HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU,
Một đi không trở lại.
Hoàng-Nghi cùng Cao-Huy, Y-Bang ra đón ở cửa trại. Hoàng-Nghi vờ hỏi:
_ Thế nào? Yan đạo trưởng đâu?
_ Lục tể tướng ra lệnh chúng ta phải về Đồ-bàn rồi tiến ra phòng tuyến Tu-mao tiếp viện cho Thi-nại gấp. Còn Yan đạo trưởng thì ở lại kinh, mai mới về.
Đêm hôm đó, đám trẻ với sáu vợ chồng Huyền, Lam, Xích kỳ chủ hội họp nhau bàn định kế hoạch tiến quân. Hoàng-Nghi chỉ lên bàn đồ:
Từ đây đến Đồ-bàn còn khoảng một ngày đường. Vậy sáng mai ta tiến quân thực mau, sao cho đến ngoài thành vào khoảng chập choạng tối. Ta cũng viết thư cho đạo vượt Hải-vân tiến quân tới nơi cùng một lúc. Khi đến dưới thành, chúng ta cùng phát pháo, kéo cờ Đại-Việt. Như vậy trong thành Đồ-bàn tưởng như chúng ta từ trên trời bay xuống. Ta cho quân thay nhau bắn hỏa pháo lên trời, đánh trống reo hò như vậy ắt Chế-Củ cho mở cửa Nam bỏ thành mà chạy. Ta sẽ cho đội thú đuổi theo.
Có tiếng công chúa Động-Thiên rót vào tai nó:Hoàng-Nghi cùng Cao-Huy, Y-Bang ra đón ở cửa trại. Hoàng-Nghi vờ hỏi:
_ Thế nào? Yan đạo trưởng đâu?
_ Lục tể tướng ra lệnh chúng ta phải về Đồ-bàn rồi tiến ra phòng tuyến Tu-mao tiếp viện cho Thi-nại gấp. Còn Yan đạo trưởng thì ở lại kinh, mai mới về.
Đêm hôm đó, đám trẻ với sáu vợ chồng Huyền, Lam, Xích kỳ chủ hội họp nhau bàn định kế hoạch tiến quân. Hoàng-Nghi chỉ lên bàn đồ:
Từ đây đến Đồ-bàn còn khoảng một ngày đường. Vậy sáng mai ta tiến quân thực mau, sao cho đến ngoài thành vào khoảng chập choạng tối. Ta cũng viết thư cho đạo vượt Hải-vân tiến quân tới nơi cùng một lúc. Khi đến dưới thành, chúng ta cùng phát pháo, kéo cờ Đại-Việt. Như vậy trong thành Đồ-bàn tưởng như chúng ta từ trên trời bay xuống. Ta cho quân thay nhau bắn hỏa pháo lên trời, đánh trống reo hò như vậy ắt Chế-Củ cho mở cửa Nam bỏ thành mà chạy. Ta sẽ cho đội thú đuổi theo.
-- Đánh như vậy cũng được. Nếu như Chế-Củ nhất quyết thủ thành thì sao? Phải có kế hoạch nào chu đáo hơn chứ?
Bỗng có tiếng chân người đáp nhẹ như tiếng chim ngoài lều. Vũ-Quang là đứa trẻ có nội công cao nhất, nó chấm tay vào nước viết lên bàn:
-- Có gian nhân nghe trộm. Xin nhị vị Huyền kỳ chủ bắt dùm.
Nói rồi nó ra hiệu cho Kim-Loan. Kim-Loan nói bằng tiếng Chàm:
-- Chúng ta đang hội họp, người là ai, mà dám nghe trộm?
Vợ chồng Huyền kỳ chủ tung người ra khỏi lều, thì thấy trước lều có hai bóng đen đứng đó. Hai người tung chưởng tấn công. Hai bóng đen vung tay đỡ. Binh, binh hai tiếng. Vợ chồng Huyền kỳ chủ bật lui liền hai bước. Hoàng-Nghi kinh hoàng, vì võ công các kỳ-chủ Hồng-thiết đâu có tầm thường, mà mới thử một chiêu đã lạc bại? Nó định hô vợ chồng Lam kỳ chủ nhập cuộc, thì có tiếng nói rất trong trẻo, rất thân mật:
-- Nghi lùn! Chị đây, chớ có làm ồn.
Bọn trẻ nhận ra tiếng bà chị Nguyễn-thị Trinh-Dung, tức vương phi Trung-thành vương. Chúng mừng chi siết kể. Hai bóng vào trong lều, thì ra Trung-thành vương, với vương phi. Bọn trẻ với sáu vợ chồng kỳ chủ vội hành lễ. Vương hỏi:
-- Công chúa Động-Thiên đâu?
Thấy không dấu thân phận được nữa, công chúa đứng dậy:
-- Thưa thúc phụ cháu đây.
Bà tiến ra hành lễ.
Đến đó, các tướng: Tả lĩnh-vệ đại tướng quân Dư-Phi, Vũ-kị thượng-tướng quân Hà Mai-Việt, các đô-thống Lưu Trọng-Kiệt, Vương Văn-Trổ, Nguyễn Văn-Huy, Trần Lam-Thanh, Trần Thanh-Nhiên, Trương Đình, Trần Văn-Huệ, Nguyễn Văn-Thuấn cùng xuất hiện. Tất cả vào trướng, theo thứ tự ngồi.
Trung-thành vương xoa tay vào nhau:
-- Vì tình hình khẩn trương, nên ta phải đích thân đến đây hội chư tướng. Trận đánh Thi-nại diễn ra từ sáng nay. Đại-Việt ta vẫn chưa đổ bộ lên bờ được. Chiêm biết ta muốn đánh thực mau, nên đã lập phòng tuyến dài trên bãi biển Thi-nại, dùng cung tên phòng thủ. Ta đã cho đổ bộ bốn lần đều thất bại. Trong khi trên các chiến hạm, nước ngọt cạn dần, nguồn tiếp tế duy nhất lấy từ Tư-dung lại quá xa. Phía sau Thi-nại tới Tu-mao gần trăm dặm, họ lập tới hai mươi đồn rất kiên cố. Cho rằng nếu ta đổ bộ được lên Thi-nại, thì đến bao giờ mới công phá nổi hai mươi đồn để đến Đồ-bàn?
Chư tướng gật đầu, tỏ vẻ hiểu biết.
Vương tiếp:
-- Trước tình-thế khó khăn này, từ hoàng-thượng cho tới sư thúc Tôn-Đản, nguyên soái Thường-Kiệt, đô-đốc Hoàng-Kiện đều bàn nên rút quân về, đợi dịp khác thuận lợi hơn. Hơn nữa hoàng thượng sợ rằng người viễn chinh xa, ở nhà Quốc-phụ ngọc thể không an, thái-sư Lý-đạo-Thành thì tuổi già sức yếu, mình Ỷ-Lan cai tri nước e không đương nổi. Vì vậy rút quân là điều hay nhất.
Long-biên ngũ hùng cùng bật lên tiếng phản đối:
-- Không thể, không nên rút quân. Nếu mặt biển đánh không được thì ta đánh úp bằng mặt bộ.
Đô-thống Trần Thanh-Nhiên lắc đầu:
-- Nhưng mặt bộ lực lượng ta quá ít. Đánh có khác gì tự tử?
Hoàng-Nghi đứng lên nói lớn:
-- Chúng tôi xin tình nguyện đánh cảm tử. Đô-thống sợ thì cứ đứng ngoài cuộc.
Trung-thành vương vẫy tay ra hiệu cho hai bên ngừng tranh luận, rồi tiếp:
-- Khoan! Khoan hãy cãi nhau. Trước khi rút quân, hoàng-thượng gửi chỉ dụ đến các đạo quân hỏi ý kiến. Tín-nghĩa vương với cô gia chưa kịp hội nhau tìm kế sách, thì hoàng thượng nhận được biểu của Quốc-phụ và Ỷ-Lan thần phi.
Nghe nói đến sư phụ, Long-biên ngũ hùng ngồi nghiêm chỉnh lại, Phạm-Dật cung cung kính kính hỏi:
-- Chắc Quốc-phụ truyền chỉ phải tiến binh, không được lui?
-- Không!
Vương tiếp: Trong biểu người ban dụ rằng người với thái-sư Lý Đạo-Thành khó ở, mọi việc đều do Ỷ-Lan thần phi đảm trách.
Vương ngừng lại, đưa mắt nhìn chư tướng, thấy mặt Long-biên ngũ-hùng có vẻ buồn quá, vương tiếp:
-- Trong biểu Quốc-phụ không hề nói gì đến việc rút hay tiến quân, mà người chỉ nói về cuộc trị nước an dân của thần-phi. Người tâu rằng: Thần-phi thực là người tài trí vô song. Phi vừa có tài của tể tướng Phương-Dung, vừa có tài của công chúa Nguyệt-Đức Phùng-vĩnh-Hoa. Trước hết là việc nông tang mùa màng, tuy trai tráng phải xung quân, thế mà việc đồng áng, chăn nuôi gia súc, việc trồng dâu nuôi tằm lại thịnh hơn năm trước. Thứ đến việc học hành không những không bị ngăn trở, mà học phong thịnh hơn bao giờ hết. Số trẻ trong nước đi học tăng gấp hai trong mấy tháng qua. Đến nỗi trước đây trong làng, một thày đồ dạy từ ba chục đến năm chục học trò, nay mỗi thầy phải dạy từ sáu chục đến một trăm. Số người học võ, luyện binh lên cao đến nỗi các trương tuần phụ trách dạy võ, luyện binh trong làng không sao đương nổi. Thần-phi gửi sứ đến các môn phái xin các chưởng môn nhân gửi đệ tử về các làng trợ giúp các trương tuần.
Long-biên ngũ hùng nghe thuật việc trị nước của bà chị mình, thì hớn hở lắng nghe. Vương tiếp:
-- Suốt từ ngày xuất binh đến giờ, trong nước không hề xẩy ra một vụ trộm, một vụ cướp, không hề có vụ trộm trâu giết trâu. Đi đâu cũng chỉ nghe tiếng người già dạy trẻ, tiếng trẻ đọc sách. Dân chúng ca tụng: Nước mình có bà Quan-âm cai trị, mình đang sống những ngày của vua Hùng, vua Trưng đây.
Vương ngừng lại uống nước rồi tiếp:
-- Còn biểu của Ỷ-Lan thần phi...
Long-biên ngũ hùng nghe nói đến bà chị mình, thì nhao nhao lên:
-- Thần-phi tâu gì? Chắc là người không đồng ý rút quân!
-- Đúng thế! Thần-phi luận rằng: ta cần đánh Chiêm để an phía Nam, hầu trấn Bắc. Nay ta đánh không nổi Chiêm, thì Tống sẽ chẳng ngại gì xui Chiêm đánh vào sau lưng ta để trả thù, rồi Tống đem quân Lưỡng-Quảng đánh ta. Vậy phải đánh cho được Chiêm bằng bất cứ giá nào.
Long-biên ngũ hùng sướng quá vỗ tay:
-- Hoan hô chị Yến-Loan!
-- À không, hoan hô Thần phi.
Thời bấy giờ, dù là người con gái bình dân lấy chồng rồi, thì không ai được gọi nhũ danh ra nữa. Thân phận Ỷ-Lan thần-phi cao biết mấy, mà bọn trẻ trong lúc bồng bột đã gọi tên bà ra, chúng vội vàng chữa:
_ Thần-phi thực trông rộng, nhìn xa...xa đến đây lận!
Mặt Trần Thanh-Nhiên xám như tro.
Trung-thành vương tiếp:
-- Thần-phi còn tâu rõ: dùng số ít quân, vượt rừng núi đánh úp Đồ-bàn, phi Long-biên ngũ hùng, Tây-hồ thất kiệt, ít ai đủ can đảm, ít ai dám hy sinh. Tại sao không trao cho mười hai đứa cháu của Phù-Đổng thiên vương, mà lại rút quân?
Đám Long-biên ngũ hùng sướng quá, múa tay, lắc mình đầy vẻ khoan khoái.
Trung-thành vương tiếp:
-- Chính vì vậy, mà cô gia phải trao cho Tín-nghĩa vương trấn từ Nam-giới tới Hải-vân, còn cô gia đem bốn hiệu Thiên-tử binh, đạo kị binh Phù-đổng, với chư tướng vào đây hội nhau, nghiên cứu tình hình, rồi quyết định nên đánh cách nào?
Đô-thống Trần Thanh-Nhiên phân vân:
-- Khải vương gia, chúng ta hiện chỉ có bốn hiệu bộ binh, với đạo kị binh Phù-đổng. Trong các trận đánh Tư-dung, Ma-linh, Bố-chánh, Nhật-lệ, bị hao hụt khá nhiều, tuy đã bổ xung, nhưng quân khí không còn như lúc xuất quân. Rồi bây giờ, vượt ngàn dặm Tây Trường-sơn đến đây, thì e không đủ sức công Đồ-bàn nữa. Đấy là nói về quân khí, quân lực. Còn nói về quân số, thì tại Đồ-bàn kị binh Chiêm gấp đôi ta, bộ binh đông hơn ta. Binh pháp định rằng: trong phép công thành, thì một thủ, phải mười công. Nay lực lượng ta ít hơn, thì công bằng cách nào? Theo thần thì nên rút quân là hơn.
Long-biên ngũ hùng cùng đứng dậy, Trần-Ninh nói lớn:
-- Thà chết, chứ không rút. Rút tức là tự tử. Ai sợ chết thì ở nhà với vợ.
Trung-thành vương vẫy tay ra hiệu cho Long-biên ngũ hùng ngồi xuống rồi đưa mắt nhìn chư tướng:
-- Cô gia nghĩ, ta không cần đánh Đồ-bàn, cũng chẳng cần đánh Tu-mao mà cần đánh phía sau Tu-mao, cắt đường tiếp tế của Thi-nại cùng gây rồi loạn Đồ-bàn. Nhưng cần có một đội quân cực can đảm, dám hy sinh, giả quân Chiêm đánh úp một đồn trên bờ Tây ngạn Tu-mao; lại phải có một đạo quân tương tự đột nhập Đồ-bàn đốt phá cung điện, kho lẫm, làm rối loạn kinh đô. Trong khi đó tung bốn hiệu Thiên-tử binh, hiệu kị binh Phù-đổng đánh phá các phủ huyện xung quanh Đồ-bàn. Tin này đến Thi-nại làm nát lòng quân tướng Chiêm, bấy giờ đại quân có thể đổ bộ Thi-nại. Đại quân lên được bờ rồi, thì ta phá giặc dễ dàng.
Ông nhìn các tướng với đôi mắt sáng rực:
-- Đạo quân mạo hiểm đánh úp đồn Tây-ngạn Tu-mao, thì Tây-hồ thất kiệt với hai đạo Hoàng, Bạch kỳ đã tình nguyện. Đích thân giáo chủ Đông-Thiên chỉ huy. Hiện đạo này đã lên đường rồi.
Phạm-Dật đứng lên:
-- Xin vương huynh ban cho Long-biên ngũ hùng cái danh dự được chết vì nước trong thành Đồ-bàn.
Trung-thành vương cau mày:
-- Ta biết, đánh mạo hiểm, thì không ai bằng Long-biên ngũ hùng. Nhưng, năm chú nên nhớ trong thành Đồ-bàn binh lực Chiêm cực mạnh, không dễ gì thành công đâu.
Ngọc-Hương đứng lên, nàng cất tiếng nói ôn nhu, thanh tao:
-- Vương gia ơi! Thì bọn em có cần thành công đâu? Đánh cảm tử, đánh hy sinh, đánh để chết mà. Vương gia có nhớ Thiên-ưng lục tướng, Lục hầu tướng thời Lĩnh-Nam trong khi đánh trận Thường-sơn không? Khi ra trận các ngài đã tự biết rằng đi là không trở về. Vì vậy trong trận này, quân Hán đông gấp mười quân Lĩnh-Nam, mà Hán bị bại; vả binh pháp nói: một người liều mạng, trăm người khó đương (xin xem Cẩm-khê di hận, cùng tác giả do Nam-á Paris xuất bản). Nay chúng em có năm trai, bốn gái, năm trăm võ sĩ Long-biên, trăm hổ, trăm báo, trăm sói, trăm voi, trăm hầu... cộng chung gần hai nghìn. Chúng em đánh lấy chết thì ít ra cũng đương nổi hai mươi vạn quân Chiêm.
Vũ-kị thượng tướng quân Hà Mai-Việt vốn thân với Long-biên ngũ hùng, ông can gián:
-- Nhưng ngũ vị sư đệ, tứ vị sư muội còn trẻ mà đã hy sinh thì hỡi ơi... hỡi ơi...
Kim-Loan mỉm cười:
-- Thưa Hà đại ca, chúng em biết đại ca thương chúng em. Nhưng chúng em lại nghĩ khác: tại sao người lớn tuẫn quốc được, mà bọn trẻ chúng em không thể chết cho đất nước? Chết, đau đớn, chúng em cũng sợ, cũng tiếc lắm chứ! Nhưng chết để đổi lấy cái an nguy cho đất nước, cho tộc Việt, thì còn lý gì mà tiếc nữa!
Hà-mai-Việt chắp tay vái chín trẻ:
-- Anh xin tâm phục các em! Các em quả là con cháu thánh Gióng.
Trung-thành vương thấy ý Long-biên ngũ hùng đã quyết, ông nói:
-- Hỡi ơi! Ta nuôi, dạy các em, mà không biết các em bằng thần-phi! Quả thần-phi là công chúa Thánh-Thiên, tể tướng Phương-Dung thời Lỉnh-Nam tái sinh, nên hiểu các em hơn hết. Thôi, ta quyết định thượng biểu can ngăn việc rút quân. Bây giờ ta bàn kế đánh phá Đồ-bàn.
Ghi chú,
Đại-Việt sử ký toàn thư, Lý kỷ, Thánh-tông kỷ chép: Niên hiệu Thiên-huống bảo tượng thứ nhì (1069), bên Tống là niên hiệu Hy-ninh thứ nhì. Mùa Xuân tháng hai, vua (Thánh-tông) thân chinh đánh Chiêm-thành... Vua đánh Chiêm-thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư-liên, nghe tin nguyên-phi Ỷ-Lan giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa, hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng đạo Phật, dân gọi là bà Quan-âm. Vua nói: « Nguyên phi là đàn bà, mà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao”. Bèn đem quân trở lại đánh nữa, thắng được.
Nhiều sử gia lại chép rằng: sau khi thắng ở Thi-nại, vua để cho Lý-thường-Kiệt đuổi bắt Chế-Củ, còn ngài hồi loan trước, vì sợ đi lâu, ở nhà có biến v.v.
Chỉ độc giả Nam-quốc sơn hà mới biết sự thực về việc này mà thôi.
Trung-thành vương chỉ Hoàng-Nghi:
-- Trong Long-biên ngũ hùng, tam đệ là người có nhiều mưu trí nhất. Vậy ta chỉ đưa ra kế tổng quát, còn khi đột nhập Đồ-bàn rồi thì tam đệ tùy nghi hành sự... Hồi chiều ta có bắt được một tên lính trạm của Vũ-chương-Hào gửi lệnh cho trang trưởng vùng Đắc-lĩnh bắt chiều mai phải tải lương thảo về. Vậy tam đệ dẫn tứ đệ, ngũ đệ với Ngọc-Liên, Ngọc-Hương, đem theo năm trăm dũng sĩ Long-biên; giả làm giáo chúng vùng này giải lương về. Tam đệ mang voi, kéo theo xe chở cọp đóng kín. Nhớ khóa mõm chúng lại, đừng cho chúng kêu. Ta sai chở cỏ khô, chất nổ, giả làm lương thảo đi theo. Tam đệ tiến quân sao cho tới nơi vào lúc chập choạng tối, để quân giữ thành đã nghỉ hết, đám quân canh ắt kiểm soát sơ sài. Khi vào thành, tìm chỗ trống đóng quân, chờ hôm sau giao nộp lương bổng. Đợi khi ngoài thành phát pháo lệnh, thì mở cũi cho thú tràn ra đánh về cửa Tây, cửa Bắc, phóng hỏa đốt hết cung điện, kho lẫm của Chiêm. Nhớ trên tay mỗi người mang một khăn trắng, để khỏi bị ngộ nhận.
Hà-mai-Việt run run nói nho nhỏ:
-- Như vậy thì gây hỗn loạn trong Đồ-bàn ghê lắm. Nhưng...nhưng thưa vương gia, thần e... các em sẽ bị giết hết mất.
Hoàng-Nghi nắm tay Hà-mai-Việt:
-- Tuy chúng em chết, nhưng đại cuộc lại thành.
Trung-Thành vương lại chỉ lên bản đồ, nói với chư tướng:
-- Chúng ta tiến sau đội binh của tam đệ. Hai đô thống Trương Đình, Trần Văn-Huệ đem hai hiệu Long-dực đánh cửa Bắc. Hai đô-thống Lưu Trọng-Kiệt, Nguyễn ăn-Huy mang hai hiệu Quảng-vũ đánh cửa Đông. Hai đô-thống Nguyễn Văn-Thuấn, Trần Thanh-Nhiên đem hai hiệu Thần-điện đánh Tây. Hai đô thống Vương Văn-Trổ, Trần Lam-Thanh mang hai hiệu Bổng-nhật đánh cửa Nam. Nếu như Hoàng-Nghi thành công, mở cổng thành, thì đánh tràn vào. Trường hợp này quân Chế-Củ gặp bất ngờ ắt tan vỡ , y sẽ mở cửa Nam ra phá vòng vây, thì đô thống Vương, Trần lui lại bỏ chạy. Đợi cho quân của chúng rút hết, mới đuổi theo.
Trần Thanh-Nhiên hỏi:
-- Nếu như đạo binh Hoàng-Nghi bị bao vây, tiêu diệt trong thành, thì bọn thần phải phản ứng ra sao?
-- Cô gia liệu chừng, trường hợp này Chiêm có tiêu diệt được đội voi, hổ, với đội võ sĩ Long-biên, thì trong thành cũng cực kỳ rối loạn, chắc chắn chúng không dám mở cửa thành ra ngoài giữa đêm. Vậy ta cứ bao vây, dùng mã não, hoàng thạch bắn vào thành đốt nhà cửa, để gây rối loan.
Vương Văn-Trổ hỏi:
-- Khải vương gia, quân chúng thần chỉ có hai hiệu, mà quân Chế-Củ đông gấp năm, chúng thần đuổi theo thì nguy hiểm vô cùng.
Trung-thành vương cười:
-- Trước khi Nam chinh, nguyên soái Thường-Kiệt đã nói với cô gia: Vương đô thống là người can đảm có thừa, nhưng tính rất cẩn thận. Nay quả đúng. Đô-thống đừng lo. Để cô gia ban lệnh tiếp:
-- Về đạo quân của Hoàng-Nghi, Lý-Đoan Ngọc Liên, Trần Ninh Ngọc-Hương. Sau khi đánh phá trong thành, thấy quân Chế-Củ bỏ chạy qua cửa Nam thì cùng với đô-thống Vương Văn-Trổ, Trần Lam-Thanh đuổi theo, khoảng ba mươi dặm, thì hai vị Vương, Trần quay trở về Đồ-bàn. Còn các em tiếp tục đuổi đến kỳ cùng.
Đám trẻ Hoàng-Nghi, Lý-Đoan, Trần-Ninh khoa chân múa tay sung sướng.
Vương chỉ lên bản đồ:
-- Phía Nam thành Đồ-bàn khoảng trăm dặm, trên đường cái quan là thị trấn Bồng-sa, dân cư trù phú. Chế-Củ chạy đến đây, tất dừng quân lại nấu ăn, nghỉ ngơi. Vậy vũ-kị thượng tướng quân Hà-mai-Việt làm chánh tướng. Hai vị Huyền-kỳ chủ đem theo đạo Huyền-kỳ; Phạm-Dật, Kim-Loan đem theo đội sói, cùng một nghìn kị binh phục tại đây. Đợi cho binh Chế-Củ đang nấu cơm thì xông ra đánh cắt ngang hậu quân. Trong khi đó đạo binh Hoàng-Nghi đuổi tới phía sau. Hai bên hợp lại tiêu diệt đám hậu quân này. Tù binh, vũ khí, quân dụng bắt được thì các em để Huyền-kỳ chủ giữ. Hà tướng quân cùng Huyền-kỳ chủ chiếm các trang ấp xung quanh, tổ chức lại nền móng cai trị. Còn Dật, Loan đem sói hợp với đạo Hoàng-Nghi tiếp tục đuổi theo. Nhớ đuổi cầm chừng xa xa thôi.
Hà-mai-Việt hỏi:
-- Khải vương gia, trường hợp Hoàng đệ thất bại, dĩ nhiên Chế-Củ không chạy đến Bồng-sa, bọn thần phải làm gì?
-- Tại Bồng-sa, Chiêm không có quân trấn đóng. Tướng quân cùng Phạm-Dật, Kim-Loan đánh chiếm Bống-sa cùng các vùng xung quanh, để cô lập Đồ-bàn.
Vương gọi Dư-Phi:
-- Phía Nam Bồng-sa hơn trăm dặm có ngọn đèo Trưởng-sơn (nay là đèo Cả) cao chót vót, dài hơn tám chục dặm. Phía Bắc đèo, là thủ phủ lộ Nỏng-khà của Chiêm. Quân trấn thủ ước ba nghìn. Chế-Củ chạy đến đây ắt vào thành trú ẩn. Vậy Dư tướng quân cùng hai vị Lam-kỳ chủ, mang đạo Lam-kỳ; hai vị Xích-kỳ chủ mang theo đạo Xích-kỳ; Vũ-Quang, Kim-Liên mang theo đội báo, đội hầu giả làm quân Chiêm rồi phục ở phía Tây. Khi Chế-Củ chạy đến đây thì đổ ra đánh phía sau. Trong lúc quân dân hỗn độn, cho mấy toán võ sĩ trà trộn vào thành. Đợi quân của Hoàng-Nghi, Phạm-Dật tới thì ngày đêm reo hò đánh trống, bắn hỏa pháo vào. Dùng đội hầu leo vào thành đốt nhà, dinh thự. Như vậy ắt Chế-Củ bỏ Nỏng-khà mà chạy. Ta chiếm lấy thành, an dân.
Dư-Phi thắc mắc:
-- Nếu như đạo binh Hoàng tiểu hữu thất bại, Chế-Củ không chạy về đây, thì thần có đánh Nỏng-khà, và các vùng xung quanh không?
-- Đánh chứ. Sau khi chiếm được, thì tổ chức cai trị, an dân.
Vương nhìn vương phi với công chúa Động-Thiên:
-- Động-Thiên tổng chỉ huy đánh cửa Đông, Nam. Vương phi tổng chỉ huy đánh cửa Tây, Bắc.
Trần-Ninh hỏi:
-- Kính sư huynh, em nghĩ rằng mình chỉ đánh như vậy thôi thì chưa đủ. Nếu để Chế-Củ với đại quân rút qua đèo Trưởng-sơn vào Nam, có thể y sẽ tổ chức kháng chiến như Bắc-bình vương Đào-Kỳ đã làm để chống quân Hán, như vậy e cuộc Nam chinh của ta sẽ kéo dài. Mà khi luận kế sách, ta ước tính sao trong sáu tháng phải xong, để Tống không thể kéo quân đánh ta, cứu Chiêm.
Trung-thành vương biết các em mình tuy nhỏ tuổi, nhưng tư tưởng đã trưởng thành, những suy tư khó mà lường được. Vương hỏi:
-- Theo các vị nghĩ thì mình phải làm thế nào?
Vũ-Quang bàn:
-- Em thấy từ đây về đến biên giới Việt, không còn quân Chiêm. Các trang ấp thì mình đã chiếm, hơn nữa những trang Việt đều theo mình. Phía sau lưng ta an-ninh. Vì vậy khi Chế-Củ bỏ thành chạy, mình cứ đuổi theo bất kể ngày đêm, không cho y dừng quân để hô hào nhân nhân kháng chiến. Ta đuổi đến khi bắt được y rồi, thì không còn sợ gì nữa. Bởi phía lưng ta đâu còn giặc?
Trần Thanh-Nhiên cau mặt nhìn Vũ-Quang rồi y hừ một tiếng:
-- Úi giời! Đúng là trẻ nít chưa biết gì về binh bị. Tôi hỏi cậu câu này nhé: đuổi theo giặc từ Đồ-bàn đến thành Nỏng-khà thì kiệt lực rồi. Sức đâu mà vượt qua đèo Trưởng-sơn nữa?
Đám trẻ Long-biên bực mình, cùng « hừ” lên một tiếng. Lý-Đoan cáu tiết:
-- Đuổi theo giặc là anh em chúng tôi chứ không phải đô-thống. Nhiệm vụ của đô-thống chỉ đánh Đồ-bàn, rồi nghỉ. Đô-thống không nên xía vào chuyện này. Vả lại chúng tôi chấp nhận cái chết trước khi đi rồi kia mà. Hỡi ơi! Chết còn không quản ngại, mà đuổi giặc lại còn sợ khó sợ mệt ư?
Thanh-Nhiên cau mặt, tỏ vẻ khinh miệt Lý Đoan:
-- Binh pháp nói: « Người dùng binh giỏi cốt yếu phải bảo vệ toàn quân” (Ta hồ, phàm dụng binh chi đạo, toàn quân vi thượng, phá quân thứ chi), đánh mà phí quân như vậy thì thực tàn nhẫn quá.
Hoàng-Nghi là con mọt sách, nó đã tụng thuộc làu Lục-thao, Tam-lược, Tôn-Ngô binh pháp, kể cả Dụng-binh yếu chỉ của công chúa Thanh-Thiên. Nó đứng lên:
-- Chúng tôi lại không biết điều đó sao? Chữ toàn quân là tất cả quân đội, chứ không phải một nhóm. Nay nếu chỉ hy sinh bọn năm đứa chúng tôi với năm trăm võ sĩ Long-biên, mà không phải hy sinh hàng vạn người, thì sao không làm? Cái gương trận Nhật-lệ còn đó, chúng ta dự định hy sinh Tây-hồ thất kiệt, với đội Giao-long năm trăm người, để đổi lấy thắng lợi hủy diệt tiềm lực thủy binh Chiêm đâu có xa? Nhưng rút cuộc Tây-hồ thất kiệt có ai chết đâu?
Nó quay lại hỏi anh em với bốn thiếu nữ Kim-Loan, Kim-Liên, Ngọc-Liên, Ngọc-Hương:
-- Tôi bàn có đúng không?
Ngọc-Hương nói bằng giọng ngọt ngào:
-- Đánh giặc dù thắng, dù bại, cũng phải có người hy sinh. Nếu sợ chết thì đừng ra trận. Ai cao quý bằng vua Trưng, bằng Bắc-bình vương Đào-Kỳ, bằng công chúa Thánh-Thiên, bằng tể tướng Phương-Dung??? Các ngài đều vì nước hy sinh, nên Đại-Việt mới còn đến nay? Khi xưa, đến một kiếm khách như Kinh-Kha, ra đi để trả nghĩa Yên-Đan mà thôi, dù biết rằng một đi là không trở lại, nhưng ông vẫn đi, huống hồ chúng tôi đi vì đại nghĩa tộc Việt? Kinh-Kha chết, để lại câu thơ bất hủ, ngày nay chúng ta đọc còn cảm thấy hùng khí.
Nói rồi nàng cất tiếng ngâm:
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
Đâu đó có tiếng tiêu, tiếng đàn bầu, đàn tranh vọng lại hòa với tiếng Ngọc-Hương ngâm, thành một khúc nhạc bi hùng. Khi Ngọc-Hương vừa dứt, thì tiếng tiêu cũng ngừng. Phạm-Dật vội chạy ra ngoài xem ai thổi tiêu, gảy đàn. Còn Trần-Ninh hứng chí, nó chuyển sang tiếng Việt, rồi ngâm:
Sông Dịch nước chảy lạnh lùng tê,
Tráng sĩ một đi không trở về.
Tiếng tiêu tiếng đàn lại vang lên hòa hợp với tiếng ngâm của nó. Trong lúc hùng khí bốc cao nó ngâm một bài thơ Đường, thuật việc Kinh-Kha ra đi:
Thử địa biệt Yên-Đan,
Tráng sĩ phát xung quan,
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn.
Tiếng tiêu, tiếng đàn lại vang lên hòa điệu, nó nói bằng giọng khoan hòa:
-- Bốn câu trên tả gì? Này, chỗ đất này Kinh-Kha từ biệt thái tử Yên-Đan, khí hùng làm tóc dựng đứng đẩy mũ lên cao, nay người xưa không còn, nhưng chính khí như cùng với nước sông Dịch lạnh lùng trôi.
Phạm-Dật đã trở vào. Trung-thành vương hỏi nó:
-- Ai đánh đàn, thổi tiêu vậy?
Phạm-Dật tần ngần lắc đầu:
-- Đệ lần theo tiếng đàn, tiếng tiêu, ra khỏi trại đến một đặm, mà không thấy ai, đến đây tiếng tiêu, tiếng đàn dứt, đệ phải về.
Chợt vương phi Trinh-Dung chỉ vào mũ nó:
-- Kìa, trên mũ em có cái gì kìa?
Phạm-Dật cầm mũ xuống xem, bất giác mọi người cùng bật lên tiếng : « Ồ!” rồi « ái chà”, « úi chu choa”, bởi trên mũ nó ai đó đã gắn vào hai phù hiệu bằng bạc. Một phù hiệu là bông sen, và một phù hiệu là con chó.
Trung-thành vương bảo Phạm-Dật:
-- Người tấu nhạc là Đại-từ liên hoa Viên-Chiếu và Mộc-tồn Vọng-thê hoà thượng. Vì vậy hai ngài cài phù hiệu vào mũ mà em không biết, thì cũng chẳng có gì là lạ. Hà! Hai vị đã hiện diện quanh đây, thì chúng ta coi như đó hai Bồ-tát biến thành hai ngôi sao thủ mệnh rồi.
Chư tướng cùng cảm thấy ấm áp trong lòng. Còn Trần Thanh-Nhiên thì sợ quá, đến chân tay run lật bật, nhưng y vẫn nói cứng:
-- Hy sinh! Hy sinh để cướp nước người ư?
Nói rồi y cau mặt lắc đầu. Trần-Ninh tức quá, nó đứng lên chỉ vào mặt Thạnh-Nhiên rồi kể cái tội không chịu tham chiến đánh vào hậu quân Chiêm ở cửa Nhật-lệ. Thạnh-Nhiên cũng không vừa, y nói:
-- Tôi đường đường là một đô thống, vào sinh ra tử hai mươi năm dư, nay thân cầm quân, chẳng lẽ tôi phải nghe lệnh bọn trẻ các người chưa có lấy một chức tước nào sao?
Trần-Ninh cười nhạt:
-- Này Trần đô thống! Chúng ta lặn lội vào Chiêm này với mục đích gì? Đâu có ai tham vàng, tham bạc? Chúng ta cùng ra đi với một mục đích giữ gìn sự nghiệp mấy nghìn năm của tổ tiên, thì phải bỏ tỵ hiềm riêng tư, để chung lưng, đấu cật đánh giặc chứ?
Thạnh-Nhiên tức xám mặt lại, nhưng y không biện luận được, vì Trần-Ninh đem đại nghĩa dân tộc ra làm căn bản tranh luận, chứ không đem quân luật hay nguyên tắc hành binh. Trần-Ninh tiếp:
-- Vừa rồi, ngoài khơi thì quân ta với Chiêm giao chiến nghiêng ngửa, phía trước thì Trung-thành vương, tả-lãnh vệ thượng tướng quân Dư, vũ kị thượng tướng quân Hà... đang gặp nguy cơ; tất cả đều trông vào sự thành hay bại của chúng ta. Anh em tôi thấy nếu mình cứu ứng chậm một chút, thì có hàng nghìn binh tướng Việt chết. Vì vậy chúng tôi mới đề nghị với đô-thống cùng xuất quân. Nhưng đô thống lấy lẽ quân sĩ mệt không tham dự. Anh em chúng tôi phải đơn độc mạo hiểm. Thế nhưng sau trận đánh, đô-thống phúc bẩm rằng chiến công tiêu diệt kị binh Chiêm, chiếm thủy trại Chiêm là của đô thống. Chúng tôi có nói gì đâu? Bây giờ, để thực thi chỉ dụ của hoàng-thượng, phải giải quyết chiến trường cho mau, anh em chúng tôi không quản mệt nhọc, tình nguyện chết, chẳng liên quan gì tới đô-thống, mà đô-thống cũng rắc rối với anh em chúng tôi?
Trung-thành vương là người trầm tĩnh, khoan hòa, vương đã được phúc bẩm tất cả những gì xẩy ra ở trận đánh thủy trại Chiêm, nhưng trong lúc đang đối diện với giặc trên đất nước người, vương lờ đi cho Thạnh-Nhiên an tâm. Không ngờ bây giờ y lại kiếm chuyện với Long-biên ngũ hùng, khiến Trần-Ninh nổi giận, nó nói toạc ra, làm y giận tái mặt.
Trung-thành vương vẫy tay ra lệnh im lặng:
-- Đó là lỗi ở cô gia. Hôm trước cô gia không chỉ định ai làm chánh tướng mặt trận ấy, nên mới ra cơ sự. Hôm nay đây Trần đô thống làm phó tướng cho đô-thống Nguyễn-văn-Thuấn, thì không có vấn đề nữa.
Vương hướng vào Long-biên ngũ hùng:
-- Nếu Chế-Củ bỏ thành Nỏng-khà chạy về Nam, thì tinh lực quân của y không còn. Dư tướng quân trấn tại thành này, còn Long-biên ngũ hùng, với năm trăm dũng sĩ và các đạo binh thú đuổi y cho đến cùng.
Hoàng-Nghi hỏi:
-- Nếu y chạy tới biên giới Chân-lạp, rồi vào nước này, chúng đệ có đuổi theo không?
-- Không! Chân-lạp với ta rất thân. Giờ này Chân-lạp đang cất quân đánh vào phía Nam Chiêm-thành rồi. Ta liệu chừng Chế-Củ không dám vào Chân-lạp đâu.
Vương đứng dậy:
-- Cô gia nhắc lại: cuộc chiến này là cuộc chiến giữa nhân nghĩa và hung tàn. Ta ra quân đánh Chế-Củ, để lập lại hạnh phúc cho dân Chàm. Mà dân Chàm, vốn thuộc tộc Việt. Vì vậy đối với dân chúng, ta phải tỏ ra hết sức nhẹ nhàng, thận trọng, giúp đỡ họ. Đối với tù binh, ta càng phải tử tế. Họ bị thương, thì chữa trị cho họ, chu cấp lương bổng cho họ như quân nhà. Tuyệt đối tránh chém giết.
Vương nói thực chậm:
-- Binh, tướng nào đánh tù binh, đánh dân chúng, cướp bóc tài sản, thì bị chặt tay. Nếu giết dân chúng, giết tù binh, thì bị xử tử hình. Các cấp chỉ huy tới cấp sư trưởng đều bị cách. Nếu hãm hiếp phụ nữ thì bị chém ngay tại chỗ, đầu đem rao khắp chư quân.
Vương trở lại giọng ôn tồn:
-- Sáng mai, Hoàng-Nghi khởi hành vào giờ Mão. Còn chúng ta khởi hành vào giờ Tỵ. Thôi, đi nghỉ.
Vương nói với vợ chồng Huyền, Lam, Xích kỳ:
-- Các vị đều là con dân Đại-Việt. Vì lòng yêu nước, mà bị bọn ma đầu làm cho thân tàn ma dại. Sau trận này, cô gia sẽ đưa các vị đi gặp Đại-từ Liên-hoa, Mộc-tồn Vọng-thê hòa thượng để giải độc tố Chu-sa huyền âm, rồi cô gia sẽ nhờ tiên nương Thiếu-Mai trị lưỡi cho các vị.
Sáu người mừng chi siết kể, cùng cúi đầu lạy tạ vương.
Hôm sau, giờ Mão, đoàn quân của Hoàng-Nghi kéo cờ Chiêm lên đường. Ngọc-Liên, Ngọc-Hương, đội hoàng Nam Vọng-hương đi đầu. Bọn Hoàng-Nghi giả làm giáo chúng Hồng-thiết, dẫn năm trăm dũng sĩ Long-biên, cùng một số dân phu tải lương hướng Đồ-bàn. Đám thú được bỏ vào cũi, để trong xe đậy kín, do voi kéo. Đoàn quân đi đến chập choạng tối, thì thành Đồ-bàn hiện ra trước mặt. Từ xa xa nhìn về, trong thành có những cột khói đen cùng lửa bốc cao, Hoàng-Nghi bàn với Lý-Đoan, Trần-Ninh:
-- Hai em nghĩ sao?
-- Khó biết lắm. Ta sai chim ưng dò thám xem sao.
-- Ừ nhỉ.
Hoàng-Nghi sai một đội mười chim ưng bay đi, lát sau, chúng bay về, vỗ cánh, rồi kêu lên những tiếng dài; đó là ký hiệu cho biết đang có cuộc giao tranh.
Ngọc-Liên bàn:
-- Như vậy có thể là đạo quân của giáo chủ đã nhập thành, hai bên đang hỗn chiến chăng? Ta báo tin cho Trung-thành vương biết. Một mặt ta khẩn tiến lên tiếp viện.
Hoàng-Nghi sai viết thư cho chim ưng mang đi liền. Một mặt nó thúc quân tiến cho mau. Càng gần thành Đồ-bàn, tiếng quân reo, ngựa hí, tiếng vũ khí chạm nhau càng lớn. Bỗng một toán kị mã mười người, cổ quàng khăn đỏ phi tới như bay. Hoàng-Nghi sai chặn lại. Kim-Loan nhận ra đó là giáo chúng Hồng-thiết giáo. Nàng tiến lên hỏi:
-- Anh em thuộc kỳ nào? Ai là người quản nhiệm.
Đám kị mã thấy bọn Ngọc-Liên mặc quần áo giáo chúng thì tin tưởng, y đáp:
-- Chúng ta thuộc Đông-phương sứ Nguyễn-thị-Bằng. Các vị là ai?
-- Anh em chúng tôi ở trang Đắc-lăng thuộc Lam kỳ chủ. Chúng tôi tiếp tế lương thảo cho Đồ-bàn, theo lệnh của hữu sứ. Tình hình Đồ-bàn ra sao?
-- Chế-Củ trở mặt. Y nghi Hồng-thiết giáo phản y theo giáo chủ, được Đại-Việt giúp chiếm nước Chiêm để làm vua. Y mời hữu-sứ vào họp, rồi ra lệnh cho võ sĩ bắt giam. Nhưng các tướng sĩ đều là đệ tử của người, nên cùng rút vũ khí ra giao chiến với võ sĩ của y.
Hoàng-Nghi cười thầm:
-- Mưu chia rẽ bọn Chiêm với Hồng-thiết giáo của nguyên soái Thường-Kiệt thực huyền diệu. Nếu không, thì có đánh được Đồ-bàn cũng phải chết hàng vạn người.
Hoàng-Nghi hỏi:
-- Rồi sao?
-- Chế-ma-Đa đem kị binh, ngự lâm quân vây dinh thự, trụ sở của bản giáo. Các tướng lĩnh không tuân lệnh. Còn đám đội trưởng thì phân nửa theo y, phân nửa theo hữu sứ, nên có cuộc giao tranh, đánh nhau hỗn loạn lắm.
Lý-Đoan hỏi:
-- Còn kị binh, với các hiệu bộ binh?
-- Cũng vậy. Hiện lực lượng chia hai, đang đánh nhau trong thành. Hữu sứ sai chúng tôi đi các trang, gọi giáo chúng về tham chiến.
Hoàng-Nghi reo lên:
-- Không cần đi đâu hết. Phía sau chúng tôi có một đội giáo chúng từ Vọng-hương, Vọng-giang đang tiến tới. Để tôi viết thư thúc họ đi mau. Còn anh em dẫn chúng tôi đi trước.
Nó vội viết thư tóm lược sự kiện, rồi sai chim ưng mang đi. Đội thiếu niên Hồng-thiết không nghi ngờ gì cả, chúng dẫn đường cho bọn Hoàng-Nghi tiến về Đồ-bàn. Gần tới chân thành, thì nhận được thư của Trung-thành vương:
« ... Đánh bọn Chiêm thì dễ, đánh bọn Hồng-thiết thì khó. Đem quân vào thành, thình lình chiếm cửa Tây. Hô hai bên dừng chiến. Hỏi han dùng dằng để đợi đại quân của ta tới sau. Bấy giờ dùng lực lượng thú giúp Chiêm tấn công bọn Hồng-thiết. Sau đó đánh Chiêm. Phải cẩn thận...”
Hoàng-Nghi dùng lăng không truyền ngữ báo cho các bạn biết lệnh của Trung-thành vương. Rồi nó hỏi đội Hồng-thiết dẫn đường:
-- Bây giờ vào trong thành, làm sao tôi biết ai là người của mình? Ai là người của Chế-Củ
-- Người của mình dùng cờ đỏ. Người của Chiêm dùng cờ xanh, trên có vẽ hình con voi.
Nhờ có đội thiếu niên Hồng-thiết dẫn dầu, nên đội binh của Hoàng-Nghi tiến vào cửa Tây Đồ-bàn dễ dàng. Vừa vào trong thành, Hoàng-Nghi đưa mắt cho đội võ sĩ Long-biên, ánh kiếm loé lên, cả mười thiếu niên Hồng-thiết đầu bay khỏi xác. Một đội trăm người xông vào giết đám giáo chúng giữ cửa thành, rồi trấn thủ tại đó.
Trong thành, quân Chiêm chia làm hai đang giao chiến dữ đội. Hai bên thấy một đội binh lạ xuất hiện, đều ngưng chiến lùi lại. Một tướng trong đạo binh cờ voi hỏi:
-- Là binh nào?
Ngọc-Liên đáp:
-- Là binh từ Bố-chánh rút về.
Một tướng cổ quàng khăn đỏ dưới cờ Hồng-thiết hỏi:
-- Ai là tướng của các người?
Hoàng-Nghi vỗ ngực:
-- Là ta. Ta muốn biết tại sao hai bên lại đánh nhau? Trong khi bên ngoài quân Việt đang đánh Thi-nại?
Tướng dưới cờ voi chỉ vào đám Hồng-thiết:
-- Bọn này phản vua ta, theo giúp giáo chủ của chúng dẫn quân Việt đánh thành, mong đưa giáo chủ của chúng lên làm vua. Hẫy giúp chúng ta.
Ngọc-Hương nói sẽ:
-- Tướng ấy là Chế-ma-Đa, em trai Chế-Củ, hiện y cầm quân đánh Vũ-chương-Hào đấy.
Sợ mình mới học tiếng Chàm, nói nhiều e lòi đuôi, Hoàng-Nghi dùng lăng không truyền ngữ nói với Ngọc-Hương:
-- Em năm, hãy nói theo anh ba.
Ngọc-Hương nói theo Hoàng-Nghi:
-- Phía sau chúng tôi còn một đạo quân nữa sắp tới. Chúa tướng tôi đi theo đạo đó, chúng tôi chỉ theo lệnh chúa tôi mà thôi. Xin các vị đình chiến, đợi một lát.
Trong khi Hoàng-Nghi đối đáp, thì Ngọc-Liên chỉ một lão già dứng giữa đội võ sĩ cờ đỏ, nói nhỏ cho Lý-Đoan, Trần-Ninh nghe:
-- Lão kia là Lục-chương-Anh, tức Vũ-chương-Hào. Người đàn bà cạnh lão là Đông-phương sứ giả Nguyễn-thị-Bằng.
Thấy con mắt Vũ-chương-Hào và đám võ sĩ có vẻ như định tấn công mình. Hoàng-Nghi vội phất cờ, trăm voi dàn ra mau chóng. Trên mỗi voi có năm võ sĩ Long-biên, tên nạp vào cung trong tư thế sẵn sàng. Đội hổ binh mở cũi ra, hơn trăm hổ rống lên, rồi dàn xen kẽ với đội tượng. Tuy chỉ có trăm voi, trăm hổ, với đám võ sĩ, tổng cộng chưa quá nghìn người, mà khí thế mạnh muốn nghiêng trời lệch đất.
Cả hai đội quân cờ đỏ, cờ voi đều dao động, chúng tuyệt không biết đội thú rừng sẽ giúp bên nào.
Bỗng có tiếng trống thúc vang lừng, quân reo dậy đất. Biết rằng đại binh mình đã tới, Hoàng-Nghi nói với tướng cờ voi:
-- Tâu hoàng đệ! Chúa tướng chúng tôi nhất định trung thành với đức vua. Vậy chúng ta cùng tiến lên diệt đám ma giáo. Nào xông lên!!!
Chế-ma-Đa cầm cờ phất ba lần, đạo binh dưới quyền y hô lên một tiếng rồi xông vào trận. Bọn Hoàng-Nghi vẫn án binh bất động. Đạo binh theo Chiêm đông hơn, khí thế mạnh hơn. Nhưng đạo binh của Hồng-thiết thì tướng giỏi, võ công cao. Vì vậy cuộc chiến thực ác liệt. Vũ-chương-Hào, Nguyễn-thị-Bằng võ công cực cao, mỗi chưởng của chúng đánh ra, là một tướng Chiêm bay khỏi mình ngựa.
Khoảng hơn khắc sau, lại có tiếng trống thúc, rồi quân reo. Một kị binh vào báo với Hoàng-Nghi:
-- Bốn hiệu quân đã vây bốn cửa thành rồi. Trung-thành vương truyền tiểu tướng quân tấn công bọn Hồng-thiết ngay.
Phía sau, hai hiệu quân Thần-điện do Nguyễn-văn-Thuấn, Trần-thạnh-Nhiên đã theo cửa Tây nhập thành. Hai hiệu quân đều mang cờ voi của Chiêm, nên cả hai bên không biết đạo này sẽ giúp ai? Nguyễn-văn-Thuấn lĩnh đạo tả, đánh về cửa Nam. Trần-thạnh-Nhiên trấn sau đội của Hoàng-Nghi.
Hoàng-Nghi đứng trên bành voi, tay cầm cờ phất ba cái. Đội voi rống lên xông vào ngang hông đạo cờ đỏ. Chỉ loạt tên đầu, hơn năm trăm viên tướng, đội trưởng ngã ngựa. Đội hổ xung vào hậu quân. Đội quân Hồng-thiết bị cắt làm đôi. Hoàng-Nghi cho mở đường máu đánh thẳng về trước, hàng ngũ đội cờ đỏ rối loạn. Đạo quân cờ voi phía trước được trợ giúp, tiến lên đánh như vũ bão.
Trong khi giao chiến, Hoàng-Nghi nhìn lại, thì đạo Thần-điện hữu với Trần-thạnh-Nhiên án binh bất động. Nó nói vọng lại:
-- Xin đô-thống đánh vào hậu quân đội cờ đỏ dùm, mau lên!
Thạnh-Nhiên cau mày lắc đầu:
-- Ta không tuân lệnh bọn nhóc các người.
Hoàng-Nghi phát cáu, nhưng đành chịu nhịn, nó đứng điều động đội võ sĩ Long-biên tấn công địch. Khoảng hơn khắc, đạo quân cờ đỏ lùi về tới cửa thành phía Đông. Vũ-chương-Hào thấy rằng đội binh Hoàng-Nghi không đông làm bao, nhưng được chỉ huy bởi ba đứa con trai, hai đứa con gái, tuổi chưa đến hai mươi. Y nói với Thị-Bằng:
-- Bọn Chiêm ta không đáng sợ. Đáng sợ là bọn nhóc con kia, không biết ai chỉ huy chúng. Nếu muốn sống sót hôm nay, ta phải xông vào kiềm chế năm đứa ranh con, thì mới hy vọng thoát thân. Nào, tiến lên.
Chương-Hào, Thị-Bằng cùng mấy chục đệ tử xông thẳng vào trận thú của Hoàng-Nghi. Biết rõ chủ ý của chúng, Hoàng-Nghi cầm cờ chỉ cho võ sĩ Long-biên. Tất cả cung đều hướng hai người buông tên. Nhưng cả hai là những cao thủ hiếm có, tay vung kiếm, tay khoa bắt tên. Chỉ nhấp nhô mấy cái, cả hai đã tiến sát tới voi của Hoàng-Nghi, Lý-Đoan, Trần-Ninh. Ba người nhảy khỏi lưng voi ẩn tránh, thì cảm thấy tóc bị túm, rồi bị nhắc bổng lên cao. Đám võ sĩ Long-biên không dám buông tên nữa, sợ trúng chủ tướng.
Quân ba bên cùng reo hò, rồi lui lại ngừng chiến.
Chương-Hào, Thị-Bằng bắt được ba trẻ, tung mình về trận cờ đỏ, chúng điểm huyệt cả ba, rồi để trước voi. Đám tượng binh, hổ binh, võ sĩ Long-biên không người chỉ huy, đều lùi lại. Chương-Hào nói với ba trẻ bằng tiếng Chiêm:
-- Các người là ai, mà lại tấn công chúng ta?
Trần-Ninh đáp:
-- Chúng tôi là đệ tử của Lam trưởng lão trong Hồng-thiết giáo. Tôi được lệnh rút từ Bố-chánh về giúp hữu sứ bản giáo là Vũ-chương-Hào. Hữu giáo là tể tướng của vua Chiêm, mà quân cờ voi là quân của vua Chiêm, nên chúng tôi phải trợ chiến.
Chương-Hào tin thực, y nói nhỏ nhẹ:
-- Ta chính là hữu sứ đây. Bây giờ người phải theo lệnh ta, chỉ huy voi, hổ cản đội quân cờ voi ngay, để chúng ta mở đường máu rút ra cửa Đông thành. Bằng không ta bóp chết hết.
-- Chúng tôi truyền lệnh bằng cờ, mà hữu sứ bắt tôi, làm rơi hết cờ rồi, tôi biết làm sao bây giờ?
-- Người ra lệnh bằng miệng cũng được.
Hoàng-Nghi đứng lên bành voi nói lớn:
-- Anh em hổ, tượng binh nghe đây, chúng ta dàn ra, cản đội quân cờ voi lại, cho đội quân cờ hồng rút lui.
Vì Hoàng-Nghi nói tiếng Việt nên các tướng đội quân Chiêm không ai hiểu gì cả. Đội voi, hổ xông vào giữa quân cờ đỏ, cờ voi. Trong khi đó quân cờ đỏ từ từ rút ra cửa Đông. Đạo quân voi, hổ, võ sĩ Long-biên theo phía sau. Đám quân cờ voi cũng không đuổi theo nữa. Khi đạo quân cờ đỏ vừa ra khỏi thành, thì một tiếng pháo nổ bùng trên không, hai hiệu quân Quảng-vũ do đô thống Lưu-trọng-Kiệt, Nguyễn-văn-Huy tràn vào thành.
Đạo quân của Vũ-chương-Hào rút ra cánh đồng, thì ngừng lại. Đội voi, hổ cũng dừng cách đó khoảng một dặm. Vũ-chương-Hào đâu phải là người ngu, quan sát cung cách, nhìn gương mặt, nghe giọng nói của bọn Hoàng-Nghi, y đã biết rõ chúng là ai. Y chỉ bọn Hoàng-Nghi mỉm cười:
-- Không ngờ Long-biên ngũ hùng hôm nay lại lọt vào tay ta ba đứa. Ta muốn biết còn hai đứa nữa đâu? Ai là người chỉ huy bọn mi ở đây?
Biết không dấu được nữa, Hoàng-Nghi nói thực:
_ Chúng tôi dưới quyền chỉ huy của Trung-thành vương.
_ À, thì ra thằng lỏi, con của Lý-long-Bồ với Trần-thanh-Mai. Ta muốn nhờ người làm sứ giả, trở về thương lượng với Lý Hoằng-Chân một chuyện.
-- Xin hữu sứ cứ nói.
-- Ta muốn Đại-Việt giúp ta đánh Chế-Củ, phong cho ta làm Chiêm-vương, chứ đừng giúp tên đần Đông-Thiên. Người tính sao?
Hoàng-Nghi thấy y thực tình, nó cũng đối lại bằng tình thực:
-- Tôi nghĩ rằng tiên sinh nên gặp thẳng Trung-thành vương thì hơn. Theo ngu ý, giữa việc giúp tiên sinh với Đông-Thiên, nếu tôi là Trung-thành vương, tôi sẽ giúp cả hai, chứ không giúp mình Đông-Thiên.
Chương-Hào ngạc nhiên:
-- Tại sao?
-- Dễ hiểu! Nói về kiến thức, thì tiên sinh hơn Đông-Thiên nhiều, nói về võ công, thì Đông-Thiên bì sao được với tiên sinh? Nhất là tiên sinh có nhiều đệ tử. Nhưng Đông-Thiên cũng có nhiều đệ tử, cũng có nhiều thế lực. Sau khi bắt Chế-Củ, quân Việt rút đi, mà để cho một trong hai vị cai trị nước Chiêm, thì cái sức mạnh bị phân tán làm hai. Ấy là không kể hai vị tranh quyền đánh nhau, bấy giờ người Chiêm họ nổi dậy thì các vị không thiệt mạng, thì cũng phải cúi đầu theo họ, để làm một chức quan.
Thấy trán Chương-Hào nhăn lại dường như đang đẳn đo, Hoàng-Nghi tiếp:
-- Huống hồ tả-sứ Đinh-kiếm-Thương nay đã gác kiếm quy ẩn, vui chốn thiền môn; giáo chủ Đại-Việt Lê-phúc-Huynh binh bại ở cửa Nhật-lệ, phiêu bạt đâu chưa biết. Nay chỉ còn hữu sứ với giáo chủ! Tôi thì tôi nghĩ hữu sứ để giáo chủ làm vua Chiêm, còn hữu sứ làm Thi-nại vương, Đồ-bàn vương hay làm tể tướng, làm tư mã... như vậy chẳng hay hơn ư?
Chương-Hào đưa mắt nhìn Thị-Bằng:
-- Đông-phương sứ nghĩ sao?
-- Đây mới là lời của trẻ con. Để chúng ta gặp Lý-hoằng-Chân đã, rồi hãy quyết định.
Đến đó có tiếng quân reo, rồi hai đội binh kéo đến, đó là đạo cờ vàng của Hoàng-kỳ chủ và đạo cờ trắng của Bạch-kỳ chủ. Hai đội quân bao vây lấy đám tàn quân của Chương-Hào. Một người cỡi ngựa đi giữa hai cặp kỳ chủ, chính là giáo chủ Trần-đông-Thiên. Phía sau là Tây-hồ thất kiệt, đi theo đoàn xe do ngựa kéo, vải phủ kín mít.
Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét