Người ta ai cũng là da thịt,
Con dân một nước người nào chả là đồng bào?
Thế mà, ác nghiệt thay: công thần dám tỏ lòng trung với nước lại bị đe nẹt, lao tù. Em gái nhỏ chỉ ngồi nhà xiển dương lòng yêu nước cũng bị đày vào lao ngục. Kẻ sĩ dấn thân bảo vệ công lý, phản đối quân xâm lược, góp sức hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng bị sách nhiễu, vu tội, cầm tù.
Máu xương đồng bào nào chảy chả làm đồng bào nào phải ngậm ngùi, thương xót?
Thế mà, ghê gớm thay: tượng đài vong hồn, oan hồn của đồng bào ở tận nơi xa xứ cũng bị rình rập, san phẳng. Vong hồn tử sĩ quyết chiến bảo vệ biển đảo quê hương vẫn không được ghi nhận. Di tích máu xương hiển hách chống Bắc triều xâm lược ở rừng sâu, núi thẳm cũng bị tẩy xóa, che lấp, đục bỏ.
Đồng bào nào chả căm phẫn khi Bắc triều bách hại đồng bào, xâm phạm lãnh thổ, sỉ nhục quốc thể?
Thế mà, ngạo ngược thay: dám gọi bô lão phản đối Bắc triều xâm lược là “phản động”. Dám che cho cả bàn chân đã đạp thẳng vào mặt người yêu nước. Coi khinh cả lớp nhân sĩ đã chán đời nô lệ. Sỷ nhục cả truyền thống 4000 năm không khuất phục.
Nhưng người xưa đã nói “nhật nguyệt mờ rồi lại sáng”. Người có lỗi vẫn có thể hối. Kẻ mắc tội vẫn còn đường cải.
Hãy để cho đồng bào nói những gì đồng bào muốn nói. Hãy đảm bảo an toàn cho đồng bào được thể hiện những vui buồn, yêu ghét của đồng bào trong ôn hòa. Hãy thôi dùng “đồng bào” cho những toan tính riêng tư, đảng phái. Hãy tôn trọng pháp luật. Đó mới là bắt đầu biết nghĩ đến “xương máu đồng bào”.
13/08/2011
“Xương máu đồng bào”
Phạm Hồng Sơn
Con dân một nước người nào chả là đồng bào?
Thế mà, ác nghiệt thay: công thần dám tỏ lòng trung với nước lại bị đe nẹt, lao tù. Em gái nhỏ chỉ ngồi nhà xiển dương lòng yêu nước cũng bị đày vào lao ngục. Kẻ sĩ dấn thân bảo vệ công lý, phản đối quân xâm lược, góp sức hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng bị sách nhiễu, vu tội, cầm tù.
Máu xương đồng bào nào chảy chả làm đồng bào nào phải ngậm ngùi, thương xót?
Thế mà, ghê gớm thay: tượng đài vong hồn, oan hồn của đồng bào ở tận nơi xa xứ cũng bị rình rập, san phẳng. Vong hồn tử sĩ quyết chiến bảo vệ biển đảo quê hương vẫn không được ghi nhận. Di tích máu xương hiển hách chống Bắc triều xâm lược ở rừng sâu, núi thẳm cũng bị tẩy xóa, che lấp, đục bỏ.
Đồng bào nào chả căm phẫn khi Bắc triều bách hại đồng bào, xâm phạm lãnh thổ, sỉ nhục quốc thể?
Thế mà, ngạo ngược thay: dám gọi bô lão phản đối Bắc triều xâm lược là “phản động”. Dám che cho cả bàn chân đã đạp thẳng vào mặt người yêu nước. Coi khinh cả lớp nhân sĩ đã chán đời nô lệ. Sỷ nhục cả truyền thống 4000 năm không khuất phục.
Nhưng người xưa đã nói “nhật nguyệt mờ rồi lại sáng”. Người có lỗi vẫn có thể hối. Kẻ mắc tội vẫn còn đường cải.
Hãy để cho đồng bào nói những gì đồng bào muốn nói. Hãy đảm bảo an toàn cho đồng bào được thể hiện những vui buồn, yêu ghét của đồng bào trong ôn hòa. Hãy thôi dùng “đồng bào” cho những toan tính riêng tư, đảng phái. Hãy tôn trọng pháp luật. Đó mới là bắt đầu biết nghĩ đến “xương máu đồng bào”.
13/08/2011
“Xương máu đồng bào”
Phạm Hồng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét