Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Thông cáo báo chí - Liên Hội Người Việt Canada

Liên Hội Người Việt Canada
Vietnamese Canadian Federation
Fédération vietnamienne du Canada
Suite 1 - 885 Somerset St. West, Ottawa, ON K1R 6R6 CANADA
Tel.: (613) 230-8282, Fax: (613) 230-8281, Email: VCFOttawa@gmail.com
Website: www.vietfederation.ca
________________________________

Thông cáo báo chí
Thỉnh nguyện thư gửi Quốc Hội Canada về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam phải trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, nhạc sĩ Việt Khang, ký giả Nguyễn Văn Khương, và các tù nhân lương tâm khác.
Liên Hội Người Việt Canada hiện đang phổ biến một bản thỉnh nguyện thư (TNT) gửi Quốc Hội Canada yêu cầu chính phủ Canada có biện pháp nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt những vi phạm nhân quyền trầm trọng kéo dài từ nhiều năm nay.
Các công dân và thường trú dân Canada có thể ký và gửi bản TNT về văn phòng Liên Hội (Vietnamese Canadian Federation, Suite 1 – 885 Somerset St. West, Ottawa, ON K1R 6R6 Canada) trước ngày 22-3-2012. Bản TNT này hiện có trên địa điểm liên mạng (website) của Liên Hội, www.vietfederation.ca.
Bản TNT sẽ được đệ trình lên Quốc Hội Canada vào đầu tháng 4, 2012.
Các đồng bào tại Canada không có phương tiện in bản TNT ra để ký và gửi về Ottawa, và đồng bào tại Việt Nam và các quốc gia khác muốn hỗ trợ tinh thần bản TNT này có thể vào địa điểm liên mạng dưới đây, trước ngày 2-4-2012, để ghi tên ủng hộ:
http://www.gopetition.com/petitions/violations-of-human-rights-in-vietnam.html
Bản dịch Việt ngữ và nguyên bản Anh ngữ được sao lại dưới đây.
-30-
Ngày phổ biến: 11-3-2012
Ban Chấp Hành, Liên Hội Người Việt Canada
www.vietfederation.ca
______________________________________________________________________________
Thỉnh Nguyện thư gửi Quốc Hội Canada
Chúng tôi, các công dân và thường trú dân Canada đạo đạt lên Quốc Hội những lời thỉnh cầu như sau.
XÉT RẰNG Trong khi chính phủ Canada bỏ ra 12 triệu đô la trong 6 năm vừa qua để giúp Việt Nam huấn luyện các luật sư và thẩm phán, các chánh án Việt Nam vẫn tiếp tục ban hành những bản án nghiệt ngã đối với những người bất đồng chính kiến với chính phủ và kêu gọi tự do, dân chủ. Những bản án này đều dựa trên hai điều khoản mù mờ số 79 và 88 của bộ hình luật, và trên những nghị định, tu chính nghị định với mục đích càng ngày càng bóp nghẹt quyền tự do phát biểu quan điểm. Nhà cầm quyền đã lợi dụng nội dung lỏng lẻo và không minh bạch của các văn bản này để giới hạn một các tuỳ tiện những ý kiến của các nhà báo hoặc những người viết trên liên mạng (bloggers), và bắt giam những người cổ động cho nhân quyền qua liên mạng, báo chí, đài phát thanh, v.v.
XÉT RẰNG Vấn đề đàn áp tôn giáo và các dân tộc thiểu số là một vấn đề trầm trọng diễn ra từ nhiều năm nay tại Việt Nam. Vụ sát hại mấy chục người Hmong theo đạo Thiên Chúa, tấn công và mưu toan chiếm đất tại vùng họ đạo Thái Hà, tấn công và tra tấn các con chiên họ đạo Cồn Dầu, tấn công nhóm Pháp Luân Công, kết án các mục sư Mennonite, tra tấn người Thượng theo đạo Thiên Chúa, và bỏ tù thành viên của các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận đều là những chuyện đi ngược lại với Điều 18 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trong năm 2010 và 2011, một số người dân tộc thiểu số sau đây bị kết án nặng nề: Kpa Sinh, 8 năm; Rmah Hlach, 12 năm; Siu Brom, 10 năm; Siu Hlom, 12 năm; Siu Koch, 10 năm; Siu Nheo, 10 năm; Rah Lan Blom, 9 năm; Rah Lan Mlih, 9 năm; Ro Mah Klit, 8 năm; Kpa Y Co, 4 năm; Ksor Y Du, 6 năm; Ro Mah Pro, 9 năm.
XÉT RẰNG Quyền tự do phát biểu quan điểm, như được quy định trong Điều 19 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền,bị giới hạn trầm trọng tại Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục nhắm vào những người dùng liên mạng (internet users), những người viết trên internet (bloggers), các ký giả, và các nghệ sĩ chống đối chính quyền. Những người cổ động cho tự do một cách hòa bình, đề nghị thay đổi chính sách giáo dục, cải tổ xã hội, hoặc cổ động cho dân chủ qua các bài viết, các bản nhạc đều bị ghép vào tội phá hoại tinh thần đoàn kết quốc gia, xúi dục các hành vi bạo động, hoặc âm mưu lật đổ chính quyền,
XÉT RẰNG Quyền tự do hội họp, theo Điều 20 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, bị từ chối thường xuyên. Những người tham gia vào các vụ phản đối một cách hoà bình, chẳng hạn như biểu tình đòi đất, bị đánh đập ngay tại chỗ trước khi bị giam giữ.
XÉT RẰNG Không những chính phủ Việt Nam đã trắng trợn vi phạm quyền của người dân, họ còn giấu nhẹm những nỗ lực của các tổ chức cổ võ cho nhân quyền; trang nhà của các tổ chức như Human Rights Watch, Reporters Without Border đều bị ngăn cấm tại Việt Nam. Đây là một điều xúc phạm tới quyền tự do thông tin, vì liên mạng là một nguồn tin tức dồi dào, nhà cầm quyền ngăn cản việc dùng liên mạng nhằm bưng bít không cho dân chúng biết những quyền tự do của họ.
XÉT RẰNG Theo tổ chức Human Rights Watch, tại Việt nam hiện có trên một trăm trại tập trung cải tạo cưỡng bách lao động bắt các tù nhân phải làm việc khổ sai Họ thường không được trả lương, hoặc được trả dưới mức lương tối thiểu, và lương của họ lại bị cắt bớt để trả cho tiền ăn, tiền ở, hoặc để trả các phí tổn quản trị, còn những người từ chối làm việc thì bị trừng phạt thô bạo. Nhiều tù nhân chính trị bị cưỡng bách lao động một cách tương tự, chẳng hạn như họ phải lột vỏ hột điều để xuất cảng. Việt Nam là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về xuất cảng hột điều, mỗi năm lên tới 2 tỉ đô la.
XÉT RẰNG Nhiều người bị giam giữ trong các trại tù, bất cứ vì lý do gì, đều bị ngược đãi, thân nhân không được thăm nuôi, và còn bị xiềng chân và biệt giam nữa. Các tù nhân thường bị tra tấn trong các đồn Công An, trong các trại giam, trong các nhà tù, và nhiều người chết vì bị tra tấn.
XÉT RẰNG Năm 2010 chính phủ Việt Nam tái giam Linh Mục Nguyễn Văn Lý mặc dầu sức khoẻ của ngài đang bị suy giảm trầm trọng.
XÉT RẰNG Chính phủ Việt Nam tiếp tục quản thúc Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, năm nay đã 84 tuổi, và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, chỉ vì Hòa Thượng và Bác Sĩ đòi hỏi dân chủ, tự do cho Việt Nam. Hòa Thượng và Bác Sĩ cùng nhiều lần được đề nghị Giải Nobel Hòa Bình.
XÉT RẰNG Theo tổ chức Human Rights Watch, nguyên trong năm 2010, chính phủ Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 nhà tranh đấu chính trị một cách hòa bình, kết án họ tổng cộng 185 năm tù và sau đó chịu 75 năm quản chế, về những tội mù mờ như “âm mưu lật đổ chính phủ” hoặc “tuyên truyền chống chính phủ”. Sau đây là một số trường hợp điển hình những người bị bắt, bị cầm tù trong hai năm 2010 và 2011:
Bùi Thị Minh Hằng, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, hiện đang bị giam giữ mà không có xử án, 2 năm tại một trại cải huấn dành cho những người nghiện ngập.
Cao Văn Tính, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 5 năm
TS Cù Huy Hà Vũ, chuyên viên pháp luật, 7 năm
Đoàn Huy Chương (tự Nguyễn Tấn Hoành), công nhân, 7 năm
Đỗ Thị Minh Hạnh, công nhân, 7 năm
Dương Âu, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 5 năm
Dương Kim Khải, mục sư, 5 năm
Hồ Thị Bích Khương, văn sĩ, 5 năm
Lê Công Định, luật sư, 5 năm
Lê Thăng Long, kỹ sư, 5 năm
Lư Văn Bảy, viết trên liên mạng (blogger), 4 năm
Nguyễn Bá Đăng, viết trên liên mạng, bị giam giữ không có xử án
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, công nhân, 9 năm
Nguyễn Ngọc Cương, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 7 năm
Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư, 7 năm
Nguyễn Văn Canh (tự Trần Hữu Cang), tranh đấu cho tự do tôn giáo, 13 năm
Nguyễn Văn Hải, viết trên liên mạng (blogger), bút hiệu: Điếu Cầy, bị biệt giam sau khi hết hạn tù
Nguyễn Văn Lía, Phật tử Hòa Hảo, tranh đấu cho tự do tôn giáo, bị giam giữ nhưng không hề bị xử án
Nguyễn Văn Khương, ký giả, bị bắt vì đã phanh phui một vụ Công An ăn hối lộ
Phạm Thanh Nghiên, công nhân, 4 năm
Phạm Thị (Ngọc) Phương, đảng viên Đảng Vì Dân, 11 năm
Phạm Văn Thông, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 7 năm
Phan Thanh Hải, luật sư, viết trên liên mạng (blogger), bút hiệu: Anh Ba Sài Gòn, bị giam giữ nhưng không hề bị xử án
Phùng Quang Quyền, đảng viên Đảng Vì Dân, 4 năm
Phùng Lâm, tranh đấu cho luật pháp, 7 năm
Tạ Phong Tần, viết trên liên mạng (blogger), bị bắt cóc và bị giam nhưng chưa hề bị kết tội, kết án
Trần Anh Kim, cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân (Cộng Sản), 5 năm rưỡi
Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư và nhà báo, 16 năm
Trần Thị Thủy, nhà nông & tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, tranh đấu cho quyền sở hữu đất và tự do tôn giáo, 8 năm
Vi Đức Hồi, văn sĩ, 5 years
XÉT RẰNG Gần đây,nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhạc sĩ nổi tiếng Võ Minh Trí (tự Việt Khang) vì tội viết các bài ca yêu nuớc.
VÌ VẬY, chúng tôi thỉnh cầu Quốc Hội:
1/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Việt Khang, ký giả Nguyễn Văn Khương, và những người có tên trên đây, cũng như những người bị quản thúc tại gia như Hoà Thượng Thích Quảng Độ và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.
2/ Yêu cầu chính phủ Canada gắn liền nhân quyền vào việc buôn bán với Việt Nam, và trong các chương trình viện trợ cho Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada ngưng viện trợ cho Việt Nam, ngoài các chương trình nhân đạo, trừ phi chính phủ Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền của người dân, và tôn trọng tất cả những điều khoản của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
3/ Yêu cầu chính phủ Canada đòi chính phủ Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản mù mờ như hai điều 79 và 88 của bộ hình luật, và những nghị định coi những người tranh đấu một cách hòa bình, cho quyền được sống như một người bình thường, là tội phạm .
Chúng tôi viết thỉnh nguyện thư này với niềm hy vọng tiếng nói và hành động của Canada, một quốc gia đặt quyền lợi của ngưòi dân lên hàng đầu, cùng với tiếng nói và hành động của cộng đồng quốc tế sẽ cho những người đang tranh đấu cho tự do và dân chủ tại các quốc gia của họ biết là họ không tranh đấu một cách đơn độc, và những quyền căn bản của họ đang được nêu cao và hậu thuẫn trên khắp thế giới.
Chúng tôi cam kết tôn trọng sự thật và tinh thần trách nhiệm.
(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada – www.vietfederation.ca)
_____________________________________________________________________________________________
PETITION TO THE HOUSE OF COMMONS
IN PARLIAMENT ASSEMBLED
We, the undersigned citizens and residents of Canada, draw the attention of the House to the following:
THAT while the Government of Canada has spent $12 million over the last 6 years to train Vietnamese lawyers and judges, judges in Vietnam continue to hand out outrageous sentences to political dissidents who call for freedom and democracy. This is due to the continued use of two vaguely defined articles, Articles 79 and 88 of the penal code, and the adoption or revision of various decrees to increasingly stifle freedom of expression. The broad and obscure provisions contained within these decrees are exploited by authorities in order to arbitrarily restrict legitimate speech of journalists and bloggers, and detain those that advocate for human rights through the usage of the internet, newspapers, radio, etc.
THAT religious and ethnic minority oppression is an on-going issue of critical concern in Vietnam. Violations such as the murder of dozens of Hmong Christians, the attacks on and plots to seize land of Thai Ha Parish, the attacks and torture at Con Dau parish, the attacks on Falun Gong practitioners, the conviction of the Mennonite Church pastors, the torture of Montagnard Christians, and the imprisonment of unsanctioned religious groups are daily infractions of Article 18 of the Universal Declaration of Human Rights. The following people of ethnic minorities were given harsh sentences in 2010 and 2011: Kpa Sinh, 8 years; Rmah Hlach, 12 years; Siu Brom, 10 years; Siu Hlom, 12 years; Siu Koch, 10 years; Siu Nheo, 10 years; Rah Lan Blom, 9 years; Rah Lan Mlih, 9 years; Ro Mah Klit, 8 years; Kpa Y Co, 4 years; Ksor Y Du, 6 years; Ro Mah Pro, 9 years.
THAT freedom of expression, as enshrined in Article 19 of the Universal Declaration of Human Rights, is severely curtailed in Vietnam. The Communist Party of Vietnam continues to target internet users, bloggers, writers, journalists, and artists that oppose the party’s regime. Those who advocate by peaceful means for freedom, suggest ways to improve education or any aspect of society, or disseminate original pro-democracy compositions such as songs or documents are imprisoned and falsely charged with undermining national unity, inciting terrorism, or plotting to overthrow the government.
THAT the freedom of assembly, as featured in Article 20 of the Universal Declaration of Human Rights, is also repeatedly denied. Vietnamese citizens who participate in peaceful protests, such as those who demonstrate for land rights, are beaten on the spot and immediately arrested.
THAT not only does the Vietnamese government blatantly violate the rights of its citizens, but it also conceals the efforts of those who advocate for human rights for citizens deprived of those freedoms; websites such as those of Human Rights Watch, Reporters Without Borders, etc. are blocked in Vietnam. This is an affront to freedom to information, as the Internet is a wealth of knowledge, and it is an effort by the government of Vietnam to keep its citizens in the dark with regards to their rights and freedoms.
THAT according to Human Rights Watch, over one hundred abusive forced labour facilities and “education centres” across Vietnam force detainees into hard labour. Their labour is either unpaid, or they are paid well below the Vietnamese minimum wage, reducing their meager wages even further by center-levied charges for food, accommodation, and “management fees,” and brutally punishing those who refuse to work. Many political prisoners have similarly been subjected to forced labour, primarily breaking cashew shells for export – Vietnam is a leading exporter of cashew, a US $2 billion industry.
THAT Vietnamese citizens detained in prison, regardless of the reason for arrest, are subject to inhumane treatment and denied visit by family members, shackled, and held in solitary confinement. Torture is commonly used during police interrogation, in detention centres, and in prisons. There have been reported cases of death resulting from torture.
THAT in 2010, the Vietnamese government re-arrested Father Thadeus Nguyen Van Ly despite his worsening health conditions.
THAT the Vietnamese government continues to put under house arrest the Most Venerable Thich Quang Do, the 84 year old Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, and Dr. Nguyen Dan Que, a prominent political dissident, simply because they called for democracy and freedom in Vietnam. Both of them are Nobel Peace Prize nominees.
THAT according to Human Rights Watch, in 2011 alone, the government prosecuted at least 33 peaceful activists and sentenced them to a total of 185 years in prison, to be followed by a total of 75 years on probation on vague charges of “attempting to overthrow the government” or “spreading anti-government propaganda.” Well-known cases of people imprisoned / arrested in 2010 and 2011 include, among others:
Bui Thi Minh Hang, land rights advocate, being detained without trial in an “education centre” with drug addicts for 2 years
Cao Van Tinh, land rights advocate, 5 years
Dr. Cu Huy Ha Vu, legal expert, 7 years
Doan Huy Chuong (also known as Nguyen Tan Hoanh), worker, 7 years
Do Thi Minh Hanh, workers, 7 years
Duong Au, lands rights activist, 5 years
Duong Kim Khai, pastor, 5 years
Ho Thi Bich Khuong, writer, 5 years
Le Cong Dinh, lawyer, 5 years
Le Thang Long, engineer, 5 years
Lu Van Bay, blogger, 4 years
Nguyen Ba Dang, internet writer, detained without trial
Nguyen Hoang Quoc Hung, worker, 9 years
Nguyen Ngoc Cuong, land rights activist, 7 years
Nguyen Tien Trung, engineer, 7 years
Nguyen Van Canh (also known as Tran Huu Canh), religious rights activist, 13 years
Nguyen Van Hai, blogger (pen name: Dieu Cay), held incommunicado past term of prison sentence
Nguyen Van Lia, Hoa-Hao Buddhist activist, detained without trial
Nguyen Van Khuong, journalist, arrested for uncovering police corruption
Pham Thanh Nghien, worker, 4 years
Pham Thi (Ngoc) Phuong, member of the Vietnam Populist Party, 11 years
Pham Van Thong, land rights petitioner, 7 years
Phan Thanh Hai, lawyer, blogger (pen name: Anh Ba Saigon), detained without trial
Phung Quang Quyen, member of the Vietnam Populist Party, 4 years
Phung Lam, prominent legal activist, 7 years
Ta Phong Tan, blogger, abducted without official accusation, detained
without trial
Tran Anh Kim, former officer of the People’s Army, 5.5 years
Tran Huynh Duy Thuc, engineer and columnist, 16 years
Tran Thi Thuy, farmer rights and Hoa-Hao Buddhist activist, 8 years
Vi Duc Hoi, writer, 5 years
THAT recently, on December 23, 2011, Vietnamese authorities arrested a young, well-known songwriter, Vo Minh Tri (also known as Viet Khang), for writing patriotic songs.
THEREFORE, your petitioners call upon Parliament to:
1/ Request the Government of Canada to urge Vietnamese authorities to immediately and unconditionally release Father Thadeus Nguyen Van Ly, songwriter Viet Khang, journalist Nguyen Van Khuong, and the people listed above, as well as other prisoners of conscience, and people under house arrest such as the Most Venerable Thich Quang Do and Dr. Nguyen Dan Que.
2/ Request the Government of Canada to integrate universal human rights into trade and aid relations. We request that Canada cease non-humanitarian assistance to the government of the Socialist Republic of Vietnam unless it ends its human rights abuses against its own citizens and respects every article of the Universal Declaration of Human Rights.
3/ Request the Government of Canada to urge the Vietnamese government to repeal or modify the vaguely defined articles, such as Articles 79 and 88 in the penal code, and various decrees that are used to criminalize citizens who peacefully advocate for their rights to live as human beings.
We are writing this with the hope that the voice and actions of Canada, a country that puts the rights of people above all else, along with the those of the international community, would assure those who are promoting freedom and democracy in their homelands that they are not alone in their just struggle and that their fundamental human rights are valued and upheld around the world.
Committed to truth and accountability.
(www.vietfederation.ca)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét