HỒI THỨ BẨY MƯƠI HAI
Điều trị bệnh Phong
thấp,
Vũ
Đồng chỉ vào ba ca nhi :
– Đây
là ba tiểu sư muội của chúng tôi, có tên Anh Kim, Anh Hồng, Anh Tử.
Vương
phi Ý Ninh mỉm cười nhìn ba ca nhi :
– Thì
ra ba vị cô nương đây trang phục theo tên đấy. Cô nương mặc xiêm y vàng tên
Kim. Cô nương mặc xiêm y hồng tên Hồng. Còn cô nương mặc xiêm y tím tên Tử. Chà
ba vị cô nương quả là những đóa hoa thanh quý. Tôi là đàn bà mà còn ngây ngất,
huống hồ các đấng nam nhi.
Thanh
Nga muốn thử kiến thức ban nhạc. Nàng hỏi:
– Tôi
nghe nhạc Tiền Hán có nhiều dòng. Mong các vị cho nghe nhạc Tiền Hán.
Vũ
Đồng tỏ ra kính trọng :
– Nhạc
Tiền Hán gồm bốn giòng. Giòng thứ nhất có hai điệu bi và hùng. Bi do di sản của
Hạng Võ với Ngu Cơ lưu truyền. Trong trận đánh Cai hạ, Hạng vương và vương phi bị
quân Hán bao vây. Vương thừa sức phá vòng vây, nhưng vướng vương phi Ngu Cơ. Vì
vậy vương phi tự tử để vương yên lòng tử chiến. Trước giờ lâm biệt, vương bi
phẫn ca một bài mang tên Cai hạ ca. Điệu ca này lưu truyền tới nay, âm điệu ai
oán, bi hận. Đây là lời vương .
Lực bạt sơn hề,
Khí cái thế.
Thời bất lợi hề, Truy bất thệ.
Truy bất thệ hề, khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà ?(*)
(*)
Dịch nghĩa
Sức phá vỡ núi hề,
Khí lớn nhất thế.
Thời bất lợi hề, ngựa Truy tuyệt sức,
Ngựa Truy tuyệt sức hề, làm sao đây ?
Nàng Ngu ơi ! Nàng Ngu ơi !
Làm sao giờ ?
Truy là tên con chiến mã của HạngVõ.
Thúy
Nga nhìn Thanh Nga khen bằng tiếng Hán vùng Dương châu:
–
Giọng cô này vừa cao, vừa nhẹ như gió thoảng, như mây bay. Nghệ thuật nhả chữ
của cô ta không kém gì chị. Có điều khi cô ta ngân thì hơi thiếu lực.
Ban
nhạc đổi điệu, nàng Anh Hồng lại cất tiếng ca, vẫn lời cũ nhưng bằng giọng như
nức nở, như khóc, người anh hùng thất
chí, thất thời.
Thúy
Nga phê bình:
– Cô
này dài hơi hơn nàng Tử, giọng trầm hơn.
Ban
nhạc lại đổi điệu, vẫn lời cũ, nàng Kim cất tiếng ca. Bây giờ giọng biến thành
trầm buồn.
Thanh
Nga suýt xoa:
– Chỉ
một bản hát mà ba cô ca ba điệu khác nhau. Ban nhạc cũng tấu ba lần khác nhau.
Phải công nhận các vị là những tài tử hiếm có.
Lý Đảm
đứng dậy, hai tay cầm ba lượng bạc trao cho ba nàng Kim, Hồng, Tử:
– Gọi
là chút quà mọn tỏ lòng ái mộ tam vị cô nương.
Ba
nàng tiếp bạc, nói lời cảm tạ.
Thanh
Nga nói với Vũ Đồng:
– Nào
bây giờ xin cho chúng tôi nghe nhạc bi, thác lời Ngu Cơ.
Vũ
Đồng phất tay, nhạc trỗi dậy, nhưng khác hẳn với ba lần trước. Cả ba nàng cùng
cất tiếng hát, nhưng lời so le nhau: cùng một chữ, nhưng lời Kim trước một chút
rồi tới lời của nàng Hồng, nàng Tử. Thành ra lời ca giống như kéo dài, thê
lương, thảm thiết, nức nở, biệt ly:
Hán quân dĩ nhược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Đại vương chí khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh?(*)
(*) Dịch nghĩa:
Quân Hán bao
vây chặt,
Bốn bề tiếng hát Sở.
Chí, khí đại vương tuyệt,
Thiếp sống làm chi?
Thanh Nga phê bình:
– Gốc
lời ca đã buồn, mà ba cô nương diễn xuất đạt ý tác giả, còn buồn hơn. Thôi bây
giờ cho chúng tôi nghe nhạc hùng đi.
Vũ Cầm
thấy sứ đoàn là người biết thưởng thức tài nghệ, quả là tri kỷ. Anh ta thuyết
minh:
– Hùng
là một điệu ca sau bi ca mấy năm. Khi Cao tổ nhà Hán là Lưu Bang thống nhất
thiên hạ, trở về đất Bái, cùng người đồng hương uống rượu ôm nhau múa hát mừng
đại nghiệp đã thành. Điệu ca đó mang tên Đại phong.
Nhạc
tấu lên, lần này cả bộ ba Vũ Đồng, Cầm, Cổ cùng ca. Giọng hùng tráng, nhưng êm
dịu, khi lên cao, lúc xuống thấp vẫn mượt mà :
Đại phong khởi hề,
Vân phi dương.
Uy gia hải nội hề,
Quy cố hương.
An đắc mãnh sĩ hề,
Thủ tứ phương.(*)
(*)Dịch
nghĩa
Gió lớn thổi
chừ,
Mây bay mênh mang.
Oai danh khắp nước chừ,
Về cố hương.
Thu được nhiều mãnh sĩ chừ,
Giữ bốn phương.
Liếc
nhìn Vương Văn Thống,
Lý Đảm, Vũ Uy vương dùng Lăng không truyền ngữ rót vào tai vương phi:
–
Trong quốc kế của Hưng Đạo vương, người muốn chúng ta giao thiệp với các anh hùng Trung
nguyên vùng Mông cổ chiếm đóng, khích họ phất cờ khởi nghĩa dành lại chủ quyền
cho tộc Hán. Lệnh nhấn mạnh phải khích Lý Đảm xưng vương, lập một nước ;
rồi kết hợp ông ta với Cao ly, Tống. Cứ nhìn phong thái Vương Văn Thống, Lý Đảm, anh
thấy họ có tài, có khí phách, nhưng không có chí. Trước, họ khởi nghĩa đánh
Kim, lập một vùng tự trị. Nhưng họ không có chí lớn, nên xin nội thuộc Tống,
rồi bị từ chối. Họ quay sang xin phụ thuộc Mông cổ. Bây giờ gặp họ đây, chúng
ta nên khích họ tách ra lập một triều đình riêng, nhất định họ được sĩ dân
theo. Nếu thành công, họ khai sáng ra một nước ở Hoa Bắc. Thất bại họ
có một tiểu quốc, trấn ngựï vùng Bắc Trung nguyên, đối kháng, chia bớt lực lượng
Mông cổ, giải áp lực cho Tống, cho ta.
– Ý
kiến anh thực hay, để em mở đầu.
Vương
phi chỉ vào bàn Lý Đảm :
– Hôm
nay bèo mây gặp gỡ, mà ba vị tài tử ca bài Đại phong, thực là một điềm mà anh
linh các vua tộc Hán báo trước về tiến trình tương lai của Lý vương gia. Chắc
chắn năm năm sau, mười năm sau, Lý vương gia sẽ tái lập sự nghiệp của Cao tổ
nhà Hán, Cao tổ nhà Đường.
Vương Văn Thống nghe phi nói,
ông ta tỏ ra dụt dè :
– Xin
vương phi đừng dạy quá lời.
–
Vương tiên sinh ơi ! Tôi chỉ nương theo điềm mà nói thôi.
Vũ
Đồng lại tiếp :
–
Giòng thứ nhì Tiền Hán do các cung nga Hán bị đem cống Hồ khóc than khi phải xa
quê hương sáng tạo rồi truyền trở lại Trung thổ. Hiện còn lưu truyền Chiêu Quân
cửu khúc (9 khúc nhạc Chiêu Quân). Giòng
thứ ba do Lý sủng phi của Hán Vũ Đế để lại. Giòng thứ tư do Tư Mã Tương Như đất
Thục lưu truyền.
Y thử
kiến thức mọi người :
– Về
diễm tình của Lý sủng phi với Hán Vũ đế, không rõ các vị đã nghe chưa ?
Thúy
Nga mỉm cười :
– Diễm
tình này chép trong bộ Tiền Hán thư của Ban Cố. Tôi có đọc qua. Xin lược
thuật :
« Vũ Đế là ông vua có nhiều mối diễm tình nhất
của triều Hán. Trong cung của ông lúc nào cũng có mấy trăm cung nga của vùng
đất Triệu, Ngụy. Song nhờ Ngự y giỏi, chăm sóc rất kỹ, không
cần phải có cung nga mà nhà vua yêu thương, cũng hành lạc được, nên nhà vua tha
hồ vùng vẫy với hàng nghìn mỹ nữ. Thế nhưng, tuổi nhà vua dần dần đi vào 60,
truyện phòng the bất đầu khó khăn. Mà trong cung không có một mỹ nữ nào được
ông sủng ái cả.
Việc này đến tai bà
chị là Công-chúa Bình Dương. Công-chúa lại bàn với Ngự-y, rồi xếp đặt kế hoạch.
Đầu tiên bà dâng cho nhà vua một nhạc công tên Lý Diên-Niên. Nguyên Diên-Niên
là người phạm tội, bị cung hình (Thiến). Y có tài âm nhạc, ca hát và có tài hề,
làm cho nhà vua vui. Vì bị thiến, nên Diên-Niên được tuyển làm Dịch-đình-lệnh. Một
hôm Lý Diên- Niên, sáng tác ra bản nhạc, rồi cất tiếng hát :
Bắc phương hữu giai
nhân,
Tuyệt thế nhi độc
lập.
Nhất cốù khuynh nhân
thành,
Tái cố khuynh nhân
quốc.
Ninh bất tri khuynh
thành, dữ khuynh quốc.
Giai nhân nan tái
đắc.
Tạm dịch :
Phương Bắc có giai
nhân,
Đẹp không ai sánh
bằng,
Một lần cúi xuống,
làm nghiêng thành,
Cúi xuống lần thứ
nhì làm nghiêng nước,
Thà mặc nghiêng
nước, nghiêng thành,
Người đẹp như vậy,
khó kiếm được hai!
Vũ-đế hỏi :
– Người đẹp đó ở
đâu ?
Diên Niên tâu rằng
người đẹp đó chính là em mình, sẽõ đưa nàng vào dâng cho vua. Nhưng ông xin nhà
vua hãy xem, nghe giai nhân múa hát năm lần đã, mỗi lần cách nhau ba ngày. Nhà
vua chuẩn tấu.
Lý Diên-Niên, mời
nhà vua ngồi trên lầu. Dưới lầu là một vườn trăm hoa rực nở, rồi ông bảo cô em
múa, hát giữa trăm hoa. Nhà vua nghe giọng hát, nhìn người đẹp múa xa xa, mà
tâm hồn ngây ngất. Ông truyền giai nhân đến gần để xem mặt ngay, Lý Diên-Niên
xin nhà vua giữ lời hứa, dĩ nhiên y không tuân chỉ. Rồi từ hôm ấy, cứ ba ngày ông cho cô em múa, hát để nhà vua
nghe, và nhìn nàng xa xa. Thế là sau năm buổi múa hát, nhà vua bắt đầu yêu giai
nhân mà ngài chỉ thấy thấp thoáng phía xa. Đến lần thứ sáu, nhà vua được gặp
giai nhân, dưới ánh đèn. Quả nhiên tình yêu, nhan sắc, giọng ca, đường nét kết
hợp, nhà vua đã yêu Lý thị. Đời sống tình dục trở lại. Ngài phong Lý thị làm Phu-nhân,
sủng ái đến khi nàng băng. Lý phi sinh một hoàng nam, được phong làm Xương-Ấp
vương. Sau khi Lý phi băng được truy phong làm Hoàng-hậu. Đây là một phi tần được
Vũ-đế sủng ái nhất trong suốt cuộc đời ông. Nghĩa là bà được sủng ái cho đến
chết, chết rồi còn được sủng ái.
Sự việc được chép trong Hán-sử như sau:
« Khi Lý
phu-nhân lâm bệnh nặng, Vũ-đế thân đến thăm. Nàng lấy mền trùm kín mặt, rồi
tâu :
– Thiếp bệnh đã lâu,
dung nhan tiều tụy, không thể diện kiến bệ hạ. Thiếp xin bệ hạ hãy chiếu cố đến
con thiếp là Xương-Aáp vương và huynh đệ, tỷ muội của thiếp.
Vũ-đế đau
lòng :
– Bệnh tình phu-nhân
quá nặng, có lẽ không bao giờ ngồi dậy được nữa. Vậy khanh hãy cho trẫm nhìn
mặt lần cuối, rồi sẽ dặên dò việc Xương-Aáp vương, cùng huynh đệ, tỷ muội của
ái khanh. Như vậy phu-nhân sẽ an tâm ra đi.
Lý phu-nhân vẫn
cương quyết :
– Người đàn bà không
trang điểm, thì không nên thấy phu quân. Thiếp bệnh hoạn, lại chẳng trang điểm,
thực muôn nghìn lần chẳng dám diện kiến quân vương.
– Chỉ cần phu-nhân
cho trẫm nhìn mặt một lần, thì trẫm sẽ ban thưởng nghìn vàng, rồi phong cho
huynh đệ, tỷ muội của phu-nhân chức tước cao, bổng lộc hậu.
Lý phu nhân một mực
không nghe :
– Phong quan hay không là do bệ hạ. Nhưng
không thể nào nhìn mặt nhau được.
– Bất luận thế nào, trẫm cũng phải nhìn
mặt phu-nhân một lần.
Lý phu-nhân im lặng, kéo chăn trùm đầu kỹ
hơn, rồi quay mặt vào trong mà khóc thút thít. Vũ-đế không còn cách nào hơn là
bỏ đi.
Sau khi Vũ-đế rời khỏi, những người thân
thích Lý phu-nhân trách :
– Tại sao lại từ chối lòng tốt của
Hoàng-thượng như vậy ? Chỉ cần cho Hoàng-thượng nhìn mặt một lần, rồi nhà
vua sẽ ban ân cho huynh đệ, tỷ muội, đó không phải là mỹ sự ư ?
– Tôi không muốn Hoàng-thượng nhìn thấy
dung nhan tàn tạ của tôi, chỉ với mục đích là ủy thác các vị cho Hoàng-thượng.
Tôi nhờ dung nhan hơn các phi tần khác, mà được Hoàng-thượng sủng ái. Tôi dùng
dung nhan để phục thị Hoàng-thượng, một khi dung nhan tàn tạ thì ân ái cũng sẽ
phai nhạt. Khi ân ái phai nhạt thì đâu còn ân huệ ban phát ra ? Sở dĩ
Hoàng-thượng còn lưu luyến tôi là do người tưởng dung nhan tôi khi chưa bị
bệnh. Bây giờ, dung nhan tôi tiều tụy, nếu để Hoàng-thượng nhìn thấy chắc chắn
sẽ chê tôi, không nhớ đến tôi nữa, thì nói chi nghĩ tới các người!
Quả nhiên, sau khi Lý phu nhân băng,
Vũ-đế lúc nào cũng tưởng nhớ đến nàng. Nhà vua truyền táng nàng theo nghi thức
của một Hoàng-hậu. Ngày lại ngày, nhà vua nhớ nhung nàng quá mà thành bệnh. Ông
lại bị bất lực sinh lý.
Có một vị phương sĩ thấy tâm trạng nhà
vua như thế, tâu rằng :
– Thần có thể chiêu hồn Lý Hoàng-hậu, để
bà hiện lên trước mặt bệ hạ.
Vũ-đế vui mừng không bút nào tả xiết.
Ngay đêm đó, phương-sĩ này bầy bàn thờ trong cung, cùng các phẩm vật cúng tế,
rồi ông ta chăng lên một bức màn cho Lý hoàng hậu hiện về. Bên ngoài bức màn
được thắp nến sáng, còn bên trong bức màn thì tối đen.
Từ phía xa của bàn thờ, lại được căng lên
một bức màn khác. Vũ-đế ngồi trong bức màn này im lặng chờ đợi. Khi phương sĩ
làm phép đến giai đoạn cùng kỳ cực, thì các ngọn nến chập chờn khi tỏ, khi mờ;
rồi hình bóng của Lý hậu từ ngoài bay nhẹ nhàng vào tấm màn. Vóc dáng xinh đẹp của
bà hiện rõ trên bức màn. Vũ-đế ngồi ở xa, thấy giai nhân đúng là người mà mình
sủng ái, ngày nhớ đêm mong. Nhà vua muốn bước tới ôm lấy bà, thì phương sĩ ngăn
lại...
Quá nhớ thương Lý phu-nhân, Vũ-đế thân
đến cung bà ở, thu thập tất cả xiêm y của bà còn lưu lại, đem về cất ở tẩm
phòng. Tối tối, nhà vua ôm y phục ấy mà hít hà để tìm lấy hơi cũ. Có khi nhà
vua lấy xiêm của Lý phu nhân trùm đầu mà ngủ ».
Thuật
dứt, Thúy Nga cười:
–
Chúng tôi xin được nghe các vị biểu diễn bản nhạc của Lý Diên Niên.
Nhạc
tấu lên, ba nàng Tử cất tiếnh hát, giọng đầm ấm, vui tươi.
Về kiếm thuật, về Phật học, về lịch sử, về
văn học thì vương phi Ý Ninh là một trong những nữ lưu bậc nhất đương thời.
Nhưng về âm nhạc thì phi chỉ biết thưởng thức mà thôi. Nghe đối đáp giữa Vũ
Đồng với Thanh Nga, phi nghĩ thầm :
– Mình cứ để cho Thanh Nga, Thúy Nga chủ
động, hơn là xen vào.
Thanh Nga nói với Vũ Đồng :
– Xưa Tư-mã Tương-Như tấu nhạc cho Trác
Văn-Quân nghe, khúc đó mang tên Phượng cầu kỳ hoàng, vậy xin các vị tấu cho
chúng tôi nghe bài này đi.
Nghe Thanh Nga nói, cả ban Anh vũ đều
kinh ngạc về kiến thức âm nhạc của cô gái trẻ.
Vũ Đồng vung tay, cả ba anh em cùng tấu
nhạc. Ba âm thanh khác nhau : chậu, trống, đàn tranh hợp lại cực kỳ êm dịu.
Nàng Anh Kim cất tiếng hát :
Phượng hề! Phượng hề! Quy cố
hương,
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Hữu nhất diễm nữ tại thử đường,
Thất nhĩ nhân hà độc ngã trường?
Hà do giao tiếp,
vi uyên ương.
Phượng hề! Phượng
hề! Tùng hoàng tê,
Đắc thác tử vỹ
vĩnh vi phi,
Giao tình thông
thể tất hòa hài,
Trung dạ tương
phùng biệt hữu thùy?
Nghe Anh Kim hát,
Thanh Nga, Thúy Nga nghĩ thầm:
– Giọng cô này
không thua bọn mình làm bao.
Vũ
Đồng hỏi Thanh Nga :
– Cô
nương có rõ nguồn gốc bản nhạc này không?
Thanh
Nga biết Vũ Đồng thử kiến thức mình. Nàng liếc mắt, nở nụ cười:
« Tư-mã Tương-Như là một đại văn nhân, một đại
nhạc-gia thời Tây-Hán. Ông người đất Thục. Thuở nhỏ học võ không thành, sau bỏ học văn. Một ngày kia ông rời Thục vào
Trung-nguyên mưu cầu công danh. Khi xe đi qua cây cầu, ông thề:
– Nếu không cỡi xe bốn ngựa, thì không về qua cầu này.
Ông phiêu bạt khắp nơi không được trọng dụng. Ngày kia,
một trong những người phục tài âm nhạc của Tương Như có Trác công đặt tiệc mời
ông. Sau tiệc Trác công muốn thưởng thức tài nghệ của ông, ông từ chối. Song
liếc mắt, thấy một thiếu nữ kiều diễm tuổi khoảng 17-18 ngồi sau màn, ông đồng
ý. Vì theo ông, không thể vì một bữa tiệc mà bắt ông tấu
nhạc. Ông tấu nhạc đây chỉ là tấu cho giai nhân nghe mà thôi. Ông vừa tấu nhạc
vừa ca bản Phượng cầu kỳ hoàng, nghĩa
là chim Phượng đi tìm chim Hoàng.
Ý nghĩa mấy câu này như sau :
Chim phượng ơi!
Chim phượng ơi! Về quê hương cũ thôi,
Người đã đi khắp
bốn bể để tìm con chim hoàng,
Mà nay gặp gỡ
được người thiếu nữ diễm kiều tại đây,
Ngôi nhà này làm
ta đau đớn đứt ruột,
Làm sao tiếp xúc
với nàng mà thành uyên ương?
Chim phượng ơi!
Chim phượng ơi, theo chim hoàng tìm chỗ đậu,
Như vậy người đã
được chim hoàng, được nàng làm vợ,
Từ nay hai người
hai mà là một, hòa vui với nhau,
Giữa đêm nay
chúng ta sẽ gặp nhau được chăng?
Người con gái xinh đẹp núp sau màn cửa đó là Trác Văn-Quân,
nhan sắc tuyệt vời. Đêm đó nàng bỏ nhà, trốn theo Tư-mã Tương-Như. Trác-công
thấy con gái bỏù nhà theo trai, giận lắm, không thèm nhìn mặt. Nàng bán áo
hồ-cừu lấy tiền mở quán cơm. Nàng nấu bếp, Tương-Như rửa bát. Trác-công thấy
vậy xấu hổ quá gọi nàng về chia cho 100 người hầu, vàng bạc mấy trăm cân.
Bấy giờ Trần
hoàng-hậu của vua Vũ-đế nhà Hán bị vua lãng quên. Bà mời Tư-mã Tương-Như vào
cung đãi trà. Tương-Như cảm động làm bài phú diễn tả nỗi cô đơn của bà. Một
ngày kia vua Vũ-đế ngồi ngắm trăng với phi tần, chợt nghe một Thái-giám ngâm
bài phú của Tương-Như. Nhà vua rung động tâm can, than rằng :
– Tiếc thay tác giả bài phú đã qua đời! Ta không được gặp.
Thái-giám tâu rằng bài phú đó do Tư-mã Tương-Như sáng
tác cho hoàng-hậu. Vũ-đế mời Tương-Như yết kiến, phong cho chức Đại-phu. Vũ-Đế
lại sủng ái hoàng-hậu như xưa.
Bấy giờ giặc Hung-nô phía Bắc thường xâm phạm Trung-nguyên.
Vua Vũ-đế sai Tương-Như đi thuyết phục chúng. Tương-Như một xe, một đàn lên sa
mạc tấu cho dân Hung-Nô nghe. Vua Hung-Nô mời ông vào cung tấu nhạc. Ông nhân
đó khuyên Hung-Nô bãi binh. Vua Hung-Nô vì thương tài Tương-Như, bãi binh, thần
phục Vũ-đế. Vũ-đế phong cho Tương-Như tước hầu, ban áo gấm đi xe tứ mã cho về Thục.
Nhờ vậy
Tương-Như nổi danh khắp nơi. Tương-Như gặp một giai nhân trẻ. Ông định bỏ Trác
Văn-Quân. Văn-Quân hát lại bài Phượng cầu kỳ hoàng. Tương-Như xúc động không bỏ
vợ nữa. Hai người sống bên nhau cho đến chết (*).
Ghi
chú
(*) Khúc Phượng cầu kỳ hoàng nghĩa là chim phượng tìm chim hoàng. Phượng là chim trống. Hoàng là chim
mái. Khúc này rất nổi tiếng được lưu truyền rộng trong văn học sử và Âm nhạc sử
của Trung-quốc. Trong Kiều, đoạn tả Kiều đánh đàn cho Kim-Trọng nghe, có nhắc
tới :
Khúc đâu Tư-mã
Phượng cầu,
Nghe ra như oán
như sầu phải chăng?
Giai
thoại về văn chương âm nhạc có thế. Sau này người ta lãng mạn hóa đi thành tiểu
thuyết. Đoạn trên đây, chúng tôi thuật theo bộ chính sử Sử ký Tư-mã Thiên,
quyển 117, từ trang 2999 đến trang 3074. Do Trung-hoa thư cục, Hương-cảng xuất
bản.
Tư Mã
Thiên với Tư Mã Tương Như là người sống gần như đồng thời với nhau. Tư Mã Tương
Như tự là Trường Khanh. Tư Mã Thiên tự là Tử Trường. Tử Trường thuật chuyện các
vua chúa, danh nhân rất ngắn. Thường chỉ trong vòng 20 đến 50 trang. Khi ông
thuật đến Tư Mã Tương Như, bút pháp của ông tươi sáng, sống động vô cùng. Ông
để ra đến 75 trang (nếu dịch ra Việt ngữ ít ra là 250 trang), thuật về Trường
Khanh.
Song
các Nho gia đời sau thường không ưa Tương Như, vì việc Trác Văn Quân bỏ
nhà theo trai.
Thanh Nga nói với Vũ Đồng :
– Ban nãy chị Anh Kim
đã hát bài Phương cầu kỳ hoàng theo điệu chính tông xứ Thục. Không biết
bài này có thể hát theo điệu bi ca của Ngu Cơ không?
Biết gặp tri kỷ, Vũ Đồng phất tay, nhạc tấu
lên, Anh Tử hát theo điệu bi ca, làm mọi
người đều muốn rơi lệ.
Thanh Nga khen:
– Các vị quả là những đấng tài hoa Hoa hạ. Tôi cũng xin ca bài Phượng cầu kỳ hoàng theo
điệu Chiêu Quân cống Hồ.
Vạn vạn lần anh em ban
nhạc Anh vũ cũng không ngờ một cô gái Việt lại ca được một bài ca rất cổ của Trung nguyên, bằng điệu Hồ. Họ đâu
biết rằng Thanh Nga từng học nghệ tại phường Đông hoa Thăng long, không điệu nhạc Việt, nhạc Hoa nào mà nàng
không biết.
Ba nhạc công tấu nhạc.
Thanh Nga cất tiếng hát. Khác với điệu xứ Thục, ôn hòa, đầm ấm; Thanh Nga hát
theo điệu xứ Hồ, âm thanh nỉ non, tiếng ca kéo dài. Cử tọa là người cương nhị
như Vũ Uy vương, Vương Văn Thống, Lý Đảm mà cũng cảm thấy bồi hồi, ngậm ngùi.
Trong khi hai phụ nữ bàn bên cạnh, nước mắt lã chã.
Nghe
Thanh Nga thuật giai thoại về Tư Mã Tương Như, Vũ Uy vương, vương phi kinh ngạc
vô cùng. Không ngờ sau hơn năm vào Trung nguyên theo chồng, Thanh Nga chăm chỉ
đọc sách, kiến thức mở rộng mà vương không thể ngờ.
Thúy
Nga vốn sở trường về đàn tranh. Nàng đứng dậy xá Vũ Cầm:
– Xin
tài tử cho tôi xem cây đàn này một chút được không?
Hai
tay Vũ Cầm đưa đàn ngang mày:
– Xin
mời tiên tử.
Thúy
Nga đỡ đàn, nàng nói với Thanh Nga:
– À,
đàn này có 24 dây, khác với đàn Việt có 36 dây.
Nàng
tấu khúc Tình hận Trương
Chi. Bài này Trương
Chi sáng tác trong đêm trăng bị Mỵ Nương chê ngọai hình
xấu trai, đuổi khỏi phủ Tể Tướng. Vũ Cầm suýt xoa:
– Từ
trước đến giờ Vũ Cầm này cứ tưởng trong đất Yên kinh, mình là người có tài nghệ
đàn tranh vào bậc nhất. Hôm nay nghe cô nương tấu khúc nhạc vừa rồi, mới biết tài
nghệ mình còn thua xa. Chẳng hay cô nương học nghệ ở trường nào?
– Cảm
ơn tài tử đã quá khen. Tôi học nghệ tại trường Đông hoa, phía Tây Thăng long
nước Việt.
– Bản
nhạc mà cô nương vừa tấu nghe mà ruột muốn đứt ra. Có lẽ tác giả sáng tác trong
lúc thất tình thì phải.
– Đúng
như tài tử nhận xét.
Vũ
Đồng nhìn Vũ Uy vương:
–
Chẳng hay Vương gia có muốn thưởng thức một danh tác nào không?
Vũ Uy
vương chỉ vào Thanh Nga, Thúy Nga:
– Tôi
không biết nhiều về nhạc Trung nguyên. Nhưng hai cô em tôi thì dù nhạc thời nào
các cô cũng biết.
Phi
dùng Lăng không truyền ngữ hỏi Thanh Nga:
– Em
có thuộc bài ca nào hùng tráng khác về đời Hán không?
Thanh
Nga nói sẽ vào tai phi:
– Có,
nhiều lắm.
– Em
chuẩn bị ca nghe!
Phi
đứng dậy chỉ vào Lý Đảm nói với Vũ Đồng:
– Xin
tài tử cho tấu nhạc, cô em tôi sẽ ca một bài để tặng cho vị vương gia này.
Phi
nói với Thanh Nga:
– Em
hãy lựa một bài hùng ca cuối đời Hán để tặng cho Lý vương gia.
Từ đầu
tới giờ Lý Đảm nghe một tuyệt sắc giai nhân gọi mình là vương gia. Hơn nữa
người đó là một vương phi Đại Việt phơi phới như hoa hải đường.
Thanh
Nga nói với Vũ Đồng:
– Xin
tài tử cho tấu nhạc theo điệu hùng tráng của bài Đại phong ca.
Nhạc
nổi lên, nàng cất tiếng hát:
Bắc thượng Thái hằng sơn,
Nan tai hà nguy nguy.
Dương trường phản cất khuất,
Xa
luân vi chi tồi.
Thụ
mộc hà tiêu sắt,
Bắc thanh phong chính bi.
Hùng bi đối ngã tỗn,
Hổ báo giáp lộ đề.
Khê cốc thiểu nhân dân,
Tuyết lạc hà phân phân.
Giọng
Thanh Nga, ấm; có chỗ réo rắt, có chỗ mượt mà, lôi kéo người nghe ngay từ câu
đầu. Cô gái Thăng long,
mặc quần áo lá năm, lá bẩy biểu diễn bài ca bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm súc và kỹ
thuật, thành ra bài ca vừa có tình vừa chuẩn xác.
Lý Đảm
đứng lên chắp tay:
– Đa
tạ tiên tử đã cho nghe một bài ca. Nói về hùng tráng thì thực hùng tráng. Nói
về trầm buồn thì cũng trầm buồn. Không biết bài ca này của ai?
Thanh
Ngoan liếc mắt mỉm cười:
– Đây
là một bài ca của Ngụy Võ đế Tào Tháo. Người sáng tác khi đem quân lên Hà Bắc
đánh nhau với sứ quân Viên Thiệu. Khi quân trẩy qua núi Thái hằng sơn, gặp giữa
lúc tuyết bay phơi phới. Trong khi tôi ca, thì nhập hồn vào lời, vào nhạc. Tôi
thấy dẫy núi Thái hàng cao vòi vọi, trên sườn núi đội hùng binh với hàng vạn
chiến xa. Người mặc giáp, cỡi ngựa chỉ huy lại là Lý vương gia.
Lần
thứ nhì Lý Đảm lại được một cô gái trẻ, sắc nước hương trời gọi là vương gia. Y
cảm động đến nỗi chân tay run rẩy:
– Vạn
vạn lần đa tạ tiên tử.
Vương Văn Thống dẫn giải:
Trên núi Thái hàng sơn miền Bắc,
Núi dốc cao cao, trùng trùng.
Đường ngoằn nghèo như ruột dê,
Xe cộ vì vậy mà gẫy bánh.
Gió
Bắc thổi vi vu buồn mênh mang.
Bên
đường gấu ngồi kêu réo,
Hổ
báo giáp đường gầm gừ.
Suối,
hang lưa thưa nhà dân,
Tuyết
rơi phơi phới.
Thiếu nữ xinh đẹp hỏi Thanh Nga:
– Tiên tử ơi! Ngụy Võ đế là vua thời nào
vậy?
– Ngụy Võ đế không hề làm vua. Người họ
Tào, tên Tháo, sinh vào cuối đời Đông Hán, hai mươi tuổi thi đỗ Hiếu liêm. Sau
nhân trong triều bọn mười tên Thái giám chuyên quyền, sinh loạn Khăn vàng, khắp
nước anh hùng cùng nổi dậy tương tàn. Người phất cờ cần vương, được vua Hiến Đế
nhà Hán phong cho làm Thừa tướng, tước Ngụy vương. Người đánh Đông, dẹp Bắc
diệt hầu hết các sứ quân. Người là đệ nhất anh hùng thời Tam Quốc. Sau khi người
hoăng, con người là Tào Phi lên ngôi lập ra nhà Ngụy, tôn phong ngài là Ngụy Võ
đế.(*)
Ghi chú,
(*) Theo
bộ chính sử tên Tam Quốc Chí của sử gia Trần Thọ, thì Tào Tháo là đại anh hùng. Ông
tài kiêm văn võ. Trong lãnh vực văn học ông là một đại thi hào. Trong Kiến an
thất tử (bẩy văn thi hào thời Kiến an) thì ông và hai con là Tào Phi, Tào Thực
chiếm mất ba ngôi.
Về
sau, La Quán Trung
bất mãn với Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương,
một tên gian hùng, gặp may mà lập ra triều Minh; ông viết bộ Tam Quốc Chí Diễn
Nghĩa, dùng Tào Tháo bóp méo lịch sử, chửi bóng, chửi gió Chu Nguyên Chương.
Aûnh hưởng của tiếu thuyết quá mạnh, nên người sau bị đầu độc rằng Tào Tháo là
gian hùng.
Thế rồi Thanh Nga, Thúy Nga cùng với ban
Anh vũ thảo luận, trao đổi các điệu hát đặc biệt vùng Sơn Đông với Đại Việt.
Hơn giờ sau, Thúy Nga móc trong bọc ra một nén vàng, hai tay trịnh trọng trao
cho Vũ Đồng:
– Gọi là chút vàng mọn, gửi đến chư vị
tài tử, danh kỹ. Chúng tôi hiện ở khu Lan hoa, phía Nam Yên kinh dành cho sứ
đoàn Đại Việt. Nếu như các vị không chê chúng tôi quê mùa, ngày mai xin mời các
vị quá bộ tới chơi, chúng ta có dịp cùng thưởng thức các danh tác của thế gian.
Một nén vàng là mười lượng. Mỗi lượng
vàng ăn mười lượng bạc. Đúng ra Thúy Nga chỉ
phải trả 15 lượng bạc, đây nàng trả tới 100 lượng bạc.
Ban Anh vũ cáo từ lui ra.
Vũ Uy vương nhìn Lý Đảm, rồi nói bằng
giọng nhẹ nhàng :
– Lý vương gia. Ngươi xưa nói :
người ta sinh ra ai cũng phải chết. Nam nhi đại trượng phu phải làm gì để danh
ghi thanh sử. Quân hầu sinh ra là đấng nam nhi, tài có, đức có, thời có, thế có
mà chí chỉ quanh quẩn ở đất Sở châu nhỏ hẹp này sao ?
Lý Đảm thở dài :
– Xin vương gia ban cho những lời vàng
ngọc.
–
Vương gia phải là một Ngụy Võ đế, ba thước gươm bình thiên hạ, làm lên sự
nghiệp anh hùng đâu đấy tỏ, tên ghi thanh sử mới phải.
Lý Đảm ngồi trầm ngâm một lúc rồi
nói :
– Lời vương gia dạy, Đảm này xin ghi
lòng, tạc dạ. Nhưng sợ thế lực nhỏ quá, không thể làm truyện vá trời.
– Vương gia hãy nhìn về lịch sử mà
coi : Lưu Bang là người thế nào ? Lý Uyên là người thế nào ? Lưu
Bang chỉ là một đình trưởng, tài không, đức không ; nhưng nhờ có chí lớn được
Tam kiệt Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín theo giúp mà
thành đại nghiệp, lập ra nhà Hán bốn trăm năm. Lý Uyên khởi nghiệp tại Tấn
dương chỉ có mấy trăm người, nhờ chí lớn, gồm thâu thiên hạ, lập ra nhà Đường
mấy trăm năm. Cái thế của quân hầu bây giờ bỏ xa Lưu Bang, Lý Uyên. Bọn Thát
Đát tàn phá Trung thổ, khắp nơi dân chúng đều căm hờn. Đúng là lúc núi khóc
sông rên. Vương gia là con cháu của Nghiêu, Thuấn, Vũ Thang mà chịu ngồi yên
ư ? Nếu như vương gia ban một tờ đại cáo thì thiên hạ sẽ tụ về dưới cờ, e
sự nghiệp Hán Cao tổ, Đường Cao tổ của vương gia đâu có xa ?
Vương phi Ý Ninh hỏi :
– Có phải vương gia đang mang trưởng công
tử vào Mông cổ làm con tin không ?
Vợ Lý Đảm đáp thay :
– Quả như vương phi đoán. Chúng tôi bị sứ
của Mông cổ thôi thúc nhiều điều kiện. Trong đó có điều kiện phải thân vào
chầu, mang con trai trưởng sang làm con tin.
Thúy Nga biết rằng sứ đây là sứ của Hốt
Tất Liệt, chứ không phải sứ của Mông Ca. Trường hợp này cũng giống như Đại
Việt. Nàng nói với Lý Đảm bằng giọng lạnh như băng :
– Lý vương gia bị lầm rồi.
Nàng nhìn Vương
Văn Thống :
– Tiên sinh là người tinh minh mẫn cán,
nổi danh là Tiểu Trương Lương mà cũng bị lừa. Tôi dám quyết
triều đình Mông cổ ởû Hoa lâm không hề sai sứ sang Sơn Đông thúc vương gia đem
công tử làm con tin. Sứ đây là sứ của Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt bội Mông cổ,
phản anh, sợ vương gia không theo, nên mới bắt vương gia đem công tử làm con
tin, rồi khi y tạo phản, y bắt vương gia đem quân đi tiên phong đánh lại anh,
thì vương gia phải cúi đầu tuân phục.
Vương
Văn Thống
thấy lời nói của Thúy Nga bao hàm nhiều điều hé mở ra những nghi ngờ của mình. Ông
ta hỏi :
– Hôm qua, tới đây tôi có nghe phong
thanh việc này. Nhưng không biết sự thực ra sao.
Thanh Nga tiếp lời Thúy Nga :
– Vương tiên sinh ơi, Hốt Tất Liệt đã bị
giải trừ binh quyền. Y đành mang thê tử về Hoa lâm chịu tội rồi. Người thay y
cầm quyền ở Yên kinh bây giờ là Tả Thừa tướng Trung thư tỉnh A Lan Đáp Nhi và
Tham tri chính sự Ngột A Đa, Lưu Thái Bình.
Vũ Uy vương dọa :
– Nay mai, nếu Vương tiên sinh với Lý
vương gia mang công tử vào thành Yên kinh thì Thừa tướng tưởng các vị là chân
tay của Hốt Tất Liệt, rồi ra lệnh câu lưu thì nguy vô cùng. Nam nhi đại trượng
phu, có tài, có đức, có chính nghĩa mà vương gia chịu nhục với rợ Thát đát đến
thế sao ?
Vương
Văn Thống
kinh hãi:
– Như vậy chúng tôi phải bỏ về Sở châu
ư ? Khi chúng tôi tới đây, đã loan váo với viên quan coi về Lễ bộ của Hốt
Tất Liệt rồi.
Thấy Đảm nghe mình, Vũ Uy vương nói khích
y:
– Bỏ trốn ư ? Ai cũng có thể bó
trốn, riêng vương gia thì không. Như vậy là khiếp nhược, là hèn nhát. Nhân cái
nhục bị Kim cai trị, tiền nhân của vương gia khởi binh. Anh hùng một giải Sơn
Đông cùng theo lời hiệu triệu, mà thành công. Vương gia đang là vua Trung
nguyên, mà vương gia lại chịu hèn sao ? Không được. Vạn vạn lần không
được.
Lý Đảm chỉ là một sứ quân, Nam bị Tống
ép, Bắc bị Mông cổ uy hiếp, không có chí khí. Bây giờ gặp sứ đoàn Đại Việt. Hết
Vũ Uy vương, vương phi, đến Thanh Nga, Thúy Nga cứ một lời vương gia, hai lời
vương gia. Hùng tâm nổi dậy bừng bừng, y tự nhủ :
– Mình là giòng dõi Hán chính tông, tại
sao phải cúi đầu trước bọn Thát đát nhỉ ?
Tại sao mình không thể làm như Lưu Bang, như Lý Uyên ?
Vũ Uy vương biết Lý Đảm đã xiêu lòng.
Vương tiếp :
– Nếu vương gia cho phép, tôi có một đề nghị với vương gia.
– Đảm này xin lắng tai nghe lời vàng ngọc của vương gia.
– Đảm này xin lắng tai nghe lời vàng ngọc của vương gia.
– Mai này sẽ có người phụ trách Lễ bộ của
Thừa tướng A Lan Đáp Nhi đến quán sứ mời vương gia. Khi hội kiến vương gia nhân
danh một nước, chứ không phải một Đô đốc nói truyện với ông
ta. Nhân
ông ấy đang lĩnh mệnh Mông Ca tỉa vây cánh của Hốt Tất Lệt, vương gia nói rằng
trước đây vì vương gia trung thành với Mông Ca mà bị chân tay y chèn ép. Nay
vương gia về đây để chứng tỏ lòng trung với Mông Ca. Nhân đó vương gia tố cáo
bọn Bình chương chính sự Hành tỉnh Từ châu, Tế Nam, khắp Sơn Đông cho tới vùng
hồ Nam dương đều là chân tay Hốt Tất Liệt. A Lan Đáp Nhi sẽ ủy cho vương gia
điều tra tội trạng bọn này. Như vậy vương gia tiến quân làm chủ hết bán đảo Sơn
Đông, lập thành một nước bờ xôi giếng mật.
Lý Đảm đứng dậy xá Vũ Uy vương :
– Đa tạ vương gia mở cho con đường mới.
Liệu A Lan Đáp Nhi có tin tôi không ?
– Nhất định ông ấy tin. Tôi đã gần ông ấy
cũng như Lưu Thái Bình, Ngột A Đa hơn năm nay. Tôi biết rõ tính tình cũng như
phương lược của ông ấy.
Vương nhấn mạnh :
– Khi vương gia hội kiến với Tả Thừa
tướng Trung thư lệnh A Lan Đáp Nhi, chắc chắn vương phi của ông ấy sẽ đãi tiệc
vương gia cùng vương phi. Vậy vương gia nên dẫn cả thê muội Chân Phương vào. A
Lan Đáp Nhi cực kỳ minh mẫn, nên hành sự khác hẳn với Hốt Tất Liệt. Nếu ông ta muốn
ban chỉ cho vương gia, ông ta sẽ không ban chỉ trước chỗ đông người, mà sẽ nhờ
bà vợ truyền khẩu cho vương gia hoặc vương phi.
Nói rồi vương đưa mắt nìn Thanh Nga, Thúy
Nga ; ngụ ý nói :
– Việc này thành hay bại là do hai cô
đấy.
Thúy Nga tủm tỉm cười :
– Lý vương gia! Tôi linh cảm thấy Lý
vương gia sẽ thành công. Nếu như sau này vương gia gặp tôi tại một nơi khác thì
vương gia hãy quên cuộc gặp gỡ hôm nay nha !
Vương
Văn Thống
chỉ Thanh Nga, Thúy Nga:
– Sử chép rằng con gái giòng Việt vừa
đẹp, vừa thanh nhã, tiếng nói thanh tao, có tài ca múa. Đọc sử cũ chép rằng xưa
sắc đẹp của Tây Thi đã làm tan nát sự nghiệp bá chủ của Ngô Phù Sai, tôi không
tin. Nhưng nay thấy tài sắc của nhị vị cô nương đây tôi mới tin.
Vương phi Ý Ninh chỉ vào vợ Lý Đảm với cô
em gái:
– Hai cô em của tôi đẹp thì có đẹp, sao
có thể so sánh với Lý vương phi và tiểu thư đây?
Cuộc đối thoại đang hào hứng thì cô tiếp
viên Hồng Anh bước vào hướng Lý Đảm:
– Thưa khách quan. Vâng lời khách quan,
chúng tôi đã thỉnh Nam thiên thánh y tới.
– Xin mời thánh y lên .
Vương
Văn Thống
nói với Vũ Uy vương:
– Thưa vương gia, gần đây trong thành Yên
kinh xuất hiện một đại phu rất trẻ. Vị đại phu này ngoài tài bốc dược, còn kiêm
nhiều học thuật: trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, được dân chúng tặng
cho hiệu Nam thiên Thánh y. Lão phu không sợ tốn tiền, bỏ ra trăm lượng vàng
thỉnh người tới. Mong rằng không làm phiền vương gia.
Hồng Anh dẫn lên ba người. Nàng chỉ vào
một nam mặc y phục Đại Việt:
– Đây là Nam thiên Thánh y.
Lại chỉ vào một nam, một nữ:
– Đây là ngài Lý Cán Đại, lĩnh Đề học
nghệ văn quán, Kim tử quang lộc đại phu nước Cao ly. Đại nhân và phu nhân từ Cao
ly tháp tùng Thái tử Điển đến Yên kinh
làm con tin.
Vừa thấy ba người, Vũ Uy vương, vương phi
cũng như Thúy Nga, Thanh Nga giật bắn người lên. Vì Đại phu chính là Địa Lô.
Người đàn ông họ Lý là Lý Cán Đại, lĩnh Đề học nghệ văn quán, Kim tử quang lộc
đại phu nước Cao ly thì chưa thấy bao giờ. Còn vợ lại chính là Ngưu tướng Lê
Linh Anh,
Ngưu danh là Hĩm Còi.
Trí nhớ giúp vương ôn lại truyện cũ, công
chúa Lý Như Lan thuật: Kiến bình vương có 8 thế tử. Trưởng tên Lý Long Hiền,
trong thời gian vương cùng gia thuộc bôn tẩu thì hạm đội gặp bão phải lánh nạn
vào một đảo. Sau cơn bão qua đi, thì ba chiến thuyền của thế tử Long Hiền bị
hỏng. Cho rằng mệnh trời chọn cho mình nơi ẩn thân, thế tử Long Hiền cùng gia
thuộc hơn hai trăm người ở lại đảo ấy. Con thứ của Kiến bình vương là Lý Cán
Đại được thay anh làm trưởng tử.
Vương phi
Ý Ninh nhìn sắc diện Địa Lô, thấy dường như ẩn tàng một cái gì buồn man
mác, không thể nói ra được.
Về phần Địa Lô, Lê
Linh Anh
liếc mắt thấy sứ đoàn, vội hành lễ:
– Thần Văn sơn tử, lĩnh Văn bắc thượng
tướng quân, xin tham kiến vương gia, vương phi.
Vương phi xua tay:
– Miễn lễ.
Lý Cán Đại, Lê
Linh Anh
cũng tới hành lễ. Thanh Nga, Thúy Nga tiến tới nắm tay Lê
Linh Anh:
– Oái! Chị tu tiên hồi nào mà đẹp vậy?
Đang từ da bánh mật, thành da tuyết.
– Aáy bởi xứ Cao ly quanh năm không có
nắng, lạnh thấu xương thì da bánh mật thành da trắng là sự thường.
Sợ phía mình nói nhiều, sẽ bị lộ quốc sự,
vương phi Ý Ninh nhắc Địa Lô:
– Dường như cháu đang có việc với Lý
vương gia thì phải. Hãy lo xong việc ấy, rồi ta hàn huyên sau.
Trong khi đó Vũ Uy vương dùng Lăng không
truyền ngữ rót vào tai Địa Lôâ:
– Cháu ơi! Cái ông lớn tuổi là nhạc phụ
ông trung niên. Ông trung niên tên Lý Đảm, hiện là sứ quân. Mình đang khích cho
ông ấy khởi binh, đánh đuổi Mông cổ ra khỏi Trung nguyên. Vậy trong ngôn từ
cháu cứ coi ông ấy là vua Trung nguyên.
Sứ đoàn im lặng ăn uống. Trong khi Vương
Văn Thống
trịnh trọng mời Địa Lô, vợ chồng Vũ Trang Hồng ngồi.
Phong thái phơi phới của Địa Lô làm cho
vợ, em vợ Lý Đảm cùng dán mắt nhìn chàng không chớp mắt. Vương
Văn Thống
cung tay hướng Địa Lô:
– Nghe danh đại phu, chúng tôi từ nghìn
dặm xa xôi đến cầu đại phu ra tay tiên giúp cho. Tôi tưởng đại phu là người Hán,
hóa ra lại là Văn Bắc thượng tướng quân của Đại Việt đấy.
Vợ Lý Đảm nhìn Địa Lô bằng con mắt say
đắm:
– Đại phu! Tôi nghe đồn rằng trong trận
đánh Mông cổ, Đại Việt có năm thiếu niên mỹ danh là Thiên trường ngũ ưng. Người
thứ năm trong Thiên trường ngũ ưng là Nguyễn Địa Lô, được tặng danh hiệu Nam
thiên đệ nhất mỹ nam tử. Phải chăng là đại phu?
Lê
Linh Anh
cười khúc khích:
– Thưa vương phi, Nguyễn Địa Lô đúng là anh này đấy. Chỉ vì cái mỹ danh Nam
thiên đệ nhất mỹ nam tử mà giờ này trên hai mươi tuổi còn phòng không chiếc
bóng mới thảm.
Mặc Lê
Linh Anh
đùa, Địa Lô hỏi bọn Lý Đảm bằng giọng ngọt ngào:
– Trong năm vị đây, ai là người bị bệnh?
Lý Đảm chỉ vào vai phải:
– Thưa đại phu, cách đây năm năm, tôi bị
trúng một mũi tên độc vào vai phải. Sau khi nhổ tên, rịt thuốc thì 10 ngày sau
vết thương lành. Từ hồi ấy về sau, cứ mỗi khi trời âm u, mưa bão tôi lại bị
đau. Nhạc phụ của tôi cho uống thuốc trấn thống, khi thì dăm ba ngày, khi thì
mươi ngày là khỏi. Mùa Đông vừa qua chập tối đi ngủ thì không sao, sáng thức
dậy thì vai đau nhức không thể tưởng tượng nổi, rồi cánh tay dơ lên không được.
Nhạc phụ cho tôi uống đủ thứ thuốc mà vô hiệu. Cho đến nay trải năm tháng, mà
tôi như người tàn tật, tay vẫn không dơ lên được.
Lê
Linh Anh
nói tiếng Hán vùng Yên kinh:
– Ôi trông tướng vương gia đẹp uy nghiêm
như Quan Vân Trường thế kia mà hỏng một tay thì sao múa Long đao được. Anh Địa
Lô, nhất định phải trị cho Tiểu Vân Trường nghe!
Địa Lô bảo Lý Đảm ngồi ngay ngắn lại, rồi
dùng hai bàn tay bắt mạch. Bắt mạch xong
Địa Lô kéo vai áo phải của Đảm ra xem xét rồi nói:
– Bệnh của vương gia không có gì nguy
hiểm, chỉ cần trị trong năm ngày thì khỏi!*
Ghi chú,
Bệnh của Lý Đảm,
ngày nay là Thấp khớp vai bị vôi kết lại
(Periarthritis,Calcification)thuộc khoa Phong thấp Rhumatology)
Vợ Đảm kinh ngạc:
– Thưa đại phu chỉ năm ngày thôi sao?
– Đúng vậy.
– Xin đại phu giảng rõ cho.
– Vương gia đây là người tập võ từ thời
thơ ấu, nên chân khí cực mạnh. Tuy nhiên vương gia bị trúng tên độc, đáng lẽ
phải rút tên, lấy hết máu độc ra ngay, thì lại để hơn hai ngày mới làm, vì vậy
độc tố chạy khắp vai.
Vương
Văn Thống
giải trích:
– Hồi đó chúng tôi kịch chiến với quân
Mông cổ, bị bại. Đảm bị trúng tên phải trốn vào rừng. Tuy đã nhổ tên ra, nhưng
không có thuốc trị. Hai ngày sau, chúng tôi có viện quân, đánh bại Mông cổ mới
có thuốc trị.
– À thì ra thế. Sau khi trị, vết thương
đóng vảy, mà độc tố vẫn còn quanh vai. Vì độc tố còn, nên vai không có sức chống
lại tà khí. Ba tà khí phong, hàn, thấp thừa cơ xâm nhập thành tý chứng.
Vợ Lý Đảm thắt mắc:
– Tý chứng là bệnh gì vậy?
– Tý chứng còn gọi là phong thấp. Chứùng
này thường gây ra sưng, đau, nhức các khớp xương cườm tay, cùi chỏ, vai, cổ,
ngang thắt lưng, gối, bàn chân. Có bốn loại phong thấp, tùy theo trình độ xâm
nhập của phong, hàn, thấp, hỏa mà tác hại.
Vương
Văn Thống
tỏ ra thích thú:
– Xin thầy giảng chi tiết hơn, cho tôi
được học hỏi.
– Loại thứ nhất là hành tý, còn có tên
phong thấp chạy, tê thấp chạy, hầu tý, v.v. Khi
ba tà xâm nhập, nhưng phong mạnh hơn.
Chủ chứng như sau:
Phát nhiệt ác hàn,
Mình đau, tay chân đau,
Khớp xương đau nhức,
Chỗ đau thay đổi không chừng
Khớp xương hoặc hồng đỏ hoặc sưng
Gân mạch co rút
Khúc gập chận tay, cổ bất lợi
Trong đó đầu gối, mắt cá, cùi chỏ, cườm tay tổn hại nhiều nhất
Mạch : phù xác, phù khẩn
Lưỡi : lợt, bợn lưỡi trắng ướt (nhuận).
Mình đau, tay chân đau,
Khớp xương đau nhức,
Chỗ đau thay đổi không chừng
Khớp xương hoặc hồng đỏ hoặc sưng
Gân mạch co rút
Khúc gập chận tay, cổ bất lợi
Trong đó đầu gối, mắt cá, cùi chỏ, cườm tay tổn hại nhiều nhất
Mạch : phù xác, phù khẩn
Lưỡi : lợt, bợn lưỡi trắng ướt (nhuận).
Đó là hiện tượng
phong, thấp xâm nhập. Phong là dương tà, thấp là âm tà. Khi phong thấp nhập vào
cơ biểu, kinh lạc, khớp xương, thì thấy phát nhiệt ác hàn. Khi dương tà xâm
nhập gặp âm tà thì bị ngưng lại, nên khí huyết không thông được, bất thông tất
thống vì vậy khớp xương mới sưng đỏ đau đớn. Khi kinh mạch không được thông, thì
các khúc gập bất lợi.
Khi phong tà mạnh thì có hiện
tượng phong giả, thiện hành nhi đa biến. Phong tà thịnh thì khớp xương đau, và
chạy khắp cơ thể.p xác và phù khẩn là hiện tượng của phong thấp xâm nhập, phong
tà thịnh. Bợn lưỡi lợt trắng nhuận là hiện tượng biểu chứng, phong chứng.
Nguyên tắc thi
trị:
Sơ
phong,
Thông
lạc,
Lợi
thấp,
Xả
cân .
Dược trị:
Khương
hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Quế chi, Xuyên ô, Đương qui, Hương phụ, Hoàng thị,
Đỗ trọng, Cam thảo.
Lý Đảm lắc đầu:
– Tôi không ở trong
trường hợp này.
Vương Văn Thống tỏ ra thích thú:
– Hôm nay gặp tiên
sinh, tôi như được mở mắt to ra vậy.
– Loại thứ nhì là
thống tý hay phong thấp lạnh, tê thấp lạnh.
Chủ chứng như sau:
Phát
nhiệt ác hàn,
Thân đau, tay chân lạnh,
Thân đau, tay chân lạnh,
Khớp
xương đau nhức,
Chỗ đau nhất định,
Ngày nhẹ đêm nặng,
Người cảm thấy lạnh,
Gặp nhiệt thì cơn đau giảm,
Gặp lạnh thì đau hơn,
Chỗ đau thì da không hồng, không nóng.
Thường phát vào những ngày mưa, u ám
Mạch : trầm khẩn hoặc trầm huyền.
Lưỡi : lợt, bợn lưỡi trắng hoặc trắng dầy.
Chỗ đau nhất định,
Ngày nhẹ đêm nặng,
Người cảm thấy lạnh,
Gặp nhiệt thì cơn đau giảm,
Gặp lạnh thì đau hơn,
Chỗ đau thì da không hồng, không nóng.
Thường phát vào những ngày mưa, u ám
Mạch : trầm khẩn hoặc trầm huyền.
Lưỡi : lợt, bợn lưỡi trắng hoặc trắng dầy.
Đây là trường hợp:
phong, hàn, thấp xâm nhập, nhưng hàn mạnh, ứ đọng tại cơ biểu, khớp xương. Hàn
thấp là âm tà, tính của nó là ngưng đọng nặng nề và đục làm cản trở kinh lạc,
khớp xương, khí huyết, bế tắc, không thông được mà bất thông tắc thống cho nên
khớp xương đau, chỗ đau nhất định, Hàn tà mạnh, tính của nó là "Thu và Dẫn",
cho nên khớp xương, khúc gập bất lợi. Nếu Hàn tà thịnh bên trong thì sợ lạnh,
chân tay lạnh, khớp xương cảm thấy lạnh, trời mưa, âm u thì âm khí tăng, nên
bệnh nặng. Hàn tà thịnh nên khi gặp nhiệt thì giảm đau, vì nàn bị tản đi, khí
huyết thông được.
Mạch tượng trầm
khẩn, trầm huyền là chủ về hàn thấp.
Bợn lưỡi trắng
và trắng dầy là chủ về hàn thống.
Nguyên tắc thi
trị.
Ôn kinh,
Thông lạc,
Tán hàn, trừ thấp,
Dược trị.
Quế chi, Ô đầu, Xuyên ô, Sinh
khương, Ma hoàng, Độc hoạt, Đương qui, Sinh địa, Trần bì, Nhân sâm, Đỗ trọng,
Cam thảo.
Lý Đảm reo lên:
– Đây đúng là bệnh của tôi.
Vương
Văn Thống hỏi tiếp:
– Còn loại phong thấp
thứ ba, tư?
– Loại thứ ba là phong
thấp tê, tê thấp tê, trứ tý.
Chủ chứng như sau:
Toàn thân cảm thấy ớn lạnh,
Chân tay, khớp xương đau nhức ê ẩm, nặng nề,
Cơ nhục cảm thấy như tê hoặc sưng phù lớn lên,
Người nặng nề đi đứng khó khăn,
Hoạt động bất tiện,
Đau tại từng khu vực nhất định, thấp kết có nước,
Khi nằm trở mình khó khăn,
Ăn uống đầy ứ,
Mạch:trầm hoạt hoặc nhu hoãn.
Lưỡi : lợt, bợn lưỡi trắng trơn hoặc trắng đầy.
Chân tay, khớp xương đau nhức ê ẩm, nặng nề,
Cơ nhục cảm thấy như tê hoặc sưng phù lớn lên,
Người nặng nề đi đứng khó khăn,
Hoạt động bất tiện,
Đau tại từng khu vực nhất định, thấp kết có nước,
Khi nằm trở mình khó khăn,
Ăn uống đầy ứ,
Mạch:trầm hoạt hoặc nhu hoãn.
Lưỡi : lợt, bợn lưỡi trắng trơn hoặc trắng đầy.
Đây là
trường hợp phong, hàn, thấp xâm nhập mà thấp mạnh hơn. Các hiện tượng trên là
do thấp, hàn xâm nhập bì phu, cơ nhục cùng khớp xương. Thấp hàn là âm tà, tính
của nó là nặng nề và đục, cản, ứ đọng không tản đi được, cho nên chân tay mình
mẩy nặng nề, tê tái, đau nhức hoặt động bất tiện, da bị sần sùi. Thấp tà thịnh
bên trong, dương khí không thể chuyển thông, thì sinh ra phù thủng. Hàn thấp
làm cho tỳ vị bên trong khốn khó vận hoá, cho nên ăn uống vào đầy ứ, vùng bao
tử lồng ngực nghẽn. Thấp kết lại là do hàn thấp ứ đọng ở kinh lộ, không phân
tán đi được.
Mạch trầm-hoạt, nhu-hoãn. Bợn
lưỡi trắng dầy, trắng trơn là hiện tượng của hàn chứng.
Nguyên
tắc thi trị như sau:
Trừ thấp xả cân,
Tán hàn,
Thông lạc.
Dược trị.
Khương hoạt, Độc hoạt, Xuyên khung, Phòng phong, Cam thảo,
Thương thuật, Bán hạ, Quế chi, Tế tân.
Lý Đảm
lắc đầu:
– Tôi
không ở trong trường hợp này. Còn loại thứ tư?
– Loại
thứ tư còn gọi là phong thấp nhiệt, tê thấp nhiệt, nhiệt tý,
Chủ chứng như sau:
Toàn thân phát
nhiệt ác phong,
Miệng khô khát,
Hoặc nhiệt quá thịnh phiền khát,
Phiền táo bất an,
Ngày nhẹ đêm nặng,
Nước tiểu vàng, đỏ, tiện bí,
Khớp xương sưng hồng, nhức nóng,
Đau như lửa đốt dao cắt,
Gân mạch căng thẳng,
Hoạt động khó khăn, tay không dám đụng vào chỗ đau.
Miệng khô khát,
Hoặc nhiệt quá thịnh phiền khát,
Phiền táo bất an,
Ngày nhẹ đêm nặng,
Nước tiểu vàng, đỏ, tiện bí,
Khớp xương sưng hồng, nhức nóng,
Đau như lửa đốt dao cắt,
Gân mạch căng thẳng,
Hoạt động khó khăn, tay không dám đụng vào chỗ đau.
Gặp Hàn lạnh thì giảm đau,
Gặp ấm, nóng thì cơn đau tăng,
Phù thủng tăng mau
Hoặc thấy những vết hồng ban, ẩn chẩn,
Khớp xương nhiều chỗ đau nhức
Mạch : hoặc Phù xác hoặc Thoát tật, Hoạt xác.
Lưỡi : Chất hồng dầy vàng và trơn, hoặc vàng trắng lẫn lộn hoặc vàng táo hoặc vàng dầy.
Gặp ấm, nóng thì cơn đau tăng,
Phù thủng tăng mau
Hoặc thấy những vết hồng ban, ẩn chẩn,
Khớp xương nhiều chỗ đau nhức
Mạch : hoặc Phù xác hoặc Thoát tật, Hoạt xác.
Lưỡi : Chất hồng dầy vàng và trơn, hoặc vàng trắng lẫn lộn hoặc vàng táo hoặc vàng dầy.
Đây là
chứng thấp nhiệt ứ đọng mà nhiệt tà thịnh, hoặc Phong thấp nhưng nhiệt thịnh cho nên phát nhiệt miệng khô,
lồng ngực căng, đó là thắng. Khớp xương sưng đỏ mà đau, đó là nhiệt ứ tại khớp
xương, thực chứng cho nên gặp hàn lạnh thì giảm. Làm việc quá độ, vệ khí không
đủ bảo toàn cơ thể, kinh lạc ô trở, khí huyết vận hành không tốt, cho nên đau
khốn khổ. Bợn lưỡi vàng, mạch Hoạt xác, Phù xác là chủ nhiệt chứng.
Nguyên
tắc thi trị như sau:
Thanh nhiệt,
Trừ thấp,
Sơ phong, thông lạc.
Dược
trị.
Thương thuật, Hoàng bách, Ngưu tất, Dĩ nhân,
Hải đông bì, Tần gia, Phòng kỷ, Mộc thông, Xuyên khung, Nhũ hương.
Vương Văn Thống hỏi:
– Vậy bây giờ thầy cho Đảm dùng thang thuốc Hàn tý phải
không? Dùng bao nhiêu thang thì khỏi?
– Trường hợp Lý vương gia đây dùng thuốc vô hiệu.
– Ủa?!?!?!
– Vì cả một khu vai, nửa cánh tay, phía sau lưng bị
độc tố, hợp với Phong, Hàn Thấp kết lại, thì kinh khí bế tắc, thuốc không phá
vỡ được thấp kết lại. Trường hợp này dùng thuốc thì vô hiệu. Vì vậy trước hết
dùng châm cứu phá kết đã. Sau đó dùng thuốc mới có hiệu quả.
Nói rồi Địa Lô móc trong bọc ra một hộp bằng bạc,
có bốn ngăn, mỗi ngăn đựng một loại kim dài ngắn khác nhau. Chàng châm một lúc
ba huyệt phong là Phong phủ, Phong trì, Phong môn rồi xoay kim. Vương Văn Thống hỏi:
– Lý của ba huyệt này ra sao?
– Đây là chứng Thống tý, tức Phong thấp lạnh. Căn
bản của bệnh là do ba tà phong, hàn, thấp, mà hàn mạnh. Tuy nhiên phải sơ phong
trước, vì vậy tôi châm ba huyệt Phong phủ, Phong trì, Phong môn.
Chàng lại châm tiếp huyệt Thận du, rồi quay kim,
giảng:
– Tôi dùng huyệt Thận du, để đem dương khí của thận
ra làm tan hàn.
Tử châm các huyệt: Kiên trinh, Nhu du, Thiên tông,
Liêm phong, Khúc đởm, Kiên ngung; rồi quay kim. Cuối cùng châm huyệt Hậu khê.
Vương Văn Thống gật đầu:
– Lý những huyệt này thì tôi biết, mục đích đánh
tan hàn, độc chất tại khu bệnh. Nhưng huyệt Hậu khê thì tôi không hiểu!
– Sau khi sơ phong, tán hàn, phá kiên thì phải có
huyệt thông kinh. Các khu đau đều nằm trên Thủ Thái dương tiểu trường kinh. Vì
vậy dùng Hậu khê là huyệt thông kinh của kinh này.
Trong khi Địa Lô ngồi viết đơn thuốc, Vương Văn Thống hỏi Lý Cán Đại:
– Không biết đại nhân có nói được tiếng Hán không?
Lý Cán Đại chắp tay đáp bằng tiếng Hán âm Yên kinh:
– Tôi có thể nói tiếng Hán vùng Quảng Đông, Hàng châu,
Lâm an, Yên kinh và cả Triều châu.
Vương Văn Thống xá một xá:
– Tôi nghe hoàng đế Cao ly được một vị đại vương
của Đại Việt cùng chư đệ tử của ngài giúp đỡ mà đánh tan đội quân xâm lăng của
Mông cổ. Ngài là trưởng tử của vương thì phải. Không biết đại nhân tới
Yên Kinh có việc gì trọng đại không?
– Sứ
giả Mông cổ tới Cao ly ép nhà vua đem Thái tử tới Yên kinh làm con tin. Tôi
được chỉ dụ theo phò giúp Thái tử.
Vương Văn Thống chỉ Lê Linh Anh:
– Xin
phu nhân tha cho tội đường đột. Lão phu có một thắc mắc là phu nhân còn trẻ,
tuổi chưa quá 20 mà có sắc tướng rất lạ. Thứ nhất thần thái tinh anh, mắt chiếu
ra tia hàn quang cực mạnh. Thứ hai, toàn thân chắc như tượng đồng. Thứ ba bước
đi chậm mà uy nghiêm. Không biết phu nhân đã luyện tập loại võ công gì?
Lê Linh Anh cười dòn dã:
– Tiên
sinh tinh mắt thực. Thế này, từ bẩy tuổi tôi đã đi chăn trâu, cắt cỏ. Mười tuổi
học thêm nghề cấy lúa. Mười ba tuổi tập cỡi trâu đánh trận. Mười bốn tuổi đang
cấy lúa, chăn trâu, thì giặc đến. Đức vua ban
chỉ xung quân. Hết giặc, đức vua ban thưởng rồi cho về làng, vừa làm
ruộng vừa tập trận cho đàn em.
Nàng
chỉ vào Lý Cán Đại:
– Năm
mười tám tuổi thì tuân chỉ đức vua, tuân lệnh cha mẹ vu quy sang Cao ly quốc
không phải nâng khăn sửa túi cho ông chồng đầy bụng chữ nghĩa này, mà dạy cọp, dạy
gấu, dạy chó, dạy trâu đánh trận.
Đến
đây, Địa Lô nhổ kim khỏi người Lý Đảm, rồi tay phải xòe ra án vào đỉnh vai
phải, tay trái nâng cánh tay phải Đảm lên cao, hạ xuống. Sau mười lần cánh tay
Đảm đã dơ thẳng lên cao bình thường.
Vợ Đảm
reo:
– Khỏi
rồi!
–
Vương phi ơi! Cánh tay vương gia mới chỉ dơ lên được thôi chứ chưa hoạt động
bình thường đâu. Cần phải trị liên tiếp bốn ngày nữa. Trong bốn ngày đó, mỗi
ngày uống một thang thuốc như sau:
Quế
chi, 3 tiền
|
Ô
đầu, 3 tiền
|
Xuyên
ô, 3 tiền
|
Sinh
khương, 4 tiền
|
Ma
hoàng, 5 tiền
|
Độc
hoạt, 3 tiền
|
Đương
qui, 4 tiền
|
Sinh
địa, 3 tiền
|
Trần
bì, 2 tiền
|
Nhân
sâm, 3 tiền
|
Đỗ
trọng, 5 tiền
|
Cam
thảo, 1,5 tiền
|
Lý Đảm cầm cái hộp bằng gỗ, hai tay kính cẩn trao cho Địa
Lô:
– Trong hộp này có mười nén vàng (100 lượng) xin tạ đại
phu. Thưa đại phu, còn bốn lần điều trị nữa, chúng tôi kính thỉnh đại phu tới
chỗ chúng tôi trọ, để tiếp tục. Chúng tôi hiện ở tại khu Đào hoa dành cho sứ
quán Cao ly. Khu này ở cách phía Nam thành 10 dặm. Hoặc nếu có thể, xin đại phu cho chúng
tôi đón đại phu ở Nam thiên đường.
Địa Lô tiếp hộp, cười phơi phới:
– Chúng tôi hiện đang phải trị cho nhiều thân chủ, nếu
để vương gia cho người đón e bất tiện. Vậy thì thế này, trong bốn ngày liền,
kính mời vương gia đến khu Lan hoa, nơi sứ đoàn Việt cư ngụ, tôi sẽ đến đó vào
lúc giờ Dậu để trị cho vương gia.
Vương Văn Thống đứng dậy hướng sứ đoàn Đại Việt:
– Vương gia! Vạn dặm xa cách, hôm nay được vương gia,
vương phi dạy cho những điều vàng ngọc. Nguyện không bao giờ quên. Chiều mai
chúng tôi sẽ tới khu Lan hoa nhờ vả vương gia.
Nói dứt y cùng con gái, con rể, cháu ngoại xuống lầu.
Vũ Uy vương đang định hỏi Chiêu dương tử Địa Lô những
gì đã diễn ra từ khi Tử tiễn đưa bẩy nữ Ngưu tướng về Cao ly, thì La An đẩy cửa bước vào báo:
– Tả Thừa tướng
A Lan Đáp Nhi cùng Tham tri chính sự Ngột A Đa sai sứ báo: giờ Thân chiều nay
hai người sẽ tới khu Lan hoa đón phu nhân vào thành.
Vương nhìn ra
ngoài, có lẽ sang giờ Ngọ rồi. Vương hô mọi người trở về gấp.
Về tới khu Lan hoa, vương phi sai đầu bếp chuẩn bị
tiệc đãi khách. Phi nói với Thúy Nga, Thanh Nga:
– Tục ngữ có câu: người đàn bà chưa thể gặp trượng phu
nếu chưa trang điểm. Hai em cần trang điểm, thay y phục để đón chồng.
Vũ Uy vương hỏi Địa Lô:
– Công việc đưa dâu về Cao ly ra sao?
– Tuân chỉ triều đình, thần theo đại sư Huệ Đăng và công
chúa Lý Như Lan tiễn bẩy cô dâu về Cao ly. Từ Chiêu dương đi Tiên yên bằng
ngựa, rồi dùng một thương thuyền lớn lên đường. Lênh đênh trên biển suốt 37
ngày thì tới Cao ly. Kiến Bình vương tổ chức lễ cưới linh đình bẩy cặp một lúc.
Sau lễ cưới người dẫn bẩy cô dâu vào hoàng thành bái kiến đức vua. Đức vua cực
vui vẻ. Ngài ban chỉ cho Thái úy Vi Hiển Khoan, Kiến bình vương tổ chức Ngưu binh
như Đại Việt. Sau sáu tháng đã huấn luyện, tổ chức dược bẩy Vệ Ngưu binh. Thần
đang chuẩn bị về nước thì nhận dươc chỉ dụ của triều đình:
“ Lãnh hải, lãnh
thổ Cao ly giáp với vùng Sơn Đông Trung nguyên. Mà vùng Sơn Đông hịện do sứ
quân Lý Đảm đang biên thùy một cõi với
cả Tống lẫn Mông cổ. Cần phải giúp Cao ly kết thân với Lý Đảm trong thế môi với
răng, môi hở thì răng lạnh; hầu chia bớt mũi nhọn Mông cổ. Nếu như Mông cổ đánh
Lý Đảm, thì Cao ly khởi binh đánh vào phía Đông Mông cổ. Ngược lại Mông cổ đánh
Cao ly, thì Lý Đảm đánh vào sau lưng Mông cổ”.
Thần bàn với Kiến Bình vương. Vương khen là
diệu kế. Vương tâu với đức vua Cao ly, tìm cách gửi sứ sang kết thân với Lý
Đảm. Giữa lúc đó thì Hốt Tất Liệt lại sai sứ sang thôi thúc nhà vua phải tuân
theo 6 điều:
Một là đích thân quốc vương phải vào
chầu,
Hai là đem trưởng
nam làm con tin,
Ba là kê biên dân số,
Bốn là phải chịu quân dịch,
Năm là phải nộp thuế, lương thảo.
Sáu là nhận Đạt lỗ hoa xích (Đa gu ra
tri) .
Vương phi Ý
Ninh lắc đầu:
– Sáu điều kiện
giống hệt như đã bắt Đại Việt tuân theo!
– Sau khi nghị sự với triều đình, đức
vua nghe lời Kiến
Bình
vương, phỏng theo Đại Việt, chỉ chịu cho thái tử, thái tử phi sang làm con tin
mà thôi. Sứ đoàn gồm thái tử Điển, thái tử phi, bồi sứ có Lý Cán Đại, lĩnh Đề
học nghệ văn quán,
Kim tử quang lộc đại phu và phu nhân. Đấy là bề ngoài, nhưng thực sự sứ đoàn sẽ
tìm cách liên lạc với Lý Đảm. Nhân đó thần xin theo giúp Thái tử. Tới Yên kinh,
sứ đoàn được ở trong khu Đào hoa. Khu này gần khu Lan hoa của mình. Thần thuê
một căn nhà ngoài thành, yết bảng Nam thiên đường, trị bệnh cho dân chúng, để
thu lượm tin tức.
Vương
phi hỏi Địa Lô:
– Có phải gã phu xe An Xa do Lô an bài không?
– Thưa phi vâng! Thần nhận được tin của Khu mật viện trong
nước báo rằng sứ đoàn sắp tới Yên kinh. Thần sai thị vệ An Xa thuê cỗ xe của
một phu xe bị bệnh, giả làm phu xe lảng vảng tại sáu khu quán sứ. Bốn hôm trước
An Xa báo rằng sứ đoàn đã tới, ở tại khu Lan hoa. Thần ra lệnh: hễ thấy sứ đoàn
đi đâu thì cố dành đón cho được rồi báo với thần.
Phi mỉm cười:
– Thì ra thế! Rồi sao nữa?
– Ba hôm trước thì sứ đoàn Lý Đảm sai người mời thần tới
tửu lầu Anh vũ để chữa bệnh cho ông ta, vì ông ta không muốn tới Nam thiên đường, sợ tai mắt Mông cổ biết ông ta bị liệt
tay thì nguy tai. Thần hẹn gặp nhau giờ Tỵ ngày hôm nay.
– Còn người phóng phi tiễn là ai?
– Y là một đệ tử của Kiến Bình vương, theo sứ đoàn Cao
ly.
Vương thắc mắc:
– Chắc tướng
quân được An Xa báo chúng tôi đang ngao du Yên kinh, nên sai người phóng phi
tiễn hẹn chúng tôi tới để cùng gặp Lý Đảm. Có phải thế không?
– Đúng như vương gia đoán.
– Giỏi.
Thúy Nga, Thanh Nga đã trang điểm xong. Nhìn hai nàng,
Địa Lô suýt xoa:
– Ôi hai tiên nữ giáng trần. Hai em tôi đẹp hơn hồi
còn ở trong nước nhiều. Một người thì phơi phới như hoa lan, một người thì tươi như hoa huệ ban mai. Aáy à!
Cái anh voi đồng quê mà có mặt ở đây thì sẽ khóc hu hu vì để sổng mất con chim
Thanh Nga.
Bị Địa Lô trêu, Thanh Nga hỏi móc:
– Thế nào? Bây giờ anh là phò mã trong phủ Kiến Bình vương
rồi phải không? Công chúa Như Lan đã cho anh mấy công tử?
Mặt Địa Lô sa sầm xuống, toàn thân hiện ra cái buồn, cái
xót xa:
– Trời ơi! Cô em tôi hạnh phúc qúa rồi hóa lẫn. Nếu muốn
có con thì phải một năm sau khi cưới. Thế mà anh mới rời Đại Việt hơn năm sao
mà có mấy con? Còn công chúa Như Lan ư?
Mặt Địa Lô thở dài, lắc đầu:
– Đức vua Cao ly tuyển Như Lan cho thái tử Điển. Như Lan bây giờ là thái tử phi. Nàng cũng
theo thái tử tới Yên kinh làm con tin. Hai em muốn gặp nàng thì anh sẽ mời nàng
tới. À! Không cần, bốn hôm nữa A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa tiếp kiến các thái
tử, thế tử, công tử đang làm con tin ở
đây. Họ sẽ mang thê tử vào bái kiến vương phi A Lan Đáp Nhi, phu nhân Ngột A
Đa. Bấy giờ nàng phải quỳ gối bái kiến hai em đấy. Hiện Như Lan ở với chồng tại
khu Đào hoa, không xa đây làm bao.
– Thái tử Điển là người thế nào?
– Vô học, bất thuật. Võ công bình thường, văn học càng
bình thường hơn. Cái khó chịu là y không đồng ý với vua cha về vấn đề Mông Cổ.
Y chủ trương chấp nhận tất cả điều kiện do Mông Cổ đưa ra. Y thuyết phục đức
vua để cho y sang Mông Cổ làm con tin. Vì vậy Công chúa Như Lan với y thường
cãi nhau. Nàng hoàn toàn bất phục chồng.
Thanh Nga hỏi:
– Thế khi nàng lấy chồng anh có buồn không?
– Trời sầu đất thảm. Núi khóc sông rên; cũng không thể
đau buồn bằng ngươi yêu đi lấy chồng. Ai ở vào trường hợp cuả anh thì cũng đứt
ruột ra được. Tuy nhiên anh phải nói thực: anh vừa buồn, vừa vui.
Thanh Nga dí ngón tay vào trán Địa Lô:
– Cái anh này bị thất tình rồi sinh lẩn thẩn. Vui là
vui, buồn là buồn. Có đâu vừa vui vừa buồn?
Địa Lô
cười rung cả đôi vai:
– Này!
Này! Đừng ỷ ta đây đẹp như tiên nữ rồi bắt nạt ông anh nghe! Để ông anh giải
thích cho mà nghe. Ta buồn vì bất cứ một cô gái nào mà ta quen biết, khi nàng
đi lấy chồng ta cũng buồn. Trước đây, Thúy Nga, Thanh Nga đi lấy chồng ta cũng
buồn vậy. Huống hồ nay người yêu, người từng cùng mình rung động con tim suốt
hơn năm trời. Còn vui vì một cô gái Việt sắp làm
hoàng hậu Cao ly.
Vương
phi Ý Ninh mỉm cười:
– Này
thím cảnh cáo Lô một điều nhé. Bây giờ hai cô này không còn là hai con bé lọ
lem ăn quà như mỏ khoét ở Chiêu dương nữa đâu nhé! Một cô là vương phi Thừa
tướng A Lan Đáp Nhi, một cô là phu nhân quốc công Tham tri chính sự Ngột A Đa
của Thiên quốc Mông cổ. Còn cháu chỉ là Chiêu dương tử của nước Việt, nhỏ bằng
hạt vừng, hạt đậu so với Mông cổ. Giả như một trong hai cô không bằng lòng Lô,
chỉ cần nàng nháy mắt là các ông chồng sẽ đem Lô ra chặt đầu ngay.
Địa Lô
là người thông minh tuyệt đỉnh. Tử nghĩ thầm:
– Vì mình mang cái hư danh Nam thiên đệ nhất mỹ
nam tử nên Vương phi nhắc mình rằng: coi chừng hai ông chồng của hai nàng ghen
thì nguy.
Tử cười chắp tay hướng Ý Ninh:
– Thưa
vương phi! Thần quên mất, thần cứ tưởng như hồi ở Chiêu dương.
Tử
hướng Thúy Nga:
– Thần
lỡ miệng xin vương phi xí xá cho.
Thúy
Nga xua tay:
– Chị Ý
Ninh nói đùa mà anh tưởng thực sao? Dù em có là hoàng hậu Mông cổ thì em vẫn là
con dân Đại Việt, vẫn là cô em của anh mà.
Thanh
Nga mỉm cười bí hiểm:
– Chị Ý
Ninh làm Vũ Uy vương phi, bọn em làm vợ A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa; Hồng Ngát làm
vợ A Truật, Thúy Trang làm vợ Hoài Đô; vậy mà yên tâm, vì được chồng sủng ái.
Còn ai vô phúc thì làm vợ cái anh Nam thiên đệ nhất mỹ nam tử này.
Địa Lô
phì cười:
– Thưa
phu nhân ngài Phó Thừa tướng. Nô tài đang ế vợ, mà phu nhân phán như vậy thì
suốt đời nô tài phải phất phơ giữa chợ đấy.
Thanh
Nga lại dí ngón tay trỏ vào trán Địa Lô:
– Nói
ngược! Anh ỷ ta đây văn hay, chữ tốt rồi nói ngược. Anh được đời tặng cho mỹ
danh Nam thiên đệ nhất mỹ nam tử. Đã vậy còn kinh luân gồm tài, tám thuật xạ,
ngự, thư, họa, nho, y, lý, số đều nức danh. Bên cạnh đó lại đàn ngọt, hát hay.
Nhất là cái mỏ dẻo quẹo. Cho nên dù bà già lụ khụ, dù thiếu nữ đương xuân, thấy
anh đều động lòng xuân.
– Oan
uổng!
– Oan
uổng cái gì! Nghe Thúy Hồng nói, khi gặp anh tại bến Ô giang cả Tô lịch thất tiên, lẫn công
chúa Như Lan đều động lòng xuân. Đến nỗi một nàng Hoa phải giả đau bụng kinh để
được anh sờ mó. Hôm nay, chính mắt em thấy bà vợ của Lý Đảm, với cô em đẹp như hoa
nở cùng nhìn anh như mơ, như tỉnh. Bởi vậy em mới nói: ai là vợ anh thì cả đời
chạy theo anh, chứ anh có yêu ai đâu? Tô lịch thất tiên bị đem cống cho Mông
cổ, anh rửng rưng không một chút tiếc thương. Công chúa Như Lan lấy chồng anh chỉ
tiếc một chút chút thôi, đó mới đáng tội.
– Tất
cả những người đẹp em nói, anh không hề theo đuổi họ. Cũng không hề có lời dâng
hoa, bắt bướm.
Thúy
Nga hừ một tiếng:
– Vì
vậy Thanh Nga mới nói: ai yêu anh thì yêu, ai chạy theo anh thì chạy, chứ trong
tâm anh chẳng có ai cả.
Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét