Xã luận bán
nguyệt san Tự do Ngôn luận số 146 (01-05-2012)
Tâm thức nô lệ, tâm
địa tôi tớ không xa lạ gì với người Cộng sản. Trên lý thuyết, đảng Cộng sản chủ
trương tạo ra cho thành viên của mình một bản tính mới, bên cạnh nhân tính vốn
bẩm sinh nơi mọi con người. Bản tính mới ấy gọi là “đảng tính” vốn đòi hỏi tuân
lệnh cấp trên vô điều kiện. Điều này đã bị vạch trần trong chương 1 cuốn “Cửu
bình” (Chín bài bình luận về đảng CS Trung Quốc). “Đòi hỏi đầu tiên và quan trọng nhất của mọi thành viên ĐCS và những ai
bị ĐCS thống trị là phải tuân lệnh vô điều kiện. Ở Trung Hoa, phần lớn dân chúng
đều biết đến nhân cách kép của các thành viên ĐCS. Trong khung cảnh riêng tư, họ
là những con người bình thường với những cảm xúc hạnh phúc, giận dữ, buồn phiền
và hân hoan. Họ có những ưu điểm và khuyết điểm của con người. Họ có thể là cha
mẹ, là vợ chồng hay là bạn hữu. Nhưng đặt lên trên bản tính và những tình cảm
con người là đảng tính, mà theo những đòi hỏi của ĐCS, là một cái gì siêu vượt
nhân tính.
Vì thế, nhân tính trở thành tương đối và có thể thay đổi, đang khi đảng tính trở thành tuyệt đối, không thể hoài nghi hay thách thức được. Suốt cuộc Cách mạng Văn hoá, cha con hành nhau, vợ chồng đấu nhau, thầy trò phản nhau, mẹ con tố nhau như kẻ thù… là chuyện quá thông thường. Đảng tính đã thúc đẩy các tranh chấp và hận thù trong những trường hợp ấy... Quyền lực của đảng tính trên cá nhân là kết quả của những khóa nhồi sọ trường kỳ của ĐCS. Kiểu huấn luyện này khởi sự từ trước tuổi đi học và tại trường mẫu giáo, nơi mà các câu trả lời được khen thưởng vì đúng theo ý đảng chứ không vì theo lẽ thường hoặc theo nhân tính của một trẻ nhỏ. Học sinh nhận được sự giáo dục chính trị khi chúng vào tiểu học, trung học cũng như suốt con đường đại học, và chúng phải học những câu trả lời chuẩn theo đúng ý đảng, bằng không thì chẳng được đi thi và tốt nghiệp. Một đảng viên phải luôn nhất quán với đường lối Đảng khi nói công khai, dù trong riêng tư mình cảm nghĩ như thế nào”.
Vì thế, nhân tính trở thành tương đối và có thể thay đổi, đang khi đảng tính trở thành tuyệt đối, không thể hoài nghi hay thách thức được. Suốt cuộc Cách mạng Văn hoá, cha con hành nhau, vợ chồng đấu nhau, thầy trò phản nhau, mẹ con tố nhau như kẻ thù… là chuyện quá thông thường. Đảng tính đã thúc đẩy các tranh chấp và hận thù trong những trường hợp ấy... Quyền lực của đảng tính trên cá nhân là kết quả của những khóa nhồi sọ trường kỳ của ĐCS. Kiểu huấn luyện này khởi sự từ trước tuổi đi học và tại trường mẫu giáo, nơi mà các câu trả lời được khen thưởng vì đúng theo ý đảng chứ không vì theo lẽ thường hoặc theo nhân tính của một trẻ nhỏ. Học sinh nhận được sự giáo dục chính trị khi chúng vào tiểu học, trung học cũng như suốt con đường đại học, và chúng phải học những câu trả lời chuẩn theo đúng ý đảng, bằng không thì chẳng được đi thi và tốt nghiệp. Một đảng viên phải luôn nhất quán với đường lối Đảng khi nói công khai, dù trong riêng tư mình cảm nghĩ như thế nào”.
Những điều nói trên về Trung Quốc và
ĐCS Trung Quốc cũng thấy y chang tại Việt Nam và ĐCS Việt Nam. Tác nhân khởi
thủy và gương mẫu điển hình cho đảng tính (tức tâm thức nô lệ) này là Hồ Chí
Minh. Chính ông ta từng tuyên bố: “Ai thì có thể sai chứ các đồng chí Stalin và
Mao -hai tên đại đồ tể của nhân
loại- thì không
thể nào sai được”. Nhận lệnh Stalin và học đòi Mao, Hồ Chí Minh đã thực hiện
cuộc Cải cách Ruộng đất giết trực tiếp và gián tiếp nửa triệu đồng bào ruột
thịt, bắn bỏ ngay cả vị ân nhân của ông và của cách mạng là bà Nguyễn Thị Năm
(theo lệnh các đồng chí cố vấn Trung cộng). Tiếp đến bắt chước Mao phát động
phong trào "Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng" (1956) mà dựng lên phong
trào “Trăm hoa đua nở” để thanh trừng giới trí thức trong vụ Nhân văn Giai phẩm
(1958). Trường Chinh cũng noi gương ấy mà đấu tố cha mẹ. Tố Hữu cũng kêu gọi
“Giết, giết nữa, bàn tay không ngơi nghỉ” để “thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin
bất diệt”! Trong biến cố “long trời lở đất” ấy, đảng đã thúc đẩy, cưỡng bức hàng
vạn người Việt đấu tố nhau, hành hạ nhau, phản bội nhau (ngay cả trong gia đình)
để thực hiện cái gọi là “đạo đức cách mạng”....
Thứ “đạo đức cách mạng” tạo nơi đảng
viên tâm thức nô lệ, tâm địa tôi tớ, mù quáng vâng lệnh cấp trên như thế -dẫu có
phải tác hại đến thân thuộc, đồng bào, tổ quốc mình- vẫn còn hoành hành. Có điều
là -như vừa thấy- cấp trên ấy có khi là đảng CS đàn anh (cụ thể là Tàu cộng), có
khi là đảng viên thượng tầng, có khi lại là “nhóm quyền lợi”, tư bản trắng hay
tư bản đỏ nào đó... Không như thế thì tại sao Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã
vội ra công hàm 1958 công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc bao gồm 2 quần
đảo nước Việt? Tại sao Bộ Chính trị đã im lặng khi Tàu cộng chiếm Hoàng Sa năm
1974 và Trường Sa năm 1988, thời gian gần đây còn bỏ tù các công dân phản đối
Bắc phương xâm lược và cấm tưởng niệm các tử sĩ đảo Gạc Ma ? Không như thế thì
tại sao Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã sang khấu đầu tạ lỗi, bái yết thần phục
Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại Thành Đô năm 1990 để “mở màn cho một thời kỳ Bắc
thuộc nguy hiểm” (lời ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch), trong đó Trung cộng thao
túng nền chính trị VN cho đến tận bây giờ. Tại sao Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn
Dũng ngay từ năm 2001 đã đồng ý cho Trung Quốc (trong đó có những công ty bộn
tiền) vào Tây Nguyên khai thác bauxite, ém quân phục sẵn, treo quả bom bùn đỏ
trên đầu dân Nam bộ, bất chấp vô vàn lời khuyên, kiến nghị, thậm chí kháng thư
của nhiều tướng lãnh, chuyên gia, nhân sĩ và dân thường? Không như thế thì tại
sao Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu, ngay từ 2004 đã cho tiến hành nghiên cứu dự án
điện hạt nhân tại Ninh Thuận và đến năm nay thì quyết tâm làm điện nguyên tử nhờ
chuyên viên và kỹ thuật Nga lẫn Nhật, bất chấp sự cố nổ lò phản ứng tại hai quốc
gia này, bất chấp các điều kiện hết sức bất thuận lợi (về tài chánh, khả năng
chuyên môn, lương tâm liêm chính và ý thức trách nhiệm) phía VN, bất chấp kiến
nghị cảnh báo của nhiều nhà khoa học tâm huyết và nhận định phản bác của nhiều
công dân trong xã hội? Rõ ràng đối tượng để các lãnh đạo Hà Nội vâng lệnh và
phục vụ không phải là nhân dân như khẩu hiệu “đảng CS là của dân, vì dân” và
“cán bộ là đầy tớ nhân dân” luôn được tuyên truyền ra
rả.
Đến giới gọi là “dân biểu” đang ngồi
trong tòa nhà uy nghi mang tên Quốc hội, họ hầu như luôn luôn đạp dưới chân danh
hiệu tôn quý “cơ quan quyền lực cao nhất” và quên đi thiên chức “thay mặt nhân
dân, đồng bào” để trở thành “đảng biểu” vâng lời tối mặt Bộ chính trị. Họ từng
mau chóng thông qua hai văn kiện hết sức mờ ám và bất bình đẳng: Hiệp định biên
giới năm 1999 và Hiệp định vịnh Bắc bộ năm 2000, bất chấp phản đối của nhiều
tầng lớp nhân dân lúc đó. Đến vụ bauxite, khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố
việc khai thác thứ quặng này tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng”
ngày 04-02-2009, thì Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cũng lập tức cho ý kiến ủng hộ dẫu có thể đoán biết
nguy cơ bom bùn đỏ và nguy cơ Tàu cộng xâm nhập yếu huyệt Tổ quốc. Tới ngày
25-11-2009, gạt bỏ những lời chỉ trích đến từ phía các cử tri từng “bầu” mình,
Quốc hội VN đã chấp thuận dự án xây 2 nhà máy điện hạt nhân. Hãng thông tấn AFP
cho hay hôm đó dự luật về điện hạt nhân đã được 77% số đại biểu thông qua, dù
tuyệt đại đa số họ chẳng hề biết gì về các nguy cơ hay bất lợi của kỹ thuật này.
Họ chỉ cần biết đảng muốn là đủ!
Nhưng phải nói thứ đầy tớ cần mẫn
nhất hiện thời -không phải của dân như khẩu hiệu “vì nước quên thân vì dân phục
vụ” nhưng là của đảng đúng với danh hiệu “thanh gươm và lá chắn bảo vệ chế độ”
được Tổng bí thư phong tặng hôm 02-04- đó chính là công an! Mấy thập niên gần
đây, kể từ khi mở cửa kinh tế, lực lượng này đã bày tỏ lòng khuyển mã với đảng,
với các đảng viên cao cấp, với các đảng bộ địa phương, với nhà cầm quyền sở tại…
qua việc đàn áp hàng ngàn cuộc biểu tình đình công của công nhân, giải tán hàng
ngàn cuộc tụ tập khiếu kiện của nông dân, ngăn chặn hay sách nhiễu hàng chục
cuộc xuống đường chống xâm lược của nhân dân, đánh đập thân thể hay cướp bóc cơ
sở của các vị tu hành (như linh mục Hoa ở Kontum, linh mục Bình tại Hà Nội…);
qua việc hỗ trợ bọn cường hào ác bá, nhóm đại gia tư bản… để cướp công sức và
tài sản của nhân dân, như tại Tiên Lãng Hải Phòng đầu năm nay, và tại Văn Giang,
Hưng Yên cách đây một tuần, với tất cả sự tàn bạo được buông cương, đúng với
châm ngôn tự đặt: “chỉ biết còn đảng còn mình”.
Theo bình luận gia Ngô Nhân Dụng,
“đó là một khẩu
hiệu làm cho tất cả những người công an phải cảm thấy nhục nhã… Nỗi nhục nhã thứ
nhất là nó đặt ra một điều kiện tồn tại cho bản thân mỗi người công an và tất cả
lực lượng công an dính chặt với sinh mạng của một đảng chính trị chứ không nhân
danh một nghĩa vụ nào cao hơn, lớn hơn. Mỗi đảng nào cũng chỉ là một nhóm người.
Gắn bó sinh mạng của mình vào một nhóm người tức là chịu làm tay sai, làm “chó
săn” cho bọn họ, chứ không phục vụ một lợi ích nào của chung quốc gia, dân tộc.
Nỗi nhục thứ hai là cái tiếng xấu “bất trung, bất nghĩa” không thể chối cãi
được. Những người công an sống bằng đồng tiền do hơn 80 triệu người dân đóng
góp, nếu không có người dân làm việc, tạo ra của cải, đóng thuế, thì tất cả cái
đảng mà họ đang bảo vệ chỉ toàn những người chỉ tay năm ngón không thể làm gì ra
của cải, tiền bạc, để trả lương cho họ nuôi vợ con. Nhưng họ lại đi lo bảo vệ
một bọn ăn trên ngồi chốc đó, không cần biết đến nguyện vọng của người dân, giẫm
chân trên nỗi thống khổ của người dân, tạo thêm bao nhiêu cay đắng khác cho dân…
Nỗi nhục nhã thứ ba là chính những người công an đang bị những kẻ nắm đầu họ coi
họ chỉ toàn là một bọn không biết suy nghĩ; một đám ngu si. Ngu si vì chỉ biết
tham lợi trước mắt mà không trông thấy mối nhục muôn đời; nhắm mắt nghe lệnh bảo
vệ một chế độ mà không tự hỏi tương lai chính mình và con cháu mình sẽ ra
sao”.
Cũng cần nói thêm vài hạng nô bộc
khác. Đó là giới báo chí truyền thông lề phải. Mang danh hiệu cao quý “Tôi tớ
của sự thật”, họ đã trở thành “Tôi tớ của đảng” với niềm tự hào đáng xấu hổ:
“Báo chí cách mạng”. Báo chí cách mạng nên phải theo đạo đức cách mạng, phải có
những bài báo tâng bốc lãnh đạo, tô hồng chính sách, ủng hộ chủ trương, vu khống
chửi rủa kết án các công dân bị đảng coi là “phản động”, hoặc phải lặng im thin
thít khi nhân dân bị đàn áp vì phản đối trò cướp bóc của các đảng viên tư bản
như trong vụ Ecopark mới rồi. Một giới nữa là những lãnh đạo tinh thần mà tinh
thần đã bị đảng lãnh đạo. Là “ngôn sứ của Thiên Chúa”, “sứ giả của Đức Như Lai”,
đáng ra họ phải dám lên tiếng cho sự thật và bênh vực cho lẽ phải, trước ai cả
và hơn ai cả, như tín đồ lẫn người dân mong đợi trong cái xã hội tràn ngập gian
dối và bất công này. Nhưng vì muốn an thân sung sướng, sợ bị phanh phui đời tư,
hoặc ưa thành công bề ngoài như tổ chức lễ hội linh đình, xây dựng cơ sở hoành
tráng, họ đã dửng dưng trước nỗi khổ của đồng bào hay đồng đạo, lặng im trước
sai lầm và tội ác của cường quyền, bất biết những nguy cơ của dân tộc và đất
nước.
Nếu các lãnh đạo tinh thần mà như
thế, họ đã đồng lõa với tội ác lớn nhất của đảng Cộng sản: làm cho toàn dân u mê
đầu óc, ủy mị tâm hồn và bạc nhược ý chí, nghĩa là trở thành một đám tôi tớ, bầy
đàn nô lệ, để đảng có thể thống trị dài lâu.
BAN BIÊN
TẬP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét