Minh Văn
“Khi nền dân chủ đã được xác lập, những người thực thi pháp luật một cách sai trái và bất công hôm nay sẽ phải đền tội trước Nhân dân và sự thật. Tôi tin rằng Công lý phải được thực thi ở Việt Nam”.
(Luật Sư Nguyễn Văn Đài)
Quyền Lực thay vì Pháp Luật
Một xã hội lành mạnh đúng nghĩa thì Pháp Luật là phương tiện duy nhất được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ của con người, cũng như những tranh chấp phát sinh trong đó. Pháp luật là ý chí chung của cộng đồng, vì thế nó là thứ quyền lực cao nhất và duy nhất được phép đại diện cho cộng đồng dân cư đó.
Một nhà nước Pháp quyền là hình thức duy nhất hợp pháp trong thế giới dân chủ ngày nay. Nó nêu bật vai trò làm chủ của nhân dân trong việc quản lý xã hội và hạn chế đến mức thấp nhất những bất công sai trái do bộ nhà nước có thể gây ra cho người dân.
Với một nền Tư Pháp phụ thuộc và chịu sự điều khiển của Chính quyền như ở Việt Nam hiện nay thì không thể có tính khách quan trong việc bảo vệ pháp luật. Làm sao Công lý có thể được thực thi một cách đúng đắn và nghiêm chỉnh khi Tòa án không được tồn tại một cách độc lập? Vì thế mà pháp luật đã trở thành công cụ đàn áp của nhà nước đối với những tiếng nói chính nghĩa của người dân, và là phương tiện để guồng máy Tư pháp tham nhũng nhờ bẻ cong pháp luật. Tất cả nỗi oan khuất và đau đớn thì Công lý và người dân phải gánh chịu.
Cũng để bảo vệ chế độ Độc tài toàn trị, nhà nước đã sử dụng bộ máy quyền lực hùng hậu của mình để đàn áp mọi tiếng nói dân chủ, bất chấp Pháp luật và Công lý.
Đàn áp những người bảo vệ công lý
Những tranh chấp pháp lý phát sinh là một điều tất yếu của xã hội, bởi nó là sản phẩm của cuộc sống hàng ngày chúng ta. Và hệ thống tòa án có nhiệm vụ xử lý các tranh chấp pháp lý đó theo pháp luật như là một trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Một xã hội lành mạnh, một hệ thống tư pháp công minh và dân chủ chỉ xử lý vụ việc trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chỉ có đúng hay sai mà không có tư vị nào khác.
Ấy vậy mà những luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân oan, hay của những người bảo vệ nhân quyền cho người dân lại bị hệ thống tòa án Việt Nam phân biệt đối xử. Nhiều người trong số họ đã bị kết án tù vì bảo vệ công lý. Những người còn lại đều bị nhà nước tạo sức ép để đoàn Luật sư tước thẻ và khai trừ họ, không cho họ hành nghề nữa.
Thiết nghĩ, nếu Tòa án đã đúng thì cần gì phải đàn áp giới luật sư? Trước Tòa chỉ có công lý và sự thật, chỉ có đúng hay sai mà không có sự phân biệt đối xử, cớ sao họ lại hành động phi pháp như vậy? Nghề thầy thuốc chữa bệnh cứu người thì không phân biệt ai cả, cứ có bệnh là chữa. Nghề Luật sư cũng vậy, họ bào chữa cho bất kỳ thân chủ của mình để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trước pháp luật, điều đó được pháp luật bảo vệ. Cớ làm sao nhà nước Việt Nam lại có kiểu hành xử kỳ lạ như vậy đối với giới luật sư bảo vệ công lý? Vì sao lại đàn áp giới Luật sư khi mà họ chỉ dùng những hiểu biết về Pháp luật của mình để bảo vệ quyền con người? Điều đó chắc chắn chỉ xẩy ra trong những chế độ độc tài, không thể tìm thấy điều tương tự trong một xã hội có tự do dân chủ.
Ngay cả quyền được bào chữa cũng bị tước đoạt, thì thử hỏi người dân Việt Nam còn biết trông cậy vào đâu? Bộ máy công quyền nhà nước thì lòng tham vô đáy, ngày càng gia tăng sự tham nhũng và tước đoạt quyền lợi của người dân, nổi oan khuất của con người vì thế mà ngày càng gia tăng không ngừng. Liệu nhà nước này sử dụng guồng máy Công an, Tòa án để đàn áp nổi oan khuất của người dân đến bao giờ? Hay kẻ độc tài cứ hành động theo bản năng và quy luật của họ là: Gây nên bất công rồi lại đàn áp, và tồn tại dựa trên nổi sợ hãi của nhân dân mình?
Phải có công lý để hướng tới điều tốt đẹp
Lẽ thường trong cuộc đời này là con người cần phải có niềm tin vào chân lý và sự thật để sống hướng thiện và làm những điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng. Công lý là ánh sáng dẫn đường mà chúng ta đặt niềm tin vào đó để sống tốt hơn, biết những gì là sai quấy để tránh né và sửa chữa sai lầm khi mắc phải. Một xã hội có sự hiện diện của công lý sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc bởi con người luôn hướng tới lẽ phải và cái đẹp.
Nay Cộng sản tạo nên một xã hội không có pháp luật, mọi niềm tin bị tước bỏ, con người sống trong sự nghi kỵ và mất phương hướng. Linh hồn của họ đã bán cho quỷ dữ, chủ trương theo đuổi một thứ học thuyết hoang tưởng và tôn sùng bạo lực. Vì thế trong con mắt của người dân Việt Nam, ánh sáng của Công lý là điều không thể với tới và họ không có được.
Với một chế độ độc tài toàn trị, mọi phương tiện để thực thi công lý đều là công cụ của nhà nước Cộng sản, vì vậy người dân đắm chìm trong nổi oan khuất triền miên. Vì thế mà Việt Nam đã trở thành một xã hội không có công lý, hay nói cách khác: Công lý không hề tồn tại trên đất nước Việt Nam.
Không còn cách nào khác, toàn thể người dân Việt Nam phải đoàn kết để đòi cho được Công lý về mình, để Công lý được hiện diện. Mục tiêu của chế độ Độc tài là chia rẽ nhân dân để dễ bề cai trị, để rồi từ đó nỗi oan khuất lại tiếp tục lan tràn. Khi mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh đòi tự do dân chủ, xóa bỏ chế độ Độc tài toàn trị thì Công lý sẽ trở về với dân tộc Việt Nam.
Chúng ta không thể sống mãi trong một xã hội mà Công lý không hề tồn tại. Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn, nổi đau của con người không thể là đại dương vô tận để những kẻ độc tài ngụp lặn trong đó một cách khoái trá. Cần phải có chân lý và sự thật cho xã hội Việt Nam, không thể mãi chấp nhận sự dối trá mà lừa mị của chế độ Cộng sản phi nhân. Một xã hội có Công lý là khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam, khát vọng đó không có gì có thể dập tắt được. Tâm nguyện của Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng là điều mong mỏi của tất cả chúng ta: “Công lý phải được thực thi ở Việt Nam!”
Hà nội – 28/8/2011
Minh Văn
“Khi nền dân chủ đã được xác lập, những người thực thi pháp luật một cách sai trái và bất công hôm nay sẽ phải đền tội trước Nhân dân và sự thật. Tôi tin rằng Công lý phải được thực thi ở Việt Nam”.
(Luật Sư Nguyễn Văn Đài)
Quyền Lực thay vì Pháp Luật
Một xã hội lành mạnh đúng nghĩa thì Pháp Luật là phương tiện duy nhất được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ của con người, cũng như những tranh chấp phát sinh trong đó. Pháp luật là ý chí chung của cộng đồng, vì thế nó là thứ quyền lực cao nhất và duy nhất được phép đại diện cho cộng đồng dân cư đó.
Một nhà nước Pháp quyền là hình thức duy nhất hợp pháp trong thế giới dân chủ ngày nay. Nó nêu bật vai trò làm chủ của nhân dân trong việc quản lý xã hội và hạn chế đến mức thấp nhất những bất công sai trái do bộ nhà nước có thể gây ra cho người dân.
Với một nền Tư Pháp phụ thuộc và chịu sự điều khiển của Chính quyền như ở Việt Nam hiện nay thì không thể có tính khách quan trong việc bảo vệ pháp luật. Làm sao Công lý có thể được thực thi một cách đúng đắn và nghiêm chỉnh khi Tòa án không được tồn tại một cách độc lập? Vì thế mà pháp luật đã trở thành công cụ đàn áp của nhà nước đối với những tiếng nói chính nghĩa của người dân, và là phương tiện để guồng máy Tư pháp tham nhũng nhờ bẻ cong pháp luật. Tất cả nỗi oan khuất và đau đớn thì Công lý và người dân phải gánh chịu.
Cũng để bảo vệ chế độ Độc tài toàn trị, nhà nước đã sử dụng bộ máy quyền lực hùng hậu của mình để đàn áp mọi tiếng nói dân chủ, bất chấp Pháp luật và Công lý.
Đàn áp những người bảo vệ công lý
Những tranh chấp pháp lý phát sinh là một điều tất yếu của xã hội, bởi nó là sản phẩm của cuộc sống hàng ngày chúng ta. Và hệ thống tòa án có nhiệm vụ xử lý các tranh chấp pháp lý đó theo pháp luật như là một trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Một xã hội lành mạnh, một hệ thống tư pháp công minh và dân chủ chỉ xử lý vụ việc trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chỉ có đúng hay sai mà không có tư vị nào khác.
Ấy vậy mà những luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân oan, hay của những người bảo vệ nhân quyền cho người dân lại bị hệ thống tòa án Việt Nam phân biệt đối xử. Nhiều người trong số họ đã bị kết án tù vì bảo vệ công lý. Những người còn lại đều bị nhà nước tạo sức ép để đoàn Luật sư tước thẻ và khai trừ họ, không cho họ hành nghề nữa.
Thiết nghĩ, nếu Tòa án đã đúng thì cần gì phải đàn áp giới luật sư? Trước Tòa chỉ có công lý và sự thật, chỉ có đúng hay sai mà không có sự phân biệt đối xử, cớ sao họ lại hành động phi pháp như vậy? Nghề thầy thuốc chữa bệnh cứu người thì không phân biệt ai cả, cứ có bệnh là chữa. Nghề Luật sư cũng vậy, họ bào chữa cho bất kỳ thân chủ của mình để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trước pháp luật, điều đó được pháp luật bảo vệ. Cớ làm sao nhà nước Việt Nam lại có kiểu hành xử kỳ lạ như vậy đối với giới luật sư bảo vệ công lý? Vì sao lại đàn áp giới Luật sư khi mà họ chỉ dùng những hiểu biết về Pháp luật của mình để bảo vệ quyền con người? Điều đó chắc chắn chỉ xẩy ra trong những chế độ độc tài, không thể tìm thấy điều tương tự trong một xã hội có tự do dân chủ.
Ngay cả quyền được bào chữa cũng bị tước đoạt, thì thử hỏi người dân Việt Nam còn biết trông cậy vào đâu? Bộ máy công quyền nhà nước thì lòng tham vô đáy, ngày càng gia tăng sự tham nhũng và tước đoạt quyền lợi của người dân, nổi oan khuất của con người vì thế mà ngày càng gia tăng không ngừng. Liệu nhà nước này sử dụng guồng máy Công an, Tòa án để đàn áp nổi oan khuất của người dân đến bao giờ? Hay kẻ độc tài cứ hành động theo bản năng và quy luật của họ là: Gây nên bất công rồi lại đàn áp, và tồn tại dựa trên nổi sợ hãi của nhân dân mình?
Phải có công lý để hướng tới điều tốt đẹp
Lẽ thường trong cuộc đời này là con người cần phải có niềm tin vào chân lý và sự thật để sống hướng thiện và làm những điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng. Công lý là ánh sáng dẫn đường mà chúng ta đặt niềm tin vào đó để sống tốt hơn, biết những gì là sai quấy để tránh né và sửa chữa sai lầm khi mắc phải. Một xã hội có sự hiện diện của công lý sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc bởi con người luôn hướng tới lẽ phải và cái đẹp.
Nay Cộng sản tạo nên một xã hội không có pháp luật, mọi niềm tin bị tước bỏ, con người sống trong sự nghi kỵ và mất phương hướng. Linh hồn của họ đã bán cho quỷ dữ, chủ trương theo đuổi một thứ học thuyết hoang tưởng và tôn sùng bạo lực. Vì thế trong con mắt của người dân Việt Nam, ánh sáng của Công lý là điều không thể với tới và họ không có được.
Với một chế độ độc tài toàn trị, mọi phương tiện để thực thi công lý đều là công cụ của nhà nước Cộng sản, vì vậy người dân đắm chìm trong nổi oan khuất triền miên. Vì thế mà Việt Nam đã trở thành một xã hội không có công lý, hay nói cách khác: Công lý không hề tồn tại trên đất nước Việt Nam.
Không còn cách nào khác, toàn thể người dân Việt Nam phải đoàn kết để đòi cho được Công lý về mình, để Công lý được hiện diện. Mục tiêu của chế độ Độc tài là chia rẽ nhân dân để dễ bề cai trị, để rồi từ đó nỗi oan khuất lại tiếp tục lan tràn. Khi mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh đòi tự do dân chủ, xóa bỏ chế độ Độc tài toàn trị thì Công lý sẽ trở về với dân tộc Việt Nam.
Chúng ta không thể sống mãi trong một xã hội mà Công lý không hề tồn tại. Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn, nổi đau của con người không thể là đại dương vô tận để những kẻ độc tài ngụp lặn trong đó một cách khoái trá. Cần phải có chân lý và sự thật cho xã hội Việt Nam, không thể mãi chấp nhận sự dối trá mà lừa mị của chế độ Cộng sản phi nhân. Một xã hội có Công lý là khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam, khát vọng đó không có gì có thể dập tắt được. Tâm nguyện của Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng là điều mong mỏi của tất cả chúng ta: “Công lý phải được thực thi ở Việt Nam!”
Hà nội – 28/8/2011
Minh Văn
nghe mà ngứa cả cái lỗ tai, mày nói như kiểu Việt Nam giống Mỹ với mấy nước tư bản đa đảng lắm ý không bằng, mày có tìm hiểu trên báo đài rằng hiện chỉ có những nước đa nguyên đa đảng đang đánh nhau nội chiến triền miên không, đang tranh giành quyền lực, người dân thì khốn khổ không, thế mà mày xúi bẩy mọi người là nên ủng hộ đa đảng, mày muốn xui người ta vào chỗ chết hả, mày muốn chết thì đi một mình đi, cái xã hội này đang tồn tại và phát triển tốt đẹp không ai nghe mày đâu!
Trả lờiXóa