-Nền kinh tế Miến Điện còn kém xa Việt Nam, thế mà vẫn có những lãnh tụ dám nói “không” với Bắc Kinh như Tổng thống Thein Sein.
-Miến Điện: "thà mất ghế chứ không mất nước" // Người Miến đi trước: Thả tù chính trị
-Hiện nay, có thể nói toàn bộ nền kinh tế Miến nằm trọn trong tay Bắc Kinh trong lúc nước này bị cả thế giới tẩy chay. Nói cách khác, theo các phân tích này thì tướng Than Shwe và các tướng lãnh quanh ông đã thức tỉnh và chấp nhận thà mất ghế chứ không mất nước.
-Miến Điện: "thà mất ghế chứ không mất nước" // Người Miến đi trước: Thả tù chính trị
-Hiện nay, có thể nói toàn bộ nền kinh tế Miến nằm trọn trong tay Bắc Kinh trong lúc nước này bị cả thế giới tẩy chay. Nói cách khác, theo các phân tích này thì tướng Than Shwe và các tướng lãnh quanh ông đã thức tỉnh và chấp nhận thà mất ghế chứ không mất nước.
-Và thế là họ quyết định đình hoãn việc xây đập vì họ đặt lợi ích của nhân dân Miến Điện lên trên lợi lộc của nhóm lợi ích vây cánh của các tướng lãnh cầm quyền!
-Sau đó họ ân xá cho gần 20 ngàn tù nhân, trong đó có 200 tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến, lãnh tụ tôn giáo phản kháng; bãi bỏ một số kiểm duyệt truyền thông, tự do truy cập Internet. Và chỉ mới tuần trước, quốc hội Miến Điện đã thông qua đạo luật đảm bảo quyền biểu tình của người dân!
-Nếu Việt Nam nhận ra những gì Miến Điện làm trong 6 tháng qua đã chuyển đổi cái nhìn của thế giới đối với đất nước họ và nếu có một chính phủ dân chủ, có khả năng, đặt quyền lợi đất nước lên trên đảng phái, phe nhóm, thì chắc chắn rằng chỉ một thời gian rất ngắn tình hình đất nước về chính trị, kinh tế sẽ thay đổi vượt bậc vì xuất phát điểm của Việt Nam hiện nay thuận lợi hơn Miến Điện.Và có rất nhiều nước sẵn sàng trợ giúp Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn khi điều kiện cho phép.
-Nếu Việt Nam nhận ra những gì Miến Điện làm trong 6 tháng qua đã chuyển đổi cái nhìn của thế giới đối với đất nước họ và nếu có một chính phủ dân chủ, có khả năng, đặt quyền lợi đất nước lên trên đảng phái, phe nhóm, thì chắc chắn rằng chỉ một thời gian rất ngắn tình hình đất nước về chính trị, kinh tế sẽ thay đổi vượt bậc vì xuất phát điểm của Việt Nam hiện nay thuận lợi hơn Miến Điện.Và có rất nhiều nước sẵn sàng trợ giúp Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn khi điều kiện cho phép.
-Việt Nam cũng nên học bài học độc-lập-với-Bắc Kinh của chính quyền Miến Điện. TT -Nguyễn Tấn Dũng cứ tuyên bố xuông về chủ quyền trên Hoàng-Trường Sa, cứ sắm thêm tàu chiến, máy bay hiện đại mà không có ý chí tự cường thì vĩnh viễn không thể nào thóat khỏi cái vòng Kim Cô Trung Quốc.
-Việt Nam cũng nên học bài học độc-lập-với-Bắc Kinh của chính quyền Miến Điện. TT Nguyễn Tấn Dũng cứ tuyên bố xuông về chủ quyền trên Hoàng-Trường Sa, cứ sắm thêm tàu chiến, máy bay hiện đại mà không có ý chí tự cường thì vĩnh viễn không thể nào thóat khỏi cái vòng Kim Cô Trung Quốc.
-Loại trừ một trường hợp mà đảng cộng sản Việt Nam không làm được đó là đảng cộng sản Việt Nam coi thường nguyện vọng của người dân, tước đi quyền làm chủ đất nước của họ, cố gắng duy trì và bảo vệ cái quyền lực tối thượng độc tôn của đảng cộng sản.
-Chúng ta kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng quyền bình đẳng của mọi công dân, hãy thả ngay các nhà tù nhân chính trị, chấp nhận mọi thành phần trong xã hội và đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ hết thù hằn, tìm ra một giải pháp hoà giải dân tộc để cùng xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, tự do, dân chủ và phồn vinh.
Sự Chuyển Mình Của Miến Điện Bắt Nguồn Từ Đâu?
Người Miến đi trước:
Dám nói “KHÔNG” với Bắc Kinh
Do chính sách cai trị độc tài, vi phạm nhân quyền trầm trọng, chính quyền quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia thuộc thế giới tự do lên án nặng nề và cấm vận kinh tế. Để bám ghế cai trị, các vị tướng lãnh đạo kéo dài đến đời tướng Than Shwe chọn con đường ngả theo Trung quốc. Theo năm tháng, họ dần dần rơi vào tình trạng lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Bắc Kinh, không khác gì con đường mà các lãnh đạo CSVN đang vướng vào hiện nay. Khi đã biết chắc Miến Điện khó thoát ra khỏi gọng kềm của mình, Bắc Kinh bắt đầu áp dụng chính sách Hán hóa một cách lộ liễu, và khai thác nước này gần như một thuộc địa ở thế kỷ 19, 20.
Không khác gì lắm tình trạng tại Việt Nam, các nhà thầu Trung quốc (đa số do các ban bộ thuộc nhà nước Trung Quốc làm chủ quản) nắm gần như trọn vẹn quyền khai thác mọi loại tài nguyên trên đất Miến Điện, từ cây rừng, than đá, đến các khoáng sản. Chính quyền của tướng Than Shwe tuy rất hung bạo với dân nhưng không dám lên tiếng phản đối khi nhiều vùng khai thác chỉ đem lợi cho Trung quốc nhưng để lại thiệt hại môi trường nặng nề cho dân Miến gánh chịu.
Một bằng chứng điển hình là việc Bắc Kinh dẫn dụ nội các Than Shwe vào kế hoạch xây dựng đập thủy điện Myitsone trên thượng lưu sông Irrawaddy thuộc tỉnh Kachin, Miến Điện. Số điện sản xuất ra được dẫn trọn vẹn về Trung quốc với “giá hữu nghị” – không khác gì chất alumina sản xuất tại Tây Nguyên, Việt Nam chỉ có một khách hàng độc nhất là Trung Quốc. Ngay sau khi tướng Than Shwe đặt bút ký khế ước với Bắc Kinh xây đập Myitsone, người dân Miến Điện đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Giới chuyên gia, trí thức Miến Điện cung cấp các dữ liệu cho thấy việc xây đập chắc chắn sẽ gây cảnh hủy diệt môi sinh, tàn phá các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc thiểu số Kachin. Hơn thế nữa, con đập dự định xây nằm trong vùng hay có động đất mà phía nhà thầu Trung Quốc cố tình làm ngơ. Nếu gặp một cơn chấn động từ cấp 5 thang Richter trở lên, có xác suất cao sẽ vỡ đập, đe dọa tính mạng của hàng trăm ngàn người sống ở hạ nguồn. Một điểm vô lý khác được vạch ra là tại sao phải lo xây đập thủy điện Myitsone chỉ để cung cấp cho Trung quốc trong khi chính đất nước Miến Điện cũng đang khát điện trầm trọng.
Đã có nhiều cuộc biểu tình ôn hòa trước đại sứ quán Bắc Kinh tại Naypydaw để phản đối việc xây đập thủy điện Myitsone, nhưng lần nào cũng đều bị cảnh sát giải tán bằng vũ lực. Lần biểu tình gần đây nhất vào ngày 27/09/2011, khi một nhóm dân chúng đến trước sứ quán Trung quốc trương biểu ngữ phản đối việc xây đập, họ đã bị cảnh sát đã đến bắt đi.
Bỗng nhiên, vào sáng ngày 30/9/2011, tức chỉ 3 ngày sau cuộc biểu tình, dân Miến nghe tin tân Tổng thống Thein Sein tuyên bố trước Quốc hội Miến Điện đã tạm thời cho đình chỉ việc tiến hành xây đập Myitsone. Ông còn nói thêm đây là nguyện vọng của đa số người dân mà chính phủ phải làm theo.
Quyết định bất ngờ này khiến Bắc Kinh giận dữ. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Trung quốc họp báo tuyên bố Miến Điện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định này và phải bồi thường thiệt hại cho các xí nghiệp Trung quốc tham gia dự án. Theo lời của ông Hồng Lỗi thì dự án trị giá 3,6 tỉ mỹ kim, đã qua giai đoạn khảo sát, điều tra và đang được thi công.
Mặc dù hân hoan trong thắng lợi đầu tiên, các tổ chức, đoàn thể phản đối việc xây đập vẫn chưa dám yên tâm vì họ biết đây chỉ mới là lệnh tạm hoãn chứ chưa phải quyết định hủy bỏ hoàn toàn ý định xây dựng đập thủy điện Myitsone. Ông Thein Sein vẫn có thể thay đổi ý định khi áp lực Bắc Kinh quá mạnh. Vì vậy, dân chúng Miến Điện bảo nhau tiếp tục tranh đấu cho đến khi nhà nước chính thức chấm dứt toàn bộ dự án quỉ quyệt này của Trung Quốc.
Các quan chức đứng đầu tỉnh Kachin, nơi sắp xây đập thủy điện Myitsone, cũng cho các ký giả biết rằng: “Chúng tôi điên đầu với các công nhân Trung quốc sang xây đập. Họ sang đây lao động chân tay đã là vi phạm luật pháp, thế mà còn ngang nhiên phá làng, phá xóm, chẳng coi ai ra gì. Đáng ngại nhất là họ kéo bè, kéo lũ sang đây lập khu phố Tàu. Tôi tin là Trung quốc đang áp dụng chiến thuật “tằm ăn dâu’’ đấy. Họ cứ dần dần đưa người sang đây buôn bán rồi ở lại luôn như họ đã làm trước đây tại tỉnh Shan ở mạn Bắc, giáp ranh biên giới Trung quốc”.
[Vào năm 2009, khi dân Trung Quốc kéo dần sang cư trú có hệ thống và tràn ngập tỉnh Shan, nhà nước Miến Điện đã ra quyết định bất ngờ tống xuất hầu hết số người này về lại Trung Quốc. Nhưng sau đó, chiến thuật “tằm ăn dâu” lại tiếp tục ở những tỉnh khác.]
Càng nghe chuyện Miến Điện, người Việt càng thấy quen thuộc, đặc biệt là đồng bào tại Tây Nguyên. Nền kinh tế Miến Điện còn kém xa Việt Nam, thế mà vẫn có những lãnh tụ dám nói “không” với Bắc Kinh như Tổng thống Thein Sein. Sức ép của Bắc Kinh lên đất nước Miến Điện chắc chắn còn nặng nề hơn đối với Việt Nam, thế mà vẫn có những tiếng nói công khai như Tỉnh trưởng tỉnh Kachin.
Ngô Văn
Miến Điện: "thà mất ghế chứ không mất nước" // Người Miến đi trước: Thả tù chính trị
Hà Nội và một số cây bút quốc tế nói rằng vì VN sát nách Tàu Cộng nên phải dựa thế “đu dây”, nên phải nhường nhịn... Hãy nhìn Miến Điện, bắc giáp Tàu Cộng, đường biên giới chung Việt – Miến dài gần gấp đôi VN đường biên giới Việt - Hoa, dân số chỉ có 48 triệu người, không có lực lượng gần 4 triệu “Miến kiều” hải ngoại mỗi năm tiếp hơi 8 tỷ đô la, nhưng họ có cần đu dây và quỵ luỵ TC như VN hay không?
Miến Điện: "thà mất ghế
chứ không mất nước"
Người Miến đi trước: Thả tù chính trị
Cho đến tháng 3 năm nay, mỗi khi các quốc gia khác hay các cơ quan nhân quyền quốc tế nêu vấn đề tù nhân chính trị tại Miến Điện và yêu cầu chính quyền quân phiệt tại nước này phải thả tự do cho các nạn nhân, thì lập tức cả bộ máy tuyên truyền của chính phủ Miến lại vùng lên phản đối hành vi can thiệp vào nội bộ Miến Điện và lớn tiếng phủ nhận không có tù nhân chính trị tại Miến Điện mà chỉ có những kẻ vi phạm luật pháp bị giam cầm. Hiển nhiên, chẳng còn chính phủ nước tự do nào còn xa lạ hay tin vào điệp khúc loại này từ Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, hay Việt Nam.
Chính vì thế mà nhiều người trên thế giới, kể cả dân chúng Miến Điện rất ngạc nhiên khi tân Tổng thống Thein Sein lên đài tuyên bố vào ngày 10/10 vừa qua rằng trong vòng vài ngày nữa, chính phủ của ông sẽ ân xá 6359 tù nhân, trong đó có cả những tù nhân chính trị. Bốn chữ vắn tắt đó là một bước tiến khổng lồ của chế độ cai trị tại đất nước này vì trước hết, đó là sự xác nhận trong suốt các đời lãnh tụ quân phiệt dài đến tướng Than Shwe, họ đã bắt và cầm tù người dân chỉ vì những người này có suy nghĩ hay vị trí chính trị khác với những kẻ cầm quyền. Hơn thế nữa, đó cũng là sự nhìn nhận trách nhiệm cá nhân, vì tân Tổng thống Thein Sein cũng từng giữ chức thủ tướng dưới quyền ông Than Shwe. Có luồng dư luận đặt dấu hỏi có phải đây là thủ thuật nhượng bộ nhất thời mà thôi chăng. Hiển nhiên câu trả lời đòi hỏi phải có thêm thời gian. Tuy nhiên, dân chúng Miến đang tràn đầy hy vọng chỉ ra rằng từ khi Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức vào tháng 3/2011 đến nay, tuy vẫn còn những vụ dẹp biểu tình mạnh tay nhưng họ không thấy một chiến dịch trấn áp hay bắt giam hàng loạt những người bất đồng chính kiến nào nữa.
Vào sáng ngày 12/10/2011, đúng như lời tuyên bố của tân Tổng thống Thein Sein, dân Miến hân hoan nhìn cảnh những người tù được ân xá lần lượt ra khỏi trại giam. Trong đó có 186 tù nhân chính trị. Phần lớn các tù nhân chính trị này thuộc Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo trước đây. Nhiều người Miến đã bật khóc khi theo dõi cảnh phóng thích những người tù chính trị được truyền đi trực tiếp trên các hệ thống phát thanh, phát hình quốc gia. Hầu hết các hãng thông tấn quốc tế và các nước trong vùng đều đưa tin đặc biệt này, ngoại trừ làng báo Trung quốc và Việt Nam.
Trong những người tù chính trị - còn gọi là tù lương tâm - có nghệ sĩ Zarganar, một diễn viên hài nổi tiếng. Ông bị chính quyền quân phiệt bắt vào năm 2008 và kết án 37 năm tù vì tội nói xấu nhà nước do tướng Than Shwe lãnh đạo (Tương đương với điều 88 luật hình sự Việt Nam). Ông Zarganar chứng minh nhà nước Miến không những không nỗ lực giúp dân mà còn cấm cản các cơ quan quốc tế gởi người đến cứu trợ và tận tay phân phát phẩm vật cho các nạn nhân của trận bão Nargis. Các quan chức nhà nước chỉ muốn thế giới gởi phẩm vật cứu trợ đến mà thôi và để hệ thống nhà nước phân phát. Khi được hỏi cảm tưởng về chuyện được ân xá, danh hài Zarganar trả lời rằng: Thoạt tiên thì tôi vui, nhưng chưa hài lòng vì họ vô cớ bắt tôi một cách tùy tiện. Bây giờ thả ra mà chẳng có một lời xin lỗi. Nếu đợt thả tù chính trị lần này chỉ nhằm mục đích để các nước bãi bỏ cấm vận thì coi như những người tù chính trị chúng tôi là vật đổi chác hay sao? Không được như thế. Vì làm thế thì có khác gì bọn hải tặc Somali thả con tin để lấy tiền chuộc?
Trong khi đó, các chính phủ tự do đều cho rằng đây là một thiện chí đáng kể của chính quyền Miến Điện trong việc hòa giải dân tộc để tiến hành việc dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên, để bãi bỏ cấm vận, nhà nước này còn phải thả trên 2000 tù nhân chính trị khác nữa mà thế giới đã có danh sách. Danh sách đó đã được đưa tận tay cho các lãnh tụ Miến Điện trước đây. Đặc biệt lần này, khi nhận những yêu cầu như thế, không thấy chính quyền Miến Điện phản đối và xem đó là hành vi can thiệp vào nội bộ Miến Điện như trong những năm qua.
Các tổ chức đấu tranh cho dân chủ ở Miến Điện và các tổ chức nhân quyền thế giới đề nghị chính phủ các nước tự do có thể gỡ bỏ một số mặt cấm vận nếu muốn khuyến khích tân chính quyền Miến Điện, nhưng đừng bãi bỏ quá nhiều và quá sớm.
Theo các quan sát viên về tình hình Miến Điện thì đợt ân xá lần này bắt nguồn từ cuộc hội đàm giữa đại diện nhà nước là Bộ trưởng Lao động Miến Điện với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi vào ngày 30/09/2011 tại Rangoon. Trong cuộc hội đàm này, bà Suu Kyi đã nói rằng nếu tân chính quyền thật sự muốn hòa giải dân tộc và thoát khỏi sự cô lập của cộng đồng thế giới thì điều kiện tối thiểu là phải thả toàn bộ tù nhân chính trị, chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị với những tổ chức đối lập thuộc các sắc dân thiểu số để cùng giải quyết vấn đề trong hòa bình. Dịp này bà Aung San Suu Kyi cũng cho biết nếu chính quyền đáp ứng hai yêu cầu này thì tháng 12 năm nay bà sẽ ra tranh cử ghế dân biểu Quốc hội bổ khuyết.
Cũng có nguồn dư luận cho rằng sự thay đổi thái độ và chính sách của giới cầm quyền Miến Điện đến từ nhận thức về mối nguy mất nước nếu tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc thêm nữa. Hiện nay, có thể nói toàn bộ nền kinh tế Miến nằm trọn trong tay Bắc Kinh trong lúc nước này bị cả thế giới tẩy chay. Nói cách khác, theo các phân tích này thì tướng Than Shwe và các tướng lãnh quanh ông đã thức tỉnh và chấp nhận thà mất ghế chứ không mất nước.
Hiện nay vẫn còn quá sớm để kết luận. Tuy nhiên, nếu các đảng phái chính trị khác, ngoài đảng cầm quyền, thực sự có chân trong quốc hội Miến vào cuối năm nay, thì đó sẽ là chỉ dấu rõ nhất cho thấy đất nước Miến Điện đang từng bước rời bỏ chế độ độc tài để hội nhập vào thế giới văn minh, nhập vào xu thế của thời đại.
Rõ ràng về mặt này, lãnh đạo Miến Điện văn minh hơn và đang đi trước Việt Nam.
Ngô Văn
--------------------------------------------------------------------------------
Từ Việt Nam nhìn sang Miến Điện
Lê Duy Nhân
Miền Điện (Burma, còn gọi là Myanmar) giáp giới với các nước Trung Hoa, Lào, Cam-bốt và Thái Lan, dân số khỏang 50,5 triệu là một đất nước có nhiều tài nguyên nhất nhưng lại là nước nghèo nhất ở Đông Nam Á (lợi tức bình quân dưới $995 USD, nguyên nhân chính là mọi họat động kinh tế đều nằm trong tay nhóm quân phiệt liên kết với bọn trùm phiến lọan cũ. Nạn tham nhũng và điều hành kinh tế bê bối tạo ra nền kinh tế chợ đen tệ hại nhất thế giới với xuất khẩu chính là nha phiến. Vì bị thế giới cô lập chính quyến Miến Điện phải dựa vào Bắc Kinh về chính trị và kinh tế, do đó nguồn tài nguyên phong phú gồm hơi đốt, gỗ qúy và đá quý hầu như bị Trung Quốc độc quyền khai thác bừa bãi một cách táng tận.
Chính quyến Miến Điện nằm trong tay bọn độc tài quân phiệt kể từ năm 1962 cho đến năm 2010 mới thành lập chính phủ dân sự nhưng cũng chỉ hữu danh vô thực vì đại biểu quốc hội đa số là cựu tướng tá và các chức vụ quan trọng như quốc phòng, kinh tế, nội vụ, giáo dục, ngọai giao… đều do quân đội nắm giữ.
Đảng đối lập National League for Democracy do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo thắng cử vẻ vang trong cuộc đầu phiếu năm 1990 nhưng bị chính quyền quân phiệt phế bỏ kết quả và sau đó bà Aung San Suu Kyi bị cầm tù và quản chế trên hai chục năm mãi đến năm 2010 mới được trả tự do.
Do chính sách đàn áp nhân quyền dã man của chính quyền quân phiệt, Miến Điện bị hầu hết các nước trên thế giới phong tỏa kinh tế ngọai trừ một vài nước trong liên minh ma quỷ như Trung Quốc, Nga, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam.
Nhưng kể từ năm 2010, Miến Điện bỗng thức tỉnh sau cơn mê dài dưới sức ép Trung Quốc. Chính quyền Thein Sein cảm nhận được âm mưu bá quyền của Trung Quốc tại Đông Nam Á nên từng bước cố thoát ra khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh, đồng thời dần dần trả lại cho nhân dân các quyền tự do căn bản như trả tự do cho 200 tù nhân chính trị (mặc dầu vẫn còn giam giữ 1.800 người đối lập), cho phép báo chí tư nhân ra đời và nhất là sau chuyến thăm viếng của ngọai trưởng Hilary Clinton, TT Thein Sein đã phê chuẩn luật biểu tình, cho phép dân chúng được biểu tình hòa bình. Lãnh tụ đảng NLD, Aung San Suu Kyi, chính thức loan báo sẽ ra ứng cử. Tuy đây là dấu hiệu Dân Chủ hào hứng nhất nhưng cho dù bà Aung San Suu Kyi và Đảng NLD có thắng cử đi nữa thì Miến Điện vẫn bị bọn quân phiệt lũng đọan vì theo Hiến Pháp quân đội vẫn được kiểm sóat 80% chính quyền. Dân tộc Miến gồm nhiều sắc dân như người Burman - hầu hết có nguồn gốc Tây Tạng và Hán - chiếm đa số rồi đến người Karen, Shan, Rakhine, Mon, Chin, Khachin và các sắc dân khác luôn luôn kèn cựa, tranh chấp các nguồn tài nguyên nhất là ngành xuất khẩu nha phiến do đó rất khó kêu gọi đoàn kết để thành lập được một phong trào dân chủ thỏa mãn mọi người. Chỉ tại Rangoon, nơi giao lưu của các văn minh thế giới, phong trào Dân Chủ mới có khả năng trở thành cái nôi của cách mạng Dân Chủ Miến Điện.
Bà Hillary Clinton là ngọai trưởng Mỹ đầu tiên thăm viếng Miến Điện kể từ cuộc công du của ngọai trưởng John Foster Dulles năm 1955 đã thổi vào giới trí thức trẻ Miến Điện một tư duy và hy vọng mới: Thóat khỏi cái bóng đen Trung Quốc và dân chủ hóa là sinh lộ duy nhất cho Miến Điện.
Mặc dầu chính quyền Miến Điện vẫn chưa từ bỏ chính sách đàn áp đối lập, chưa thật tâm tôn trọng nhân quyền, chưa từ bỏ tham vọng độc quyền lãnh đạo nhưng một chút ánh sáng dân chủ dù chỉ lập lòe trong bóng tối dày đặc của độc tài tòan trị vẫn là nguồn hy vọng cho người dân Miến Điện. Có bột là có hy vọng gột hồ.
Hoa Kỳ giang tay ôm Miến Điện là chấp nhận mang tiếng xấu đã công nhận một chính quyền độc tài khát máu nhưng quyền lợi đất nước là tối thượng, nên chính quyền Obama phải ngậm quả bồ hòn Miến Điện. Để ngăn chặn ảnh hưởng và chiến lược bá quyền ở Đông Nam Á của Đế Quốc Trung Hoa, một mặt xây dựng các liên minh quân sự với Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Đài Loan, Singapore, Úc Châu… một mặt lôi kéo các nước bị Trung Quốc uy hiếp vào vòng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn bước chân bá quyền của anh khổng lồ Trung Quốc, Hoa Kỳ hành động không hẳn là vì lòng nghĩa hiệp quốc tế mà chính vì quyền lợi của Hoa Kỳ ở đây sẽ là "quyền lợi cốt lõi" khi ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại các nơi khác đang mất dần chân đứng.
Tuy bước tiến Dân Chủ của Miến Điện còn giới hạn và rất khiêm tốn nhưng so với Việt Nam thì họ đã đi được một bước đi dài. Việt Nam cũng nên học bài học độc-lập-với-Bắc Kinh của chính quyền Miến Điện. TT Nguyễn Tấn Dũng cứ tuyên bố xuông về chủ quyền trên Hoàng-Trường Sa, cứ sắm thêm tàu chiến, máy bay hiện đại mà không có ý chí tự cường thì vĩnh viễn không thể nào thóat khỏi cái vòng Kim Cô Trung Quốc. Cứ mỗi lần TT Dũng tuyên bố chủ quyền ta trên biển đảo thì lại có một ngư thuyền Việt Nam bị "tầu lạ" đâm thủng, lại thêm một rừng đầu nguồn giao cho TQ khai thác dài hạn, thêm một khu phố Tàu mọc lên trên một thành phố Việt, thêm hàng nghìn tấn hàng độc hàng đểu TQ ào ào đổ vào Việt Nam, thêm công ty Trung Quốc trúng thầu lớn ở Việt Nam, thêm vài xí nghiệp Việt Nam phá sản vì không cạnh tranh nổi các anh Ba Tàu vừa to xác vừa to quyền lớn thế.
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn vỗ ngực là đỉnh cao của trí tuệ loài người nhưng trong thực tế so với đám quân phiệt ít học của Miến Điện thì còn thấp hơn họ một cái đầu.
Lê Duy Nhân
Trông Người Lại Ngẫm Đến Ta…
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Bà Hilary R. Clinton, vừa chấm dứt chuyến đi Miến Điện (Burma) để tìm hiểu sự thực những cải cách về chính trị tại nước này trong vài tháng vừa qua, nhằm hoạch định chính sách ngoại giao mới với Miến Điện, nếu những biến chuyển chính trị đó là có thực chất và lâu dài. Bà vừa tuyên bố, “Hoa Kỳ sẽ đồng hành với các bạn nếu các bạn tiếp tục cải cách theo hướng tốt đep.”
Có thể nói Miến Điện đã thay đổi một sớm một chiều về tư thế chính trị trong tổ chức các nước Đông Nam Á, ASEAN. Nếu tại hội nghị ASEAN năm 2010 ở Hà Nội Miến Điện bị xem như con chiên ghẻ (black sheep) thì tại cuộc họp lần này ở Bali, Indonesia, Miến Điện được khuyến khích tột độ về những cải cách chính trị và được chấp thuận làm nước chủ nhà tổ chức các cuộc họp của ASEAN năm 2014.
Thật ra, những thay đổi đó xảy ra chỉ hơn nửa năm nay sau cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2011 mà cộng đồng dân chủ trên thế giới nhận định là không công bình và tự do, vì tổ chức chính trị Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (National League for Democracy) do Bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vẫn bị trù dập, không tham dự vào sinh hoạt chính trị Miến Điện. Chính phủ mới của Ông Tướng Thein Sein đã có những quyết định làm cho thế giới sửng sốt, và thích thú theo dõi.
Quyết định đình hoãn việc xây đập Myitsone với Trung Cộng phải nói là ngoạn mục vì từ năm 1962 đến nay, khi tập đoàn quân phiệt nắm quyền, thì Trung Cộng là nước hầu như bảo kê quyền lực và hậu thuẫn kinh tế cho Miến Điện. Những lực lượng sắc tộc chống đối chính quyền độc tài quân phiệt ở vùng biên giới Thái Lan, Ấn Độ cũng gây nên bất ổn tạo nên khó khăn thêm về kinh tế nên dự án xây đập Myitsone với giá 3,6 tỷ đô la Mỹ do Trung Cộng tài trợ là một dự án lớn. Thế nhưng khi người Miến nhìn lại thì thấy những công nhân người Tàu chiếm gần hết những công việc xây dựng, và khi sản xuất thủy điện thì tât cả công suất đổ về cho Trung Cộng, những cư dân ở vùng gần đập cũng không được hưởng lợi ích gì cho cuộc sống vốn đã khó khăn.
Và thế là họ quyết định đình hoãn việc xây đập vì họ đặt lợi ích của nhân dân Miến Điện lên trên lợi lộc của nhóm lợi ích vây cánh của các tướng lãnh cầm quyền!
Sau đó họ ân xá cho gần 20 ngàn tù nhân, trong đó có 200 tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến, lãnh tụ tôn giáo phản kháng; bãi bỏ một số kiểm duyệt truyền thông, tự do truy cập Internet. Và chỉ mới tuần trước, quốc hội Miến Điện đã thông qua đạo luật đảm bảo quyền biểu tình của người dân!
Chính vì những thay đổi tận gốc từ chế độ độc tài mà Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã quyết định gửi ngoại trưởng Clinton sang thăm Miến Điện, lần đầu trong vòng 50 năm qua một ngoại trưởng Hoa Kỳ đặt chân lên đất Miến.
Ngoài những vấn đề liên quan cải tổ xã hội, tôn trọng nhân quyền, chính phủ Hoa Kỳ cũng yêu cầu Miến Điện cắt đứt quan hệ với Bắc Hàn vì trong vòng 5 năm qua, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng Miến Điện cộng tác với Bắc Hàn để làm bom nguyên tử- như một phương cách đảm bảo quyền lực của chế độ. Nhưng những cấm vận kinh tế và sự cô lập của thế giới – cùng với sự đối xử trịch thượng, chèn ép của Trung Cộng đã làm người Miến suy nghĩ lại!
Và cũng qua những động thái cải cách đó Bà Aung San Suu Kyi đã được tự do va` tổ chức của bà đã quyết định sẽ tái tham dự vào sinh hoạt chính trị của Miến Điện, cụ thể là Bà Suu Kyi sẽ ứng cử vào quốc hội trong kỳ bầu cử tới.
Và viễn ảnh của Bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống Miến Điện chỉ còn là câu hỏi “Khi nào” mà thôi. Cũng nên nhắc lại rằng tổ chức NLD của bà đã thắng cử vào năm 1988 nhưng các tướng lãnh Miến Điện hủy bỏ kết quả bầu cử, bắt và giết một số thành viên của tổ chức, Bà Aung San Suu Kyi thì bị quản thúc tại gia (house arrest) trong hơn 20 năm.(Khi chồng bà mất ở London, bà cũng không được đi dự đám tang chồng và hai con trai của bà cũng khoo^ng được gặp me gần hai mươi năm!)
Nhưng nay mọi sự đã khác, và hy vọng những thay đổi sẽ tiếp tục là vận may cho người dân Miến Điện!
Người Việt chúng ta, không có vận may như người Miến!
Chế độ độc tài, độc đảng cộng sản ở Hà nội vẫn ngoan cố bám víu quyền lực để khai thác lới lộc trên thân thể gầy còm, yếu ớt của nhân dân Việt Nam. Họ còn sẵn sàng nhượng đất, bán nước (biển) cho quan thầy của họ ở Bắc Kinh, chỉ cốt để tiếp tục vơ vét tài nguyên của đất nước. Vì đã nhiều thập niên họ đã hiển nhiên chứng tỏ sự bất tài, dốt nát, và dối trá của họ trong việc cai quản đất nước!
Không phải những kẻ cầm quyền Việt Nam không có cơ hội như người Miến. Gần đây nhất là năm 2006 lúc họ vận động để gia nhập tổ chức mậu dịch thế giới World Trade Organization (WTO). Trước đó, vì họ đã chà đạp các quyền tự do căn bản của con người, đặc biệt là tự do tôn giáo, nên Việt Nam đã bị đưa vào danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt – Countries of Particular Concern.” Vậy là họ hứa hẹn với Hoa Kỳ là sẽ thay đổi, thả một vài người bất đồng chính kiến, cho phép một số tín đồ Tin Lành ghi danh lập nhà thờ chung, v.v. Và họ đã lừa được Người Mỹ (vốn ngây thơ về cộng sản) để rồi sau khi vào được WTO, chính quyền Hà Nội lật lọng; bắt bớ, đàn áp lại gia tăng, ngay cả những người viết nhật ký trên mạng (bloggers) cũng bị bắt đi nếu đụng chạm đến quan hệ “chủ/tớ- master/slave” giữa họ và người “anh hai” Trung cộng, kẻ mà mỉa mai thay, đang làm mọi cách để chiếm đất, chiếm đảo mà bao đời tổ tiên ta đã khổ nhọc gầy dựng và gìn giữ! Tổ chức “Quan Sát Nhân Quyền – Human Rights Watch” vừa qua cho rằng đợt đàn áp chính kiến ở Việt Nam sau khi các cuộc Cách Mạng Hoa Lài trong Mùa Xuân Ả Rập ở Bắc Phi và Trung Đông xảy ra là tàn bạo nhất trong 20 năm qua
Không phải người ngoại quốc không nhận ra tính dối trá và gian ác của tập đoàn độc tài cộng sản VN. Những nhà ngoại giao Tây Phương và Hoa Kỳ cho biết họ quá quen với những thủ đoạn đê tiện của cộng sản với 40 năm giao tiếp ở Đông Âu và Liên Xô. Họ nói, “Chúng tôi phải bịt mũi trong khi ngoại giao với họ thôi – We had to hold our noses to interact with them!” chỉ vì lợi ích kinh tế hay khi phải cân nhắc khía cạnh địa chính nào đó mà thôi!
Các nước trong ASEAN thì thực ra hầu hết họ cũng không quan tâm nếu cộng sản tiếp tục nắm quyền ở Việt Nam vì khi đó họ không phải lo âu về khả năng cạnh tranh kinh tế với họ. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục lạm phát cao, đầu tư phí phạm, thâm thủng ngân sách, nợ nần gia tăng thì làm sao nền kinh tế có thể cạnh tranh với họ tại ngôi chợ toàn cầu! Do đó, nếu nghe những lời tâng bốc, đãi bôi của những kẻ môi giới, thuyết khách… thì sẽ đi đến chỗ bán lúa giống mà thôi!
Nếu Việt Nam nhận ra những gì Miến Điện làm trong 6 tháng qua đã chuyển đổi cái nhìn của thế giới đối với đất nước họ và nếu có một chính phủ dân chủ, có khả năng, đặt quyền lợi đất nước lên trên đảng phái, phe nhóm, thì chắc chắn rằng chỉ một thời gian rất ngắn tình hình đất nước về chính trị, kinh tế sẽ thay đổi vượt bậc vì xuất phát điểm của Việt Nam hiện nay thuận lợi hơn Miến Điện.Và có rất nhiều nước sẵn sàng trợ giúp Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn khi điều kiện cho phép.
Nhưng với chính thể độc tài, độc đảng cộng sản hiện nay ở Viêt Nam thì con đường xuống hố cả nước là chắc chắn!
Trần V. A.
Washington D.C.
02.12.2011
Miến Điện Đã Thế, Việt Nam Thì Sao?
Nông Đức Dân
Bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1991 Do sức ép của làn sóng yêu chuộng tự do trên thế giới, cuối cùng thì nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện cũng phải trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, một guơng mặt lãnh tụ đấu tranh hàng đầu của Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ tại Miến Điện. Tin vui này không chỉ mang đến những niềm vui to lớn và niềm hy vọng cho một tương lai tươi sáng của người dân Miến Điện mà còn là một sự vui mừng của toàn thể ngươì dân yêu chuộng hoà bình và tự do trên thế giới. Nhiều lãnh tụ của nhiều quốc gia đã không nén được cảm xúc của mình khi nghe tin bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và đã lên tiếng phát biểu bày tỏ sự hoan hỉ của mình như tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama: "bà Aung San Suu Kyi là một thần tượng của ông, và chính quyền Mỹ kêu gọi Miến Điện phóng thích các tù chính trị tại quốc gia này." Tuy việc trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi sau ngày bầu cử toàn quốc của Miến Điện, nhưng nó đã chỉ rõ rằng nhà cầm quyền độc tài quân phiệt đã thấy được những chính sách bạo lực mà họ theo đuổi để đàn áp, giam cầm những nhà đấu tranh tự do ôn hoà ngày nay đã không còn phù hợp với trào lưu thế giới và nguyện vọng của người dân Miến Điện.
Cùng chia sẻ với những niềm vui của người dân Miến Điến, chúng ta, những người yêu chuộng tự do và hoà bình trên thế giới, xin luôn chúc cho bà Aung San Suu Kyi có những sức khỏe dồi dào để lãnh đạo và dẫn dắt đất nước Miến Điện tiến tới một xã hội tự do, công bằng, văn minh và dân chủ.
Quay lại chuyện nước ta. Việc bà Aung San Suu Kyi được trả lại tự do là một niềm vui và hy vọng lớn cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước bởi cuối cùng thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng phải chấp nhận một sự thật đó là nước Việt Nam phải có một hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng, một xã hội công bằng và dựa trên hiến pháp một cách trung thực. Nhân quyền sẽ được tôn trọng và bảo vệ bởi luật pháp, tiếng nói của người dân sẽ được lắng nghe và người dân phải đích thực làm chủ đất nước của mình.
Đảng cộng sản Việt Nam có thể làm được điều này không, đây là một thử thách lớn cho những người cầm quyền tại Việt Nam. Nếu một nước nhỏ như Miến Điện có thể làm được điều này, thì tại sao nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại không thể? Loại trừ một trường hợp mà đảng cộng sản Việt Nam không làm được đó là đảng cộng sản Việt Nam coi thường nguyện vọng của người dân, tước đi quyền làm chủ đất nước của họ, cố gắng duy trì và bảo vệ cái quyền lực tối thượng độc tôn của đảng cộng sản.
Liệu đảng cộng sản Việt Nam có thể tiếp tục chống đỡ được bao lâu để cản trở cái tiến trình tiến tới hoà bình, tự do và dân chủ cho đất nước? Đây là lúc mà bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cần phải nhìn nhận một cách trung thực vào vấn đề và phải tự đưa ra một quyết định đúng đắn được dựa trên quyền lợi của người dân và của tổ quốc.
Chúng ta kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng quyền bình đẳng của mọi công dân, hãy thả ngay các nhà tù nhân chính trị, chấp nhận mọi thành phần trong xã hội và đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ hết thù hằn, tìm ra một giải pháp hoà giải dân tộc để cùng xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, tự do, dân chủ và phồn vinh.
"Freedom is not just for you. It is for everybody!"
Nông Đức Dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét