Minh Văn
---|---
Phàm ở trên đời, tuyệt kỹ mà khiến cho đối thủ không thể thi triển được chiêu thức gì nữa thì mới gọi là tuyệt đỉnh công phu. Người Việt ta hay nói: “Rét đến nổi mạ không mọc được” hay “Dốt đến nổi bổ đầu ra cũng không nhét vào được”. Điều đó là để chỉ tính chất thái quá của một đặc tính sự vật hay sự việc nào đó, khiến cho người ta phải lắc đầu, lè lưỡi.
Truyện cười Dân gian Việt Nam có câu chuyện dưới đây:
Có hai anh nọ vốn cùng là người quen biết, nhưng người này thì lại không ưa gì người kia. Cứ hễ gặp là lườm nguýt và khích bác lẫn nhau. Một anh thì có râu, và anh kia thì không có râu. Một lần như mọi lần, hai người gặp nhau giữa buổi họp làng, anh không râu nói với anh có râu:
Những tưởng trước câu nói kháy hiểm và bất ngờ này thì anh có râu kia đành phải chắp tay chịu trói. Mọi người xung quanh cùng nhìn nhau để chờ đợi, và không hiểu rồi anh kia sẽ đối đáp ra sao trước câu hỏi châm chọc hóc búa này? Không ngờ anh có râu vẫn giữ nét mặt điềm tĩnh, quay sang nhìn anh không râu mà rằng:
- Da mặt tôi thì có dày thật, nhưng râu còn mọc được. Như da mặt anh thì thực sự mới là quá dày, vì râu không mọc được kia mà!
Mọi người cùng ồ lên thích thú và kinh ngạc, còn anh không râu thì tắc tị mà không nói thêm được câu nào nữa.
Thật là thú vị và đặc sắc phải không quý vị? Ý của anh không râu là chê anh có râu mặt dạn mày dày, da mặt dày như thế mà râu còn đâm xuyên qua mà mọc được. Không ngờ anh có râu đối lại bằng cách phản biện đặc tính sự vật, có nghĩa là da mặt anh không râu dày đến nổi râu không thể xuyên qua mà mọc được. Câu trả lời của anh có râu thực thông minh và tài tình. Tuy nhiên nói về độ dày của da thì anh không râu mới thực là tuyệt đỉnh công phu, khiến người ta phải ngã mũ kính phục.
Ngày nay - nhân dịp đầu xuân - mấy người hàng xóm tụ tập nhau xem Ti-vi thời sự, đồng thời uống rượu phiếm đàm. Xem đến phần chiến sự Ly-bi và mấy cuộc cách mạng ở Bắc Phi, một anh thở dài ngao ngán:
- Mấy ông Tổng Thống này hết thời thì xuống cho người khác làm, tham quyền cố vị làm gì để dân chúng phải nổi lên lật đổ.Cầm quyền mấy chục năm như vậy mà chưa đủ hay sao? Để đến nổi bây giờ kẻ thì bị giết, kẻ thì bị người ta khiêng đi xét xử như khiêng súc vật vậy, thật là nhục nhã quá!
Anh khác nóng tiết, lớn tiếng giảng giải:
- Người ta thường nói: “Quyền lực làm cho mờ mắt” mà … Cầm quyền mấy chục năm, độc quyền lãnh đạo, bắt dân chúng tung hô vạn tuế quen rồi. Nay phải xuống làm dân thường thì không quen, thử hỏi chịu làm sao được?
Lại một người chen vào:
- Các ông ấy, tiền cướp được của dân gửi ở nhà băng nước ngoài, kể cả mấy đời sau ăn cũng không hết. Bây giờ lại còn tham lam, muốn đời con đời cháu tiếp tục cai trị dân, bị lật đổ là phải. Bây giờ thời đại dân chủ, làm gì có chuyện độc quyền lãnh đạo mãi. Các nước Dân chủ mỗi nhiệm kỳ một đảng chỉ cầm quyền được 4 đến 5 năm, hết thời hạn lại bầu cử lại. Mỗi vị Tổng thống như vậy cầm quyền không quá hai nhiệm kỳ, luật lệ các nước văn minh ghi rõ như vậy cả mà!
Người khai pháo đầu tiên lại nói:
- Dân chúng biểu tình rầm rộ như vậy mà cũng không chịu rút lui, còn cho quân đội đàn áp, rõ là mặt dày và tàn ác mà!
Có hơi men làm cho hưng phấn, anh vừa lấy chuyện ở các nước Dân chủ làm ví dụ quật lại:
- Ác cũng chưa bằng ở Việt Nam. Các ông thử coi, người ta tuy như vậy nhưng dân còn nổi lên biểu tình phản đối được. Các đảng đối lập còn được phép được tồn tại, hoạt động công khai. Đằng này ở Việt Nam, nó kìm kẹp đến nổi không cho ai đứng lên biểu tình dù là biểu tình ủng hộ ý kiến Thủ tướng, không cho ai công khai phản đối dù là phản đối ôn hòa. Mọi tiếng nói khác với nhà nước đều bị dẹp từ trong trứng nước. Các đảng đối lập không được phép tồn tại, bị coi là phản động hết, có hoạt động tích cực thì gán thêm nhãn hiệu “khủng bố” nữa. Như thế mới là ác, mới là mặt dày... dày thiệt là dày!
Nghe đến đây, anh chủ nhà đảo mắt nhìn quanh xem chừng công an dân phòng, rồi chốt hạ:
- Thôi, hôm nay anh em mình bàn đến đây thôi, chính quyền mà nghe được thì chết, rồi đi tù cả lũ chứ chẳng chơi!
Rõ là ở nước ta, dân bị đàn áp còn ác hơn cả dưới chế độ Gaddafi! Quả thực, khi dân chúng biểu tình phản đối mà cho quân đội đàn áp và bắt bớ là hành động của một nhà nước độc tài tàn ác. Nhưng như vậy cũng chưa độc ác và thâm độc bằng việc ngăn chặn và đàn áp từ trong trứng nước những hành động biểu tình, phản đối của người dân. Đó là hành động vi phạm nhân quyền và các quyền tự do dân chủ một cách nghiêm trọng. Ở đây cái ác đã đạt tới mức tinh vi trong việc tổ chức đàn áp và kìm kẹp con người. Đúng là “Độc tài tuyệt đỉnh Công phu” mà! Các vị có đồng ý với tôi như vậy không?
Minh Văn (VN)
Hà nội ngày 13/01/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét