Trần Quốc Việt dịch
Paris
Kể từ khi cuộc nổi dậy ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 25 tháng Giêng, tôi hầu như không rời xa màn hình ti vi một ly nào. Tôi có thể đang ở Pháp, nhưng hồn bay bổng ở tận quảng trường Tahrir. Tôi đang ném đá. Tôi đang thở bằng hơi cay. Tôi đang châm ngòi bom xăng. Tôi đang tránh đạn. Tôi đang đánh nhau với đám cảnh sát đầu mít đặc. Tôi đang nguyền rủa mọi biểu tượng của chế độ cho đến khi khàn cả giọng.
Tại sao? Vì trước đây tôi đã từng làm tất cả những chuyện này, suốt trong mùa hè năm 1989 và 1990, khi cơn dịch phẫn nộ bùng phát và lan tràn ra trên khắp Đông Âu và Liên Xô, và rồi lần nữa vào năm 1991 và 1997, khi Đảng Cộng Sản Bulgaria và kẻ kế thừa ghê tởm của nó cuối cùng mất hết sự bám víu quá chặt vào quyền lực.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Ai Cập ngày nay và Bulgaria vào thời cuối chiến tranh lạnh: Hosni Mubarak, từ chức vào thứ Sáu, nắm quyền lực suốt trong 30 năm; Todor Zhivkov, lãnh tụ Đảng Cộng sản, trị vì suốt 35 năm. Nhân dân cả hai nước đều bị nghiền nát bởi một chế độ áp bức, một quốc hội bù nhìn, một nền tư pháp tôi tớ cho nhà độc tài và một đài truyền hình nhà nước câm điếc, bởi những công an, mật vụ, cán bộ trung kiên và kẻ chỉ điểm ăn lương.
Ở Bulgaria, cũng như ở Ai Cập, tự do thể hiện và tự do hội họp đều bị coi như hoạt động tội phạm do các phần tử ở nước ngoài xúi giục. Ở Bulgaria, cũng như ở Ai Cập, cách mạng được tiến hành chủ yếu bởi lớp trẻ. Nhiều người Ai Cập gọi Mubarak một cách miệt thị là "Pharaoh". Còn ở Bulgaria, nhân vật trung tâm của chế độ, cựu thủ tướng Georgi Dimitrov, thật ra chỉ là một xác khô, xác ướp của ông được trưng bày trong một cái lăng vĩ cuồng đối diện trụ sở Đảng Cộng sản. Nhiều người Bulgaria thường nói đùa rằng họ sống trong một triều đại Ai Cập nhưng ở trên một hành tinh tương tự khác.
Tôi nhớ nhiều tháng sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu tôi không có mái nhà. Nền tảng của xã hội như đã tồn tại suốt trong 45 năm giờ tan rã. Ý nghĩ về trường lớp, hay về thực hành dương cầm, hay mơ về bữa ăn tối với gia đình, tất cả tưởng chừng như vô lý. Ngưòi ta thân nhau rất nhanh, ôm chặt nhau và thề tiếp tục biểu tình. Tuổi mười sáu, lòng tràn đầy phấn khích và háo hức đấu tranh, tôi ngủ qua đêm ở nhà những người lạ, hay cả trên hè phố. Rồi tình hình ngày càng trở nên thật tồi tệ. Những cuộc đình công rất lớn đã làm tê liệt cả nước. Các trạm xăng chẳng còn xăng. Bệnh viện hết những thứ cần thiết, kể cả thuốc tê. Các siêu thị chỉ bán thuốc tẩy. Điện mỗi ngày chỉ có một vài giờ.
Có lần, sau khi cùng với những người biểu tình trẻ đi lang thang khắp nơi trong thành phố trong mấy ngày liền không ăn hay ngủ, tôi đến thăm người yêu sống trên tầng 11 trong khu căn hộ tập thể kiểu Xô Viết, và tôi mắc kẹt trong thang máy đến mấy tiếng đồng hồ vì lại mất điện. Tôi nhớ ngay cả trong thời thời điểm tuyệt vọng ấy, khi gió lùa mạnh qua buồng thang máy tối đen, tôi vẫn nghĩ dù sao chờ bao lâu cũng đáng.
Trong nhiều năm, tôi cố gắng giải thích cho những người bạn Mỹ tôi lớn lên như thế nào sau Bức màn Sắt. Nhưng thường tôi nghe cùng câu trả lời: "Ồ, tưởng gì, tuổi tập tành làm người lớn của cậu hình như chẳng khác gì bọn mình; này nhé, cậu cũng say sưa chè chén, cũng hút thuốc, tụ tập lại chơi bời, cũng bị rắc rối. Ở đây chúng mình cũng tập tành như thế!" Tôi chợt hiểu ra rằng tôi đã không giải thích rõ ràng mọi sự.
Ước gì tôi có thể tái hiện lại không khí áp bức đầy sợ hãi ngày xưa ấy ... nhưng biết làm thế nào? Liệu tôi có nên kể rằng vào năm lớp một tôi bị bắt buộc ghi nhật ký để bày tỏ lòng biết ơn của mình về những kỳ tích mà xác ướp đã thực hiện vì tôi? Hay khi tôi học lớp chín tôi bị thầy giáo đánh vì tội chơi nhạc jazz trên dương cầm? (Jazz bị xem là nhạc đế quốc đồi trụy.) Thế còn người bà con của tôi, Iliya Popov, ở tù hàng chục năm trời trong những trại tập trung nơi hàng ngàn người chết và xác của họ bị ném cho lợn ăn? Thử hỏi như thế đáng đủ sợ chưa?
Điều khiến nhiều người không thật sự hiểu những chuyện đã xảy ra trong tất cả những năm đó ở Bulgaria và trong suốt ba thập niên qua ở Ai Cập, và xảy ra khắp nơi trong thế giới Ả Rập, là rằng nhân phẩm, chính ý tưỏng về nhân phẩm ấy, khó nắm bắt vô cùng. (Mới đây một người bạn chỉ cho tôi thấy, trên Facebook, điều đó ở khắp mọi nơi.) Nhân phẩm, như Bob Dylan có lần nói, chưa bao giờ được chụp ảnh. Đa số mọi người đều không biết họ có nhân phẩm cho đến ngày họ mất hoàn toàn nhân phẩm.
Tôi muốn khen ngợi các anh chị em người Ai Cập của mình can đảm phi thường và yêu cầu họ không bao giờ bỏ cuộc. Dù sao, tuy ông Mubarak có thể không còn nữa, nhưng thay đổi thật sự sẽ đến rất chậm, và với một giá rất đắt. Phải mất hai năm sau khi nhà độc tài nước tôi bị lật đổ trước khi chính phủ dân chủ đầu tiên ở Bulgaria lên cầm quyền, nhưng chính phủ non trẻ ấy tồn tại chưa đến một năm. Từ năm 1989 đến 2009, Bulgaria trải qua 10 chính phủ. Ngay cả hiện nay, cấu trúc quyền lực vô hình do những người Cộng sản lập ra vẫn đa phần còn nguyên vẹn, với tầng lớp cầm quyền hiện nay vẫn còn rất nhiều nhân viên an ninh quốc gia chế độ cũ và những kẻ chỉ điểm.
Tuy nhiên, ngày nay trẻ em ở Bulgaria lớn lên tự do lắng nghe nhạc nào họ muốn nghe, nói những điều họ muốn nói, họp mặt ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào họ muốn, tự do chọn tương lai của mình. Những thiếu nữ sẽ không còn bao giờ bị các bác sĩ do nhà nước chỉ định khám xem họ có còn trinh. Các nam sinh trung học sẽ không còn bao giờ bị bắt buộc trần truồng phơi bày thân thể của mình ra trước mặt uỷ ban quân sự gồm những kẻ tình dục bệnh hoạn có nhiệm vụ phát hiện những dấu hiệu đồng tính luyến ái ở các tân binh tương lai. Còn xác ướp đã được an táng.
Cho dù chuyện gì diễn ra kế tiếp ở Ai Cập chăng nữa, Ai cập sẽ vẫn rất xứng đáng. Sau khi sống quá lâu trong cảnh áp bức, người Ai Cập đã đạt được điều quan trọng nhất: họ đã giành lại được nhân phẩm của mình.
(Nguồn New York Time)
Paris
Kể từ khi cuộc nổi dậy ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 25 tháng Giêng, tôi hầu như không rời xa màn hình ti vi một ly nào. Tôi có thể đang ở Pháp, nhưng hồn bay bổng ở tận quảng trường Tahrir. Tôi đang ném đá. Tôi đang thở bằng hơi cay. Tôi đang châm ngòi bom xăng. Tôi đang tránh đạn. Tôi đang đánh nhau với đám cảnh sát đầu mít đặc. Tôi đang nguyền rủa mọi biểu tượng của chế độ cho đến khi khàn cả giọng.
Tại sao? Vì trước đây tôi đã từng làm tất cả những chuyện này, suốt trong mùa hè năm 1989 và 1990, khi cơn dịch phẫn nộ bùng phát và lan tràn ra trên khắp Đông Âu và Liên Xô, và rồi lần nữa vào năm 1991 và 1997, khi Đảng Cộng Sản Bulgaria và kẻ kế thừa ghê tởm của nó cuối cùng mất hết sự bám víu quá chặt vào quyền lực.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Ai Cập ngày nay và Bulgaria vào thời cuối chiến tranh lạnh: Hosni Mubarak, từ chức vào thứ Sáu, nắm quyền lực suốt trong 30 năm; Todor Zhivkov, lãnh tụ Đảng Cộng sản, trị vì suốt 35 năm. Nhân dân cả hai nước đều bị nghiền nát bởi một chế độ áp bức, một quốc hội bù nhìn, một nền tư pháp tôi tớ cho nhà độc tài và một đài truyền hình nhà nước câm điếc, bởi những công an, mật vụ, cán bộ trung kiên và kẻ chỉ điểm ăn lương.
Ở Bulgaria, cũng như ở Ai Cập, tự do thể hiện và tự do hội họp đều bị coi như hoạt động tội phạm do các phần tử ở nước ngoài xúi giục. Ở Bulgaria, cũng như ở Ai Cập, cách mạng được tiến hành chủ yếu bởi lớp trẻ. Nhiều người Ai Cập gọi Mubarak một cách miệt thị là "Pharaoh". Còn ở Bulgaria, nhân vật trung tâm của chế độ, cựu thủ tướng Georgi Dimitrov, thật ra chỉ là một xác khô, xác ướp của ông được trưng bày trong một cái lăng vĩ cuồng đối diện trụ sở Đảng Cộng sản. Nhiều người Bulgaria thường nói đùa rằng họ sống trong một triều đại Ai Cập nhưng ở trên một hành tinh tương tự khác.
Tôi nhớ nhiều tháng sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu tôi không có mái nhà. Nền tảng của xã hội như đã tồn tại suốt trong 45 năm giờ tan rã. Ý nghĩ về trường lớp, hay về thực hành dương cầm, hay mơ về bữa ăn tối với gia đình, tất cả tưởng chừng như vô lý. Ngưòi ta thân nhau rất nhanh, ôm chặt nhau và thề tiếp tục biểu tình. Tuổi mười sáu, lòng tràn đầy phấn khích và háo hức đấu tranh, tôi ngủ qua đêm ở nhà những người lạ, hay cả trên hè phố. Rồi tình hình ngày càng trở nên thật tồi tệ. Những cuộc đình công rất lớn đã làm tê liệt cả nước. Các trạm xăng chẳng còn xăng. Bệnh viện hết những thứ cần thiết, kể cả thuốc tê. Các siêu thị chỉ bán thuốc tẩy. Điện mỗi ngày chỉ có một vài giờ.
Có lần, sau khi cùng với những người biểu tình trẻ đi lang thang khắp nơi trong thành phố trong mấy ngày liền không ăn hay ngủ, tôi đến thăm người yêu sống trên tầng 11 trong khu căn hộ tập thể kiểu Xô Viết, và tôi mắc kẹt trong thang máy đến mấy tiếng đồng hồ vì lại mất điện. Tôi nhớ ngay cả trong thời thời điểm tuyệt vọng ấy, khi gió lùa mạnh qua buồng thang máy tối đen, tôi vẫn nghĩ dù sao chờ bao lâu cũng đáng.
Trong nhiều năm, tôi cố gắng giải thích cho những người bạn Mỹ tôi lớn lên như thế nào sau Bức màn Sắt. Nhưng thường tôi nghe cùng câu trả lời: "Ồ, tưởng gì, tuổi tập tành làm người lớn của cậu hình như chẳng khác gì bọn mình; này nhé, cậu cũng say sưa chè chén, cũng hút thuốc, tụ tập lại chơi bời, cũng bị rắc rối. Ở đây chúng mình cũng tập tành như thế!" Tôi chợt hiểu ra rằng tôi đã không giải thích rõ ràng mọi sự.
Ước gì tôi có thể tái hiện lại không khí áp bức đầy sợ hãi ngày xưa ấy ... nhưng biết làm thế nào? Liệu tôi có nên kể rằng vào năm lớp một tôi bị bắt buộc ghi nhật ký để bày tỏ lòng biết ơn của mình về những kỳ tích mà xác ướp đã thực hiện vì tôi? Hay khi tôi học lớp chín tôi bị thầy giáo đánh vì tội chơi nhạc jazz trên dương cầm? (Jazz bị xem là nhạc đế quốc đồi trụy.) Thế còn người bà con của tôi, Iliya Popov, ở tù hàng chục năm trời trong những trại tập trung nơi hàng ngàn người chết và xác của họ bị ném cho lợn ăn? Thử hỏi như thế đáng đủ sợ chưa?
Điều khiến nhiều người không thật sự hiểu những chuyện đã xảy ra trong tất cả những năm đó ở Bulgaria và trong suốt ba thập niên qua ở Ai Cập, và xảy ra khắp nơi trong thế giới Ả Rập, là rằng nhân phẩm, chính ý tưỏng về nhân phẩm ấy, khó nắm bắt vô cùng. (Mới đây một người bạn chỉ cho tôi thấy, trên Facebook, điều đó ở khắp mọi nơi.) Nhân phẩm, như Bob Dylan có lần nói, chưa bao giờ được chụp ảnh. Đa số mọi người đều không biết họ có nhân phẩm cho đến ngày họ mất hoàn toàn nhân phẩm.
Tôi muốn khen ngợi các anh chị em người Ai Cập của mình can đảm phi thường và yêu cầu họ không bao giờ bỏ cuộc. Dù sao, tuy ông Mubarak có thể không còn nữa, nhưng thay đổi thật sự sẽ đến rất chậm, và với một giá rất đắt. Phải mất hai năm sau khi nhà độc tài nước tôi bị lật đổ trước khi chính phủ dân chủ đầu tiên ở Bulgaria lên cầm quyền, nhưng chính phủ non trẻ ấy tồn tại chưa đến một năm. Từ năm 1989 đến 2009, Bulgaria trải qua 10 chính phủ. Ngay cả hiện nay, cấu trúc quyền lực vô hình do những người Cộng sản lập ra vẫn đa phần còn nguyên vẹn, với tầng lớp cầm quyền hiện nay vẫn còn rất nhiều nhân viên an ninh quốc gia chế độ cũ và những kẻ chỉ điểm.
Tuy nhiên, ngày nay trẻ em ở Bulgaria lớn lên tự do lắng nghe nhạc nào họ muốn nghe, nói những điều họ muốn nói, họp mặt ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào họ muốn, tự do chọn tương lai của mình. Những thiếu nữ sẽ không còn bao giờ bị các bác sĩ do nhà nước chỉ định khám xem họ có còn trinh. Các nam sinh trung học sẽ không còn bao giờ bị bắt buộc trần truồng phơi bày thân thể của mình ra trước mặt uỷ ban quân sự gồm những kẻ tình dục bệnh hoạn có nhiệm vụ phát hiện những dấu hiệu đồng tính luyến ái ở các tân binh tương lai. Còn xác ướp đã được an táng.
Cho dù chuyện gì diễn ra kế tiếp ở Ai Cập chăng nữa, Ai cập sẽ vẫn rất xứng đáng. Sau khi sống quá lâu trong cảnh áp bức, người Ai Cập đã đạt được điều quan trọng nhất: họ đã giành lại được nhân phẩm của mình.
(Nguồn New York Time)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét