Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Hồi giáo đã thành hình tại Trung Đông từ thế kỷ 7 và nay đã lan truyền ở nhiều nước khác để trở thành một tôn giáo đứng hàng thứ ba trên thế giới. Nhưng hai hệ phái của Hồi giáo, Shi-a và Sun-ni lại đang tàn sát lẫn nhau tại một nước Hồi giáo ở gần Đông Nam Á nhất. Đó là nước Pakistan, nằm sát bên Ấn Độ.
Đầu tuần này một vụ nổ bom dữ dội đã xẩy ra tại Khanpur, một thành phố ở phía Nam tỉnh Punjab thuộc miền Trung Pakistan, giết chết ít nhất 17 người trong một buổi lễ. Đây là một vụ nổ lớn nhất đã xẩy ra ở một thành phố rất đông dân cư của Pakistan. Cảnh sát cho biết đám đông người tụ tập như vậy là vì họ mới đi ra khỏi một ngôi đền Hồi giáo thuộc hệ phái Shi-a. Bom đã gài sẵn, kẻ ác đã đứng từ xa nhấn nút điện vô tuyến cho bom nổ.
Vào buổi chiều tin chính thức cho biết có 17 người chết và 25 người bị thương. Buổi lễ đó là lễ Kỷ niệm 40 ngày sau cái chết của Imam Hussein, cháu đích tôn của Đấng Tiên tri Muhammad , một nhân vật được quý trọng rất nhiều trong hệ phái Shi-a của Hồi giáo. Hệ phái Sun-ni cực đoan vẫn coi hệ phái Shi-a như kẻ thù không đội trời chung, cho đến nay vẫn dính líu vào một loạt những vụ đánh phá gia tăng nhằm vào phe Shi-a. Các vụ tàn sát này đã được Ali Dayan Hasan, giám đốc ban Theo dõi Nhân quyền ở Pakistan phán cho một câu: “Những người gốc Shi-a càng ngày càng chết thảm nhiều hơn”.
Ban Theo dõi Nhân quyền cho biết một trong những cuộc giết chóc tàn nhẫn nhất là hồi tháng 9 năm nay bọn giết người đã bắn chết 26 người Hazara đi trên xe buýt chạy về phía nước Iran để hành hương. Những nạn nhân này đã bị kéo ra khỏi xe rồi bị hành quyết ngay tại chỗ. Ngoài ra có 3 người bị thương được đem về chữa trị tại bệnh viện gần đó, nhưng sau bọn sát nhân vẫn mò đến bệnh viện để bắn chết hết. Bọn giết người này là bọn nào? Bọn này là người Sun-ni,, hồi tháng 12 năm ngoái đã giết chết 63 người Shi-a tại Kabul, thủ đô Afghanistan.
Trước sự xung đột ngày càng rõ rệt giữa hai phe Hồi giáo, Mỹ đã có chủ trương như thế nào? Chúng ta đã biết chủ trương của chính phủ Obama là rút hết quân bộ chiến ra khỏi Trung Đông. Người ta đã thấy quân bộ chiến Mỹ rút hết khỏi Iraq. Qua năm mới 2012, tình hình Trung Đông vẫn gay go, nhất là vì hành động của Ba Tư (Iran) rất ngang ngược, tìm cách quấy rối thêm, nhất là những vùng biển do nước này kiểm soát. Đồng thời tình hình Syria cũng rắc rối với sự ngang bướng và tàn bạo của TT Assad. Thế giới Hồi giáo đã lên án Assad và cả LHQ đang quan tâm theo dõi.Những điểm nóng vẫn còn tồn tại ở Trung Đông, nhưng qua đầu năm 2012, chúng tôi thấy Mỹ có vẻ bận tâm đến Đông Á và Đông Nam Á nhiều hơn.
Trước hết có việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Miến Điện và hội kiến với bà Aung San Suu Kyi, một nhân vật nổi tiếng đã lãnh giải thưởng Hòa Bình Nobel năm 1991 vì công cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Miến Điện không phải là một nước Hồi giáo mà là Phật giáo. Như vậy người ta thấy rõ trên bản đồ thế giới, từ Miến Điện đến Đông Bắc và Đông Nam Á, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn mạnh hơn các tôn giáo khác. Đạo Phật xuất phát từ Bắc Ấn, rồi truyền qua Trung Hoa ở phía Bắc, qua Miến Điện ở phía Đông Ấn, qua Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam ở Đông Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Tổng Thống Mỹ Obama đang nhìn nhiều hơn về phía Thái Bình Dương, từ Đông Bắc Á, Bắc và Nam Hàn đến vùng bờ biển Đông Bắc và Đông Nam Thái Bình Dương, với mục tiêu rõ rệt là canh chừng thế bành trướng của Trung Quốc dưới quyền của một chế độ độc tài cộng sản rơi rớt từ thời Mao Trạch Đông.
Chúng ta đã qua đến năm thứ 12 của Thế kỷ 21. Những biến chuyển mới trên toàn cầu có thể đến rất mau và có nhiều ý nghĩa hơn 10 năm trước.
Hồi giáo đã thành hình tại Trung Đông từ thế kỷ 7 và nay đã lan truyền ở nhiều nước khác để trở thành một tôn giáo đứng hàng thứ ba trên thế giới. Nhưng hai hệ phái của Hồi giáo, Shi-a và Sun-ni lại đang tàn sát lẫn nhau tại một nước Hồi giáo ở gần Đông Nam Á nhất. Đó là nước Pakistan, nằm sát bên Ấn Độ.
Đầu tuần này một vụ nổ bom dữ dội đã xẩy ra tại Khanpur, một thành phố ở phía Nam tỉnh Punjab thuộc miền Trung Pakistan, giết chết ít nhất 17 người trong một buổi lễ. Đây là một vụ nổ lớn nhất đã xẩy ra ở một thành phố rất đông dân cư của Pakistan. Cảnh sát cho biết đám đông người tụ tập như vậy là vì họ mới đi ra khỏi một ngôi đền Hồi giáo thuộc hệ phái Shi-a. Bom đã gài sẵn, kẻ ác đã đứng từ xa nhấn nút điện vô tuyến cho bom nổ.
Vào buổi chiều tin chính thức cho biết có 17 người chết và 25 người bị thương. Buổi lễ đó là lễ Kỷ niệm 40 ngày sau cái chết của Imam Hussein, cháu đích tôn của Đấng Tiên tri Muhammad , một nhân vật được quý trọng rất nhiều trong hệ phái Shi-a của Hồi giáo. Hệ phái Sun-ni cực đoan vẫn coi hệ phái Shi-a như kẻ thù không đội trời chung, cho đến nay vẫn dính líu vào một loạt những vụ đánh phá gia tăng nhằm vào phe Shi-a. Các vụ tàn sát này đã được Ali Dayan Hasan, giám đốc ban Theo dõi Nhân quyền ở Pakistan phán cho một câu: “Những người gốc Shi-a càng ngày càng chết thảm nhiều hơn”.
Ban Theo dõi Nhân quyền cho biết một trong những cuộc giết chóc tàn nhẫn nhất là hồi tháng 9 năm nay bọn giết người đã bắn chết 26 người Hazara đi trên xe buýt chạy về phía nước Iran để hành hương. Những nạn nhân này đã bị kéo ra khỏi xe rồi bị hành quyết ngay tại chỗ. Ngoài ra có 3 người bị thương được đem về chữa trị tại bệnh viện gần đó, nhưng sau bọn sát nhân vẫn mò đến bệnh viện để bắn chết hết. Bọn giết người này là bọn nào? Bọn này là người Sun-ni,, hồi tháng 12 năm ngoái đã giết chết 63 người Shi-a tại Kabul, thủ đô Afghanistan.
Trước sự xung đột ngày càng rõ rệt giữa hai phe Hồi giáo, Mỹ đã có chủ trương như thế nào? Chúng ta đã biết chủ trương của chính phủ Obama là rút hết quân bộ chiến ra khỏi Trung Đông. Người ta đã thấy quân bộ chiến Mỹ rút hết khỏi Iraq. Qua năm mới 2012, tình hình Trung Đông vẫn gay go, nhất là vì hành động của Ba Tư (Iran) rất ngang ngược, tìm cách quấy rối thêm, nhất là những vùng biển do nước này kiểm soát. Đồng thời tình hình Syria cũng rắc rối với sự ngang bướng và tàn bạo của TT Assad. Thế giới Hồi giáo đã lên án Assad và cả LHQ đang quan tâm theo dõi.Những điểm nóng vẫn còn tồn tại ở Trung Đông, nhưng qua đầu năm 2012, chúng tôi thấy Mỹ có vẻ bận tâm đến Đông Á và Đông Nam Á nhiều hơn.
Trước hết có việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Miến Điện và hội kiến với bà Aung San Suu Kyi, một nhân vật nổi tiếng đã lãnh giải thưởng Hòa Bình Nobel năm 1991 vì công cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Miến Điện không phải là một nước Hồi giáo mà là Phật giáo. Như vậy người ta thấy rõ trên bản đồ thế giới, từ Miến Điện đến Đông Bắc và Đông Nam Á, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn mạnh hơn các tôn giáo khác. Đạo Phật xuất phát từ Bắc Ấn, rồi truyền qua Trung Hoa ở phía Bắc, qua Miến Điện ở phía Đông Ấn, qua Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam ở Đông Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Tổng Thống Mỹ Obama đang nhìn nhiều hơn về phía Thái Bình Dương, từ Đông Bắc Á, Bắc và Nam Hàn đến vùng bờ biển Đông Bắc và Đông Nam Thái Bình Dương, với mục tiêu rõ rệt là canh chừng thế bành trướng của Trung Quốc dưới quyền của một chế độ độc tài cộng sản rơi rớt từ thời Mao Trạch Đông.
Chúng ta đã qua đến năm thứ 12 của Thế kỷ 21. Những biến chuyển mới trên toàn cầu có thể đến rất mau và có nhiều ý nghĩa hơn 10 năm trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét