Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Sinh Tố D Và Bệnh Lú Lẫn


Bệnh Alzheimer (AD, SDAT) mà từ xưa đến nay, phần đông chúng ta vẫn quen gọi là bệnh “lú lẫn” hay bệnh “lẫn”, và cho là căn bệnh của tuổi già, là một chứng bệnh mất trí nhớ kinh khủng nhất mà nhân loại đang phải đối diện. Căn bệnh này được đặt tên theo Bác Sĩ Tâm Thần và Thần Kinh học người Đức tên Alois Alzheimer khi ông đã nghiên cứu và xác định căn bệnh bất trị này sẽ dần dần thoái hóa và gây ra tử vong. Bệnh này thường xuất hiện ở những người đã qua tuổi hưu trí, và có những dấu hiệu giống nhau: quên tên người thân, quên tự làm lấy những việc hằng ngày như tiểu và đại tiện, nhầm lẫn lung tung, mất khả năng ngôn ngữ, rồi dần dần không còn biết tự kiểm soát mình nữa, đến nằm liệt và từ từ chết dần. Theo một tài liệu của cơ quan y tế (*), hiện nay trên đất Mỹ, có khoảng 5 triệu 400 ngàn người bị bệnh Alzheimer. Con số này đã gấp đôi kể từ 1980 và người ta phỏng đoán sẽ cao tới con số 16 triệu người vào năm 2050.
Vì căn bệnh này thuộc loại bất trị, nên chi phí mà Medicare trả cho các phương pháp trị liệu bệnh Alzheimer cao gấp ba lần chi phí trả cho các bệnh khác. Trong năm 2011, nói chung, Medicare và Medicaid đã phải chi ra 130 tỉ đô la về căn bệnh này.
Từ trước đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt bệnh Alzheimer ngoài các phương pháp chữa trị riêng rẽ, làm giảm một phần các triệu chứng bệnh, như chữa chứng mất ngủ, chữa bớt quên sót, chữa việc thay đổi tâm tính…cũng như khuyến cáo nên đi tập thể dục cho những người mới bắt đầu nhuốm bệnh, nhưng chưa có cách nào ngăn chặn hẳn cơn bệnh. Khoa học vẫn đang nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer, vì hiện nay, giới y khoa vẫn chỉ biết là bệnh liên quan đến việc thoái hóa những mảng xám của thần kinh não (neocortex) nơi điều hành suy nghĩ và lý luận của con người. Từ sự thoái hóa này, bệnh Alzheimer sẽ đem đến một cái chết khổ sở, kéo dài, và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho cả người bệnh và thân nhân người mắc bệnh.
Nhưng, như ngọn hải đăng chợt sáng khi thuyền đang gặp bão tố, dần dần, những khám phá của y khoa đang đem lại cho nhân loại những hy vọng mới. Một nghiên cứu của một Bác Sĩ Giáo Sư Y Khoa Việt Nam đã đem lại cho con người nhiều tin tưởng vào một tương lai mà bệnh Alzheimer không còn là một đe đọa của Tử Thần nữa. Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan và Lương Vinh Quốc Khanh, nguyên Giáo Sư Y Khoa tại Keck Medical School-University of Southern California (USC), mới đưa ra một phương pháp mới có thể trị được căn bệnh Thần Chết này: dùng sinh tố D (loại cần toa Bác Sĩ, không phải loại bán tự do ngoài thị trường) để chữa trị.
Tạp chí Y Khoa chính thức của giới y sĩ Hoa Kỳ, “American Journal of Alzheimer’s Disease & Other Dementias”, Volume 26(7): 510, vừa cho đăng bài khảo cứu của hai vị Giáo Sư Bác Sĩ này, với lời giới thiệu của Bác Sĩ Carol, F. Lippa, M.D. và Tổng Biên Tập của tạp chí như sau:
“Gần đây, có nhiều nỗ lực tập trung vào vai trò của Sinh tố D trong những trạng huống của căn bệnh, bao gồm sự biến đổi của trạng thái và sự nhận thức. Trong bài khảo cứu “Vai trò ích lợi của Sinh Tố D trong căn bệnh Alzheimer”, bác sĩ Nguyễn đã chỉ cho thấy rằng những bệnh nhân của bệnh có chiều hướng thiếu Vitamin D trầm trọng…”
Nhận thấy đây là tin vui cho mọi người và là niềm hãnh diện cho người Việt, người viết đã gặp bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, người đã đạt danh hiệu “Khoa Học Gia Thế Giới Hàng Năm” (International Scientist of the Year) để thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây:
-H: Xin cho biết liên hệ giữa Vitamin D và bệnh Alzheimer như thế nào?
-Đ: Tỷ lệ thiếu sinh tố D xẩy ra ở người bệnh Lú Lẩn rất cao. Có sự liên quan giửa thử trí nhớ bằng Mini-Mental State Examination (MMSE) và lượng sinh tố D trong máu. Người thiếu sinh tố D sẻ có chỉ số MMSE cao. Trong cuộc khảo cứu khác cho thấy trí nhớ bị ảnh hưởng bởi tuổi gìa. Trong mô hình bệnh Lú Lẩn ở con chuột cho thấy nếu dinh dưởng thiếu sinh tố D làm gỉảm đi trí nhớ, còn dinh dưởng đầy đủ sinh tố D làm giảm đi nhửng mảnh chai cứng (plaque) hay thấy ở bệnh lú lẩn và làm tăng thêm sự hoạt dộng của tế bào nảo.
-H: Từ trước đến nay, chắc đã có nhiều cuộc nghiên cứu khác liên hệ đến vấn đề này? Sinh tố D có vai trò gì trong cơ thể?
-Đ: Có rất nhiều cuộc khảo cứu cũa sinh tố D trong bệnh Lú Lẩn. Sinh tố D có vai trò bảo vệ sự hư hại cuả nhửng chất dẩn chuyền trong dây thần kinh như Acetylcholine, norepinephrine, và L-dopamine… Sinh tố D giữ cho lượng chất vôi (calcium) điều hòa trong tế bào não. Sinh tố D còn có nhiệm vụ trong việc sản xuất chất kích thích tái tạo (Nerve growth factor) ra tế bào não mới. Hơn thế nữa, sinh tố D còn có nhiệm vụ bảo vệ tế bào não bớt đi oxýt hóa (Reactive oxygen species) do nhửng độc tố gây ra.
-H: Xin cho biết những yếu tố về Di truyền (Genetic factors) liên kết giữa Vitamin D và AD như thế nào?
-Đ: Sự liên hệ di thể (gene) giửa sinh tố D và bệnh Lú Lẩn rất rõ ràng, như nhửng di thể sau đây: the major histocompatibility complex class II molecules, vitamin D receptor, renin–angiotensin system, apolipoprotein E, liver X receptor, Sp1 promoter gene, and the poly(ADP-ribose) polymerase-1gene. Điều nầy càng xác nhận được vai trò của sinh tố D trong bệnh Lú Lẩn của người Già.
-H: Bên cạnh những liên hệ giữa di thể, còn có yếu tố không phải di truyền (Non genetic role) của Vitamin D trong bệnh lú lẫn không?
-Đ: Ngòai nhửng yếu tố liên quan đến di thể (gene), chúng ta thấy có những yếu tố khác có thể đưa đến bệnh Lú Lẫn như bệnh Tiểu Đường (Diabetes Mellitus), Suyển (asthma) và béo phì (Obesity) đều có thể đưa đến bệnh Lú Lẫn vì nhửng người bệnh nầy có nguy cơ dễ bị thiếu sinh tố D và làm cho người bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ bị bệnh Lú Lẩn sau này.
-H: Xin cho biết tỷ lệ trung bình số người Việt mắc bệnh AD có cao không?
-Đ: Tôi chưa hoàn tất việc so sánh tỷ lệ người Việt mắc bệnh này là bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ là rất cao vì bệnh Lú lẩn nầy liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng ở người gìa, mà các cụ người Việt mình thường thiếu dinh dưỡng.
-H: Người Việt có nguy cơ mắc bệnh AD nhiều hơn dân tộc khác không? Tại sao có? Tại sao không? Hoặc vì va chạm văn hóa (Cultural shock)? Hay các vấn đề Xã Hội (Social issues) khác?
-Đ: Theo tôi, bệnh Lú lẩn là một tiến trình của người gìa trong mọi quốc gia. Dĩ nhiên, tôi củng nghĩ đến yếu tố cách biệt về văn hóa và xã hội có thể có phần nào ảnh hưởng đến bệnh Lú Lẫn.
-H: Hy vọng trong tương lai, khám phá mới về Vitamin D này sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
-Đ: Vai trò của sinh tố D rất là rộng rải. Ngoài bài viết về vài trò của sinh tố D trong bệnh Lú Lẩn, Tôi đả viết rất nhiều bài về sinh tố D áp dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau như trong Bệnh Ung Thư, Bệnh Tiểu Đường, Bệnh về Tim Mạch (Cardiovascular Disease), Bệnh Lao (Tuberculosis), Bệnh Cùi (Leprosy), Bệnh Suyển (Asthma), Bệnh Béo Phì (Obesity), Bệnh run chân tay (Parkinson’s disease), Bệnh Siêu Viêm Gan (Viral Hepatitis), và Bệnh Liệt kháng thể (AIDS). Những bài nầy đã dược đăng trong nhửng nguyệt san chuyên môn của Y Khoa Hoa Kỳ.
-H: Xin cho biết vị trí của tập san Y học và giá trị của các bài viết trong đó
-Đ: “American Journal of Alzheimer’s Disease” là tạp chí chuyên khoa duy nhất về bệnh Lú Lẫn trên thế giới và quy tụ nhiều nhà khảo cứu chuyên về bệnh Lú Lẫn đến từ mọi quốc gia.
-H: Xin cám ơn Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đã cho thực hiện cuộc phỏng vấn quan trọng này.


Chu Tất Tiến

(*): (http://www.cdc.gov/mentalhealth/data_stats/alzheimers.htm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét