Kim Jong Nam là con cả của cố lãnh tụ Kim Jong Ỉn, con người vợ cả, Nam có người em trai khác mẹ là Kim Jong Ủn, thừa lệnh của cha truyền ngôi là Kim Jong Ỉn, khi ông Ủn lên thay ông Ỉn. Ông Nam hiện đang ở xứ ngoài tiếp tục lên án chính sách độc đoán của vây cánh Ủn-Ỉn cai trị Bắc Hàn chuyên chế sắt máu.Kim Jong Nam sang Âu Châu, ông quen thuộc và thích Pháp, Áo, Đức, Thụy sĩ, ảnh hưởng dòng máu nghệ sĩ tính của mẹ, vì mẹ là một nghệ sĩ gốc Nhật và ông được du học tại Thụy sĩ 9 năm nên Jong Nam là người thích không khí tự do, ông khá cởi mở. Tuy vậy băng đảng mật vụ cú vọ Ủn-Ỉn ra tay ám sát ông 2 lần, nhưng đều thất bại, Nam hiện sống lưu vong tại Âu châu.
Đảng quyền lực tối thượng Ủn-Ỉn cai trị bằng mật vụ và quân đội, bất cứ ai chống đối chế độ đều trị triệt hạ, người gửi bài xin bà con đừng phiên dịch danh từ kép "Ủn-Ỉn" sang tiếng Hàn, vì bạn có thể mất mạng như chơi vì đã phạm thượng Kim Hoàng triều.
Kim Jong Nam (trái), Kim Jong Ủn (phải)
Cố lãnh tụ Kim Jong Ỉn - Cha già bắc hàn
Kim Jong-nam sợ bị mật vụ Ủn-Ỉn ám sát
Một cuôc tập hợp quần chúng ở quảng trường Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, ngày 3/1/2012. Chế độ Kim Jong-un đã bị KIm Jong-nam gọi là "thế hệ độc đoán thứ ba"
Reuters
Trọng ThànhLe Figaro hôm nay có bài « Jong-nam, người khuấy động triều đại nhà Kim », mô tả tình trạng người con cả của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, với nhận định : con người vốn rất sảng khoái này nay đang lo ngại bị ám sát, vì phê phán sự tàn bạo của những người thân. Hiện đang sống tại Macao, Kim Jong-nam có thể tìm cách sang tỵ nạn tại Pháp, đất nước mà ông ta yêu mến, nếu tình hình trở nên nguy hiểm hơn.
Kim Jong-nam, 40 tuổi, được đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt của an ninh Trung Quốc, sau khi suýt bị ám sát ít nhất hai lần, vào năm 2004 tại Vienna và năm 2009 tại Bắc Kinh. Tính mạng của Kim Jong-nam trở nên nguy hiểm, đặc biệt sau khi ông đưa ra tuyên bố lên án « thế hệ độc đoán thứ ba » tại Bắc Triều Tiên, ám chỉ chế độ do em trai ông, Kim Jong-un, đứng đầu. Lời tuyên bố này thực sự là một khiêu khích đối với chế độ độc tài đã quen với việc thanh trừng bất cứ ai tỏ thái độ đối lập.
Yoji Gomi, phóng viên tờ Tokyo Shimbun, một người thân cận với Kim Jong-nam, cho biết hiện nay Kim Jong-nam không còn dám đi ăn tối trong thành phố hay đi du lịch.
Cuốn sách « Kim Jong-il, cha tôi và tôi » của Kim Jong-nam vừa được phát hành vào cuối tháng 1/2012 tại Nhật Bản, đã bán được một trăm nghìn bản chỉ trong vòng một tuần lễ. Theo đánh giá của Le Figaro, việc ấn hành sách này là một biện pháp được Kim Jong-nam dùng để ngăn ngừa một âm mưu ám sát mới của Bình Nhưỡng. Thông điệp ở đây là : « Nếu các người tấn công ta, ta sẽ tiết lộ tất cả », như lời bình của phóng viên tờ Tokyo Shimbun Yoji Gomi.
Vẫn theo Le Figaro, kế từ khi cha ông qua đời, cuối tháng 12/2011, Kim Jong-nam mất nốt người bảo trợ cuối cùng. Mẹ đẻ của Kim Jong-nam, mối tình bí mật đầu tiên của thủ lãnh Kim Jong-il, là một nghệ sĩ gốc Nhật, sống tại Nga từ năm 1975, thì đã chết trong cô đơn vào năm 2002.
Kể từ khi bị bắt giữ tại sân bay Tokyo năm 2001, vì mang hộ chiếu giả để du lịch sang Disneyland, Kim Kong-nam mất hoàn toàn cơ hội trở thành người lãnh đạo trong tương lai. Jong-nam phủ nhận mọi tham vọng chính trị, nhưng cho rằng một cuộc cải cách kinh tế theo kiểu Trung Quốc là lối thoát duy nhất đối với Bắc Triều Tiên.
Dù không có sự ủng hộ trong nước, nhưng Kim Jong-nam lại được Bắc Kinh bảo trợ, bởi theo giới lãnh đạo Trung Quốc, người con cả của Kim Jong-il được coi là một nhân vật có khả năng thay thế cho người em Kim Jong-un, trong trường hợp người này thất bại trong việc điều hành quốc gia.
Hiện tại, ngay sau khi cha chết, Kim Jong-nam bị mất khoản tiền tài trợ hàng năm là 500.000 đô la, vốn được dùng để chi cho cuộc sống xa hoa của ông ta, theo thông tin của tờ South China Morning Post.
Về cuộc sống riêng hiện nay, Le Figaro cho biết, Kim Jong-nam có một vợ chính thức ở Bắc Kinh và cặp bồ với một người khác tại Macao. Con trai cả của cựu lãnh tụ Bắc Triều Tiên không phủ nhận điều này. Dưới vẻ bề ngoài của một tay chơi, những trao đổi thư từ của Kim Jong-nam cho thấy đây là một con người cởi mở, hiểu biết các vấn đề thời sự quốc tế và nắm được các quan điểm mới nhất của Phương Tây về Bắc Triều Tiên. Nhờ 9 năm học tại một trường quốc tế ở Geneva, ông ta nói tốt tiếng Anh, Pháp,Nga và có các quan hệ rộng rãi trên mạng Facebook.
Kim Jong Nam dự báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ, nếu không cải cách
Anh Vũ, RFI, 17 tháng 1, 2012
Quân đội có vai trò rất lớn tại Bắc Triều Tiên. Tân lãnh đạo Kim Jong Un bắt tay các tướng lãnh trong buổi lễ tang ông Kim Jong Il, 20/12/2011.
REUTERS/KRT via REUTERS TV
Bình Nhưỡng phải tiến hành cải tổ để tránh nguy bị sụp đổ. Con trai trưởng của lãnh đạo quá cố của Bắc Triều Tiên Kim Jong Il là Kim Jong Nam đã nhận định như vậy trong một cuốn sách phát hành tuần này tại Nhật Bản.
Theo AFP, cuốn sách này có tiêu đề « Cha tôi Kim Jong Il và tôi » viết về Kim Jong Nam, của tác giả Yoji Gomi, nhà báo của tờ Tokyo Simbun, từng có nhiều năm làm thông tín viên tại Seoul và Bắc Kinh. Sách sẽ phát hành vào ngày 20 tháng Giêng này.
Để thực hiện cuốn truyện này tác giả đã nhiều lần trao đổi với Kim Jong Nam qua thư và những lần phỏng vấn trực tiếp tại Macao, trong đó nhân vật này đã không ít lần đưa ra những nhận định, dự báo về chế độ Bình Nhưỡng. Người con cả của Kim Jong Il đặc biệt nhấn mạnh, chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, hoặc là thay đổi, hoặc là sụp đổ. Kim Jong Nam giải thích cái thế nan giải của chế độ là : « Không có cải cách, nền kinh tế sẽ sụp đổ. Nhưng cải cách sẽ dẫn tới khủng hoảng (chính trị ) và cáo chung của chế độ ».
Người anh cả cùng cha khác mẹ với tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, vào giữa thập niên 1990 từng được dự kiến chỉ định thừa kế quyền lực của người cha Kim Jong Il, nhưng sau đó lại bị thất sủng. Từ đầu những năm 2000 đến nay, Kim Jong Nam ra nước ngoài , lập gia đình, có hai con và sống một cuộc sống vương giả ở Macao.
Trong cuốn sách của nhà báo Nhật nói trên, Kim Jong Nam còn cảnh báo tình hình « Bắc Triều Tiên rất bất ổn » . Ông nói rằng « Cha tôi lãnh đạo đất nước bằng sự ủng hộ của quân đội, nhưng quân đội lại có quyền lực quá lớn. Nếu việc kế thừa quyền hành thất bại, quân đội chắc chắn sẽ nắm thực quyền ».
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã trích dẫn một bức thư trao đổi với Kim Jong Nam hôm mùng 3 tháng Giêng, trong đó người trưởng nam của ông Kim Jong Il chỉ trích việc chuyển giao quyền hành theo kiểu cha truyền con nối. Đồng thời, ông cũng tỏ ý hoài nghi về năng lực lãnh đạo đất nước của người em cùng cha khác mẹ Kim Jong Un, còn quá trẻ.
______________________________ _______________
Kim Jong-nam nhận xét về Triều Tiên
Thứ Tư, 18/01/2012 08:54
(NLĐO) – Ông Kim Jong-Nam, con trai cả của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, cho rằng các nhà lãnh đạo ở Triều Tiên hiện nay phải đổi mới chính trị, cải cách kinh tế, nếu không chế độ sẽ sụp đổ.
Đây là nội dung trong cuốn sách “Cha tôi, Kim Jong-il, và tôi” do nhà báo Nhật Bản Yoji Gomi của tờ Tokyo Shimbun chấp bút theo những lần phỏng vấn và trao đổi thư từ với ông Kim Jong-nam. Dự kiến quyển sách sẽ được nhà xuất bản Bungeishunju của Nhật phát hành ngày 20-1 tới.
Nhận xét về quê nhà, ông Kim Jong-nam cho rằng Triều Tiên đang rất bất ổn, ngay cả trong hàng ngũ lãnh đạo. Ông giải thích thêm rằng cha ông đã dùng quân đội để cai trị, trao cho quân đội quá nhiều quyền hành, vì thế nếu kế hoạch chuyển giao quyền lực cho người em trai Kim Jong-un không suôn sẻ, chắc chắn quân đội sẽ nắm quyền ở Triều Tiên.
Cuốn sách dựa trên những lần phỏng vấn ông Kim Jong-nam sẽ gây dư luận lớn
Ngoài ra, trong cuốn sách, ông Kim Jong-nam cũng thuật lại những kí ức về người cha Kim Jong-il “nghiêm khắc nhưng giàu tình cảm”, bên cạnh đó là chuyến thăm Nhật Bản với hộ chiếu giả đầy sóng gió mà theo ông là vì yêu thích nền văn hóa của quốc gia này. Cũng vì tai tiếng này mà ông Kim Jong-nam bị thất sủng.
Ông Gomi và ông Kim Jong-nam gặp nhau lần đầu tại sân bay Bắc Kinh vào năm 2004, từ đó trở đi cả hai thường liên lạc với nhau qua thư điện tử. Năm 2011, ông Gomi đã có một cuộc phỏng vấn dài tới 7 tiếng với con trai trưởng của nhà họ Kim.
* Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng tin AP ngày 16-1, ông Yang Hyong Sop, Phó Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên, bác bỏ những ngờ vực về khả năng lãnh đạo của ông Kim Jong-un.
Ông Yang khẳng định tân lãnh đạo đã trợ giúp cha mình trong việc đưa ra những quyết sách quan trọng về kinh tế và quân sự trước khi ông Kim Jong-Il qua đời hồi tháng 12-2011.
“Chúng tôi không lo ngại chút nào vì biết rằng chúng tôi đang được đồng chí Kim Jong-un, người hoàn toàn sẵn sàng để kế nhiệm di sản của Đại tướng Kim Jong-il, lãnh đạo” – ông Yang nói.
Cũng theo quan chức này, ông Kim Jong-Un đang tập trung vào nền kinh tế tri thức và hướng đến những cải cách kinh tế mà các nước khác theo đuổi, trong đó có Trung Quốc.
Bằng Vy (Theo AP, Chosun Ilbo)
Con trai trưởng của Kim Jong Ỉn có cái
nhìn bi quan về Bắc Triều Tiên
Hình: AP
Cuốn sách mới của nhà báo Nhật Bản Yoji Gomi nhan đề 'Cha tôi, Kim Jong Il, và tôi: Lời thú nhận đặc biệt của Kim Jong Nam' được bày bán ở Tokyo, 18/1/2012.Một cuốn sánh mới xuất bản tại Nhật Bản nói người con trai lớn nhất của cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il có cái nhìn ảm đạm về Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của người em cùng cha khác mẹ Kim Jong Un.
Những nhận xét được gán cho Kim Jong Nam xuất hiện trong một cuốn sách mới của nhà báo Nhật Bản Yoji Gomi nhan đề “Cha tôi, Kim Jong Il, và tôi: Lời thú nhận đặc biệt của Kim Jong Nam.”
Người con trai đầu của lãnh tụ quá cố chỉ trích việc chuyển giao quyền hành cha truyền con nối tại Bắc Triều Tiên, gọi tân lãnh đạo Kim Jong Un như là một khuôn mặt có tính cách biểu tượng. Kim Jong Nam nói “giới ưu tú có thế lực đã cai trị đất nước sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát.”
Nhiều người tin rằng ông Kim Jong Nam được chuẩn bị để thừa kế Kim Jong Il cho đến khi ông bị khám phá định nhập cảnh Nhật Bản bằng một hộ chiếu giả vào năm 2001. Kể từ đó ông sống hầu hết thời gian tại Trung Quốc.
Ông Gomi, một nhà báo làm việc cho tờ Tokyo Shimbun nói ông tình cờ gặp người con trai trưởng của Kim Jong Il tại sân bay Bắc Kinh và vẫn giữ liên lạc với ông này. Ông Gomi nói cuốn sách được căn cứ trên một số cuộc phỏng vấn trực tiếp và khoảng 150 email trao đổi giữa ông và Kim Jong Nam.
Nhà báo Gomi cũng trích lời người con trưởng của Kim Jong Il, nói rằng nền kinh tế của Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ nếu không có cải cách và tự do hoá, nhưng cải cách và mở cửa lại nguy hại cho chế độ. Ông cũng mong trở về Bắc Triều Tiên.
Thông tấn xã AP trích lời các nhà phân tích cho rằng ông Kim Jong Nam sống nhiều thời gian bên ngoài Bắc Triều Tiên nên ý kiến của ông ít có giá trị.
(VOANews)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét