...từ vụ dân Tây Tạng phải tự thiêu, ta còn phải thấy ra cả nguy cơ thiếu nước của Châu Á...
Trong khi thế giới bàng hoàng vì hàng loạt những vụ người Tây Tạng tự thiêu tại Trung Quốc, một cái nhìn kinh tế lại soi rọi nhiều vấn đề còn nghiêm trọng hơn từ quốc gia này. Đó là việc phát triển khu vực nội địa mà Bắc Kinh gọi là "Trung Bộ" của Trung Quốc, là nan đề không có giải pháp. Nguy kịch hơn thế còn có nạn lạm thác nguồn nước ngọt từ rặng Hy Mã Lạp Sơn khiến cả tỷ người dân, ngay tại Trung Quốc và trong các nước lân bang khác của Châu Á sẽ lâm vào cảnh thiếu nước. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những bài toán phức tạp này trong phần trao đổi sau đây cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á Châu Tự Do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, khi theo dõi chương trình phân tích kinh tế của ông, dường như thính giả có thấy ra một lối nhìn là tập trung chú ý vào nền tảng dịa dư hình thể để giải thích một số chuyển động ngầm hầu có thể dự báo những xoay vần kinh tế trong dài hạn. Cách nhìn đó cũng khiến ông đã nhiều lần nhấn mạnh tới tình trạng bất ổn gần như bẩm sinh vì gắn liền với địa dư của Trung Quốc. Bây giờ, qua vụ người dân Tây Tạng đã tự thiêu hàng loạt trong hơn một năm vừa qua, ông nhìn thấy những gì để có thể chia sẻ với thính giả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng khi mới lên cầm quyền, lãnh đạo xứ nào cũng có thể nghĩ là mình mở ra một vận hội mới có thể thay đổi bộ mặt thế giới hay tương lai của quốc gia. Sự thật thì họ vẫn bị gò bó bởi yếu tố khách quan nhất là địa dư hình thể của địa bàn sinh hoạt.
- Từ khi sáng lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc vào năm 1949, lãnh đạo Bắc Kinh chủ quan lầm tưởng rằng họ sẽ làm được chuyện động trời, trong khi thể chế chính trị độc tài của họ lại không giải quyết được những bài toán sinh tử do thiên nhiên đặt ra, loại bài toán mà quốc gia nào cũng có thể gặp. Bây giờ, xuyên qua chuyện dân Tây Tạng tự thiêu, ta có thể thấy ra một số bài toán kinh tế rộng lớn hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước lân bang.
Vũ Hoàng: Và như thông lệ, ông sẽ lại bắt đầu bằng tấm bản đồ như ông thường ví von, để nói về địa dư.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa tấm bản đồ và cả cuốn lịch, để xác định không gian và thời gian!
- Trước hết, Tây Tạng là quốc gia độc lập, xưa kia từng là đế quốc hùng mạnh ngang ngửa Trung Quốc vào thời nhà Đường. Ngay sau khi làm chủ Hoa lục, Mao Trạch Đông tấn công các tỉnh miền Đông của Tây Tạng vào năm 1950 rồi thôn tính luôn xứ này kể từ Tháng Ba năm 1959. Tây Tạng có diện tích rộng lớn bằng cả cõi Tây Âu và nằm trên đỉnh của Cao nguyên Tây Tạng bên rặng Hy Mã Lạp Sơn là nơi phát nguyên ra các con sông lớn nhất của Châu Á.
- Sau khi chiếm đóng, lãnh đạo Trung Quốc vẽ lại bản đồ Tây Tạng. Họ gọi phân nửa lãnh thổ xứ này là "Khu Tự trị Tây Tạng" - gồm tỉnh Ngari ở miền Tây và hai tỉnh U và Tsang ở trung bộ. Phần còn lại là hai tỉnh Amdo và Kham ở miền Đông thì bị sát nhập vào ba tỉnh lân cận là Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên. Rồi họ nhập nhằng gọi chung tất cả là Cao nguyên Thanh Tạng.
- Không chỉ vẽ lại bản đồ, Bắc Kinh còn tiến hành chính sách cưỡng bách di dân theo hai hướng. Đó là đưa người Hán vào làm chủ khu vực Tây Tạng và thứ hai đưa dân Tây Tạng ra khỏi lãnh thổ truyền thống của họ để sống trà trộn như người thiểu số tại các tỉnh lân cận.
- Khi theo dõi tin tức về các vụ tự thiêu của tăng ni và dân Tây Tạng nói chung, có lẽ là 34 người kể từ Tháng Ba năm ngoái, chưa nói đến nhiều người treo cổ tự ải trong tù, thì ta thấy ra sự lạ: đến 26 vụ tự thiêu để phản đối ách cai trị của Trung Quốc lại xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, sáu vụ ở Thanh Hải và một ở Cam Túc, duy nhất có một vụ ở trong Khu Tự trị. Có lẽ đấy là quy luật "gieo gió gặt bão" vì sự biến xảy ra trong khu vực sinh hoạt đa diện của nhiều sắc dân và dễ loan truyền mà lại khó khoanh vùng ém tin trong hang hốc hay tu viện hẻo lánh trên núi Tây Tạng.
- Một kết luận khác là chính sách di dân để pha loãng và triệt tiêu bản sắc Tây Tạng đã thất bại. Trong khi ấy, người Hán vào sinh sống trên đất Tây Tạng có khi lại thấy họ không được nâng đỡ và bất mãn ra mặt. Đó là bài toán phản ảnh những khó khăn của lãnh đạo Trung Quốc khi cần hội nhập các sắc dân thiểu số hoặc loại dị tộc thường xuyên bị khinh thị, đàn áp và lấn át.
Vũ Hoàng: Xin cảm ơn ông về cách trình bày sự thể địa dư này. Nó cho thấy sự chuyển dịch trong phong trào phản kháng của dân Tây Tạng ngày một quyết liệt hơn ở bên ngoài Khu Tự trị và sự lúng túng của lãnh đạo Bắc Kinh khi bất ổn lại xảy ra nhiều nhất ở tỉnh Tứ Xuyên, vốn dĩ cũng là nơi có thành phố Trùng Khánh khá nổi tiếng vừa qua với vụ Bí thư Bạc Hy Lai bị cách chức và hạ bệ. Bây giờ, cũng với tấm bản đồ trong tay, người ta còn thấy ra những vấn đề gì khác của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta cứ nói đến phạm trù gọi là "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế vì những phân bố địa dư của Trung Quốc. Tôi xin điểm lại từ trong ra ngoài:
- Khu vực ngoại biên như Tây Tạng, Tân Cương hay Nội Mông, Mãn Châu là nơi mà yêu cầu an ninh gây rất nhiều tốn kém vì là vùng trái độn quân sự để bảo vệ cõi Trung Nguyên của Hán tộc. Đây là nơi ta đang thấy mầm loạn, từ Tân Cương qua Tây Tạng. Ở giữa có khu vực nội địa gồm các tỉnh bị khoá trong lục địa và có chung đặc tính là chẳng tiếp giáp với đại dương mà lại tiếp cận với các sa mạc thảo nguyên hiểm trở và nhất là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Đây là nơi có 500 triệu dân sống rất nghèo khổ và cũng là nơi xuất phát mầm loạn hay "cách mạng" trong lịch sử. Sau cùng mới là đất Trung Nguyên của Hán tộc là các tỉnh duyên hải tương đối trù phú hơn ở miền Đông vì mở ra buôn bán với bên ngoài và cứ được thế giới trầm trồ ngợi khen.
- Thời Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ, lãnh đạo đã phát động "Kế hoạch Tây Tiến" để mở mang các tỉnh lạc hậu bị khóa ở miền Tây mà không thành. Tháng Ba năm 2005, thế hệ lãnh đạo nối tiếp là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng lại lập ra kế hoạch gọi là "Quật khởi Trung Bộ" để phát triển sáu tỉnh bên trong là Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây. Kế hoạch ấy cũng gặp trở ngại và sẽ là bài toán cho thế hệ nối tiếp.
Vũ Hoàng: Trong khi Tây Tạng có biến thì Trung Bộ vẫn chưa theo kịp các tỉnh duyên hải miền Đông, có phải là ông muốn nói như vậy không? Mà thưa ông, đâu là lý do của thất bại?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu kể thêm đất Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh thì ta hãy tưởng tượng ra một khu vực rộng lớn gần hai triệu cây số vuông của nửa tỷ người bị kẹt trong đất liền và khó thông thương với bên ngoài. Nhưng sự thể còn gian nan hơn vậy vì các tỉnh bên trong lại cũng khó thông thương với nhau!
- Trước hết và tương đối giàu nhất khu vực Trung Bộ này là mạn Bắc của sông Dương Tử, nơi có thành phố Trùng Khánh và tỉnh Hồ Bắc. Lãnh đạo Bắc Kinh muốn phát triển vùng này và trông cậy vào sông Dương Tử. Thứ nữa là hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây nằm ở phía Nam sông Dương Tử giữa Lòng chảo Tứ Xuyên và rặng núi Vũ Di, chung quanh ba mặt đều là núi, chỉ có một ngả thông thương là sông Dương Tử.
- Thứ ba là vùng Bình nguyên miền Bắc bao trùm lên từng phần của các tỉnh Hà Nam, An Huy, và Sơn Đông, Giang Tô lẫn cả Chiết Giang. Đây là trung tâm nông nghiệp mà cũng là một vựa lúa thiếu nước. Sau cùng, thứ tư là vùng đất từ hai tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây có ưu thế cung cấp than đá và khoáng sản cho hai thành phố duyên hải là Bắc Kinh và Thiên Tân. Mà than đá hay nguyên liệu là sản phẩm cũng cần tới năng lượng và nhất là cần nước.
- Bốn khu vực gọi là Trung Bộ không tiếp giáp với đại dương và là nơi mà chuyển vận khó khăn đòi hỏi kinh phí đầu tư rất cao. Khi Bắc Kinh theo đuổi chiến lược xuất khẩu bằng mọi giá thì các khu vực này bị tụt hậu. Bây giờ họ muốn cải thiện để phần nào san bằng dị biệt và bất công thì lại gặp vấn đề cơ bản là thiếu nước ngọt. Với sự chủ quan duy ý chí là quăng tiền vào đầu tư mà bất cần tới phí tổn, Trung Quốc vẫn gặp giới hạn của thiên nhiên và lại tiếp tục làm bậy!
Vũ Hoàng: Nhiều lần ông nhắc tới hiện tượng thiếu nước ngọt. Thưa ông, cái chuyện ấy là gì và nguy ngập đến cỡ nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc hiện đang kiểm soát Cao nguyên Tây Tạng và một phần lớn của rặng Hy Mã Lạp Sơn là đỉnh cao nhất của địa cầu, nơi mà băng tuyết cũng mở ra sinh lộ cho các con sông lớn nhất Châu Á, trước tiên là Hoàng Hà và Dương Tử. Người ta gọi đó là "tháp nước" của địa cầu, nguồn sống cho một tỷ người Á Châu trong đó có 300 triệu dân Trung Quốc.
- Từ nhiều thập niên vừa qua, Trung Quốc đã lạm thác lâm sản dưới chân Hy Mã Lạp Sơn và gây lũ lụt cho hạ nguồn ở dưới. Thế rồi tiến trình gọi là công nghiệp hoá rất thiếu suy tính đã xâm phạm đỉnh trời và có thể là đẩy lui các tảng băng sơn trên đỉnh, bình quân một năm thì mất 7%. Nghĩa là làm giảm lượng nước cho ngần ấy con sông ở dưới Cao nguyên Tây Tạng. Nối tiếp là cả vạn dự án xây đập thủy điện để tìm năng lượng, làm biến đổi trật tự thiên nhiên và môi sinh của các con sông, kể cả sông Mekong của năm nước Đông Nam Á ở dưới.
- Nhưng chủ quan và ích kỷ đến độ tự sát, Trung Quốc còn muốn khơi dòng Dương Tử bằng nhiều con kinh nhân tạo để tiếp nước vào sông Hoàng Hà hầu tiêu tưới cho các tỉnh miền Bắc. Từ ngàn xưa, lãnh đạo xứ này đã cố dẫn nước từ miền Nam lên miền Bắc, Mao Trạch Đông đã mở ra kế hoạch gọi là "Nam Thủy Bắc Điều" và các thế hệ nổi tiếp tiếp tục thực hiện. Kết quả là những trái bom nổ chậm về môi sinh hay động đất nằm ngay tại Trung Bộ và tai họa chết người cho hầu hết các lân bang. Trung Quốc đang cướp nước trong nghĩa đen vì tước đoạt nguồn nước của thiên hạ. Chuyện Cửu Long cạn dòng ở nước ta mới chỉ là một phần thôi. Cho nên, từ vụ dân Tây Tạng phải tự thiêu, ta còn phải thấy ra cả nguy cơ thiếu nước của Châu Á.
Vũ Hoàng: Từ chuyện dân Tây Tạng tự thiêu đến chuyện Á Châu thiếu nước, hình như ông vừa trình bày nhiều chuyện sinh tử qua tấm bản đồ và các kế hoạch chủ quan của Trung Quốc. Nhưng thưa ông, nguy cơ thiếu nước đó nó nghiêm trọng đến chừng nào mà vì sao người ta phải quan tâm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, Á Châu là nơi có các nền kinh tế đang phát triển, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Tiến trình phát triển thì có công nghiệp hoá và đô thị hóa với yêu cầu về nước ngọt sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Như Ấn Độ và Trung Quốc thì quy tụ 37% dân số địa cầu mà chỉ có 11% lượng nước ngọt của thế giới. Nếu tính cho cả Á Châu thì họ chỉ có tôi xin gọi là "khẩu phần nước ngọt" theo đầu người bằng phân nửa bình quân của thế giới. Tức là đang thiếu và sẽ còn thiếu nặng. Á Châu cũng là nơi có hiệu năng tiêu thụ và sản xuất kém nhất về nước ngọt, tức là gây lãng phí đến độ xài nước của các thế hệ sau này.
- Trong hoàn cảnh chung đã đen tối, Trung Quốc lại chỉ nghĩ đến mình nên vừa phá hủy nguồn nước trên đỉnh trời Tây Tạng khi lạm thác rặng Hy Mã Lạp Sơn mà còn cưỡng đoạt nguồn nước của các lân bang, từ Pakistan qua Kyrgyzstan, Ấn Độ, Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan đến ba nước Đông Dương. Ở bên trong, việc công nghiệp hoá bất kể đến môi sinh và an toàn sẽ gây họa cho chính người dân của họ với mấy vạn dự án xây đập nước và cả triệu trường hợp không xử lý phế vật thải ra từ nhà máy và cứ chảy thẳng ra sông và thấm xuống các mạch nước ngọt ở dưới.
Vũ Hoàng: Kết luận đó của ông quả là điều rất đáng quan tâm cho các nước Á Châu, nhất là cho một quốc gia sống nhờ sông Mekong và chuyên về lúa nước như Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi nói về địa dư hình thể và tài nguyên do thiên nhiên đem lại, ta có thể kết luận là Châu Á đã mở ra viễn ảnh ghê người là các quốc gia sẽ tranh chấp không chỉ để giành lấy đất đai hay dầu khí như các nước khác trong tiến trình công nghiệp hoá của thế kỷ 19 và 20. Qua thế kỷ 21, Á Châu dễ có xung đột để giành nguồn sống là nước ngọt. Động thái của Trung Quốc báo hiệu điều ấy, không chỉ ở ngoài Đông hải mà trên từ trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Người ta không nên thờ ơ với những gì xảy ra cho Tây Tạng vì đấy chỉ là mặt nổi của những tai họa còn ghê gớm hơn cho tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc từ Ấn Độ tới Việt Nam.
Vũ Hoàng: Đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn
Trong khi thế giới bàng hoàng vì hàng loạt những vụ người Tây Tạng tự thiêu tại Trung Quốc, một cái nhìn kinh tế lại soi rọi nhiều vấn đề còn nghiêm trọng hơn từ quốc gia này. Đó là việc phát triển khu vực nội địa mà Bắc Kinh gọi là "Trung Bộ" của Trung Quốc, là nan đề không có giải pháp. Nguy kịch hơn thế còn có nạn lạm thác nguồn nước ngọt từ rặng Hy Mã Lạp Sơn khiến cả tỷ người dân, ngay tại Trung Quốc và trong các nước lân bang khác của Châu Á sẽ lâm vào cảnh thiếu nước. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những bài toán phức tạp này trong phần trao đổi sau đây cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á Châu Tự Do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, khi theo dõi chương trình phân tích kinh tế của ông, dường như thính giả có thấy ra một lối nhìn là tập trung chú ý vào nền tảng dịa dư hình thể để giải thích một số chuyển động ngầm hầu có thể dự báo những xoay vần kinh tế trong dài hạn. Cách nhìn đó cũng khiến ông đã nhiều lần nhấn mạnh tới tình trạng bất ổn gần như bẩm sinh vì gắn liền với địa dư của Trung Quốc. Bây giờ, qua vụ người dân Tây Tạng đã tự thiêu hàng loạt trong hơn một năm vừa qua, ông nhìn thấy những gì để có thể chia sẻ với thính giả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng khi mới lên cầm quyền, lãnh đạo xứ nào cũng có thể nghĩ là mình mở ra một vận hội mới có thể thay đổi bộ mặt thế giới hay tương lai của quốc gia. Sự thật thì họ vẫn bị gò bó bởi yếu tố khách quan nhất là địa dư hình thể của địa bàn sinh hoạt.
- Từ khi sáng lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc vào năm 1949, lãnh đạo Bắc Kinh chủ quan lầm tưởng rằng họ sẽ làm được chuyện động trời, trong khi thể chế chính trị độc tài của họ lại không giải quyết được những bài toán sinh tử do thiên nhiên đặt ra, loại bài toán mà quốc gia nào cũng có thể gặp. Bây giờ, xuyên qua chuyện dân Tây Tạng tự thiêu, ta có thể thấy ra một số bài toán kinh tế rộng lớn hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước lân bang.
Vũ Hoàng: Và như thông lệ, ông sẽ lại bắt đầu bằng tấm bản đồ như ông thường ví von, để nói về địa dư.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa tấm bản đồ và cả cuốn lịch, để xác định không gian và thời gian!
- Trước hết, Tây Tạng là quốc gia độc lập, xưa kia từng là đế quốc hùng mạnh ngang ngửa Trung Quốc vào thời nhà Đường. Ngay sau khi làm chủ Hoa lục, Mao Trạch Đông tấn công các tỉnh miền Đông của Tây Tạng vào năm 1950 rồi thôn tính luôn xứ này kể từ Tháng Ba năm 1959. Tây Tạng có diện tích rộng lớn bằng cả cõi Tây Âu và nằm trên đỉnh của Cao nguyên Tây Tạng bên rặng Hy Mã Lạp Sơn là nơi phát nguyên ra các con sông lớn nhất của Châu Á.
- Sau khi chiếm đóng, lãnh đạo Trung Quốc vẽ lại bản đồ Tây Tạng. Họ gọi phân nửa lãnh thổ xứ này là "Khu Tự trị Tây Tạng" - gồm tỉnh Ngari ở miền Tây và hai tỉnh U và Tsang ở trung bộ. Phần còn lại là hai tỉnh Amdo và Kham ở miền Đông thì bị sát nhập vào ba tỉnh lân cận là Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên. Rồi họ nhập nhằng gọi chung tất cả là Cao nguyên Thanh Tạng.
- Không chỉ vẽ lại bản đồ, Bắc Kinh còn tiến hành chính sách cưỡng bách di dân theo hai hướng. Đó là đưa người Hán vào làm chủ khu vực Tây Tạng và thứ hai đưa dân Tây Tạng ra khỏi lãnh thổ truyền thống của họ để sống trà trộn như người thiểu số tại các tỉnh lân cận.
- Khi theo dõi tin tức về các vụ tự thiêu của tăng ni và dân Tây Tạng nói chung, có lẽ là 34 người kể từ Tháng Ba năm ngoái, chưa nói đến nhiều người treo cổ tự ải trong tù, thì ta thấy ra sự lạ: đến 26 vụ tự thiêu để phản đối ách cai trị của Trung Quốc lại xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, sáu vụ ở Thanh Hải và một ở Cam Túc, duy nhất có một vụ ở trong Khu Tự trị. Có lẽ đấy là quy luật "gieo gió gặt bão" vì sự biến xảy ra trong khu vực sinh hoạt đa diện của nhiều sắc dân và dễ loan truyền mà lại khó khoanh vùng ém tin trong hang hốc hay tu viện hẻo lánh trên núi Tây Tạng.
- Một kết luận khác là chính sách di dân để pha loãng và triệt tiêu bản sắc Tây Tạng đã thất bại. Trong khi ấy, người Hán vào sinh sống trên đất Tây Tạng có khi lại thấy họ không được nâng đỡ và bất mãn ra mặt. Đó là bài toán phản ảnh những khó khăn của lãnh đạo Trung Quốc khi cần hội nhập các sắc dân thiểu số hoặc loại dị tộc thường xuyên bị khinh thị, đàn áp và lấn át.
Vũ Hoàng: Xin cảm ơn ông về cách trình bày sự thể địa dư này. Nó cho thấy sự chuyển dịch trong phong trào phản kháng của dân Tây Tạng ngày một quyết liệt hơn ở bên ngoài Khu Tự trị và sự lúng túng của lãnh đạo Bắc Kinh khi bất ổn lại xảy ra nhiều nhất ở tỉnh Tứ Xuyên, vốn dĩ cũng là nơi có thành phố Trùng Khánh khá nổi tiếng vừa qua với vụ Bí thư Bạc Hy Lai bị cách chức và hạ bệ. Bây giờ, cũng với tấm bản đồ trong tay, người ta còn thấy ra những vấn đề gì khác của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta cứ nói đến phạm trù gọi là "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế vì những phân bố địa dư của Trung Quốc. Tôi xin điểm lại từ trong ra ngoài:
- Khu vực ngoại biên như Tây Tạng, Tân Cương hay Nội Mông, Mãn Châu là nơi mà yêu cầu an ninh gây rất nhiều tốn kém vì là vùng trái độn quân sự để bảo vệ cõi Trung Nguyên của Hán tộc. Đây là nơi ta đang thấy mầm loạn, từ Tân Cương qua Tây Tạng. Ở giữa có khu vực nội địa gồm các tỉnh bị khoá trong lục địa và có chung đặc tính là chẳng tiếp giáp với đại dương mà lại tiếp cận với các sa mạc thảo nguyên hiểm trở và nhất là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Đây là nơi có 500 triệu dân sống rất nghèo khổ và cũng là nơi xuất phát mầm loạn hay "cách mạng" trong lịch sử. Sau cùng mới là đất Trung Nguyên của Hán tộc là các tỉnh duyên hải tương đối trù phú hơn ở miền Đông vì mở ra buôn bán với bên ngoài và cứ được thế giới trầm trồ ngợi khen.
- Thời Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ, lãnh đạo đã phát động "Kế hoạch Tây Tiến" để mở mang các tỉnh lạc hậu bị khóa ở miền Tây mà không thành. Tháng Ba năm 2005, thế hệ lãnh đạo nối tiếp là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng lại lập ra kế hoạch gọi là "Quật khởi Trung Bộ" để phát triển sáu tỉnh bên trong là Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây. Kế hoạch ấy cũng gặp trở ngại và sẽ là bài toán cho thế hệ nối tiếp.
Vũ Hoàng: Trong khi Tây Tạng có biến thì Trung Bộ vẫn chưa theo kịp các tỉnh duyên hải miền Đông, có phải là ông muốn nói như vậy không? Mà thưa ông, đâu là lý do của thất bại?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu kể thêm đất Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh thì ta hãy tưởng tượng ra một khu vực rộng lớn gần hai triệu cây số vuông của nửa tỷ người bị kẹt trong đất liền và khó thông thương với bên ngoài. Nhưng sự thể còn gian nan hơn vậy vì các tỉnh bên trong lại cũng khó thông thương với nhau!
- Trước hết và tương đối giàu nhất khu vực Trung Bộ này là mạn Bắc của sông Dương Tử, nơi có thành phố Trùng Khánh và tỉnh Hồ Bắc. Lãnh đạo Bắc Kinh muốn phát triển vùng này và trông cậy vào sông Dương Tử. Thứ nữa là hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây nằm ở phía Nam sông Dương Tử giữa Lòng chảo Tứ Xuyên và rặng núi Vũ Di, chung quanh ba mặt đều là núi, chỉ có một ngả thông thương là sông Dương Tử.
- Thứ ba là vùng Bình nguyên miền Bắc bao trùm lên từng phần của các tỉnh Hà Nam, An Huy, và Sơn Đông, Giang Tô lẫn cả Chiết Giang. Đây là trung tâm nông nghiệp mà cũng là một vựa lúa thiếu nước. Sau cùng, thứ tư là vùng đất từ hai tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây có ưu thế cung cấp than đá và khoáng sản cho hai thành phố duyên hải là Bắc Kinh và Thiên Tân. Mà than đá hay nguyên liệu là sản phẩm cũng cần tới năng lượng và nhất là cần nước.
- Bốn khu vực gọi là Trung Bộ không tiếp giáp với đại dương và là nơi mà chuyển vận khó khăn đòi hỏi kinh phí đầu tư rất cao. Khi Bắc Kinh theo đuổi chiến lược xuất khẩu bằng mọi giá thì các khu vực này bị tụt hậu. Bây giờ họ muốn cải thiện để phần nào san bằng dị biệt và bất công thì lại gặp vấn đề cơ bản là thiếu nước ngọt. Với sự chủ quan duy ý chí là quăng tiền vào đầu tư mà bất cần tới phí tổn, Trung Quốc vẫn gặp giới hạn của thiên nhiên và lại tiếp tục làm bậy!
Vũ Hoàng: Nhiều lần ông nhắc tới hiện tượng thiếu nước ngọt. Thưa ông, cái chuyện ấy là gì và nguy ngập đến cỡ nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc hiện đang kiểm soát Cao nguyên Tây Tạng và một phần lớn của rặng Hy Mã Lạp Sơn là đỉnh cao nhất của địa cầu, nơi mà băng tuyết cũng mở ra sinh lộ cho các con sông lớn nhất Châu Á, trước tiên là Hoàng Hà và Dương Tử. Người ta gọi đó là "tháp nước" của địa cầu, nguồn sống cho một tỷ người Á Châu trong đó có 300 triệu dân Trung Quốc.
- Từ nhiều thập niên vừa qua, Trung Quốc đã lạm thác lâm sản dưới chân Hy Mã Lạp Sơn và gây lũ lụt cho hạ nguồn ở dưới. Thế rồi tiến trình gọi là công nghiệp hoá rất thiếu suy tính đã xâm phạm đỉnh trời và có thể là đẩy lui các tảng băng sơn trên đỉnh, bình quân một năm thì mất 7%. Nghĩa là làm giảm lượng nước cho ngần ấy con sông ở dưới Cao nguyên Tây Tạng. Nối tiếp là cả vạn dự án xây đập thủy điện để tìm năng lượng, làm biến đổi trật tự thiên nhiên và môi sinh của các con sông, kể cả sông Mekong của năm nước Đông Nam Á ở dưới.
- Nhưng chủ quan và ích kỷ đến độ tự sát, Trung Quốc còn muốn khơi dòng Dương Tử bằng nhiều con kinh nhân tạo để tiếp nước vào sông Hoàng Hà hầu tiêu tưới cho các tỉnh miền Bắc. Từ ngàn xưa, lãnh đạo xứ này đã cố dẫn nước từ miền Nam lên miền Bắc, Mao Trạch Đông đã mở ra kế hoạch gọi là "Nam Thủy Bắc Điều" và các thế hệ nổi tiếp tiếp tục thực hiện. Kết quả là những trái bom nổ chậm về môi sinh hay động đất nằm ngay tại Trung Bộ và tai họa chết người cho hầu hết các lân bang. Trung Quốc đang cướp nước trong nghĩa đen vì tước đoạt nguồn nước của thiên hạ. Chuyện Cửu Long cạn dòng ở nước ta mới chỉ là một phần thôi. Cho nên, từ vụ dân Tây Tạng phải tự thiêu, ta còn phải thấy ra cả nguy cơ thiếu nước của Châu Á.
Vũ Hoàng: Từ chuyện dân Tây Tạng tự thiêu đến chuyện Á Châu thiếu nước, hình như ông vừa trình bày nhiều chuyện sinh tử qua tấm bản đồ và các kế hoạch chủ quan của Trung Quốc. Nhưng thưa ông, nguy cơ thiếu nước đó nó nghiêm trọng đến chừng nào mà vì sao người ta phải quan tâm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, Á Châu là nơi có các nền kinh tế đang phát triển, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Tiến trình phát triển thì có công nghiệp hoá và đô thị hóa với yêu cầu về nước ngọt sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Như Ấn Độ và Trung Quốc thì quy tụ 37% dân số địa cầu mà chỉ có 11% lượng nước ngọt của thế giới. Nếu tính cho cả Á Châu thì họ chỉ có tôi xin gọi là "khẩu phần nước ngọt" theo đầu người bằng phân nửa bình quân của thế giới. Tức là đang thiếu và sẽ còn thiếu nặng. Á Châu cũng là nơi có hiệu năng tiêu thụ và sản xuất kém nhất về nước ngọt, tức là gây lãng phí đến độ xài nước của các thế hệ sau này.
- Trong hoàn cảnh chung đã đen tối, Trung Quốc lại chỉ nghĩ đến mình nên vừa phá hủy nguồn nước trên đỉnh trời Tây Tạng khi lạm thác rặng Hy Mã Lạp Sơn mà còn cưỡng đoạt nguồn nước của các lân bang, từ Pakistan qua Kyrgyzstan, Ấn Độ, Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan đến ba nước Đông Dương. Ở bên trong, việc công nghiệp hoá bất kể đến môi sinh và an toàn sẽ gây họa cho chính người dân của họ với mấy vạn dự án xây đập nước và cả triệu trường hợp không xử lý phế vật thải ra từ nhà máy và cứ chảy thẳng ra sông và thấm xuống các mạch nước ngọt ở dưới.
Vũ Hoàng: Kết luận đó của ông quả là điều rất đáng quan tâm cho các nước Á Châu, nhất là cho một quốc gia sống nhờ sông Mekong và chuyên về lúa nước như Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi nói về địa dư hình thể và tài nguyên do thiên nhiên đem lại, ta có thể kết luận là Châu Á đã mở ra viễn ảnh ghê người là các quốc gia sẽ tranh chấp không chỉ để giành lấy đất đai hay dầu khí như các nước khác trong tiến trình công nghiệp hoá của thế kỷ 19 và 20. Qua thế kỷ 21, Á Châu dễ có xung đột để giành nguồn sống là nước ngọt. Động thái của Trung Quốc báo hiệu điều ấy, không chỉ ở ngoài Đông hải mà trên từ trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Người ta không nên thờ ơ với những gì xảy ra cho Tây Tạng vì đấy chỉ là mặt nổi của những tai họa còn ghê gớm hơn cho tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc từ Ấn Độ tới Việt Nam.
Vũ Hoàng: Đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét