Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Chủ nghĩa Tư Bản và Sự Tự Do

"Tâm thức của chúng ta nhắn nhủ rằng, và lịch sử đã chứng minh rằng, mối đe dọa lớn nhất của mọi nền dân chủ tự do chính là sự thâu tóm và tập trung quyền lực.

Chính quyền là cần thiết để bảo tồn sự tự do, là công cụ mà thông qua nó, chúng ta thực hành quyền tự do của mình. Nhưng một khi quyền lực bị thâu tóm và tập trung vào một nhóm chính trị nào đó, nó sẽ (quay lại) trở thành hiểm họa cho sự tự do.

Cho dù những nhân vật chính trị nắm giữ quyền lực đó bước đầu đến với quyền lực với những lý tưởng tốt đẹp và không bị quyền lực mua chuộc, (với thời gian) quyền lực sẽ hấp dẫn, huyền hoặc, nhào nặn và biến họ thành những thứ hủ bại hoàn toàn khác với ban đầu"


--------------------------
-
Milton Friedman – Chủ nghĩa Tư Bản và Sự Tự Do

Trong một đoạn được trích dẫn nhiều nhất từ diễn văn nhậm chức của mình, TT Kennedy đã nói “Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn, (mà hãy tự) hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước”. Có điều khá lạ lùng trong thời đại chúng ta là hầu hết những tranh cãi về câu nói này đều xoay quanh nguồn gốc của câu nói, chứ không đã động đến nội dung của chính câu nói. Cả hai nửa nội dung của câu nói không có nửa nào thể hiện được một mối quan hệ công dân và chính phủ mà xứng đáng với lý tưởng của một công dân tự do, sống trong một xã hội tự do. Chủ kiến “đất nước có thể làm gì cho bạn” có ẩn dụ sâu xa rằng chính quyền là người bảo trợ, nhân dân là đứa trẻ được bảo trợ, một cái nhìn đối nghịch lại với niềm tin của một con người tự do là chính anh ta phải có trách nhiệm với chính vận mệnh số phận cuộc đời mình. Thành phần còn lại “bạn (phải) làm gì cho đất nước” có một ẩn dụ khác rằng nhà nước, chính quyền là chúa tể, là thần thánh, và nhân dân chỉ là nô bộc, là tín đồ tin và theo.


Đối với một con người tự do, đất nước là một tập hợp từ những cá nhân cùng cấu thành nên nó, chứ KHÔNG PHẢI là một thực thể nào đó cao hơn và có quyền hạn hơn người dân. Con người tư do tự hào với những di sản chung của đất nước mình, và trung thành với những giá trị truyền thống chung đó. Tuy nhiên con người tự do chỉ xem nhà nước, chính quyền như là một phương tiện, một công cụ hữu hiệu, chứ không phải là một bề trên ban phát quyền lợi và quà tặng, và cũng không phải là một bậc thầy , hay một ông thần, mà người dân phải mù quáng tôn thờ và mù quáng phục vụ.


Con người tự do KHÔNG chấp nhận chính sách nào của quốc gia , ngoại trừ khi nó là những chính sách mà được sự đồng thuận của tất cả các công dân . Con người tự do KHÔNG chấp nhận mục tiêu nào của quốc gia khác với những mục tiêu chung mà mọi công dân cùng thuộc đất nước đó cùng đồng thuận và cùng phấn đấu đạt đến.


Con người tự do sẽ KHÔNG hỏi đất nước có thể làm gì cho mình, CŨNG KHÔNG tự hỏi mình có thể làm gì cho đất nước. Ngược lại, anh ta sẽ hỏi


“Cái gì tôi, cùng với đồng bào của tôi, có thể làm được, thông qua công cụ nhà nước, để nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc nắm giữ vận mệnh của chính họ, để cùng phụng sự và tranh đấu cho lý tưởng và mục tiêu quốc gia chung, và trên hết tất cả, là để bảo vệ sự tự do của mỗi chúng ta?”


Đi cùng với câu hỏi này, sẽ là một câu hỏi (hóc búa) khác: “Làm sao chúng ta có thể giữ được cái chính quyền do chính chúng ta tạo dựng nên này không trở thành một thứ ma cà rồng Frankenstein quay lại chà đạp và hủy hoại mọi thứ tự do mà theo lẽ, chính quyền đã được tạo dựng nên là để bảo vệ cho nó?” Tự do là một thứ của quý và mỏng manh dễ tan biến.


Tâm thức của chúng ta nhắn nhủ rằng, và lịch sử đã chứng minh rằng, mối đe dọa lớn nhất của mọi nền dân chủ tự do chính là sự thâu tóm và tập trung quyền lực.


Chính quyền là cần thiết để bảo tồn sự tự do, là công cụ mà thông qua nó, chúng ta thực hành quyền tự do của mình. Nhưng một khi quyền lực bị thâu tóm và tập trung vào một nhóm chính trị nào đó, nó sẽ (quay lại) trở thành hiểm họa cho sự tự do.


Cho dù những nhân vật chính trị nắm giữ quyền lực đó bước đầu đến với quyền lực với những lý tưởng tốt đẹp và không bị quyền lực mua chuộc, (với thời gian) quyền lực sẽ hấp dẫn, huyền hoặc, nhào nặn và biến họ thành những thứ hủ bại hoàn toàn khác với ban đầu.


trích trong: Capitalism and Freedom is a book by Milton Friedman originally published in 1962


http://en.wikipedia.org/wiki/Capitalism_and_Freedom

http://en.wikipedia.org/wiki/Milton_Friedman

Đọc thêm sách tiếng Anh : http://www.questia.com/PM.qst?a=o&d=1160805

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét