HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU
Nụ
cười nghiêng thành
Kim Bình khen :
– Gần đúng ! Mắt tuy nhìn
thẳng, nhưng đầu cúi xuống một tý.
Hoàng Hoa làm theo. Tất cả mọi người
đều suýt xoa. Kim Bình hỏi :
– Các em thử tưởng tượng xem,
liệu có người đàn ông nào chống được các em khi các em nở nụ cười Vệ tử hiến Vũ
đế hay còn gọi là Lộc nhập cương la.
Bà hô :
– Nào các em cười lên nào.
Tất cả các nàng đều cười giống như
Hoàng Liên.
Kim Bình khen :
– Được rồi ! Bây giờ là nụ cười
Nhất cố khuynh nhân thành. Nghĩa là nghiêng đầu cười làm nghiêng thành. Giống
như câu ca bình dân :
Em
là con gái Vũ ninh,
Em
nghiêng nghiêng nón, mái đình cũng nghiêng.
Lịch sử nụ cười này như
sau :
–
Cũng vào thời Hán Vũ Đế : nhờ Ngự-y chăm sóc rất kỹ, không cần
phải yêu thương, nhà vua cũng lên đỉnh Vu Sơn được, nên nhà vua tha hồ giao hợp
với hàng nghìn mỹ nữ. Thế nhưng, tuổi nhà vua dần dần đi vào 60, con gà của Vũ-đế
bắt đầu có truyện. Mà trong cung không có một mỹ nữ nào được ông sủng ái cả.
Việc này đến tai bà
chị là Công-chúa Bình Dương. Công-chúa lại bàn với Ngự-y, rồi xếp đặt kế hoạch.
Đầu tiên bà dâng cho nhà vua một nhạc công tên Lý Diên-Niên. Nguyên Diên-Niên là
người phạm tội, bị cung hình (Thiến). Y có tài âm nhạc, ca hát và có tài hề,
làm cho nhà vua vui. Vì bị thiến, nên Diên-Niên được tuyển làm Dịch-đình-lệnh.
Một hôm Lý Diên- Niên, sáng tác ra bản nhạc, rồi cất tiếng hát :
Bắc phương hữu giai
nhân,
Tuyệt thế nhi độc
lập.
Nhất cốù khuynh nhân
thành,
Tái cố khuynh nhân
quốc.
Ninh bất tri khuynh
thành, dữ khuynh quốc.
Giai nhân nan tái đắc.
Tạm dịch :
Phương Bắc có giai
nhân,
Đẹp không ai sánh
bằng,
Một lần cúi xuống,
làm nghiêng thành,
Cúi xuống lần thứ
nhì làm nghiêng nước,
Thà mặc nghiêng nước,
nghiêng thành,
Người đẹp như vậy,
khó kiếm được hai!
Vũ-đế hỏi :
– Người đẹp đó ở đâu ?
Diên Niên tâu rằng
người đẹp đó chính là em mình, sẽõ đưa nàng vào dâng cho vua. Nhưng ông xin nhà
vua hãy xem, nghe giai nhân múa hát năm lần đã, mỗi lần cách nhau ba ngày. Nhà
vua chuẩn tấu.
Lý Diên-Niên mời nhà
vua ngồi trên lầu. Dưới lầu là một vườn trăm hoa rực nở, rồi ông bảo cô em múa,
hát giữa trăm hoa. Nhà vua nghe giọng hát, nhìn người đẹp múa xa xa, mà tâm hồn
ngây ngất. Ông truyền giai nhân đến gần để xem mặt ngay, Lý Diên-Niên xin nhà
vua giữ lời hứa, y không tuân chỉ. Rồi từ hôm ấy, cứ ba ngày ông cho cô em múa, hát để nhà vua
nghe, và nhìn nàng xa xa. Thế là sau năm buổi múa hát, nhà vua bắt đầu yêu giai
nhân mà ngài chỉ thấy thấp thoáng phía xa. Đến lần thứ sáu, nhà vua được gặp
giai nhân, dưới ánh đèn. Quả nhiên tình yêu, nhan sắc, giọng ca, đường nét kết
hợp, nhà vua đã yêu Lý thị.
Lý thị nở một nụ cười.
Nhìn nụ cười, đời
sống tình dục của Vũ Đế trở lại. Ngài phong Lý thị làm Phu-nhân, sủng ái đến
khi nàng băng. Lý phi sinh một hoàng nam, được phong làm Xương-Ấp vương. Sau
khi Lý phi băng được truy phong làm Hoàng-hậu. Đây là một phi tần được Vũ-đế
sủng ái nhất trong suốt cuộc đời ông. Nghĩa là bà được sủng ái cho đến chết,
chết rồi còn được sủng ái. Nụ cười đó mang tên :
Nhất cố
khuynh nhân thành, (Một nụ cười nghiêng thành)
Các em làm
theo cô:
Các nàng mỉm
cưới nhếch mép, mặt hơi ngửa về trước. Mắt trái mở to, mắt phải hơi lim dim, nghiêng nghiêng vai, ngực ưỡn về
tước, nhô lên thụp xuống.
Bà Kim Bình tiếp:
Sự việc được chép trong Hán-sử như sau:
« Khi Lý
phu-nhân lâm bệnh nặng, Vũ-đế thân đến thăm. Nàng lấy mền trùm kín mặt, rồi
tâu :
– Thiếp bệnh đã lâu,
dung nhan tiều tụy, không thể diện kiến bệ hạ. Thiếp xin bệ hạ hãy chiếu cố đến
con thiếp là Xương-Aáp vương và huynh đệ, tỷ muội của thiếp.
Vũ-đế đau
lòng :
– Bệnh tình phu-nhân
quá nặng, có lẽ không bao giờ ngồi dậy được nữa. Vậy khanh hãy cho trẫm nhìn
mặt lần cuối, rồi sẽ dặên dò việc Xương-Ấp vương, cùng huynh đệ, tỷ muội của ái
khanh. Như vậy phu-nhân sẽ an tâm ra đi.
Lý phu-nhân vẫn cương
quyết :
– Người đàn bà không
trang điểm, thì không nên thấy phu quân. Thiếp bệnh hoạn, lại chẳng trang điểm,
thực muôn nghìn lần chẳng dám diện kiến quân vương.
– Chỉ cần phu-nhân
cho trẫm nhìn mặt một lần, thì trẫm sẽ ban thưởng nghìn vàng, rồi phong cho
huynh đệ, tỷ muội của phu-nhân chức tước cao, bổng lộc hậu.
Lý phu nhân một mực
không nghe :
– Phong quan hay không là do bệ hạ. Nhưng
không thể nào nhìn mặt nhau được.
– Bất luận thế nào, trẫm cũng phải nhìn
mặt phu-nhân một lần.
Lý phu-nhân im lặng, kéo chăn trùm đầu kỹ
hơn, rồi quay mặt vào trong mà khóc thút thít. Vũ-đế không còn cách nào hơn là
bỏ đi.
Sau khi Vũ-đế rời khỏi, những người thân
thích Lý phu-nhân trách :
– Tại sao lại từ chối lòng tốt của
Hoàng-thượng như vậy ? Chỉ cần cho Hoàng-thượng nhìn mặt một lần, rồi nhà
vua sẽ ban ân cho huynh đệ, tỷ muội, đó không phải là mỹ sự ư ?
– Tôi không muốn Hoàng-thượng nhìn thấy
dung nhan tàn tạ của tôi, chỉ với mục đích là ủy thác các vị cho Hoàng-thượng. Tôi
nhờ dung nhan hơn các phi tần khác, mà được Hoàng-thượng sủng ái. Tôi dùng dung
nhan để phục thị Hoàng-thượng, một khi dung nhan tàn tạ thì ân ái cũng sẽ phai
nhạt. Khi ân ái phai nhạt thì đâu còn ân huệ ban phát ra ? Sở dĩ Hoàng-thượng
còn lưu luyến tôi là do người tưởng dung nhan tôi khi chưa bị bệnh. Bây giờ,
dung nhan tôi tiều tụy, nếu để Hoàng-thượng nhìn thấy chắc chắn sẽ chê tôi,
không nhớ đến tôi nữa, thì nói chi nghĩ tới các người!
Quả nhiên, sau khi Lý phu nhân băng, Vũ-đế
lúc nào cũng tưởng nhớ đến nàng. Nhà vua truyền táng nàng theo nghi thức của
một Hoàng-hậu. Ngày lại ngày, nhà vua nhớ nhung nàng quá mà thành bệnh. Ông lại
bị bất lực sinh lý.
Có một vị phương sĩ thấy tâm trạng nhà
vua như thế, tâu rằng :
– Thần có thể chiêu hồn Lý Hoàng-hậu, để
bà hiện lên trước mặt bệ hạ.
Vũ-đế vui mừng không bút nào tả xiết.
Ngay đêm đó, phương-sĩ này bầy bàn thờ trong cung, cùng các phẩm vật cúng tế,
rồi ông ta chăng lên một bức màn cho Lý hoàng hậu hiện về. Bên ngoài bức màn được
thắp nến sáng, còn bên trong bức màn thì tối đen.
Từ phía xa của bàn thờ, lại được căng lên
một bức màn khác. Vũ-đế ngồi trong bức màn này im lặng chờ đợi. Khi phương sĩ
làm phép đến giai đoạn cùng kỳ cực, thì các ngọn nến chập chờn khi tỏ, khi mờ;
rồi hình bóng của Lý hậu từ ngoài bay nhẹ nhàng vào tấm màn. Vóc dáng xinh đẹp
của bà hiện rõ trên bức màn. Vũ-đế ngồi ở xa, thấy giai nhân đúng là người mà
mình sủng ái, ngày nhớ đêm mong. Nhà vua muốn bước tới ôm lấy bà, thì phương sĩ
ngăn lại...
Quá nhớ thương Lý phu-nhân, Vũ-đế thân đến
cung bà ở, thu thập tất cả xiêm y của bà còn lưu lại, đem về cất ở tẩm phòng.
Tối tối, nhà vua ôm y phục ấy mà hít hà để tìm lấy hơi cũ. Có khi nhà vua lấy
xiêm của Lý phu nhân trùm đầu mà ngủ ».
Kim Bình lại dậy nụ cười: Tái cố
khuynh nhân quốc!(Một nụ cười cúi đầu làm
nghiêng nước).
Bốn nàng nhoẻn môi, nhưng không cười,
mà liếc nghiêng mắt, đầu hơi cúi xuống, mình hơi nghiêng sang trái.
Cứ thế bà biểu diễn, dạy các nàng
10 nụ cười :
–
Nhất cố khuynh nhân thành,(Một liếc nhin, nghiêng thành)
–
Tái cố khuynh nhân quốc, (Một liếc nhìn thứ nhì, nghiêng nước)
– Câu hồn, đoạt phách.(Thu hồn, bắt phách)
–
Khuynh hoa, xạ hương, (Hoa nghiêng, xông hương)
–
Đỗ quyên dạ khai,(Hoa
Đỗ quyên nở ban đêm)
–
Lộc nhập cương la, (Nai bị mắc lưới)
–
Lộ giáng nguyệt quế, (Sương đọng trên hoa hồng)
–
Cúc hoa nhật mộ,(Hoa cúc về chiều)
– Liên hoa dạ trung, (Hoa sen về dêm)
– Tróc lộc nhập nhãn.(Bắt nai bỏ vào mắt)
Sau khi thực hanh hết 10 nụ cười
khuynh quốc, lớp học được nghỉ một ngày.
Hôm
sau buổi học do y sư Vũ Y phụ trách.
Y sư
Vũ Y đưa mắt nhìn 17 người học trò:
– Năm nay thầy đã 71 tuổi. Nói về
tuổi tác thầy ngang với ông nội, ông ngoại của các con. Đúng ra thầy lui về hưởng
thú thanh nhàn, nhưng đất nước còn cần đến thầy, vì vậy thầy lên đây dạy cho
các con những gì cần thiết. Trước hết thầy nói về Thập đại danh hoa. Các con đã
nghe nói về 10 loại hoa danh tiếng chưa?
Yết Kiêu thưa:
– Con nghe nói, nhưng không biết 10
loại danh hoa là những hoa nào?
–
Thập đại danh hoa là gì? Hoa có hàng ức, hàng vạn loại.
Mỗi loại lại chia thành nhiều giống khác nhau. Nhưng từ thế kỷ thứ 5, người
Hoa-Việt thu thái kinh nghiệm, rồi đưa ra 10 loại hoa danh tiếng nhất, gọi là
Thập đại danh hoa. Cho đến nay, vẫn còn giữ nguyên. Mười danh hoa là:
Đại
Việt. Trung-nguyên.
(1) Đào (1)
Mai
(2) Thủy-tiên (2)
Thủy-tiên
(3) Ngọc-lan (3)
Lan
(4) Đỗ-quyên (4)Đỗ-quyên
(5) Sơn-trà (5)
Sơn-trà
((6) Hồng (6.
Hồng
(7)
Huệ (7) Sen
(8) Cúc (8)
Cúc
(9) Quế (9)
Quế
(10) Mẫu-đơn (10)
Mẫu-đơn
Trong 10 loại hoa, thì các y gia chọn lấy 7 loại, gọi là Thất đại hoa
khai, để quy định thuật giữ nhan sắc của phụ nữ, mà các con phải biết.
Linh văn thất liên nghe nói, cả
bẩy đều mở to mắt ra. Hồng Liên suýt xoa:
– Thưa thầy chúng con từng nghe nói về Thất đại hoa khai, nhưng chỉ biết
lờ mờ. Xin thầy thương xót, giảng cho chúng con.
– Thất đại hoa khai là 7 phương pháp tạo cái đẹp của đàn bà con gái tộc
Việt. Theo thứ tự là:
1. Đào
hoa (Hoa mai): Tam tòng tứ đức,
2.
Thủy tiên: Y phục,
3.
Lan hoa: Ẩm thực,
4.
Hồng hoa: Tắm rửa, nước hoa,
5.
Liên hoa: Nhàn tản vô ưu,
6.
Cúc hoa: Phòng ngủ, dường nằm,
7. Quế hoa: Nhà ở.
Trước hết là Đào
hoa thuật, nói về Tam tòng, tứ đức. Phần này các con học trong bài nói về Nữ
tắc mà các thầy Kinh diên quan đã giảng. Thầy nhắc các con thêm: Người con gái
xuất giá, phải gánh vác
giang sơn nhà chồng. Tuy phải xa cha mẹ, nhưng trong lòng luôn tưởng nhớ ơn
sinh thành. Kìa loài quạ đen nhơ nhớp, ác độc, nhưng còn biết kiếm mồi nuôi mẹ,
khi mẹ bị đau yếu. Các bậc thánh hiền đều dạy con người phải biết báo hiếu công
ơn sinh thành, dưỡng dục. Pháp này nhắc nhở hiếu là Thiên-kinh, Địa nghĩa. Hiếu
với cha là Thiên-kinh, hiếu với mẹ là Địa-nghĩa. Người con gái có sắc, có tài,
mà không báo hiếu với phụ mẫu; thì đẹp cho mấy, tài cho mấy, cũng giống loại
chồn hôi, loại cú diều. Thế thì nhan sắc để làm gì? Tài để làm gì? Những
điều này các con phải ghi nhớ. Khi các con sang Mông cổ, luôn nhớ rằng cha mẹ ở
trong nước thương nhớ các con mòn mỏi. Nếu các con lập được công, cha mẹ được
phong tặng, như thế các con đã báo hiếu rồi vậy.
Cả
12 nàng đều sụt sùi khóc. Để cho học trò khóc vơi nước mắt. Bà Kim Bình tiếp
lời :
–
Sang thuật thứ nhì là Thủy tiên, dậy cách dùng y phục sao cho duyên dáng. Ngươi
đẹp như các con phải biết chọn y phục, chứ không phải bạ áo gì cũng mặc. Căn cứ
vào lý Ngũ-Hành sinh khắc, phải trang phục như thế nào để:
Tinh thần thanh thản,
Hấp dẫn người ngoài,
Chinh phục trượng phu,
Giữ tình yêu lâu dài.
Nguyên tắc đầu tiên là y phục phải mềm, dài: dù lụa, dù vải phải thực mềm.
Rộng, dài, chỉ để hở bàn tay và đầu. Những phi tần được quân vương sủng ái,
những người đẹp danh tiếng đều thành công nhờ y phục mềm, dài tha thướt. Thời
Tần Thủy Hoàng. Thái giám Triệu Cao cho các cung nữ mặc y phục cứng, khiến Tần
Thủy Hoàng đã bị tuyệt đường phòng the lại càng nặng thêm. Gần đây Mai phi và Dương
phi của Đường Minh Hoàng. Trong lần triều kiến nhà vua, Mai phi mặc y phục dầy
cứng không hấp dẫn được nhà vua; trái lại Dương phi mặc y phục mỏng, làm nổi
bật lên những đường cong, hút được hồn nhà vua.
Có
hằng nghìn, hằng vạn mầu sắc khác nhau. Người đàn bà phải biết lựa mầu sao tạo
cho mình nét yêu kiều, duyên dáng, thu hút được đấng trượng phu. Những tướng
Mông cổ say mê các con vì nhan sắc cũng có mà vì y phục thướt tha cũng có. Vậy tuyệt
đối các con không nên mặc y phục giống như con gái Mông cổ. Các con mặc y phục
giống con gái Mông cổ thì là Mông cổ giả. Ông chồng các con sẽ bỏ các con, tìm
lại những có gái Mông cổ thực !
Bà nhìn Thúy Trang,
Hồng Nga :
– Trong ngày trao đổi
tù binh, vương phi Ý Ninh có chủ tâm cho Hồng Nga bắt A Truật, Thúy Trang bắt
Hoài Đô. Vì vậy phi sai hai con trang phục khác hẳn với, Thanh Nga, Thúy Nga, Thúy
Hâồng. Có phải thế không ?
– Đúng thế.
Hồng Nga trả
lời : Hai đứa đều mặc váy đen, dài chấm đất. Áo trong Thúy Trinh bằng lụa
mầu hoàng yến. Áo khoác ngoài vạt tím, vạt hồng. Còn con thì áo trong mầu xanh lợt, áo choàng vạt mầu mỡ gà, vạt tím.
–
Hai con đã thành công. Hai bộ y phục đó đã in sâu vào lòng Hoài Đô, A Truật.
Sau này trong ngày tái ngộ hai con phải mặc lại đúng bộ đồ ấy.
Bà
nhìn Thanh Nga :
–
Cô nghe, có lần con tặng cho Ngột A Đa một cái váy với cái áo cánh. Có đúng thế
không ?
Thanh
Nga xấu hổ, bẽn lẽn :
–
Thưa cô có.
–
Tại sao con lại làm thế ?
Thanh
Nga định trả lời : « Vì con rung động trước tình cảm sâu xa của
anh ấy. Con muốn lưu một cái gì làm tin ». Nhưng nàng không muốn nói ra,
sợ mất lòng Dã Tượng.
Thấy
Thanh Nga ngượng ngùng, Kim Bình cười :
– Việc gì con phải xấu hổ ? Vô tình con đã
làm Ngột A Đa không bao giờ xa con được nữa.
Thúy
Trang kinh ngạc :
–
Thưa cô con không hiểu.
–
Này nhé ! Ngột A Đa chưa hề biết Thanh Nga . Khi y bắt Thanh
Nga là lúc Thanh Nga đi chợ ăn quà, mồ hôi ướt quần áo. Thanh
Nga bị giam trong cái túi, mồ hôi lại xuất đầm đìa. Khi y mở túi đem
Thanh Nga ra, hương thơm trinh nữ theo mồ hôi tỏa thực mạnh. Y hít phải
cái mùi mồ hôi đó, lập tức y phải lòng Thanh Nga . Thế rồi vô tình Thanh
Nga cho Ngột A Đa váy, áo mà lại cho váy áo cũ. Các con ơi, y phục người
ta dù giặt kỹ đến đâu cũng lưu lại mùi mồ hôi người mặc nó ; quần áo càng cũ,
mùi mồ hôi đặc biệt ấy trở thành hơi hướm không giống bất cứ hơi hướm nào. Con
hãy tưởng tượng xem, đêm đêm Ngột A Đa ôm váy-áo của Thanh Nga , hít hơi
trinh nữ tẩm vào đó rồi thành nghiện.
Cả
12 người đẹp nghe Kim Bình giảng, cùng sáng mắt ra. Kim Bình tiếp :
–
Sau này, khi thành vợ chồng, chồng đã nghiện hơi hướm mình rồi họ sẽ không còn
hôn môi, hôn má mình nữa, mà sẽ hôn ngực, hôn bụng, và nhất là họ hít hà cả ống
quần, gấu váy mình. Khi gần nhau, nếu thấy họ hôn như vậy, các con phải im lặng
hưởng hương thơm tình yêu ấy ; đừng chống đối, đừng cản trở.
Bà
ngừng lại :
– Bây giờ thầy Vũ Dược sẽ giảng cho con về Lan
hoa thuật, tức phép ăn uống sao cho giữ được nhan sắc, cùng bảo kiện.
Ysư
Vũ Dược tiếp :
–
Lan hoa thuật rất quan trọng. Vì các con sớm thành đạt, tiền bạc nhiều, rồi bạ
cái gì cũng ăn hết. Thích là ăn. Thầy nghe nói hôm mới sang Đại lý, Thanh
Nga ăn một lúc hai bát bún ốc rồi đau bụng. Có đúng thế không ?
Thanh
Nga xấu hổ :
–
Thưa thầy đúng ạ.
–
Mấy hôm nay các con cùng học, cùng ăn. Thực vật do Văn sơn Nam Địa Lô cung dưỡng.
Các con lại có hoa tay nấu ăn, thành ra thay vì ngày ba bữa, các con ăn suốt
ngày. Có hôm đến tám chín lần !
Bị
thầy quở, cả 17 người đều nhìn nhau xấu hổ. Xấu hổ nhất là Khâu Bắc bá Dã Tượng.
Vì Bá ăn nhiều gấp ba người thường.
Y
sư Vũ Dược tiếp :
– Nguyên tắc tổng quát là :
Lúc ăn y phục phải rộng,
Khi ăn cần nhai kỹ,
Nơi ăn phải thoáng khí, mùa hè thì
mát mẻ, mùa Đông thì ấm áp.
Ăn phải ngồi, không nên nằm hay đứng mà ăn,
Khi giận, cáu, sợ hãi không nên ăn,
Không nên ngồi ăn chung với
người mà mình ghét, hay sợ hãi.
Ăn vừa đủ no, hay hơi đói một chút,
Thức ăn
cần nấu chín. Thịt cá mà nấu không chín, ăn vào sẽ gây ra tình trạng mau già.
Tuy nhiên rau, đậu thì không nhất thiết phải chín quá. Có thể ăn sống.
Các thức tôm, cá hầu hết thuộc âm,
Các thức rau, đậu, có thức
âm, có thức dương,
Các loại thịt hầu hết thuộc dương.
Khi ăn, cần giữ cho thăng bằng âm dương. Dương
nhiều thì hại cơ thể, âm nhiều thì mệt mỏi, khí huyết tuần lưu khó khăn.
Tầu hủ là món ăn mà bất cứ tuổi nào của phụ
nữ, khi ăn giúp tiêu hóa, tránh mập phì.
Hồng Nga
nhìn Thanh Nga, hỏi :
– Thưa thầy khi ăn thì nên tránh gì?
– Nay mai làm phu nhân, các con sẽ được mời ăn quanh năm suốt tháng. Vậy:
Tuyệt đối tránh những món ăn, thức uống mà trước đây khi ăn từng bị khó
tiêu. Như Thanh Nga không nên ăn ốc! Không nên ăn no
quá.
Ngày ăn ba bữa. Tuyệt đối phải ăn điểm tâm. Tránh ăn bữa điểm tâm quá nhiều.
Bữa ăn tối không nên no quá.
Không thể, không nên đổi chế độ ăn uống quá đột
ngột. Nên duy trì chế độ ăn uống vốn đã quen từ trước. Như các con là người
Việt Nam không thể, không nên đổi chế độ ăn uống như người Mông cổ ngay, mà
phải đổi từ từ.
Thúy Nga cung kính :
– Thưa thầy còn uống ? Chúng
con nên uống nước chè, nước vối hay nước chanh, nước cam ?
– Tổng quát, buổi sáng dùng trà, khoảng 1 tiền
(3,5g). Trà có hiệu năng thanh tâm, định thần, rất tốt. Nhưng trà có thể gây ra
chứng mất ngủ chẳng nên uống buổi chiều. Vì các con sắp làm phu nhân, có nhiều
vàng bạc, nên dùng một vài thứ cây cỏ, bổ dưỡng khí huyết, tránh mập . Phương
thuốc dưới đây có thể dùng chung cho mọi
phụ nữ :
Thành phần cho một ngày: Đương-quy, La-hán quả, Hà thủ ô, Đậu nành. Mỗi vị 2 tiền. Cho vào 10 bát nước, nấu trong 1 khắc (14 phút ngày nay). Chia ra uống khi khát.
Đia Lô rất giỏi về y học, Nam hỏi:
– Thưa thầy lý của
phương thuốc này ra sao?
– Giản dị
thôi: Đương-quy là vị thuốc căn bản dùng cho phụ nữ để hoạt huyết, bổ huyết.
Hà-thủ-ô là vị thuốc sinh tinh, ích tủy, trợ tiêu hóa, định
thần và cũng được coi là tiên dược, giữ nhan sắc lâu dài, trị tóc sớm bạc. La-hán
quả, thì y học chúng ta đã khai thác chế thành dược phẩm với chủ trị là suy yếu
vận động tĩnh động mạch, trị chứng
trĩ. Đậu nành, là loại thực phẩm dùng cho phụ nữ, để giữ nhan sắc lâu dài.
Thúy Hồng hỏi:
– Thưa thầy không lẽ quanh năm cứ
uống mãi một phương này thì dễ bị lờn thuốc. Thầy có phương thuốc cho mỗi mùa
không?
– Có. Nếu hoàn cảnh cho phép, thì
tùy theo mùa, dùng các phương thuốc sau, để bồi bổ sức khỏe.
LOẠI MÙA XUÂN
Sáng: Trà 1,5 tiền, Cam-thảo nửa tiền,
Trưa: Trà 1,5 tiền, Đương-quy 1,5 tiền, Kỷ-tử 1,5
tiền.
Chiều: Cúc-hoa 3 tiền, Khổ-qua 3 tiền, và Hạt sen
tán nhỏ 3 tiền.
LOẠI MÙA HẠ
Sáng: Hà-thủ-ô 1,5 tiền, Cam-thảo nửa tiền, Trà 1,5
tiền.
Trưa: Đương-quy 3 tiền, Kỷ-tử 3 tiền, Trà 1,5 tiền.
Chiều: Hạt-sen 3 tiền, Khổ hạnh nhân 3 tiền,
Cam-thảo 3 tiền.
LOẠI MÙA THU
Sáng: Trà 1,5 tiền, Cam-thảo nửa tiền
Trưa: Đương-quy 3 tiền, Kỷ-tử 3 tiền, Trà 3 tiền.
Chiều: Thục-địa 3 tiền, Khổ-qua 1,5 tiền, Cúc-hoa 3
tiền.
LOẠI MÙA ĐÔNG
Sáng: Trà 1,5 tiền, Nhân-sâm 1,5 tiền, Nhục-quế 1,5 tiền.
Trưa: Đương-quy 3 tiền, Kỷ-tử 3 tiền, Hà-thủ-ô 3
tiền.
Chiều: Kỷ-tử 3 tiền, Thục-địa 3 tiền, Hạt-sen 3
tiền.
Ghi chú, 1 tiền bằng 3,5g ngày nay.
Thấy
buổi học tuy hấp dẫn, nhưng hơi nặng nề. Địa Lô xin cho nghỉ nửa giờ. Nam mời các thầy và các bạn uống nước trà sen,
cho thần trí nhẹ nhàng.
Buổi học tiếp tục. Y sư Vũ Y giảng tiếp về
Đệ tứ thuật Hồng hoa: Tắm rửa, hương liệu.
– Nào
bây giờ chúng ta học cách dùng hương liệu cho thân thể có hương thơm. Dùng hoa,
lá, hương liệu ngâm trong nước tắm, tạo cho cơ thể có hương thơm người
Việt đã biết dùng từ lâu rồi. Sử còn ghi : Tây Thi, đã biết dùng hoa sen,
lá sen ngâm để nước có hương thơm, rồi tắm. Vì vậy thân thể Tây Thi lúc nào
cũng ngát gương sen. Đến đời nhà Hán, hai sủng phi của Hán Vũ Đế (157-87 trước
Tây lịch) là Lý phi và Quyền phi, đã biết dùng các loại cây, cỏ nấu lên tắm,
tạo cho cơ thể có hương thơm. Đến triều Bắc Ngụy (386-555 sau Tây lịch) Hòa
Khang tiên tử và Hồ Thái hậu được các y sư cố vấn cho việc dùng nước tắm để có
sức khỏe, để có hương thơm, đã thành hệ thống. Phương thuốc tắm của Hòa Khang
và Hồ Thái hậu nay còn di truyền :
Phương
thuốc tắm : Sinh khương, Lá chanh
hay cam , Hương nhu, Bạc
hà, Lá tre, Kinh giới , Tía tô. Tất cả phân lượng bằng nhau 10 tiền.Tất cả cho
chung vào nồi, nấu cho hương tỏa ra, rồi pha
với nước tắm. Xét phương thuốc trên, các vị thuốc có tác dụng:
–
Tạo cho nước tắm có hương thơm,
– Làm ấm, làm sạch da,
– Cóù khả năng sát trùng.
– Lưu thông máu,
– Tạo cho da mịn, tươi.
Đến đời Đường,
Võ Tắc Thiên là người đặt thuật này thành hệ thống, có biện chứng rõ rệt. Ngày
nay còn có giá trị:
Không bao giờ tắm nước lạnh, dù vào mùa hè.
Tắm bằng nước ấm.
Mỗi ngày tắm một lần trước khi đi ngủ.
Không ngâm mình trong nước dưới một khắc (14
phút), quá ba khắc (42 phút).
Hồng Nga
nhìn Yết Kiêu:
– Thưa
thầy con thấy đội Ngạc ngư của anh Yết Kiêu lặn dưới nước hằng nửa ngày, có khi
bơi cả ngày như cá sấu. Vậy có hại gì không?
Yết Kiêu
cười:
– Em ơi!
Bọn anh luyện tập riết rồi thành võ công, thì đừng nói nửa ngày, bọn anh có thể
ở dưới nước như cá sấu. Đó là võ công của bọn anh mà. Vả bọn anh là những chiến tướng đâu cần đẹp. Thuật này dùng cho các em mà
thôi. Ngừng, không đùa nữa, để thầy giảng tiếp về Liên hoa đệ ngũ thuật: Nhàn
tản vô ưu.
Y sư Vũ
Y giảng:
– Người đàn bà là cánh hoa
trời sinh ra. Hoa cần nước, cần khí
trời, cần đất mầu. Trước hết phải dứt bỏ ưu phiền. Đức Phật khuyên ta,
sao bỏ được ba điều Tham, Sân, Si. Sân, Si sẽ làm cho người đàn bà mất đi cái
dịu dàng, mau già. Nụ cười luôn nở trên môi, dễ lấy cảm tình của người xung
quanh. Luôn nhớ: Cố duy trì, dù ít người yêu, hơn bị nhiều người ghét.
Ông nhấn mạnh:
– Khi ta sinh ra, khóc oe
oe, trần truồng. Nếu khi ta chết, trên người có bộ quần áo thì cũng coi là
không khổ rồi. Đối với chồng, chồng là
người quan trọng nhất trong đời sau Xã tắc, thầy và cha mẹ. Mỗi lời nói, mỗi cử
chỉ, mỗi việc làm phải đắn đo xem chồng
có vui không? Có đồng ý không? Không thể, không nên làm nhục chồng, đem truyện
vợ chồng ra nói với người khác để họ
phân xử như quan tòa. Trước mặt mọi người tránh nói lời khinh bạc về chồng, dù
chồng là Mông cổ.
Ông chỉ vào Vũ Dược:
– Về đệ lục thuật mang tên
Cúc hoa bao gồm dường nằm, nhà ở thuộc về Phong thủy. Các con rất khó thực
hiện. Song nếu có thể, nên xử dụng. Thầy Vũ Dược sẽ giảng sơ cho các con.
Y sư Vũ Dược trao cho mỗi
người một tập sách mỏng:
– Trong tập này thầy ghi
chú những điều tối cần cho các con. Các con phải nhớ:
– Phòng ngủ là nơi mà các con
làm chủ, ví như con chim với cái tổ, con thỏ với cái hang. Trang trí phòng ngủ
mục đích giúp các con sao cho tâm tình thư thái, sức khỏe tăng tiến, hấp dẫn trượng
phu. Cần phải căn cứ vào tuổi, rồi suy ra lý ngũ hành, kết với phong thủy mà
chọn hướng, chọn mầu.
Thúy Trang hỏi:
– Thưa thầy.Tại sao trang trí không căn cứ vào tuổi trượng-phu,
mà lại căn cứ vào tuổi của con?
– Trượng phu có
nhiều vợ, nay đến với thê, mai đến với thiếp, không nhất định ngủ tại đâu.
Vì vậy chỉ cần thực hiện cho nữ là đủ. Hồng Nga mở trang 7 tập sách, đọc lên
cho mọi người nghe.
Hồng Nga mở sách đọc:
Mười
điều nên áp dụng cho phòng ngủ.
1/.
Phòng ngủ, cần phải đủ không khí để thở cho một cặp vợ chồng vuông vức 2 trượng.
Còn như trong phòng có nhiều đồ đạc khác thì cần rộng lớn hơn.
2/. Phòng ngủ là nơi
hưởng thanh phúc, khi bước vào cả trượng phu lẫn vợ cần bỏ hết những giận hờn, để
chỉ còn hai tâm hồn hòa lẫn vào nhau phu thê nhất thể.
3/.
Phòng ngủ cần có nơi thông hơi, để thoát khí độc,
4/. Mỗi
buổi sáng cần mở cửa sổ ít ra một khắc, để
thay không khí tù túng,
5/. Mỗi
ngày cần giũ bụi chăn gối gối một lần. Ít nhất 2-3 ngày phải thay chăn gối một
lần.
6/.
Trong phòng ngủ tuyệt đối không nuôi chó, mèo, chim muông.
7/. Phải
giữ cho phòng ngủ ấm áp.
8/. Trong phòng
ngủ, cần có những hương dược thiên nhiên để giúp cho việc hô hấp tốt hơn.
9./
Trong phòng ngủ của một cặp thì tốt hơn hết không nên treo gươm đao, vũ khí vốn
là hung khí.
10/. Ánh
sáng trong phòng ngủ cần dịu, không nên tối quá, vì đọc sách khó khăn. Không
nên sáng quá.
Về thức
ngủ,
– Dù mệt mỏi, dù bệnh hoạn, khi mặt trời ló
dạng phải dậy ngay,
– Thức dậy lập tức ra khỏi dường, súc miệng,
rồi đi bộ hấp thiên-địa khí .
– Sau đó tắm, rửa, thay y phục.
– Buổi trưa phải ngủ ít nhất một khắc không
nên ngủ quá ba khắc.
– Tối, phải ngủ muộn nhất vào giờ Tuất.
– Mỗi đêm phải ngủ đủ ba hay bốn giờ (6 hay 8
giờ ngày).
Dường
nằm,
– Người mệnh mộc
không nên nằm dường bằng kim loại, vì bản mệnh bị khắc.
– Người mạng thổ không nên nằm dường bằng gỗ,
vì mộc khắc thổ.
– Người
mạng thủy không nên nằm dường bằng đá, gạch hay ngủ trên đất thuộc thổ, thổ
khắc thủy.
Y sư Vũ
Y ra hiệu cho Hồng Nga ngừng đọc, ông hỏi :
– Các
con có hiểu hết không?
Tất cả
gật đầu. Vũ Y tiếp: sang phần 7 tức Quế
hoa thuật tức nhà ở. Hồng Nga mệt rồi. Bây giờ Dã Tượng còn khỏe nhất đọc tiếp.
Dã Tượng
mở sách đọc tiếp:
Mười điều
nên chọn nhà ở.
1/. Đàn bà là âm, cần hấp dương khí cho thăng bằng âm dương,
khí huyết thông sướng, sắc diện mới tươi hồng. Vì vậy dù nhà quay về hướng nào,
cũng cần phải có cửa sổ phòng ngủ, cửa ra vào hướng về mặt trời. Mỗi ngày cần
cho ánh dương quang tỏa lên người ít ra một khắc.
2/. Con người là
kết hợp âm dương. Khí trời là dương, đất là âm. Nhà cần phải gần đất, tiếp với
khí trời. Mỗi ngày đi trên mặt đất, tiếp khí trời. Như thế là hấp thụ được cả
âm-dương. Nhan sắc được bền lâu. Bảo kiện vững chắc.
3/. Nhà ở tốt nhất gần sông, gần hồ. Xưa nay những vùng
có hồ nước ngọt, có sông trong lành, những nơi đó luôn nảy sinh ra nhiều giai nhân.
4/. Nhà ở nếu có suối, có lạch chảy qua trước hay sau
nhà, thì được hưởng âm thủy quanh năm, da sẽ tươi nhuận, tính tình trở thành khoan hậu, dễ dàng.
5/. Sắc đẹp còn được khí của cây cỏ giúp mà thêm đẹp,
thêm tươi. Nên chọn nhà ở vùng có nhiều hoa thơm, quả ngọt. Con người cũng được
hưởng hương thơm của hoa, của quả.
6/. Nhà ở nên gần,
hoặc hướng về những canh đồng trồng lúa, trồng hoa, trồng cây trái. Ở nhà như
vậy được hưởng sinh khí của lúa, của hoa, của cây trái.
7/. Nhà ở sẽ được hưởng địa khí, nếu quay lưng sát vào
chân núi. Cũng được hưởng thiên khí tốt lành, nếu hướng về những đồi thấp, nhưng
phải cách xa ít ra từ 5 dặm.
8/. Nhà ở gần những nơi có linh khí như chùa, đền, sông,
núi... sẽ được hưởng uy linh, tránh được ma, quỷ ám tâm thần. Tinh thần được
thanh tịnh, sức khỏe, nhan sắc do vậy được thăng tiến.
9/. Nha ở trên sườn đồi, sườn núi, nhìn xuống cánh đồng, nhìn xuống dòng sông,
nhìn xuống thung lũng. Quanh nhà trồng hoa. Ở nhà như vậy thì mắt được phóng
xa, hưởng cảnh đẹp, hưởng khí trong lành, đây chính là Bồng-lai tiên cảnh vậy.
10/. Nhà ở trên đỉnh đồi, đỉnh núi, lại hướng về phía mặt
trời mọc, quanh nhà trồng hoa, trước nhà có hồ nuôi cá. Đây là cảnh tiên trên
cung Quảng. Phúc cho người đàn bà nào được hưởng cảnh này.
Mười điều
nên tránh khi chọn nhà ở.
1/. Tránh những vùng mà cây cỏ tiêu sơ, hoa không đẹp,
quả không ngọt. Đó là vùng khí tuyệt. Hấp khí tuyệt thì sinh mệnh bị đe dọa,
nhan sắc mau tàn phai.
2/. Nhà ở cần tránh những vùng có khí xú uế. Khí xú uế,
tạo cho da khô cằn, sần sùi, kém tươi nhuận. Sắc đẹp do vậy cũng dễ tàn phai.
Sức khỏe bị đe dọa.
3/. Nhà ở lại phải tránh những khu có lò gạch, lò vôi, lò
sát sinh, nghĩa địa. Ở những nơi này quanh năm đầy tử khí. Cơ thể hấp tử khí
thì nhan sắc sẽ như người sắp chết.
4/. Nhà ở không thể, không nên tiếp cận với chợ. Chợ là nơi
tạp uế, tạp khí tích tụ. Ở gần chợ, bị các khí ấy làm cho hao mòn chính khí,
mau già, mau chết và luôn bị bệnh.
5/. Nhà lại cần tránh nơi quá đô hội, xe ngïưạ tấp nập.
Tiếng xe, tiếng ngựa, bụi mù. Nhà ở như vậy gọi là “Xa mã truy hồn, bạt phách”. Nghĩa là xe-ngựa đuổi hồn, chém
phách.
6/. Nhà không thể, không nên quay mặt vào vách núi. Nhà ở
như vậy gọi là “ Thiên trấn tiền đồ”. Nghĩa là trời trấn trước mặt.
7/. Nhà ở cần
tránh nhưng nơi mà ma quỷ thường hiện lên hại người. Dù có cầu cúng, cũng khó
yên. Tránh xa là tốt hơn cả. Khổng-tử dạy « Đức quỷ thần thịnh lắm thay.
Nên kính, cần phải tránh xa ».
8/. Nhà ở không nên nuôi nhiều gia súc. Gia súc đem bệnh đến
cho người ở. Nuôi nhiều gia súc thì nào phân, nước tiểu của chúng phóng uế ra.
Nhả ở như vậy gọi là “Cận súc, bách bệnh
thường lâm”. Nghĩa là gần nhiều gia súc, trăm bệnh cùng tới.
9/. Nhà ở không
thể, không nên thấp hơn mặt đất. Âm khí tràn đầy nhà quanh năm. Dương
khí bị tuyệt. Bệnh liên miên.
10/. Nhà không thể ở trong vườn không cây, không cỏ,
quanh nhà không nước. Nhà ở như vậy thì âm, dương đều tuyệt. Sức khỏe như trứng
treo bằng sợi tóc trên tảng đá.
Đến đây y sư Vũ Y nói:
–
Bây giờ các con đã mệt rồi, tạm nghỉ. Ngày mai các con sẽ học những bài học rất
thông thường mà người con gái phải biết. Những bài học này sẽ do hai cô Kim Bình, Ngân Bình dạy. Ngũ ưng sẽ
học Binh thư yếu lược với Vũ Uy vương.
Hôm sau, trong khi Ngũ ưng được Vũ Uy vương
giảng bộ Binh thư yếu lược của Hưng Đạo vương, thì 12 người đẹp được hai bà Kim
Bình, Ngân Bình cùng giảng về những điều họ sẽ sử dụng khi sang Mông cổ.
Bà Ngân Bình mở đầu :
« Truyện vợ chồng là kỷ cương của trời đất. Nhưng tiếc rằng
trong Phật giáo, Nho giáo coi là truyện dơ bẩn dâm đãng tránh nói đến, cấm nói đến.
Khi trai gái tới tuổi kết hôn thì u u, mê mê. Cô dám chắc Đông hoa tuy xinh đẹp,
tài hoa, nhưng mù tịt đã đành mà ngay Linh văn thất liên, từng trải qua nhiều
người đàn ông, mà cũng chỉ biết loáng thoáng qua. Các con sắp sang Mông cổ.
Chồng các con đều là những người kinh nghiệm truyện phòng the. Các con mà u mê
thì sẽ bị họ coi như con thỏ non, rồi bị họ dắt theo. Các con hãy nhớ hai câu
thơ sau :
Nguyệt quế chi khai hỹ,
Nhật dạ sắc quang huy.
Nghĩa là hoa hồng đã nở rồi, này đêm hương sắc. Pháp này dạy người nữ dùng kinh thủy trong khoa Vu sơn. Trong thực tế,
cô dạy để các con sử dụng thu được nhiều kết quả về các phương diện :
– Duy trì tình
yêu lâu dài,
– Chinh phục
nam giới,
– Kéo dài tuổi
xuân,
– Tạo khoái
cảm.
Người
Hán dùng kinh thủy trước chúng ta rất lâu, rất sớm. Người dùng đầu tiên là Hòa
Khang tiên tử,
Thế
rồi hai trăm năm sau, đến đời Đường, Hoàng-đế Võ Tắc Thiên đã tận
dụng, và phát triển đến cùng kỳ cực trong Thất đại tiên thuật. Trong Thất đại tiên thuật thì hết bốn thuật nằm
trong vấn đề kinh thủy, đó là:
– Đào-nguyên tuyền,
–
Đào-nguyên thủy,
–
Đào-nguyên lộ,
–
Đào-nguyên tinh,
Sau khi Võ Tắc Thiên băng hà, thuật này truyền
ra ngoài dân chúng. Giới phong lưu, kỹ nữ hăm hở áp dụng. Cuối đời Đường,
Trung-quốc bị phân chia ra thành nhiều sứ quân, chiến tranh liên miên, luật
pháp, kỷ cương xã hội bị phá nát ; đạo lý phong tục suy đồi, lại khiến cho
thuật Vu sơn có chỗ phát triển ».
Hoàng Hoa hỏi :
– Thưa cô con có
nghe nói về Tứ đào nguyên, song không biết rõ đó là những thuật gì ?
– Tứ Đào nguyên
gồm: Đào-nguyên tuyền, là suối Đào-nguyên
để chỉ nước tiểu. Đào-nguyên thủy, là nước Đào-nguyên để chỉ việc dùng nước rót
vào trong âm hoa rửa, rồi hứng lấy. Đào-nguyên lộ , nghĩa là giọt sương hứng từ
hoa đào, để chỉ thận tinh. Đào-nguyên tinh, nghĩa tinh hoa suối Đào-nguyên, để
chỉ kinh huyết.
Cả 12 người cùng bật lên tiếng
reo, vì tuy họ là người đẹp, từng nghe nói đến bốn loại Đào nguyên này. Nhưng
hôm nay mới biết sự thực.
– Trong Tứ đào nguyên, về việc
trị bệnh thì Đào-nguyên tuyền được dùng rộng rãi hơn. Từ đời Hán, các danh y đã
tìm ra rằng nước tiểu là một vị thuốc rất tốt. Nước tiểu của đồng nam từ 8 đến
15 tuổi dùng cho sản phụ. Sáng thức dậy, dùng bát hứng lấy, cho sản phụ uống, để
thông máu, khu phong. Khi người con trai uống nước tiểu của người yêu, thì
sức khỏe tăng tiến. Tình yêu thêm nồng
nàn, sâu đậm.
Thất Liên nhìn nhau như muốn nói : « Chúng
mình từng biết qua ».
Bà Ngân Bình tiếp :
– Bây giờ tới Đào nguyên thủy. Người đầu tiên khám
phá ra Đào-nguyên
thủy là Hòa Khang tiên tử. Sự việc như thế này: một lần Tuyên Vũ đế Thác Bạt
Khác đang hấp thận tinh của bà thì cảm thấy ngứa cổ. Nhà vua ngừng lại uống một
chung nước mát. Tính tinh nghịch, thay vì nuốt nước, nhà vua ngậm miệng âm hoa
của Hòa Khang, phun nước vào trong, rồi lại ghé miệng vào uống hết nước đó. Sau
lần ấy, nhà vua cảm thấy thần chí thanh thản, sinh lực dồi dào. Từ đó nhà vua
tiếp tục. Trong âm hoa bao giờ cũng có nước nhờn. Nước nhờn đó là tinh hoa của can, tỳ, thận. Nếu các con cho người tình
uống vào, người tình sẽ khỏe mạnh vô
cùng. Hơn nữa sủng ái các con cùng cực.
Bà Kim Bình giải thích :
– Nguyên lý y học là như thế. Sau
này người ta dùng rượu, hoặc dùng những vị thuốc, nấu lên, rồi rót vào âm hoa.
Rượu, nước thuốc đó bị âm hoa hấp lấy, truyền khắp cơ thể, làm cho người đàn bà
bị bệnh; mà kết quả, người đàn ông chẳng thấy khác hơn việc dùng nước bình thường.
Gần đây, các phú gia còn dùng đại táo nhét vào âm hoa của các thiếu nữ, để hằng
mấy giờ, rồi lấy ra uống với rượu! Cái này là dâm, chứ không có ích gì cho sức
khỏe.
Cả 12 người nghe giảng đều ngơ
ngác. Bà Ngân Bình tiếp :
– Bây giờ tới Đào nguyên lộ. Âm
hoa của người đàn bà là nơi chí âm. Túc Thiếu-âm thận kinh, Túc Khuyết âm can
kinh, Túc Thái-âm tỳ kinh đều chạy qua. Thông thường lúc nào âm hoa cũng tiết
ra nước nhờn, đủ để làm cho ướt. Nước nhờn đó gọi là Đào-nguyên lộ. Đào-nguyên
lộ là tinh hoa của ba tạng can, tỳ, thận; trong đó can, tỳ rất ít, nên thường
gọi là thận tinh. Khi người đàn bà bị kích thích bởi ngoại cảnh vào ngũ quan:
nhìn, ngửi, nghe, nếm, tưởng; hoặc bị kích thích bởi người đàn ông như sờ,
vuốt, hôn, liếm, hà hơi; âm hoa sẽ tiết ra rất nhiều thận tinh, gọi là Đào-nguyên
lộ. Một giọt Đào-nguyên lộ, bằng một bát thuốc bổ. Nếu Người-tình ghé miệng vào
âm hoa hấp Đào-nguyên lộ thì cơ thể được bồi bổ, cả hai sức khỏe tăng tiến. Ngược
lại nếu hấp nhiều quá, người tình sẽ bị tiêu hao thận tinh. Tuy nhiên tình yêu
lứa đôi sẽ sâu đậm mãnh liệt. Nếu người đàn ông hấp Đào nguyên lộ thì sẽ say mê
người đàn bà dâng hiến đến mơ màng.
Mặc cho học trò ngơ ngơ ngác
ngác. Bà Kim Bình tiếp:
– Nào
bây giờ tới Đào nguyên tinh. Đào nguyên tinh để chỉ kinh huyết. Theo y học. Trời sinh ra người
đàn ông là dương, đàn bà là âm. Vì vậy tâm tính, hành xử của người đàn bà là
nhu thuận, dịu dàng. Khi đi vào tuổi 13-14
bắt đầu hành kinh. Kinh kỳ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Quá 5 ngày, hay dưới
ba ngày là bất thường. Kinh huyết được tạo thành do can, tỳ, thận và Xung-mạch,
Nhâm-mạch. Kinh huyết là tinh hoa của cơ thể. Khi người đàn bà thụ thai, chính
kinh huyết nuôi phôi-thai cho đến ngày sinh sản. Vì vậy kinh huyết dùng để chữa
bệnh suy nhược bẩm sinh rất hiệu nghiệm. Khi trượng-phu được vợ cho hấp kinh-huyết,
thì cơ thể sẽ được bồi bổ, sức khỏe gia tăng, nhất là trị được chứng suy thoái
trong phòng the.
Cả 12 nàng cùng rú lên:
– Kinh khiếp.
Ngân Bình mắng:
– Kinh cái gì. Đừng có nói theo
các ông hủ nho. Đây là y học. Có ai từng nghe biết về vụ này không?
Thanh Liên hỏi:
– Thưa cô. Con nghe trong dân
gian truyền khẩu rằng: khi người đàn ông
ăn phải kinh huyết của người đàn bà thì say mê người đàn bà đó đến không còn
biết trời đất là gì nữa. Lại nói, nếu lấy kinh huyết làm bùa cho người đàn ông ăn,
thì người đàn ông đó sẽ say mê người bỏ bùa đến không còn biết đường ra lối vào.
Thú
thực con đã làm với đạo An Hat San. Vì vậy ông ấy mê con đến độ con nói gì ông
ấy cũng nghe. Sự thực ra sao? – Đúng
như con nói. Bọn phương sĩ, bọn đạo sĩ lấy kinh huyết làm bùa bán cho đàn bà. Đầu
tiên, bọn kỹ nữ, nhân khách làng chơi đòi hấp Đào-nguyên lộ, đã đánh lừa cho
khách hấp Đào-nguyên tinh, mà không biết, sau đó khách say mê kỹ nữ đó, đến độ
nghìn vàng đổi một nụ cười như không. Thuật cho khách hấp âm kinh của đám gái
gọi rất cao. Họ cố mời chào, lôi kéo sao cho khách đến với họ vào ngày hành
kinh. Lúc khách đến, họ rửa âm hoa thực sạch, khi khách đòi hấp Đào-nguyên lộ,
họ giả bộ thẹn thùng, lừng chừng để kích động sự thèm muốn của khách lên cao, rồi
mới buông lỏng. Thế là khách vô tình hấp Đào-nguyên tinh mà không biết. Sau khi
hấp xong, độ khoái cảm, độ tình dục lên cao. Bấy giờ dù khách có biết rằng gái
gọi đang hành kinh, và mình đã hấp Đào-nguyên tinh thì cũng vui lòng. Chỉ cần
cho hấp Đào-nguyên tinh một lần, sau đó dù khách biết hay không biết, cũng say
mê gái gọi đó đến mơ mơ màng màng. Từ việc này áp dụng rộng ra họ dùng kinh
huyết bỏ vào canh cho khách ăn, nhưng kết quả khi có khi không. Cho kinh huyết
vào thức ăn thì kết quả không mạnh bằng hấp trực tiếp.
Đến đây Vũ Uy vương phi vào. Phi nghiêm mặt nói rất
chậm:
– Các em phải biết rằng đàn ông thường tự hào, tự
kiêu rằng tài trí họ hơn đàn bà. Chúng ta không cần cãi với họ. Đàn ông như con nai
tơ. Khi họ lọt lưới lần đầu thì ta phải tỏ ra nhút nhát, e thẹn, để kích thích
sự thèm muốn. Khi sự thèm muốn lên đến độ cao, thì ta buông lỏng hết cho họ. Họ
lọt lưới rồi, thì ngược lại, không những ta không e thẹn nữa, mà còn cột cổ con
nai dắt đi. Ta bắt nai giữ làm của riêng.
Hồng Liên gật đầu:
– Điều này cực kỳ
quan trọng với chúng em. Vì chúng em sẽ làm vợ
các tướng Mông cổ. Xung quanh mỗi người có hằng chục đàn bà. Bọn em phải
biến ông chồng thành con nai, rồi bắt làm của riêng.
– Điều
các em nên nhớ, đàn ông có thể là vua, là văn quan, là võ tướng... là anh lái
buôn, là anh thợ cầy. Nếu cứ nhìn vào địa vị, tài năng của họ, thì họ khác nhau
rất nhiều. Nhưng họ có chung một huyệt đạo, các em chỉ cần điểm trúng là họ sẽ biến
thành con mèo con, con chó ngoan, con nai hiền lành. Huyệt đạo đó là năm cái
cao ngạo « Tự ái, tự cao, tự hào,
tự thị, tư tôn ». Các em ạ! Tự ái có thể ví như con sư tử. Tự cao ví như
con đại bàng. Tự hào ví như con gấu. Tự thị ví như con cọp. Tư tôn ví như con
chó sói. Nếu ta biết mềm, biết vuốt ve năm cái tự đó, thì ta có thể biến con sư
tử, con hổ, thành con chó ngoan ngoãn. Biến con gấu, con sói thành con mèo, con
nai nhu mì. Biến con đại bàng thành con chim sáo trong lồng. Họ mạnh đến có thể
tay không giết cọp. Họ uy quyền đến độ có thể ra một lệnh, khiến núi tan, khiến
đất rung chuyển, khiến người chết như rạ. Thế nhưng, những loại người đó lại dễ
bị sắc đẹp làm cho tan nát sự nghiệp. Khi đứng trước họ, bề ngoài ta dùng cái
nhu nhã, dùng làn môi, dùng sóng mắt, dùng lời ngọt ngào đưa đẩy. Còn bề trong,
ta tự coi mình là Quan-thế-âm, họ là những Phật-tử, đến trước ta quỳ gối để cho
ta sai khiến.
Vũ Uy vương triệu năm nàng Đông hoa, Ngũ ưng, Linh Anh, Như
Lan lại rồi ban chỉ:
– Ngày
mai cô gia cho Thất liên lên đường. Giữa Linh văn thất liên với các cháu có ân
nghĩa, vì các cháu đã đem tâm trí chuyển sang người họ. Vậy chúng ta để các
cháu với Thất liên từ biệt nhau. Vì sau này khó có dịp hội ngộ.
Nơi
gặp gỡ nhau là chỗ ở của năm nàng Đông hoa, bên bờ suối Nam
tuyền. Ngọn suối này rất sâu, rất rộng, nước chảy lững lờ. Họ gồm bẩy giai nhân
Linh văn, năm giai nhân Đông hoa, Lê Linh
Anh (Hĩm Còi), Lý Như Lan và năm nam nhi tài trí Thiên trường
ngũ ưng. Tổng cộng gồm 19 người. Lớn tuổi nhất là Hoàng Liên Lê Thị Phương Dung 24
mùa xuân trên mái tóc, nhỏ tuổi nhất là Thúy Trang mới 18 độ hoa đào khoe sắc.
Họ có
xuất thân khác nhau. Họ là quận chúa cành vàng lá ngọc, bác học đa năng, được
giáo dục cực kỳ chặt chẽ về đạo lý tộc Việt, nhưng sinh ở mãi xứ Cao ly giá
lạnh như Lý Như Lan. Họ là những thiếu niên thôn dã, yêu nước nhiệt thành, từng
là những anh hùng xông pha nơi muôn vạn mũi tên lập đại công với Xã tắc như Ngũ
ưng, như Lê Linh Anh. Họ là
những thiếu nữ sắc nước hương trời, theo đuổi cầm ca, họ chỉ mong có một người chồng
với địa vị khiêm tốn; thế nhưng họ gặp một đại anh hùng, một đại anh thư đào
tạo họ thành những nữ kiệt, biết dùng nhan sắc, biết dùng tài hoa giúp nước. Họ
là những đệ nhất giai nhân của Thăng long, nổi tiếng cầm ca, làm biết bao nhiêu
vương tôn, đại thần cho tới những thương gia Hồi, danh tướng Mông cổ say mê đến
tan nát sự nghiệp; thế nhưng họ lại
không có một chút nữ tắc Đại Việt. Họ từng bán rẻ thân xác, lâm vòng tử tội,
vừa được giáo huấn trở thành thiện nhân.
Tuổi họ trẻ, họ là những đấng trí lự trung thuần, đầy
khí phách, lại có tài hoa. Họ tụ họp lại cùng bàn truyện quốc sự, cùng ca hát,
tiễn biệt nhau, rồi đây họ sẽ làm những việc nghiêng trời lệch đất, mà đời sau
ca tụng họ là Anh Hùng Đông A.
Thúy
Nga hỏi Thanh Nga
– Hôm
rồi em nướng cá ngon quá. Bây giờ chúng mình sắp mỗi đứa một nơi, em dạy chị để
sau này chị thèm còn biết nướng cá mà ăn.
– Sáng
nay em sai đầu bếp ra chợ mua cá quả (lóc), cá trắm, cá chép, cá rói mà không
có cá tươi. Vậy làm sao em dậy chị bây giờ?
Cao Mang nháy mắt nhìn
Thanh Nga
– Em
cần bao nhiêu cá? To cỡ nào thì nướng sẽ ngon?
–
Chúng ta 19 người thì cần 19 con. À anh
Dã Tượng ăn khỏe như
voi thì phải thêm ba con nữa là 22. Cá to quá ăn không ngon, to bằng bàn tay anh Dã Tượng là đủ rồi.
Yết
Kiêu cầm bàn tay khổng lồ của Dã Tượng ngắm nghía, rồi hất hàm cho Cao Mang, Đại Hành:
– Hai
em chuẩn bị nghe.
– Xin
chờ.
Yết
Kiêu tụt dầy, vọt người lên cao. Ở trên không chàng đá gió một cái, đầu chúi
xuống suối, rồi lặn mất. Vù một tiếng, con cá trắm to bằng cổ tay từ dưới suối
bay lên. Cao Mang bắt lấy.
Tiếp theo hai con cá chép bay tới chỗ Đại Hành. Đại Hành cầm cái rổ hứng vào.
Khoảng nửa khắc, nào cá chép, cá rói, cá trắm, cá quả tung lên đến 25 con. Rầm
một tiếng Yết Kiêu từ lòng suối vọt lên bờ.
Tất cả
vỗ tay. Thúy Trang khen:
– Mấy
năm trước, em nghe nói anh Yết Kiêu chỉ huy đội Ngạc ngư nằm ngủ dưới đáy sông,
thình lình nhảy lên chụp tụi Mông cổ xuống nước dìm cho chết. Bây giờ em mới
thấy bản lĩnh của anh.
Sau
khi ăn uống, nói lời từ biệt nhau, họ cùng tới đại sảnh đường trình diện Vũ Uy
vương, vương phi, thì đã thấy bốn đạo sư Hồi đang ngồi đàm đạo. Lễ nghi tất. Vương
chỉ ghế cho mọi người ngồi:
– Ngày
mai Cô gia
sẽ để bốn vị đạo sư đem Thất liên sang cống cho Mông cổ. Các cháu có gì thắc
mắc không?
Địa Lô
nhìn Thất liên một lượt, thấy dung nhan vẫn mặn mà, song cái dáng dâm đãng dường
như phai lạt một phần. Nam hỏi:
– Khải
vương gia, bẩy cô tiên này từ Thăng long bị Mông cổ bắt về dấu ở Khâu bắc. Từ
Khâu bắc bị Ngột Lương Hợp
Thai sai đưa đi Côn minh. Dọc đường được Hoa sơn ngũ hiệp cứu, đem đi Bồ lăng.
Chúng thần đưa Thất liên từ Bồ lăng về đây. Bây giờ mình phải nói với Mông cổ
thế nào?
Vũ Uy
vương giảng giải:
– Cô
gia đã tiên liệu hết rồi. Triều đình sai Cô gia đi sứ với Đại hãn Mông Ca, chứ
không phải với đại vương Hốt Tất
Liệt. Cô gia đang chuẩn bị đi Hoa lâm. Còn 7 nàng tiên là chiến lợi phẩm của
Thái sư Ngột Lương Hợp
Thai, thì cũng là người của Hốt Tất Liệt. Cô gia truyền trả hết hàng hóa, vàng
bạc, người cho chư đạo sư. Chư đạo sư
sẽ đem Thất liên cống cho Ngột Lương
Hợp Thai. Riêng
vợ chồng Trịnh Ngọc và Trịnh Long, Cô gia gửi về Thăng long làm thông dịch cho
các sứ đoàn Mông cổ. Cô gia đang cần một người nói được tiếng Mông cổ, tiếng
Hán. Vậy Cô gia sẽ phải nhờ tới tài hai trong Ngũ ưng theo giúp chư đạo sư.
Vương
nhìn Ngũ ưng:
– Việc
này Cô gia thấy phi Chiêu võ thượng tướng quân, tước Chiêu dương Nam Cao Mang,
Đô thống Đại Hành, không ai đương nổi.
Đúng
ra, Vũ Uy vương là chúa tướng, vương muốn sai ai thì ra lệnh. Người đó phải răm
rắp tuân theo. Thế nhưng vương là người ôn nhu, văn nhã, sốt cuộc đời của vương,
khi vương ra lệnh cho ai, cũng dùng lời ngọt ngào. Vì vậy người nào cũng hết sức
tận tụy.
Cao Mang, Đại Hành đứng
dậy chắp tay:
– Đa
tạ vương gia đã tin dùng.
Vương
dặn hai người:
–
Nhiệm vụ hai tướng quân rất nặng. Một là bảo vệ an ninh cho chư đạo sư và bẩy
nàng Liên. Hai là làm thông dịch cho chư Liên với Mông cổ. Ba là dùng chim ưng
chuyển tin tức thu lượm được gửi về Tòa Tổng trấn Bắc cương và Khu mật viện Đại
Việt.
Vương
phi tiếp lời:
– Hai
cháu phải hết sức chiếu cố cho chư tiên. Đối với các đạo sư cũng vậy. Đạo Hồi
cấm uống rượu như đạo Phật. Các cháu phải giới tửu. Hồi giáo coi heo là con vật
đơ bẩn, các cháu cũng không được ăn thịt heo. Các cháu chuẩn bị, ngày mai lên đường.
Phi
dùng Lăng không truyền ngữ nói với hai tướng:
– Thất
liên đã thay đổi, vì được Thiền công tẩy rửa, rồi Mật công đưa vào tâm tư tưởng
thanh cao. Các đạo sư cũng bị kiềm chế theo hướng đó. Tuy vậy vẫn cần đề phòng.
Khu mật viện đã dùng cha-mẹ, anh-em khống chế Thất liên. Chắc họ không dám phản
mình đâu. Các cháu liên lạc với họ thường xuyên, rồi chuyển tin tức về nước.
Vương
nói nhỏ vào tai Cao Mang:
– Khi
tới Côn minh bằng mọi giá phải gặp Vũ sơn hầu Tạ Quốc Ninh. Hồi hai năm trước
khi ta rời Côn minh về giải quyết bọn phỉ tặc Lý Long Vân thì Ngột Lương Hợp Thai giữ hầu
lại, phong cho chức Binh bộ viên ngoại lang. Từ hồi đó đến giờ ta không được
tin tức của hầu. Nay nếu hầu biết sự thực về Hoàng Liên, chắc người đau lòng lắm. Vậy nhất thiết tránh cho bẩy người
đẹp gặp hầu.
Cao Mang, Đại Hành đem đoàn
Hồi, Linh văn thất liên lên đường được hai ngày thì chim ưng mang thư của Đại
Hành phúc trình:
“ Khải vương gia. Phái đoàn rời Văn sơn tới Lục bàn
thủy thì xuống thuyền. Thuyền tới Giang an, phái đoàn chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất tất cả các đạo sư, tùy
tùng xuống hai thuyền xuôi về Kinh châu. Họ tiếp tục việc thương mại. Nhóm thứ nhì
do đạo sư An Hát San chỉ huy, gồm Linh văn thất liên, tỳ nữ. Thần với Đại Hành đi
theo nhóm này. Tất cả đi trên một thuyền lớn chở đầy hàng hóa. Nơi đến là cửa Độ
khẩu”.
Hôm
sau lại có thư:
“ Sắp tới Độ khẩu. Đạo sư An Hat San sai người phi
ngựa đi trước báo cho Thái sư Ngột Lương Hợp Thai”.
Ba hôm
sau lại có tin báo:
« Thái sư Ngột Lương Hợp Thai thân dẫn một bách phu Lôi kị tới Độ khẩu đón
phái đoàn. Không thấy Hoài Đô, A Truật cũng như Tạ Quốc Ninh đâu. Thái sư thẩm
vấn đạo sư chi tiết rằng bằng cách nào mà đoạt lại được bẩy người đẹp. Đạo sư khai
dùng vàng đút lót cho quan chức châu Khâu Bắc. Bẩy nàng cũng khai như đạo sư.
Ngột Lương Hợp
Thai quyết định giữ người cũ là Hoàng Liên lại. Nàng được tuyển làm thứ phi
ngay. Ngày mai phái đoàn sẽ lên đường đi
Thành đô nộp 6 người đẹp cho Hốt Tất Liệt”.
Bốn ngày sau lại có thư:
“ Phái đoàn tới Thành đô. Có sứ thần của Ngột Lương Hợp Thai đi theo. Đại vương Hốt Tất Liệt sai người ra ngoài thành đón. Sáu người đẹp
được đưa vào hoàng thành cũ của triều Hán cư ngụ. Ngay ngày hôm sau, Hốt Tất
Liệt họp các quan văn võ xem 6 người đẹp múa hát. Tan buổi hát, vương sai tỳ nữ
đem nàng Bạch Liên về tẩm cung của vương. Khó khăn lắm Cao Mang mới liên lạc được với Bạch Liên. Bạch Liên cho biết
nàng đã dùng tất cả bản lĩnh bắt nai học được áp dụng với vương. Quả nhiên vương
say mê nàng. Nội trong ngày phong làm thứ phi”.
Vũ Uy
vương viết lệnh:
“ Lệnh Bạch Liên dùng hết khả năng bắt nai múa, hát. Trong
lúc Hốt Tất Liệt say mê thì tỏ ý thiết tha rằng nàng là thứ phi thì cuộc đời,
sống chết bên vương. Vậy trước tình hình căng thẳng với Mông Ca vương sẽ quyết định
sao? Nếu Hốt Tất Liệt hỏi ý kiến. Bạch Liên rằng Mông Ca là Đại hãn, thống lĩnh
hết các hãn Tây vực, Tây hạ, Kim, Liêu, Tống. Nếu chống lại Mông Ca e tinh
lực Mông cổ sẽ bị tan nát hết, thì sao
có thể đánh Tống được? Chi bằng trở về Hoa lâm giải độc với Mông Ca, anh em
hòa thuận, rồi tỏ lòng trung thành với Mông Ca bằng cách rủ Mông Ca thân chinh đánh
Tống ».
Lại có
thư của Cao Mang :
«Nghe
Bạch Liên khuyên, Hốt Tất Liệt định về Hoa lâm. Vì các cận thần người Hoa
khuyên nên khởi binh phản Mông Ca. Hốt Tất Liệt chưa quyết định về Hoa lâm hay
ở lại Trung nguyên. Vương sai sứ đem 5 giai nhân cống về Mông cổ. Ngày mai lên đường.
Đại Hành sẽ theo sứ đoàn. Còn Cao
Mang ở lại Thành Đô . Cạnh Hốt
Tất Liệt có rất nhiều văn võ quan người Hán. Văn thì tài trí phi thường. Võ thì
lầu thông binh pháp, bản lĩnh vô địch. Họ được trọng dụng. Trong các văn qua văn
có hai mưu sĩ Diêu Khu, Hách Kinh nói gì Hốt Tất Liệt cũng nghe. Võ thì Liêm Hy
Hiến, Tháp Sát Nhi, Mục Tương Ca, Xích Nhân Thiết Mộc Nhi, Mật Lý Hỏa Giả
là những người võ công cao, tài dùng binh như thần. Mông cổ cho phép vợ chúa tướng
được diện kiến với bộ hạ. Lợi dụng phong
tục này Bạch Hoa luôn mời Diêu Khu, Hách Kính vào giảng sách. Hai người này bị
ảnh hưởng của Bạch Liên khuyên Hốt Tất Liệt nên về Hoa lâm ».
Liên tiếp nhận được thư của Cao
Mang:
« Bản
lĩnh bắt nai của Bạch Liên rất cao. Hốt Tất Liệt say mê nàng. Bất cứ
việc gì cũng bàn với nàng. Dường như y cương quyết sẽ về Hoa Lâm. Y dang chỉnh đốn lại các quan chức, giữ vững Trung
nguyên trước khi về Mông cổ, phòng khi Mông Ca hại y, thì bọn trung thần này sẽ
nổi lên làm áp lực. Đính kèm: danh sách, chức tước bọn chân tay của Hốt Tất
Liệt cài lại”.
Thư
của: Đại Hành
“ Sứ đoàn của Hốt Tất Liệt tới Hoa lâm. Tin Hốt Tất
Liệt mang 5 mỹ nhân Việt cống cho Mông
Ca lan ra rất nhanh. Mông Ca sai một Thiên phu đi tiếp đón. Như đã được hướng
dẫn, phong tục Mông cổ thích phô trương, không cấm đàn bà kín cổng cao tường,
Thanh Hoa lấy lý do ngồi trong xe kín ngạt hơi khó chịu. Sứ thần đồng ý cho xe
chở mỹ nhân vén màn lên. Năm mỹ nhân trang điểm thực lộng lẫy, mặc y phục
Việt thực đẹp. Các quan lại địa phương,
phú gia, dân chúng tràn ra đọc đường xem. Cả năm truyền xe đi chậm lại. Các
nàng vẫy tay chào dân chúng.
Ngay khi vừa tới nơi, xe chở mỹ nhân chạy thẳng vào hậu cung. Các mỹ nhân được cấp
cung nga hầu hạ. Sau khi các nàng tắm rửa, thay y phục, trang điểm được đưa vào
một căn lều vỹ đại, múa hát, dâng rượu cho Đại hãn Mông Ca. Mông Ca ban Huyền
Liên cho vương đệ là A Lý Bất Ca. Đại Hãn chọn Thanh Liên cho mình.
Hồng Liên ban cho thân vương Tháp Sát Nhi. Còn hai nàng Lan Liên, Tử Liên, các cận thần như Hỗn Đô
Hải, Ngạt Lộc An thiết tha xin Mông Ca ban cho. Nhưng hai con của Mông Ca hết
sức cầu xin. Mông Ca đành ban Lan Liên cho Ngọc Mộc Hốt Nhi, Tử Liên cho Cáp
Thích Sáp Nhi. Cả năm mỹ nhân sống rất gần nhau, gặp nhau hằng ngày nên dễ trao
đổi tin tức. Xin chờ lệnh”.
Vũ Uy
vương ban lệnh:
“ Mông cổ không cấm các vương phi, phu nhân tiếp xúc với
các quan lại, tướng sĩ. Trái lại khi một thân vương làm tiệc đãi khách thì vương
phi, phu nhân sẽ ra múa hát mua vui. Vậy các người đẹp luôn làm những món ăn
Việt, rồi mời đồng liêu, thuộc hạ tới ăn, nghe hát. Dùng hết khả năng bắt nai
với chồng. Trong lúc tình yêu nồng nàn luôn tỏ ý lo ngại Hốt Tất Liệt sắp làm
phản kéo quân về chiếm chính quốc. Thanh Liên tìm cách trao danh sách các chân
tay trung kiên người Hán mà Hốt Tất Liệt cài lại. Rồi đề nghị Mông Ca truyền
lệnh cho Câu khảo cục triệt hạ bọn này”.
Giữa
lúc đó, thì Hưng Đạo vương gửi một đoàn đến gần trăm người tới. Đó là những tướng,
những chuyên gia phụ trách huấn luyện Lôi tiễn, Nỏ thần, Kị binh, Ngưu binh, Tế
tác (Đại đởm), Ngạc ngư, Phi mã. Trưởng đoàn là Tây viễn vương Trần Tử An. Vũ Uy vương dẫn mọi người
ra đón vào. Lễ nghi tất.
Tây
Viễn vương khen Vũ Uy vương:
– Từ
hôm sứ đoàn rời Thăng long đến giờ, Khu mật viện được đặt trong tình trạng
chiến tranh. Bất cứ tin tức gì liên quan đến sứ đoàn cũng phải tâu trực tiếp
cho Thượng hoàng, Hưng Đạo vương. Sứ đoàn đã thành công lớn, tất cả chỉ dụ của Thượng
hoàng, lệnh của Hưng Đạo vương đều thi hành nghiêm túc. Bây giờ triều đình cử
ta lên đây giải quyết phần cuối.
Vương
chỉ đoàn tùy tùng:
– Đây
là những người đảm trách huấn luyện 7 loại binh yểm trợ. Hưng Đạo vương gửi họ
lên để kiểm soát việc huấn luyện bẩy Vệ trợ binh của hiệu binh Văn Bắc, trước
khi cho xuất quân.
Vương
hỏi:
– Thanh Nga là cháu nào?
Thanh Nga đứng dậy hướng vương hành lễ. Vương
ngắm nhìn Thanh Nga từ đầu đến chân rồi nói:
– Cháu
đã gặp Trần Đại Việt (Ngột A Đa) rồi phải không?
Thanh Nga thấy vị vương này tuy cao niên,
nhưng tính tình hào sảng, đầm ấm, dễ thân mật; thì ra Ngột A Đa
giống cha. Nàng đáp không e dè:
– Dạ,
không những gặp mà còn gặp nhiều lần. Anh ấy bắt cóc cháu.
Vương
cười như thác nước đổ:
– Và
anh ấy bị cháu bắt hết tam hồn thất
phách ngay từ lúc đem cháu ra khỏi cái túi. Có đúng thế không? Này cháu! Những gì
diễn ra giữa cháu với Đại Việt triều đình đều biết. Mỗi khi tấu chương của Ý
Ninh gửi về, tâu những gì diễn ra giữa cháu với Đại Việt, Uy viễn đại học sĩ đọc
lên, cả triều đình đều bật cười. Nghiêm trang như Quốc thượng phụ (Trần Thủ Độ)
mà cũng phải ôm bụng cười. Khi đến đoạn cháu bôi son vào môi, hôn lên khăn
choàng cổ, tặng Đại Việt. Linh Từ quốc mẫu phải thốt lên: “ bản lĩnh bắt nai của con bé này cao đến thế là cùng. Đại Việt bị giam
trong lưới rồi”.
Vương
lại cười ha hả:
– Biết
con không ai bằng cha. Ta
là cha A Đa, ta dạy A Đa về lịch sử, về văn hóa Việt. Mẹ A Đa là một cung nga
trều Lý, giỏi cầm ca, từng hát những điệu ca Quan họ, Ả Đào, Trống quân, Hát
Lý, Hát chầu Văn, Hát chăn trâu, hát Nghêu, Hát Đò đưa... cho A Đa nghe khi còn
bế ngửa. A Đa được tắm trong tinh thần chủ đạo của tộc Việt, được tẩm ca nhạc
Việt. Y chưa từng về quê. Cho nên trong tâm A Đa cái gì của Đại Việt đều đẹp, đều
trang trọng hết. Khi về nước, để A Đa lại, ta sợ hai điều. Một là A Đa sẽ quên
nguồn gốc. Hai là A Đa lấy vợ Tây vực hoặc Trung nguyên thì khó mà hết lòng với
đất nước. May thay A Đa bắt cóc cháu, rồi đi đến say mê cháu.
Vương
nói lớn :
–
Triều đình đã ban chỉ dụ gả cháu cho A Đa.
Cử tọa
reo lên, rồi cùng vỗ tay. Thanh Nga choáng váng, máu trong người chạy rần rật.
Vương đợi
cho cử tọa vỗ tay xong, mới tiếp :
– Ta
lên đây để báo cho Vũ Uy vương, vương phi biết, vì hai người là nghĩa huynh,
nghĩa tỷ của cháu. Này cháu, khi sống cạnh A Đa, y vốn đa tình, gặp cháu là đấng
tài hoa thì y sẽ say mê cháu. Cháu nói gì y cũng nghe. Vì vậy ta phải dậy cháu,
để cháu nắm được cương ngựa y, bắt y làm những gì mà Khu mật viện muốn.
Nghe
Tây Viễn vương nói, tim Thanh Nga đập loạn lên. Hình ảnh Dã Tượng trong lần
tuyển phu thứ tự hiện ra, rồi trong những ngày đi theo sứ đoàn, hai người luôn
bên nhau. Nhưng Dã Tượng không hề đối xử với nàng như vợ chồng, mà hoàn toàn như
anh em. Thế rồi
A Đa xuất hiện, hào sảng, đa tình, đã làm cho nàng xao xuyến bao lần. Bây giờ
triều đình gả nàng cho A Đa, trong tâm nàng buồn vui lẫn lộn.
Nàng
nghĩ thầm:
– Mình
chỉ là một cô bé ca nhi. Hồi chưa gặp Vũ Uy vương, nếu mình được gả cho một
viên trưởng sử, hay một viên gia tướng trong phủ của vương thì cũng là điều mãn
nguyện lắm rồi. Nhờ gặp Vũ Uy vương, vương phi dạy dỗ, mà mình được như ngày
nay. Bây giờ một bước lên địa vị đại phu nhân Mông cổ đáng lý mình phải mừng
mới phải. Thế nhưng trong tâm mình có anh Dã Tượng, thành ra
mình thấy buồn buồn. Buồn gì cũng phải dứt, vì mình sẽ cầm cương ngựa dắt chồng
theo con đường đầy hoa cho Xã tắc.
Tây
Viễn vương lại nói với Vũ Uy vương:
–
Triều đình cũng quyết định gả Thúy Nga cho A Lan Đáp Nhi.
Vương
hỏi:
– Thúy Nga là cháu nào?
Thúy
Nga đứng dậy hành lễ với vương. Vương khen:
– Đẹp!
Đẹp thực! Duyên dáng thực. Hiện A Lan Đáp Nhi đã 45 tuổi, Thúy Nga mới 20 tuổi.
Hơi chênh lệch một chút. Cũng chả sao. Có điều nhiệm vụ của Thúy Nga rất nặng.
Nặng vô cùng, vì A Lan Đáp Nhi là Thừa tướng hành tỉnh của Mông cổ, quyền hành
bao la. Y rất kinh nghiệm về đàn bà. Hiện y có tỳ thiếp người Hán, người Tây
vực. Tuy vậy những người đó không đẹp bằng cháu. Bản lĩnh bắt nai của các cô vợ
này thì dường như họ mù tịt. Ta sẽ giảng giải cho cháu phải làm gì, nói gì sau để
giữ con nai A Lan Đáp Nhi.
Vương
nói với vương phi Ý Ninh:
– Hiện
giờ thì A Lan Đáp Nhi với A Đa, đang ở Trường an. Đích thân ta sẽ đưa Thanh
Nga, Thúy Nga tới đó làm lễ cưới.
Vương
hô:
–
Thanh Nga, Thúy Nga quỳ xuống nghe chiếu chỉ.
Hai
nàng quỳ xuống hướng về Thăng long. Tây Viễn vương đọc chiếu chỉ:
Thừa thiên khải vận Đại Việt hoàng đế chiếu viết:
Chiếu
tấu chương của:
Thái tử thái bảo,
Đồng bình chương sự,
Võ hiển đại học sĩ,
Bắc cương Tiết độ sứ,
Trấn Bắc đại tướng quân,
Tổng trấn Bắc cương,
Vũ Uy vương.
Chiếu
tấu chương của:
Thạc hòa, Minh đức, Trang duệ, Vũ thắng công chúa Trần
Ý Ninh.
Sau khi triều đình nghị sự, đã tâu trình lên Thượng
hoàng. Thượng hoàng duyệt. Nay ban chỉ phong thưởng như sau:
Kiều nữ Thanh Nga , nhũ danh Nguyễn Thị Bích Nga,
tháp tùng sứ đoàn, đã lập công lớn, triều đình phong cho tước Thạc hòa, Trang
mẫn Quận chúa. Cha mẹ có công nuôi dạy con gái cũng được phong hàm. Cha hàm Tam
tư. Mẹ hàm Ngũ phẩm phu nhân. Truyền ban cho 15 mẫu ruộng nhất đẳng điền.
Kiều nữ Thúy Nga, nhũ danh Hà Thị Thúy, tháp tùng sứ đoàn,
đã lập công lớn, triều đình phong cho tước Linh anh, Chí nhu Quận chúa. Cha mẹ
có công nuôi dạy con gái cũng được phong hàm. Cha hàm Tam tư. Mẹ hàm Ngũ phẩm
phu nhân. Truyền ban cho 15 mẫu ruộng nhất đẳng điền.
Xét lời cầu hôn của:
Tham tri chính sự Mông cổ Ngột A Đa, truyền gả Thạc hòa, Trang mẫn Quận
chúa Nguyễn Thị Bích Nga cho đại quan Ngột A Đa để kết thân giữa hai nước.
Xét lời cầu hôn của Thừa tướng hành tỉnh Mông cổ A Lan
Đáp Nhi, truyền gả Linh anh, Chí nhu Quận chúa Hà Thị Thúy, nghệ danh Thúy Nga
cho đại quan A Lan Đáp Nhi để kết thân giữa hai nước.
Truyền Tây Viễn vương thay triều đình đưa hai Quận chúa
về làm dâu Mông cổ.
Niên hiệu Thiệu
Long thứ hai,
Kiến thiên, thể đạo,
Đại minh, quang
hiếu hoàng đế.
Hai
nàng hướng về Thăng long tạ ơn. Mọi người chúc mừng hai nàng. Tây Viễn vương
trao cho mỗi nàng sáu bộ y phục mà triều đình ban thưởng cùng nữ trang. Mỗi bộ
gồm váy, yếm, khăn quàng cổ, dây lưng, áo cánh, áo tứ thân hai mầu.
Vương
hỏi:
– Hai
cháu Hồng Nga với Thúy Trang đâu?
Hai
nàng đứng dậy, vương cười:
– Thú
thực nếu hồi ta hai, ba mươi tuổi mà gặp hai cháu, ta cũng bị hai cháu bắt hồn,
rồi tiết lộ những cơ mật nhất của Mông cổ như Hoài Đô, A Truật. Hai sứ giả, của
Mông cổ là Lễ bộ thị lang Mạnh Giáp, Viên ngoại lang Lý Văn Tuấn sang xin cầu
hôn Hồng Nga cho A Truật, Thúy Trang cho Hoài Đô. Triều đình đã phong tặng cho
hai cháu, lại cũng phong hàm cho song thân cháu. Triều đình đã sai ba sứ thần
là Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Chư vệ ký
ban Nguyễn Thám, Viên ngoại lang Nguyễn Diễn sang đáp lễ. Hai cháu sẽ được
giảng chi tiết những gì phải làm, rồi Vũ Uy vương, vương phi sẽ đưa hai cháu đi
Côn minh.
Địa Lô
là một trong những người tài trí nhất thời Đông A tuy tước mới bậc Nam. Song
Nam là người
nhìn xa, trông rộng:
– Thưa
vương gia, thần có thắc mắc: sứ giả sang
cầu hôn Hồng Nga cho A Truật, Thúy Trang cho Hoài Đô là bọn Mạnh Giáp. Thế sứ
giả cầu hôn Thúy Nga cho A Lan Đáp Nhi, Thanh Ngacho Ngột A Đa là ai?
– Cháu
hỏi câu đó thực phải. Bọn Mạnh Giáp là sứ giả của Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt
tuy chỉ là một thân vương, cai trị vùng đất Trung nguyên, Kim, Liêu nhưng y
cũng thiết lập quan chức như triều đình. Y tưởng Đại Việt mình ngu không biết
sự thật, Đại Việt mình tưởng sứ giả đó là của triều đình Mông Ca, mình răm rắp
tuân theo. Y nào ngờ mình biết sự thực, mà mình giả ngu, cử sứ thần sang đáp
lễ, mà lại đáp lễ Mông Ca, thế là mình làm lộ việc Hốt Tất Liệt chuyên quyền,
gây cho Mông Ca và triều đình Mông cổ căm hờn Hốt Tất Liệt hơn nữa.
Mọi người
cùng bừng tỉnh. Vương tiếp:
– Còn
sứ giả cầu hôn Thanh Nga cho Ngột A Đa, Thúy Nga cho A Lan Đáp Nhi là sứ giả
của triều đình Mông cổ do Mông Ca sai đi. Vì vậy chính ta phải đưa dâu. Còn
Hồng Nga, Thúy Trang rõ ràng do lời cầu của Hốt Tất Liệt, lại do Vũ Uy vương đưa
đi Côn minh. Mà Vũ Uy vương đang trên đường đi làm con tin ở Hoa Lâm. Lại một lần nữa
chứng minh Hốt Tất Liệt lạm quyền.
Buổi
họp chấm dứt. Thiên trường ngũ ưng trở về chỗ ở . Địa Lô đề nghị:
–
Chúng ta đến gặp năm cô Đông hoa, từ biệt các cô, an ủi các cô đôi lời.
Yết
Kiêu phì cười:
– An
ủi cái gì? Con gái sắp lấy chồng, cô nào cũng vui như cô nào cả. Các cô đi làm đại
phu nhân, chứ có đi tù đâu? Còn an ủi thì cần an ủi cái anh Dã Tượng mất vợ kia
kìa.
Yết
Kiêu hát nghêu một bài ca của dân đánh cá trêu Dã Tượng:
“ Thôi thế là thôi,
Đời người đến thế là thôi,
Đời hồng nhan có mấy ai chung tình.
Tình đã đi rồi,
Nàng đã bỏ ta,
Trong khoảng trời đất bao la,
Tự mình, mình biết, ai là tri âm.
Thương tâm, đứt ruột khóc thầm”.
Dã Tượng
đấm khẽ vào vai Yết Kiêu:
– Đứt
ruột thế chó nào được! Ruột ta là ruột voi, chứ không phải ruột cá như chú mày.
Thúy
Nga, Thanh Nga đã đến. Địa Lô hỏi Thúy Nga:
– Em
quả thực là một thiếu nữ gặp may mắn. Tuổi bất quá mười chín đôi mươi, mà một bước
lên đại phu nhân. Nhưng dường như em không mấy vui?
Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét