I. Quốc nạn chia rẽ
Khi được ông Nguyễn Anh Tuấn gởi bài (1)
yêu cầu đọc và đóng góp thêm Ý kiến xây dựng, nhờ sự trao đổi thường
xuyên với nhau, tôi không ngại viết lên vài ý riêng của mình, không phải
để tranh biện gì mà mong có sự bổ túc cho nhau.
Sự khác biệt giữa
chúng tôi là: Ông Anh Tuấn chuyên nghiên cứu về tinh hoa của Kitô giáo
nhất là vấn đề đem Đạo lý vào Đời. Nhờ Lòng rộng Trí sâu mà Tổ phụ Hoa
Kỳ đã biết đem tinh thần Bác ái và Công bằng vào mọi ngõ ngách của các
Cơ chế xã hội, nên đã thiết lập được một nền Dân chủ tân tiến nhất thế
giới, nền Dân chủ đã tồn tại và phát triển bền vững đã hơn 300 năm.
Còn
chúng tôi thì theo tinh thần của triết gia Kim Định tìm về tinh hoa Văn
hóa Giống nòi để tìm ra mẫu số chung cho Dân tộc, giúp toàn dân ngồi
lại cùng nhau hầu Liên kết thành một khối. Không tìm ra mẫu số chung cho
Dân tộc thì đừng nói đến chuyện Đoàn kết, nếu cứ lờ đi nan đề Chia rẽ
không tìm phương giải quyết thì mọi gắng công về chính trị đều vô ích,
dầu cho có tìm ra được cây Đũa Thần cứu Nước của nước ngoài, thì cũng
chẳng khác gì đôi Đũa Tre, vì chỉ có Tay Thần mới sử dụng hữu hiệu cây
Đũa Thần mà thôi. Tay Thần đây là đôi bàn tay của những con người có
Tinh thần Tự Chủ, tự Lực, tự Cường của Hoa Kỳ hay là những Trai hùng Gái
đảm của Đất Việt, thiếu những con Người này mà đòi làm chuyện lớn như
chuyện Quốc gia hiện nay thì chỉ là hoang tưởng.
Hiện nay
đang có cuộc Hội luận của 77 Hội đoàn ở San José để đấu tranh cho nền
Dân chủ tại Việt Nam. Muốn có Dân Chủ thì phải có Nhân quyền, muốn có
Nhân quyền thì mỗi chúng ta phải đem cái Tâm cái Trí của chúng ta ra đấu
tranh mới có hiệu quả.
Có Tâm rộng mới biết kính trọng yêu thương
đùm bọc mọi người lấy nhau để thắt chặt mối dây Liên kết, có hợp quần
để cho Trí được sâu thì mới biết Đường lối và biết Việc mà làm cho hiệu
quả. Tình trạng khó khăn hiện nay đòi hỏi mỗi chúng ta phải tu Tâm luyện
Trí mới mong cáng đáng nổi công việc.
Kể tội CSVN là công việc
chúng ta đã làm 70 năm nay rồi, đã rõ như ban ngày, không có tội lớn lao
nào đối với con Người và Dân tộc mà CSVN không phạm tới. Chúng ta có
thể tóm gọn như sau: vì bỏ Gốc Dân tộc tức là bỏ Tình Nghĩa Đồng bào,
đưa tới hệ quả là bỏ “vị trí Chủ nhân ông của đất nước, cúc cung đi làm
Nô lệ cho CS Duy Lý cực đoan Liên Xô và Tàu, nhất là Tàu là kẻ thù
truyền kiếp”. CSVN đã nhờ Tàu mọi thứ từ Chiến lược, Chiến thuật cho đến
Phương tiện chiến tranh nên lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu. Đã hơn 4000 năm
Tàu tìm mọi cách thôn tính VN chưa được, nay CSVN đầu quân làm Nô lệ,
là lúc thuận tiện để Tàu thôn tính VN dùng làm vị trí chiến lược, cuộc
Tàm thực ngày nay trở nên vô cùng hung hiểm, Tàu đã lừa được những người
CSVN say máu rằng Hoa Kỳ là Tân Thực dân, thành phần Việt Nam không CS
là tay sai của Tân thực dân, nên ngụy tạo ra những cuộc cải cách và hai
cuộc chiến tranh gọi là giải phóng, để cần tiêu diệt cho hết nhân tài
vật lực của Việt Nam, phá nát cho hết Thượng tầng kiến trúc và Hạ tầng
cơ sở, ngày nay những con vi trùng tàm thực Tàu đã xâm nhập vào khắp nơi
trong cơ thể Việt Nam. Kết quả CSVN Nô lệ theo Tàu đưa đến việc tàn hại
Đồng bào và Bán nước. Những điều trên mỗi người dân Việt Nam phải ghi
tâm khắc cốt, không phải để giết cho hết những người CS, mà phải loại
trừ tư tưởng CS ra khỏi đầu óc mọi người, loại trừ đảng CSVN ra khỏi Dân
tộc Việt Nam, vì bản chất của Quốc tế CS hay CSVN đều là loại cướp nước
nên phải giết người. Ta nên nhớ nhiều nước trên thế giới đã bị CS lừa,
đa số chúng ta cũng không thoát, nên những người theo CS vì nhiệt tâm đi
cứu nước mà mắc lừa, nay “thành tâm quay lại với Dân tộc” thì chúng ta
hoan hỉ đón nhận họ, họ cũng có thể đắc lực giúp Dân tộc chúng ta trong
việc cứu nước và dựng nước.
Chính lược Quốc gia, để từ đó hoạch định nên Chiến lược và Chiến thuật để Cứu nước và Dựng nước.
Chúng
ta phải thật lòng để nhận chân ra sự thật đau lòng và chua cay của con
Người chúng ta, đó là sự thoái hóa bản chất con Người Việt Nam, không
chỉ những người CSVN mất bản tính Người, mà đời sống nhân dân trong nước
cũng đã xuống cấp thê thảm, về phương diện đoàn kết thì chính chúng ta ở
hải ngoại cũng không hơn gì bao nhiêu, có phải chúng ta đang loay hoay
mà chưa tìm ra lối thoát khỏi cảnh phân hoá!
Làm Nhân (Người) mà
thiếu Lòng Nhân, làm Dân mà quên “Tình Nghĩa Đồng bào” thì đã là vong
Nhân, vong Dân, Vong Quốc rồi. Đây là sự thực không ai muốn tự thú với
lòng mình, nhiều vị còn tránh nêu lên vấn đề một cách rốt ráo để tìm
cách cùng vượt qua, đó là nan đề của mỗi chúng ta.
Có phải chúng
ta đang thiếu người Dân có Tư cách và khả năng, thiếu người lãnh đạo có
Lòng Rộng Trí sâu, thì làm sao mà làm Chủ được Đất nước trong thời đại
Toàn cầu hóa cao tốc này? Không có Lãnh tụ có sẵn cũng như những người
Trai hùng Gái đảm thì trong môi trường hoạt động tích cực chúng ta sẽ
giúp nhau đào tạo nên những người đủ Đức tài bằng lối “Thời thế tạo anh
hùng”. Vừa làm vừa học liên tục và kiên trì giúp nhau trưởng thành trong
cuộc đấu tranh, chúng ta phải chắp cánh cho nhau để từ phong trào đấu
tranh sẽ un đúc nên những Trai hùng Gái đảm, trong đó sẽ xuất hiện những
Trưng Triệu, Quang Trung.
Cứ hoảng hốt mà chạy quanh các Hiện
tượng rối ren phỏng có ích gì? Không hoạt động tích cực, không đấu tranh
bằng Tâm và bằng Trí thì làm sao thành con Người có Tâm rộng Trí sâu?
Không nuôi Tâm dưỡng Trí thì làm sao có đủ Dũng lực để đấu tranh, không
đủ Tâm Trí đối ứng với nan đề con Người, Xã hội và Thời đại thì làm sao
mà cứu và dựng nước, làm sao mà có đủ Lửa để truyền sức sống đấu tranh
cho giới trẻ, giới trẻ đang cần sức Sống của Tâm và luồng Sáng của Trí
nơi chúng ta.
Chúng ta cũng nên nhớ vì Tâm Trí toàn dân chúng ta
xuống cấp nên mới bị CSVN lừa, và nên nhớ là không ai hoàn hảo cả, vì
vậy mà trong công cuộc đấu tranh, việc đầu tiên là ai ai cũng phải Tu
Tâm Dưỡng Trí cả.
Một điều quan trọng mà mỗi chúng ta phải khắc
sâu vào Tâm Trí: Tâm rộng Trí sâu là hai món hành trang không thể thiếu
trên bước đường đấu tranh cho Chính Nghĩa Quốc gia.
Để thiết lập
một chế độ Dân chủ không những để cứu nước, dựng nước mà còn để cho toàn
dân kết thành một khối có thể làm đối tác trong giai đoạn Toàn cầu hóa
mà tồn tại và phát triển, đây là một công trình vô cùng to lớn và khó
khăn, với những người tiểu Tâm và tiểu Trí không sao cáng đáng nổi!
Dân
tộc chúng ta đang bị kìm kẹp trong một chế độ độc trị, man rợ nhất Cổ
Kim, đây là một chế độ Thượng đồng, mọi người dân phải bỏ hết Tình Nghĩa
con Người để buộc đồng thuận mọi sự với 14 Thái thú thầu khoán mất Gốc,
nên trong gần 70 năm nay, CSVN đã gieo rắc Hận thù để lần lượt cắt đứt
mối Tình đồng bào tức là mối liên hệ giữa mọi người trong Dân tộc, nhất
là tuân theo chỉ thị của Thiên triều, họ đã âm thầm diệt cho hết những
thành phần tinh hoa yêu nước. Về phía chúng ta cũng vậy, cứ chú ý xem
trong ngôn từ hàng ngày của dân ta khắp nơi, mấy ai đã dám đụng đến hai
chữ Đồng bào một cách chân tình không ngập ngừng, vì chính Tâm khảm mình
đã đánh mất ý nghĩa cao quý và quan trọng của danh từ đó rồi!
Làm
việc Dân việc Nước mà không nhận diện được ai là Đồng bào thì làm việc
với ai, làm Dân mà không ưu tư đến phúc lợi chung của toàn dân mà chỉ
phục vụ cho phe nhóm thì chỉ tổ gây chia rẽ.... Một Tôn giáo, một Đảng
phái, một Phe nhóm hay một Cá nhân anh hùng cô độc phỏng có làm nổi được
việc to lớn của Quốc gia không?
II. Nền tảng của Tinh thần Đoàn kết
Ông
Anh Tuấn đã chỉ ra kẻ thù nguy hiểm nhất của Chúng ta là nạn Chia rẽ.
Chia rẽ ở ngay trong Tâm Trí mỗi người. Tâm nhiều người thường yêu mình
quá đáng, mà quên yêu người khác, coi thường, khinh khi ghen ghét đồng
bào. Trí nhiều người quen đem ý tưởng bất Chính xúi mình làm những
chuyện bất công trong lời ăn tiếng nói, trong thái độ, cử chỉ, tệ hại
nhất là hành động hãm hại con nguời, tuy có nói “Yêu thương và Công
bằng” nhưng cũng chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi, mà khi sống thì lại
làm khác 180 độ. Cứ xem lời nói và việc làm của CSVN và Trung Cộng hiện
nay thì rõ. Gốc chia rẽ nằm tại đây, tại đánh mất Nhân Nghĩa: mất Nhân
thì Bất Nhân, mà bất Nhân thì gây ra bất Công dày xéo hãm hại con Người,
nên con Người phải tránh xa nhau mà chia rẽ. Căn bệnh này không phải
chúng ta không mắc phải, đành rằng với CS thì hết chỗ nói rồi!
Cha
ông chúng ta đã dùng hai chữ Nhân Dân để chỉ ta cái Gốc và Ngọn của vấn
đề: Nhân thuộc lãnh vực Cá nhân, Dân thuộc lãnh vực Xã hội.
Là
Nhân tức là Người, ai cũng muốn mình được kính trọng, yêu thương và hỷ
xả cho nhau, do đó mình cũng phải có bổn phận kính trọng, yêu thương và
hỷ xả người khác mới phải đạo làm Người, dầu cho người đó bất xứng. Đó
là nền tảng của Nhân quyền thuộc lãnh vực cá nhân.
Là Dân một nước
mà không biết tôn trọng Nhân quyền tức là Nhân Nghĩa, thì làm sao ngồi
lại liên kết với nhau mà góp công sức xây dựng Làng xóm và Quốc gia. Đó
là Dân quyền, tức là trách nhiệm chung Lòng chung Trí chung Sức xây dựng
nước để cùng chia sẻ phúc lợi chung. Đây là tinh thần Liên đới trách
nhiệm thuộc Dân quyền.
Đa số chúng ta, ngay những vị cao cấp trong
tôn giáo và những vị trí thức tuy đều trong Nhân Dân mà ra, nhưng khi
được nuôi dưỡng thành tài rồi thấy mình cao quá, nên thường đứng trên,
đứng ngoài Nhân Dân, coi thường Nhân Dân. Chúng ta nói quá nhiều về Nhân
Dân, Dân tộc nhưng quyết tâm phục vụ họ thì cũng chẳng có bao nhiêu!
Cha ông chúng ta đã giải quyết rốt ráo vấn nạn chia rẽ đã gần 5000 năm qua nền Văn hóa có hai dòng:
Dòng
Văn gia là dòng của những người có học, đó là những nhà Nho, nên nhớ có
đến những 5, 7 thứ Nho, chứ không chỉ có thứ hủ Nho là Hán Nho của Tàu
mà thôi, đừng mang mặc cảm sai lầm đó mà ngộ nhận về Nho, ngoài thứ Hán
Nho là Nho bá đạo, thứ Nho Tôn quân, có bản chất bạo lực gây chiến tranh
và bành trướng, còn có thứ Nho Vương Đạo, là thứ Nho biết lấy Dân làm
Gốc và có nền tảng cho một Chế độ Dân chủ vững bền. Đó là những yếu tố
con Người Nhân chủ, một lộ đồ Tu, Tề, Trị, Bình để xây dựng con Người
biết sống theo “Tinh Lý tương tham”, một Gia đình “Thuận Vợ thuận
Chồng”, một Xã hội có Cơ chế quân bình và Tiến bộ theo tinh thần Việt
Dịch.
Dòng Chất gia tuy là những người không có học hay ít học,
nhưng họ đã có cả một kho tàng Ca dao Tục ngữ, mà chúng ta cho là “nôm
na mách qué”, nhưng đó là Minh triết giúp cho ai ai cũng hiểu và biết
cách Làm Chủ Bản thân, Gia đình và Đất nước. Hai dòng đều gặp nhau ở
Tinh thần “Dĩ Hòa vi quí”, hay “Chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự
lành”. Nên nhớ phải có tinh thần Tự chủ mới nhịn được, chứ không phải
cái nhịn của kẻ ươn hèn.
Để làm sáng tỏ ý nghĩa hai chữ Nhân Dân, nền tảng của Nhân và Dân quyền, chúng ta không thể quên:
Là
Nhân là “Làm Người” Tổ tiên chúng ta đã định vị được ngôi vị của con
Người trong Trời Đất, không Duy Tâm, Duy Vật, hay Duy Nhân mà là con
Người Nhân chủ, do đó phải tu thân để xây dựng nên những Trai hùng Gái
đảm là những người tự Chủ, tự Lực, tự Cường. Do đó mà có Di ngôn: Mẹ Non
“Nhân”, Cha Nước “Trí”, con Hùng Vương “Hùng cường”.
Là Dân là
“Làm Dân”, sống giữa Lòng dân tộc, trước tiên toàn dân phải ngồi lại
liên kết với nhau theo Tình Nghĩa Đồng bào mà sống hòa với nhau:
*Tình
theo Chất gia là “Nhiễu Điều phủ lấy Giá gưong, Lá Lành Đùm Lá Rách,
Chị ngã Em nâng, Tay đứt Ruột xót...”, tức là yêu thương, đồng cam cộng
khổ với nhau, chết sống có nhau.
*Nghĩa theo Chất gia là ăn ở theo
lẽ công bằng: phải Người phải Ta, có Đi có Lại cho toại lòng nhau, cục
Đất ném Đi, cục Chì ném Lại, ở Đời Khôn Dại chia đôi.... Đây là lẽ sống
Công bằng hai chiều với nhau. Có thực sự sống với nhau như thế thì làm
sao mà chia rẽ được, chúng ta những người nặng về Cá nhân chủ nghĩa,
thiếu tinh thần công thể, đã không làm người theo tinh thần đó nên mắc
nạn. Nền Văn hóa hai dòng làm thoả mãn được mọi tầng lớp trong xã hội,
nên vừa giúp ai ai cũng hiểu để làm Trai hùng Gái đảm được, mà cũng là
Mẫu số chúng để luôn liên kết với nhau.
Cha ông chúng ta đã biết
và bắt đầu làm mọi việc từ cái Nhỏ để vươn lên cái To, làm cái Gần để
đạt tới cái Xa, làm cái Tầm thường để vươn lên cái Phi thường... cung
cách làm việc tuy mức độ mỗi người ít nhiều có khác, nhưng ai cũng làm
được. Còn một số Chúng ta lại bắt đầu ham làm cái To, cái Xa, cái Phi
thường, nhưng Lực bất tòng Tâm nên không bao giờ đạt được, cuối cùng thì
“Xôi hỏng bỏng không”, Tay không hoàn lại Tay trắng! To chẳng được và
Nhỏ cũng không!
Nhờ mọi người làm Người theo cung cách như vậy
cũng như suốt đời chuyên lo “Hoàn Thiện mọi việc Làm và hoàn Thiện mọi
mối Liên hệ” thì có việc gì mà không làm nổi. Đó là con đường mòn của
Cha ông mà nhiều người chúng ta khinh khi dè bỉu, chê trách.
Những
tư tưởng nền tảng về con Người và Xã hội như thế có quê mùa lạc hậu
không? Nền tảng Xã hội của Tổ tiên xưa này gồm đủ Nội và Ngoại: Nội là
Lễ trị, Ngoại là Pháp trị. Lễ trị là bức rào cản “Tình” bên Trong thuộc
Tâm trí mỗi cá nhân để kiềm chế mình khỏi sa vào vòng Tham Sân Si, gây
nên Quốc nạn và Quốc nhục.
Mặt khác đã là con người thì ai ai cũng
bất toàn cả, dầu cho có cố tu thân cũng còn chưa trọn hảo, ai cũng có
thể Bất Nhân gây ra bất Công, nên cần phải có Pháp luật để làm hàng rào
cản “Lý” bên Ngoài gọi là Pháp trị. Cả hai hàng rào cản “Tình Trong Lý
Ngoài” là Lễ Trị và Pháp trị gọi là Nhân Trị. Tiếc thay vì kẻ thù Bắc
phương đánh phá tơi bời làm cho mất Nội lực nên lãng quên.
Trước
đây nhờ cả toàn dân có một nền Văn hóa chung thống nhất nên việc việc
thực hiện chế độ Nhân trị theo lộ đồ “Tu, Tề, Trị, Bình” không có cản
trở.
Còn Hoa Kỳ là một đất nước có nhiều tôn giáo, là Hiệp chủng
quốc có nhiều sắc dân trên thế giới với những nền Văn hóa khác nhau,
việc Lễ trị được mặc nhiên thuộc phạm vi các Tôn giáo khác nhau, nên Xã
hội chỉ có Pháp trị mà thôi. Ta thấy nền pháp luật Hoa kỳ rất phong phú
và nghiêm minh, nhưng vẫn có chỗ hở nơi Lương tâm con Người nên chỉ một
mình hàng rào cản bên Ngoài tức Pháp luật cũng không ngăn nổi.
Có
lẽ vì say mê sự choáng loà của Văn minh Tây phương kèm theo sự căm thù
sự quê mùa lạc hậu của Văn hóa Tổ tiên khi đã sa đọa, mà con cháu chúng
ta vội vàng xa lìa Gốc Tổ đi học Văn minh của Thế giới, nhưng: “Rau nào
Sâu nấy”: mỗi Rau có mỗi thứ Sâu khác, không Sâu nào giống Sâu nào, do
sự khác biệt môi trường mà các loại Sâu không nhận ra nhau, gây ra nhiều
ngộ nhận mà tranh dành hơn thua, gây chia rẽ.... Rau là môi trường sống
của con người với những đặc thù khác nhau, nên Sâu là nền Văn hóa hay
Văn minh của mỗi Dân tộc cũng khác nhau. Nếu không tìm ra Tiềm thức cộng
thông của Nhân loại để nhận ra “Vạn Giáo nhất Lý” thì các dân tộc không
thông cảm với nhau được.
Do sự khúc mắc trên mà có lẽ khi nhắc
đến Gốc Dân tộc sẽ làm cho nhiều người dè bỉu xa lánh, nhưng chúng ta
chỉ tránh được Gốc này khi mình thực sự đoạn tuyệt với mọi sự thuộc Dân
tộc Việt Nam. Chúng ta không thể đem ráp nền chính trị Hoa kỳ cũng như
những nền Dân chủ khác vào Việt Nam một cách thiếu chọn lọc, vì Rau Hoa
Kỳ mới là của ăn thích hợp cho Sâu Hoa Kỳ. Thử đem cây Đũa Thần của Hoa
Kỳ cho những “nhà Chính trị và Nhân dân Việt Nam thiếu Ý Thức về con
Người và Dân tộc” thì thiết tưởng chẳng đem lại hiệu quả nào!
III. Nạn Thù đồ quên Đồng quy
Vì
bị cai tri lâu ngày, và triền miên sống trong nghèo khó, quê mùa và lạc
hậu, nên khi gặp Văn minh Tây phương sáng lạng quá, nhiều người nong nả
đi tìm cây đũa Thần nước ngoài, mà lãng quên mất Gốc Dân tộc.
Có
nhiều người lầm cây Đũa Thần đó là tinh thần Cá nhân chủ nghĩa với nếp
sống Tự do phóng túng, tinh thần lãng mạn xa thực tế của con Người và
Dân tộc, tinh thần Duy Lý nhất là Duy lý cực đoan của CS, tất cả đều xa
con Người và Gốc Dân tộc. Kết quả là những người hấp thụ nền Văn minh
Pháp thì cho Pháp là nhất, theo Nga thì Nga là hơn, theo Hoa Kỳ thì Hoa
Kỳ là tuyệt vời, theo Tàu thì nhận Tàu là Thiên triều, còn Việt Nam thì
không những bị quên lãng, bị cho ra rìa, mà còn bị khinh khi ruồng bỏ
nữa! Việc này chẳng khác nào khi một người bị bệnh thì thản nhiên bỏ
quên không tìm thuốc chạy chữa, mà đi tìm người khác từ chốn xa lạ không
bị bệnh mà thay thế vào!
Khi xa rời thân phận đau thương của Dân
tộc Việt Nam, không thấy con dân đang bị trầm luân với thực tế nhức nhối
của Việt Nam, mà thản nhiên cứ đứng ở ngoài như thế mà bảo là phục vụ
Nhân Dân thì quả là chuyện không thể tin!
Đất nước nào chẳng có
cái hay, mà cũng chẳng thiếu gì cái dở, vấn đề là khi học nước ngoài
chúng ta cần lãnh hội cho được cái tinh hoa của Đất nước họ, và còn phải
xét cái tinh hoa đó có ám hạp với nền Văn hóa của Chúng ta hay không.
Nếu không chuyển hóa được cho thích hợp thì chẳng khác nào việc Nhân Dân
chúng ta quen với Thực phẩm “Dưa, Cà, Mắm muối” mà cho ăn Hamburger,
Hot dog thì làm sao họ tiêu hóa nổi. Vấn đề là khi học được tinh hoa
nước ngoài chúng ta cần tiêu hóa được hay hội nhập được vào nền Văn hóa
nước nhà để giúp cho Dân Trí và Dân sinh ngày được nâng cao lên mới hữu
ích, chứ cứ lấy cái mình học được để hơn thua với nhau thì chỉ tổ chia
rẽ, việc học hỏi như thế theo Lý Đông A trở thành “Xuất Chủ nhập Nô” mất
rồi!
Còn Tôn giáo cũng vậy, Tôn giáo nào cũng chứa cái Tinh hoa
“làm Người sống hòa không những với nhau và còn với cả vũ trụ nữa”. Mặt
khác “Vạn giáo đều là nhất lý: Bác ái, Từ bi, Nhân ái tuy danh xưng có
khác nhưng tinh thần cũng vẫn là một. Công bằng, Trí huệ, Công lý nào có
khác chi?”. Tôn giáo có hay không là do người Tín đồ có thực sự sống
theo tinh hoa của tôn giáo hay không, tinh hoa của Tôn giáo là “sự sống
hòa với nhau”, chỉ có những người theo tôn giáo “Lấy Đạo tạo Đời” mới
gây ra chia rẽ, mà sự chia rẽ giữa các tôn giáo cứ bộc phát và âm ỉ suốt
dòng lịch sử nhân loại, chúng ta nên nhận rõ điều đó mà tránh lỗi lầm!
Cha
ông chúng ta bảo việc đi ra nước ngoài học “Tràng khôn” của người ngoài
là bước Thù đồ để giúp phát triển bản sắc của Dân tộc, miễn là chúng ta
không quên bước Đồng quy, tức là biết đem cái tinh hoa của nước ngoài
ám hợp với Dân tộc, bồi bổ cho Gốc Dân tộc mình được phong phú hơn thì
mới thực sự là hữu ích. Đem tinh hoa của bước Thù đồ để cùng bồi dưỡng
cho Gốc Đồng quy thì không những thắt chặt thêm mối tình Đoàn kết Dân
tộc mà chính là để giúp Dân tộc có Dũng lực vực dậy mà vươn lên.
Làm
việc cho Dân Việt Nam, mà Tâm trí còn để bên Tây, bên Tàu, bên Mỹ, bên
Nga, nhìn Đồng bào với cặp mắt xa lạ, làm việc Nước mà cứ trông chờ đèn
xanh đèn đỏ, thì quả nhiên đã Lạc Hồn Dân tộc, hay Đạo (lý) của Dân tộc,
gây ra quốc nạn “Đạo mất trước, Nước mất sau”!
Lạc Hồn Núi thì
mất Nhân, Lạc Hồn Sông thì đánh rơi Nghĩa, tức là mất Chính Nghĩa Quốc
gia. Sai một Ly đi một Dặm, cái Sảy nảy cái Ung là thế!
Với Dân
Việt Nam thì ai ai cũng hay cũng giỏi cả, nhưng giỏi về cá tính “Anh
hùng cô độc, một mình một cõi”, nhưng với người ta thì “Ba người làm
thành” một Gia Cát Lượng Khôn, Khôn vì biết hợp chúng Trí mà kết đoàn,
còn chúng ta thì Ba người lại hóa ra “Ba Gia cát Lượng Dại, Dại vì phân
chúng Trí, vì thiếu Đạo Nhân bao che ấp ủ duy trì Đức Nghĩa nên gây chia
rẽ, chia rẽ dẫn tới cõi chết”, Cha ông chúng ta gọi là lối sống “khôn
Độc dại Đàn”! Không loại trừ được cố tật này thì chúng ta không bao giờ
khá lên được.
IV. Bước Thù đồ và Đồng quy tuyệt diệu của Hoa Kỳ
Trong
Chương: “những ấn tích Triết Nho lưu lại trên đời sống hiện tại của Tây
Âu”, mục VI. “Hai loại ảnh hưởng” trong cuốn Việt Lý Tố Nguyên, TG Kim
Định có viết:
Việc Đông Tây gặp gỡ có thể chia ra hai giai đoạn:
1. Đông sang Tây
“Ban
đầu, Văn hóa Đông phương đã gây ảnh hưởng sâu đậm bên Âu Châu. Nhiều
yếu tố đã được Âu Châu đồng hóa đến nỗi ngày nay quên cả nơi xuất xứ,
nên rất khó cho sử gia tìm ra được. Vì thế các sử gia không biết gì đến
nguồn gốc Á Châu của những ảnh hưởng đó và họ ưa làm thế (Husdson: EC).
Tác giả Hudson có đưa ra một vài ví dụ về ảnh hưởng đó. Lần đầu là việc
Kitô giáo đã nhập Âu Châu. Lần sau là Trung Hoa mà tác giả dùng làm đối
tượng cho quyển “Europe and China”. Tác giả nhận xét rằng loại ảnh hưởng
từ Đông sang Tây thuộc về Tinh thần như những ý tưởng: Tự do, Dân chủ,
Bình quyền...”.
2. Tây sang Đông
“Trái lại rất ít thấy dấu
tích trong kỹ thuật hay nghệ thuật, bất quá một vài kiểu kiến trúc, lối
Rococo chẳng hạn, hay một hai họa sĩ như Watteau, Lozens.... Ngược lại
ảnh hưởng của Tây qua Đông là thứ ảnh hưởng thuộc về Kỹ thuật, Khoa học.
Loại ảnh hưởng này mãnh liệt tràn lan mau lẹ lôi kéo ầm ĩ nên dễ làm
người ta quên đi không biết tới ảnh hưởng kia. Nhất là từ khi có Khoa
học, Kỹ thuật tại Tây Âu cũng khởi đầu tiến được những bước dài trong
phạm vi Nhân đạo. Và từ chỗ mang nợ họ đã vươn lên và vượt xa Á Châu.”
TG
Kim Định cũng cho chúng ta biết Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng của Trung
Hoa qua trung gian Pháp, có thể nói chính xác là qua triết thuyết của
Quesnay cũng như những vận động của Turgot bên Anh. 1767, ông Franklin
sang vận động bên Pháp, nhân đọc cuốn Despotisme en Chine của ông
Quesney, Ông Franklin đã trở thành bạn thân của Quesney. Ông không
nghiên cứu triết Nho, nhưng tư tưởng ông có rất nhiều điểm giống Nho như
sự tránh bàn vấn đề siêu hình, trong việc bênh vực người nghèo chống
với người giàu sang, hoặc nhấn mạnh sự bình quyền, chứ không chú trọng
đến quyền uy (autorité). Ông tuyên bố tất cả thuật cai trị nước nằm
trong bí quyết này là phải chính trực (The Whole art of Government
consists in the art of being honest), giống với tư tưởng của Khổng Tử:
chính giả chính dã. LN XII. 16).
Năm 1779, ông Jefferson đưa ra một dự luật gồm 3 điểm:
1. Chính phủ phải coi việc Giáo dục là một mối quan tâm công cộng của nhà nước.
2. Các học sinh có tài đặc biệt được chọn bằng lối thi cử theo ba cấp: Thị xã, Hàng Tỉnh và Toàn quốc.
3.
Mục tiêu cốt yếu của Giáo dục là phải đào luyện cho nước những công dân
có tài năng bất kỳ giàu nghèo sang hèn. Dự án đó ra đời năm 1779.
Ông Jefferson cũng có bàn với ông John Adam về thuyết Bình quyền, nhưng cả hai không hề nói con người bằng nhau về tài năng...“.
Những
hoạt động trên cho chúng ta biết các Tổ phụ Hoa Kỳ đã lăn lộn qua Âu
Châu nhất là Pháp, Anh để đi tìm những tư tưởng tinh hoa của Trung Hoa
(qua tài liệu Mission étrangère của Dòng Tên ở Pháp), tức là Nho giáo về
bổ sung thêm cho Tinh hoa Bác ái và Công bình của Kitô giáo cũng có Gốc
từ phương Đông, để phối hợp với Khoa học Kỹ thuật của Tây phương, hầu
kết hợp Đạo học và Khoa học làm Một, mà tìm ra Sinh lộ lâu dài và bền
vững cho Dân tộc, hầu thiết lập một nền tảng vững chắc cho một chế độ
Dân chủ giúp mọi Người được sống xứng với Nhân phẩm của con Người, để
chấm dứt cảnh khổ đau như những người bị bách hại trong đó chính các Tổ
phụ đã trải qua.
Chúng ta không biết các Tổ phụ Hoa Kỳ có nghiên
cứu về Dịch lý không, nhưng cứ nhìn vào Thượng tầng kiến trúc, Hạ tầng
Cơ sở cũng như chính phủ Tam quyền phân lập thì thấy thấm đượm tinh hoa
của Dịch lý theo tinh thần Việt, đúng hơn là Việt Nho.
1. Thượng
tầng kiến trúc là một nền Hiến pháp là nền tảng vững chắc cho một Quốc
gia, dựa trên Rules of Laws: Thượng tôn Luật pháp mà Luật pháp là phương
tiện để thể hiện lòng Bác ái vào các Cơ chế xã hội để Duy trì về bảo vệ
quyền sống công bằng cho mọi người dân. Mọi Nhân quyền và Dân quyền đều
được có nền tảng vững chắc được ghi trong Hiến pháp. Vậy Hiến pháp hay
Rule of Laws cũng là Thiên lý: lấy Luật Trời phục vụ cho con Người.
2.
Hạ tầng cơ sở là chỗ nào trong toàn quốc cũng thiết lập cộng đồng gia
cư và công ốc có đầy đủ mọi phương tiện để giúp mọi người dân có nhiều
cơ hội và phương tiện để phát triển toàn diện và tối đa. Cạnh đó là
những hệ thống đường sá cầu cống, điện nước, điện thoại khắp nơi để cho
ai ai cũng được hưởng dụng.
Cứ nhìn vào các đường sá và xa lộ,
chúng ta cũng thấy rõ được cái tinh thần Bác ái được trải rộng khắp mọi
ngõ ngách của mọi hạ tầng cơ sở, tất cả đều được luập pháp hóa để duy
trì lẽ công bằng. Chỉ nhìn vào các hệ thống đường sá địa phương cũng như
xa lộ với các lối đi phân cách rõ ràng, với bảng hiệu dẫn đường khắp
mọi nẻo đường của đất nước, cùng hệ thống đèn xanh đèn đỏ, với hệ thống
các xe hút rác, ta thấy quyền sống và quyền bình đằng của mọi người dân
được bảo vệ tối đa, không có tinh thần Bác ái thì không thể thể hiện
được lẽ Công bằng khắp nơi hang cùng ngõ hẻm như thế. Có Lòng rộng mới
thấy rõ khắp được từ những cái To đến cái Nhỏ, có Trí sâu mới biết đem
cái trừu tượng (Bác ái) thể hiện ra cái cụ thể (Công bằng xã hội) để
phục vụ mọi người. Đây là một thí dụ đơn giản đem Đạo vào Đời một cách
tuyệt vời, cũng như bài học tuyệt diệu về Thù đồ và Đồng quy. Đó mới chỉ
là thí dụ đơn giản được nêu lên cho dễ thấy.
3. Nền tảng của Tinh thần Dân chủ
Gồm 3 quyền căn bản:
a.
Quyền lựa chọn cá nhân (Freedom of choice). Đây là quyền thiêng liêng
của con Người, là nền tảng của Nhân quyền nơi Cá nhân, thiếu quyền này
thì con Người không còn xứng là con Người nữa. Các Tôn giáo, Cộng đồng
và Xã hội cần cung cấp cơ hội và phương tiện để giúp cho từng cá nhân
phát triển toàn diện.
b. Quyền quyết định của đa số (majority).
Khi lập thành cộng đồng để lo việc chung, để thống nhất hành động thì
phải có một quyết định tập thể thì quyền lựa chọn của một số cá nhân bị
hạn chế, không được tôn trọng để cho công việc chung được thực hiện, nên
một thiểu số cá nhân phải tuân theo đa số, tùy trường hợp mà có đa số
tương đối và đa số tuyệt đối (2/3). Chúng ta thường cứ hô hào inh ỏi về
tinh thần dân chủ, nhưng khi đụng phải vấn đề quyền đa số không thuận
với sự lựa chọn của chúng ta là chúng ta bỏ đi hay tìm cách chống phá.
Hành động này phản Dân chủ, vì không biết chấp thuận dị biệt của nhau
thì đánh mất nền tảng Dân chủ, mà chỉ gây chia rẽ, đành rằng có thể ý
kiến của đa số không đúng bằng ý của chúng ta, nhưng mối tình Liên kết
với nhau còn quan trọng hơn việc đúng và sai, nếu có sai thì tất cả
chung sức sửa lại, còn cứ đánh phá nhau cho tan thì chẳng có ai đúng cả.
Dân Việt Nam chúng ta chưa quen hành xử theo cung cách này, chưa hành
xử được như vậy thì chưa thể xây dựng chế độ Dân chủ.
Nên nhớ sống
trong tập thể chúng ta chỉ có cái đúng hay cái sai chung, mà không thể
bảo đa số sai, còn tôi cho tôi đúng nên tôi chống phá, vì khi đó tôi đã
quên mất Tinh thần Liên đới trách nhiệm rồi, coi ý kiến Cá nhân quan
trọng hơn Quyền lợi tập thể.
3. Quyền của Thiểu số có thẩm quyền
tối hậu (competency) tức quyền quyết định đúng sai phải do những người
thông thạo mọi vấn đề, vì vậy mà ở Hoa Kỳ mới có các Think Tanks. Về
chữa bệnh thì một Bác sĩ hơn hẳn hàng ngàn hàng triệu Y tá. Trong Tam
quền phân lập thì Tối cao pháp viện cầm cân nẩy mực khi có sự bất đồng
thuận giữa Lập pháp và Hành pháp cũng như phán quyết của Tối cao pháp
viện về những vấn đề thuộc Hiến pháp.
Qua ba quyền trên ta thấy
đây là tinh thần của Dịch lý được áp dụng vào nền Chính trị: Dân chủ.
Quyền Lựa chọn cá nhân và quyền Đa số quyết định là cặp đối cực tiêu
biểu cho Nhân quyền và Dân quyền. Khi có sự bất đồng thuận giữa Quyền Cá
nhân và Đa số thì sự hòa giải thuộc về quyền của Thiều số hiểu rõ vấn
đề có thẩm quyền quyết định theo tiêu chuẩn Chấp kỳ lưỡng đoan nghĩa là
tìm giải pháp đâu đây giữa đối cực, mà không phủ nhận cực nào.
Trong
chế độ CS thì chỉ có quyền Đa số được dùng đặc biệt để đàn áp Thiểu số
người Giàu, Trí thức, Đảng phái và Tôn giáo, quyền Cá nhân chọn lựa bị
tước đoạt, còn quyền Thiểu số có Thẩm quyền tối hậu thì Đảng CSVN không
thông thạo mọi vấn đề cưỡng đoạt.
4. Nền tảng vật chất của Chế độ.
Ta thấy nền tảng của chế độ Tư bản là quyền Tư hữu tuyệt đối, nền tảng
của chế độ Cộng sản là quyền Công hữu, nghĩa là quyền Tư hữu bị tước
đoạt, chế độ của Tổ tiên ta xưa là Chế độ Bình sản, có nền tảng từ sự
điều hòa giữa hai quyền Tư hữu và Công hữu qua chế độ Công điền công
thổ. Trong chế độ Nông nghiệp Tổ tiên chúng ta đã biết cách lấy công
điền công thổ luân phiên quân phân cho người nghèo, giúp họ có phương
tiện để sản xuất ra thực phẩm tự mưu sinh, để không ai lấy giây thắt bao
tử mình bắt làm nô lệ, đó là phương cách làm giảm thiểu sự cách biệt
giàu nghèo trong làng xã.
Chúng tôi xin nêu lên hai ví dụ về nền
tảng của chế độ Dân chủ khác nhau: ta nên nhận ra trên thế giới mọi
người được sinh ra với những thể chất và tinh thần khác nhau: người thì
thông minh kẻ kém hiểu biết, người thì thể chất vãm vỡ, kẻ thì yếu đuối
khuyết tật, do đó mà tư hữu do mồ hôi nước mắt của mỗi người làm ra được
rất chênh lệch. Sự bất công này do thiên bẩm. Có người làm mỗi giờ được
hàng trăm hàng ngàn, có người làm ra rất ít, có kẻ chẳng có đồng nào,
do đó mà có kẻ giàu người nghèo. Người thông minh, kẻ khỏe mạnh thì dễ
làm giàu, khi đã có nhiều tiền, họ cũng dễ có quyền có thế, họ có thể
dùng nhiều thủ đoạn để làm giàu nhiều khi bất chính. Trên thế giới người
giàu thì ít, kẻ khó thì đông. Chế độ nô lệ, đế quốc thực dân ở Âu Tây,
chế độ quân chủ phong kiến ở Đông phương là ví dụ về nan đề muôn thuở
của bất công xã hội. Vì họ mà có chế độ vô sản chuyên chính ở Liên Xô,
và chế độ nhân dân chuyên chính ở Trung hoa, nguyên nhân tiên khởi bắt
nguồn từ quyền tư và công hữu không được điều hòa làm cho hố cách biệt
giàu nghèo quá xa, kẻ ăn không hết người lần không ra, đó là nguyên nhân
chính cho mọi rối loạn xã hội, kết quả khi người nghèo chết thì người
giàu cũng bị lột da. Cơn hồng thủy của Thế kỷ 20 của CS là đại nạn do
con người bị tước quyền tư hữu, nên nhân dân nhiều nước phải trở lại
sống thời man rợ, chính sách cai trị theo lối thắt bao tử con người của
CS là tiêu diệt cả thể xác và tinh thần của con người. Tình trạng này
còn đang hành khổ nhân dân nhiều nước trên thế giới, đang làm xáo trộn
sự sống yên lành của con người, của nhân loại. Qua sự kiện trên, trong
khi đi tìm thiết lập một chế độ dân chủ cho đất nước, chúng ta không thể
bỏ qua vấn đề quan trọng về quyền tư và công hữu này.
1. Tuy sống
trong chế độ nông nghiệp lạc hậu, nhưng Tổ tiên chúng ta đã thấy rốt
ráo vần đề về con ngưòi và xã hội, con người sinh ra đã bất bình đẳng
rồi, nên dễ đưa tới sự bất công trong xã hội, nếu không sửa chữa bất
công xã hội từ nền tảng thì xã hội sẽ rối loạn chẳng ai được sống yên
thân. Vì thế cho nên Tổ tiên chúng ta đã biết lấy công điền công thổ để
luân phiên quân phân cấp phát cho những người nghèo, khuyết tật để ai ai
cũng có thể tự mưu sinh, hầu giảm bớt mức giàu nghèo trong xã hội.
2.
Hoa Kỳ là một nước Kỹ nghệ cũng đã có việc làm tương tự để giảm bớt mức
giàu nghèo bằng cách đánh thuế lũy tiến vào những người giàu, để thiết
lập thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở có đầy đủ phương tiện và cơ
hội để cho ai ai cũng có cơ hội tiến thân. Mặt khác, còn lập ra quỹ An
sinh xã hội giúp người nghèo, khuyết tật... để họ có đủ phương tiện sống
xứng với nhân phẩm, đành rằng chưa được cải thiện cho hoàn hảo.
Qua
sự việc trên ta thấy thuế lũy tiến cũng là cách điều hòa giữa Công và
Tư hữu để lập thế công bằng xã hội tương đối. Đây cũng là tinh thần Dịch
lý áp dụng vào Cơ cấu xã hội.
V. Tổ chức Đấu tranh
Làm việc
Quốc gia là làm việc tập thể của Toàn dân. Muốn cho hoạt động của tập
thể được hữu hiệu thì phải có Tổ chức theo phương pháp khoa học, nên làm
việc gì cũng phải có Kế hoạch, kế hoạch có thể mang một tên thích hợp
như Tổ chức đấu tranh của người Việt Quốc gia chẳng hạn.
Đại loại, một Kế hoạch có thể như sau:
1. Tên Tổ chức
2. Mục đích và Tôn chỉ của Tổ chức
3. Hệ thống Tổ chức
a. Ban điều hành với những chức vụ thích hợp
b. Cơ cấu của tổ chức theo từng địa phương, từng lãnh vực.
4. Phương cách điều hành
5. Hệ thống liên lạc
6. Phương tiện
7. Sinh hoạt định kỳ và bất thường
8. Nội quy của Tổ chức.
9. Sửa đổi Nội quy...
2. Mục đích và Tôn chỉ của Tổ chức
3. Hệ thống Tổ chức
a. Ban điều hành với những chức vụ thích hợp
b. Cơ cấu của tổ chức theo từng địa phương, từng lãnh vực.
4. Phương cách điều hành
5. Hệ thống liên lạc
6. Phương tiện
7. Sinh hoạt định kỳ và bất thường
8. Nội quy của Tổ chức.
9. Sửa đổi Nội quy...
Đó
chỉ là những điểm gợi ý để cho mỗi Hội đoàn mọi Tổ chức chúng ta đều
phải có kế hoạch theo phương pháp khoa học thì hoạt động mới có hiệu
quả. (2)
VI. Vài Điều cần lưu tâm
1. Những điều tôi viết
trên đây mới chỉ là một số ý kiến về Chính lược Quốc gia để giúp nhau
tìm ra một Chủ đạo chung hầu giúp những người làm chính trị cũng như các
nhà làm công tác xã hội định được cái hướng Quốc gia của mình, hướng đó
như cái bảng chỉ đường, nó quan trọng ở chỗ để khỏi bị lạc hướng, vì
khi bị lạc thì chẳng những cả dân tộc không đạt được mục tiêu mà còn gây
ra nhiều nguy hiểm nữa, quý vị hữu trách phải quyền biến, dựa theo chủ
đạo chung và tình hình quốc gia cũng như địa phương mà soạn thảo ra
chiến lược và chiến thuật ngắn và dài hạn thích hợp, vạch ra kế hoạch
hành động để theo đó mà tiến hành.
2. Điều thứ hai cần lưu tâm về
đường gần và đường xa. Về đường xa thì như chiếc hỏa tiễn Hoa Kỳ vừa
mang một xe thám hiểm Curiosity băng qua đoạn đường 354,000,000 dặm anh
(tương đương với 570 triệu cây số/km) để tới Hỏa tinh trong 8 tháng
rưỡi. Đây là hành trình xa thuộc đường hiểu của Lý trí, rất tốn của và
tốn công. Còn đường gần trong tim ta, không biết cách xa bao nhiêu,
nhưng với con người mình thì không có gì gần hơn, nếu đa số chúng ta
quên đi tới, thì bị lìa xa Tình Người. Nếu muốn đi tới thì không phải
dùng trí mà phải để dành một thời gian ngồi yên, dùng cảm giác mà cảm
nghiệm, rồi thể nghiệm vào làn da thớ thịt mới nhận ra, đó là con đường
biết của Tình cảm. Phải kết hợp được Hiểu và Biết để nuôi Tình dưỡng Lý
cho trưởng thành thì mới nên Trai hùng Gái đảm. Cái hiểu thuộc lý trí
tuy khó mà dễ, còn cái biết thuộc nguồn tình tuy dễ mà lại khó, ở chỗ
phải có thời gian tĩnh lặng để kết hợp được cả hai mới thấm nhập vào tâm
được. Tâm không phải là quả tim mà là ánh linh quang từ Thượng Đế, theo
Kitô giáo là nguồn Sống và nguồn Sáng từ Ngôi Hai. Đây là con đường
Tĩnh ngược chiều với việc làm có tính cách Động hàng ngày, nên khó thấy
mà dễ quên.
3. Nhờ Lòng rộng Trí sâu mà Tổ phụ Hoa Kỳ đã thực hiện
vấn đề Thù đồ và Đồng quy một cách tuyệt diệu, đó là việc kết hợp Đạo
học và Khoa học làm một. Hoa kỳ là môi trường tuyệt hảo để giúp chúng ta
học hành và tu tập thường xuyên mà trưởng thành lên theo ngày tháng.
Chúng ta nên xét mình lại xem, qua 38 năm nay chúng ta đã học được những
gì?
Có một điều ta nên nhớ là Hoa Kỳ là đất nước của vô vàn cái
tốt cũng như cái xấu, chúng ta phải biết hấp thụ cho được cái tốt, còn
sự lạm dụng thừa mọi sự thì chúng ta phải cố gắng tránh để làm quen với
đời sống tiết độ mọi lãnh vực mới ổn. Tiết độ là lối sống quả dục của Tổ
tiên, là ở vị trí đâu đây ở trung đoạn của Diệt dục và Đa dục.
4. Có một số vấn đề chúng tôi chỉ viết theo cảm quan để gợi ý chung, cần có sự đóng góp của nhiều vị thông thạo hơn.
Việt Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét