Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Bài thứ 4 - Kỳ 4 - Phê bình cuốn sách của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát

KỲ 4

Sau đây là một đoạn nói về cư xử của Thần tông với Vương An Thạch:
-Vương An Thạch dĩ tật cư gia, thượng khiển trung sứ lao vấn, tự triêu chí mộ thập thất phản, y quan mạch trạng, giai sở sử hành thân sự tấu.
Ký dũ, phục cấp giả thập nhật, tương an hựu cấp tam nhật. Hựu mệnh phụ thần tức kỳ gia nghị sự.
Thời hữu bất phủ Tân pháp giả An Thạch dục thâm tội chi, thượng “bất khả”, An Thạch tranh chi viết “bất nhiên Pháp bất hành!”.
Thượng viết:
~ Văn dân gian dịch phả khổ Tân pháp!
An Thạch viết:
~ Kỳ hàn, thử, vũ, dân do oán tư, thử khởi túc tuất dã!
Thượng viết:
~ Khởi nhược tính kỳ hàn, thử, vũ chi oán dịch vô gia?
An Thạch bất duyệt, thoái nhi chúc tật. Thượng khiển sứ ủy miễn chi nãi xuất……
Thượng dịch hỉ An Thạch chi xuất, phàm sở tiến nghĩ giai thính; do thị An Thạch quyền ích trọng!”.
              /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXX. Thần tông kỷ  /.
-Vương An Thạch bệnh ở nhà, Vua cho người của triều đình đến thăm hỏi, từ sáng tới tối 17 lần, coi mạch trạng y quan chẩn đoán ra sao, mọi việc đều phải chạy ngay về đích thân tâu lại.
Chừng đã hết bệnh vua lại cho 10 ngày nghỉ phép, lúc sắp bình phục hoàn toàn lại cho thêm 3 ngày nữa. Lại ra lệnh cho các quan phụ chánh tới nhà ông để bàn công việc.
Bấy giờ có người không đồng ý Tân pháp, (Vương) An Thạch muốn khép tội nặng, vua nói “không được”, An Thạch cãi, nói “không vậy thì Pháp không thi hành được!”
Vua nói:
~ Nghe nói dân chúng cũng rất khổ vì Tân pháp!
An Thạch nói:
~ Trời lạnh buốt, nóng cháy, mưa lũ dân than thở oán hận cũng còn được, (thế nhưng) sự (phản đối) này lẽ nào lại đáng cứu giúp sao!
Vua nói:
~ Lẽ nào ngay đến những cảnh trời lạnh buốt, nóng cháy, mưa lũ rồi cũng không được than thở, oán hận sao?
An Thạch không vui, lui ra, sau đó thì lấy cớ bệnh (không vào triều). Vua sai người đến nhà thăm hỏi, khích lệ thì An Thạch vào triều lại……
Vua cũng vui An Thạch chịu vào triều, (cho nên là) những kế sách An Thạch đưa lên vua đều nghe theo; do đó quyền hạn của An Thạch càng lớn hơn!
[Phụ chú. Việc nói trên được ghi trong Mục những ghi chép ngày Bính Tuất (ngày 28) tháng 11 năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh (1075), sau khi Khâm Châu, Liêm Châu thất thủ vài ngày].
Ở một đoạn khác:
- “Quí Tỵ……
Thị nhật, chiếu Quản câu Đông Phủ sứ thần bất đắc lệnh Vương An Thạch gia thuộc hành lý xuất Phủ. Dĩ An Thạch cố từ cơ vụ dã!”.
                     /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXIII. Thần tông kỷ  /.
- “Ngày Quí Tỵ……
Ngày này, vua ra chiếu lệnh chức Quản câu tại Đông Phủ không được để người nhà Vương An Thạch dọn hành lý ra khỏi Phủ. Đây là do Vương An Thạch (cứ) cố xin miễn hết mọi trách vụ quan trọng!”.
[Phụ chú. Ngày Quí Tỵ nói trên là ngày mồng 7 tháng 2 năm Bính Thìn (1076).
Quản câu ở đây tức như viên Quản lý lo liệu mọi việc ở Đông Phủ.
Về Đông Phủ, sẽ nói ở phần sau].
Lại ở một đoạn khác:
- “Giao Chỉ chi vi Ung Châu dã, Vương An Thạch ngôn ư thượng viết:
~ Ung Châu thành kiên, tất bất khả phá!
Thượng dĩ vi nhiên.
Kí nhi thành hãm thượng dục triệu lưỡng Phủ hội nghị ư Thiên Chương Các, An Thạch viết:
~ Như thử tắc văn dũ chương, bất nhược chỉ tựu Đông phủ!
Thượng tòng chi”.
                          /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. CCLXXIII. Thần tông kỷ  /.
- (Lúc) Giao Chỉ vây Ung Châu, Vương An Thạch nói với vua:
~ Thành Ung Châu vững chắc, (giặc) rồi không phá được đâu!
Vua cho là phải.
Sau khi Thành hãm vua muốn triệu tập 2 Phủ họp bàn ở Thiên Chương Các, An Thạch nói rằng:
~ Nghe tin như thế này thì đã rõ lắm rồi, chi bằng chỉ họp bàn ở Đông Phủ thôi!
Vua theo lời Vương An Thạch”.
[Phụ chú. Việc trên đây được ghi lại ngày 15 (ngày Tân Sửu) tháng 2 năm Bính Thìn (1076).
Lưỡng Phủ (còn gọi Nh Phủ) tức chỉ 2 Cơ quan Trung Thư TỉnhKhu Mt Vin, là 2 Cơ quan nắm trọn guồng máy điều hành Quốc gia.
Trung Thư Tỉnh gọi là Đông Phủ, là chỗ làm việc của Tể tướngTrung Thư.
Khu Mật Viện gọi là Tây Phủ, là chỗ làm việc của Khu Mt Sứ.
Văn Ngạn Bác (1006 - 1097), đã nhắc ở đoạn trước, người phản đối kịch liệt Tân Pháp, từng là Đồng Bình Chương Sự (Tể tướng) kiêm Khu Mt Sứ, là chức quan đứng đầu Khu Mật Viện.
Khi nói với Tống Thần tông chỉ nên họp ở Đông Phủ thì Vương An Thạch muốn sự việc thu hẹp trong nội bộ Cơ quan mình mà thôi, để Cơ quan khác dính vào thì lùm xùm thêm!].  
Qua những gì trưng dẫn trên đây có thể thấy sau việc Tống triều thất trận ở Ung Châu Vương An Thạch vẫn được trọng dụng và tin cậy.
Nếu thật sự có đọc Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” ông Lê Mạnh Thát hẳn phải biết những việc giữa Vương An Thạch và Tống Thần tông tôi dẫn trên đây! Và nếu biết thì chắc chắn rồi Lê Mạnh Thát đã không kết luận rằng Chiến thắng Ung Châu của Giao Chỉ đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của Vương An Thạch.
Nếu đi ngược lên, ở cuối Quyển CCXLII (Qu. 242) có đoạn chép như sau:
- “Hi Ninh lục niên……
Nhị nguyệt. Ất Hợi sóc……
Nhâm Dần……
Tiên thị Vương An Thạch dĩ bệnh yết cáo di tuần nãi cầu giải cơ vụ, thả nhập đối thượng diện hoàn kỳ chương, An Thạch cố cầu bãi, thượng bất hứa, viết:
~ Khanh mỗi cầu bãi, trẫm tẩm thực bất an, trẫm tất hữu đãi ngộ khanh bất chí xứ, thả thứ trẫm, khởi Tuyên Đức Môn sự phủ?”.
                        /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCXLII. Thần tông kỷ  /.                      
- Năm thứ 6 Niên hiệu Hi Ninh……
Tháng 2. Ngày Ất Hợi mồng 1……
Ngày Nhâm Dần……
Lúc đầu, Vương An Thạch vì bệnh xin nghỉ phép trọn 10 ngày, (để tiếp đó) thì xin được giải bỏ hết mọi trách vụ quan trọng; tới khi vào gặp vua để trình bày sự việc này thì vua tận mặt trả lại tấu văn xin từ chức của Vương An Thạch, (nhưng) Vương An Thạch vẫn cố nài xin giải nhiệm, vua không chấp thuận, nói rằng:
~ Ông cứ xin từ chức làm trẫm ăn ngủ không yên, hẳn là trẫm đãi ngộ ông có chỗ nào không trọn vẹn, xin thứ lỗi cho trẫm, có phải đây là vì sự việc ở Cổng Tuyên Đức mà ra hay không?”.
[Phụ chú. Ngày Ất Hingày mồng 1, tính tới thì ngày Nhâm Dầnngày 28.
V Tuyên Đức Môn. Ngày 14 tháng Giêng năm Quí Sửu (tức năm 1073) Vương An Thạch theo Tống Thần tông đi coi Hội hoa đăng, cỡi ngựa vào Cổng Tuyên Đức thì Vệ sĩ hét cản lại, đánh bị thương ngựa của Vương An Thạch. Vương An Thạch giận lắm, xin bắt giải đám vệ sĩ về Phủ Khai Phong để trị tội, lại xin đuổi 1 nội thị (hoạn quan) ở Ngự Dược Viện. Những thỉnh cầu của Vương An Thạch vua đều chấp thuận. Vương An Thạch vẫn chưa nguôi. Chức Ngự sử Thái Xác đưa sớ lên nói:
~ Nhiệm vụ của quân Túc vệ chỉ là để hộ vệ vua mà thôi, Tể tướng xuống ngựa không phải chỗ phải nơi, vệ sĩ phải la hét. Vậy mà quan chức Phủ Khai Phong nhìn vào uy thế của Tể tướng để rồi thi hành luật pháp không đúng, đánh gậy phạt 10 Vệ sĩ, [như thế thì] từ đây về sau Vệ sĩ nào mà dám làm nhiệm vụ của mình đây? ~
Vua cho lời của Ngự sử Thái Xácđúng, sự phải quấy trong vụ quan Tể tướng cỡi nga vào Cổng Tuyên Đức rốt cục vua không truy cứu. Trong vụ này 2 quan chức của Phủ Khai Phong là Phán quan Lương Ngạn Minh, Thôi quan Trần Thâm mỗi người phải nộp phạt 10 cân đồng.
Việc này chép lại vào ngày Đinh Sửu (mồng 3) tháng 2 năm nói trên, Quyển CCXLII dẫn trên].
Lòng kính ngưỡng, sự tin cậy của Tống Thần tông với Vương An Thạch thấy rất nhiều trong Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”. Những đoạn tôi trưng dẫn trên đây về những sự việc liên quan Tống Thần tông và Vương An Thạch chỉ là một số thí dụ đủ cho thấy, và thấy rất rõ, Lê Mạnh Thát đã không thực sự đọc bộ Sử thư đã kể, dù rằng trong tự thuật về cuộc Chiến tranh giữa Lý triều / Tống triều cuối năm Ất Mão (1075) và đầu năm Bính Thìn (1076) độc giả thấy rất nhiều lần Lê Mạnh Thát trưng dẫn và viết rằng Bộ Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” Quyển này nói thế này, thế này…. và Quyển kia nói thế kia, thế kia…… chỉ nêu Quyển thứ mà không dẫn nguyên văn. Từ đó kết luận của Lê Mạnh Thát về việc mất chức của Tể tướng Vương An Thạch rốt cuộc chỉ là một sự suy đoán sai sự thực, không có chỗ đứng, một suy đoán hỏng cẳng!
                                                                           #
CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1077.
Mở đầu phần này, Lê Mạnh Thát viết:
       “Ta thấy lúc tin Khâm Châu và Liêm Châu thất thủ báo về Khai Phong thì ngày 25 tháng chạp năm Ất Mão (2 / 2/ 1076) vua Tống Thần Tông và Vương An Thạch cùng triều đình Tống đã lập tức phong cho Triệu Tiết làm An Nam đạo thành doanh mã bộ quân đô tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ, kiêm luôn chức An phủ sứ quảng nam tây lộ cùng với Lý Hiến làm phó An sứ, Yên Đạt làm phó Đô tổng quản và Ôn Cảo làm Quản câu đem quân xuống Nam, tiến hành xâm lược nước ta.
(LSPGVN III. tr. 129, 130).
 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép:
- “Hi Ninh bát niên.
Thập nhị nguyệt Kỷ Sửu sóc……
Tân Hợi……
Mệnh tri Diên Châu, Thiên Chương Các Đãi chế, Lại Bộ Viên ngoại lang Triệu Tiết vi An Nam đạo Hành doanh Mã bộ quân Đô tổng quản, Kinh lược Chiêu thảo sứ, kiêm Quảng Nam Tây lộ An Phủ Sứ, Chiêu Tuyên Sứ; Gia Châu Phòng Ngự sứ, Nhập nội Áp ban Lý Hiến phó chi. Long Thần vệ Tứ sương Đô chỉ huy sứ; Trung Châu Thích sử Yên Đạt vi Phó Đô tổng quản; Quang Lộc Tự Thừa Ôn Cảo quản câu cơ nghi văn tự”.
                       /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXI. Thần tông kỷ  /.
- “Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 12, mồng 1 ngày Kỷ Sửu…….
Ngày Tân Hợi……
Lệnh cho quan trấn thủ Diên Châu, Thiên Chương Các Đãi chế, Lại Bộ Viên ngoại lang () Triệu Tiết làm An Nam Đạo Hành Doanh Mã Bộ Quân Đô Tổng quản, Kinh lược Chiêu thảo sứ kiêm Quảng Nam Tây lộ An Phủ sứ, Chiêu tuyên sứ; Gia Châu Phòng ngự sứ, Nhập nội Áp ban Lý Hiến làm phó cho Triệu Tiết. Long Thần vệ Tứ sương Đô chỉ huy sứ, Trung Châu Thích sử là Yên Đạt làm phó đô tổng quản; Quang lộc Tự thừa là Ôn Cảo nắm giữ những các bản văn kế hoạch thích ứng với từng thời cơ”.
Đối chiếu với nguyên tác thì thấy ngay những cái sai của Lê Mạnh Thát trong đoạn văn dẫn trên!
+ Những cái sai của Lê Mạnh Thát.
(1). Sai về chức phong.
Ngày Triệu Tiết được phong là An Nam đạo Hành doanh Mã bộ quân Đô tổng quản, và một số chức vụ khác là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày Tân Hợi, ghi trong đoạn văn của Bộ “Trường Biên” dẫn trên, không là “ngày 25 tháng chạp” như Lê Mạnh Thát ghi sai!
(2). Sai về danh hiệu.
An Nam Hành doanh, tiếng “Hành doanh” Lê Mạnh Thát ghi sai là “thành doanh”.
Kế đến, chức “An Phủ sứ” Lê Mạnh Thát viết sai là “An sứ”, sai “Phủ” thành “”!
Tiếp đó, ở một đoạn sau, Lê Mạnh Thát viết:
       Tục tư trị thông giám trường biên 273 tờ 20b chép việc Dương Tùng Tiên được bổ làm Chiến trạm đô giáp vào ngày 18 tháng ba do đề nghị của yđem binh bảo Chiêm Thành, Chân Lạp cùng đánh Giao Chỉ”.
(LSPGVN III. trang 133).
Bộ “Trường Biên” chép:
- “Hi Ninh cửu niên.
Tam Nguyệt Bính Thìn sóc……
Quí Vị. Tây Kinh Tả tàng khố Phó sứ Dương Tùng Tiên vi An Nam Đạo Hành Doanh Chiến trạo Đô giám.
Tiên thị, Tùng Tiên ngôn tòng hải đạo xuất binh vi tiện, dục mạo đại dương, thâm nhập Tây nam ngu, nhiễu xuất tặc hậu, đảo kỳ không hư, nhân dĩ binh yêu hội Chiêm Thành, Chân Lạp chi chúng đồng lực công thảo.
Thượng thị kỳ ngôn, toại thụ thử chức”.
                     /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXIII. Thần tông kỷ  /.
- “Năm thứ 9 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 3 mồng 1 ngày Bính Thìn……
Ngày Quí Vị (Mùi). (Phong) Tả Tàng khố Phó sứ Dương Tùng Tiên làm An Nam Đạo Hành Doanh Chiến trạo Đô giám.
Trước đó Dương Tùng Tiên nói ra quân theo đường biển là tiện (hơn cả), đưa ý kiến là vượt biển lớn thâm nhập góc ở Tây nam, vòng sau lưng giặc, xung kích vào chỗ không phòng bị của giặc, quân binh ta nhân đó xin hợp với quân của Chiêm Thành, Chân Lạp để hợp lực tấn công.
Vua cho lời này là phải, do đó phong cho Dương Tùng Tiên chức này”.
+ Những cái sai của Lê Mạnh Thát:
(1). Về tên gọi chức quan.
Chức phong của Dương Tùng Tiên ở đây Chiến trạo Đô giám”, Lê Mạnh Thát rồi đã chép sai là “Chiến trạm Đô giám”.
Chữ là “trạo”, không phải là chữ “trạm”. “Trạo có nghĩa là cái “mái chèo”.
(2). Về ngày tháng.
Ngày mồng 1 tháng 3 nói trên là ngày Bính Thìn, tính lần tới, ngày Quí Vị (Mùi) chép ở đoạn đã dẫn của “Trường Biên” là ngày 28 tháng 3. Vậy ngày Dương Tùng Tiên được phong chứcChiến trạo Đô giám” là ngày 28 tháng 3, không là ngày “18 tháng ba” như Lê Mạnh Thát ghi sai.
Cũng cần nói thêm ở đây là Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biênvốn không có phần ghi những việc xảy ra vào ngày 18 tháng 3.
Cứ ngày Bính Thìnmồng 1 tháng 3 tính lần tới, ngày 18 tháng 3ngày Quí Dậu.  Chép hết ngày 17 (ngày Nhâm Thân) tháng 3 Bộ “Trường Biên” chuyển qua chép việc ngày Giáp Tuất -ngày 19 tháng 3. Không có ngày “Quí Dậu”!
Không rõ Lê Mạnh Thát lấy đâu ra cái ngày 18 tháng 3 trong Bộ “Trường Biên” để mà nói rằng ngày này Dương Tùng Tiên được phong chức “Chiến trạo Đô giám”?
(3). Sai về nghĩa chữ.
Chữ “yêu” (cũng đọc âm “kiêu”) trong nguyên tác có nghĩa “xin” (“cầu”), không có nghĩa là “bảo”, có ý ra lệnh, như Lê Mạnh Thát viết.
Lê Mạnh Thát viết:
       “Ngày mồng 4 tháng 12 năm Bính Thìn (1/ 1/ 1077), Đạt đã thành công ép và dụ hàng Lưu Kỷ. Bảy ngày sau các tướng của Kỷ là Nùng Sĩ Trung và Lư Báo cũng đem quân ra hàng. Đó chính là ngày Quách Quỳ đem quân vượt biên giới tiến vào nước ta. Đạt được cử làm tướng tiên phong cùng với Trương Thế Cự và Tu Kỷ tiến tới ải Quyết Lý và đánh vỡ quân bố phòng của ta ở đây……”.
Lê Mạnh Thát ghi sai tên của tướng bên Tống. Trương Thế Củ (Cu + hỏi) chứ không là Trương Thế Cự (Cư + nặng). Chữ Củ nghĩa là “Phép tắc”, như trong tiếng “Qui củ”.
Chữ Củ thuộc bộ “Thỉ” (= Mũi tên), bên phải là chữ “Cự” (= Lớn).
 Về địa lý Giao Chỉ, Lê Mạnh Thát viết:
       “Sau chiến thắng Quyết Lý, Quách Quỳ cho dẫn quân về phía Tây, vượt núi Đâu Đỉnh mà tiến về bờ bắc sông Phú Lương và tới đó vào ngày 21 tháng 12 năm Bính Thìn (17/ 1/ 1077). Sông Phú Lương chính là sông Như Nguyệt ngày xưa và sông Cầu ngày nay”.
(LSPGVN. tr. 135, 136).
Sông Phú Lương thời cổ không phải là sông Như Nguyệt, như Lê Mạnh Thát viết.
Phú Lương là tên cổ của sông Hồng, hoặc còn gọi sông Nh (Hán tự là Nhĩ = Lỗ tai).
Sông Phú Lương bắt nguồn từ mạn Nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), và có 2 nguồn:
(1). Nguồn phía Đông là sông Bạch Nhai (có sách chép là Bạch Nham), xuất nguyên từ núi Lương Vương ở huyện Vân Nam.
(2). Nguồn phía Tây là Dương giang, xuất từ núi Hoa Phán ở huyện Mông Hóa.
Sông này nhập lưu tại địa giới huyện Mông Hóa để thành sông Lễ Xã. Sông Lễ Xã theo hướng Đông nam chảy tới huyện Nguyên Giang thì được gọi là sông Nguyên Giang; và sông này cũng tiếp tục đổ theo hướng Đông nam vào địa phận của Giao Chỉ, để từ đây có tên là sông Phú Lương.
Trương Tiệp (1574 - 1640) đời Minh (1368 - 1644) ghi trong “Đông Tây Dương Khảo”:
-Phú Lương giang tại Giao Châu phủ Đông Quan huyện, nhất danh Lư giang, thượng tiếp tam đới châu Bạch hạc giang, kinh thành đông, hạ thông Lợi Nhân huyện Đi hoàng giang, dĩ đạt ư hải.
Tống Quách Quì phá Man Quyết Lý ải, thứ Phú Lương giang”.
                  /  Sđd. Qu. I. Tây dương liệt Quốc khảo. Giao Chỉ. Hình thắng danh tích  /.
- “Sông Phú Lương ở huyện Đông Quan Phủ Giao Châu, có một tên nữa là sông Lô, ở mạn thượng du nối với châu thổ sông Bạch hạc, chảy ngang mé đông Kinh thành, mạn hạ du thông với sông Đại Hoàng tại huyện Lợi Nhân rồi chảy ra biển.
Thời Tống, Quách Quì phá ải Quyết Lý của dân Man, tới trú quân ở sông Phú Lương”.
Sông Phú Lương chảy ngang mặt Đông của Kinh Thành (Thăng Long) cho nên thời cổ người Trung Hoa còn gọi sông Phú LươngĐông Kinh hà. Sông Phú Lương là sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
Mở đầu bài Văn tế “Trận Vong Tướng Sĩ”, Nguyễn Văn Thành viết:
   - “Than ôi, trời Đông Phố vận ra Sóc cảnh, trải bao phen gian hiểm mới có ngày nay, nước Lô hà chảy xuống Lương giang, nghĩ mấy kẻ điêu linh những từ thuở nọ!”.
Về sông Như Nguyệt, Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” viết:
- “Hi Ninh thập niên.
Tứ nguyệt Tân Tỵ……
Đinh Vị. An Nam Chiêu Thảo Sứ ngôn Đề cử tiên phong kỳ binh tướng Giới Định đẳng, bảo minh Phú Lương Giang tiếp chiến cập sách ứng hữu công tổng tam thiên thất thập nhân khất đệ chuyển tư cấp tứ. Tòng chi.
Nội Miêu Lý sở bộ binh thường quá Phú Lương giang giả, lệnh Triệu Tiết tường định.
đồn Quách Quì Tây lục thập lý Như Nguyệt độ, Hoàng Kim Mãn đạo chi quá Giang, bẩm ư Quì nhi hành tiệp lộ, xu Giao Châu thập ngũ lý, Quì truy hồi, tương án quân pháp, Lý cụ ngôn đắc Quì tiết chế nãi miễn”.
                     /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXXI. Thần tông kỷ  /.
- “Năm thứ 10 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 4. Mồng 1 ngày Tân Tỵ……
Ngày Đinh Vị (Mùi). Chức An Nam Chiêu Thảo Sứ tâu rằng chức Đề cử, tướng chỉ huy kì binh đạo tiên phong mấy người Giới Định, các quân binh trấn giữ ở sông Phú Lương  tiếp chiến và ứng viện có công cộng tất cả 3,070 người, xin đệ trình lên để ban thưởng (cho những quan quân này). Vua theo lời tâu của An Nam Chiêu Thảo Sứ.
Còn về (công hay tội) của đội Bộ binh của Nội quan Miêu Lý đã vượt sông Phú Lương  (đánh quân Giao Chỉ) thì (vua) ra lệnh cho Triệu Tiết duyệt xét thẩm định cho kỹ.
(Miêu) đồn quân tại Bến (sông) Như Nguyệt, (cách quân doanh) Quách Quì 60 dặm về phía Tây, do Hoàng Kim Mãn dẫn đường qua Sông (Phú Lương), trình sự việc này lên Quách Quì để hành quân theo đường tắt, tiến vào đất Giao Châu 15 dặm, Quách Quì sai người đuổi theo triệu (Miêu Lý) về, định chiếu theo quân pháp trị tội, Miêu Lý trình bày cặn kẽ mọi việc, được chức Tiết chế nói vào mà thoát tội”.
[Phụ chú. Từ ngày Tân Tỵ mồng 1 tính lần tới, ngày Đinh Vị (Mùi) ghi trên là ngày 27 tháng 4.
Công hay tội của Miêu Lý. Đoạn này mâu thuẫn ở chỗ Miêu Lý đã trình với Quách Quì về việc hành quân theo đường tắt thì ở sau đó không thể viết là Quách Quì cho triệu Miêu Lý về.
Ở đây, Câu bẩm ư Quìtrong đoạn cuối củaTục Tư Trị Thông Giám Trường Biên dẫn trên phải là bẩm ư Đt sự lý mới hợp, vì rằng vào thời điểm này thì tướng Yên Đạt (? - ?) giữ chức Hành Doanh Mã B quân Phó Đô Tổng Quản, chỉ huy Bộ binh và Kỵ binh.
Về mặt Tự dạng, chữ “Quì” và chữ “Đạt” nhìn từa tựa nhau, do đó, có thể nói sự sai lầm kể trên là do người sau nhận lầm, rồi chép lầm mặt chữ, không hẳn là lỗi của tác giả “Trường Biên”!    
1 dặm thời Tống chuyển qua Hệ thống SI (Système International) tương đương 552.96 m.
60 dm = 552.96 m x 60 = 33,177.60 m = 33.1776 km].
Minh Di

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét