Việc băng tan chảy nhanh tại Bắc cực đã gây ra một hiệu ứng “bóp méo” lên lực hấp dẫn của Trái đất, NASA tuyên bố.
Dữ liệu do vệ tinh sinh đôi Grace cung cấp cho phép NASA giả lập bản đồ 3D về lực hấp dẫn thay đổi của Trái đất. |
Những số liệu về nhiệt độ toàn cầu trải dài suốt 160 năm qua đã cho thấy, Bắc cực đang ấm lên nhanh chóng. Việc băng tan chảy nhanh đã gây ra một hiệu ứng “bóp méo” lên lực hấp dẫn của Trái đất và điều này được thể hiện rất rõ từ vệ tinh GRACE chuyên đo trọng lực của NASA.
NASA cho biết, vệ tinh sinh đôi Grace có thể đo được chính xác mức độ tan chảy của các sông băng ở Greenland với độ chính xác cao. Từ không gian, hai vệ tinh này sẽ ghi nhận những thay đổi trên lộ trình bay của mình, từ đó phát hiện ra những thay đổi cực nhỏ của lực hấp dẫn do việc băng tan chảy sẽ khiến khối lượng Trái đất giảm nhẹ.
Cụ thể, đảo băng Greenland đã phải đối mặt với tình trạng “nhẹ” đi 240 gigaton trong thời gian từ 2002-2011. Hiện tượng này đã khiến mực nước biển cao thêm tương ứng 0,7mm mỗi năm.
Đây là mô hình lực hấp dẫn của Trái đất tại thời điểm năm 1995. |
“Khi khối lượng của thềm băng Greenland thay đổi thì lực hấp dẫn tại đó cũng vậy”, Tiến sĩ Frank Flechtner của Trung tâm nghiên cứu Khoa học Trái đất Đức GFZ giải thích. “Nghiên cứu mới đã kết hợp cơ sở dữ liệu nhiệt độ mặt đất và đại dương mới nhất, tổng hợp nhất trong vòng 160 năm qua”.
Trên cơ sở này, con người có thể vẽ nên bức tranh rõ ràng hơn về sự biến đổi khí hậu của Trái đất trong suốt quãng thời gian đó.
Hai năm nữa, Trái đất bước vào thời kỳ lạnh giá
Trưởng khoa nghiên cứu Mặt trời của Đài thiên văn Pulkovo, Viện Hàn lâm Khoa học Nga – tiến sĩ Toán Lý Habibullo Abdusamatov khẳng định, từ năm 2014 Trái đất bước vào chu kỳ băng giá.
Giáo sư Abdusamatov hiện là Chủ nhiệm dự án “Đo lường thiên văn” (Astrometry), thực chất là nghiên cứu hoạt động của Mặt trời. Ngôi sao quen thuộc này có một số chu kỳ hoạt động: chu kỳ 11 năm, đặc trưng bởi việc xuất hiện những vết đen và chu kỳ 24 năm, đặc trưng bới sự suy giảm các hoạt động. Ngoài ra còn chu kỳ 200 năm, từ năm 1990 bắt đầu bước vào giai đoạn kết thúc.
Giáo sư Аbdusamatov tìm hiểu sự liên quan giữa các chu kỳ đó với đường kính của Mặt trời. Bức xạ của Mặt trời, vốn xác định nhiệt độ của Trái đất, phụ thuộc vào đường kính của nó. Tính chu kỳ của thay đổi này cho phép phán đoán về những thời kỳ lạnh giá trong quá khứ và dự báo các thời kỳ lạnh giá trong tương lai. Theo giáo sư Abdusamatov, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ lạnh giá mà đỉnh điểm của nó là vào năm 2055.
Thời kỳ lạnh giá mới sẽ kéo dài không dưới hai thế kỷ, như báo Người đối thoạt (Nga) đưa tin. Ngược lại, những người ủng hộ thuyết Trái đất đang nóng lên lại cho rằng chính vào năm đó “Trái đất sẽ sôi như một nồi nước mà chúng ta không rút bớt củi”.
Báo Vesti.ru (Nga) còn nói thêm: Điều này chẳng có gì lạ, chỉ trong kỷ nguyên chúng ta loài người đã chứng kiến không chỉ một mà hai thời kỷ băng giá. Hiện tượng lạnh giá kéo dài mà các nhà khoa học Nga dự báo sẽ là “thời kỳ lạnh giá nhỏ” thứ năm trong 9 thế kỷ qua. Những lần có hiện tượng khí hậu tương tự đã xảy ra vào những thế kỷ XIII, XV, XVII và XIX.
Ông Abdusamatov cảnh báo, mặc dù đó là “thời kỳ lạnh giá nhỏ”, tuyệt nhiên không có nghĩa là nó diễn ra mà không cần để ý đến. Thông thường, trong mỗi chu kỳ lạnh giá đều kèm theo dịch bệnh, mất mùa cũng như sự di dân hàng loạt trên thế giới, nhà khoa học cho biết.
Mây Trái đất đang hạ dần độ cao
Lớp mây bao quanh trái đất đã hạ thấp độ cao trong suốt thập kỷ vừa qua, bình quân khoảng 1%, nghiên cứu dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA cho hay.
Ảnh chụp mây trên vùng trời Ấn Độ Dương ngày 23.7.2007 bởi máy MISR gắn trên tàu vũ trụ Terra của NASA. Ảnh: NASA/JPL-Caltech. |
Kết quả nghiên cứu tiết lộ xu hướng giảm toàn diện độ cao của mây. Độ cao mây bình quân toàn cầu đã giảm khoảng 1% trong thập kỷ vừa qua, tức là giảm đi khoảng 30 đến 40 mét. Sự hạ thấp độ cao này hầu như do mây ở những tầng cao nhất đã mất đi.
Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, ông Roger Davies nhận xét khoảng thời gian mà họ khảo sát quá ngắn để có thể xác định chính xác hiện tượng mà chỉ giúp báo hiệu rằng điều gì đó hệ trọng đang diễn ra. Cần thêm theo dõi lâu dài để xác định tác động của hiện tượng này tới nhiệt độ trái đất.
Mây sụt giảm một độ cao nhất định sẽ giúp Trái đất được mát hơn, giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt hành tinh và làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Song, điều này có thể lại là một cơ chế “tác động ngược”, một thay đổi gây ra bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động khiến mây hạ độ cao và rồi cuối cùng lại làm chậm chính quá trình nóng lên toàn cầu.
“Chúng tôi không biết chính xác điều gì đã khiến cho mây hạ độ cao. Nhưng nó hẳn phải là do sự thay đổi của các mẫu hình không lưu khiến cho lượng mây ở tầng cao thông thường nhiều lên”, ông Davies giải thích.
Tàu vũ trụ Terra của NASA sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu về trái đất cho đến hết thập kỷ này. Theo đó, các nhà khoa học sẽ theo dõi sát sao dữ liệu của MISR để xem xét liệu xu hướng này sẽ tiếp tục hay không.
Là một trong năm dụng cụ của con tàu được phóng vào năm 1999, máy dò MISR sử dụng 9 camera ở những góc độ khác nhau để chụp hình ảnh mây quanh địa cầu, giúp tính toán được độ cao và chuyển động của mây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét