Nếu để ý, trong lời tựa của bài đang viết, đọc giả đã thấy người viết dùng hai hình thức khác nhau khi đề cập đến từ ngữ chính trị, trong khi diển tả Giáo Hội "làm Chinh Trị" và "không làm chính trị".
Khi diển tả động tác tích cực dấn thân hoạt động của Giáo Hội đối với chính trị, người viết dùng chữ hoa "làm Chính Trị ", trái lại trong khi nói đến lãnh vực không phải thuộc thẩm quyền và phận vụ của Giáo Hội, người viết dùng chữ thường "không làm chính trị ".
Vậy thì đâu là phận vụ và thẩm quyền "Chính Trị ", mà sự hiện diện của Giáo Hội là điều cần thiết, là bổn phận, Giáo Hội không thể vắng bóng?
Và đâu là lãnh vực "chính trị" không thuộc thẩm quyền của Giáo Hội, Giáo Hội không có phận vụ và giáo luật cũng cấm ngặt các tu sĩ và giáo sĩ không được liên hệ, tham dự ( Can. 285, 3; 287, 2 ), để bảo đảm cho vai trò giáo sĩ và lời giảng dạy Phúc Âm của mình không có tính cách phe phái, chống đối, chia rẻ, một chiều và lẫn lộn thế quyền và thần quyền, như một đôi khi đã xảy ra trong quá khứ với những hậu quả đáng tiếc, kể cả làm cho người tín hữu mất đức tin?
Điều vừa kể cho thấy sự phân biết giữa quan niệm "Chính Trị " (viết chữ hoa) và chính hướng, đồ án, chương trình áp dụng, thực hiện " chính trị " (viết chữ thường) rất quan trọng.
"Chính Trị " , viết chữ hoa, là quan niệm rộng rãi, được hiểu như là văn hoá chính trị.
Và đó là ý nghĩa mà Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Puebla đã định nghĩa:
- " Giáo Hội có bổn phận xác định các giá trị căn bản của mỗi cộng đồng ( ...) bằng cách liên kết được bình đẳng với tự do, công quyền và quyền tự lập chính đáng, cùng với sự tham dự của cá nhân và các nhóm tổ chức xã hội trung gian, quyền tối thượng của Quốc Gia và tình liên đới Quốc Tế. Giáo Hội cũng có phận sự định nghĩa các phương tiện và luân lý cho các mối tương quan xã hội " (L'Evangelizzazione nel presente e nel futuro dell'America Latina. Conclusioni della III Conferenza generale dell'Episcopato Latinoamericano, CELAM 1979, in PUEBLA: Comunione e partecipazione, AVE, Roma 1979, nn. 521-530).
Như vậy trong quan niệm "Chính Trị", văn hoá đặt nền tảng cho chính trị vừa được Thượng Hội Đồng Giám Mục Puebla định nghĩa, " Chính Trị " cũng gồm cả ý nghĩa
- các hoạt động xã hội,
- các hoạt động trợ cấp xã hội,
- các tổ chức thiện nguyện bác ái, văn hoá và tôn giáo.
Các hoạt động xã hội vừa kể không được nảy sinh và phát triển lên do sáng kiến của các chính đảng hay cơ chế quyền lực Quốc Gia, mà tự phát sinh bộc phát do thiện chí dấn thân xã hội, có mục đích khác với mục đích thuần " chính trị " ( viết chữ thường).
Dĩ nhiên các ý nghĩa bác ái, xã hội và văn hoá vừa kể là các hoạt động trên có liên hệ với lý tưởng và hoạt động của Giáo Hội, giáo sĩ cũng như giáo dân, nhằm mục đích xây dựng một cho con người một cuộc sống được đặt trên một tổ chức " Xã Hội Tình Thương":
- " Đó là hình thức tôn thờ một Thiên Chúa duy nhứt, bằng cách xoá bỏ đi huyền thoại thần thánh hóa thế tục và dâng hiến trần thế lên Thiên Chúa" ( ibid.).
Trong khi đó thì " chính trị ", viết chữ thường, là ý nghĩa chính trị được hiểu thông thường hằng ngày.
Đó là cách thực hành chính trị của các chính đảng, công đoàn, hiệp hội nghề nghiệp, Chính Quyền và các tổ chức công quyền. Chính trị hiểu như vậy, viết chữ thường, là chính trị liên quan đến
- các chương trình thực tế cần phải thực hiện,
- diễn giải các giá trị, nhu cầu và ước vọng của xã hội ra bằng luật pháp, kỷ thuật để thực hiện,
- phối họp các nhu cầu và ước vọng đó thành công ích
- và chuyển giao, ủy thác cho các cơ quan đặc trách để tổ chức thực hiện trôi chảy, hiệu năng và không thiên vị:
* " Các cơ quan công quyền được tổ chức theo những chỉ thị của luật pháp, thế nào để bảo đảm cho công việc trôi chảy tốt đẹp và không thiên vị của ngành hành chánh" ( Điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc)
Như vậy " chính trị ", viết chữ thường, là " thực hành chính trị hay chính trị thực tế " , đến sau " Chính Trị ", viết chữ hoa, là " văn hoá chính trị ", phải có trước " thực hành chính trị " để " chính trị " có thể
- " được hướng dẫn, huấn dạy ",
- " có thể lựa chọn đúng đắn", nếu chúng ta không muốn Đất Nước có một loại " chính trị vô giáo dục, mất dạy ", " dốt nát, mọi rợ", " hành xử độc tài, bè phái, đảng trị ".
Chính trị, viết với chữ thường, hay thực hiện chính trị là lãnh vực của người tín hữu giáo dân. Người tín hữu giáo dân có
- " hoàn cảnh sống giữa trần thế, tiếp xúc và có kinh nghiệm hiểu biết các đặc tính của thực tại trần thế, chính họ mới là những người có khả năng tổ chức chính đảng, công đoàn lao động, hiệp hội chức nghiệp với ý thức hệ và kỷ thuật thoả đáng, áp dụng vào hoàn cảnh và với phương thế thích hợp để đạt được những mục đích chính đáng" ( ibid., 524).
Trái lại các vị chủ chăn, vì " cần phải chăm lo cho sự hiệp nhứt ", hãy cởi bỏ đi mọi ý thức hệ chính trị - đảng phái, có thể ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn phán đoán và thái độ " chủ chăn cho tất cả " của mình.
Ăn ở như vậy, vị chủ chăn có mọi tự do để giảng dạy cách hành xử phải có của người " làm Chính Trị ", theo mẫu gương Chúa Ki Tô, bắt đầu từ Phúc Âm, phi đảng phái và không lệ thuộc vào ý thức hệ trần thế.
- " Phúc Âm của Chúa Giêsu có lẽ sẽ không tạo được ảnh hưởng gì trong lịch sử, nếu Người không rao giảng như là sứ điệp tôn giáo" ( ibid. 526).
Nói tóm lại " Chính Trị ", viết chữ hoa và " chính trị ", viết chữ thường, là hai phương diện khác biệt nhau, nhưng không thể tách rời nhau, của cùng một thực tại , tổ chức cuộc sống con người và xã hội con người, trong đó con người có được một cuộc sống xứng đang với nhân phẩm của mình:
- " Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó".
" Như vậy dân tộc Đức nhận biết các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loâi, của hoà bình và của hoà bình và công chính trên thế giới " ( Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Trước những gì vừa đề cập, chúng ta cần lập lại một lần nữa, việc " thực hành chính trị " mà không đếm xỉa gì đến " Chính Trị" hay văn hoá chính trị, là việc chứng tỏ các đảng phái, công đoàn, hiệp hội, tổ chức cơ chế Quốc Gia đã mất định hướng văn hoá và xã hội, việc " thực hành và quản trị " Quốc Gia đó đã đánh mất đi lương tri, linh hồn, không còn là hành động xứng đáng cho cuộc sống giữa " người với người " nữa.
Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được không phải Giáo Hội " không làm Chính Trị ", mà là " không làm chính trị ".
Bởi lẽ nếu Giáo Hội " không làm Chính Trị ", kẻ " làm chính trị ", đảng phái, cơ chế Quốc Gia có thể biến " chính trị " thành mọi rợ. Không có những gía trị đúng đắn về con người, về gia đình và xã hội, tổ chức Quốc Gia sẽ biến xã hội con người thành lối sống mọi rợ, thú vật
Các Quốc Gia vô thần của Cộng Sản đã là những minh chứng hiển nhiên.
Giáo Hội "không làm Chính Trị ", không dạy dỗ " văn hoá Chính Trị ", các tổ chức chính trị sẽ không học biết về " văn hoá Chính Trị ", sẽ là những tổ chức " làm chính trị mất dạy ".
Và hậu quẳ của những kẻ "làm chính trị mất dạy " sẽ đem đến những đại hoạ nào cho mỗi con người và cho Đất Nước, ai cũng đoán trước được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét