Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
REUTERS/Philippine Army Handout
Hôm nay 23/04/2012 Tổng thống Philippines Benigno Aquino lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng, là nên quan ngại trước việc Bắc Kinh ngày càng tỏ ra hung hăng trước đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông. Philippines sẽ chính thức nêu ra vấn đề này với Hoa Kỳ trong cuộc họp tuần tới. Ngay sau tuyên bố của ông Aquino, ba trang web của văn phòng tổng thống đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công.
Tổng thống Aquino nhấn mạnh việc các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trải rộng trên một khu vực khổng lồ, ngày càng tiến gần hơn đến quần đảo Philippines. Ông chỉ lên bản đồ khu vực và nói với các nhà báo : « Yêu sách của họ gần như là trên toàn bộ Biển Đông. Hãy nhìn phần nào không bị đòi hỏi, và những phần nào bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền. Làm thế nào mà các nước khác không lo sợ trước những gì đang diễn ra ? »
Lời tuyên bố của Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi chính phủ nước này cho biết sẽ nêu vấn đề tranh chấp tại bãi Scarborough - mà Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham - ra trước cuộc gặp cấp cao song phương với Hoa Kỳ vào tuần tới.
Manila và Bắc Kinh đang bị bế tắc trong vụ các tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản chiến hạm Philippines bắt giữ các ngư dân trên tám tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough. Bãi này ở cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 230 km, tức 140 hải lý, trong khi đảo gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam ở cách đó đến 1.200 km, theo bản đồ hàng hải của Philippines.
Ông Aquino nói rằng bãi Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo luật quốc tế, và yêu cầu Trung Quốc đưa ra chứng cứ lịch sử. Manila cho biết vấn đề này sẽ được chính thức đề cập đến trong cuộc đối thoại vào tuần tới, giữa Ngoại trưởng Philippines Alberto Del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng nước này là Voltaire Gazmin, với hai đồng nhiệm Hoa Kỳ là Hillary Clinton và Leon Panetta tại Washington.
Theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Philippines và Hoa Kỳ, thì Washington sẽ hỗ trợ nếu đồng minh bị tấn công quân sự. Manila có thể làm cho Bắc Kinh giận dữ, vì Trung Quốc nhấn mạnh Hoa Kỳ không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp này.
Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông cũng làm bế tắc các tranh chấp với các nước thuộc khối ASEAN là Brunei, Malaysia và Việt Nam, cũng như đối thủ Đài Loan.
Nhưng vào cuối ngày hôm nay, Tân Hoa Xã cho biết sẽ rút đi hai tàu tại khu vực tranh chấp, chỉ để lại một tàu hải giám. Hãng tin này cũng dẫn lời đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói rằng Bắc Kinh đang cố gắng làm giảm căng thẳng, xin trích : « Trung Quốc sẵn sàng giải quyết sự cố này thông qua con đường ngoại giao hữu nghị ».
Trước đó Philippines đã kêu gọi các nước ASEAN bày tỏ lập trường chung trước Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông. Theo AFP, thì các nước ASEAN tỏ ra bất đồng trước lời kêu gọi này, vì e sợ quốc gia mạnh nhất khu vực.
Tờ báo chính thức Global Times của Trung Quốc trong bài xã luận vào cuối tuần đã cảnh cáo nguy cơ « một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ » nhằm kết thúc vụ bãi Scarborough. Bài xã luận viết : « Một khi chiến tranh xảy ra, Trung Quốc sẽ phải hành động kiên quyết để gởi đến một thông điệp rõ ràng cho thế giới bên ngoài, là Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng chắc chắn là không sợ chiến tranh ».
Các trang web của Philippines bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Ngay sau khi chính phủ Philippines loan báo sẽ chính thức bàn luận với Hoa Kỳ về vụ tranh chấp lãnh hải đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, ba trang web của văn phòng Tổng thống Benigno Aquino liền bị tin tặc tấn công.
Thông báo của văn phòng Tổng thống Aquino cho biết lưu lượng đột ngột tăng rất cao của các URL đáng ngờ đã tràn ngập bản tin chính thức tại địa chỉ www.gov.ph, và hai trang web khác do đội ngũ truyền thông của Tổng thống Philippines điều hành là www.pcdspo.gov.ph và www.malacanang.gov.ph.
Qua phân tích dữ liệu, thông tin cho thấy cuộc tấn công xuất phát từ các địa chỉ IP Trung Quốc. Thông báo cho biết các tấn công tin học này đã làm các trang web trên bị ngưng hoạt động trong một thời gian ngắn.
Theo báo chí địa phương, một nhóm tin tặc Philippines tự xưng là « Anonymous » cho biết đã đáp trả bằng cách xâm nhập hai trang web của chính phủ Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã kêu gọi tin tặc cả hai bên chấm dứt cuộc chiến trên mạng. Ông nói : « Chúng tôi kêu gọi công dân Philippines và Trung Quốc nên có trách nhiệm hơn, và khuyến khích đối thoại hơn là đối đầu ».
Lời tuyên bố của Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi chính phủ nước này cho biết sẽ nêu vấn đề tranh chấp tại bãi Scarborough - mà Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham - ra trước cuộc gặp cấp cao song phương với Hoa Kỳ vào tuần tới.
Manila và Bắc Kinh đang bị bế tắc trong vụ các tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản chiến hạm Philippines bắt giữ các ngư dân trên tám tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough. Bãi này ở cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 230 km, tức 140 hải lý, trong khi đảo gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam ở cách đó đến 1.200 km, theo bản đồ hàng hải của Philippines.
Ông Aquino nói rằng bãi Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo luật quốc tế, và yêu cầu Trung Quốc đưa ra chứng cứ lịch sử. Manila cho biết vấn đề này sẽ được chính thức đề cập đến trong cuộc đối thoại vào tuần tới, giữa Ngoại trưởng Philippines Alberto Del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng nước này là Voltaire Gazmin, với hai đồng nhiệm Hoa Kỳ là Hillary Clinton và Leon Panetta tại Washington.
Theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Philippines và Hoa Kỳ, thì Washington sẽ hỗ trợ nếu đồng minh bị tấn công quân sự. Manila có thể làm cho Bắc Kinh giận dữ, vì Trung Quốc nhấn mạnh Hoa Kỳ không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp này.
Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông cũng làm bế tắc các tranh chấp với các nước thuộc khối ASEAN là Brunei, Malaysia và Việt Nam, cũng như đối thủ Đài Loan.
Nhưng vào cuối ngày hôm nay, Tân Hoa Xã cho biết sẽ rút đi hai tàu tại khu vực tranh chấp, chỉ để lại một tàu hải giám. Hãng tin này cũng dẫn lời đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói rằng Bắc Kinh đang cố gắng làm giảm căng thẳng, xin trích : « Trung Quốc sẵn sàng giải quyết sự cố này thông qua con đường ngoại giao hữu nghị ».
Trước đó Philippines đã kêu gọi các nước ASEAN bày tỏ lập trường chung trước Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông. Theo AFP, thì các nước ASEAN tỏ ra bất đồng trước lời kêu gọi này, vì e sợ quốc gia mạnh nhất khu vực.
Tờ báo chính thức Global Times của Trung Quốc trong bài xã luận vào cuối tuần đã cảnh cáo nguy cơ « một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ » nhằm kết thúc vụ bãi Scarborough. Bài xã luận viết : « Một khi chiến tranh xảy ra, Trung Quốc sẽ phải hành động kiên quyết để gởi đến một thông điệp rõ ràng cho thế giới bên ngoài, là Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng chắc chắn là không sợ chiến tranh ».
Các trang web của Philippines bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Ngay sau khi chính phủ Philippines loan báo sẽ chính thức bàn luận với Hoa Kỳ về vụ tranh chấp lãnh hải đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, ba trang web của văn phòng Tổng thống Benigno Aquino liền bị tin tặc tấn công.
Thông báo của văn phòng Tổng thống Aquino cho biết lưu lượng đột ngột tăng rất cao của các URL đáng ngờ đã tràn ngập bản tin chính thức tại địa chỉ www.gov.ph, và hai trang web khác do đội ngũ truyền thông của Tổng thống Philippines điều hành là www.pcdspo.gov.ph và www.malacanang.gov.ph.
Qua phân tích dữ liệu, thông tin cho thấy cuộc tấn công xuất phát từ các địa chỉ IP Trung Quốc. Thông báo cho biết các tấn công tin học này đã làm các trang web trên bị ngưng hoạt động trong một thời gian ngắn.
Theo báo chí địa phương, một nhóm tin tặc Philippines tự xưng là « Anonymous » cho biết đã đáp trả bằng cách xâm nhập hai trang web của chính phủ Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã kêu gọi tin tặc cả hai bên chấm dứt cuộc chiến trên mạng. Ông nói : « Chúng tôi kêu gọi công dân Philippines và Trung Quốc nên có trách nhiệm hơn, và khuyến khích đối thoại hơn là đối đầu ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét