Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Những vấn đề của chúng ta: vấn đề hòa giải và hòa hợp Dân tộc

Thiện Ý
ĐẶT VẤN ĐỀ:
       Vấn đề “Hoà giải và hoà hợp dân tộc” đã được đăt ra từ lâu, có lẽ là từ khi cụm từ này xuất hiện trong văn bản Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 27-1-1973. Thế rồi, cụm từ “hoà giải và hoà hợp dân tộc” sau này tại hải ngoại đã được dùng như một trong những nhãn hiệu của “nón cối”, để một số kẻ dùng như vũ khí tấn công đối phương mỗi khi có mâu thuẫn cá nhân cũng như tập thể, không chỉ liên quan đến mâu thuẫn về quan điểm và phương thức chống cộng giữa hai khuynh hướng chống cộng bảo thủ cực đoan và cấp tiến, mà còn được được lợi dụng mỗi khi có mâu thuẫn vì tư thù cá nhân không liên quan gì đến vấn đề chống cộng.  Vì vậy, mặc nhiên “hoà giải và hoà hợp dân tộc” đã như một “húy kỵ” khiến những ai mỗi khi viết lách phải thận trọng khi phải xử dụng cụm từ này.

       Cuối Tháng 3 năm 1992 gia đình chúng tôi đặt chân đến Thành phố Houston theo diện đoàn tụ gia đình (vì không có chương trình HO nào dành cho tù nhân “phản động” ). Khoảng vài tuần sau, tôi bắt đầu viết lại tài liệu đã khởi thảo và phổ biến bí mật từ trong nước năm 1977 và được dùng làm tài liệu học tập cho Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam thành lập cũng vào năm này (Tài Liệu Nghiên Cứu Lý Luận: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới). Tháng 4 năm 1995, tài liệu này được ấn hành lần đầu và lần lượt được ra mắt tại Thành phố Houston, Dallas Tiểu bang Texas, New Orleans Tiểu bang Louisiana. Một trong các vị được chúng tôi ký tặng sách thuộc hàng ngũ lãnh đạo chống cộng hàng đầu theo khuynh hướng bảo thủ cực đoan trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng Phụ Cận lúc đó là Cố Đại Tá không quân Việt Nam Cộng Hòa Trần Ngọc Đoá đã ghé tai tôi nói nhỏ “ Này, tôi nghe nói sách của luật sư đưa ra chủ trường Hoà giải và hoà hợp với Việt cộng phải không?”. Tôi có thưa lại rằng: “Đại tá mới chỉ nghe nói, vây bây giờ Đại tá hãy đọc đi xem tôi có chủ trương hoà giải hoà hợp với Việt Cộng hay không?”.
     Sở dĩ có thắc mắc này, là vì trong Phần cuối Chương II của tập tài liệu tôi viết (Việt Nam Lạc Quan Tin Tưởng Hướng về Tương Lai), có “Luận Bàn Về Một Giải Pháp Toàn Cuộc Cho Vấn Đề Tương Lai Dân Tộc Việt Nam”, trong đó có “Thử Đề Nghị Một Giải Pháp Toàn Cuộc” (Xin xem tài liệu đính kèm bài viết này) với ba bước tiến đền nền “Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc”. Mặc dầu chúng tôi đã lưu ý đến tính nhậy cảm của cụm từ này, đã phải khẳng định rằng Việt Nam không có vấn đề “Hoà giải và hoà hợp dân tộc, mà chỉ có vấn đền hoá giải mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo dân tộc”.
        Vậy thì, Hoà giải và hoà hợp dân tộc là gì và vì sao người Việt Quốc gia cho đến nay vẫn kiến quyết chống lại hoà giải và hoà hợp dân tộc ? Việt cộng có thực tâm muốn hoà giải và hoà hợp dân tộc hay không? Đó là nội dung bài tham luận hôm nay của chúng tôi.
I/- HOÀ GIẢI VÀ HOÀ HỢP DÂN TỘC LÀ GÌ?
      Trước hết để trả lời câu hỏi hoà giải và hoà hợp dân tộc là gì, chúng ta cần hiểu ý nghĩa chung và ý nghĩa riêng của những từ ngữ trong cụm từ này.
      Về ý nghĩa chung hoà giải là giải quyết mâu thuẫn một cách hoà bình để đi đến sự hợp nhất trong hoà bình. Nếu mâu thuẫn ấy là mâu thuẫn trong lòng một dân tộc, thì hoà giải và hoà hợp dân tộc là mâu thuẫn ấy cần được giải quyết một cách hoà bình để đi đến sự hợp nhất dân tộc trong hoà bình, tức hoà hợp dân tộc.
        Từ ý nghĩa chung, đi vào ý nghĩa riêng của hoà giải và hoà hợp dân tộc Việt Nam: Đó là giải quyết một cách hoà bình mâu thuẫn phát sinh từ cuộc nội chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam và tồn tại trong lòng dân tộc việt Nam cho đến hôm nay, để đi đến hoà hợp dân tộc.
       Trong ý nghĩa riêng này cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp của cụm từ “hoà giải và hoà hợp dân tộc”. Theo nghĩa rộng là giải quyết hoà bình mâu thuẫn trong lòng dân tộc giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản. Theo nghĩa hẹp là giải quyết hoà bình mâu thuẫn trong lòng dân tộc giữa hàng ngũ lãnh đạo trong cuộc chiến tranh quốc - cộng vừa qua (1954-1975) cho đến hôm nay.
        Theo nhận định của chúng tôi, sau 36 năm chấm dứt cuộc chiến tranh ý thức hệ quốc – cộng, nghĩa rộng của cụm từ “hoà giải và hoà hợp dân tộc” không còn giá trị thực tế. Vì thực tế nhân dân hai Miền Bắc Nam đã tự hoá giải mâu thuẫn một cách hoà bình bằng chính thực tiễn sinh động đã giúp tất cả nhận thức được thực chất của cuộc chiến tranh quốc-cộng hôm qua chỉ là một cuộc chiến do ngoại bang thực hiện thông qua những chính quyền công cụ bản xứ, xô đẩy nhân dân hai miền vào một cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, bằng những chiêu bài lừa mị, đã tàn phá tan hoang đất nước, phân hoá dân tộc, để lại di hại nghiêm trọng, toàn diện và lâu dài cho đất nước.
        Như vậy thực tế nay chỉ còn tồn tại trong lòng dân tộc ý nghĩa hẹp của cụm từ “Hoà giải và hoà hợp dân tộc”. Nghĩa là chỉ còn tồn tại mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo dân tộc thuộc hai phe Quốc-Cộng. Muốn hoà giải và hoà hợp dân tộc thiết tưởng chỉ cần “hoá giải mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc”. Đó là mâu thuẫn giữa những người cộng sản lãnh đạo dân tộc theo con đường độc tài toàn trị, độc đảng độc quyền thống trị, với những người quốc gia lãnh đạo dân tộc theo con đường dân chủ pháp trị, đa nguyên đa đảng. Do đó “hoà giải và hoà hợp dân tộc” chính là giải quyết mâu thuẫn này một cách hoà bình để đi đến hoà hợp dân tộc toàn diện.
       Tất cả ý  nghĩa riêng theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp  của cụm từ “hoà giải và hoà hợp dân tộc” nghe có vẻ tốt đẹp, nhưng tại sao lại bị người Việt quốc gia cự tuyệt? Phải chăng người Việt Quốc Gia chống cộng vì hiếu chiếnnên không muốn “Hòa giải và hòa hợp dân tộc?
II/- VÌ SAO NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA CHO ĐẾN NAY VẪN CHỐNG LẠI HOÀ GIẢI VÀ HOÀ HỢP DÂN TỘC?
    Câu trả lời thật minh bạch: Người Việt quốc gia sở dĩ cho đến nay vẫn kiên quyết chống lại “hoà giải và hoà hợp dân tộc kiểu Việt cộng”, chứ không chống mà còn luôn mong muốn “hoà giải và hoà hợp dân tộc” theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này.
    Thật vậy, ai cũng biết là dầu muốn dầu không cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc- Cộng tại Việt Nam kéo dài trong nhiều thập niên qua cho đến nay vẫn chưa chấm dứt đã làm phân hoá dân tộc. Cuộc chiến ấy xuất phát trước hết từ sự mâu thuẫn do sự bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo dân tộc Quốc- Cộng về mô hình chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội thực hiện cho đất nước.Chính mâu thuẫn này đã đưa đến xung đột qua cuộc chiến tranh quốc cộng (1954-1975) do Việt cộng phát động nhằm giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Nhưng thực tế cho thấy, bạo lực đã không giải quyết được mâu thuẫn này, dù phe Việt cộng đã giành được quyền thống trị trên cả nước và đã có cơ hội thực hiện mô hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội theo cộng sản chủ nghĩa 36 năm qua(1975-2011) và trước đó trên một nửa nước Miền Bắc Việt Nam (1954-1975)
         Thực tế cũng đã khẳng định mô hình cộng sản chủ nghĩa là không tưởng, gây hậu quả tai hại toàn diện và lâu dài cho đất nước. Và chính Việt cộng cũng đã nhận thức được điều này để bước vào con đường “đối mới” từ năm 1986 để cứu tập đoàn thống trị độc quyền là đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không vì lợi ích của Dân tộc, Đất nước. Do đó, mặc dầu thực tế Việt cộng đã và đang từng bước đi theo mô hình “kinh tế thị trường tự do theo định hướng tư bản chủ nghĩa”, nhưng vẫn ngụy biện “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, để cố bám lấy cái vỏ “Xã hội chủ nghĩa” để tiếp tục xử dụng kỹ thuật “chuyên chính vô sản” độc chiếm quyền thống trị cho cái đảng cũng mang nhãn hiệu giả tạo là đảng Cộng sản sản Việt Nam( Vì hơn ai hết người cộng sản Việt Nam đều biết rằng làm gì có một đảng Cộng sản Việt Nam với phẩm chất theo đúng lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa, và cũng biết không thể và không bao giờ thực hiện được mô hình “Xã Hội Chủ Nghĩa” theo chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Thực tế cái gọi là “Đảng Cộng Sản Việt Nam” đã và đang xử dụng các bảng hiệu “Đảng Cộng Sản Việt Nam” và  chế độ “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo kiểu gian thương “Treo đầu dê, bán thịt chó”). Nghĩa là tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn không “đổi mới” mô hình chính trị phù hợp là chế độ dân chủ đa nguyên, vốn là mục tiêu tối hậu mà người Việt Quốc gia đã chiến đầu kiên trì trong nhiều thập niên qua để thành đạt. Mục tiêu tối hậu này đã được thực tế ngày một khẳng định giá trị hiện thực và cho thấy chân lý thuộc về ai, Việt quốc, hay Việt cộng, ai đúng ai sai? Và rằng: Chiều hướng mới không thể đảo ngược, dân chủ tất thắng độctài các kiểu trên phạm vi toàn cầu, trong đó có kiểu độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam.
        Đây chính là mâu thuẫn căn bản giữa Việt QuốcViệt cộng và là nguyên nhân cơ bản làm phân hoá dân tộc. Việt cộng khi phát động chiến tranh dù xâm chiếm được Miền Nam của Việt quốc, song vẫn không giải quyết được mâu thuẫn trong lòng dân tộc, mà còn khoét sâu mâu thuẫn này. Vì vậy, hơn ai hết người Việt quốc gia mong muốn giải quyết mâu thuẫn này một cách hoà bình. Nhưng thực tế vẫn phải chống lại “hoà giải và hoà hợp dân tộc kiểu cộng sản”. Theo đó, họ chỉ đơn phương kêu gọi người Việt quốc gia hãy quên quá khứ, quên hận thù, đừng chống cộng nữa, mà hãy hợp tác toàn diện với nhà cầm quyền chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay, để xây dựng phát triển đất nước.
       Như vậy chỉ là sự áp đặt một chiều, không có sự hoà giải vì Việt cộng không chính thức đưa ra phương cách cụ thể để Việt quốcViệt cộng giải quyết mâu thuẫn căn bản một cách hoà bình, để đi đến hoà hợp dân tộc, mà chỉ “đánh tiếng” hay ngầm thuyết phục lôi kéo một số cá nhân Việt quốc về nước “hoà hợp” với chế độ. Nghĩa là Việt cộng chỉ tiến hành “một chính sách chiêu hồi người quốc gia hợp tác toàn diện, vô điều kiện với chế độ”. Do đó, người Việt quốc gia không chấp nhận được, vì đó là điều nghịch lý khi cái đúng phải qui thuận cái sai, chính nghĩa quốc gia phải qui thuận ngụy nghĩa cộng sản.
III/- VIỆT CỘNG CÓ THỰC TÂM MUỐN HOÀ GIẢI VÀ HOÀ HỢP DÂN TỘC HAY KHÔNG?
        Câu trả lời khẳng định là không, cho đến lúc này Việt cộng vẫn không có thực tâm muốn “hoà giải và hoà hợp dân tộc” theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này, mà chỉ xử dụng nó như là chiêu bài tuyên truyền lừa mị, đánh động tình tự dân tộc, để lối kéo những người Việt quốc gia hay là những người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nước, hãy quên quá khứ, quên hận thù, đừng chống cộng nữa, “hoà hợp”“không hoà giải” (giữa Việt cộng Việt quốc), để xây dựng đất nước (mà thực chất là để củng cố quyền thống trị độc quyền, độc tôn và độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam).
       Vì sao Việt cộng không có thực tâm “hoà giải và hoà hợp dân tộc”? – Là vì cho đến lúc này Việt cộng vẫn tự tin một cách sai lầm rằng, với khoảng ba triệu đảng viên cộng sản chia nhau quyền thống trị đất nước, nắm trong tay quân đội, công an và các lực lượng võ trang bảo vệ vững chắc nền “chuyên chính vô sản”, có uy thế quốc tế, trong khi không có lực lượng đối trọng nào trong nước cũng như hải ngoài đe doạ được sinh mạnh chính trị của chế độ…Và vì vậy Việt cộng thấy “không cần hoà giải và hoà hợp với ai” mà chỉ muốn chiêu hồi người Việt quốc gia bằng chiều bài “hoà giải hoà hợp dân tộc” lừa mị mà thôi.
       Thực tế trong quá khứ, Việt cộng đã từng chỉ dùng “hoà giải và hoà hợp dân tộc” như một chiều bài lừa mị khi xử dụng cụm từ nay lần đầu tiên trong bản Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình Việt Nam ngày 27-1- 1973 liên quan đến cái gọi là “Hội Đồng Quốc Gia hoà giải hoà hợp dân tôc ba thành phần”. Nhưng rồi sau đó, như mọi người đếu biết, “Hội Đồng Quốc Gia hoà giải hoà hợp dân tộc” không bao giờ có ở Miền Nam,Việt cộng đã vi phạm trắng trợn bản hiệp định này khi dùng bạo lực thôn tính Miền Nam, trước sự làm ngơ của những bảo đảm quốc tế.
        Chúng ta hay cùng đọc lại Khoaûn (a) ñieàu 11 Hiệp Định Paris 1973 đã ghi Ngay sau khi ngöng baén, hai beân Mieàn Nam Vieät Nam seõ hieäp thöông treân tinh thaàn hoaø giaûi vaø hoaø hôïp daân toäc, toân troïng laãn nhau vaø khoâng thoân tính laãn nhau ñeå thaønh laäp Hoäi Ñoàng Quoác Gia Hoaø Giaûi vaø Hoaø Hôïp Daân Toäc goàm ba thaønh phaàn ngang nhau...”.
      Thực tế, trong quá khứ, Việt cộng cũng đã không quan tâm đáp ứng những giải pháp có tính hoà giải hoà hợp dân tộc được đề nghị từ một số cá nhân hay doàn thể người Việt Quốc gia, trong đó có đề nghị của chúng tôi về một “Giải pháp toàn cuộc cho vấn đề tương lai dân tộc Việt Nam”. Giải pháp toàn cuộc này chúng tôi đã trình bầy chi tiết trong tập Tài Liệu Nghiên Cứu Lý luận: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới ấn hành lần đầu tháng 4 năm 1995 và giữ lại trong lần tái bản tháng 4 năm 2005. Đại cương chúng tôi đề nghị một giải pháp ba bước tiến đến nền Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc:
·       Bước một: Triệu tập “Hội Nghị Hoá Giải Mâu Thuẫn Về Lãnh Đạo Dân Tộc”.
·       Bước hai: Triệu tập “Hội Nghị Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”
·       Bước Ba: Hình thành chế độ Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc.
(Đính kèm theo bài viết này:Toàn bộ chi tiết của Giải Pháp Toàn Cuộc Cho Vấn Đề Tương Lai Dân Tộc Việt Nam trình bầy trong Phần IV Chương II, Tài Liệu Nghiên Cứu Lý Luận: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới)
IV/- KẾT LUẬN:
       Hoà Giải và Hoà hợp Dân tộc theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này, vốn là ước nguyện chung của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại cũng như người Việt Nam không cộng sản trong nước. Nhưng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại cho đến nay vấn chống “Hoà giải và hòa hợp dân tộc kiểu cộng sản” vì đó chỉ là chiêu bài lừa mị. Thực chất Việt cộng không muốn hoà giải với Việt Quốc, mà chỉ muốn Việt Quốc hoà hợp với Việt cộng vô điều kiện; không chịu giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Quốc và Việt Cộng vốn là nguồn gốc làm phân hoá dân tộc, để đi đến “Hòa hợp dân tộc”.
     Nếu Việt cộng có thiện chí “Hoà giải hoà hợp dân tộc” thực sự, thì họ đã có nhiều cơ hội để làm điều này, cơ hội lớn nhất là sau ngày 30-4-1975, đúng như một số lãnh đạo hàng đầu “cộng sản phản tỉnh”, tiêu biểu như Ông Võ Văn Kiệt, và nhiều người cộng sản khác đã ân hận và nuối tiếc sau này. Hoặc đã làm ngơ trước những đề nghị tương tự như đề nghị của cá nhân chúng tôi vào năm 1995 về một “Giải Pháp Toàn Cuộc Cho Vấn Đề Tương Lai Dân Tộc Việt Nam”. Tiếc rằng Việt cộng đã không đáp ứng vào thời điểm mà đa số các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam Cộng Hoà còn sống,như Hành pháp (Các vị nghị sĩ, dân biểu lưỡng viện Quốc Hội), Lập Pháp (Tổng Thống, Thủ Tướng và Nội Các…), Tư pháp Việt Nam Cộng Hoà (Các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện…) và quân đội VNCH (Các Tướng Lãnh…)
     Thành ra đến nay, vào lúc này, một giả định nếu như Việt cộng có chính thức đưa ra hay chấp nhận đề nghị  cùng với Việt quốc thực hiện một tiến trình “hoà giải và hoà hợp dân tộc” thực sự, khả tín, thì ai, những cá nhân hay tổ chức nào phía Quốc gia sẽ có tư cách đại diện người Việt quốc gia hải ngoại tham dự ? 
       Trong bối cảnh đa đầu phân tán của các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại hải ngoại hiện nay, tìm được câu trả lời hiện thực, thoả đáng cho câu hỏi này không phải là dễ. Thành ra, thực tế nhất, nếu Việt cộng có thực tâm “hoà giải và hoà hợp dân tộc”, họ chỉ cần tự hoá giải mâu thuẫn căn bản Quốc- Cộng, bằng hành động thực tiễn, là tự giác thực hiện điều mà người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nước mong muốn, đòi hỏi: là Đảng Cộng sản Việt Nam hãy tự giác từ bỏ độc quyền chính trị, dân chủ hoá đất nước. Nếu họ làm được như vậy, và chỉ cần làm như vậy, “hoà giải và hoà hợp dân tộc” khắc đến và người Việt Quốc gia ở hải ngoại sẽ ngừng chống cộng,  sẵn sàng bỏ qua quá khứ (dù hận thù khó quên), sẵn sàng tự nguyện tự giác đem tiền của, tài năng về hợp tác toàn diện với chính quyền của dân, do dân và vì dân để phục vụ đất nước, chứ nhất định không phục vụ cho chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay hay bất cứ chế độ chính trị độc tài  không cộng sản nào khác hình thành sau này.
Thiện Ý
Houston, ngày 9-4-2011      
*Đính kèm: Trích từ Phần IV Chương 2, Tài Liệu Nghiên Cứu Lý Luận: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược QuốcTế Mới, tái bản 2005.
III. THỬ ÐỀ NGHỊ MỘT GIẢI PHÁP TOÀN CUỘC.
     
         Giải pháp chúng tôi đề nghị chỉ có cơ may thực hiện, nếu đến lúc này, các bên đang tranh chấp quyền lãnh đạo dân tộc thực tâm vì đất nước, vì dân tộc, tự tin và tin tưởng lẫn nhau và cùng đứng trên lập trường dân tộc để xem xét vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy trước khi đưa ra đề nghị vế tiến trình thực hiện và nội dung các bước thực hiện giải pháp toàn cuộc, một số nhận thức và quan điểm cần được các bên thừa nhận, thống nhất như những điều kiện tiên quyết có giá trị như những định đề khoa học.
   A. NHỮNG ÐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT:
      1) Các bên phải đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết và lợi ích dân tộc là tối thượng.
      2) Các bên cần ý thức rằng, không có ai thương người Việt Nam bằng chính người Viêt Nam; Và rằng biên giới quốc gia muôn đời, vẫn là cái giới hạn trong đó quyền lợi của các dân tộc sống chung cần được bảo vệ trên hết và trước hết.
      3) Các bên phải cùng đứng trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa yêu nước, mới có thể tìm ra được con đường đúng nhất, có lợi nhất cho dân tộc Việt Nam, phù hợp với ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, chứ không phải tham vọng của những người cầm quyền (dù với hảo ý).
      4) Các bên phải thống nhất quan điểm rằng, ý nguyện nhân dân, hạnh phúc đồng bào, đất nước phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại, là cứu cánh chung phải thành đạt của bất cứ cá nhân hay tập thể nào muốn nắm quyền lãnh đạo dân tộc.
      5) Các bên phải cùng quan niệm rằng, mọi thể chế chính trị chỉ là khung cảnh, mọi chủ nghĩa chỉ là phương tiện để thực hiện cứu cánh. Mọi cá nhân hay tập đoàn lãnh đạo dân tộc chỉ là công cụ của nhân dân để đạt cứu cánh. Và do đó không thể biến cứu cánh thành phương tiện phục vụ cho mưu đồ, lợi ích cá nhân hay tập đoàn nào.
      6) Các bên phải cùng chấp nhận từ bỏ đường lối, chủ trương xây dựng chế độ chính trị cho đất nước trên nền tảng một ý thức hệ hay chủ nghĩa ngọai lai (nhất nguyên xã hội chủ nghĩa hay đa nguyên tư bản chủ nghĩa), để cùng đồng thuận xây dựng một chế độ dân chủ trên nền tảng “Nhất nguyên Dân Tộc”. Vì chỉ có đứng chung trên nền tảng này, mới chấm dứt được tình trạng phân hoá dân tộc, thống nhất được toàn lực quốc gia, để cùng đi đến tương lai tươi sáng cho dân tộc.
      7) Các bên phải chân thành thừa nhận lẫn nhau, từ quá khứ đến hiện tại, tất cả đều đã và đang hành động vì thiện chí và lòng yêu nước, vì tiền đồ dân tộc. Hành động đúng, sai, phải trái, hiệu quả tích cực hay hậu quả tiêu cực đối với đất nước và dân tộc của các bên là do chủ quan, khách quan hãy để cho lịch sử xét định sau này.
      8) Các bên phải thống nhất nhận thức rằng: không phải vì hận thù, mà vì bất đồng chính kiến đã tạo ra mâu thuẫn đối kháng trong lòng dân tộc, và là cản trở trên đường đi đến tương lai tươi sáng cho dân tộc. Và do đó, không cần nỗ lực xoá bỏ hận thù mà chỉ cần có được sự đồng thuận về một giải pháp khả thi, hữu hiệu để phá vỡ mâu thuẫn đối kháng này, hận thù sẽ tự khắc tiêu tan. Vì hận thù chỉ là cảm tính cá nhân, với thời gian năm tháng có thể phai mờ, hoặc vì lợi ích dân tộc có thể bỏ qua, song các sự kiện đưa đến hận thù là lý tính thuộc về lịch sử thì không thể nào quên, mà cần phải nhớ làm bài học kinh nghiệm cho thế hệ hiện tại cũng như tương lai.
      9) Các bên cần có chung nhận thức rằng, Việt Nam không có vấn đề “hoà giải và hoà hợp dân tộc” mà chỉ có vấn đề “hoá giải những mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc”. Vì qua thực tế và lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn là một khối thống nhất, bất khả phân. Từ quá khứ đến hiện tại, nhân dân Việt Nam, sau những biến động thăng trầm của lịch sử, vẫn sống đoàn kết yêu thương gắn bó, trong tình ruột thịt, nghĩa đồng bào. Hiện tại, chỉ còn những mâu thuẫn trong hàng ngũ những người lãnh đạo dân tộc, bất đồng về một giải pháp hữu hiệu cho đất nước, cần được “hoá giải” càng sớm càng tốt cho tương lai dân tộc.
   B. TIẾN TRÌNH VÀ NỘI DUNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.
      Giải pháp đề nghị được thực hiện qua ba giai đọan, xin được gọi là “Tiến trình ba bước đến nền dân chủ nhất nguyên dân tộc”.
* Bước một: Triệu tập “Hội Nghị Hoá Giải Mâu Thuẫn Về Lãnh Ðạo Dân Tộc”, (gọi tắt là Hội Nghị Hóa Giải).
   1. Thời gian diễn ra Hội Nghị: Từ 3 đến 6 ngày hay lâu hơn tùy nhu cầu, vào thời khỏang thuận tiện, càng sớm càng tốt. (2006 – 2007 chẳng hạn)
   2.  Nơi tổ chức Hội Nghị: Thành phố Ðà Lạt, thuộc Cao nguyên Trung phần Việt Nam hay nơi nào khác thuận lợi trên đất nước Việt Nam.
   3. Căn bản pháp lý của Hội Nghị: Quốc Hội đương nhiệm chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) triệu tập phiên họp khoáng đại bất thường, ra nghị quyết tổ chức HNHGMTVLÐDT. Nội dung nghị quyết nói rõ mục đích, trách nhiệm thực hiện, phương thức tổ chức và thành phần được mời tham dự  Hội Nghị.
      4. Thành phần tham dự Hội Nghị:
      Ðề nghị tất cả các nhân vật thuộc hàng ngũ lãnh đạo các chính đảng và nhà nước của hai chế độ đối nghịch trước 30 tháng 4 năm 1975 (1954 – 1975): Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở Miền Bắc và Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) ở Miền Nam, mà nay còn sống.
    a) Ðối với chế độ VNDCCH:
   -  Ðối với đảng Lao Ðộng Việt Nam lúc đó (Tức đảng CSVN hiện nay), có tư cách tham dự Hội Nghị là các Tổng Bí Thư và các Ủy Viên Bộ Chính trị đảm nhiệm chức vụ trong khỏang 1954 – 1975.
   - Ðối với Nhà Nước, gồm những người từng giữ các chức vụ lãnh đạo nhà nước VNDCCH, là các Chủ Tịch và Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch  Hội Ðồng Bộ Trưởng hay là Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng, các Bộ trưởng trong nội các, Chủ tịch và  Phó Chủ Tịch Quốc Hội, các đại biểu quốc hội các khoá từ 1954 đến 1975, Các Chánh án và Phó chánh án Tịa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
    b) Ðối với chế độ VNCH:
   - Ðối với các chính đảng Quốc Gia từng sinh họat trên chính trường Miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975, mà nay vẫn tiếp tục họat động  ở hải ngọai cũng như trong nước hay không còn họat động (như: Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng, Dân xã Ðảng, Ðảng Cần Lao, Ðảng Dân Chủ...) Có tư cách tham dự hội nghị là các Chủ tịch, Phó Chủ tịch các đảng với các Thành Viên Ban Chấp Hành Trung Ương trong các nhiệm kỳ ở thời khỏang 1954-1975.
   - Ðối với các lãnh đạo chế độ VNCH, cĩ tư cách tham dự Hội Nghị, là những người từng giữ chức vụ lãnh đạo hành pháp như: Tổng Thống và Phĩ Tổng, Thủ Tướng và Phĩ Thủ Tướng, các Tổng, Bộ Trưởng thuộc nội các chính phủ hai nền Ðệ nhất và Ðệ nhị VNCH (1954 – 1975); Lập pháp: là Chủ tịch và Phĩ chủ tịch của Thượng viện và Hạ viện, các nghị sĩ dân biểu từ Ðệ nhất đến Ðệ Nhị VNCH; Chủ tịch và Phĩ Chủ tịch Viện Bảo Hiến, Chủ tịch và Phĩ Chủ tịch Tối cao Pháp Viện và các Thẩm phán Tối cao Pháp Viện.
      Các thành viên tham gia Hội Nghị không mang tính đại diện mà mang tính cá nhân có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc quá khứ, trong giai đọan  lịch sử  do họ thuộc thành phần lãnh đạo dân tộc.
      5. Nội Dung Nghị Trình:
      Các thành viên tham dự Hội Nghị cùng:
    - Nhận thức lại cuộc chiến hơm qua, trong tương quan giữa các bên tham chiến Việt Nam và các thế lực khuynh đảo quốc tế, để thấy được thực chất, ý nghĩa của cuộc chiến và những hậu quả nghiêm trọng, nhiều mặt đối với đất nước và dân tộc, để đi đến kết luận: Kẻ thắng cuộc chiến là các cường quốc đế quốc, kẻ bại và thua thiệt là dân tộc Việt Nam. Trách nhiệm các bên người Việt Nam tham gia cuộc chiến trước lịch sử, hãy để lịch sử mai nay phán quyết công minh.
   - Nhận định đúng đắn và khách quan về thực trạng đất nước, thảo luận và đề ra phương hướng và phương thức giải quyết những tồn tại quá khứ và những khĩ khăn hiện tại đã cản đường đi đến địan kết và thống nhất dân tộc hay đã làm chậm bước tiến đến tương lai tươi sáng cho dân tộc.
   - Hội nghị kết thúc bằng một “Thơng Cáo Chung” công bố diễn tiến và kết quả Hội Nghị và Nghị Quyết yêu cầu quốc hội đương nhiệm cho triệu tập một “Hội Nghị Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”(gọi tắt là Hội Nghị Thống Nhất). Nội dung nghị quyết này cần ghi rõ mục đích, nội dung nghị trình, thành phần tham dự, cách thức tiến hành Hội Nghị Thống Nhất. Ðồng thời đề nghị Quốc Hội tiến hành việc sửa đổi một số điều khỏan Hiến Pháp hiện hành,vốn là những trở ngại pháp lý cho sự đoàn kết, thống nhất dân tộc, tạo điều kiện pháp lý cũng như thực tiễn thuận lợi cho sự thành công của Hội Nghị Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.
   
      Tựu chung kết quả Hội Nghị, những người trong hàng ngũ lãnh đạo dân tộc hôm qua phải làm sao “hoá giải được các mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc”, mở đường cho thế hệ lãnh đạo dân tộc hiện tại cũng như tương lai. Thông cáo chung và các Nghị quyết được công bố và gửi đến Quốc Hội đương nhiệm như một khuyến cáo lịch sử của tập thể thành phần lãnh đạo dân tộc trong cuộc chiến và trong hai chế độ đối nghịch hôm qua (1954 – 1975).
      6. Tổ chức và chi phí cho Hội Nghị Hoá Giải:
      - Căn cứ trên nghị quyết tổ chức Hội Nghị Hoá Giải của Quốc Hội đương nhiệm, Chủ tịch Nhà Nước đương nhiệm ký Thư Mời gửi đến các thành viên có tư cách tham dự Hội Nghị. Thủ Tướng Chính Phủ đương quyền chịu trách nhiệm tổ chức Hội Nghị. Việc chủ tọa và điều hành các phiên họp trong suốt thời gian hội nghị sẽ do các thành viên Chủ tọa đoàn đảm nhiệm. Chủ Tọa Ðoàn có thể từ 3 đến 9 người do Hội Nghị Hóa Giải bầu ra.
   - Hội Nghị Hoá Giải có thể thỏa thuận chung về hình thức họp kín hay công khai, có  hay không có sự tham dự của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước và các quan sát viên quốc tế.
   - Chi phí tổ chức, điều hành, ăn ở, di chuyển của các thành viên tham gia hội nghi. . . tất cả đều do ngân sách quốc gia đài thọ.
       Ðể tạo bầu không khí thuận lợi cho các bên tin tưởng vào thực tâm và thiện chí của nhau, là muốn “hóa giải các mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc”, sau khi đạt giấy mời và trước khi khai mạc Hội Nghị, Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm sẽ ra quyết định trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị đang bị giam cầm. Quyết định này là để tạo thế đoàn kết dân tộc và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của Hội Nghị Hóa Giải. Và do đó, Quyết định này khơng phải là một lệnh ân xá tập thể, vì những người bị bắt giữ vì lý do chính trị không phải và không thể bị coi là tội nhân. Ngay đợt đầu thả các nhân vật bất đồng chính kiến đã được công luận quan tâm như Bs. Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Ls. Lê Chí Quang.v.v. . .
      Ðối lại, để tỏ thiện chí, trước và trong khi diễn ra Hội Nghị, các tổ chức, lực lượng đấu tranh chống chế độ đương quyền trong cũng như ngoài nước, sẽ tạm đình chỉ mọi hình thức đấu tranh chống chế độ đương thời Việt Nam. Nhưng có thể tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình để khích lệ, tạo áp lực cho các bên tham gia Hội Nghị cố gắng vượt qua mọi bất đồng để thành đạt cho được mục đích “Hóa giải mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc”, đáp ứng đúng ý nguyện của toàn dân.
      Mặt khác, để chuẩn bị tham gia Hội Nghị Hóa Giải tích cực và hiệu quả, mỗi bên cần chuẩn bị triệu tập phiên họp tiền Hội Nghị riêng biệt, để sắp xếp nhân sự, bàn bạc, thống nhất  trước những công việc sẽ cùng làm trong Hội Nghị sao cho thành đạt được mục đích “hóa giải  mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc”. Ðồng thời, để có căn cứ bàn bạc, Ban Tổ Chức Hội Nghị Hóa Giải (Chính phủ đương thời) cần gửi nghị trình chi tiết của Hội Nghị Hóa Giải đến các thành viên được mời trước ngày khai mạc ít nhất hai tháng.
      Sau khi bế mạc, “Hội Nghị Hóa Giải Mâu Thuẫn Về Lãnh Ðạo Dân Tộc” sẽ chấm dứt nhiệm vụ lịch sử.
 
* Bước Hai: Hội Nghị Thống Nhất Tịan Lực Quốc Gia (gọi tắt là Hội Nghị ThốngNhất)
      1. Thời Gian: Tổ chức từ 1 tuần đến 1 tháng hay lâu hơn tùy nhu cầu, vào thời khỏang 2008-2009, chiếu  đề nghị của Hội Nghị Hòa Giải, Quốc Hội đương nhiệm biểu quyết thông qua.
      2. Nơi tổ chức Hội Nghị Thống Nhất: Cố đô Huế hay một thành phố miền biển thuộc Trung phần Việt Nam, do  Hội Nghị Hóa Giải đề nghị, Quốc Hội đương nhiệm thông qua.
      3. Thành phần tham dự: các bên sẽ đề cử ra một số đại diện tương đương, theo đề nghị của Hội Nghị Hóa Giải đã được Quốc Hội đương nhiệm thông qua (tỉ dụ mỗi bên 90 người chẳng hạn)
    - Về phía chế độ đương quyền, gồm đại biểu đảng cầm quyền do đảng CSVN cử ra  trong số các chức vị thuộc hàng Trung Ương Ðảng đương nhiệm theo thứ tự từ cao nhất đi xuống (như Tổng Bí Thư, các Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên Trung ương đảng) và Nhà Nước CHXHCNVN cử ra trong số các chức vị trung ương đương nhiệm trong ba ngành, lập pháp, hành pháp và tư pháp, cũng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới (như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc Hội và các Ðại Biểu Quốc Hội ;Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, trừ Thủ Tướng (làm nhiệm vụ tổ chức), các Phó Thủ Tướng, các Bộ Trưởng; Chánh án, Phó Chánh án Toà án Nhân Dân Tối Cao; Viện Trưởng, Phó Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao...).
       Ðể chứng tỏ thực tâm, các chức vị hàng đầu đang nắm thực quyền trong đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN cần phải tham dự  đầy đủ trong Hội Nghị Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia, không nên chọn cử những cấp dưới dễ gây ý nghĩ  bị coi thường và trịch thượng trong các thành viên đối lập với chế độ tham dự hội nghị.
  - Về phía thành viên không cộng sản ngoài chính quyền, cũng gồm đại biểu được cử ra sau một Hội Nghị Trù Bị của các lực lượng Quốc Gia Dân Tộc Dân Chủ, trong số các chức vụ thuộc hàng Trung ương của các chính đảng, các tổ chức chính trị, các Giáo Hội trong cũng như ngoài nước, đã thành lập và sinh họat từ trước ngày khai mạc Hội Nghị Hoá Giải ít nhất 3 năm; hàng lãnh đạo các tổ chức Cộng Ðồng Người Việt hải ngọai đương nhiệm.
      4. Nghị trình:
      Ðể đạt được mục đích “thống  nhất toàn lực quốc gia”, căn cứ trên bản “Thông cáo chung” và “Các nghị quyết” của Hội nghị Hóa giải, Hội Nghị Thống nhất sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua:
   - Ðề nghị Dự thảo luật bầu cử “Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”, để sau đó chuyển đến Quốc Hội đương nhiệm thảo luận và biểu quyết thông qua.
   - Hội Nghị kết thúc bằng một Thông Cáo Chung và các nghị quyết  liên quan đến các vấn đề đã thảo luận trong nghị trình, như  đề nghị “Dư thảo luật bầu cử Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”, Nghị quyết yêu cầu sửa đổi hay hủy bỏ hiến pháp hiện hành, tổ chức bầu cử “Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”(Gọi tắt là Quốc Hội Thống nhất) theo luật bầu cử mới đã được Quốc Hội đương nhiệm thông qua trước khi chấm dứt nhiệm kỳ theo Hiến Pháp hiện hành (Ðiều 85) . . .
      5. Tổ chức và chi phí Hội Nghị:
     - Căn cứ trên bản “Thông Cáo Chung” và các nghị quyết của Hội Nghị Hóa Giải, Quốc Hội ra quyết nghị tổ chức Hội Nghị Thống Nhất , Chủ tịch nước ban hành, giao trách nhiệm tổ chức  Hội Nghị Thống Nhất cho Thủ Tướng chính phủ.
   - Chủ tịch nhà nước đạt giấy mời đến các thành viên tham dự Hội Nghị Thống Nhất. Thủ Tướng chánh phủ chịu trách nhiệm tổ chức Hội Nghị Thống Nhất. Ðiều hành các phiên họp trong suốt thời gian tiến hành hội nghị bởi một Chủ Tọa Ðoàn gồm 9 người được cử ra trong phiên họp đầu tiên của Hội Nghi Thống Nhất, trong số những người có chức vụ cao nhất của hai bên tham dự Hội Nghị Thống Nhất. (Ðề nghị phía chế độ đương quyền 4, phía ngoài chính quyền 5 gồm 1 đại diện tôn giáo + 4 đại diện các thành phần khác).
   - Về chi phí tổ chức, điều hành, di chuyển, ăn ở cho các thành viên tham gia Hội Nghị Thống nhất sẽ do ngân sách quốc gia đài thọ. (Chi phí cho các phiên họp trù bị riêng mỗi bên tự lo liệu).
* ÐỀ NGHỊ:
      Ðể tạo thuận lợi và bảo đảm sự thành công của Hội Nghị Thống Nhất, và cũng là để chứng tỏ thiện chí và thực tâm của các bên muốn vượt qua mọi cản trở chủ quan cũng như khách quan để kiến tạo một tương lai tốt đẹp cho đất nước, ngay sau khi Hội Nghị Hóa Giải kết thúc và trước khi Hội Nghị Thống Nhất khai mạc, về phía chế độ đương quyền Việt Nam cần chủ động thực hiện một số động tác sau đây:
      - Quốc Hội đương nhiệm sẽ lên nghị trình thảo luận và biểu quyết hủy bỏ hay sửa đổi các điều khỏan trong hiến pháp hiện hành, từng là cản trở sự đoàn kết, thống nhất các lực lượng lãnh đạo dân tộc về mặt pháp lý chính trị.(tỉ như Ðiều 4 Hiến Pháp) và thu hồi các luật lệ liên quan đến việc hạn chế hay tước đọat các quyền tự do, dân chủ, dân sinh (tỉ như nghị định 69/HÐBT – 1991 qui định về sinh họat tôn giáo hay Pháp lệnh về tơn giáo 21/1004/PL-UBTVQH.11…).
      Trong khi đó, các tù nhân chính trị tiếp tục được trả tự do cho đến người cuối cùng, các yêu cầu chính đáng của các tôn giáo được giải quyết thỏa đáng trên thực tế (Vấn đề tổ chức, đào tạo chức sắc tôn giáo, hành đạo và truyền đạo của các Giáo Hội và các tín đồ . . .  được tự do, không bị ngăn cản, quấy nhiễu).
      Ðối với các chính đảng, các tổ chức, lực lượng đối lập với chế độ, trong thời gian này, các cuộc đấu tranh chống chế độ đương quyền trong cũng như ngoài nước dưới mọi hình thức, tiếp tục đình chỉ. Nếu có các cuộc mít tinh, biểu tình là nhằm mục đích thúc đẩy cho Hội Nghị Thống Nhất thành công tốt đẹp.
   * Bước Ba: Hình Thành Chế Ðộ Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc.
      1. Thời gian: hình thành chế độ “Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc” dự kiến trong thời khỏang 2009 – 2010.
      2. Tiến trình:
      a) Chiếu theo yêu cầu của  các bản Thông Cáo Chung và các Nghị Quyết của “Hội Nghi Hoá Giải Mâu Thuẫn Về Lãnh Ðạo Dân Tộc”“Hội Nghị Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”, Quốc Hội đương nhiệm  sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua “Dự Thảo Luật Bầu Cử Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Dân Tộc” do Hội Nghị Thống Nhất đề nghị.
      b) Chiếu thủ tục lập pháp hiện hành, Chủ tịch Nhà Nước đương  thời ban hành “Luật Bầu Cử Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”, chính quyền các cấp có nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bầu Cử trong một cuộc bầu cử tự do để bầu ra một “Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”. Ðể bảo đảm sự ổn định chính trị, cuộc bầu cử này cần diễn ra hai tháng trước ngày mãn nhiệm kỳ 5 năm của quốc hội đương nhiệm (Ðiều 85 Hiến pháp CHXHCNVN 1992).Ðại diện các chính đảng và cá nhân  đều có quyền úng cử theo “Luật Bầu Cử Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”. Quốc tế đóng vai trị giám sát hay quan sát viên trong cuộc bầu cử Quốc Hội Thống Nhất này là tùy theo thỏa thuận đi đến quyết định chung của Hội Nghị Thống Nhất.
      c) Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia hình thành sau cuộc bầu cử tự do, sẽ thay thế, kế tục, nhận sự bàn giao nhiệm vụ từ Quốc Hội đương nhiệm vừa mãn nhiệm. Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia này sẽ làm hai nhiệm vụ: tiếp tục tu chính hay trưng cầu dân ý để hủy bỏ hiến pháp hiện hành, sọan thảo bản tân hiến pháp dân chủ trên nền tảng nhất nguyên dân tộc. Ðồng thời làm nhiệm vụ của một quốc hội lập pháp cho đến hết nhiệm kỳ.
      * Chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc, là chế độ dân chủ xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa  dân tộc tiến bộ Việt Nam (khác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hò) và chủ nghĩa ái quốc, với quan niệm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
      - Dân tộc chủ nghĩa, coi lợi ích các dân tộc cùng sống chung trên mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam hình chữ S, và cùng chung dòng lịch sử, là tối thượng. Với lịch sử hơn 4000 năm tranh đấu dựng nước và giữ nước của tiền nhân, là cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động, là điểm hội tụ và là cái nguyên duy nhất đúng của tất cả con người, thuộc mọi sắc tộc sống trên đất nước Việt Nam. Từ cái nguyên chung này, chúng ta, các dân tộc dù đông người hay ít người, đều có quyền lợi và cuộc sống bao đời gắn bó, nên dễ dàng  đoàn kết, thống nhất được toàn lực quốc gia. Trên cơ sở đoàn kết thống nhất này, chúng ta có thể làm được tất cả những gì tốt đẹp cho đất nước. Chúng ta sẽ  vận dụng mọi phương cách thích dụng, tối ưu, bất kể phương cách ấy rút ra từ một triết thuyết hay kinh nghiệm thực tiễn nào, miễn có hiệu quả thực tiễn, đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
      - Ái quốc chủ nghĩa, xuất phát từ “Nhất Nguyên Dân Tộc”, do cùng chung những bước thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng thụ hưởng quyền lợi và chia xẻ trách nhiệm, sẽ là ánh sáng soi đường và là động lực đấu tranh sinh tồn dân tộc và phát triển toàn diện đất nước, đối với bất cứ người Việt Nam yêu nước nào.
     - “ Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh” là một quan niệm dân chủ Ðông Phương đã thấm nhuần từ lâu vào tâm thức người Việt Nam, thể hiện mối quan hệ đúng đắn, quân bình và công bình giữa ba thực thể xã hội: Nhân dân – Xã Hội – Chính quyền. Trong đó Dân là đầu, là gốc, là quý trọng hơn hết. Xã hội là môi trường sống và sinh họat của nhân dân. Quân là Vua, là nhà cầm quyền thì coi nhẹ. Là vì, chính nhân dân mới là chủ thể của xã hội, là đối tượng phục vụ của chính quyền. Chính nhân dân tạo dựng xã hội làm môi trường sống có tổ chức, an toàn và thuận lợi để mọi người sống trong môi trường xã hội ấy có  điều kiện đồng đều mưu cầu hạnh phúc cá nhân, gia đình và tập thể. Nhưng vì nhân dân sống trong xã hội, tất cả không thể trực tiếp điều hành xã hội rộng lớn, phức tạp, nên đã đẻ ra chính quyền qua năng quyền ủy thác cho những người đại diện (dân cử) để làm công việc quản lý xã hội, cai trị đất nước, ăn lương của dân, làm việc cho dân. Và do đó, quan niệm “Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh” cần được thể hiện trong chế độ “Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc”, với quyền làm chủ thực sự là của nhân dân, quyền quản lý xã hội giao cho chính quyền, tất cả  hành sử quyền và nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật pháp (Dân chủ pháp trị)
      d) Căn cứ trên bản Hiến Pháp Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc, các cơ cấu quốc gia, guồng máy công quyền, nhân sự  lãnh đạo quốc gia và điều hành guồng máy công quyền, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, sẽ từng bước điều chỉnh, kiện toàn theo một tốc độ phù hợp, an toàn, ổn định.
      Sau khi hoàn thành chế độ Dân Chủ Nhất Nguyên Dân Tộc trên cả hai mặt pháp lý (Hiến pháp, luật pháp dân chủ) và thực tiễn (Cơ cấu quốc gia, guồng máy công quyền dân chủ), hiển nhiên mọi người Việt Nam, không phân biệt sắc tộc, chính kiến, tôn giáo và giai tầng xã hội, đều có quyền tự do ứng cử và bầu cử các chức vụ công quyền theo luật bầu cử. Mọi tài năng dân tộc trong cũng như ngoài nước, trên mọi lãnh vực sẽ hội tụ để cùng gánh vác, chung xây nước non nhà, đưa đât nước phát triển toàn diện đến một tương lai huy hoàng cho dân tộc.
   C. VAI TRỊ QUỐC TẾ TRONG GIẢI PHÁP TỊAN
        CUỘC.
      Vì giải pháp chúng tôi thử đề nghị dựa trên nền tảng chủ yếu là tình tự dân tộc, thể hiện qua sự tự tin và tin tưởng  lẫn nhau của mỗi bên và giữa các bên đang tranh chấp quyền lãnh đạo dân tộc; cho nên chúng tôi muốn coi nhẹ vài trò của quốc tế trong việc thực hiện giải pháp toàn cuộc này.
      Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, với sức khuynh đảo khá mạnh cuả các thế lực quốc tế, và trong một thực tại đất nước còn lắm hoài nghi  giữa các lực lượng lãnh đạo dân tộc, chúng ta thật khó mà lọai trừ vai trò trọng tài quốc tế trong đề nghị giải pháp toàn cuộc cho tương lai Việt Nam.  Vì vậy, quốc tế có thể và cần được mời đóng các vai trò sau đây:
   1. Quan sát hoặc giám sát quá trình thực hiện ba bước của giải pháp toàn cuộc, hoặc chỉ giám sát trong buớc có cuộc bầu cử Quốc Hội Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.
   2. Kêu gọi sự đóng góp tài chánh quốc tế, để chi phí cho việc thực hiện giải pháp toàn cuộc, vì lợi ích tạo sự ổn định và phát triển cho Việt Nam, cũng nằm trong yêu cầu thiết lập một nền trật tự quốc tế mới của các cực cường. Ðồng thời, yêu cầu quốc tế gia tăng viện trợ nhiều mặt, để tài trợ cho các biện pháp thành tựu được nhằm nhằm vượt qua những khó khăn còn tồn tại trong nội bộ Việt Nam (Chẳng hạn vấn đề tài sản của các cá nhân hay pháp nhân đang bị chiếm dụng hay quốc hữu hoáa không được bồi thường, vấn về chế độ đãi ngộ thương binh, gia đình tử sĩ giải quyết thống nhất cho các bên tham chiến trước đây, vấn đề tái xử dụng tướng lãnh, sĩ quan QLVNCH và công chức VNCH còn đủ điều kiện tại ngũ hay năng lực phục vụ; và vấn đề thống nhất hưu bổng cho quân nhân, công chức từng phục vụ trong hai chế độ đối nghịch quá khứ; vấn đề tu bổ, cải táng tại các nghĩa trang tử sĩ trên cả hai chiến tuyến.v.v. . . Tất cả thống nhất trong một chính sách đãi ngộ chung).
       * Tóm lại: Giải pháp Toàn cuộc mà chúng tôi đề nghị 10 năm trước đây (1995), đã manh nha từ gần 30 năm trước (1977 -2005), được trình bầy trong lần ấn hành đầu tiên và nay được nhắc lại trong lần tái bản cuốn sách này, với một số chi tiết điều chỉnh cho thích hợp thời gian và luận lý (2005).
      Trong ba bước đi căn bản của tiến trình vẫn luôn dành quyền chủ động thực hiện cho những người cộng sản Việt Nam đang nắm quyền, để cho thấy giải pháp đã thể hiện tính thực tế, khách quan và hợp tình hợp lý. Giải pháp này cũng thừa nhận thế hợp pháp của chế độ và chính quyền đương thời trong tiến trình chuyển hóa qua chế độ “Dân chủ Nhất Nguyên Dân Tộc” một cách hợp pháp và ổn định, để mong thành đạt một chế độ và chính quyền dân chủ tương lai có được đủ hai yếu tính tính hợp pháp và chính đáng trước toàn dân.
      Trong khi đó, về phía những người Việt Nam quốc gia hay là những người Việt Nam không cộng sản, thì qua giải pháp toàn cuộc này, có thể thành đạt được mục tiêu và lý tưởng đấu tranh bao lâu nay: Thiết lập cho được một chế độ dân chủ đích thực, đó là chế độ dân chủ xây dựng trên nền tảng nhất nguyên dân tộc. Bởi vì, mục tiên tranh đấu bao lâu nay của những người Việt Nam không cộng sản, chủ yếu không phải giành chính quyền, mà là hiện thực cho được một chế độ dân chủ, tự do cho toàn dân Việt và làm sao phát triển toàn diện đất nước đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại.
      Tất nhiên, đối với các chính đảng quốc gia, các tổ chức hay lực lượng chính trị nào trong hàng ngũ quốc gia, dân tộc, dân chủ có mục tiêu và năng lực nắm chính quyền để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, thì qua giải pháp toàn cuộc này, nếu thực hiện được, họ đã có cơ hội giành được chính quyền bằng phương thức dân chủ, trong một cuộc tranh cử tự do.
      Tuy nhiên, suy cho cùng, giải pháp toàn cuộc mà chúng tôi đề nghị, cũng như bất cứ giải pháp nào khác dù hợp tình, hợp lý và khả thi cách mấy, vẫn chỉ có thể hiện thực, nếu những người cộng sản Việt Nam đang nắm quyền lãnh đạo dân tộc thực tâm muốn “hoà giải và đoàn kết dân tộc”, không phải để tiếp tục củng cố chế độ độc tài, độc tôn và độc quyền thống tri của đảng CSVN, mà để cùng mọi khuynh hướng chính trị, thống nhất trên nền tảng “Nhất nguyên dân tộc” để cùng xây dựng một đất nước dân chủ.
      Nói gắn gọn, là đảng CSVN đang nắm quyền có thực tâm đi theo con đường dân chủ hóa đất nước hay không. Ðó mới là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho mọi giải pháp đưa đến “hoà giải và thống nhất dân tộc”. Lý do đơn giản là vì  không thể có sự hoà giải và thống nhất khi các bên không có chỗ đứng chung (lập trường dân tộc) và cùng nhìn về một hướng (Tự do Dân chủ).
      Vậy thì, nếu có thực tâm và để thể hiện thực tâm này, đảng CSVN và chính quyền CSVN đương thời phải là kẻ chủ động đi bước trước, với những hành động cụ thể khả tín, để những người Việt Nam không cộng sản tin được. Bởi vì sự hoài nghi quá đáng của người Việt Nam không cộng sản, thực tế đã do chính những người CSVN trong quá khứ, đã có quá nhiều hành động thất tín đối với họ và cả với nhân dân nữa. Nay cũng cần những hành động thực tế của những người CSVN thì mới hoá giải được mọi hoài nghi.
      Tựu chung, chúng tôi hy vọng và tin tưởng, nếu tất cả các bên đã và đang tranh chấp quyền lãnh đạo dân tộc, đều thực tâm vì đất nước, vì dân tộc, với một lòng yêu nước thực sự, thì giải pháp toàn cuộc mà chúng tôi đề nghị có cơ may thành tựu. Bởi vì, điều này  phù hợp  với ước muốn chung của bất cứ người Việt Nam yêu nước nào ở trong cũng như ngịai nước, bất kể nguồn gốc, chính kiến; đáp ứng được ý nguyện thiết tha của toàn dân Việt Nam, và đi đúng với chiếu hướng quốc tế mới không thể  đảo ngược: Dân chủ hóa toàn cầu, với các nhân quyền, dân quyền cơ bản phải được các chế độ độc tài, dưới mọi hình thức, hoàn trả đầy đủ cho mọi người dân và cho mọi dân tộc trên hành tinh này.
      Tất cả tương lai tốt đẹp cho dân tộc, đang chờ đợi hành động cụ thể chứng tỏ lòng yêu nước thương dân thật hay giả của các nhà lãnh đạo dân tộc hôm qua, hôm nay và ngày mai của tất cả các bên, cộng sản Việt Nam cũng như không cộng sản Việt Nam.
     
                                 THIỆN Ý
    Viết xong tại Houston, ngày 18 tháng 2 năm 1995
     Viết lại tại Houston, ngày 9 tháng 9 năm 2005
               Hiệu đính lại ngày 9 tháng 4 năm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét