơ lên:
– Mi phải ra lệnh cho thủ hạ đầu hàng, bằng không ta xé mi làm hai mảnh.
Nhưng cả bọn đều kinh hoàng, hú lên rồi bỏ chạy. Dã Tượng định điểm thêm trên người hai tù nhân, mỗi người mười trọng huyệt. Nhưng hai tù nhân bị viên chì trên lưới đập vào đầu chết rồi. Chỉ còn tên áo vàng mà thôi. Bá ra lệnh:
– Hải Hiền, em băng vết thương cho tên tù nhân này.
Bá tung người, bám vách núi leo lên cao, một cảnh tượng làm bá rùng mình: Yết Kiêu bị thương ở cánh tay, bả vai do đao kiếm, đã được băng bó. Chân Phương bị hai mũi tên găm vào bụng dưới, đùi.
– Đại ca! Đại ca đến cứu viện vừa kịp. Em ôm Chân Phương ra khỏi thành thì bị 17 tên võ sĩ Tây hạ vây đánh. Em giết được hai tên thì kiếm của em bị văng mất. Em bị hai vết đao trúng vai, cánh tay, Chân Phương bị trúng hai mũi tên. Em ôm Chân Phương lên đây dùng đá ném xuống cố thủ. Giữa lúc nguy nan thì đại ca tới. Chậm tý nữa thì mất mạng.
Dã Tượng chỉ hai mũi tên trên người Chân Phương:
– Phải rút tên ngay, bằng không thì chất độc lan ra khắp cơ thể, e nguy đến tính mạng.
Bá lấy thuốc rắc lên vết thương Yết Kiêu, rồi xé áo băng lại:
– Em bị trúng đao, kiếm, vết thương không sâu, chỉ tĩnh dưỡng mấy ngày thì khỏi. Còn Vương cô nương…
Yết Kiêu vén xiêm Vương Chân Phương lên, để nhổ tên. Nàng rên:
– Đừng! Đại ca! Em còn là khuê nữ…
Dã Tượng quyết định:
– Em nhổ tên cho Vương cô nương. Anh bắt được năm tên Tây hạ, anh khảo chúng lấy thuốc giải độc.
Dã Tượng tung mình xuống núi. Yết Kiêu nghĩ thầm:
– Ta là Hữu thiên ngưu vệ thượng tướng quân! Ta là An biên Tử. Ta lại là đệ tử của Tuệ Trung bồ tát. Dù không quen biết, không có tình nghĩa ta cũng phải cứu người thiếu nữ này.
Tử dỗ Chân Phương :
– Vương cô nương. Mình phải tùng quyền. Tôi đành vô phép để cứu cô nương.
Nói dứt Tử điểm vào huyệt Tam âm giao, Phong thị, Quan nguyên của nàng. Lập tức nửa người dưới của Chân Phương tê liệt ngay. Tử sẽ nhổ hai mũi tên, máu theo vết thương chảy ra ngoài. Tử hỏi nàng:
– Cô nương có đau lắm không?
– Không! Nhưng xấu hổ chết đi được, vì đại ca đã thấy hết… thấy hết của muội rồi.
Nói đến đây nàng nhập vào giấc mê. Dã Tượng đã lên, Bá trao cho Yết Kiêu lọ cao:
– Đây là cao khử độc tên Tây hạ. Nhưng cần phải hút hết máu độc ra mới có kết quả.
Yết Kiêu cầm thuốc:
– Đại ca tránh ra vì Vương cô nương…
Dã Tượng hiểu ý sư đệ. Bá tung người xuống núi. Yết Kiêu ghé miệng vào vết thương trên đùi của nàng, rồi vận sức hút, nhả, hút nhả máu độc. Khi thấy máu đỏ ra, Tử mới đắp thuốc lên, rồi xé áo nàng băng lại. Tử tiếp tục hút máu độc vết thương ở bụng dưới. Tử hút hai lần thì Chân Phương tỉnh lại. Hai tay nàng nắm lấy đầu Yết Kiêu:
– Ái! Đại ca! Ngừng đi.
Tưởng vết thương bị chạm, làm nàng đau đớn, Yết Kiêu dỗ:
– Vương cô nương, chịu đau một tý nữa thôi.
Tử lại hút, nhả, hút. Vương Chân Phương rên hừ hừ. Thấy máu đỏ bắt đầu ra, Tử băng vết thương cho nàng, rồi an ủi:
  Hết nguy hiểm rồi!
Có tiếng nói thanh thoát:
– Nhị ca! Nhị ca bị thương, để em bồng Vương tiểu thư xuống núi.
Hải Hiền đã lên từ bao giờ. Nàng bồng Chân Phương rồi tung mình xuống núi. Dã Tượng giải huyệt cho người Tây vực với thiếu nữ. Người Tây vực chắp tay hướng Dã Tượng, ông ta nói bằng tiếng Việt rất rõ:
– Đa tạ Đại tướng quân đã cứu bần đạo với con gái.
Dã Tượng kinh ngạc, Bá mở to mắt nhìn, thấy gương mặt quen quen, nhưng trong nhất thời Bá không nhận ra ông ta là ai. Yết Kiêu kêu lên:
– Đạo sư  Sa Đa Hát San! Tại sao đạo sư lại ở đây?
Hát San thở dài chỉ thiếu nữ che mặt:
– Hồi Chiêu võ thượng tướng quân, Chiêu dương tử Cao Mang cùng đoàn võ sĩ Đại Việt sang nước tôi giúp Thái tử khởi binh. Tử thường ở trong nhà tôi. Con gái tôi tên Kha Li Đa cảm Tử vì tài, yêu Tử vì đức, thầm yêu trộm nhớ. Nhưng Tử như một hòa thượng, không hề để mắt tới. Khi Tử rời nước tôi đi, Kha Li Đa thương nhớ người mà thành bệnh. Cách đây mấy tháng, tôi được lệnh giáo chủ sang Đại lý, Kha Li Đa khóc lóc xin theo. Khi chúng tôi tới Đại lý thì Tử theo sứ đoàn đi Yên kinh. Chúng tôi lên đường đi Yên kinh, chẳng may gặp bà Trần Hy Hà. Bà Hy Hà bắt chúng tôi đi theo.
Dã Tượng ra lệnh cho Hải Hiền:
– Các em mau trở về thành Yên Kinh báo chư sự cho vương phi A Lan Đáp Nhi và phu nhân Ngột A Đa. Anh với Yết Kiêu đưa Vương Chân Phương về khu Lan hoa trị thương.
Bá nói với tên áo vàng:
– Người là một võ lâm cao thủ Tây hạ. Ta với người không hề quen biết nhau, cũng không thù hằn nhau. Chỉ vì người nghe lệnh bà Hy Hà mà gây hấn với chúng ta. Ta đã đối chiêu với người, ta biết kiếm pháp của người rất tinh diệu. Công lực người ngang với ta, vì vậy kiếm của ta với người đều văng lên trời. Đúng ra ta giết người đi cho rồi. Nhưng ta tiếc tài người, nên tha cho người.
Nói rồi Bá giải huyệt cho y. Y vái Bá rồi dùng khinh công phóng về phía thành Yên kinh.
Dã Tượng nói với Hát San :
– Bọn Tây hạ do mụ Hy Hà cầm đầu theo tụi phiến loạn đã bị dẹp tan. Tuy nhiên dư đảng của chúng vẫn còn. Đạo sư  là người Việt thì sứ đoàn có bổn phận bảo về Đạo sư. Tiểu tướng kính mời đạo sư cùng tiểu thư về khu Lan hoa với chúng tôi. Chiều nay Vũ Uy vương, vương phi cũng sẽ  về đây. Chắc chắn Cao Mang cũng về theo.
Thình lình Yết Kiêu quay lảo đảo một vòng rồi ngã xuống. Dã Tượng kinh hãi hỏi:
– Nhị đệ sao vậy?
Mặt Yết Kiêu xám ngắt:
– Đệ! Đệ hút máu độc cứu Vương cô nương, nên bị trúng độc.
Nói tới đó Tử ngất đi.
Một tay Dã Tượng cặp Yết Kiêu, một tay cặp Chân Phương dẫn đạo sư Sa Đát Hat San và Kha Li Đa, theo chim ưng dẫn đường về khu Lan hoa. Vừa đi được hai dậm thì phía trước một đội kỵ mã trên mười người lao tới. Nghe chim ưng reo lên, Bá biết đây là người nhà. Thoáng  một cái  đội kỵ mã đã tới, đi đầu là La An. La An nhảy xuống ngựa:
– Anh Dã Tượng! Cái gì xẩy ra?
– Yết Kiêu vì cứu người, hút độc tên, mà mê man.
La An để Dã Tượng ôm Yết Kiêu cỡi một ngựa. Kha Li Đa ôm Chân Phương cỡi một ngựa. Đạo sư Hát San cỡi chung ngựa với La An. Phải gần một giờ đoàn người mới về tới khu Lan hoa.
Ngựa vừa dừng lại thì Cao Mang, Đại Hành, Địa Lô thấy Dã Tượng ôm Yết Kiêu thì phóng mình đỡ Tử xuống ngựa. Thiên trường ngũ ưng kết bạn với nhau trong lời thề đem thân dâng cho Xã tắc, từng chiến đấu bên nhau, sinh tử có nhau hằng trăm trận. Vì vậy  cả năm thương yêu nhau còn hơn ruột thịt. Cao Mang luống cuống hỏi Dã Tượng:
– Anh hai làm sao rồi!
Dã Tượng bình tĩnh:
– Nhị đệ cứu người, dùng miệng hút độc mà ra nông nỗi.
Cao Mang thấy Kha Li Đa thì reo lên, Tử nói tiếng Hồi với nàng:
– Em! Sao em lại có mặt ở đây?
Kha Li Đa òa lên khóc, rồi gục đầu vào vai Cao Mang. Luân lý, đạo đức Hồi giáo rất khắt khe với phụ nữ. Cho đến nay (2006) còn nhiều vùng bắt phụ nữ phải che mặt khi ra đường, không được để đàn ông nắm lấy chân tay. Thế nhưng trong lúc quá xúc động, Kha Li Đa quên cả luật lệ Hồi giáo, ôm lấy người yêu.
Khu Lan hoa đầy người: sứ đoàn Đại lý, sứ đoàn Sơn Đông, sứ đoàn Cao ly. Người người hỏi thăm nguyên do Yết Kiêu, Chân Phương bị trúng độc.
Địa Lô yêu cầu mọi người im lặng để Tử trị bệnh. Trong căn phòng đại sảnh rộng thênh thang, Yết Kiêu, Chân Phương được đặt nằm trên hai cái dường kê sát nhau. Địa Lô bắt mạch Vương Chân Phương, rồi móc trong bọc ra một cái hộp, Tử châm vào huyệt Công tôn, Nội quan của nàng. Nàng vẫn mê man. Tử châm vào huyệt Nhân trung, rồi rút kim ngay. Chân Phương rùng mình mở mắt ra, òa lên khóc:
– Gia gia ơi! Con đau quá.
Vương Văn Thống nắm tay nàng:
– Gia gia đây!
– Con chưa chết ư?
– Không! Con không chết được đâu. Đại phu Địa Lô đang trị bệnh cho con đấy.
Địa Lô châm vào huyệt Tam âm giao, Nội quan, Túc tam lý của nàng rồi nói:
– Vương nhị tiểu thư chỉ bị ngoại thương. Tôi tạm dùng châm cứu ngăn không cho độc tố vào nội tạng, rồi  uống ba thang thuốc trục độc thì khỏi. Bây giờ tôi châm vào huyệt Đại lăng, Thần môn cho tiểu thư nhập vào giấc ngủ, không bị đau đớn.
Chân Phương thiu thiu rồi ngủ.
Tử quay sang cầm mạch cho Yết Kiêu, rồi lắc đầu:
– Nhị ca bị hai vết thương, máu ra nhiều quá. Thấy Vương tiểu thư bị trúng tên độc, anh không biết gì về y học, hút độc cứu người. Khi bị độc phát tán, anh vận công chống đau, vô tình khiến độc nhập vào nội tạng. Không biết tôi có cứu được anh không? Hà! Khả năng tôi có hạn..
Tử cầm bút viết hai phương thuốc, rồi gọi La An:
– Em sai người ra khu cửa Nam, có dược phòng Vạn tiên, cắt cho tôi mỗi phương ba thang. Càng mau, càng tốt.
Chân Phương mơ mơ, tỉnh tỉnh nàng nói:
– Gia gia ơi! Đại vương A Lan Đáp Nhi đã gả con cho một mỹ nam tử, tài hoa của Đại Việt, thế nhưng khi con bị  bọn ác bá rạch mặt thì một người Việt nhảy xuống cứu con! Anh ấy ôm lấy con mà chạy suốt hai giờ. Con hỏi tên, anh ấy xưng là cá Sấu Vàng. Con yêu anh ấy rồi! Gia gia có thể xin vương phi A Lan Đáp Nhi, nói với vương gả con cho Sấu Vàng được không?
Mọi người đưa mắt nhìn Địa Lô.
– Gia gia ơi! Con còn là khuê nữ, mà người anh hùng Sấu Vàng tùng quyền lột xiêm con ra, rồi lại ghé miệng vào đùi, vào bụng dưới con mà hút. Gia gia ơi! Con xấu hổ chết đi được! Nhưng con tình nguyện dâng thân thể cho Sấu Vàng, chỉ làm vậy con mới báo ơn cứu tử của người được mà thôi.
Sau khi uống thang thuốc thứ nhất thì Chân Phương đã tỉnh. Nàng ngồi dậy, tạ ơn Địa Lô. Vương Văn Thống thuật lại những lời nàng nói trong cơn mê.
Lê Linh Anh vốn xuất thân thôn dã, lại từng là tướng trâu, tính tình chất phác, bộc trực. Nàng cầm tay Chân Phương:
– Muội muội ơi, trong con mê muội muội nói rằng muội muội nguyện trao cả cuộc đời cho Sấu Vàng. Những  gì muội muội nói trong cơn mê, thực đúng là những lời từ đáy lòng.
Nàng nói với Địa Lô:
– Trong điện Quang minh chị Thúy Nga xúi chồng gả Chân Phương cho anh, đó là do lòng tốt. Nhưng chị ấy đâu có biết anh không mấy vui lòng vì chưa muốn vướng thê nhi để lo quốc sự, mà Chân Phương cũng chẳng vui vẻ gì. Có đúng thế không?
Địa Lô miễn cưỡng gật đầu.
Lê Linh Anh tát yêu Chân Phương:
– Chị biết con gái người Hán lắm. Khi một người con trai nào đã nắm lấy tay thôi, thì nàng cũng nhất định chọn anh ta làm chồng. Huống hồ đây cái anh Sấu Vàng này đã vạch xiêm ra, vạch áo ra, nghĩa là thấy... hết  không phải chỉ cái ngàn vàng mà toàn cơ thể. Rồi anh ta lại ghé miệng vào bụng dưới, vào đùi mà hút thì hỡi ơi Chân Phương phải tuyển anh làm chồng  mới phải.
Chân Phương gục đầu vào vai Lê Linh Anh:
– Anh ấy vì cứu em mà bị trúng độc!
Nghe Lê Linh Anh, Chân Phương nói, Địa Lô dở khóc, dở cười. Tử nghĩ thầm:
– Mình bị Thúy Nga ghép vào với Chân Phương mà trong lòng không vui một tý nào cả. Mình vẫn còn yêu Như Lan, dù nàng đã có chồng. Nếu nay Chân Phương với anh hai thành đôi giai ngẫu thì mình cầu mà không được.
Lê Linh Anh nói với Vương Văn Thống:
– Vương tiên sinh! Tiện sinh có biết cái con Sấu Vàng là ai không?
– Thưa phu nhân! Dù Sấu Vàng là ai chăng nữa, chỉ nguyên hành động: không quen, không biết Chân Phương mà xả thân cứu Chân Phương thì cũng đoán ra người này có tư cách của một anh hùng. Thưa phu nhân, Sấu Vàng đại danh là gì vậy?
– Anh ấy xuất thân trong một gia đình đánh cá ở vịnh Hạ long nước tôi. Trong trận bình Mông niên hiệu Nguyên Phong thứ bẩy, anh ấy thống lĩnh đạo binh Ngạc ngư, đánh Mông cổ trên sông những trận long trời lở đất. Anh ấy được đức vua ban cho mỹ danh Yết Kiêu, được Hưng Đạo vương nhận làm con nuôi, rồi đặt cho tên là Trần Quốc Vỹ. Gần đây anh ấy được Tuệ Trung bồ tát thu làm đệ tử. Chức tước của anh ấy là Hữu thiên ngưu vệ thượng tướng quân, tước An biên Tử, thống lĩnh đạo binh Thiệu hưng.
Lý Cán Đại là người bác học đa năng, hiện lĩnh chức Đề học nghệ văn quan, Kim tử quang lộc đại phu. Nhưng sau này được phong làm Chiêu văn quan đại học sĩ, giám tu quốc sử (Tể tướng Cao ly); nghe vợ  nói, Đại phu cười :
– Trong điện Quang minh, đại vương A Lan Đáp Nhi chỉ mới ban lời, mà ban lời thì Chân Phương với anh Địa Lô chưa bị ràng buộc gì cả. Lời của A Lan Đáp Nhi không bắt buộc anh Địa Lô với Chân Phương thành vợ chồng.
Hoàng Liên lên tiếng:
– Có ai thấy Chiêu võ thượng tướng quân Chiêu dương
Nam Cao Mang  đâu không?
Tạ Quốc Ninh, Dã Tượng cùng nhìn nhau mỉm cười. Công trả lời vợ:
– Cái anh chàng mà bất cứ ai khuyên anh ta lấy vợ là anh ta nhảy choi choi lên, thế mà nay anh ta bị con cháu thánh Mộ Hợp Mễ (Mohamed) bắt mất hồn mất vía rồi!
Vì từ lúc gặp lại nhau, Kha Li Đa với Cao Mang tách ra ngoài sân ngồi tâm tình. Còn đạo sư  Sa Đát Hút San thì ngồi nói truyện với La An trên chiếc ghế bên bờ hồ.

Chiều hôm ấy Yết Kiêu từ từ tỉnh dậy cũng là lúc Vũ Uy vương, vương phi trở về, có cả Hồng Liên, Thúy Hồng, Thúy Nga, Thanh Nga, Hồng Nga, Thúy Trang.
Nhìn sắc diện Địa Lô với Như Lan, vương phi Ý Ninh thấy như ẩn tàng một điều gì khó hiểu. Phi hỏi Như Lan:
– Em có điều gì không như ý mà khóc vậy?
Như Lan kinh hoảng, nghĩ thầm:
– Không xong rồi! Chị Ý Ninh cực kỳ thông minh, tinh tế. Không chừng chị đoán ra những gì ta với Địa Lô đã trải qua. Thôi thì ta cũng chẳng nên dấu diếm. Nghĩ vậy nàng đáp:
– Con người ta sinh ra, cứ mười điều thì chín điều bất như ý sự.
Ý Ninh đoán ra chín phần những gì Địa Lô với Như Lan vừa trải qua. Phi an ủi:
– Số mệnh! Con người ta khó ai vượt ra khỏi số mệnh. Tuy nhiên nhân định thắng thiên cũng nhiều!
Vương phi nói với mọi người:
– Vì đại vương Tháp Sát Nhi triệu tập buổi họp mật, phu quân các nàng này bận họp, nên tôi rủ sáu người  đẹp Hồng Liên, Thúy Hồng, Thúy Nga, Thanh Nga, Hồng Nga, Thúy Trang đến đây chơi.
Hồng Liên thấy Địa Lô, nàng cung tay:
– Kính chào thầy. Kể từ ngày thầy chữa chứng thống kinh cho Hồng tại con thuyền đi trên sông Trường giang xứ Thục. Chứng đó không còn hành hạ Hồng nữa. Hồng luôn nhớ ân đức của thầy.
Địa Lô liếc nhìn Hồng Liên, cách nhau đã hơn hai năm, nhan sắc vẫn như xưa, thế nhưng cái vẻ dâm đãng như không còn nữa. Nàng tạ ơn với tất cả chân thành. Tử chúc mừng:
– Mừng cho chị đã thành con yêu của vua Trưng.
Trong qúa khứ, Hồng Liên từng trao thân cho năm đạo sư, cùng biết bao nhiêu người khi còn ở Quán văn Tô Lịch, sau trở thành thứ thiếp của Vũ kị thượng tướng quân Lý Tùng Bách. Tiếp đến bị truyền qua tay bọn tướng Mông cổ. Tính tình nàng xảo quyệt, điêu ngoa bậc nhất trong Tô lịch thất tiên. Bây giờ là vương phi của Tháp Sát Nhi. Tuy tuổi nàng còn trẻ, nhưng đã dạn dầy gió mưa trong vũng lầy dâm đãng. Với nhan sắc diễm lệ, tiếng nói trong ngọt ngào, nàng chủ tâm bắt một người đàn ông nào cũng thành công. Thế nhưng trong lần giả bị bệnh, bắt Địa Lô trên con thuyền, nàng bị thất bại. Có thể nói trong Linh văn thất liên, Đông hoa ngũ phụng, nàng đẹp nhất, nhưng cũng buông thả nhất. Kể từ khi được Tuệ Trung Bồ tát dùng Thiền công đẩy ác trược, dâm bôn khỏi người rồi truyền hạnh của Thúy Nga vào cho nàng, thì nàng thay đổi hoàn toàn. Nàng luyện Thiền công rất chuyên cần. Tính tình trở thành điềm đạm, nghiêm trang, đối xử với người đầy nhân hậu. Lòng yêu nước nồng nhiệt như Thúy Nga. Có thể nói, thân xác thì vẫn như xưa, nhưng hồn là hồn thứ nhì của Thúy Nga.
Địa Lô tiếp:
– Bây giờ chị là vương phi của một Thân vương uy quyền nhất Mông cổ, nhưng Lô thấy chị lại giản dị, chân chất. Chị đừng gọi Lô là thầy nữa. Lô cũng không gọi chị là vương phi nữa.
Vương phi Ý Ninh can thiệp:
– Chúng ta cùng là con cháu vua Hùng, thì nên xưng hô theo tuổi.
Địa Lô chắp tay:
– Chị Hồng Liên ơi, theo chỉ dụ của Thím, chị lớn hơn  Lô ba tuổi, Lô gọi chị là chị cho thân mật.






Địa Lô tính nhẩm:
– Đạo Phật nói đến  Vô thường thực đúng. Trong bẩy chị Linh văn thất liên sống cạnh nhau với biết bao nhiêu kỷ niệm. Thế mà hôm nay chỉ có chị Hoàng,  Hồng thôi. Còn năm chị hiện vắng mặt là Thanh Liên theo cạnh Đại hãn, Bạch Liên theo cạnh đại vương Hốt Tất Liệt, Huyền Liên theo cạnh đại vương A Lý Bất Ca, Lan Liên ở với Ngọc Mộc Hốt Nhi, Tử Liên ở với Cáp Thích Sáp Nhi. Duy năm tiên nữ Đông hoa thì đầy đủ. Nhưng ta có thêm công chúa Lý Như Lan, quận chúa Lê Linh Anh, tiểu thư Vương Chân Phương, đặc biệt có người đẹp Kha Li Đa. Hôm nay các chúng ta hội nhau đây rồi chia tay, không biết bao giờ gặp lại.

Vũ Uy vương đưa sứ đoàn Cao ly, Sơn Đông, Đại lý vào một phòng biệt lập họp với nhau.
Vương mở đầu:
– Từ hồi Mông cổ lập quốc, thì từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, tất cả các nước đều bị tai vạ. Vó ngựa Mông cổ đi đến đâu, ngọn cỏ cũng không còn. Mấy trăm bộ tộc Thảo nguyên biến mất. Phương Đông thì Kim, Liêu, Tây hạ, Cao ly, Hồi, Tây tạng, Đại lý, Đại Việt, Tống không ít thì nhiều đều gặp thảm cảnh núi xương, sông máu. Phương Tây hơn 30 nước cũng chịu chung số phận. Thành Cát Tư Hãn muốn gom tất cả các nước dưới ánh mặt trời thành lãnh thổ của mình. Thành Cát Tư Hãn băng hà, để lại di chúc cho con cháu tiếp tục sự nghiệp ông ta chưa hoàn tất.
Vương Văn Thống thắc mắc:
– Không biết nội dung di chúc đó ra sao?
– Di chúc của Thành Cát Tư Hãn như sau:

“ Chinh phục các nước phương Tây dễ hơn các nước phương Đông. Ta đánh chiếm các nước phương Tây, tổ chức cai trị dễ dàng. Ta đã lập thành Kim trướng.
Còn các nước phương Đông hầu như chịu thần phục Tống. Trước đây ta đã nghị kế với Tốc Bất Đài, Mộc Hoa Lê, Triết Biệt. Ba người này cho rằng: nên diệt Tống trước thì tự nhiên các tiểu quốc như Tây hạ, Cao ly, Tây tạng, Hồi quốc, Đại lý, Giao chỉ, Miến diện, Xiêm la... không đánh cũng phải xếp giáp quy hàng”.

 Nhưng khi Hốt Tất Liệt được Mông Ca ủy nhiệm mặt trận phương Đông, thì ông ta không theo di chúc đó mà muốn đánh các nước nhỏ. Ông ta cho rằng đánh các nước nhỏ dễ thành công. Sau khi chiếm các nước nhỏ sẽ có lương thực,  dùng hàng binh đánh Tống. Nhưng ông ta thất bại ở Đại Việt, Cao ly, Hồi cương. Các nước Tây tạng, Đại lý, Xiêm la quần hùng nổi lên kháng chiến. Kết quả lực lượng Mông cổ bị phân tán quá rộng, các đạo quân đánh Tống không tiến thêm được.
Vương ngừng lại cho cử tọa theo kịp:
– Tôi báo cho quý vị biết một tin tuyệt mật: Hốt Tất Liệt bị Mông Ca thu binh quyền, chính Đại hãn đem quân nghiêng nước thân chinh đánh Tống.
Vương Văn Thống hỏi:
– Aáy à! Tin này làm sao vương gia có được?

vương Văn Thống thắc mắc về nguồn tin Mông Ca thân chinh, Vũ Uy vương trả lời:
– Tôi không thể tiết lộ ai đã cho tôi những tin tức này. Các vị không phải chờ lâu đâu, cuộc chuyển quân vỹ đại đã bắt đầu rồi. Mông Ca áp dụng nguyên tắc trưng binh thời Thành Cát Tư Hãn: dốc toàn lực binh chính quốc Mông cổ, xử dụng các đạo binh người Hán do Hốt Tất Liệt thành lập. Ông ta  bắt tất các các nước Kim trướng phương Tây, cũng như các hãn địa phương Đông, mỗi nước phải gửi một đạo quân tham chiến.
Lý Đảm rùng mình:
– Không biết kế hoạch tiến quân của Mông Ca như thế nào?
– Kế hoạch đánh Tống bằng ba mũi. Hai mũi thực, một mũi hư. Mũi thực thứ nhất từ Tứ xuyên đánh sang Đông do chính ông ta thân chinh. Mũi thứ nhì từ phía Đông đánh vào Ngạc châu, rồi chiếm Tương dương, Phàn thành. Mũi này do Tháp Sát Nhi chỉ huy. Khi hai cánh bắt tay nhau rồi, bấy giờ mới tiến về thủ đô Lâm an. Mũi thứ ba là mũi hư, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, phô trương lực lượng đánh vào Kinh châu.
Lý Cán Đại hỏi:
– Theo tôi biết, trước đây Hốt Tất Liệt thấy đánh từ Tây sang Đông thì phải chiếm được vùng Quan trung, Tây xuyên, Đông xuyên. Vì vậy ông ta mới đích thân đánh Đại lý, rồi từ Đại lý theo sông Trường giang, đánh lên Bắc hợp với cánh quân từ Quan trung đánh sang Đông cùng tiến về Xuyên khẩu. Không biết ai thiết kế cho Mông Ca mà Mông Ca  bỏ mũi đánh từ Đại lý lên?
Lý Cán Đại hỏi Đại Hành:
– Huynh ở Hoa Lâm hơn năm nay, huynh có biết ai là quân sư cho Mông Ca không?
– Là Thân vương Mật Lý Hỏa Giả. Hiện ông ta thay Hốt Tất Liệt nắm ba mươi vạn quân Mông Cổ vùng Quan trung!
Thái tử Điển hỏi Vũ Uy vương:
– Hồi Hốt Tất Liệt cầm quân đánh Tống, y ra lệnh cho các nước phương Đông phải tuân theo sáu điều kiện. Không biết Đại Việt có bị ép sáu điều này không?
Nghe chồng nói, công chúa Như Lan cau mày:
– Sáu điều đó Đại Việt cũng như Cao ly đều bị ép buộc đe dọa. Sáu điều đó như sau:

Một là đích thân quốc vương phải vào chầu,
Hai là đem trưởng nam làm con tin,
Ba là kê biên dân số,
Bốn là phải chịu quân dịch,
Năm là phải nộp thuế, lương thảo.
Sáu là nhận Đạt lỗ hoa xích (Đa gu ra tri) .

Nhưng Đại Việt không tuân theo bất cứ điều nào!
Thấy vợ cướp lời mình, trả lời Vũ Uy vương, Thái tử Điển cau mặt nhìn Như Lan, tỏ ý không hài lòng:
– Tôi nghĩ, vì Đại Việt không chịu tuân theo yêu cầu của Hốt Tất Liệt, nên mới có việc Ngột Lương Hợp Thai đem quân tràn vào cướp phá. Tôi nghe triều đình Đại Việt gồm toàn những người tài trí nhất gầm trời, mà sao không nhìn xa một chút.
Vũ Uy vương phi bực mình hỏi:
– Xin Thái tử nói rõ hơn!
– Vương gia hãy so sánh hai sự việc. Một là tuân theo 6 điều kiện trên. Hai là chiến tranh. Giữa hai sự việc đó, việc nào lợi, việc nào hại? Điều thứ nhất, quốc vương vào chầu, tuy phải khuất thân nhịn nhục đôi chút, so với việc tránh được chiến tranh tàn phá, quân tướng chết đã đành mà dân chúng, làng xóm bị tan hoang. Thì chịu nhục một chút có sao đâu?
Vũ Uy vương lắc đầu, không muốn trả lời thẳng cái ông Thái tử không có chí khí này. Vương chỉ vào phái đoàn Đại lý:
– Anh hùng Đại lý có kế hoạch cần vương mang tên  Quần lang chiến hổ, kết hợp các nước cùng  chống lại Mông cổ. Hôm nay chúng ta họp nhau đây để bàn về cuộc liên binh. Nếu như Mông Ca đơn độc đánh Tứ xuyên, thì khó mà thành công, vì anh hùng Đại lý đang kéo cao cờ cần vương đánh vào sau lưng họ.
Nghe vương nói, Lý Đảm mừng chi siết kể:
– Xin  Tạ quốc công cho biết tình hình Đại lý.
Tạ Quốc Ninh trình bầy:
– Hồi Hốt Tất Liệt đem quân vượt sông Kim sa giang vào Đại lý, quốc vương bất chấp lời quần thần, mở cửa thành đầu hàng. Hốt Tất Liệt vẫn để cho triều đình Đại lý tồn tại, để bộ máy cai trị không bị xáo trộn. Y bắt quốc vương đem toàn bộ tinh binh 10 vạn theo Ngột Lương  Hợp Thai đánh Đại Việt. Chỉ trong vòng không đầy ba tháng, 10 vạn binh chỉ còn hai vạn tàn quân. Quốc khố nuôi quân Đại lý, nuôi quân Mông cổ bị vét sạch. Hốt Tất Liệt bắt quốc vương gửi Thái tử cùng sứ đoàn sang đây làm con tin. Tháng trước, quốc vương băng hà, chúng tôi xin cho thái tử về chịu tang, nối ngôi. Nhưng Đại hãn Mông Ca không cho, mà cử một thân vương sang làm vua, tước phong Vân Nam vương. Vân Nam vương mang theo hơn nghìn thuộc hạ không phải người Đại lý. Vương bổ nhiệm thuộc hạ vào tất cả các chức vị then chốt. Người Đại lý chỉ còn giữ những chức hương trưởng, huyện lệnh. Đại lý thực sự mất nước rồi.
Vương phi Ý Ninh đưa mắt nhìn Thái tử Điển:
– Thái tử thấy chưa? Nếu như Đại Việt tuân theo 6 điều của Mông Cổ, thì nay cũng mất nước như Đại Lý. Nước Cao ly của Thái tử đã anh hùng thắng Mông cổ, bằng như Quốc vương tuân theo 6 điều của họ thì nay nước cũng mất rồi!
Tạ Quốc Ninh tiếp:
– Hiện anh hùng Đại lý cùng nổi lên như ong khiến các đạo quân Mông Cổ không đủ để trấn áp. Nếu như Mông Ca trưng binh thì Vân Nam vương lo thân chưa xong, thì sao có thể đem quân tham chiến?
Đạo sư Hát San tiếp lời Tạ Quốc Ninh:
– Nước tôi bị Thành Cát Tư Hãn đánh phá, biến lãnh thổ thành một tỉnh của Kim trướng. Hiện nước tôi bị đặt dưới quyền một Hành tỉnh người Mông cổ. Tất cả các quan chức từ cấp quận, huyện đều do người Mông cổ nắm. Mấy chục năm nay, mỗi khi Mông cổ đánh đâu, họ đều bắt Hành tỉnh gửi quân, cung ứng lương thảo. Cho nên Thái tử nước tôi đứng lên xuất lĩnh dân chúng dành lại tự chủ. Chúng tôi hiện đã làm chủ hơn nửa lãnh thổ.
Vương phi Ý Ninh nhìn thái tử Điển:
– Điện hạ nghĩ sao? Giá như không có Kiến bình vương giúp! Giá như đức vua Cao ly đầu hàng Mông Cổ thì số phận Cao ly cũng không hơn Đại lý.
Như Lan tiếp lời:
– Cái thế của các nước nhỏ chúng ta bây giờ: muốn tồn tại thì phải hợp đồng cùng hành sự thì mới còn. Nếu như mỗi nước tự hành động, thiếu điều hợp thì cái họa mất nước ngay trước mắt.
Thái tử Điển vẫn không chịu thua:
– Mông Ca ra quân lần này chỉ muốn diệt Tống. Tại sao chúng ta phải giúp Tống, mà tự mua họa?
Lý Cán Đại thấy chúa mình đần qúa ông than thầm:
– Ôi! Phụ vương mình vì muốn an thân, kiều ngụ ở Cao Ly mà phải đứng ra gánh vác giúp quốc vương đánh Mông Cổ. Nay Mông Cổ đã bị bại rồi, mà cái ông Thái tử này vẫn không có một chút chí khí nào cả. Nhưng coi bộ cái ông thái tử này hèn quá, thì mình có tài kinh thiên động địa e cũng như dã tràng xe cát biển Đông mà thôi.
Nghĩ vậy ông đưa mắt cho em gái. Như Lan nói bằng giọng lạnh như băng:
– Thái tử! Em là vợ của thái tử, em hỏi thái tử câu này nhé: hiện Đại hãn Mông Ca đã sai sứ đến nước mình rồi. Sứ đòi mình phải gửi 5 vạn binh với đầy dủ vũ khí, lương thảo, chiến thuyền đánh vào mặt biển Đông của Tống. Còn thái tử phải đi Hoa lâm làm con tin. Họ lại gửi một đoàn Đạt lỗ hoa xích (Đa gu ra tri) tới giám sát cai trị. Liệu phụ hoàng có chịu không? Năm vạn quân đi, chỉ đánh mấy trận sẽ hao hụt ít ra hai ba van, rồi phải bổ xung hai ba vạn khác. Aáy là không kể ta phải cung ứng lương thảo cho 5 vạn người viễn chinh. Dân sẽ khổ không thể nào tả siết. Quốc khố trống rỗng!!!
– Vậy phi bảo ta phải làm gì?
– Thay vì ta đem quân đánh Tống, quân chết oan cho Mông Cổ thì chi bằng ta đuổi bọn Đạt lỗ hoa xích về, đem quân ra biên giới đề phòng. Kế bên ta thì đại vương Lý Đảm đem quân Tây tiến, đánh vào hông Mông Cổ. Phía Tây, Hồi cương, phía Nam Đại lý, Đại Việt cùng dàn quân ra. Mông Ca thấy tứ bề thọ địch, thì ông ta sẽ để cho chúng ta yên, mà chỉ đánh Tống thôi.
Vũ Uy vương thấy thái độ của Thái tử Điển. Vương nghĩ thầm:
– Cái ông Thái tử này hèn quá. Mình có bàn thêm  cũng vô ích. Mình tạm ngưng cuộc họp này rồi sẽ tính sau.
Vương đứng lên nói:
– Chúng tôi mời quý vị tới họp chỉ với mục đích cùng nhau kết hợp hành động. Vậy ngay bây giờ các vị về nước thực hiện năm điều.
 Một là đuổi bọn Đạt lỗ hoa xích.
Hai là từ chối trưng binh.
Ba là không cung ứng lương thảo.
Bốn là không nộp tô thuế.
Năm là dàn quân ra biên giới phòng vệ.


Trên con đường cái quan từ tòa Tổng trấn Bắc cương về Thăng long, một đoàn hơn trăm người ngựa nối đuôi nhau phi như bay. Dẫn đầu là một cặp Hổ trắng, hai cặp Báo đen, rồi tới năm kỵ mã, giáp trụ sáng choang. Tuy lực lượng chỉ có thế, nhưng hùng khí như muốn nghiêng trời lệch đất. Tiếp theo, một chiếc xe song mã cuốn bụi mịt mờ. Trên xe, một đôi nam nữ trang phục theo lối quý tộc. Nam thì hùng vỹ, oai nghiêm. Nữ thì đẹp tươi như hoa nở. Phía sau xe  là một đoàn thiết kỵ hơn trăm người. Cuối cùng là năm cặp voi trận.
Nữ chỉ vào một ngôi làng :
– Anh có biết làng kia tên gì không ?
– Anh không nhớ rõ. Trông hơi hơi quen. Có lẽ trong thời gian mình xuất ngoại, ở nhà dân làng sửa chữa, làm thay đổi cảnh trí chăng ?
– Đây là chiến lũy Phù lỗ. Em cùng huynh trưởng Tử Đức và chị Bùi Thiệu Hoa tử chiến mười một ngày, mười hai đêm.
– À anh nhớ ra rồi. Mình có nên ghé vào thăm không ?
– Nên chứ.
Đôi nam nữ đó là một cặp vợ chồng. Nam tước phong Vũ Uy vương, là con đầu lòng của vua Trần Thái Tông. Nữ là công chúa Trần Ý Ninh. Vào niên  hiệu Nguyên Phong thứ bẩy (1257) đời vua Trần Thái Tông, thái sư Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai, đem 10 vạn Lôi Kỵ, 10 vạn hàng binh Đại  Lý sang đánh Đại Việt. Vua trao cho Hưng Đạo vương lĩnh ấn Tiết Chế (Tổng tư lệnh), thống lĩnh toàn quân, toàn dân chống giặc. Vũ Uy vương được lệnh trấn ngự vùng Bắc Cương. Lại sai Phú Lương hầu Trần Tử  Đức cùng phu nhân là Bùi Thiệu Hoa, em gái là quận chúa Trần Ý Ninh trấn thủ  ải Phù Lỗ. Nhiệm vụ chính của ải Phù Lỗ là ngăn cản, làm chậm bước tiến của giặc, để triều đình có thời giờ di tản dân chúng khỏi Thăng Long. Dù quân ít, thế cô, hầu cùng phu nhân và em gái đánh ba trận kinh thiên  động địa, ngăn giặc được hơn mười ngày rồi hầu mới cho phu nhân và em gái dẫn quân rút lui. Còn hầu thì tuẫn quốc khi giặc tràn ngập chiến lũy. Được tin này phu nhân làm lễ tế hầu rồi tự tử.
Ngay sau trận đánh, Nguyên Phong hoàng đế truy phong hầu với phu nhân chức tước như sau:
Dao thụ thái phó,
Phụ quốc thượng tướng quân,
Kinh Bắc tiết độ sứ,
Quan sát sứ,
Xử trí xứ,
Minh tâm tĩnh lự công thần.
Nghĩa-hòa vương.         

Phu nhân được truy phong :
Hiếu Khang, Linh Anh, Trinh Nhất công chúa.
Còn quận chúa Trần Ý Ninh, được phong tước Hồng Đức, Trang Duệ, Vũ Thắng công chúa, truyền gả cho Vũ Uy vương.
Vương phi cầm cờ phất một cái, đoàn người ngựa từ từ dừng lại. Hữu thiên ngưu vệ thượng tướng quân, An biên Tử Yết Kiêu phi ngựa lên hỏi:
– Vương gia! Đây là chiến trường Phù lỗ thời Nguyên phong. Dường như vương gia muốn thăm lại chăng?
Vương chỉ phi:
– Thím muốn tới hành hương mộ của Nghĩa hòa vương và vương phi là Hiếu Khang, Linh Anh, Trinh Nhất công chúa.
Dã Tượng cũng đã tới:
– Mộ của Nghĩa hòa vương Trần Tử Đức và vương phi Bùi Thiệu Hoa được triều đình cải táng đưa về Yên bang xây lăng rồi. Thưa chú, hồi đó cháu với thím từng đánh nhau với bọn Ngột Lương Hợp Thai, Hoài Đô, A Truật suốt 12 ngày liền tại đây. Thoáng một cái đã ba năm. Bây giờ mời chú vào thăm lại chiến trường cũ với thím và chúng cháu.
Dã Tượng gọi La An:
– Đô thống ở ngoài này chỉ huy cọp, báo, voi, kị mã nép vào bên đường, tránh cản trở giao thông, để các anh theo vương gia vào thăm Phù lỗ.
Vũ Uy vương, vương phi, Dã Tượng, Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành, Địa Lô, Thúy Hồng cùng xuống ngựa đi bộ vào làng. Hai nàng Vương Chân Phương, Kha Li Đa cũng xuống ngựa theo sau.
Sau khi hội với sứ quân Lý Đảm, các đại diện Hồi cương, Đại lý, Cao ly, Tây tạng (Thổ phồn) định rõ kế sách quần lang chiến hổ. Vũ Uy vương được Tháp Sát Nhi cho về Đại Việt, không phải sang Hoa lâm làm con tin.
Nguyên trước đó vương phi Ý Ninh đã bàn kế sách với Hồng Nga, Thúy Trang, Thanh Nga, Thúy Nga rằng Hồng Liên nên nói với chồng là thân vương Tháp Sát Nhi như thế... như thế... để Vũ Uy vương được trở về Đại Việt.
Một buổi tối, nhân lúc vợ chồng đang mặn nồng, Hồng Liên nói với chồng:
– Trong tất cả các con tin, em thấy Vũ Uy vương là một nhân tài lỗi lạc. Võ công vô địch, dùng binh như thần. Kìa Ngột Lương Hợp Thai, Hoài Đô, A Truật là những tướng tài ba nhất của ta, mang 10 vạn Lôi kị, 10 vạn hàng binh Đại lý tràn vào đánh Đại Việt. Chỉ trong vòng hơn tháng bị vương phá tan. Mình nên trọng dụng vương, phong chức tước cho vương, để vương đánh Tống, hơn là để vương lêu bêu ở Hoa lâm, uổng phí đi.
Nghe vợ nói, Tháp Sát Nhi đồng ý ngay :
– Vậy anh sẽ mang vương theo, trao cho vương chức Vạn phu trưởng, cùng đánh Ngạc châu, Phàn Thành, Tương Dương.
– Anh nói ! Tài như vương mà chỉ trao cho chức Vạn phu trưởng thôi à ? Phải trao cho vương ít ra năm, ba vạn quân mới xứng tài.
Tháp Sát Nhi tát yêu vợ :
– Em không hiểu luật Mông cổ thì nói thế ! Em ơi ! Anh chỉ có quyền phong chức Vạn phu trưởng thôi. Cao hơn nữa phải Đại hãn mới có quyền.
Trong Thất liên, Ngũ hoa Đông bộ thì bản lĩnh bắt nai của Hồng Liên cao nhất. Nàng nghiêng đầu, ánh mắt lung linh, nở nụ cười tươi như hoa với chồng :
– Em chỉ là cô gái ngây thơ, nhưng em có thể giúp anh trong vụ này !
– Em nói đi.
– Nếu anh trao cho vương một vạn quân. Vương thống lĩnh đánh Tống, quân ta chết ta phải bổ sung tổn thất, ta phải cung ứng lương thảo. Sao anh không thiết tha cầu vương trở về Đại Việt, suất lĩnh thủy, bộ, kị binh trên mười vạn đánh vào phía Nam, Đông của Tống. Ta đánh phía Bắc. Mông Ca hãn đánh phía Tây. Thế là Tống tứ bề thọ địch. Vương đánh Tống bằng quân Việt, lương thảo do Việt cung cấp. Tổn thất thì tổn thất của Việt. Ta chẳng mất gì cả.
Tháp Sát Nhi mừng chi siết kể. Vị thân vương bèn dùng quyền, mời Vũ Uy vương tới trướng, thiết tha nói :
– Tôi biết vương gia là một đại tướng dùng binh như thần. Vì vậy tôi quyết không để vương ngồi chơi ở Hoa lâm. Tôi muốn để vương trở về Đại Việt. Vương thống suất thủy quân Việt đánh vào phía Đông Tống. Bộ binh, kị binh đánh vào phía Nam Tống. Vậy ngày mai vương cùng sứ đoàn Đại Việt khẩn lên đường về nước ngay. Tôi sẽ tấu trình lên Mông Ca hãn sau.
Vương phi Ý Ninh giả như chưa biết vụ này :
– Như đại vương ban chỉ. Chúng tôi phải cần một tháng mới về tới Đại Việt. Lại cần ba tháng chỉnh bị quân mã, lương thảo. Như vậy tổng cộng sáu tháng sau chúng tôi mới khai chiến với Tống được.
– Sáu tháng là nhanh rồi.
Tháp Sát Nhi sai lấy binh phù cho sứ đoàn Đại Việt. Sứ đoàn theo đường Lạc dương, Hàm dương rồi qua Tứ xuyên, vượt Kim sa giang, Đại lý tới Bắc cương. Khi đi qua Chiêu dương, Khâu Bắc, Văn sơn, thấy mới có một năm, mà đời sống dân chúng phồn thịnh như vùng Kinh Bắc. Vương hết sức thán phục người em là Chiêu Quốc vương Ích Tắc, có tài cai trị. Chiêu Quốc vương thấy sứ đoàn trở về thì mừng vô hạn. Vương sai ngựa Lưu tinh về triều báo tin. Triều đình ban chỉ mời sứ đoàn về Thăng long tấu trình chư sự. Tòa Tổng trấn Bắc cương cử một đội thú hộ tống sứ đoàn lên đường ngay.
Bây giờ đi ngang qua Phù lỗ.
 Một nam mục đồng tuổi khoảng mười hai, mười ba đang ngồi trên lưng trâu lững thững từ trong làng đi ra. Thấy đoàn 9 người vào làng. Nó cầm tù và thổi lên ba hồi rồi xuống trâu khoanh tay :
– Cháu là Cu Hiền kính chào quý khách. Chẳng hay các ông bà vào làng có việc gì không ạ ?
Dã Tượng biết hồi tù và đó là ký âm báo có quan khách cao cấp giá lâm. Bá nhìn Cu Hiền, một hiện thân của mình mười năm trước, Bá nhỏ nhẹ :
– Chúng tôi muốn thăm làng. Em dẫn đường cho chúng tôi vào gặp Đại tư đi.
Cu Hiền lễ phép:
– Quan khách không may rồi! Hôm nay làng tôi có quan trên từ Thăng long về duyệt tráng đinh tập trận, nên không cho người trong làng đi ra, cũng không mời khách vào làng.
Vừa lúc đó có tiếng tù và rúc liên miên lẫn với tiếng reo, tiếng trâu rống, tiếng vũ khí chạm nhau. Mọi người cùng nhìn: trên cánh đồng một đội tráng đinh giả quân Mông cổ đang dàn ra đánh nhau với một đội tráng đinh có Ngưu binh trợ chiến.  Cả đoàn mở to mắt ra nhìn.
Cu Hiền tỏ vẻ kiêu hãnh:
– Quý khách có thấy không?  Từ hồi giặc Mông cổ bị đánh tan đến giờ,  đức vua ban lệnh cho các xã vẫn tiếp tục cho tráng đinh luyện tập đề phòng chúng sang nữa. Xã tôi là xã anh hùng, nên mỗi tháng tập trận một lần.
Khoảng một khắc thì đội tráng đinh, Ngưu binh thua, rút vào làng. Đội Mông cổ giả đuổi theo. Dã Tượng cầm tù và rúc lên ba tiếng dài, bốn tiếng ngắn. Thế là trận chiến giữa Mông cổ giả và Ngưu binh chấm dứt. Hai bên cùng hạ vũ khí, vui đùa, cười nói ồn ào.
Cu Hiền kinh hãi hỏi:
– Ông là ai mà biết thổi tù và ra lệnh thu quân?
Dã Tượng hỏi ngược lại:
– Em là ai mà biết đó là lệnh thu quân?
– Vì em là Ngưu binh. Này ông! Em thấy tướng ông to như tượng ngài Hộ pháp trên chùa. Vậy ông có nghe nói về chúa tướng của em không?
– Chúa tướng của em là ai?
– Em là Ngưu binh. Chúa tướng của em tên Dã Tượng. Anh í to như Hộ pháp, có thể tay không nắm đuôi ngựa Mông cổ, rồi vật ngã nó như em vật một con mèo vậy!
Dã Tượng thấy vui vui, Bá lại thổi lên một hồi tù và, rồi hỏi:
– Em biết lệnh vừa rồi là lệnh gì không?
Cu Hiền chưa kịp trả lời thì có hai nông dân một nam, một nữ tuổi khoảng 18-20 cỡi trâu từ trong làng đi ra. Nam thì hùng vỹ, khí sắc hồng hào. Nữ thì ngực nở, lưng thon. Cả hai cùng có nước da bánh mật. Hai người thấy phái đoàn thì vội xuống trâu hành lễ quân cách:
– Đô thống Lý Long Đại , Phạm Trang Tiên tham kiến  vương gia, vương phi và Tả thiên ngưu vệ đại tướng quân.
Vương phi nắm tay Phạm Trang Tiên:
– Ôi! Cái Tiên  của chị hồi ba năm trước bé tý tẹo mà bây giờ dậy thì đẹp thế này đây. Khi đi sứ Mông cổ, anh chị được tin hai em thành hôn. Vạn dặm xa xôi anh chị không về dự tiệc vui của hai em, lòng buồn rười rượi. Đây, chị có chút quà mừng hai em đây.
Phi lấy chiếc vòng ngọc bích mua tại Yên kinh đeo vào tay Cái Tiên. Cái Tiên cảm động:
– Đa tạ phi.
Phi hỏi Dã Tượng:
– Khi đi thì chúa tướng chỉ là một Đô thống. Bây giờ là
Tả thiên ngưu vệ đại tướng quân, Khâu Bắc bá. Chúa tướng có gì mừng hai thuộc hạ mới thành hôn không?
    Nghe thím nhắc, Dã Tượng mới chợt nhớ rằng trong Binh thư yếu lược có đoạn dạy “phải đối xử với thuộc cấp như con, như em”. Bá móc trong bọc ra một con phượng bằng vàng, trên có dát viên hồng ngọc, mà Đạo sư Hát San đã tặng bá hôm bá cứu con y là tên Trịnh Ngọc. Tay phải bá nắm tay Trâu Đen, tay trái bá nắm tay Cái Tiên đặt vào nhau, rồi bá cài lên mái tóc Cái Tiên:
    – Quà cưới của hai em đây.
    Vợ chồng Trâu Đen cảm động:
    – Chúng em cảm ơn anh.
Dã Tượng hỏi Lý Long Đại:
– Trâu Đen. Em đang cho tráng đinh tập trận hả? Em trị quân nghiêm thực. Cu Hiền nhất định giữ kỷ luật không cho chúng ta vào làng.
Cái Tiên chỉ Dã Tượng nói với  Cu Hiền:
– Đây là chúa tướng Ngưu binh của chúng ta.
Cu Hiền reo lên, nó hành lễ:
– Ngưu binh Cu Hiền xin tham kiến Thống lĩnh Ngưu binh Dã Tượng. Thì ra anh là voi đồng quê, nên to lớn kềnh càng thế này đây.
Nó mở to mắt ra nhìn Yết Kiêu với Vương Chân Phương:
– Còn cái anh mắt sáng này là Yết Kiêu  phải không ? Em nghe đồn khi sang Trung nguyên, anh lên núi chơi lạc vào động tiên, rồi lấy vợ tiên. Vợ tiên của anh đây hả?
Từ hôm theo sứ đoàn, Chân Phương được vương phi Ý Ninh dạy tiếng Việt cùng với Kha Li Đa. Vốn thông minh, lại quyết tâm, hai nàng học rất mau. Nên nghe Cu Hiền gọi mình là tiên; Chân Phương mỉm cười nắm tay nó:
– Chị không phải là tiên đâu! Chị cũng là người như em vậy!
– Em không tin. Người mà sao đẹp thế này.
Yết Kiêu gật đầu chỉ vào Địa Lô, Cao Mang, Đại Hành:
– Em có biết ba anh này không?
Cu Hiền mỉm cười chỉ Địa Lô:
– Anh này đẹp trai thì hẳn là Địa Lô! Cả nước ai cũng biết anh đẹp trai mà.
Nó chắp tay hướng Cao Mang:
– A Di Đà Phật! Cu Hiền xin bái kiến đại sư. Em nghe đồn anh sang xứ Hồi cương rồi bị một công chúa bỏ bùa, anh phá giới. Có phải thế không?
Nó cất tiếng hát:

Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.
Sư về sư ốm tương tư.
Oám lăn, ốm lóc để sư trọc đầu.
Muốn ăn đậu phụ tương Tầu,
Mài dao, vót kéo cạo đầu cho sư.

Nó mở to mắt nhìn Kha Li Đa:
– Ôi! Anh là sư mà cũng lấy vợ à? Không sao, xưa đức Phật cũng có nhiều vợ, nhiều con rồi mới đi tu mà. Em nghe trong làng đồn rằng anh sang xứ Hồi cương, rồi kết hôn với công chúa nước đó. Vậy thì anh là sư có vợ!
Nó hướng Kha Li Đa:
– Cu Hiền xin ra mắt sư chị dâu! À quên sư vợ. Thế anh chị đã có sư con chưa?
Lời nói ngây thơ của Cu Hiền làm mọi người bật cười. Nó hướng Đại Hành:
– Có phải anh là Đại Hành không? Người ta nói anh chạy nhanh hơn ngựa, lại là người con có hiếu, nhịn ăn nuôi mẹ. Trong làng em, tất cả mọi người đều ca tụng anh là người đại hiếu, người lớn dạy trẻ con phải theo gương anh.
Có chim ưng réo trên không, Địa Lô phất cờ gọi xuống, lấy thư trình cho Vũ Uy vương.
Vương phi hỏi:
– Thư ai gửi vậy?
– Thư của Hĩm Còi!
Vương trao cho vương phi. Phi đọc:

“ Khải vương, vương phi!
Tai vạ lớn xẩy ra rồi. Sau khi họp với sứ đoàn Việt tại khu Lan hoa, sứ đoàn Cao ly lên đường đi Hoa lâm. Dọc đường Thái tử  Điển với Công chúa Lý Như Lan cãi nhau không ngừng. Thái tử Điển thì muốn chiều theo tất cả đòi hỏi của Mông cổ để nước khỏi bị tai ách. Còn công chúa Như Lan thì muốn liên binh với Lý Đảm đánh vào hông Mông cổ giảm áp lực cho Tống.
Trước đây đức vua Cao ly muốn tỏ ý khuất phụcMông cổ, người đã sai sứ sang Hoa Lâm cầu hôn một công chúa, hay quận chúa Mông cổ cho thái tử  Điển. Vì vậy thái tử Điển đã chuẩn bị một lễ  lớn đâng lên Mông Ca  coi như sính lễ.
Khi sứ đoàn tới Hoa lâm, dâng lễ lên Đại hãn, giữa lúc Đại hãn chuẩn bị xuất hành đánh Tống. Đại hãn ban chỉ gả công chúa Mạc Huệ Dĩ ( Margueritte) cho Thái tử Điển! Sứ đoàn được cấp dinh thự  ở. Công chúa Mạc Huệ Dĩ là con của Thần phi. Thần phi muốn coi mặt Thái tử Điển trước khi cử hành lễ cưới. Thái tử  bái kiến Thần phi. Thần  phi gốc người Nga la tư. Thần phi xem mặt Thái tử thì vui lòng, phi tổ chức lễ cưới  ngay.
Kể về nhan sắc thì công chúa Mạc Huệ Dĩ đẹp hơn công chúa Như Lan nhiều, vì cô nàng lai Nga la tư, Mông cổ. Theo tục lệ Mông cổ thì công chúa Mạc Huệ Dĩ đương nhiên là chánh phi, công chúa Như Lan bị hạ xuống làm thứ phi. Mỗi bữa ăn công chúa Như Lan phải đứng hầu Thái tử với chánh phi. Công chúa Như Lan không tuân hành. Mạc Huệ Dĩ  truyền thị vệ giam Như Lan lại, định sẽ xử tử. Thái tử phải năn nỉ mãi, Mạc Huệ Dĩ mới tha cho Như Lan, nhưng truyền đuổi khỏi Hoa lâm. Công chúa Như Lan với hai cung nữ gốc Việt lên đường về Trung thổ được ba ngày thì Mạc Huệ Dĩ bị ám sát. Sát nhân cắt đầu Mạc Huệ Dĩ mang đi mất, chân tay bị băm vằm ra thành nhiều mảnh.
Quan Hành trung thư tỉnh Hoa lâm cho rằng thủ phạm là công chúa Như Lan. Ông ta sai Thập phu Cấm vệ đuổi theo bắt lại. Khi Cấm vệ tới cửa Trương gia khẩu (thuộc Vạn lý trường thành) thì bắt kịp Như Lan. Như Lan với hai cung nữ chống lại. Kết quả 7 Cấm vệ bị giết, 3 bị thương trở về Hoa lâm. Viên Thập phu phúc bẩm rằng chúng đã giết được Như Lan với hai tỳ nữ.
Hĩm Còi Lê Linh Anh”.
Vương phi vẫy Địa Lô tới gần, trao thư cho Tửû. Địa Lô đọc xong, tay Tử run run, ngơ ngơ, ngác ngác hỏi Vũ Uy vương:
– Thưa vương gia! Thần phải làm gì bây giờ?
Vương phi Ý Ninh thấy rất rõ việc tế nhị này vương không thể làm được, mà chính phi phải làm. Ngũ ưng vừa là thuộc cấp, vừa là vai cháu chồng. Tuổi phi tuy trẻ, nhưng là vai thím. Phi phải can thiệp. Phi vẫy tay gọi cả Ngũ ưng, Vương Chân Phương, Kha Li Đa lại, đọc thư của Hĩm Còi cho năm người cùng nghe, rồi hỏi:
– Năm cháu tình như ruột thịt. Truyện của Lô là truyện của năm cháu. Vậy các cháu cho thím biết ý kiến về vụ này. Trẻ nhất là Vương Chân Phương, dù nói cách nào cháu cũng là vợ của Yết Kiêu rồi. Yết Kiêu là cháu, cháu là Yết Kiêu. Cháu nói đi!
– Khải vương phi, trong vụ này Thái tử Điển, công chúa Như Lan, Mạc Huệ Dĩ đều không có lỗi. Tất cả do hoàn cảnh. Thái tử Điển được gả công chúa Mông Cổ, ông ấy không thể từ chối. Còn Mạc Huệ Dĩ thì nàng là công chúa của một đại quốc, khi hạ giá với Thái tử Điển nàng áp dụng luật lệ cung đình của Mông Cổ  mà thôi. Chỉ tội nghiệp cho Như Lan, xuất thân là quận chúa của Kiến Bình vương, võ công cao cường, đọc thiên kinh vạn quyển, tài trí phi thường. Thế rồi tuân chỉ phụ vương về Đại Việt, gặp một mỹ nam tử tài hoa. Hai người yêu nhau, tưởng rằng sẽ được kết duyên giai ngẫu, không ngờ bị ép làm vợ một người tài không, trí không, nàng uất hận. Càng uất hận, mối tình cũ càng nồng cháy. Thế rồi, thình lình đang là vợ bất đắc dĩ, lại bị hất ra, biến thành nô tỳ hầu hạ kẻ cướp chồng mình. Có võ công trong tay, Như Lan phải trút cái uất hận bằng việc giết tình địch.
Yết Kiêu hỏi Địa Lô:
– Chú năm! Nếu giả dụ Như Lan không bị giết, chú có tái hồi với nàng không?
Địa Lô ngỡ ngàng:
– Cái đó! Cái đó...
Luân lý đời Lý định rằng khi người đàn bà lấy chồng, chẳng may chồng chết thì phải ở vậy thủ tiết cả đời. Nếu nàng tái giá thì sẽ bị chê cười, hương đảng dè bỉu. Còn con trai mà lấy gái đã có chồng thì không bao giờ có. Nếu có thì bị chê là trai tân lấy gái nạ dòng.Thế nhưng sang đời Trần, do Thái sư Trần Thủ Độ ảnh hưởng của phong tục Mông Cổ, ông dẹp bỏ cái luân lý đó. Hồi còn trẻ ông đã yêu thương người chị họ là Trần Kim Dung. Sau Kim Dung lấy vua Lý Huệ Tông, có hai con là công chúa Thuận Thiên và vua Lý Chiêu Hoàng. Thế nhưng khi vua Huệ Tông băng, ông tái hồi với Kim Dung. Kim Dung được vua Trần Thái Tông phong làm Linh Từ quốc mẫu. Rồi ông còn làm một truyện kinh khủng là phế hoàng hậu của vua Trần Thái Tông là Chiêu Hoàng, đem vương phi Trần Liễu là chị dâu của nhà vua vào cung phong làm hoàng hậu. Cho nên luân lý đời Trần không còn khắt khe nữa. Vì vậy khi Yết Kiêu hỏi, dù trong lòng Địa Lô vẫn ngùn ngụt yêu thương Như Lan, nhưng Tử bỡ ngỡ.
Dã Tượng hứ một tiếng:
– Chú năm! Nếu anh là chú, cả đời anh không lấy vợ, để chỉ thương, để nhớ nàng mà thôi. Chú hãy nhìn cái gương ông trẻ Thủ Độ!
Yết Kiêu tiếp:
– Chú không được quyền lấy vợ. Phải ở vậy suốt đời. Thôi ngay chiều nay chúng ta làm lễ phát tang. Chú phải để tang nàng ba năm. Còn bọn này là anh chồng thì cũng phải để tang  một năm. 
Vũ Uy vương than:
– Tôi lo cho Lý Cán Đại quá. Trong khi ông là bồi sứ, thì em gái bị giết. Liệu người Mông Cổ có chịu để ông yên không? Cái ông thái tử Điển bị mất một lúc hai bà vợ, chả biết ông ta có tiếc không?
Cả đoàn đã vào sân đình làng. Trong sân có khán đài. Trên khán đài đầy người. Hai bên khán đài là hai đội quân. Một đội giả Mông cổ, một đội là tráng đinh. Lý Long Đại hô lớn:
– Các vị đứng dậy ra mắt Vũ Uy vương, vương phi. Vũ Uy vương là thân vương Tổng trấn Bắc cương.
Lễ nghi tất.
Trận Phù lỗ trải đã ba năm, nhưng một số dân làng cũng nhận ra vương phi là thiếu nữ kiếm thuật thần trong đã cùng họ chiến đấu. Đại tư của xã là một thương binh, tuổi còn trẻ tên Lý Công Bình, y chỉ vào tấm bảng sơn son thiếp vàng trong đình:
– Khải vương gia, tấm bảng này ghi tên tất cả những chiến sĩ tử trận tại đây trong thời Nguyên phong.
Vũ Uy vương  nhìn lên:  danh tính tử sĩ còn ghi cả quê quá, chức tước. Đại tư chỉ vào một khu:
– Có 39 chiến sĩ không tìm được tên, tuổi, thần cho ghi là Đại Việt liệt sĩ.

Chợt nhớ ra một truyện, Địa Lô hỏi Công Bình:
– Này em! Tôi muốn hỏi em tin tức của gia đình Tô lịch thất liên. Hồi hai năm trước họ còn là Tô lịch thất tiên, phạm tội nặng...
Công Bình cắt lời:
– Vì con phạm trọng tội, bố-mẹ, anh-chị-em bị Thị vệ bắt đem lên Bắc cương thụ hình. Sau bẩy người đới tội lập công, đem cống cho Mông Cổ, gia đình được ân xá, triều đình trao cho làng này quản chế. Rồi Linh văn thất liên lập đại công cả thất liên được thăng tước Quận chúa. Cha được phong hàm Tam tư, mẹ phong hàm ngũ phẩm phu nhân, được ban cho 15 mẫu ruộng nhất đẳng điền canh tác không phải nộp thuế. Hiện cha mẹ Thất liên sống an nhàn trong làng này. Ít lâu sau có tin  Hoàng Liên được Ngột Lương Hợp Thai tuyển làm Thứ phi. Hoàng Liên gửi về nhiều vàng cho cha mẹ. Còn 6 Liên kia thì không có tin tức gì! Cha mẹ hằng lo lắng con bị Mông Cổ giết chết.
Địa Lô nhỏ nhẹ:
– Cả sáu nàng đều được các chúa tướng Mông Cổ sủng ái. Các nàng gửi tôi mang vàng ngọc về dâng cho song thân. Vậy em dẫn tôi tới ủy lạo gia đình các nàng cho phải đạo.
Đại tư chỉ một Ngưu binh:
– Em đến báo cho gia đình các quận chúa biết có Vũ Uy vương phi,  Văn Bắc thượng tướng quân, Văn sơn tử Nguyễn Địa Lô giá lâm.
    Thiếu niên Ngưu binh chạy đi liền.
Đại tư chỉ một nho sinh:
– Đây là thầy đồ Dụ của xã. Thầy sẽ dẫn vương phi với tướng quân tới nhà của cha mẹ 7 quận chúa.
Trong khi Vũ Uy vương cùng mọi người xem tráng đinh tập trận thì vương phi với Địa Lô được thầy đồ Dụ  dẫn đến nhà cha mẹ Tô lịch thất liên. Thầy chỉ vào bẩy khu đất, mỗi khu được bao bọc bởi hàng dậu tre, cắt tỉa tinh vi:
– Đây là khu dành cho gia đình các quận chúa. Tuy họ chỉ mới tới đây hơn năm, nhưng nhờ ăn lộc 15 mẫu ruộng không phải nộp thuế, nên nhà cửa khang trang. Đời sống rất thoải mái.
Đoàn tới khu đầu tiên: có một cổng ra vào, mái lợp ngói. Vào trong cổng là một ngôi nhà ngói lớn. Trước nhà có ao hình bán nguyệt. Trên bờ ao, trồng nhiều cây cảnh. Một cặp vợ chồng tuổi khoảng trên dưới sáu mươi chạy ra chắp tay hành lễ:
– Vợ chồng Vũ Anh bái kiến vương phi và Thượng tướng quân.
Tuy cách nhau gần hai năm, nhưng Địa Lô cũng nhận ra ông bà Vũ Anh, từng bị Thị vệ áp giải lên Văn sơn thụ hình. Con của ông bà là Hồng Liên (Hoa) nhũ danh Vũ Nguyệt Hương, thứ thiếp của Vũ kị thượng tướng quân Kiến phong hầu Lý Tùng Bách. Hiện là vương phi Tháp Sát Nhi.
Lễ nghi tất.
Địa Lô lên tiếng:
– Thưa hai bác, cháu báo tin mừng cho hai bác, chị Hồng Liên hiện là vương phi Tháp Sát Nhi. Vương cực kỳ sủng chị ấy. Vương là người uy quyền thứ nhì tại Mông Cổ. Là vương phi, phú quý không ai bằng, mà chị Hồng Liên lúc nào cũng tưởng nhớ đến hai bác. Khi cháu lên  đường về nước, chị ấy gửi quà về phụng dưỡng hai bác đây.
Tử trao cho ông bà bức thư của Hồng Liên viết. Ông xin lỗi vương phi, rồi mở thư ra đọc, nước mắt dàn dụa:

“ Thưa bố mẹ,
Đứa con bất hiếu là Vũ Nguyệt Hương, từ đất Yên kinh, cách trở vạn dậm, kính đệ thư về đất Việt cúi đầu tạ tội vì không thể ở cạnh để sớm tối phụng dưỡng.
Bố mẹ ơi, tuy con là vương phi, phú quý cực điểm, tiền rừng, bạc biển, nhưng ăn không ngon, ngủ không yên, vì nhắm mắt lại thì chỉ thấy bố mẹ đang vò võ nhớ con. Nay có Văn Bắc thượng tướng quân về nước, con gửi vàng ngọc về kình dâng bố mẹ”...

Địa Lô trao cho bà Vũ Anh một cái túi. Bà run run mở ra trong: nào vòng ngọc đeo tay, kiềng, xuyến vàng với hai mươi nén vàng. Một nén vàng nặng 10 lượng. Thời bấy giờ chỉ cần một lượng vàng, thì một gia đình 5 người có thể sống phong lưu trong một năm.
Có nhiều tiếng ồn ào, rồi sáu cặp vợ chồng cao niên từ cổng vào. Đó là cha mẹ của sáu Liên, nghe tin vương phi đem tin con từ Mông cổ về, nên tới hỏi thăm. Họ hành lễ với vương phi, Địa Lô.
Địa Lô khoan thai thuật lại những biến chuyển của Thất liên từ khi lên đường ra sao. Trước hết tửû thuật hành trạng của Hoàng Liên. Nàng được Nghột Lương Hợp Thai tuyển làm thứ phi.
Bà mẹ Hoàng Liên vui mừng:
– Hồi ấy nó có gửi vàng ngọc về cho chúng tôi rồi tuyệt vô âm tín.
Địa Lô thuật tiếp: đến đoạn Hoàng Liên bị khoét mắt, cắt gân tay, thì có hai tiếng bộp phát ra. Cha mẹ nàng  ngất đi, ngã xuống nền nhà. Mọi người kinh hoảng. Địa Lô vội nhắc ông bà để lên giường rồi, lấy hộp kim châm cứu ra, châm vào huyệt Nhân trung hai người. Ông bà tỉnh dậy, bụng quặn đau. Bà khóc:
– Con ơi là con. Con vì quốc sự mà thân thể  tàn tật.
Vương phi an ủi:
– Ông bà bình tĩnh, nghe hết câu truyện đã.

 Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét