Vi Anh
“Tức nước phải bể bờ”, đất nước ông bà VN từ xưa đã nói lên chân lý ấy. Vụ Kỹ sư Nông Nghiệp Đoàn Văn Vươn đã cùng gia đình dùng mìn và súng tự chế chống trả, làm 6 công an và bộ đội bị trọng thương khi hàng 100 công an, bộ đội tấn công cưỡng chế, cưỡng chiếm đất đai của Anh, do Anh và gia đình tạo lập. Kỹ sư Đoàn Văn Vươn là một người nông dân có ăn học, đậu kỹ sư nông nghiệp. Biến cố đời Anh xảy ra năm Anh 49 tuổi, vào cái tuổi già dặn khôn ngoan, sức khỏe sung mãn nhứt của đời người. Anh không hành động theo cảm tính nhứt thời bị kích động. Anh hành động có tính tóan, chuẩn bị phương tiện bảo vệ quyên lợi của mình sau nhiểu ngày Đảng Nhà Nước và nhà cầm quyền địa phương đưa Anh vào con đường cùng, phải chiến đấu tự vệ hay là chết. Con ong, con kiến, con trùng, con dế mà dày xéo nó, có chết nó cũng phản ứng sinh tồn, chống trả.
Phương chi Kỹ sư Đòan văn Vươn đã cùng gia đình đem bàn tay, khối óc và trái tim, gần cả cuộc đời ra lấn, lấp biển làm thành khu đất ven bồi. Mồ hôi, nước mắt, công sức và thời gian của Anh và gia đình dùng để biến biển thành khu đất sản xuất được - quá nhiều. Khu đất là cả cuộc đời, cả tương lai sự nghiệp của Anh và gia đình Anh. Công lao của Anh và gia đình trong sự nghiệp lấn, lấp biển làm thành tài nguyên sản xuất làm giàu cho quốc gia dân tộc VN - công lao này rất lớn.
Không có Đảng Nhà Nước nào, không có chế độ nào, nhà cầm quyền nào, không có đạo lý, pháp lý nào,, nhơn danh cái gì, viện lẽ này hay lý nọ để có thể lấy đất này của Anh và gia đình Anh được. Chỉ có Anh, người thừa kế mới có quyền mua bán, chuyển nhượng quyền sỡ hữu mảnh đất này.
Nếu nhà cầm quyền dùng cách này hay cách nọ, viện lẽ này hay lẽ nọ gọi là trưng dụng công ích trả rẻ mạt, hay trưng thu, thu hồi bằng biện pháp hành chánh hay pháp lý độc tài, thì nhà cầm quyền đó là những “cướp ngày là quan”, như đất nước ông bà VN từ xưa đã lên án.
Phản ứng của Kỹ sư Đòan văn Vươn là phản ứng rất người và chính đáng. Trẻ em còn bú kia mà bất thần giựt núm vú ra, em bé còn khóc ré lên. Huống hồ Anh Vươn đã khiếu kiện không biết bao nhiêu lần mà chẳng ai giải quyết việc trưng thu bất hợp pháp đất đai ven bồi do Anh tạo lập. Rồi đùng một cái Đảng Nhà Nước địa phương cho hàng trăm công an “cưõng hành thu hồi” tài sản mồ hôi nước mắt của Anh, thực tế là cưỡng chiếm như cướp giựt vậy. Anh Đòan văn Vươn là con người đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi công sức lấn, lấp biển thành miếng đất ấy làm sao chịu nổi hành động bất lương đó.
Vụ gia đình Kỹ sư Nông Nghiệp Đòan văn Vươn dùng vũ khí tự chế chống công an, bộ đội đến cướp đất của người dân, mà nhà cầm quyền gọi là “cưỡng chế thu hồi” không phải là vụ đầu hay vụ chót trong hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á châu: Trung Quốc CS và Việt Nam Cộng CS.
Bên TC giáp ranh với VNCS, trước vụ Tiên Lãng ở Hải Phòng với trường hợp Kỹ sư Đòan văn Vươn, ngày 21 tháng 12 năm 2011, 13 ngàn dân làng Ô Khảm phẩn uất, nổi dậy chống nhà cầm quyền cướp đất của dân. Tất cả cán bộ đảng viên phải chạy trốn. Công an tỉnh, huyện trang bị dùi cui, roi điện, sung ngắn súng dài, phải “chi viện”; lực lương đông hơn số dân nổi dậy. Công an bao vây làng, cắt đứt internet, cấm trong ra, ngòai vào nhưng không làm nao núng những nông dân đã mất đất mất ruộng. Nhưng người dân không một tấc sắt trong tay, không còn ruộng để cày, không còn rẫy để làm, quyết tử thủ, lấy máu, nước mắt, mồ hôi, mạng sống ra để đấu tranh chống CS, đòi công lý, nhân quyền, dân quyền và tài sản của mình. Một thời gian sau tử thủ, dân oan Ô Khảm đã thắng.
Theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội của TC, trong 20 năm gần đây, khoảng 6,7 triệu mẫu ruộng đất bị trưng thu. Do sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá đền bù, người dân bị lỗ 1000 tỷ nhân dân tệ (160 tỷ đôla). Có khỏang 50 triệu nông đã mất trắng đất cày và trong 20 năm tới, đạo binh «người cày không ruộng» tăng thêm 67 triệu nữa. 67% những vụ nổi dậy, điều mà CS dị ứng và nhậy cảm, sợ không nói ra đúng tên, như sĩ tử ngày xưa sợ phạm húy nên TC gọi là “sự cố tập thể”, và Việt Cộng gọi là “tụ tập đông người” - là bắt nguồn từ trưng thu đất đai. Theo giáo sư Tôn Lập Bình, đại học Thanh Hoa, trong năm 2010, mỗi ngày xảy ra ít nhất 500 «sự cố tập thể».
Còn ở VNCS có cả một phong trào dân oan bị Đảng Nhà Nước cướp giựt đất như kiểu Anh Đòan văn Vươn bị. Người dân Việt ở thành thị, lẫn nông thôn đều bị, bị từ Bắc, chí Nam, lên Cao Nguyên. Số đơn khiếu kiện cũng như những cuộc đấu tranh đòi đất bị cán bộ đảng viên cướp, chiếm phần lớn nhứt những cuộc đấu tranh, đòi hỏi của người dân, điều mà VCS Hà nội gọi là “tụ tập đông người”. Một “đại biểu nhân dân” của cái Quốc Hội “đảng cử dân bầu nói 80% các vu thưa kiện ở VN liên quan đến vấn đề trưng thu, cưỡng hành trung thu đất đai của dân.
Dân oan VN không những chỉ dân thường mà các chức sắc tôn giáo và tín hữu cũng bị cán bộ, đảng viên cướp đất, cướp nhà. Các cuộc đòi hỏi của dân oan của tôn giáo, của các tôn giáo ở VN, của Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo đã biến thành phong trào phản ứng không thể đảo ngược được nữa. Một thứ tiền đề cho cuộc đổi thay chánh trị ở xứ độc tài thường là cách mạng lật dổ nhà cầm quyền.. Sẽ còn nhiều Thái Hà nữa tứ Bắc chí Nam, qua Trung lên Cao Nguyên. Con số ngày càng tăng.
Đảng Nhà Nước CS Hà nội ở trung ương lâm vào thế bí, kẹt cứng vì chủ nghĩa CS, đất đai là thuộc sở hữu của nhà nước, chớ không phải của tư nhân, tư nhân chỉ có quyền sữ dụng chớ không có quyền sỡ hữu. Nên “ở trên” chỉ đùa đẩy những khiếu kiện của dân xuống dưới địa phương, mà không giải quyết được. Số vụ ngày càng tăng, tấm mức ngày càng rộng từ Bắc chí Nam lên Cao nguyên.
Ngay khi trung ương giải quyết cho dân oan, thì ở dưới cũng không thi hành. Cán bộ đảng viên địa phương tìm đủ mọi cách để diên trì, biến lịnh thành lạc. Tâm lý của cán bộ địa phương là trên ăn thì dưới cũng phải ăn, lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ.
Do đó phong trào dân oan ở các chế độ CS tăng chớ không giảm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét