Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

NGHĨ VỀ VIỆC THỦ TƯỚNG VIỆTCỘNG TUYÊN BỐ TRUNG CỘNG ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM

Thủ tướng Việtcộng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên chất vấn công khai tại Quốchội, hôm 25/11/2011, về việc Trungcộng dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàngsa của Việtnam, rằng: “Đối với Hoàngsa thì năm 1956, Trungquốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông của quần đảo Hoàngsa. Năm 1974, Trungquốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàngsa trong sự quản lý của Chính quyền Saigòn (tức là Chính quyền ViệtNam Cộng Hòa). Chính quyền Việtnam Cộnghòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam (của Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàngsa thuộc chủ quyền Việtnam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này”.

Về phần quần đảo Trườngsa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việtnam, Trungquốc, Đàiloan, Philippines, Brunei, Malaysia, Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Việtnam là nước có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất, so với các quốc gia có đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này, và là nước duy nhất có cư dân sinh sống trên đảo”. Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công Ước Luật Biển, nghiêm túc thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử của các bên liên quan ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới mà chúng ta đã ký kết giữa Việtnam và Trungquốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, có ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định ở khu vực”. Điều được ghi nhận nơi đây là, Nguyễn Tấn Dũng đã không nhắc tới việc 1988, Trungcộng đã bắn giết một số quân đội Nhân Dân của Việtcộng để chiếm lấy một số đảo ở Trườngsa.
Nhưng, Nguyễn Tấn Dũng lại đã nhắc kỹ tới việc Trungcộng đánh chiếm quần đảo Hoàngsa 1974, từ tay quân đội Việtnam Cộnghoà, rồi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà tố cáo trước LHQ, và Chính  phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việtnam, nơi xuất thân của Nguyễn Tấn Dũng, cũng như Trương Tấn Sang và cánh lãnh đạo Việtcộng hiện nay có gốc Miền Nam. Ở đây Dũng vừa nhắc tới trách nhiệm giữ nước của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, vừa chứng minh rằng, chính phủ Cách Mạng  Lâm Thời Miền Nam Việtnam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam cũng lên tiếng phản đối Trungcộng. Không như chính phủ Việtnam Dân Chủ Cộng Hoà và giới lãnh đạo Việtcộng ở Miền Bắc, lúc bấy giờ, vỗ tay hoan hô việc Trungcộng đánh chiếm Hoàngsa thuộc lãnh thổ của Tổ Quốc mình, để di họa tới ngày nay.
Phải chăng Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sức mạnh và tư thế dám mượn diễn đàn Quốc Hội, có sự hiện diện của Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng, và Trương Tấn Sang chủ tịch nước để công khai bày tỏ lập trường chống Trungcộng của Dũng, trước dư luận quốc dân và quốc tế? Hay đã được sự đồng thuận của Bộ Chính Trị Việtcộng cho phép phản ứng trước việc Trungcộng đã vi phạm cam kết với Việtcộng, như đã ghi trong thông cáo chung giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào là: “Hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí cho rằng, trong quan hệ hai nước còn tồn tại một số bất đồng xung đột quanh vấn đề Biển Đông, và nhất trí hai nước đều tránh làm phức tạp tình hình…”. Thế mà Trungcộng lại cho công bố, mở các chuyến du lịch tới Hoàngsa. Khiến cho Nguyễn Phú Trọng và cộng đảng Việtnam phải giữ mặt mũi? Hoặc là Trungcộng muốn mở đường để dậy cho bọn Việtcộng đàn em một bài học là nắm lấy cơ hội lên tiếng chống Trungcộng cướp Hoàngsa, nhằm xoa dịu lòng dân Việtnnam đang sôi sục oán hận Việtcộng bán nước ngút trời? Thực tế, Trungcộng biết chắc một điều, Việtcộng đòi thì cứ đòi, nhưng chừng nào chính quyền Viêtnam còn nằm trong tay đảng Cộngsản thì Hoàngsa vẫn nghiễm nhiên nằm trong tay Trungcộng, vì chẳng bao giờ Việtcộng huy động được sức dân như thời Kháng Chiến Chống Thực Dân, mà đòi lại nữa. Ngay cả Hoakỳ cũng đã bày tỏ lập trường không bao giờ can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở trong vùng. Còn kiện ra quốc tế thì 2  bên Việtcộng và Trungcộng phải cùng chấp nhận mới được.
Hôm 28/11/2011, đảng Cộngsản Việtnam với đảng Cộngsản Trungquốc vừa diễn ra một cuộc hội thảo hàng năm, được tổ chức tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô của Trungquốc, để chia sẻ kinh nghiệm về cách thức duy trì quyền hành. dẫn đầu đoàn Việtcộng là Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng, phía Trungcộng là Lưu Vân Sơn trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng Cộngsản Trungquốc. Lưu Vân Sơn nói: “Cả hai đảng đương quyền ở Trungquốc và Việtnam đang đối mặt với nhiệm vụ chung, bao gồm tăng cường sức mạnh và cải thiện mối quan hệ với người dân, và nên tập trung vào việc giải quyết những vấn đề lợi ích mà dân chúng quan tâm nhất”. Đinh Thế Huynh nói: “Những cuộc gặp giữa đảng cộngsản hai nước sẽ giúp tăng cường sức mạnh lãnh đạo của hai đảng và cải thiện mối quan hệ song phương”.
Rõ ràng Lưu Vân Sơn bảo, hai đảng phải quan tâm tới lợi ích thiết thân của dân chúng, thì Đinh Thế Huynh lại chỉ biết tuyệt đối tin vào sức mạnh lãnh đạo của  hai đảng và cải thiện mối quan hệ song phương. Huynh không hiểu ý đàn anh đã thấy được mối nguy của cả 2 đảng là đã mất lòng dân. Phải kịp thời cải thiện mối quan hệ với người dân. Có lẽ muốn giúp đàn em Việtcộng tồn tại để làm thế ‘ỷ dốc, lẫn nhau, trong khi đàn em Hàncộng vì đói quá đang nhấp nhổm chạy theo Mỹ, còn nước làng giềng Miếnđiện, một đối tác chí cốt thì đang Dân Chủ Hoá, dọn đường liên hệ với Mỹ, nên Trungcộng mới mớm ý cho Việtcộng, chống mình, đòi Hoàngsa Trườngsa để lấy lòng dân chúng Việtnam chăng? Vì hơn ai hết, Trungcộng hiểu rằng Dân Tộc Việtnam có truyền thống chống Tầu. Nói đến việc Tầu Xâm Lược là toàn dân Việtnam quên đói, quên khổ, nhất tề hy sinh chiến đấu. Chỉ có chiêu bài đó may ra đàn em Việtcộng mới cải thiện được mối quan hệ với người dân Việtnam.
Dù cho Nguyễn Tấn Dũng có vì chạy tội cho mình và cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việtnam tội đồng loã với Cộngsản Bắc Việt về việc bán nước cho Tầu.? Hay đảng Việtcộng nhân việc Trungcộng vi phạm thỏa ước, mà cho Nguyễn Tấn Dũng công khai mượn diễn đàn Quốc Hội để tuyên bố lập trường của đảng và chính phủ Việtnam với Trungcộng.? Hoặc chính Trungcộng cho phép Việtcộng làm như thế để lấy lòng dân Việtnam? thì đây cũng vẫn là “Tiếng gà gáy sang canh”. Vì đó là nhu cầu của toàn dân cũng là xu hướng lịch sử dân tộc và quốc tế đang tiến vào thời đại Nhân Chủ Nhân Văn, dân chủ hóa toàn cầu.
LÝ ĐẠI NGUYÊN -
Little Saigon ngày 29/11/2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét