KỲ 7 - Kỳ cuối cùng
Một vài nhận định.
(1). Phương pháp làm việc.
Bài phê bình này, cũng như những Bài phê bình trước đây, cho thấy rất rõ một điều là khi trích dẫn sử liệu Lê Mạnh Thát đã không chính xác, trung thực, thậm chí dịch sai và hiểu sai nữa!
Như có thể thấy rõ ràng trong bài Phê bình ở đây những gì Lê Mạnh Thát nói là dẫn từ Bộ Sử thư “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”, duyệt lại thì phần lớn không đúng hoàn toàn như nguyên tác chép.
(2). Quan điểm Sử học.
1). Trung Quốc đem quân đánh Giao Chỉ, trả đũa việc Giao Chỉ đưa quân tấn công các Châu Khâm, Liêm, và Ung, thì Lê Mạnh Thát gọi là “xâm lược”.
Trong khi đó, Giao Chỉ đưa quân vượt biên cảnh phương Nam đánh chiếm đất đai của Chiêm Thành thì Lê Mạnh Thát gọi đây là “mở mang bờ cõi”.
Và Giao Chỉ đưa quân tấn công Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu, tàn sát quân, dân thành Ung Châu thì không thấy Lê Mạnh Thát gọi là gì?
2). Trong trận Chiến cuối năm Ất Mão (1075) và đầu năm Bính Thìn (1076), khi viết về các nhân vật Lịch sử Trung Quốc, trước tên những người này Lê Mạnh Thát rất thường dùng những tiếng như:
1/. Tên.
Về Trần Vĩnh Linh, tướng trấn thủ Liêm Châu, Lê Mạnh Thát viết:
- “…… tên tướng coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Linh”.
2/. Y.
Về Tô Giàm, quan trấn thủ Thành Ung Châu, Lê Mạnh Thát viết:
- “……. Khi đại quân ta tới, y ngoan cố kiên quyết tử thủ. Để tử thủ, y tiến hành một số biện pháp”.
Người viết Sử ghi lại sự kiện Lịch sử một cách bình tĩnh, không để cảm tính xen vào.
Những tiếng “tên”, “y” dùng trong bộ LSPGVN trên đây là những tiếng khinh thị, trong lãnh vực Sử học nên tránh sử dụng những tiếng biểu lộ sự hằn học, sự “căm thù” như kiểu này. Đây dứt khoát không phải là phong cách của người viết Sử. Mỗi lãnh vực có một đòi hỏi riêng, không thể vượt quá!
Lữ Tổ Khiêm (1137 - 1181) viết:
- “Lân quốc chi hiền, địch quốc chi thù dã!”.
- “Người hiền năng của nước láng giềng là kẻ thù của nước đối địch!”.
Cứ đó thì mỗi người phục vụ vì quyền lợi của đất nước mình. Khi quân binh nước khác xâm nhập lãnh thổ, như trường hợp Giao Chỉ vượt biên cảnh tấn công Trung Quốc vào cuối năm 1075, thì trong tinh thần phục vụ vừa kể quan và tướng Tống triều có tận sức chống lại cũng là việc đương nhiên phải làm! Lẽ nào những quan tướng của Tống triều như Trần Vĩnh Linh, Tô Giàm…… khi thấy quân Giao Chỉ tới đánh thì lập tức mở cổng dâng Thành thì mới được Lê Mạnh Thát dành cho những lời lẽ nhẹ nhàng, không dùng những tiếng “tên”, những tiếng “y”, mà chỉ có những kẻ rừng rú mới viết ra, nói ra được mà thôi! Lẽ nào Lê Mạnh Thát lại viết Sử kiểu này chăng? nếu thế thì Sử thư rồi đều là loại sách để nước này chửi nước kia cho sướng miệng nói, cho khoái tay viết!
Mỗi lãnh vực học thuật có một đòi hỏi riêng, không thể vượt quá!
Minh Di.
Vu xứ. Sydney.
Thư Mục.
[1]. Thượng Thư Khổng Truyện.
Tây Hán. Khổng An Quốc chú giải.
Thượng Thư Bản.
Bản này là 1 Tổng Tập gồm 9 Tác phẩm nghiên cứu Thượng Thư (tức Kinh Thư) của một số học giả từ thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08 Cn) đến Thanh triều (1644 - 1911).
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1998 / Sơ.
[2]. Chiến Quốc Sách.
Tây Hán. Lưu Hướng tập lục.
Triệu Tống. Diêu Hoằng tục chú.
Bảo Bưu tân chú.
Nguyên. Ngô Sư Đạo bổ chính.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ) 1985 / Sơ.
[3]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. (Đệ Nhị Bản).
Nam Tống. Lý Đáo.
Điểm hiệu: Thượng Hải Sư Phạm Đại Học Cổ Tịch Chỉnh Lý Nghiên Cứu Sở.
Hoa Đông Sư Phạm Đại Học Cổ Tịch Chỉnh Lý Nghiên Cứu Sở.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2004 / Sơ.
[4]. Tộc Thủy Ký Văn.
Bắc Tống. Tư Mã Quang.
Điểm hiệu: Đặng Quảng Minh. Trương Hi Thanh.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2006 / 3.
[5]. Thông Điển (Thập Thông Bản. Đệ nhị Bản).
Đường. Đỗ Hựu.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2000 / Sơ.
[6]. Văn Hiến Thông Khảo (Thập Thông Bản. Đệ nhị Bản).
Nguyên. Mã Đoan Lâm.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2000 / Sơ.
[7]. Trung Quốc Thông Sử.
Lữ Tư Miễn.
Thượng Hải Ấn Thư Quán (HC) 1982 / Không ghi lần xuất bản.
[8]. Quốc Sử Đại Cương.
Tiền Mục.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (ĐL) 1991 / 2.
[9]. Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí.
Đường. Lý Cát Phủ.
Hạ Thứ Quân điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2005 / 2.
[10]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Nhị sách. Tần. Tây Hán. Đông Hán).
[11]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Ngũ sách. Tùy. Đường. Ngũ Đại Thập Quốc).
[12]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Lục sách. Tống. Liêu. Kim).
3 Tập Lịch sử Địa đồ ghi số hạng [10], [11], [12] trên đây:
Đàm Kỳ Tương chủ biên.
Trung Quốc Địa Đồ Xuất Bản Xã (Tinh trang Bản. HC) 1996 / 3.
[13]. Lãnh Ngoại Đại Đáp Hiệu Chú.
Nam Tống. Chu Khứ Phi.
Dương Vũ Tuyền hiệu chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1999 / Sơ.
[14]. Đông Tây Dương Khảo.
Minh. Trương Tiệp.
Tạ Phương điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1981 / Sơ.
[15]. Vũ Kinh Tổng Yếu.
Bắc Tống. Đinh Độ. Tăng Công Lượng.
Trung Quốc Binh Thư Tập Thành Bản. (Tập 3. 4. 5).
Giải Phóng Quân Xuất Bản Xã & Liêu Thẩm Thư Xã 1988 / Sơ.
[16]. Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Danh Từ Điển.
Cung Diên Minh.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã 2006 / Sơ.
[17]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.
An Tác Chương chủ biên.
Tề Lỗ Thư Xã 1990 / Sơ.
[18]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.
Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.
Thượng Hải Thư Điếm 1984 / Sơ. [Thương Vụ Ấn Thư Quán 1937 Sơ bản].
[19]. Kinh Truyện Thích Từ.
Thanh. Vương Dẫn Chi.
Dân Quốc. Hoàng Khản. Dương Thụ Đạt phê ngữ.
Nhạc Lộc Thư Xã (TQ) 1984 / Sơ.
[20]. Thuyết Văn Giải Tự Chú.
Đông Hán. Hứa Thận.
Thanh. Đoàn Ngọc Tài chú.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ) 2006 [Nhị bản] / 15. (1988 [Nhị bản] / Sơ).
[21]. Khang Hi Tự Điển.
Thanh. Thánh tổ (Khang Hi) sắc soạn.
Lăng Thiệu Văn đẳng toản tu.
Cao Thụ Phiên trùng tu.
Linh Ký Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC) 1981 / Sơ.
[22]. Cổ Đại Hán Ngữ Tự Điển.
Vương Lực (1900 - 1986) chủ biên.
Đường Tác Phiên. Quách Tích Lương. Tào Tiên Trạc.
Hà Cửu Doanh. Tưởng Thiệu Ngu. Trương Song Đê.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2003 / 4.
[23]. Từ Hải (Hợp đính Bản).
Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm Di. Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa Thư Cục (HC) 1983 / Trùng ấn.
[24]. Từ Hải. (Thái đồ Súc ấn Bản - 1999 Bản. Ngũ Quyển Bản).
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã 2007 / 6.
[25]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản. 1987 Bản).
Chủ biên: Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC) 1987 / Sơ.
[26]. Từ Vị.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội biên tập.
Lục Sư Thành chủ biên.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL) Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.
Việt Nam.
[1]. An Nam Chí Lược.
Việt Nam - Trần. Lê Tắc.
Trung Quốc. Vũ Thượng Thanh điểm hiệu.
+ Hải Ngoại Kỷ Sự.
Thanh. Đại Sán (Từ Thạch Liêm).
Dư Tư Lê điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2000 / Sơ.
Minh Di
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét