Tàu ngầm USS North Carolina
(SSN-777)
Tàu ngầm tấn công cao tốc USS North Carolina của Hải quân Mỹ đã cập cảng Subic Freeport của Philippines nằm gần bãi đá ngầm Scarborough nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc.
Thượng
nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo ở Washington ngày 14/5/2012.
Báo Philippine Star (Philippines) ngày 15-5 đưa tin hôm
trước đó, tàu ngầm tấn công USS North Carolina (SSN-777) chạy bằng năng
lượng hạt nhân của hải quân Mỹ đã nổi lên ở vịnh Subic thuộc tỉnh
Zambales (Philippines). Vị trí nổi cách bãi cạn Scarborough 198 km.
Phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay, tiết lộ thông tin trên ngày 15/5.
Theo ông Tonsay, chiếc tàu ngầm lớp Virginia cực kỳ tối tân này cập cảng Subic Freeport hôm 13/5 trong sứ mệnh bổ sung lực lượng cho quân đội Mỹ tại Philippines và "không liên quan gì” đến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn một tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với bãi đã cạn hình móng ngựa không có người ở mà Philippines gọi là Scarborough, Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, với chiều dài 350 feet và trọng lượng hơn 7.800 tấn khi lặn, USS North Carolina là một trong những tàu ngầm có khả năng tàng hình cao nhất và được trang bị công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.
Việc tàu USS North Carolina tới cảng Subic Freeport của Philippines sẽ giúp nâng cao khả năng thực hiện đầy đủ các sứ mệnh của tàu ngầm như tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm; triển khai tấn công và chiến tranh đặc biệt cho các lực lượng tác chiến đặc nhiệm; và tiến hành các hoạt động tình báo, theo dõi, trinh sát.
Dự kiến, tàu USS North Carolina sẽ ở lại vịnh Subic trong vòng khoảng 1 tuần và sẽ rời cảng vào ngày 19/5.
Tuy Philippines phủ nhận việc tàu ngầm Mỹ tới cảng nước này không liên quan gì tới mối căng thẳng tranh chấp với Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough, nhưng có thể thấy rõ ràng, việc điều động này thể hiện thông điệp chấn an của Mỹ gửi tới đồng minh theo hiệp ước phòng thủ chung mà hai nước đã ký.
Bế tắc tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham bắt đầu khi 4 Trung Quốc ngăn chặn một nỗ lực của Hải quân Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc, bị cáo buộc đánh bắt hải sản được bảo vệ trong vùng lãnh hải của Philippines, ngày 8/4.
Những va chạm giữa Bắc Kinh và Manila đã phát triển ngày càng căng thẳng sau khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc cảnh báo rằng nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để chiến tranh, chấm dứt toàn bộ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Philippines đã tìm cách để giải quyết xung đột bằng việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh Hoa Kỳ cũng như tìm kiếm mua lại các trang thiết bị vũ khí mới cho Không quân và Hải quân.
Thông tin trên được đưa một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hối thúc Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ cho rằng Mỹ cần đảm bảo rằng Trung Quốc không thể “tự tung, tự tác” ở Biển Đông và “muốn làm gì thì làm” trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Theo ông McCain, Mỹ cần phải ủng hộ các nước đối tác trong khối ASEAN để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình.
Lâu nay, Trung Quốc nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nhằm dễ bề đạt được mục đích riêng của mình.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối 90% diện tích ở Biển Đông, trong khi thực chất nước này chỉ kiểm soát khoảng 10%. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong đó có cả việc quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác đang hoạt động hợp pháp trên Biển Đông.
Dân Trí/ĐVO dẫn nguồn AFP/ Kyodo News
Phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay, tiết lộ thông tin trên ngày 15/5.
Theo ông Tonsay, chiếc tàu ngầm lớp Virginia cực kỳ tối tân này cập cảng Subic Freeport hôm 13/5 trong sứ mệnh bổ sung lực lượng cho quân đội Mỹ tại Philippines và "không liên quan gì” đến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn một tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với bãi đã cạn hình móng ngựa không có người ở mà Philippines gọi là Scarborough, Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, với chiều dài 350 feet và trọng lượng hơn 7.800 tấn khi lặn, USS North Carolina là một trong những tàu ngầm có khả năng tàng hình cao nhất và được trang bị công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.
Việc tàu USS North Carolina tới cảng Subic Freeport của Philippines sẽ giúp nâng cao khả năng thực hiện đầy đủ các sứ mệnh của tàu ngầm như tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm; triển khai tấn công và chiến tranh đặc biệt cho các lực lượng tác chiến đặc nhiệm; và tiến hành các hoạt động tình báo, theo dõi, trinh sát.
Dự kiến, tàu USS North Carolina sẽ ở lại vịnh Subic trong vòng khoảng 1 tuần và sẽ rời cảng vào ngày 19/5.
Tuy Philippines phủ nhận việc tàu ngầm Mỹ tới cảng nước này không liên quan gì tới mối căng thẳng tranh chấp với Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough, nhưng có thể thấy rõ ràng, việc điều động này thể hiện thông điệp chấn an của Mỹ gửi tới đồng minh theo hiệp ước phòng thủ chung mà hai nước đã ký.
Bế tắc tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham bắt đầu khi 4 Trung Quốc ngăn chặn một nỗ lực của Hải quân Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc, bị cáo buộc đánh bắt hải sản được bảo vệ trong vùng lãnh hải của Philippines, ngày 8/4.
Những va chạm giữa Bắc Kinh và Manila đã phát triển ngày càng căng thẳng sau khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc cảnh báo rằng nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để chiến tranh, chấm dứt toàn bộ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Philippines đã tìm cách để giải quyết xung đột bằng việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh Hoa Kỳ cũng như tìm kiếm mua lại các trang thiết bị vũ khí mới cho Không quân và Hải quân.
Thông tin trên được đưa một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hối thúc Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ cho rằng Mỹ cần đảm bảo rằng Trung Quốc không thể “tự tung, tự tác” ở Biển Đông và “muốn làm gì thì làm” trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Theo ông McCain, Mỹ cần phải ủng hộ các nước đối tác trong khối ASEAN để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình.
Lâu nay, Trung Quốc nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nhằm dễ bề đạt được mục đích riêng của mình.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối 90% diện tích ở Biển Đông, trong khi thực chất nước này chỉ kiểm soát khoảng 10%. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong đó có cả việc quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác đang hoạt động hợp pháp trên Biển Đông.
Dân Trí/ĐVO dẫn nguồn AFP/ Kyodo News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét