Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Từ Quốc Hận, Quốc Nhục đến Quốc Kháng !

Ngô Quốc Sĩ
Click to expand image to full size (126.14 Kb)
Tháng Tư là tháng Tư Đen. Còn ngày 30 tháng Tư là ngày Quốc Hận, Quốc Nhục hay Quốc Tang, thì cũng đều diễn tả một tâm thức bi đát, đắng cay! Ngày khép lại của tự do dân chủ. Ngày dân tộc tan tác, đất nước điêu linh, lòng người quặn thắt! Câu hỏi đặt ra là 37 năm rồi, vết thương 30 tháng 4 đã lành lặn chưa? Nói khác, nên nhớ hay nên quên ngày đau thuơng nhục nhã đó? Và nếu nhớ thì nhớ những gì?



Một số người chủ trương quên đi những tủi hận và nhục nhã 30 tháng 4 để nhìn về tương lai trong ý hướng hòa hợp và hòa giải dân tộc.Theo họ, cần gì phải khơi lại vết thương đẫm máu đó? Hãy quên đi để xóa bỏ hận thù. Hãy quên đi để làm mờ nhạt ranh giới Quốc-Cộng.. Luận điệu này nghe ra có vẻ bùi tai, có vẻ thuyết phục đối với những nguời ngây thơ, bị nhiễm độc bời tuyên truyền cộng sản, hay đối với những người trẻ sinh sau đẻ muộn, chưa có cơ hội tham dự vào những bất hạnh chất ngất của dân tộc trong cuộc chiến Việt Nam, và nhất là không được chứng kiến cái chết tức tưởi của Miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng đối với dân Việt, làm sao quên được ngày đau thương đó? Làm sao vui với hiện tại và tin vào tương lai khi vết thương đó, đến nay còn rỉ máu?


Trên bình diện triết học, với ý niệm Sử Tính, người ta phân biệt Sử ký với Lịch sử. Sử ký là kho tàng ghi chép những sự kiện, những biến cố chết, như thể những chiếc lá khô, những mảnh vụn cuộc đời vô nghĩa, nói chung là những gì nên quên. Còn lịch sử trái lại, là giòng sống liên tục kết tinh những kinh nghiệm qúy báu, làm bài học cho tương lai. Đó là những gì đáng nhớ và phải nhớ, nhớ mãi muôn đời..


Biến cố 30 tháng 4, mang ý nghĩa sử tính. Nói khác, tuy đau thương, tủi hận và nhục nhã, nhưng 30 tháng 4 lại là bài học qúy giá cho các nhà chính trị trong bối cảnh xung khắc ý thức hệ và trào lưu dân chủ hóa toàn cầu. Đó lại càng là bài học cho dân tộc Việt Nam trong nỗ lực cứu nguy Tổ Quốc, nhất là cho giới trẻ Việt Nam trong vai trò rường cột của đất nước.


Vậy phải nhớ, nhưng xin hỏi phải nhớ những gì?


Truớc hết là nhớ mối Hận của Tháng Tư Đen. Hận vì cánh cửa tự do khép lại một cách qúa vô lý. Hận vì Miền Nam tự do bị bức tử một cách qúa oan ức. Hận vì tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam còn ngút ngàn, mà đành phải buông súng đầu hàng địch theo lệnh của lãnh đạo khiếp nhược và bất lực.Thêm vào đó, còn phải hận, vì thái độ phản bội của Đồng Minh, thất hứa và thất tín. Đó là chưa nói tới mối hận trước tình trạng đất nước điêu linh dân tộc tan tác, người vùi thân trong trại tủ cải tạo, người bỏ xác duới lòng biển sâu, trong tay hải tặc, hay chết khô nơi những vùng kinh tế mới, lang thang nơi đất lạ quê người...


Tiếp đến là nỗi Nhục của một thời Sử Đen. Làm sao khỏi cảm thấy nhục khi Miền Nam văn minh tiến bộ với bao tinh hoa nhân tài, đành bó tay nhìn một lũ người rừng rú, những” bộ máy chém giết không tim không óc” đóng vai chủ nhân ông giày xéo đất nước và đày đọa dân tộc! Nhất là làm sao khỏi cảm thấy nhục khi dân chúng Miền Bắc nóng lòng chờ đợi Miền Nam ra giải phóng, thì hỡi ôi, Miền Nam lại bị bức tử một cách oan nghiệt, kêu Trời không thấu!


Từ cảm thức uất hận và nhục nhã đó, dân Việt không thể nguôi ngoai để chấp nhận chủ trương hòa giải hòa hợp. Thật vậy, hòa giải dân tộc thì hoàn toàn không cần thiết, vì dân tộc Việt Nam nói chung, miền Nam cũng như Miền Bắc, luôn luôn yêu thương đùm bọc nhau, đâu có gì xung khắc mà phải hòa giải? Còn hòa giải với cộng sản thì hoàn toàn vô lý, vì sau khi xâm chiếm Miền Nam, cộng sản Viêt Nam không những không muốn hòa giải dân tộc, mà còn áp dụng chính sách trả thù, hủy diệt tất cả tinh hoa Miền Nam, đày đoạ dân Việt trong cảnh khốn cùng. Nhất là cộng sản Việt Nam, sau 37 năm thống trị bằng bạo lực và dối trá, nay vẫn tiếp tục đàn áp dân chủ, cướp dẫm nát tự do, chà đạp nhân quyền, thì nói chuyện hòa giài hòa hợp qủa là mỉa mai và khôi hài!


Hãy nhìn về Việt Nam hôm nay, với những cuộc trấn áp các nhà dân chủ, những cuộc bắt bớ các thanh niên yêu nước xuống đuờng chống ngoại xâm, những cuộc đàn áp dân oan, triệt hạ tôn giáo, cuớp đoạt tài sản của dân lành, thì rò ràng hoả giải hòa hợp chỉ là một chiêu bài phỉnh gạt. Chẳng lừa đảo đuợc ai, nên cộng sản đã tiếp tục dương cao cánh tay đao phủ, với dùi cui roi điện, với vòi rồng hơi cay, với cả súng AK và xe tăng thiết giáp, chỉ thẳng vào dân lành. Điều đáng nói là từ những điểm nóng, như thể điểm xuất phát của Tiên Lãng, Văn Giang Cồn Dầu, Chương Mỹ, bàn tay sắt cộng sản có tàn ác đến đâu cũng sẽ phải nhũn mềm trước ý chí sắt thép, trước nỗi lòng phẫn uất của dân Việt, đã vượt qua bức tường sợ hãi, sẵn sàng thách đố với bạo lực cuờng quyền.


Tóm lại, từ Quốc Hận, Quốc Nhục, dân Việt đã buớc qua Quốc Kháng. Ngọn lửa Tiên Lãng đã lan qua Văn Giang, và sẽ lan tỏa mọi miền đất nước. Giờ lịch sử đã điểm. Vết dầu đã loang. Cơn bảo lửa đã bùng lên với hàng triệu Đoàn Văn Vươn hàng hàng lớp lớp, chắc chắn sẽ thiu rụi chế độ cộng sản, giải thoát Tổ Quốc khỏi đại nạn ngoại xâm và nội thù hiện nay..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét