Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

VĂN HÓA... IM LẶNG

Những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”

1/-Các nhân sĩ gửi thư đề nghị giải thích về tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến chuyến đi của đặc phái viên Hồ Xuân Sơn. Đáp lại sự quan tâm đó là một sự im lặng dài từ Bộ Ngoại giao. Rồi đến phần lớn các kiến nghị của nhân sĩ cũng rơi vào … không khí. Thư từ thắc mắc của người dân cũng thế: rơi vào im lặng.

2/-từ hơn một năm trước, nhóm Natoinal Geographic cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai?

Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”
*
Tại sao quan chức ta lại tiết kiệm lời lẽ?

-Vô cảm?


(Tôi đã gặp quan chức cấp tỉnh thậm chí còn chẳng biết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! )
-Ngạo mạn?
(Còn nhớ một ông phó bí thư (?) tát một bạt tay vào mặt bà cụ khi bà nhờ ông này mua vé.)
-Văn hóa làm thuê?
(kẻ làm thuê thì chẳng cần quan tâm đến chuyện công chúng, vì đối với họ đất nước này ai quản lí chẳng thành vấn đề; vấn đề là có cơm ăn áo mặt cái đã. Đối với những quan chức loại này thì không mong gì họ có lòng với quê cha đất tổ và sự im lặng của họ hoàn toàn có thể hiểu được.)
-Sợ trách nhiệm?(chức vụ đi đôi đặc quyền và đặc lợi, thì có thể hiểu được các quan chức cần bảo vệ chức vụ của mình. Một cách an toàn là không phát biểu gì đụng chạm, hay tốt hơn nữa là … im lặng. Đó là chưa kể tình trạng chồng chéo về trách nhiệm và quyền lực.)
-Đá bóng?
(tìm cách biện minh không nằm trong quyền hạn hay trách nhiệm của mình, rồi đề nghị qua người khác; người khác cũng có lí do để nói không thuộc trách nhiệm của mình. Nhất là vấn đề liên quan với nước ngoài, người ta càng dè dặt, dè dặt đến nổi cuối cùng chẳng ai có động thái gì.)
(có một loại quan chức nghĩ chuyện quốc gia đại sự là chuyện của lãnh đạo, để cho lãnh đạo giải quyết. Còn lãnh đạo thì nghĩ đó là chuyện của lãnh đạo cấp cao hơn. Cuối cùng thì chẳng có ai hành động.)

Người ta có thể cười đùa với quan chức im lặng, nhưng im lặng trước vấn đề chủ quyền tổ quốc bị xâm phạm là một sự phản bội .
(Nguyễn Văn Tuấn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét