HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẨY
Chia ly đoạn trường
Thúy Hồng biện luận:
– Không phải vậy đâu. Vì Thúy Nga quy y từ nhỏ, luyện Thiền lâu ngày, nên tính tình trầm tĩnh.
Thúy Nga mỉm cười:
– Đa tạ Thúy Hồng đã phân giải dùm em. Em vui đấy chứ. Này nhé, từ một cô bé ca nhi, em được ân sủng thụ phong Quận chúa. Cha mẹ cũng được phong hàm. Bây giờ lĩnh trọng trách triều đình trao cho. Em chỉ lo rằng mình không làm tròn nhiệm vụ mà thôi. Ngày một, ngày hai làm vợ A Lan Đáp Nhi, em sẽ dùng sắc đẹp, dùng tiếng ca, dùng lời nói ngọt ngào tạo hạnh phúc cho chồng. Khi chồng vui lòng, em dùng quyền phu nhân thi hành nhiệm vụ. Em sẽ kéo chồng không làm lợi cho nước mình thì cũng không làm hại. Nếu em không bằng công chúa Thánh Thiên, Phùng Vĩnh Hoa thời vua Trưng thì cũng không thua công chúa Lê Chân.
Thanh Nga nghe Thúy Nga trình bày ý kiến, mà lòng rối như tơ. Nàng đứng im chớp chớp mắt nhìn Dã Tượng.
Địa Lô, Yết Kiêu biết rằng giữa Dã Tượng với Thanh Nga đã trải qua một thời gian dài tình ý thâm trọng. Địa Lô nháy Yết Kiêu, Thúy Nga, Hồng Nga, Thúy Trang lảng ra xa, để hai người tâm tình. – Không phải vậy đâu. Vì Thúy Nga quy y từ nhỏ, luyện Thiền lâu ngày, nên tính tình trầm tĩnh.
Thúy Nga mỉm cười:
– Đa tạ Thúy Hồng đã phân giải dùm em. Em vui đấy chứ. Này nhé, từ một cô bé ca nhi, em được ân sủng thụ phong Quận chúa. Cha mẹ cũng được phong hàm. Bây giờ lĩnh trọng trách triều đình trao cho. Em chỉ lo rằng mình không làm tròn nhiệm vụ mà thôi. Ngày một, ngày hai làm vợ A Lan Đáp Nhi, em sẽ dùng sắc đẹp, dùng tiếng ca, dùng lời nói ngọt ngào tạo hạnh phúc cho chồng. Khi chồng vui lòng, em dùng quyền phu nhân thi hành nhiệm vụ. Em sẽ kéo chồng không làm lợi cho nước mình thì cũng không làm hại. Nếu em không bằng công chúa Thánh Thiên, Phùng Vĩnh Hoa thời vua Trưng thì cũng không thua công chúa Lê Chân.
Thanh Nga nghe Thúy Nga trình bày ý kiến, mà lòng rối như tơ. Nàng đứng im chớp chớp mắt nhìn Dã Tượng.
Thanh Nga xất thân là một ca nhi, giầu tình cảm, lãng mạn. Bây giờ con đường nàng sắp đi thênh thang đầy hoa thơm cỏ lạ: một bước thành đại phu nhân nước lớn, hùng mạnh. Phu quân là người tài trí, văn võ toàn tài, xuất thân từ một gia đình quý tộc. Hơn nữa, phu quân sủng ái nàng cùng cực. Điều mà bất cứ cô gái nào cũng ước mơ.
Khổ một điều là nàng lại có mối tình đầu cực thâm sâu, mối tình đó đã trải qua thời gian đẹp như hoa, mà phần cuối thì rẽ sang ngả khác. Bây giờ Dã Tượng đang đứng trước nàng. Mặt nhìn mặt, mà cả hai người đều cảm thấy như nghìn trùng cách biệt.
Nàng mở to mắt nhìn Dã Tượng, hai hàng nước mắt lăn trên gò má: người tình đứng đây, đang nhìn nàng, nhưng lại không thể là chồng nàng.
Dã Tượng nhìn nàng từ mái tóc chảy xuống bờ vai óng ánh, khuôn mặt thanh tú, lồng ngực nở căng, lưng tròn, cho tới đôi chân dài. Dưới ánh nắng nàng đẹp hơn bao giờ cả. Chàng như người say rượu, miệng đăng đắng.
Cứ như vậy hai người không ai lên tiếng. Thời gian êm đềm trôi qua. Trên trời mây trắng trôi lang thang về ngọn núi xa xăm. Một đàn cò sải cánh trong những tảng mây nhè nhẹ trên nền trời xanh. Hai con tim cùng đập.
Thình lình Thanh Nga nhào tới trước Dã Tượng, gục đầu vào ngực chàng. Dã Tượng ôm lấy người nàng. Huơng thơm trinh nữ càng làm cho Dã Tượng ngây ngất. Hai ngực sát nhau, hai má kề nhau, hai con tim cùng đập. Hai người như chết lặng đi. Thế rồi Thanh Nga bật lên tiếng khóc:
– Anh! Anh!
Dã Tượng buông tiếng thở dài:
– Em! Em sắp đi rồi. Dù nghìn trùng cách biệt, dù mỗi đứa một phương trời, anh luôn theo dõi bước chân em đi. Em ơi, em đi Mông cổ không phải như Thất liên, chưa biết thân phận ra sao. Còn em, trăm hoa rực nở trên con đường em đi.
– Suốt thời gian qua, có bao giờ anh yêu thương em không?
– Ngay từ hôm gặp nhau trong Quán văn Thiên thư anh chẳng từng nói :
“Nếu Dã Tượng tôi tìm vợ, thì e trên thế gian này không ai hơn Thanh Nga. Đúng lý, tôi phải nhất bộ, nhất bái tới nhà Thanh Nga cầu xin”.
Nếu anh không yêu Thanh Nga, thì đời nào anh nói câu đó. Rồi những ngày theo sứ đoàn, chúng mình luôn bên nhau, tình như nước, như mây.
– Tại sao anh không cưới em.
– Em ơi! Đất nước mình đang bị cường địch đe dọa, anh không lòng nào nghĩ đến truyện vợ chồng, riêng tư. Trong thâm tâm, cũng như ngoài mặt, chúng mình là vợ chồng rồi, cần gì cưới vội. Suốt thời gian qua, tháng nào chúng mình cũng bận, ngày nào chúng mình cũng bận, thì làm gì có thời giờ bàn đến cưới xin.
Thanh Nga lấy cây đàn bầu ra, nàng bật lên những tiếng não nùng rồi cất tiếng ngâm một bài cổ thi Trung nguyên tên Tương tư, của Lương Ý Nương. Cứ ngâm nguyên tác một đoạn, nàng lại chuyển sang tiếng Việt:
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân,
Chung nhật tư quân bất kiến quân.
Trường dục đoạn hề, trường dục đoạn,
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân.
Hoa rơi lá rụng tơi bời,
Suốt ngày tưởng nhớ, nhớ người mình yêu.
Nhớ thương não nuột ruột đau,
Lệ lăn trên má mối sầu vương chứa chan.
Ngã hữu nhất thốn tâm,
Vô nhân cộng ngã thuyết,
Nguyện phong xuy tán vân,
Tố dữ thiên biên nguyệt,
Em có một tấm lòng,
Biết ai mà nói cùng.
Nguyện gửi gió lên mây,
Sầu bay tới mặt nguyệt.
Huề cầm thượng cao lâu,
Lâu cao nguyệt hoa mãn,
Tương tư đàn vị chung,
Lệ trích cầm huyền đoạn.
Ôm đàn lên lầu cao,
Lầu cao, nguyệt hoa mãn.
Nhớ thương gửi chưa trọn,
Nước mắt nhỏ, ngừng đàn.
Nhân đạo Tương giang thâm,
Vị đề tương tư bán,
Giang thâm chung hữu để.
Tương tư vô nhai ngạn.
Ai bảo sông Tương sâu?
Sâu nào sánh nhớ thương?
Sông sâu còn có đáy,
Nhớ thương không bến, bờ.
Quân tại Tương giang đầu,
Thiếp tại Tương giang vĩ,
Tương tư bất tương kiến.
Đồng ẩm Tương giang thủy.
Anh ở đầu sông Tương ,
Em ở cuối sông Tương.
Nhớ nhau chẳng thấy nhau,
Cùng uống nước sông Tương.
Mộng hồn phi bất đáo ,
Sở khiếm duy nhất tử .
Nhập ngã tương tư môn,
Tri ngã tương tư khổ .
Mộng hồn bay chẳng tới,
Hồn lìa xác tìm người.
Nhớ thương ngơ ngẩn bồi hồi.
Ai người trong cuộc, biết người vương mang.
Trường tương tư hề, trường tương tư,
Trường tương tư hề, vô tận cực.
Tảo tri như thử quải nhân tâm,
Hồi bất đương sơ mạc tương thức .
Trường tương tư! Ôi trường tương tư,
Trường tương tư dài như vô tận.
Nếu biết tương tư đau đứt ruột,
Trước kia đừng gặp ắt lòng thảnh thơi.
Trường tương tư! Ôi trường tương tư,
Trường tương tư dài như vô tận.
Nếu biết tương tư đau đứt ruột,
Trước kia đừng gặp ắt lòng thảnh thơi.
Sóng tình dào dạt. Nhưng một người là bậc anh hùng, một người là đấng liệt nữ. Họ tự biết phải dừng lại ở đây. Dù có khóc, có than cũng vậy thôi. Họ đặt mối tình cao xa đó là tình yêu nước, lên trên tình yêu riêng tư.
Có tiếng Thúy Hồng:
– Vạn dặm gian nan, em hãy bảo trọng.
Thúy Hồng xuất hiện cùng ba nàng Đông hoa, mỗi người mang một nhạc khí. Thúy Hồng nói rất chậm:
– Chúng ta học cùng trường, lại ngang tuổi nhau, nhờ anh linh liệt tổ Đại Việt, chúng ta kết thành nhóm Đào hoa Đông bộ đầu. Rồi chúng ta trở thành những người đi làm quốc sự. Bây giờ năm đứa, mỗi đứa lĩnh một nhiệm vụ nặng chĩu đôi vai. Chúng ta không còn là của gia đình, cũng không còn là ca nhi bình thường. Chúng ta làm nhiệm vụ của con cháu Trưng-Triệu. Đất nước đang bị ác quỷ đe dọa, dân chúng đang nơm nớp lo lắng. Chúng ta cần hy sinh tất cả. Nào chúng ta cùng hát.
Nam quốc sơn hà, nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.*
Nước Nam Việt có vua Nam Việt,
Trên sách trời chia biệt rành rành
Cớ sao giặc dám hoành hành?
Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.*
* Nguyên tác Thái úy Lý Thường Kiệt làm trong trận đánh tại chiến lũy Như nguyệt năm 1077. Bản dịch của Nguyễn Đổng Chi.
Năm nàng cùng hát. Họ hát tất cả những điệu họ từng hát. Họ ca tất cả những điệu họ từng ca. Trưa hôm đó, năm nàng Đông hoa, Thiên trường tam ưng ăn cơm chung bên bờ suối Nam tuyền. Họ mời thêm Lý Như Lan, Lê Linh Anh. Trong bẩy người con gái ngang tuổi nhau ấy, họ đều có nhan sắc, họ cười nói với nhau rất thân thiết. Họ tự biết bây giờ đang ngồi bên nhau, rồi ngày một ngày hai, mỗi người một phương.
Hôm sau năm xe của An phủ sứ Kinh Bắc đưa bố-mẹ, anh-chị-em của Thanh Nga, Thúy Nga lên tiễn đưa. Vì song thân hai nàng đều được triều đình phong tặng. Cha hàm Tam tư, mẹ hàm Phu nhân. Hai nàng đều lĩnh hồng ân tước phong Quận chúa, danh dự chỉ thua vương phi Ý Ninh mà thôi. Tiệc tiễn đưa do Văn bác thượng tướng quân Văn sơn nam Địa Lô, khoản đãi, vì đây là đất phong của Nam.
Ngày nay chúng ta đãi tiệc thường bắt đầu vào buổi trưa hoặc chiều. Theo Hội điển sự lệ thời Trần, mà gia phả tông tộc họ Đông A chép lại thì tiệc hồi ấy thường khởi từ giờ Thìn (7-9 giờ), đến hết giờ Dậu (17-19 giờ). Trong bữa tiệc, vương phi Ý Ninh dặn Dã Tượng tuyệt đối chỉ gần, nói truyện với Thanh Nga khi có Tây Viễn vương bên cạnh, để tránh cho hai người những cử chỉ, tình cảm riêng tư.
Tiệc tàn,Tây Viễn vương, Vũ Uy vương, vương phi cùng Thúy Nga, Thanh Nga họp nhau để nhận mật chỉ của Khu mật viện. Mật chỉ do Hưng Đạo vương ký.
Vương nói với Tây Viễn vương:
– Đạo sư An Hat San đưa Linh văn thất liên sang Mông cổ thành công. Ngột Lương Hợp Thai giữ Hoàng Liên lại, còn 6 người thì cho sứ đem vào Thành Đô cho Hốt Tất Liệt. Ngột Lương Hợp Thai bị Hoàng Liên dùng bản lĩnh bắt nai, làm cho y mê mệt. Y phong nàng làm thứ phi. Trong lúc vợ chồng mặn mà, Hoàng Liên khuyên y nên tiếp tục trung thành với Hốt Tất Liệt, khuyên Hốt Tất Liệt nên về Hoa lâm giải oan, tạo lòng tin với Mông Ca. Như vậy Mông Ca sẽ cho y trở lại Trung nguyên. Ngột Lương Hợp Thai nghe theo.
Tây Viễn vương cười ha hả:
– Như thế thì Hốt Tất Liệt sẽ về Hoa lâm. Vì y tin rằng Ngột Lương Hợp Thai vẫn trung thành với y thì Mông Ca không dám giết y. Chúng ta cần bứng Hốt Tất Liệt khỏi Trung nguyên. Còn lại bất cứ tướng nào cũng không đủ khả băng lãnh đạo khối người Hán đánh Tống, đánh ta.
Vũ Uy vương kể chuyện Bạch Liên bắt con nai Hốt Tất Liệt, rồi khuyên y nên về Hoa lâm. Trước khi về y nên cài lại một số chân tay thân tín. Tây Viễn vương kinh ngạc:
– Không ngờ mấy con nhỏ đó mà lại được việc. Phải chi mình có danh sách bọn bộ hạ thân tín của Hốt Tất Liệt, tôi sẽ nói cho A Lan Đáp Nhi, Ngột A Đa, để chúng tâu lên Mông Ca rồi nhân danh Câu khảo cục giết tuyệt đi. Hốt Tất Liệt nghe tin, ắt không còn can đảm làm phản mà phải bỏ về Hoa lâm.
Vũ Uy vương đưa trục lụa do Bạch Liên chép tên, chức tước bọn bộ hạ thân tín của Hốt Tất Liệt cài lại:
– Đây, danh sách bọn ấy đây. Tôi đã sao gửi cho Huyền, Thanh, Hồng, Lan, Tử Liên để trong lúc vợ chồng mặn nồng, tố cáo việc này với Mông Ca, A lý Bất Ca và các thân vương. Nếu Mông Ca còn đang trù trừ mà y nhận được tấu chương Câu Khảo cục xin giết hết chúng. Y sẽ đồng ý ngay.
Tây Viễn vương cầm lấy trục lụa:
– Tôi sẽ không nói với bọn Câu khảo cục, mà sai Thúy Nga, Thanh Nga nói với chồng chúng. Nếu chúng hỏi ý kiến tôi, tôi sẽ tùy cơ khích thêm cho chúng làm.
Vương phi Ý Ninh hỏi Tây Viễn vương:
– Cháu cử 5 Thiết kị Long biên, một xe tứ mã cho Thúy Nga, Thanh Nga với hai nữ võ sĩ giả làm tỳ nữ, theo Thái thúc. Như vậy đủ chưa?
– Đủ rồi.
– Thái thúc định đi theo đường nào?
– Trước hết vào Thục, rồi theo Dương bình quan đi vào vùng Phù phong, cuối cùng tới Trường an. Vì A Lan Đáp Nhi, Lưu Thái Bình, Ngột A Đa đang ở đây.
Vũ Uy vương hỏi:
– Trước đây thái thúc từng là Vạn phu trưởng của Mông cổ, giữa lúc Mông cổ đánh Đại Việt, thái thúc bỏ về giúp Đại Việt đánh Mông cổ. Liệu bây giờ thái thúc có bị Mông cổ kết tội không?
– Không! Muôn ngàn lần không! Kết tội hay không là do bộ ba cầm đầu Câu khảo cục A Lan Đáp Nhi, Lưu Thái Bình, Ngột A Đa. Chúng đã tâu về triều đình Mông cổ rằng ta vì chống lại tên Thị thần Tắc Chi Chiên tham nhũng tiền bạc cho Hốt Tất Liệt mà ẩn về Đại Việt. Ta trở thành người có công với Đại hãn Mông Ca.
Thế rồi, buổi chiều hôm đó, người người tiễn đưa, nhìn hai cỗ xe lăn vào chốn hồng trần như bay. Cha mẹ, anh chị em Thanh Nga, Thúy Nga tuy phải xa con, nhưng vì nhờ con gái mà cha mẹ được phong hàm, cấp ruộng. Con gái một bước lên đại phu nhân, nên cũng vui. Thanh Nga không thấy Dã Tượng, Thúy Hồng trong đám tiễn đưa, nàng suýt bật lên tiếng khóc. Khi xe ra khỏi cổng châu Văn sơn mười dặm, đến đầu mỏm núi thì thấy Dã Tượng dắt cương con Bắc mã, đứng cạnh Thúy Hồng dắt cương con ngựa chiến Mông cổ mà nàng bắt được trong trận giải phóng châu Văn sơn.
Tây Viễn vương gò cương cho ngựa dừng lại. Chiếc xe tứ mã cũng ngừng theo. Vương cười dòn dã:
– Ta thấy trong đám tiễn đưa, vắng mặt hai cháu, ta biết hai cháu sẽ đón đường tiễn hành riêng. Này Dã Tượng, ta thấy cháu là đấng anh hùng, còn Thúy Hồng là một nữ kiệt, lại xinh đẹp, tài hoa. Ta nghĩ hai cháu nên kết thành đôi giai ngẫu thì hay biết bao?
Dã Tượng chấn động trong tim, còn Thúy Hồng thì thẹn thùng. Nàng đưa mắt nhìn Dã Tượng, thấy chàng nói thầm trong lòng:
“ Trong suốt thời gian theo sứ đoàn, mình chỉ nghĩ đến quốc sự, mà không bao giờ chú ý đến 5 cô em Đông hoa. Thanh Nga bảo các nàng là mỡ, còn mình là mèo. Mỡ để trước miệng mèo, mà mèo không ăn thì là mèo mù. Mình là mèo mù rồi còn gì nữa? Thanh Nga dồn hết tình yêu cho mình, mà mình không đáp lại. Bây giờ mình mới yêu Thanh Nga thì Thanh Nga không còn là của mình nữa. Đáng tiếc. Còn Thúy Hồng, nàng đẹp như hoa nở, trong thời gian vào Thục, nàng với mình đóng vai vợ chồng. Tình ý thâm trọng. Nhưng mình sắp sửa phải thống lĩnh hiệu binh Văn Bắc sang giúp Tống. Giúp Tống là tự vệ. Đánh Mông cổ trên đất Tống còn hơn đánh Mông cổ trên đất Việt. Mình thà mang tiếng là mèo mù, còn hơn được tiếng là mèo sáng, mà thiếu tận lực với đất nước”.
Thúy Hồng rúng động tâm tư. Nàng đáp lễ Tây Viễn vương:
– Đa tạ vương gia dạy dỗ.
Thúy Hồng tặng cho Thanh Nga cây đàn bầu:
– Thanh Nga nhớ không? Khi thi ra trường, mình đỗ đầu về khoa đàn bầu, trường thưởng cho mình cây đàn này. Nay mình tặng cho Thanh Nga.
Thanh Nga cảm động bật lên tiếng khóc. Còn Dã Tượng không lên tiếng, chỉ nhìn nàng, mà nét mặt ngơ ngác thất thần nghĩ đến cảnh Mông cổ tàn sát dân Thăng long. Nàng nói với Dã Tượng, Thúy Hồng:
– Em về Mông cổ, khó mà chúng ta gặp nhau. Em có một ước vọng, mong anh chị chu toàn.
Dã Tượng cũng như Thúy Hồng nghĩ thầm: chắc Thanh Nga nhờ mình chiếu cố đến song thân nàng đây. Ta phải chiều theo ý nàng. Chàng lên tiếng:
– Bất cứ em muốn gì anh cũng làm hết sức mình.
Thúy Hồng cũng hứa:
– Mình sẽ hết sức cố gắng chu toàn điều Thanh Nga trông cậy.
Thanh Nga bước xuống xe, nàng nắm lấy tay Dã Tượng, Thúy Hồng, rồi để hai bàn tay vào nhau:
– Điều ước vọng của em là mong anh chị thành vợ chồng. Anh chị hứa với em một lời đi.
Dã Tượng choáng váng. Thúy Hồng thì run bần bật. Hai người chưa biết trả lời sao. Nhưng khi nhìn Thanh Nga thấy nàng ngước mắt cầu khẩn, hai giọt lệ dàn giụa, chờ đợi; không đừng được, hai người cùng gật đầu. Nhưng Dã Tượng nói thầm: “Anh sẽ cưới Thúy Hồng khi đất nước hết họa Mông cổ”.
Thanh Nga tung mình lên xe. Hồi này võ công của nàng đã cao, thức khinh thân làm gió thồi y phục bay phất phới, nàng đẹp như một tiên nữ. Nàng hô:
– Lên đường!
Mã phu ra roi, cỗ xe tứ mã lao đi vùn vụt. Thoáng một cái đã khuất vào con đường cây xanh. Lòng Dã Tượng thắt lại: trông theo nào thấy mà trông!
Dã Tượng nhìn Thúy Hồng: dưới ánh nắng nhạt của buổi chiều, nàng đẹp chói chang. Cả hai cùng nhớ lại những kỷ niệm đóng vai vợ chồng trong thời gian vào Thục. Bấy giờ hai người cùng bị ràng buộc bởi sứ mệnh quốc sự. Dã Tượng nghĩ đến Thanh Nga dồn hết tâm tư cho mình, nên không nỡ phản bội nàng. Thúy Hồng cũng cố kiềm chế vì nàng biết rằng Dã Tượng trước sau gì cũng là chồng Thanh Nga. Bây giờ trước khi đi Mông cổ, Tây Viễn vương, Thanh Nga cùng có ý ghép Dã Tượng với Thúy Hồng. Hai người không còn gì vướng mắc nữa. Nhất là thần trí Dã Tượng đang trống rỗng vì Thanh Nga ra đi.
Thình lình Dã Tượng đưa hai tay định ôm lấy Thúy Hồng. Nhưng trong khoảnh khắc ấy tấm thân tuyệt mĩ của Thúy Hồng với những đường cong biến mất; trước mắt Dã Tượng lại hiện lên cảnh Mông cổ đè những thiếu nữ ra hiếp trước mặt cha mẹ. Người con gái khóc thét lên. Hiếp xong, chúng chặt chân, chặt tay nạn nhân ném vào ngôi nhà đang cháy. Chàng thu tay lại. Còn Thúy Hồng như trái cây chín, chỉ chạm vào là rụng. Nàng buông lỏng, nhắm mắt, thả hồn trong giấc mơ. Hai người, như biến vào hai thế giới khác nhau.
Trên không mây trắng lững lờ bay. Đâu đó chim rừng hót líu lo.
Yết Kiêu biết Dã Tượng đang buồn vì Thanh Nga ra đi. Chàng biết dù Thúy Hồng đẹp, nhưng ông anh Dã Tượng đang nghĩ đến thảm cảnh dân chúng bị Mông cổ tàn hại. Nhìn Thúy Hồng thấy má hồng, môi đỏ đẹp hơn bao giờ cả. Yết Kiêu trêu:
– Tất cả chúng mình đều ưu tư trong lòng vì kẻ ở người đi, chỉ có Thúy Hồng là lúc nào cũng phơi phới như tiên nga. Có phải đó là Mật tông diệu pháp không?
– Phải mà không phải.
Yết Kiêu phì cười:
– Cái cô này nhan sắc thì đẹp như Quan thế âm bồ tát, mà trả lời ba phải rồi. Phải thì là phải, không thì là không, chứ có đâu, phải mà không phải.
Thúy Hồng : Hứ:
– Cái con sấu vàng này dữ vừa thôi nhé. Dữ quá có lẽ em phải xin đại sư Huệ Đăng quy y cho thuần tính. Em nói phải, vì nhờ Mật công mà lúc nào trong lòng em cũng thanh thản. Còn không phải là vì không có cái gọi là Mật tông diệu pháp.
Địa Lô tán thành:
– Thúy Hồng nói đúng, trong anh em chúng tôi thì cái con sấu này dữ nhất. Thúy Hồng không cần nhờ đại sư Huệ Đăng quy y cho anh hai. Vì cả năm đứa anh đều là đệ tử của Tuệ Trung Bồ tát rồi. Có điều con sấu vàng chưa thấm đạo mà thôi.
Thúy Hồng suýt xoa:
– Ái chà! Các anh thực là gặp duyên phúc khôn lường, được Tuệ Trung bồ tát thu làm đệ tử. Mừng cho năm anh.
Yết Kiêu chỉ ba cô Đông hoa:
– Trong năm cô, thì cô nào cũng đẹp cả, mỗi người mỗi vẻ. Gần đây Thúy Hồng được học Mật công, thành ra tươi đẹp chói chang. Thanh Nga, Thúy Nga, Thúy Trang, Hồng Nga đã có chủ rồi. Chỉ còn một mình Thúy Hồng. Không biết Vũ Uy vương sẽ gả Thúy Hồng cho tướng Mông cổ nào đây? Thôi Thúy Hồng thành bà Dã Tượng đi.
Như Lan cười khúc khích:
– Con mèo Dã Tượng bỏ phí cục mỡ Thanh Nga, nếu bây giờ không xơi cục mỡ Thúy Hồng, em sẽ nói với sư phụ Huệ Đăng xin Vũ Uy vương gả Thúy Hồng cho ông anh thứ nhì của em. Em mà có bà chị đẹp như tiên nữ thế kia thì hạnh phúc biết bao? Bấy giờ Dã Tượng lại khóc hu hu.
Địa Lô xua tay rồi chỉ vào Linh Anh:
– Vụ này có vẻ không ổn, vì Thúy Hồng họ Lý. Thế tử anh của Như Lan cũng họ Lý. E đại sư Huệ Đăng không chịu. Luật lệ triều Trần đễ dàng cho người cùng họ kết hôn với nhau, chứ luật triều Lý thì không được.
Hồng Nga, Thúy Trang cười:
– Bọn em đang được Tuyên minh Thái hoàng Thái hậu yêu thương. Cả hai đứa xin ngài nhận Thúy Hồng làm cháu nuôi, Thúy Hồng trở thành họ Trần, rồi gả cho anh của Như Lan thì không phạm luật triều Lý.
Yết Kiêu chỉ Dã Tượng:
– Tại sao chúng ta không xin Vũ Uy vương gả Thúy Hồng cho anh Dã Tượng. Anh Dã Tượng không muốn cưới Thanh Nga, vì sợ một đi không trở lại sẽ tội nghiệp cho người vợ trẻ. Rồi Thanh Nga lại ra đi chứ không phải anh Dã Tượng vị quốc vong thân. Bây giờ võ công Thúy Hồng cao thâm, nếu kết với anh Dã Tượng thì thành một cặp Nhật Huy, Ý Ninh thứ nhì, cùng sát cánh lo quốc sự.
Yết Kiêu khoanh tay trước Thúy Hồng:
– Anh Dã Tượng đứng đầu Thiên trường ngũ ưng. Vậy Thúy Hồng là chị đâu bọn này rồi còn gì mà bàn nữa. Kính thưa chị ạ.
Cả bọn reo lên. Dã Tượng dánh trống lảng:
– Công chúa Như Lan có bao nhiêu anh trai?
– Bốn anh, bốn em. Vị chi tám người. Anh cả là Lý Long Hiền đã có vợ. Còn lại bẩy người vẫn phòng không, chiếc bóng. Phụ vương em cũng có ý sai sứ về nước tìm vợ cho các con trai, mà chưa thực hiện được. Trước khi sư phụ với em về nước, người dặn sư phụ tìm vợ cho bẩy con trai.
Thúy Hồng hỏi:
– Vương gia có dặn đại sư tuyển vợ cho con với điều kiện nào không?
– Có! Người dặn em rằng không cần nhan sắc. Song phải coi được một chút. Cũng không cần tam tòng, tứ đức, mà ít ra phải có tư cách nữ kiệt như các tổ cô Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh hay Đoan Nghi.
Dã Tượng xoa hai tay vào nhau:
– Vậy thì tôi xin làm mai nhà gái. Xung quanh tôi có 10 thiếu nữ đang tuổi dậy thì, đẹp tươi sáng, đẹp chói chang. Cả 10 đều có chí khí Trưng Triệu, can đảm có thừa, tài năng vượt quá nam nhi. Thế mà các nàng vẫn còn phất phơ giữa chợ. Vậy Như Lan chọn lấy bẩy cô đem về làm đâu họ Lý ở Cao ly. Cam đoan đức vua Cao ly sẽ mừng không bút nào tả xiết vì có thêm 7 nữ tướng chống Mông cổ. Mà Kiến bình vương cũng mừng, vì có dâu anh hùng là con cháu Trưng- Triệu.
Thúy Trang hỏi:
– Vậy mười giai nhân đó bây giờ ở đâu? Cho em làm quen đi.
Dã Tượng chỉ Linh Anh:
– Đây là một cô. Còn 9 cô nữa. Bốn cô có Ngưu danh Hĩm là Hĩm Cao, Hĩm Lùn, Hĩm Rỗ, Hĩm Hô. Năm cô có tên Cái là Cái Lan, Cái Huệ, Cái Hồng, Cái Tiên, Cái Sen. Anh chỉ huy các nàng, cứ gọi tên tục riết rồi quên cả khuê danh.
Linh Anh cười khúc khích:
– Chúng em được triều đình ban cho tên mới. Còn họ vẫn giữ nguyên. Em là Hĩm Còi có tên là Lê Linh Anh. Hĩm Cao có tên Trần Linh Trang. Hĩm Lùn có tên Vũ Linh Hương. Hĩm Rỗ có tên Phạm Linh Phong. Hĩm Hô có tên Hoàng Linh Thạch. Còn năm Cái: Lan, Huệ, Hồng, Tiên, Sen cũng giữ nguyên họ, chữ lót là Trang: Lý Trang Lan, Trần Trang Huệ, Vũ Trang Hồng, Phạm Trang Tiên, Hoàng Trang Liên. Khi em lên đây thì có tin ba đứa Vũ Trang Hồng, Phạm Trang Tiên, Hoàng Trang Liên sắp lấy chồng. Chồng cũng là Ngưu tướng, dường như là Trâu Đen, Trâu Xanh, Trâu Điên thì phải.
Nghe Dã Tượng, Linh Anh nói, Như Lan bừng tỉnh; mừng quá, nàng quên mất cả cấm kị trai gái, một tay nàng nắm lấy tay Dã Tượng, một tay nàng nắm lấy tay Linh Anh:
– Từ hôm về nước, sư phụ với em lúc nào cũng chú ý tìm những thiếu nữ có chí khí ít nữ kiệt, rồi hỏi cho các anh, em của em. Em tuyệt không nghĩ tới mấy chị Ngưu tướng.
Nàng nhắc lại:
– Ngưu tướng thì như anh Dã Tượng nói: Cả 10 đều có chí khí Trưng Triệu, can đảm có thừa, tài năng vượt quá nam nhi. Ừ nhỉ, em phải bạch với sư phụ ngay.
Linh Anh tuy là Ngưu tướng, từng đánh 7 trận kinh thiên động địa với Mông cổ, xông vào chỗ muôn nghìn đao kiếm, nhưng dù sao bản chất cũng là thiếu nữ. Nghe Dã Tượng, rồi Như Lan nói, nàng e thẹn cúi mặt xuống.
Yết Kiêu trêu Linh Anh:
– Các nữ Ngưu tướng khác liệu dung nhan có bằng Linh Anh không? Sợ các thế tử phủ Kiến bình chê thì sao?
Linh Anh đáp thực:
– Trong 10 đứa thì nhan sắc của em hạng bét. Bọn kia xinh đẹp hơn nhiều. Còn về tuổi tác thì cao nhất là 20 thấp nhất là 18. Vì chúng em xuất thân mục đồng, nên da đứa nào cũng đen như nhọ nồi.
Như Lan trấn an Linh Anh:
– Anh Yết Kiêu nói rằng anh-em của em chê nữ Ngưu tướng thì không có đâu. Khi nghe Hưng Đạo vương dùng Ngưu binh đuổi Lôi kị như đuổi vịt, phụ vương cũng như bọn em khoan khoái vô cùng. Vì dưới thời Anh vũ chiêu thắng (1075-1077) Hoài hóa thượng tướng quân Trực tâm hầu Lý Đoan, cùng phu nhân là Thiên y đại từ liên hoa Quận chúa Trần Ngọc Liên dùng Ngưu binh trong trận Yên dũng đánh bật quân Tống ra khỏi Kinh Bắc (xin đọc Nam quốc sơn hà, cùng tác giả). Người cũng như các anh-em của em đều ước gì cóù một Ngưu tướng, huấn luyện cho Cao ly một đội Ngưu binh. Nay nếu có bẩy nàng dâu là Ngưu tướng đầy kinh nghiệm, thì là điều cầu mà không được.
Dã Tượng tiếp lời Như Lan:
– Huống hồ Kiến bình vương cũng như các thế tử đều là người kinh lịch, tài trí, thì các người chỉ nhìn thấy ở các nữ Ngưu tướng tinh thần Trưng-Triệu, nét hùng tráng, chứ có đâu đòi hỏi nhan sắc diễm lệ? Các nữ Ngưu tướng nhan sắc tươi hồng, đầy sinh lực, so với các cô Đông hoa thì không bằng; nhưng so với người thường thì là những giai nhân hiếm hoi.
Hồng Nga tiếp lời Dã Tượng:
– Vả lại, những người Việt xa quê hương đều ước mong có vợ Việt. Cái gương anh Ngột A Đa chúng ta đều thấy. Hiện giờ anh-em của chị Như Lan đều lĩnh những chức quan lớn của Cao ly. Nếu các anh ấy muốn, thì không hiếm người đẹp sẵn sàng... Song lấy vợ Cao ly thì ngôn ngữ bất đồng, nếp sống gia đình dị biệt, tình vợ chồng sẽ thiếu đầm ấm.
Như Lan mừng không bút nào tả siết, nàng đề nghị:
– Em sẽ sai chim ưng tìm sư phụ ngay để người chủ trì vụ này. Không biết mình mang đi một lúc 7 Ngưu tướng, triều đình có đồng ý không.
Địa Lô cương quyết:
– Triều đình hiện gồm những vị tài trí bậc nhất thiên hạ, lòng dạ quảng đại, chắc chắn sẽ không chống đối đâu. Hơn nữa vụ này do đại sư Huệ Đăng chủ trì thì gì mà không xong. Nếu cần, nhờ sư phụ Tuệ Trung thì không ai dám chống đối.
– Đúng vậy, nhờ Hưng Ninh vương thì việc gì cũng thuận buồm xuôi gió hết.
Như Lan nhìn Địa Lô:
– Anh giúp em gấp gấp lên, vì Vũ Uy vương sắp lên đường rồi. Có vương với vương phi thì mình mới có hai trợ thủ đắc lực.
Hơn tháng sau có sứ thần từ Thăng long lên. Vũ Uy vương, vương phi ra tận cổng châu Văn sơn đón tiếp. Sứ thần là Phụ quốc thái úy Chiêu minh vương Trần Quang Khải.
Vũ Uy vương hỏi:
– Thế nào? Long thể phụ hoàng có được an khang không? Triều đình có gì khó khăn không?
– Phụ hoàng cùng chư vị phi đều khỏe mạnh.
Trong các con của Thượng hoàng Trần Thái Tông thì Vũ Uy vương lớn tuổi hơn hết, năm nay vương đã 23 tuổi. Còn Chiêu minh vương mới có 20 tuổi. Mẫu thân Vũ Uy vương hồi mới nhập cung chỉ là một Tài nhân nhỏ bé, mãi sau trận giặc Mông cổ, nhờ Vũ Uy vương lập đại công, bà mới được thăng lên bậc Tuyên phi. Trong khi sinh mẫu của Chiêu minh vương là chánh cung hoàng hậu, lại là công chúa con vua Lý Huệ Tông. Theo thể chế thì Chiêu minh vương là con thứ, còn Vũ Uy vương là con... út. Chức của Chiêu minh vương là Phụ quốc thái úy, tức cao tuyệt phẩm, trong khi chức của Vũ Uy vương là Phụ quốc đại tướng quân, thấp hơn hai bậc. Tuy nhiên, vì Vũ Uy vương lớn tuổi hơn Chiêu Minh vương. Hồi thơ ấu, anh em sống chung trong Hoàng thành, Vũ Uy vương luyện võ, dạy văn cho Chiêu Minh vương. Vì vậy Chiêu Minh vương gọi Vũ Uy vương là anh đã quen. Hiện Vũ Uy vương là biên cương trọng thần, coi như một ông vua nhỏ. Vì vậy không ai phải làm lễ với ai. Anh em chỉ vái nhau.
Chiêu minh vương nói với Vũ Uy vương:
– Anh cả, xin anh tránh cho em phải dùng lễ nghi triều đình.
– Thì từ xưa đến giờ anh em mình vẫn dùng gia lễ hơn vương lễ mà.
Chiêu Minh vương xá vương phi Ý Ninh:
– Phụ hoàng cũng như triều đình đều hết sức khen ngợi chị. Ai cũng nói: nếu không có chị thì anh không thể nào thành công như thế này. Bây giờ phụ hoàng sai em lên đây để cùng anh chị bàn một số vấn đề.
Vương chỉ vào năm xe đi sau:
– Năm xe chở song thân, anh em của Hồng Nga, Thúy Trang lên, để tiễn các nàng. Vì mai này giang sơn cách trở, khó mà có dịp tái ngộ. Vài ngày nữa đại sư Huệ Đăng sẽ cùng tất cả nam nữ Ngưu tướng lên đây.
Cả đoàn vào trong đại sảnh châu. Vương phi truyền lệnh cho cung nữ hầu cận:
– Em dẫn đoàn xe chở thân nhân Quận chúa Hồng Nga, Thúy Trang đến chỗ ở của các nàng, cho họ gặp nhau.
Vũ Uy vương truyền cho Đại đởm thập tam kiệt canh phòng quanh đại sảnh. Trong đại sảnh chỉ còn Chiêu minh vương, vương với vương phi và Thiên trường tam ưng Dã Tượng, Yết Kiêu, Địa Lô. Chiêu minh vương trao cho Vũ Uy vương một bao thư:
– Khi em đi, Tuyên thái phi có gửi em mang cho anh phong thư.
Tuyên thái phi là tước của sinh mẫu Vũ Uy vương. Vũ Uy vương vội ngồi ngay ngắn lại, chỉnh đốn y phục, rồi cung cung, kính kính mở thư ra đọc. Trong thư Tuyên thái phi cho biết Linh Từ quốc mẫu cùng phi thấy Đông hoa thành công, nên đã tuyển 50 thiếu nữ tuổi từ 12 đến 17, rồi gửi tới các trường dạy ca hát, nói thác rằng để thu vào đội nhạc hoàng cung.
Đọc thư xong, vương mỉm cười cất vào túi. Chiêu minh vương hỏi anh:
– Ngày một ngày hai, anh chị phải lên đường sang Mông cổ. Việc anh đi sứ chóng thì một năm, lâu thì không thể biết trước được. Vậy theo anh, ai có thể thay anh trấn nhậm Bắc cương?
Vũ Uy vương hỏi ngược lại:
– Theo chú thì nên cử ai thay thế?
Chiêu Minh vương đáp không do dự:
– Phi Hưng Ninh vương không ai đương nổi.
– Thực đúng ý anh.
Chiêu Minh vương buồn buồn:
– Phụ hoàng cũng có ý đó. Em cũng nghĩ thế. Nhưng Quốc Thượng phụ lại không đồng ý.
Vũ Uy vương giảng giải:
– Anh hiểu. Biên giới phía Bắc của mình chia làm hai khu. Khu Đông và khu Tây, ngăn cách nhau bằng con sông Hồng hà. Khu Đông là Ngũ yên. Khu Tây là Bắc cương. Ngũ yên trước đây là vùng đất phong của An Sinh vương. Nói rằng đất phong cho đẹp chứ thực ra là vùng khỉ ho, cò gáy; là vùng lưu đầy thì hơn. Song An Sinh vương có tài quy dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang. Chỉ ít năm biến thành vùng trù phú, binh lực hùng mạnh. Vương hoăng, thì Hưng Ninh vương, Hưng Đạo vương, kế nhậm, hai người này tài dọc ngang trời đất, nên dân chúng giầu có, binh lực mạnh hơn triều đình. Khi An Sinh vương hoăng, di chúc cho các con và tướng sĩ phải đoạt ngôi vua, trả thù vụ mẫu hậu bị bắt vào cung.
Chiêu Minh vương than:
– Chính vì vậy, mà khi quân Mông cổ dàn ra ở biên giới, triều đình, dân chúng kinh hoàng. Phụ hoàng biết Hưng Đạo vương có thể phá giặc. Nhưng Quốc Thượng phụ ngăn cản không cho phụ hoàng cử vương làm Tiết Chế. Sau nhờ Huệ Túc phu nhân đem số Tử vi ra biện luận, phụ hoàng mới chịu trao binh quyền cho vương. Nếu nay trao Bắc cương cho Hưng Ninh vương, thì không khác gì trao gươm cho hai con của An Sinh vương phục thù. Nếu như Hưng Ninh, Hưng Đạo cử binh, thì không ai có thể chống nổi.
Vũ Uy vương gạt phắt đi:
– Hưng Đạo vương không bao giờ làm truyện nghịch thiên bạo địa. Còn Hưng Ninh vương là một vị Bồ tát, đến giết một con cào cào, một con kiến, người cũng không muốn, thì làm gì có ý nghĩ làm loạn!
– Quốc Thượng phụ không nghĩ thế. Trong triều nhiều người cũng không nghĩ thế mới khổ. Vì vậy phụ hoàng sai em lên đây bàn với anh. Liệu Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có thể tạm thay quyền anh được không?
Vũ Uy vương lắc đầu:
– Không! Về võ công, về tài trí, về khả năng dùng binh thì Dư thừa sức đảm đương. Dư tuy là dưỡng tử của phụ hoàng, nhưng Dư là một tham quan, nay biên thùy một cõi thì Dư sẽ tham ô, mà không ai có thể nói ra nói vào được. Dư lại tham dâm, thích gái đẹp, thích ca hát. Vừa rồi Dư tuyển một ca kĩ tên Bạch Hoa nhũ danh Đặng Thị Anh làm tỳ thiếp. Đúng ra thị làm Tế tác cho Mông cổ thì Dư bị cách chức Phiêu kị thượng tướng quân, đoạt tước vương. May được ân xá. Không, không thể cho Dư lĩnh Tổng trấn Bắc cương, dù chỉ là thay thế tạm thời mà thôi.
– Cuối cùng phụ hoàng với triều đình quyết định trao cho chú Ích Tắc lĩnh quyền Tổng trấn thay anh. Chú Ích Tắc tước phong Chiêu Quốc vương, võ công thâm hậu, văn tài xuất chúng, tinh thông âm luật. Vậy ý anh ra sao?
– Nếu phụ hoàng và triều đình đã quyết thì anh còn gì mà bàn nữa! Tại sao chú ấy không lên đây cùng với chú?
– Vì chưa có ý kiến của anh nên triều đình chưa quyết. Bây giờ anh đã đồng ý thì em sẽ sai sứ phi ngựa về Thăng long báo cho triều đình biết để chú ấy lên đường ngay.
– Liệu một hai ngày chú ấy có thể tới đây kịp không?
– Chú ấy còn phải bàn giao nhiệm vụ, cùng chuẩn bị cho gia nhân đi theo. Suốt mấy năm nay, chú ấy hạ thể chiêu mộ hiền tài, nên gia tướng, tân khách đến mấy trăm người. Tất cả đều là những người tài trí, văn mô vũ lược của Đại Việt mình đã đành. Chú ấy còn chiêu mộ cả những nhân tài của Tống, vì nạn Mông cổ sang kiều ngụ ở nước ta.
Vũ Uy vương hỏi:
– Trong các tân khách của chú ấy có người nào gốc là tướng Tống không?
– Không! Ý anh muốn gì?
– Việc huấn luyện, tổ chức hiệu binh Hoa kiều đã hoàn tất rồi phải không?Anh muốn tìm người thống lĩnh. Người thống lĩnh này cần võ công cao, mưu trí trầm tĩnh mới điều khiển được. Hiệu binh mang tên gì?
– Hiệu binh này mang tên Thiệu hưng, vị hoàng đế đầu tiên của Nam Tống.
– Em định trao cho một cao thủ võ lâm Tống làm thống lĩnh. Phụ hoàng chỉ thị nên hỏi ý kiến anh.
– Nếu nói về lòng trung thành vối Tống, về võ công thì các vị Phùng Tập, Thiên Phong dư tài. Song đây là việc dùng binh, cần biết phối hợp bộ binh với Ngưu binh, Ngạc ngư, Kị binh, Nỏ thần, Đại đởm. Ngay những đại tướng tài của Tống cũng không làm nổi chứ đừng nói các vị võ sư.
Chiêu Minh vương bừng tỉnh:
– Em đã định dùng một trong các tướng Đại Việt từng thống lĩnh những hiệu binh bình Mông thời Nguyên Phong. Anh nghĩ sao?
– Không được. Các vị ấy bây giờ tuổi gần năm mươi rồi. Dù võ công cao, dù mưu trí trùm thiên hạ, nếu đánh một hai trận thì được, chứ cầm cự với Mông cổ hằng chục năm e không đủ sức.
Chiêu Minh vương than:
– Khó nhỉ!
– Anh hỏi chú nhé, phụ hoàng cao niên thì chúng ta thay thế. Vậy những tướng thời Nguyên Phong già thì ta có 20 tướng Ngưu binh, 18 tướng Ngạc ngư. Võ công, tài trí, kinh nghiệm dư thừa. Suốt mấy năm nay Hưng Đạo vương dồn hết tâm trí huấn luyện đám tướng trẻ này về xung phong, hãm trận. Vương đã soạn ra bộ Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư dốc túi truyền cho họ. Chú đã đọc bộ sách này chưa?
– Không những đọc, em còn nghiên cứu kỹ nữa. Hai bộ binh pháp này rất kỳ diệu, hơn hẳn bộ Tôn tử binh pháp của Tôn Võ đã đành mà còn bỏ xa bộ sách Lục thao Tam lược của Khương Thái công nữa.
Vũ Uy vương chỉ Yết Kiêu:
– Anh muốn cử Trần Quốc Vỹ vào chức này, em là Thái úy, em nghĩ sao!
– Ái chà! Kể ra trong các tướng trẻ không ai hơn Yết Kiêu. Yết Kiêu hiện đang thống lĩnh Thủy quân vùng Thăng long, kiêm thống lĩnh Ngạc ngư. Liệu Hưng Đạo vương có phản đối không?
– Nhất định là không!
Vương quay xuống chỗ Yết Kiêu ngồi:
– Chiêu Minh vương là Thái úy. Chú là Tổng trấn Bắc cương. Chúng ta sẽ xin triều đình bổ nhiệm cháu làm Thống lĩnh hiệu binh Thiệu Hưng kể từ ngày hôm nay. Cháu có điều gì cần nói không?
Yết Kiêu hiên ngang:
– Nhị vị vương gia đã tin dùng, thì thần nhi chỉ biết tuân theo, xin hứa rằng sẽ làm hết tài trí để không phụ lòng nhị vị. Tuy nhiên thần xin nhị vị vương gia cho thần xin mấy Ngưu tướng, mấy Ngạc tướng bổ nhiệm coi ba Quân đoàn trưởng bộ binh và Quân đoàn trưởng Yểm trợ.
Chiêu Minh vương vui vẻ:
– Được.
Vương hỏi Vũ Uy vương :
– Thưa anh hiệu binh Văn Bắc đã sẵn sàng chưa?
– Xong rồi. Từ hôm huấn luyện, trang bị xong, cứ nửa tháng anh cho tập trận một lần. Phần tập trận quan trọng nhất là dùng Đao quất, Khiên mây, Nỏ thần, Lôi tiễn, Kị binh, Vạn thằng, phối hợp với bộ binh. Hiện hiệu này được coi như thiện chiến bậc nhất, khắc chế với Lôi kị Mông cổ.
– Thế anh đã bổ nhiệm các cấp chỉ huy chưa?
Vũ Uy vương cười lớn chỉ tay vào ngực Chiêu Minh vương:
– Thực sự thì chưa. Còn đợi lệnh của phủ Thái úy dã chứ. Nhưng trong khi luyện tập thì Dã Tượng làm thống lĩnh. Còn lại trao cho Ngũ hổ tướng Khâu Bắc. Phó thống lĩnh là Lý Đại. Quân đoàn trưởng quân đoàn một là Trần Nhị. Quân đoàn trưởng quân đoàn hai là Vũ Tam. Quân đoàn trưởng quân đoàn ba là Phạm Tứ. Quân đoàn trưởng quân đoàn yểm trợ là Hoàng Ngũ.
Chiêu Minh vương hài lòng:
– Có lẽ nên giữ nguyên các cấp chỉ huy, chứ không tạm thời nữa. Quân đoàn yểm trợ gồm những Vệ nào?
– Có bẩy vệ gồm: Vệ nỏ thần Lôi tiễn, Vệ Ngưu binh, Vệ Ngạc ngư, Vệ kị binh (Phi mã), Vệ Tế tác (tức Đại đởm), Vệ chuyển vận, Vệ Kỹ tác (công binh). Hiện tất cả Hiệu Văn Bắc mới tập trận xong, binh tướng đang mệt mỏi. Đợi năm ngày nữa anh sẽ mời em duyệt binh.
Chiêu Minh vương ngồi ngay ngắn lại:
– Phụ hoàng, Hưng Đạo vương, triều đình đã nghị sự. Cuối cùng đưa ra sách lược giữ nước tối mật gồm Ngũ sách như sau:
Đệ nhất sách
Áp dụng ngoại viện.
Trợ giúp Tống, Cao ly chống Mông cổ. Giúp các anh hùng Đại lý, Thổ phồn (Tây tạng), Trung nguyên trong vùng Mông cổ chiếm đóng khởi binh đuổi ngoại xâm.
– Mục đích gây bất ổn, để Mông cổ phải chia binh đánh dẹp.
– Đối với Cao ly, triều đình sẽ gửi Ngưu tướng, Ngạc tướng sang giúp Kiến bình vương huấn luyện các Vệ Ngưu binh, Ngạc binh.
– Đối với Tống, Đại Việt gửi hai hiệu binh Thiệu hưng, Văn Bắc trợ chiến tại Tứ xuyên. Phải thực kín đáo để gây bất ngờ cho Mông cổ.
Đệ nhị sách,
Áp dụng trong nước,
Lần nữa viện đủ lý do không thuận theo yêu sách: vua phải vào chầu, cung đốn lương thảo, chịu binh dịch, đặt quan cai trị.
Đệ tam sách,
Áp dụng ngoài chiến trường.
Sứ đoàn Vũ Uy vương đã gây cho Đại hãn Mông Ca:
– Nghi ngờ Hốt Tất Liệt,
– Lập Câu khảo cục phá nát Hán pháp, giết những chân tay về cai trị, tướng lĩnh có tài.
Bây giờ cần:
– Vu cáo, xúi giục các quý tộc Mông cổ về việc Hốt Tất Liệt bỏ di chúc của Thành Cát Tư Hãn, bỏ truyền thống Mông cổ, dự định tổ chức một nước Mông cổ theo Trung nguyên.
– Hốt Tất Liệt đã bị Câu khảo cục làm tan rã quyền lực, thì y không làm phản được. Khi Mông Ca thu binh quyền, y phải về Hoa lâm. Bấy giờ dù Mông Ca không giết y, thì cũng không cho y nắm binh quyền.
– Tình trạng tại Đại lý, Thổ phồn (Tây tạng), Cao ly và các vùng chiếm đóng Trung nguyên; mặt trận phía Tây và Bắc bị Tống phản công, ắt Mông Ca sẽ thân chinh. Mà binh tướng Mông cổ ở Trung nguyên toàn người của Hốt Tất Liệt, thì sẽ hỗn loạn.
Đệ tứ sách.
Tế tác trong màn the.
Đã có Linh văn thất liên, Đông hoa leo cao, ngồi sâu trong hậu cung, hậu viện Mông cổ. Cần nắm chặt để có tin tức. Dùng thuật bắt nai, giam cọp, lưới ưng để trợ giúp cho sách 1-2-3.
Đệ ngũ sách.
Lấy của người làm của ta.
Ưu đãi, trợ giúp các đạo sư Hồi giáo do Mông cổ gửi sang Đại Việt làm Tế tác. Cho họ tự do truyền giáo, dễ dàng cho họ kết hôn với người Việt, giúp đỡ họ buôn bán, biến họ thành người thân của Đại Việt.
Vũ Uy vương, vương phi đang thảo luận với Chiêu Minh vương thì Thị vệ báo:
– Ba đại sư Huệ Đăng, Thiên Phong, A Hàm La cùng tùy tùng cầu kiến.
Nhị vương vẫy Dã Tượng, Địa Lô, Như Lan, Thúy Hồng, Linh Anh, Hồng Nga, Thúy Trang cùng ra đón.
Lễ nghi tất.
Phía sau ba đại sư có gần trăm người đều đi ngựa. Đầu tiên 5 thiếu niên tướng mạo hùng vĩ, mắt sáng long lanh và 7 thiếu nữ, thân thể thon đẹp, lưng ong, ngực nở, môi hồng, mắt chiếu ra tia hàn quang. Cả 12 người da đều ngăm đen. Các thiếu niên, thiếu nữ mặc võ phục áo mầu nâu, nam thắt lưng mầu đỏ; nữ thắt lưng mầu xanh lá mạ. Quần đen ống túm, dầy da trâu. Trước ngực đeo tù và, lưng dắt năm lá cờ ngũ sắc. Hông đeo kiếm. Phía sau còn có 9 vị sư còn rất trẻ, 18 võ sĩ, 50 kị mã trang phục như tướng sĩ Tống.
Trong khi Vũ Uy vương, vương phi trao đổi câu chuyện với sư Thiên Phong, Huệ Đăng, A Hàm La thì Như Lan lên tiếng hỏi sẽ Địa Lô:
– Bẩy chị này là ai, mà vừa đẹp, lại vừa oai phong thế kia?
– Aáy à! Đó là 7 bông hoa huệ, mà cũng là bẩy tổ ong bầu đấy.
– Cái anh này ỷ đầy bụng văn chương, rồi tưởng ai cũng nhiều chữ như mình. Anh trả lời thế thì sao em hiểu được!
– Công chúa ơi! Gọi bẩy cô là bẩy bông huệ vì các cô đều làm chủ tấm nhan sắc hiếm có, lại là những cô gái chí khí dọc ngang trời đất. Gọi bẩy cô là bẩy tổ ong, vì cả bẩy đều là nữ tướng từ hồi 12-13 tuổi, từng xông vào trận Mông cổ, đuổi Mông cổ như đuổi vịt. Những chàng trai thiếu khí phách mà đụng vào các nàng thì không khác đụng vào tổ ong bầu. Vì vậy dù bẩy nàng đẹp, đúng ra 13-14 tuổi đã lấy chồng. Thế mà nay 17-18 vẫn còn phất phơ giữa chợ đấy.
– Em vẫn chưa hiểu.
– Công chúa cứ chờ đi.
Bẩy nàng xuống ngựa đến trước Dã Tượng, Linh Anh chào hỏi ríu rít. Dã Tượng, Linh Anh người thì tát yêu, kẻ thì ôm lấy các nàng. Như Lan chợt hiểu:
– Các nàng này đang dậy thì, nam nữ hữu biệt, mà cái anh voi đồng quê kia còn tát yêu, dù họ không là em, thì cũng có giây liên hệ như em. À, có lẽ bẩy cô đều là Ngưu tướng.
Như Lan hỏi:
– Còn năm anh này?
Dã Tượng trêu Như Lan:
– Công chúa muốn chiêu Phò mã ư? Cả năm đứa võ công đều cao, dùng binh giỏi, can đảm có thừa. Thế nhưng chỉ hai đứa có vợ thôi. Còn ba đứa thì vẫn vớ ệ!
– Vớ ệ là gì?
– Nói lái của chữ ế vợ. Năm đứa này đều là Ngưu tướng. Cái thằng đen thui kia là Lý Long Đại, Ngưu danh là Trâu Đen. Nó mới cưới vợ, vợ nó là Vũ Trang Hồng, Ngưu danh là Cái Hồng. Cái thằng cao nghệu kia là Trần Long Nhất, Ngưu danh là Trâu Xanh. Vợ nó là Hoàng Trang Tiên, Ngưu danh Cái Tiên. Cái thằng lắc lắc đầu kia là Vũ Long Nhị, Ngưu danh là Trâu Điên. Vợ nó là Hoàng Trang Liên, Ngưu danh Cái Sen. Thằng da trắng như con gái là Phạm Long Tam, Ngưu danh Trâu Trắng. Thằng mập như cái trống kia là Hoàng Long Tứ, Ngưu danh là Trâu Mập. Trong hai thằng ế vợ Trâu Trắng, Trâu Mập, công chúa muốn tuyển tên nào?
Như Lan đánh sẽ vào vai Dã Tượng:
– Cái anh này!
Tất cả vào đại sảnh đường. Sau tuần trà, sư Huệ Đăng lên tiếng:
– Bần tăng lĩnh mệnh từ Kiến Bình vương về nước tế liệt tổ, tiên đế triều Lý, tìm vợ cho bẩy thế tử. Bần tăng rời Cao ly thoắt một cái đã ba năm. Bây giờ bần tăng phải về phục mệnh. Việc tế tiên đế bần tăng đã làm xong. Việc tu bổ lăng tẩm thì triều đình vẫn làm. Việc hỏi vợ cho bẩy thế tử cũng đã xong. Trước khi lên đường, bần tăng lên đây giã biệt vương gia, vương phi.
Vương phi Ý Ninh chắp tay hướng sư:
– Đệ tử cùng mấy chục vạn dân chúng ba châu Chiêu dương, Văn sơn, Khâu Bắc muôn vàn cảm tạ đại đức của đại sư. Nếu không nhờ Phật giá của đại sư giá lâm, thì họ chưa thể thoát bọn ác quỷ Thân Long Vân.
Công chúa Như Lan hỏi:
– Sư phụ! Sư phụ nói đã hỏi vợ cho anh-em của con. Vậy ba chị dâu, bốn em dâu của con là những cô nào?
Sư Huệ Đăng chỉ vào bẩy nữ Ngưu tướng:
– Con hãy nhìn bẩy nữ Ngưu tướng xem, dung nhan, khí sắc, thần thái ra sao? Bẩy người có đầy đủ nét đẹp của hương đồng, cỏ nội. Lại tiềm ẩn chí khí Trưng-Triệu, khí phách của các tổ cô triều Lý: Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh, Thiên Ninh, Đoan Nghi. Tục ngữ Việt có câu: Giặc bên Ngô không lo bằng bà cô bên chồng. Con là chị, em chồng của bẩy cô dâu này. Liệu con có dám bắt nạt mấy cô Ngưu tướng không?
Như Lan mừng như chưa từng có trong đời:
– Thực nằm mơ con cũng không thể tưởng mình sẽ có bẩy chị-em dâu như thế này. Thưa thầy chúng con đều là con cháu của vua Trưng, lo quốc sự còn không có thời giờ, thì sao xẩy ra cái vụ chị dâu, em chồng được.
Bẩy nữ Ngưu tướng đã xuống ngựa, đứng xung quanh Như Lan. Sư Huệ Đăng cười mà không phải cười:
– Con thử nhìn sắc diện rồi đoán tên của từng người xem có đúng không? Thầy nhắc cho con biết mười nữ Ngưu tướng thời Nguyên Phong có 5 tên Ngưu binh là Hĩm, 5 tên Ngưu binh là Cái.
Sư chỉ vào bốn thiếu nữ:
– Đây là bốn người có tên Ngưu binh là Hĩm. Người thứ năm là Hĩm Còi thì con đã biết.
Như Lan reo lên:
– Con nghe nói 5 chị Hĩm, họ thì vẫn giữ nguyên, còn tên thì triều đình ban cho tên mới. Tên của Hĩm Còi là Lê Linh Anh con đã được làm quen với chị ấy gần năm nay. Còn chị Hĩm Cao là Trần Linh Trang, Hĩm Lùn là Vũ Linh Hương, Hĩm Rỗ là Phạm Linh Phong. Hĩm Hô là Hoàng Linh Thạch.
Như Lan nhìn Hĩm Còi rồi nhìn bốn Hĩm:
– Thưa thầy con đoán không ra! Vì chị Lê Linh Anh có tên là Hĩm Còi. Hồi còn nhỏ thì chị ấy còi. Chứ bây giờ thân thể nở nang, tươi hồng thế kia mà gọi là Còi thì không ổn.
Tuy nhiên Như Lan cũng liếc qua rồi reo lên:
– Đây rồi, chị này hơi hô một chút ắt là Hoàng Linh Thạch , Ngưu danh là Hĩm Hô. Chị này tuy da mặt tươi hồng, điểm vài nốt rỗ, ắt là Phạm Linh Phong, Ngưu danh là Hĩm Rỗ.
Nàng chỉ vào hai Hĩm còn lại:
– Chị này hơi cao, hẳn là chị Hĩm Cao Trần Linh Trang. Chị này thấp hơn là Hĩm Lùn Vũ Linh Hương.
Dã Tượng bật cười:
– Công chúa đoán sai rồi.
– Ủa?
– Mấy cô này lùn, cao là hồi còn nhỏ. Chứ bây giờ dậy thì rồi thì Lùn cao hơn Cao. Cao thấp hơn lùn. Bởi vậy trong hàng ngũ Ngưu binh có câu lùn thì cao, cao thì lùn. Hai cô này là hoa khôi trong Ngưu binh đấy. Chả biết thế tử nào của phủ Kiến Bình sẽ có diễm phúc làm chồng hai cô.
Như Lan vui vẻ:
– Nói đúng ra, thì phụ vương em có phúc nên mới tuyển được bẩy nàng dâu thế này.
Sư Huệ Đăng chỉ vào hai Ngưu tướng còn lại: đây là Lý Trang Lan, Ngưu danh là Cái Lan; Trần Trang Huệ, Ngưu danh Cái Huệ.
Như Lan nhìn bẩy ngưu tướng: người nào ngực cũng nở, lưng thon, mắt sáng, thần thái tinh anh, da bánh mật:
– Thưa thầy bao giờ thầy cho rước dâu?
– Vụ này do Hưng Ninh vương, Hưng Đạo vương đứng ra chủ trì. Triều đình đã ban chỉ phong cho bẩy Ngưu tướng tước Quận chúa, hàm Đô thống, gả cho các thế tử của Kiến Bình vương. Cha, mẹ được phong hàm, cấp ruộng đất. Thầy dẫn bẩy người lên bái yết Thái miếu họ Lý ở Kinh Bắc. Bây giờ cả bẩy đều là người họ Lý rồi. Các nữ ngưu tướng sang Cao ly có hai nhiệm vụ. Một là vu quy theo đúng đạo âm dương của trời đất. Hai là triều đình phong hàm Đô thống, tước Quận chúa để sang bên ấy huấn luyện Ngưu binh giúp Cao ly chống Mông cổ.
Chiêu Minh vương chỉ vào 9 sư, 18 võ sĩ và 50 tướng sĩ, hỏi sư Thiên Phong:
– Bạch đại sư! Các vị này là ai mà trông quen quen?
– Vương giá nhìn kỹ xem, những vị này vương gia đều biết tên cả mà!
Chiêu Minh vương nhìn kỹ các tướng Tống, rồi bật lên tiếng reo:
– À, các vị cao thủ Trung nguyên, chuẩn bị hồi hương đánh Mông cổ.
Sợ rằng nhiều người không nắm vững vấn đề, Vũ Uy vương phi giảng giải:
– Hồi Mông cổ sang đánh Đại Việt thời Nguyên Phong. Hốt Tất Liệt ra lệnh khống chế gia đình một số cao thủ võ lâm Trung nguyên, rồi ép họ theo quân. Khi Mông cổ chiếm Thăng long, chúng tàn sát Hoa kiều không gớm tay. Các vị võ sĩ không lý đến gia đình nữa, đã trở giáo chống lại chúng. Sau khi Mông cố rút chạy, Ngột Lương Hợp Thai xin với Thái sư Trần Thủ Độ thả hơn vạn tù binh bị Đại Việt bắt. Vũ Uy vương ra điều kiện: Đại Việt thả tù binh, đổi lại Mông cổ phải đem gia đình các cao thủ sang Đại Việt. Sau khi trao đổi, các cao thủ muốn về nước đánh ngoại xâm. Nhân thấy số thanh niên Hoa kiều ở Đại Việt uất hận Mông cổ đánh vào Trung nguyên tàn phá quê hương. Họ cũng muốn về nước đuổi giặc. Ba vị vương Hưng Đạo, Hưng Ninh, Vũ Uy xin triều đình tuyển cao thủ Trung nguyên, Hoa kiều thành lập hiệu binh Thiệu Hưng.
Chiêu Minh vương tiếp:
– Việc thành lập huấn luyện, trang bị cho một hiệu binh tốn phí lớn lao vô cùng. Tuy nhiên Đại Việt cũng phải cố gắng, vì lẽ Tống với ta như môi với răng. Môi hở, răng lạnh.
Công chúa Lý Như Lan hỏi:
– Xin vương gia giảng kỹ hơn, vì tại đây nhiều người không hiểu rõ tổ chức, binh chế Đại Việt ra sao?
Chiêu Minh vương giảng giải bằng giọng ôn nhu:
– Cô gia xin trả lời Công chúa, về tổ chức cơ bản thì đơn vị thấp nhất là :
Ngũ, gồm bốn binh và một ngũ trưởng.
Bốn Ngũ là một Lượng. Lượng có 20 người.
Bốn Lượng là một Đô. Đô có 80 người.
Mười Đô là một Vệ. Vệ có 800 người.
Ba Vệ thành một Quân. Quân có 2400 người.
Ba Quân thành một Hiệu.
Mỗi Hiệu lại có một Quân yểm trợ gồm 7 Vệ là Nỏ thần Lôi tiễn, Ngưu binh, Ngạc ngư, Kị binh, Đại đởm ( Trinh sát), Chuyển vận, Kỹ tác (công binh). Quân này gồm 800 người. Tổng cộng mỗi Hiệu 26.000 người.
Như Lan than:
– Chà! Nào nuôi ăn, nào huấn luyện, nào võ trang vũ khí, nào quân phục, nhất là chi cho Quân yểm trợ, thực tốn kém vô cùng. Đại Việt phải hy sinh sức người, tài vật không nhỏ.
Thiên Phong đại sư trả lời:
– Đúng như công chúa nói. Nhưng nhờ đức kiên nhẫn, các Hoa kiều tại Đại Việt đều khá giả, nhất là tình yêu quê hương cao. Họ xung phong đóng góp hầu hết chi phí cho hiệu binh Thiệu Hưng. Thành ta triều đình chỉ tốn sức huấn luyện mà thôi.
Vũ Uy vương mỉm cười chỉ 9 vị tăng:
– Hôm trao đổi tù binh, cô gia được biết 9 vị tiểu sư phụ này, cùng 18 cao thủ đều là đệ tử chùa Thiếu lâm mà ân sư là đại sư Thiên Phong, thủ tọa La Hán đường. Nay cả 27 vị đều chuẩn bị về nước chiến đấu.
Vương tiếp:
– Mông cổ là cái họa chung cho Thiên hạ. Đại Việt giúp Tống đánh Mông cổ trên đất Trung nguyên trước, thì sau khỏi phải đánh Mông cổ trên đất Đại Việt. Công chúa ơi, triều đình gửi ngưu tướng sang cho Kiến Bình vương giúp Cao ly chống Mông cổ, cũng với mục đích ấy.
Chiêu Minh vương tiếp:
– Đối với thanh niên Hoa kiều thì Binh bộ chỉ tuyển trong lớp tuổi 17 tới 35. Còn các cao thủ Tống dưới 40 tuổi thì được nhập vào hiệu binh Thiệu Hưng. Các vị cao tuổi hơn thì vẫn đi theo, song giữ nhiệm vụ giết tướng giặc, hộ vệ các tướng Tống.
Chiêu Minh vương chỉ 50 tướng sĩ Tống:
– Đây là những người lĩnh nhiệm vụ chỉ huy trong hiệu binh Thiệu Hưng, gồm bộ tham mưu, các Quân trưởng, Vệ trưởng, Đô trưởng. Triều đình đưa họ lên đây thực hiện hai mục đích. Một là để sống với các cấp chỉ huy tương đương của Hiệu Văn Bắc, hầu sau này cùng nhau chiến đấu. Hai là cùng học bộ Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo vương.
Sư Huệ Đăng nói với Như Lan:
– Triều đình ban chỉ Văn sơn Nam Nguyễn Địa Lô làm sứ giả đưa bẩy Quận chúa sang Cao ly. Tuần sau chúng ta lên đường về Tiên yên, rồi dùng thuyền đi Cao ly. Thầy với con là người nhà trai rước dâu.
Vũ Uy vương chỉ Địa Lô:
– Cháu xuất tiền trong công khố làm tiệc lớn tiễn đưa bẩy cô dâu về nhà chồng. Nhớ, tiệc cho lớn nghe.
– Tuân chỉ.
Địa Lô nói với Thúy Trang, Hồng Nga:
– Tại châu Văn sơn này anh có gần mười đầu bếp rất giỏi, nhưng tài nghệ thua hai em xa. Anh muốn nhờ hai em ra tay tiên giúp các đầu bếp làm tiệc tiễn đưa dâu về Cao ly.
Thúy Trang kinh ngạc:
– Anh không nhờ Thúy Hồng ư?
– Nay mai Thúy Hồng thành bà Dã Tượng, là chị dâu của anh. Anh đâu dám sai!
Mặt Thúy Hồng đỏ au lên, nàng đánh sẽ vào vai Địa Lô:
– Em tình nguyện làm cỗ chay cúng dàng sư phụ của em là Bồ tát A Hàm La, tiễn đại sư Huệ Đăng, Thiên Phong, cùng 9 tiểu sư phụ Thiếu lâm. Em sẽ dạy công chúa Như Lan nghệ thuật làm cơm chay của chùa Chiêu thiền, chùa Trấn Quốc, chùa Tiêu sơn, chùa Hoa yên. Khi Như Lan về Cao ly sẽ đem nghệ thuật nấu chay Đại Việt truyền lại, để chư tăng Cao ly được thưởng thức. Còn cơm chay chùa Thần quang thì em không dám qua mặt vương phi Ý Ninh.
Sư Huệ Đăng kinh ngạc:
– Suốt từ hôm bần tăng gặp Quận chúa Thúy Hồng đến giờ, bần tăng từng được Quận chúa cho ăn cơm chay nhiều lần, không lần nào giống lần nào cả. Quả thực nghệ thuật nấu chay của Quận chúa hơn hẳn Ngự trù ở Thăng long. Thế sao Quận chúa lại khiêm tốn rằng thua vương phi Ý Ninh?
Chiêu Minh vương đỡ lời Thúy Hồng:
– Bạch thầy, mấy năm trước, tuân chỉ phụ hoàng, con đi sứ Thần quang tự, đã được Vô Huyền bồ tát cho ăn cơm chay, mà cơm chay do chính chị Ý Ninh nấu. Nói ra thực xấu hổ, phụ hoàng vốn sùng kính Phật pháp, nên trong cung có nhiều Ngự trù giỏi, thế mà khi ăn cơm chay chùa Thần quang, con muốn nuốt cả lưỡi vào. Ba món canh thiên lý, hoa bí ngô luộc, rau dền hấp ngon quá. Vì vậy sau ngày cưới của anh chị, con làm xấu, thường bắt chị dâu làm ba món này dâng lên phụ hoàng, nhưng sự thực là con được ăn chực.
Hồng Nga hỏi lại Địa Lô:
– Còn những món mặn. Anh muốn bọn em nấu những món gì?
– Từ hôm 5 cô Đông hoa lên đây, bọn anh được ăn không biết bao nhiêu món ăn quê hương Kinh Bắc, Thiên trường. Nhất là thời gian học vừa qua, các em thống lĩnh ông Táo, bà Táo, thành ra tuy học vất vả mà không ai mệt cả. Này các em! Vùng Văn sơn này núi cao, rừng rậm, lắm thú hoang. Vậy các em làm tiệc thịt rừng như nai, heo, hoẵng, chim công, chim trĩ, chim sẻ, chim bồ câu.
– Được rồi, em sẽ làm 7 bữa tiệc với các món khác nhau. Mỗi bữa 9 món. Trong bẩy bữa tiệc có 3 bữa thịt rừng, 2 bữa chay, 3 bữa cá. Cá thì phải nhờ mấy anh Ngạc ngư ra suối Nam tuyền bắt. Chứ cá mua ở chợ không ngon. Hôm nay là ngày rằm, tiệc chay đầu tiên do vương phi Ý Ninh với Thúy Hồng đứng bếp.
Như Lan nhắc Địa Lô:
– Văn bác thượng tướng quân, Chiêu dương nam định đãi các cô dâu những món thịt rừng. Đối với người Việt trong nước thì thịt rừng là những món trân quý. Những món đó ở Cao ly không thiếu. Tướng quân phải đãi những món gì mà Cao ly không có thì mới quý.
Địa Lô tỉnh ngộ:
– Ừ nhỉ, không biết món gì mà Đại Việt có, Cao ly không có nhỉ? Không lẽ là thịt chó?
Buột miệng nói câu đó, Địa Lô vội bịt mồn lại, vì trước mặt đang có ba vị tăng đạo cao đức trọng. Không ngờ Như Lan cười dòn dã:
– Đúng như Chiêu dương nam nói. Trước kia thì Cao ly không ăn thịt chó. Khi Kiến Hải vương cùng hạm đội đến Cao ly, đã mang theo vài chục cặp chó. Sau vài năm, đám chó lưu vong sinh sản thành cả mấy trăm con. Vào mùa đông giá lạnh, nhóm họ Lý Tinh Thiện nghĩ đến ăn thịt chó, để có sức chống lạnh. Thế là từ ngày ấy người Cao ly cũng ăn thịt chó. Nay thịt chó trở thành món ăn bình dân. Vì vậy người Cao ly nuôi chó hàng đàn như chúng ta nuôi vịt. Món thịt chó rất phổ thông! Nhưng!!!
– !!!???
– Người Cao ly không coi thịt chó là món dơ bẩn. Ai cũng ăn hết. Cao ly là xứ lạnh, không trồng được riềng, lá mơ, thành ra thuật nấu thịt chó không bằng bên mình; thiếu món rựa mận. Dồi chó không có lá mơ, mùi vị kém. Ngay luộc, không có riềng, ăn thiếu đậm đà. Kỳ này tôi phải mang giống riềng, lá mơ sang trồng thử xem sao.
Ghi chú,
Cho đến nay, tại cả hai vùng Nam, Bắc Hàn quốc, đều nuôi chó như nuôi gà, làm thực phẩm. Cách nấu nướng hoàn toàn khác Việt Nam. Từ khi Đại Hàn gửi quân sang tham chiến tại Nam Vn, họ nhập cảng phương pháp nấu giả cầy, nướng, xáo về nước. Gần đây, gần mười vạn cô dâu Việt lấy chồng Hàn quốc lại một lần nữa cách nấu thịt chó theo Bắc Việt được theo cô dâu như của hồi môn! Không biết thịt chó Hàn quốc có ngon như thịt chó Việt không?
Địa Lô nói bằng giọng thiết tha, nhưng trêu Như Lan:
– Công chúa! Công chúa đẹp như tiên, môi công chúa hồng, mắt công chúa như mắt phượng, da công chúa như tuyết. Xin công chúa cho gã đồ gàn này biết, ở Đại Việt có món gì mà Cao ly coi như châu bảo?
Như Lan cười toe toét:
– Chiêu dương nam nịnh hay thực. Thôi tôi vì bẩy cô dâu mà nói: trước khi về nước, phụ vương, vương mẫu đã giảng cho tôi rằng bất cứ thịt gì, cá gì mà Đại Việt có Cao ly cũng có. Nhưng những món sau đây đối với Đại Việt là món ăn dân dã, hương thơm mùi vị đậm đà mà Cao ly không có là:
Cà pháo chấm mắm tôm,
Canh cua đồng rau đay,
Canh mồng tơi tép riu,
Canh rau ngót thịt bằm,
Rạm rang, mực khô nướng,
Chả mực, chả quế, nem,
Giả ba ba nấu ốc,
Giả cầy nấu với riềng,
Chả rươi với vỏ quít.
Rùa ram muối, nấu chuối.
Trừ sư Huệ Đăng, còn lại cử tọa đều mở to mắt ra kinh ngạc. Thúy Hồng tiếp lời Như Lan:
– Hôm mới gặp Như Lan ở Ô giang, em thấy Như Lan đòi ăn cà muối mắm tôm, canh cua rau đay. Em ngạc nhiên vô cùng. Thì ra ở Cao ly quá lạnh, không có rau đay cũng chẳng có cà pháo. Suốt gần năm qua sống với Như Lan, em thấy Như Lan luôn đòi những món đồng quê. Bây giờ em mới hiểu.
Chiều hôm đó Địa Lô hẹn Như Lan ra bờ suối Nam tuyền để hỏi về phong tục cũng như triều đình Cao ly. Nhưng thực sự để tâm tình. Nàng tới bờ suối thì Địa Lô đã ngồi chờ đó từ bao giờ. Nam nhìn sắc diện tươi sáng, đẹp lồ lộ của Như Lan: ngực nở, lưng thon. Bất giác Nam nghĩ:
– Mình phải mở lời trước mới được.
Nghĩ vậy Nam nói bằng giọng đầm ấm, ngọt ngào:
– Công chúa! Đại Việt gả bẩy nữ Ngưu binh sang Cao ly, thì Kiến bình vương phải hồi môn một cô công chúa bác học đa năng, võ công tuyệt đỉnh, thêm nhan sắc tươi như hoa lan, hoa huệ mới đúng câu đổi hột, lấy hạt. Không biết vương gia có chấp thuận cho cô công chúa bảo bối về ở luôn bên Đại Việt không?
Bị Địa Lô trực tiếp tấn công, Như Lan run lên bần bật, nàng muốn ngộp thở:
– Phụ vương em tuy vạn dặm tha hương, nhưng lúc nào cũng tưởng nhớ cố hương. Nếu như con gái người được gả về nước thì người sẽ vui lòng lắm.
Sắc mặt tươi hồng, ánh mắt lung linh, thân thể thon đẹp của Như Lan làm Địa Lô không tự chủ được, Nam nắm lấy hai tay nàng. Như Lan ngã vào lòng chàng. Một bên là đấng tài hoa, nổi danh Nam thiên đệ nhất mỹ nam tử, một bên là công chúa sắc nước hương trời. Hai người như lịm đi trong cảnh suối rừng.
Đâu đó chim hót véo von. Cứ như vậy, hai người không rời nhau, cho đến hoàng hôn. Như Lan tỉnh trước, nàng nhỏ nhẹ:
– Chết rồi! Mình ở ngoài này cả nửa buổi, ở nhà di tìm mình.
Nhưng Địa Lô đang say tình, Nam bế bổng Như Lan lên, đặt nàng ngồi trên một tảng đá cao ngang vai. Không cầm lòng được, Nam ôm nấy hai chân nàng, hôn lên gấu váy nàng. Cả hai cùn run lên bần bật. Họ như hòa lẫn vào nhau. Nhưng cả hai đều là những anh hùng, được giáo huấn cực kỳ khắt khe, nên họ biết dừng lại, không thể vượt quá lễ giáo.
Mặc cho vương phi Ý Ninh cùng đám đầu bếp làm tiệc. Vũ Uy vương triệu tập tướng sĩ của hiệu Văn Bắc, của ba châu Chiêu dương, Văn sơn, Khâu Bắc từ cấp Đô trở lên để học binh thư cùng hiệu binh Thiệu Hưng. Tất cả tướng sĩ từng nghe nói đến bộ Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Nhưng chưa một ai được biết nội dung ra sao. Nay được học thì mừng chi siết kể. Sĩ số tổng cộng có 117 người. Lớp học cực kỳ nghiêm trang. Hai vương Chiêu Minh, Vũ Uy phụ trách giảng dạy.
Khai mạc Vũ Uy vương lược qua tất cả những binh gia:
– Trước khi học Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư chúng ta phải lược qua các bộ binh thư của Hoa-Việt. Nói về Kinh, Sử, Tử, Tập thì binh thư thuộc về Kinh học. Trong Kinh học có rất ít bộ về binh thư. Bộ cổ nhất là bộ Lục thao, Tam lược của Khương Thái công, viết vào đầu đời Chu (1120-1110 tcn). Song Lục thao, Tam lược là bộ sách triết lý quân chính hơn là binh thư. Hơn năm trăm năm sau vào thời Chiến quốc mới nảy ra một nhà quân sự tài quán kim cổ là Tôn Võ (khoảng 570- 505 tcn). Ông theo giúp vua Ngô Hạp Lư thống lĩnh chư quốc hồi đó, thành thành bá chủ. Ông soạn ra bộ Binh pháp thập tam thiên, gồm có 13 thiên lưu truyền cho hậu thế. Hậu thế gọi là Tôn tử binh pháp. Sau Ngô Khởi có hiệu đính bộ Binh pháp thập tam thiên, hậu thế gọi chung là Tôn Ngô binh pháp. Văn trong Bộ Tôn Ngô binh pháp là văn cổ, rất uẩn súc, nên sau này nhiều nhà chú giải. Tựu trong có 13 danh gia chú giải còn lưu truyền. Trong các nhà chú giải, nổi danh nhất là Ngụy Võ đế Tào Tháo (155-220 scn),
Địa Lô hỏi:
– Thưa chú, Bình Ngô đại tướng quân, công chúa Thánh Thiên soạn ra bộ Dụng binh yếu chỉ. Vậy bộ Dụng binh yếu chỉ với Tôn Ngô binh pháp, bộ nào ra đời trước?
– Tôn Võ sống vào thời Xuân Thu, tương đương với Khổng Tử. Còn Công chúa Thánh Thiên làm tướng cho vua Trưng triều Lĩnh Nam. Triều Lĩnh Nam tương đương với nhà Đông Hán. Như vậy bộ Dụng binh yếu chỉ soạn sau bộ Tôn Tử gần 600 năm.
Vương giảng tiếp:
– Bộ Tôn tử binh pháp, được tất cả tướng sĩ Trung nguyên thời Tần Thủy Hoàng nghiên cứu xử dụng. Trong cuộc chiến tranh Hán Sở, Trương Lương, Hàn Tín là hai người học rất sâu sa bộ này. Lại khi cuối đời Tây Hán, trong cuộc chiến giữa các tướng của Vương Mãng với Hán Quang Vũ, bộ Tôn Ngô binh pháp lại được nghiên cứu. Khi Quang Vũ thành công, đúng lúc vua Trưng cùng 162 tướng khởi binh tại Lĩnh Nam, lập nền tự chủ. Vua Quang Vũ sai bọn tướng tài nhất là Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí mang quân nghiêng nước sang đánh Lĩnh Nam. Tại Lĩnh Nam, công chúa Thánh Thiên lĩnh ấn Bình Ngô đại tướng quân thấy bộ Binh pháp Tôn Tử không hợp với khí hậu, địa thế Lĩnh Nam. Ngài soạn ra bộ Dụng binh yếu chỉ 36 thiên. Các tướng Lĩnh Nam dùng phương pháp của công chúa đánh những trận nghiêng trời lệch đất, giết chết, đánh bại 12 đại tướng quân Hán bằng binh pháp của ngài.
Yết Kiêu hỏi:
– Khải vương gia 12 tướng đó là những tướng nào?
– Đó là các tướng:
Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét