Cách đây không lâu, Gs Trịnh Khải, một nhà nghiên cứu văn hóa và chính
trị tại Paris, có chuyển tới tôi một vài văn bản liên quan đến ‘Một giải pháp
trung lập cho Việt Nam’ do GS Vũ Quốc Thúc soạn thảo. Gs Trịnh Khải cho biết, ông
đã liên lạc và nhờ được một vài nhân vật trong chính quyền Pháp yểm trợ. Trong
dịp nầy Gs còn ngỏ ý đề nghị tôi hợp tác và kêu gọi Người Việt Quốc Gia hải ngoại
hưởng ứng, vì theo Gs Khải, đây là một ‘giải pháp trung lập’ rất thuận lợi cho
cuộc đổi mới tại Việt Nam trước các biến chuyển trọng đại của thời cuộc.
Trước tiên xin cám ơn Giáo sư Trịnh Khải đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ của
tôi đối với Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Những ai thường theo dõi hiện tình đất nước đều
xác nhận rằng Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một người có tấm lòng, tuổi gần đất xa trời
nhưng vẫn cố gắng đưa ra nhiều đề nghị, trong đó có giải pháp trung lập cho Việt
Nam.
Nhưng nhìn lại những việc mà Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã làm sau khi ra định cư nước ngoài, theo suy nghĩ của tôi, thì quan niệm của Giáo sư có phần nào hơi nghiêng về mặt tình cảm của một người trí thức đối với tập đoàn cộng sản đang cầm quyền hơn là trăn trở của một người chính trị hằng quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân dưới chế độ hiện nay. Và mới đây, những suy nghĩ của tôi về Giáo sư Vũ Quốc Thúc được giải tỏa khi Giáo Sư, qua cuộc phỏng vấn, vẫn khéo léo cho rằng ‘đảng cộng sản cũng là một thành phần của dân tộc’.
Nhưng nhìn lại những việc mà Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã làm sau khi ra định cư nước ngoài, theo suy nghĩ của tôi, thì quan niệm của Giáo sư có phần nào hơi nghiêng về mặt tình cảm của một người trí thức đối với tập đoàn cộng sản đang cầm quyền hơn là trăn trở của một người chính trị hằng quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân dưới chế độ hiện nay. Và mới đây, những suy nghĩ của tôi về Giáo sư Vũ Quốc Thúc được giải tỏa khi Giáo Sư, qua cuộc phỏng vấn, vẫn khéo léo cho rằng ‘đảng cộng sản cũng là một thành phần của dân tộc’.
Vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu, giải pháp do Giáo sư đưa ra để tìm một
mô hình trung lập cho Việt Nam hiện thời, có nghĩa là chấp nhận đa đảng, trong đó
điều đáng nói và quan trọng nhất là đảng cộng sản phải hiện diện như một thành
phần trong bộ máy cầm quyền mới của đất nước thì vấn đề nầy người Việt Quốc Gia
hải ngoại cần phải xét lại. Ngoài ra, giải pháp trung lập trong giai đoạn nầy,
theo thiển ý tôi, không phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế văn hóa cũng
như bản chất con người của dân Việt Nam hiện nay. Thật vậy, sau gần 70 năm
(Miền Bắc) và 40 năm (Miền Nam) người dân đã hấp thụ nền văn hóa đỏ (hay còn
gọi là văn hóa vô sản) thì đất nước và dân tộc Việt Nam đã mất hẳn gốc nhân bản
lễ giáo đạo đức. Nhân tính con người dưới chế độ cộng sản đã đi ngược trào lưu tiến
hóa, trở thành vô cảm, thiếu hẳn tình người và dân trí còn bị hạn chế…thì không
thể áp dụng một cách gượng ép hình thức tiến bộ về mặt chính trị để tổ chức bầu
cử theo lối tự do của các xứ văn minh Âu-Mỹ. Ngoài ra, còn một vấn đề quan
trọng nữa là nguyên tắc để tiến hành giải pháp trung lập - dù có thực hiện dưới
hình thức nào – cũng khó khăn và không trung thực, vì một khi tập đoàn cộng sản
còn đó thì không thể nào tìm được một phương cách nào tốt đẹp cho Việt
Nam.
Tôi ủng hộ tìm một giải pháp trung lập cho Việt Nam nhưng chưa phải là thời
điểm nầy và nhất là không chấp nhận sự
hiện diện của đảng cộng sản như là một thành phần của dân tộc trong guồng máy
chính trị cũng như hành chánh sau nầy. Vậy tôi xin trình bày, để có thể xem
như đóng góp ý vài nghĩ thô sơ của một người tranh đấu đối với đề nghị của Gs
Vũ Quốc Thúc.
Theo tôi, những đề nghị nhiệt tình của những người yêu nước thì thật
hữu ích, nhưng nếu không để ý nghiên cứu cẩn thận thì sẽ đem lại những hậu quả
xấu hoặc có thể gọi là có phản ứng ngược. Thật vậy, nếu đây là tài liệu kêu gọi một giải pháp trung lập cho Việt Nam vĩnh
viễn theo hai mô hình Áo hoặc Thụy sĩ thì đúng là một giấc mơ của nhiều quốc
gia cũng như nhiều nhà nghiên cứu chính trị. Nhưng Việt Nam, liệu có thể làm được
gì và kết quả sẽ ra sao ? Việt Nam là một nước với quá nhiều hậu quả đen tối
trong quá khứ, cộng thêm những phân hóa trầm trọng của hiện tại, cũng như, sẽ gặp
nhiều khó khăn trong tương lai thì việc đổi mới bằng giải pháp trung lập dưới
ảnh hưởng của đảng cộng sản chắc chắn khó thực hiện, hay phải gượng ép…thì phần
lợi, phần thắng sẽ nằm trong tay đảng nào có ưu thế. Và nếu sẽ tiến tới một giải pháp trung lập trong tương lai - khi không
còn bóng dáng quân thù cộng sản - thì cũng bắt buộc phải trải qua một thời gian
dài và phải đi từng bước một. Không thể dùng một giải pháp gượng ép và chắp vá đối
với một đất nước đang còn nhiều vấn đề phức tạp chính trị, xã hội bất ổn và niềm
tin người dân chưa được vãn hồi. Hơn nữa, theo tôi, nếu người dân Việt Nam muốn
hàn gắng và xây dựng lại một đất nước đoàn kết và ổn định an ninh xã hội của thời
hậu cộng sản thì phải chấp nhận một sự cứng rắn của nhà cầm quyền mới. Có thế may ra mới giải quyết được nhiều khó
khăn từ hạ từng đến thượng tần cơ sở, từ trung ương xuống địa phương và từ nhiều
tổ chức chính trị xôi thịt đã, đang và sẽ cắn xé nhau !
Nếu chỉ đóng vai trò yêu nước để kêu gọi mọi người chạy theo một hình
thức quá lý tưởng mà không dự đoán được những gì sẽ xảy ra là việc làm không thực
tế, hoặc có thể nói, sẽ dẫn đến một giải
pháp xem như hợp thức hóa và dọn đường cho đảng cộng sản ngồi lại chính thức và
an toàn trong chính quyền tương lai. Nếu nghĩ rằng Việt Nam chọn một giải
pháp trung lập theo mô hình Áo hoặc Thụy Sĩ trong lúc nầy một cách quá dễ dàng
thì có thể ví như việc đưa một con bệnh bị bán thân bất toại từ nhiều năm đi dự
thi chạy bộ đường trường ! Như vậy đã phí sức lại mất thời giờ mà chẳng làm gì được,
nhất là đối với bản chất của người Việt Nam, trước sau gì cũng không thay đổi,
khó chấp nhận ai hơn mình và ít chịu tùng phục ai lâu dài dù cùng hội, cùng
thuyền, cùng chung chiếu chung mâm. Đó
là chưa nói đến việc các tổ chức đối lập, hoặc thành phần đón gió, nếu cùng ngồi
với nhau trong một tổ chức đầy quyền lực và xôi thịt trong những ngày vừa đổi đời
thì chuyện gì sẽ xảy đến ? Ngoài ra, cần phải đề cập tới đa số chính trị
gia thường thay hình đổi dạng và xoay chiều một cách dễ dàng như thay áo trước
những mối lợi nhất thời. Vừa ngồi vào với nhau chưa làm được gì cho đất nước và
dân tộc thì đã vội chia bè chia cánh, đấu đá tranh ghế, tranh giành quyền lợi mà
thực tế đã chứng minh cho chúng ta tại nội địa cũng như hải ngoại.
Trước khi đi vào phần chính của bài viết, xin phép lướt qua vài nét thô
sơ về mô hình trung lập lý tưởng nhất của Châu-Âu. Lấy ví dụ Thụy sĩ, một quốc
gia đa dạng (tài liệu cập nhật ngày 21.02.2012) với 7.5 triệu rưởi người nhưng
xử dụng đến 4 thứ tiếng. Hành chánh tổ chức theo quy chế Liên Bang và đặc biệt,
đất nước nầy chưa hề bị một cuộc chiến tranh nào kể từ năm 1815 đến nay. Nền
trung lập có vỏ trang được Quốc Tế công nhận qua Hội Nghị Wien 1815. Nền hành chánh gồm 26 Bang đặt dưới quyền lãnh đạo trung ương. Quốc hội Thụy Sĩ có 200 (Hạ viện) và 46 (thượng
viện). Chính phủ là một Hội Đồng Liên Bang gồm 7 tthành viên và Tổng Thống được
bầu chọn trong số 7 người nầy, nhiệm kỳ 1 năm. Về đảng chính trị, có 5 đảng lớn
(không cộng sản) chiếm ngang ngữa nhau từ 20% (CVP – FDP) đến 23% (SVP) trong
quốc hội. Tôn giáo gồm 47,6% (Công giáo),
43,3% (Tin Lành), 0,3% (Anh
Giáo-Chính Thống Giáo), 0,3% (Do Thái giáo), 7,5% (Các tính
ngưỡng khác). Kinh tế mạnh nhờ các ngành dịch vụ (70,40%), công nghiệp
(24,90%), và nông nghiệp thì rất thấp (4,80%). Tổng sản lượng quốc dân (GNP)
245,80 tỷ US$, GDP theo đầu người 34.206,80 US$... Nếu đem hiện tình Việt Nam
ra so sánh để tìm một giải pháp nhằm gấp rút chạy theo mô hình của một nước
Trung lập tại Châu-Âu (Thụy sĩ hay Áo) thì thật khó thực hiện. Lý do dễ thấy nhất,
Việt nam đã không có một cái gốc căn bản nào từ chính trị, kinh tế, quốc phòng,
ngoại giao đến văn hóa… lại đang ở trong tình trạng bị phân hóa về mọi mặt và rồi
sẽ gặp nhiều hậu quả bất ổn trầm trọng trong tường lai….Nếu kêu gọi và nhờ Pháp
đở đầu giải pháp Trung lập (ví dụ có thể xảy ra) để thay đổi thể chế chính trị hiện
tại, thì Việt Nam không thể hội đủ điều kiện tối thiểu để tiến tới một giải pháp
trung lập lý tưởng. Đó chưa nói đến đến việc đảng cộng sản sẽ có mặt trong chính
phủ tương lai và chúng sẽ âm mưu để lèo lái đất nước một lần nữa dưới ách thống
trị của chúng, trá hình bằng giải pháp trung lập như già Hồ đã tráo trở giết hại
và bán đứng thành phần Quốc Gia cho Tây cho Nhật ngày trước. Đến đó thì Cộng Hòa
Trung Lập Việt
Nam, nếu có, cũng chỉ là bức bình phong chẳng khác gì cái vỏ Xã Hội Chủ Nghĩa của
cộng sản ngày nay.
Tất cả những ai có lòng, đề nghị những gì tốt đẹp cho dân tộc và đất nước
phải được hoan nghênh. Nhưng những đề
nghị gì trong lúc nầy, điều cần thiết là phải hổ trợ cho công cuộc tranh đấu, có
lợi ích cho Quốc Gia Dân Tộc. Đối
với những giải pháp đề nghị thật lớn nhưng ‘rỗng ruột’ hoặc nhập nhằng nhằm kiếm
giải pháp cứu chế độ cộng sản đang trên đà suy thoái là đi ngược lại công cuộc
tranh đấu hiện tại của người Việt Quốc Gia và chắc chắn sẽ gặp phản ứng của những
người đã một thời từ bỏ chế độ cộng sản trốn chạy đi tìm tự do.
Để đi vào kết luận bài viết qua đề nghị của Giáo sư Vũ Quốc Thúc ‘Một
Giải Pháp Trung Lập
Cho Việt Nam’…tôi xin đưa ra hai thiển ý : Không thể và Dứt Khoát Không được.
1. KHÔNGTHỂ :
Đối với Việt Nam, văn hóa nhân bản và tình người dưới chế độ cộng sản đã
bị triệt tiêu, tiềm năng kinh tế thì nằm trong tay kẻ thù Tàu cộng, gia tài vật
chất bị phân tán xứ ngoài, chính trị rừng rú điều khiển bởi những bộ óc hạt mít…
thì dù có thần thánh đi nữa cũng không thể gán ép một mô hình trung lập lý tưởng
mà ngay cả những xứ Tây Phương phải mất bao nhiều thời gian và đổ biết bao công
sức mới đạt được. Đất nước Việt Nam đang trong tình trạng văn hóa mất gốc, kinh
tế rỗng ruột, chính trị phân hóa, kiến thức người dân còn thấp, như vậy, đề nghị một giải pháp Trung Lập cho Việt Nam trong thời
buổi nầy thì Không Thể !
Hơn nữa, muốn tự lập để có một thế đứng chính trị không lệ thuộc phe cánh
hay ảnh hưởng bởi một cường quốc nào thì Việt Nam phải có đầy đủ nội ‘lực’ từ
tinh thần, vật chất đến quân sự. Không
thể trông cậy vào một ai. Mỹ Tàu cộng, Nga và các đồng Minh Nhật Bàn, Phi, Nam
Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Dương, Úc, Ân Độ đang bận tranh nhau ảnh hưởng vùng Biển
Đông. Không quốc gia nào bận tâm ủng
hộ một giải pháp chính trị (Trung
Lập) xem như bất khả thi đối với Việt Nam. Pháp không đủ sức để
giúp cho Việt Nam, và chúng ta không thể tin cậy vào Pháp, vì từ lâu Pháp đã bám
chặt vào Tàu cộng. Có thể nói chắc chắn rằng Pháp sẽ chạy theo quyền lợi với Tàu
cộng và hơn nữa Pháp không đủ sức ‘giựt tay trên’ ảnh hưởng của Mỹ đối với Việt
Nam, Đông Nam Á và Vùng Biển Đông. Một
vài dân biểu Pháp dù vận động thế nào cũng chẳng ăn thua gì, vậy dựa vào Pháp
hoặc Châu-Âu cũng Không Thể !
2. DỨT KHOÁT KHÔNG ĐƯỢC :
Trước tiên phải xác định rõ ràng rằng đảng cộng sản không phải là một thành phần của dân tộc. Đó là một tập
đoàn cướp nước, cướp của giết người từ trên nửa thế kỷ qua và ngày nay, để bảo
vệ ngai vàng, chúng đã bán đứng đất nước và dân tộc Việt Nam cho Tàu cộng. Đảng
cộng sản chính là tội đồ của dân tộc cần phải nhổ bỏ tận gốc. Như chúng ta biết,
để tiến tới một thể chế Cộng Hòa Trung
Lập thì phải chấp nhận đa đảng. Vậy, đảng cộng sản sẽ còn hiện
diện đa số trong một chế độ trung lập tương lai của Việt Nam là Dứt Khoát Không
Được ! Tại sao ? Xin thưa rằng đảng viên, gia đình dòng họ và
thành phần sống bám vào chế độ, dù chỉ là một số nhỏ so với đại đa số người dân
trong nước, nhưng chúng nó nắm quyền lực từ trên xuống dưới, từ trung ương đến
tận hang cùng ngõ hẻm thì với một cuộc bầu cử tự do – dù được quốc tế kiểm soát
– cũng không thoát nổi trò ma giáo của cộng sản và chắc chúng sẽ chiếm phần thắng
lợi tối đa. Một điều rất dễ hiểu, Việt
gian cộng sản kiểm soát kềm kẹp người dân bằng chế độ công an trị theo thế cài
răng lược. Ngay trong gia đình, dòng
họ, hàng xóm, trường học, công sở, chợ búa …không biết ai là công an chìm đang
ngày đêm theo dõi, báo cáo tất cả hành động của những người chung quanh. Từ
trong các đoàn thể, đơn vị lính nhỏ cũng đã có chính ủy ra mặt chỉ huy những
tay chỉ điểm, thì bất cứ lời nói hành động nào dù là trong cơ quan nhà nước hay
tổ chức quân đội cũng không thoát khỏi hệ thống kiểm soát của đảng. Nếu ví dụ có
một cuộc bầu cử hay trưng cầu dân ý thì phần thắng chắc chắn sẽ rơi vào tay cộng
sản. Liên Hiệp Quốc đâu đủ nhân sự để ngồi tại tất cả các phòng phiếu, nếu có
chăng thì chỉ ở thủ đô và các thành phố lớn để làm cảnh mà thôi. Số còn lại trên
80% phòng phiếu đều nằm tại các quận huyện, làng xã xa xôi, không cách nào kiểm soát được. Hơn nữa công an chìm bám theo
và hăm dọa từng cá nhân một tại những nơi tổ chức bầu phiếu, đó chưa kể đến việc
tráo trở phiếu là nghề tay mặt của cộng sản.
Còn một vấn đề không kém phần quan trọng nữa, thử tính xem Việt Nam
hiện giờ có bao nhiêu đảng chính trị ? Ngoại trừ tập đoàn cộng sản với 3
triệu đảng viên và một số đảng nhỏ vừa hoạt động âm thầm (chân chính) hoặc ra mặt
xuất hiện (cò mồi làm cảnh) mà thực chất chỉ vỏn vẹn một số lượng đảng viên không
đáng kể. Trong đó chưa nói đến thành phần cò mồi do cộng sản cài vào cũng như
phải tính thêm một vài tổ chức nhỏ của các đảng ở hải ngoại đang bắt tay ăn có
với tập đoàn cộng sản. Như vậy đảng đối lập trong nước xem như rất yếu hoặc không
có thì thế chính trị bị mất cân bằng hoàn toàn. Nếu có một cuộc bầu cử hay
trưng cầu dân ý thì các đảng cò mồi nầy sẽ được cộng sản thổi phồng trở thành
những con bò vĩ đại để giành lấy ảnh hưởng. Do đó giải pháp bầu cử hoặc trưng cầu
dân ý dưới chế độ cộng sản, dù có quốc tế kiểm soát, cũng là một trò cười và là
cơ hội bồi bổ thêm quyền lực cho tập đoàn bán nưóc cộng sản. Vậy nếu xem cộng
sản là thành phần của dân tộc để tìm một giải pháp chính trị trong tương lai cho
Việt Nam là hoàn toàn Dứt Khoát
Không Được !
Có thể nói rằng muốn một chiếc bánh Trung Lập tốt đẹp thì phải khử trùng thật chu đáo từ
dụng cụ, nguyên liệu, chất xúc tác…thật sạch sẽ để chắc chắn rằng không còn nọc
độc, cặn bã, tỳ vết vi trùng cộng sản trước khi bắt tay vào việc, nếu không, mầm
mống tập đoàn việt gian bán nước sẽ sống trở lại, và đến lúc đó thì vô phương
cứu chữa.
Trước khi chấn dứt, xin lặp lại câu nói trích trong một bài viết về
Trí Thức Việt Nam được phổ biến cách đây vài tháng : Sự sai lầm của một người bình dân có thể bỏ qua nhưng đối với âm mưu tráo
trở của kẻ trí thức thì phải đề phòng, lên án và tẩy chay !
Đinh Lâm Thanh
Paris, 04.4.2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét