Liên Âu và Hoa kỳ là hai Thị trường tiêu thụ quyết định cho tương lai Kinh tế Trung quốc, một thứ Kinh tế chộp dựt hoàn toàn lệ thuộc vào xuất cảng.
Nợ Công Hy Lạp đứng bên bờ vỡ nợ. Nợ Công Ý-đại-lợi đe dọa. Rồi còn nữa: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trước Khủng hoảng Vùng Đồng Euro độc nhất, một Phong trào dân Anh muốn đặt lại vấn đề Anh quốc trong lòng Tổ chức Liên âu. Xin nhắc lại đây rằng Anh quốc vẫn giữ đồng Bảng Anh của mình, chứ chưa chấp nhận đồng Euro. Mỗi lần có một quốc gia muốn đưa Tổ chức Liên Âu và Vùng Đồng Euro độc nhất ra cho dân chúng biểu quyết là mỗi lần những Chính trị gia tha thiết với hai Tổ chức Liên âu và Vùng Euro nóng gáy lo sợ. Một tỉ dụ cụ thể: Chính quyền Liên Bang Thụy sĩ và Quốc Hội ráo riết ủng hộ việc Thụy sĩ vào Liên Aâu, nhưng dân chúng Thụy sĩ đòi phải qua quyết định “REFERENDUM“ (Trưng Cầu Dân Ý) của toàn thể Dân. Kết quả Trưng Cầu Dân Ý là Thụy sĩ không vào với Liên âu.
Chính vì vậy mà khi TT.PAPANDREOU tuyên bố Hy Lạp sẽ làm “REFERENDUM“ sau khi Vùng Euro quyết định Cứu Nợ tiếp cho Hy Lạp, TT. SARKOZY, đang sây mê tổ chức cuộc Họp G20 tại Cannes phải nhẩy dựng lên đến nổi xùng. Người ta lo ngại một sự TỰ NỔ của vùng Euro.
Tình hình Khủng hoảng Vùng Euro trở thành dồn dập. Chúng tôi xin viết tóm tắt những biến chuyển tình hình ở những điểm sau đây:
=> Quyết định nước rút và bất ngờ cứu nợ Hy Lạp ngày 26/27.10.2011
=> TT.PAPANDREOU bật đèn xanh “REFERENDUM “ cho Dân Hy Lạp
=> Vùng Euro TỰ NỔ và hậu quả ra sao ?
Quyết định nước rút và bất ngờ
cứu nợ Hy Lạp ngày 26/27.10.2011
Tuần vừa rồi NỢ CÔNG Hy Lạp đứng bên bờ vỡ nợ. Những cuộc Họp liên tiếp trước ngày 26.10.2011 kzhông đưa đến kết quả. Vùng Euro phải hủy bỏ ngay cả cuộc Họp các Bộ trưởng Tài chánh. Tình trạng Khủng hoảng Vùng Euro trở nên vô cùng lo ngại cho đến cuộc Họp Thượng Đỉnh “nước rút“ đêm hôm Thứ Tư 26.10.2011.
Tại sao quyết định gấp rút và bất ngờ ?
Tuần trước, chúng tôi có tuần nghỉ mùa Thu và không ở Geneva, nhưng nhận được E-Mail từ RFI gửi cho ngày 25.10.2011 với nội dung như sau:
“Tình hình euro thế nào? Tối mai thú tư có thể sẽ có những biến chuyển nào không. "Có" thì sao mà "không" thì sẽ ra sao? Cặp Pháp Đức không thể bỏ nhau phải không? Xin theo dõi hộ và chuẩn bị một bài phân tích cho hôm sau: nguyên nhân bế tắc và hệ quả. Hệ quả cho châu Âu, cho toàn cầu và nhất là cho các nền kinh tế sống nhờ xuất khẩu.”
Sáng sớm Thứ Tư 26.10.2011, tôi viết vội cho RFI:
“Tình hình Vùng Euro căng thẳng, nhưng sẽ vượt qua. Tình hình này buồn cho Vùng Euro nhưng lại vui cho người Việt Nam vì ảnh hưởng của nó sẽ đổ lên đầu Trung quốc xâm lăng.”
Cuộc Họp nước rút đã diễn ra từ tối thứ Tư đến 5 giờ sáng thứ Năm 27.10.2011.
Sáng sớm hôm Thứ Năm 27.10.2011, chúng tôi đọc được Bản Tin của Thông Tấn AP cho thấy cuộc Họp Thượng Đỉnh đã có được Giải quyết, nghĩa là mối lo ngại TỰ NỔ của Liên Au giảm xuống. Bản Tin viết như sau:
“BRUSSELS (AP) — European leaders agreed Thursday morning to reduce Greece's debts and provide it with more rescue loans.
After a marathon summit, EU President Herman Van Rompuy said that the deal will reduce Greece's debt to 120 percent of its GDP in 2020. Under current conditions, it would have grown to 180 percent.
That will require banks to take on 50 percent losses on their Greek bond holdings.”
(BRUSSELS (AP) --- Các Lãnh đạo Aâu châu đã chấp nhận, sáng Thứ Năm, giảm Nợ cho Hy Lạp và cung cấp cho nước này tiền vay nhiều hơn để cứu vớt tình hình.
Sau cuộc Họp Thượng đỉnh như chạy đua nước rút, Chủ tịch Liên Au Herman Van ROMPUY đã tuyên bố rằng kết quả thảo luận này sẽ rút nợ của Hy Lạp xuống 120 % của Sản xuất thô Nội địa vào năm 2020. Trong những điều kiện hiện tại, nợ ấy đã lên tới 180%.
Việc rút này đòi hỏi các Ngân Hàng phải chịu 50% mất mát trên các Công phiếu Hy Lạp.”
Vì cuộc Họp tới 5 giờ sáng, nên Báo Chí ngày 27.10.2011 chưa viết về nội dung quyết định ở những điểm chính nào. Phải đợi Báo Chí ra ngày 28.10.2011, mới có thể biết được. Tờ báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 28.10.2011 viết về nội dung quyết định như sau:
”Au terme de près de dix heures de tractations, les pays de la zone euro sont parvenus à boucler les grandes lignes d’un plan anti-crise. Parmi les points importants, la recapitalisation des banques et le renforcement du Fonds de stabilité. Ce dernier va voir sa force de frappe portée de 440 à 1000 milliards d’euros. Il pourrait ẻtre accompagné d’un fond spécial adossé au FMI et accueillant les contributions des pays émergents comme la Chine et la Russie. Troisìeme axe: les banques ont finalement accepté de renoncer à 50% de la valeur de leurs obligations grecques, c’est à dire la réduction de la dette de 100 milliards d’euros. “
“Sau gần 10 giờ thảo luận trả giá gay gắt, những nước thuộc vùng Euro đã đi đến quyết định những điểm chính của chương trình chống khủng hoảng. Trong số những điểm quan trọng, việc tái tăng vốn những ngân hàng và việc nâng cấp của Quỹ ổn định. Quỹ này được tăng sức mạnh giải quyết từ 440 lên 1000 tỉ euro. Quỹ cũng được phụ thêm bằng một quỹ đặc biệt từ FMI và nhận những đóng góp từ những nước đang phát triển như Trung quốc và Nga. Điểm thứ ba: những ngân hàng cuối cùng đã chấp nhận bỏ tới 50% giá trị của những công phiếu Hy Lạp, nghĩa là giảm nợ cho Hy Lạp 100 tỉ Euro.”
Ngày 27.10.2011, RFI gửi cho tôi một E-Mail rất ngắn sau khi thấy giải quyết của Vùng Euro:“Không chuyên gia tây phương nào dám đánh cược về giải quyết vùng Euro !” Hôm 26.10.2011, trước khi có cuộc Họp nước rút, tôi viết hồi âm cho RFI: “Tình hình Vùng Euro căng thẳng, nhưng sẽ vượt qua.”
Viết như vậy vì chúng tôi dựa vào những yếu tố QUYỀN LỢI của những thành phần tham dự:
=> Vùng Euro, Liên Aâu là một Thị trường quan trọng đã phải nhiều năm từ thời Thị Trường Chung Aâu châu (Marché Commun Européen) mới tiến lên được cho đến lúc này.
=> Con đường tiến lên từ Thị Trường Chung Aâu châu cho đến nay đã phải tốn kém chi tiêu rất nhiều, không thể để tự vỡ.
=> Vùng Euro và Liên Aâu cũng là Thị trường tiêu thụ cho hàng hoá của Đức và Pháp. Hai nước này xuất cảng trong nội địa Thị trường này nhiều hơn là ra các nước ngoài vùng.
=> Các Ngân Hàng thuộc Liên Aâu cũng cần Thị trường này để hoạt động Tài chánh, nên sẵng sàng giảm nợ để đóng góp vào giải quyết ngày 26/27.10.2011. Chính trước đây, Cựu Tổng Giám Đốc IMF/ FMI Dominique STAUSS-KAHN đã đề nghị với các Ngân Hàng về việc giảm nợ cho Hy Lạp nhằm ổn định Khủng hoảng nợ công.
=> Trung quốc xuất cảng hàng hóa sang Thị trường Liên Aâu tới 380 tỉ Euro hàng năm, nghĩa là 20% xuất cảng của Trung quốc sang Liên Aâu, trong khi ấy chỉ có 17% sang Thị trường Hoa kỳ. Vì quyền lợi xuất cảng, Trung quốc sẵn sàng làm một “Plan Marshall Chinois“ cho Liên Aâu. Hoa kỳ đã làm Plan Marshall cho Aâu châu để có thể bán hàng của mình, thì Trung quốc cũng phải làm như vậy nếu muốn xuất cảng sang Thị trường Liên Aâu.
=> Riêng đối với TT.SARKOZY, việc cứu với Vùng Euro thuộc vào chương trình Tranh cử Tổng thống cho năm 2012. Cũng vậy, từ Cuộc Họp G20 tại Nam Hàn đến nay, TT.SARKOZY muốn dùng cuộc Họp G20 Cannes vào việc tranh cử, tạo ảnh hưởng đối với dân Pháp khi mà trong nội địa Pháp ông mất nhiều ảnh hưởng vì không làm được gì quan trọng cho Kinh tế Pháp.
TT.PAPANDREOU bật đèn xanh
“REFERENDUM“ cho Dân Hy Lạp
Phản ứng của các Thị trường Chứng Khoán Liên Aâu và Hoa kỳ tăng vọt trong ngày 27.10.2011, nghĩa là những nhà đầu tư vui mừng với giải quyết nước rút và bất ngờ của Vùng Euro. Hy Lạp có lẽ cũng cảm thấy nhẹ nhàng và phải cám ơn việc nợ nần rút đi tới 100 tỉ Euro.
Tuy vậy, những cuộc Đình công, Biểu tình vẫn tiếp diễn tại Hy Lạp. Dân Hy Lạp nhìn qua giải quyết này cái Chương trình thắt lưng buộc bụng mà Đại diện của Vùng Euro đòi buộc TT.PAPANDREOU phải nhất bắt Dân chúng Hy lạp phải thi hành. Việc Dân chúng Hy Lạp vẫn đình công, biểu tình, không hồ hởi đối với Giải quyết của Vùng Euro chính là cái Chương trình thắt lưng buộc bụng mà Dân chúng phải chịu do lạm chi của Nhà Nước Hy Lạp.
TT.PAPANDREOU đứng ở giữa Đe và Búa, nên đã quyết định là Trưng Cầu Dân Ý (REFERENDUM) về việc Cứu Vớt Nợ Công của Hy Lạp vừa mới quyết định bởi Vùng Euro kèm theo Chương trình Thắt Lưng buộc bụng mà Dân chúng phản đối.
Trong Lịch sự can thiệp của FMI/IMF để cứu vớt Khủng hoảng, có những nước đã phủ nhận sự cứu vớt dưới những điều kiện mà IMF/FMI đòi hỏi. Trong cuộc Khủng hoảng Tài chánh Á châu năm 1997, Mã Lai đã không nhận sự cứu vớt của IMF/FMI vì thấy những đòi hỏi có thể không phù hợp với chương trình phát triển Kinh tế của nước mình.
TT. PAPANDREOU là người kiên nhẫn, tha thiết đến sự cứu vớt của Vùng Euro, nhưng theo những phỏng vấn dân chúng, người dân Hy Lạp cảm thấy như mình bị chạm tự ái, khinh khi. Trục PHÁP-ĐỨC (SARKOZY-MERKEL), nhất là TT.SARKOZY, có lẽ đã quá tự hào, trịch thượng như là người đi cứu vớt những kẻ khốn cùng.
Chúng tôi nhớ lại vào năm 2002, khi hàng May Mặc Trung quốc tràn lan vào Liên Au, tàn phá những quốc gia miền Nam Aâu châu như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…, Liên Au đề nghị kiện Trung quốc tại WTO, nhưng hai nước Đức và Pháp đã giữ thái độ mơn trớn Trung quốc vì hai nước này “mơ mộng “ xuất cảng những hàng Kỹ thuật sang khối người khổng lồ Trung quốc. Vì thế, đã có sự bất bình giữa những nước miền Nam Liên Aâu đối với Trục Pháp-Đức.
Nước Ý đứng hàng thứ ba Kinh tế sau Pháp và Đức, nhưng vì Nợ Công của Ý tới 1900 tỉ Euro và bị công kích. Cặp SARKOZY-MERKEL đã dùng chữ “Triệu“ (Convoquer) TT.BERLUSCONI sang Bruxelles để chất vấn. Khi về nước, họp Nội các, TT.BURLUSCONI tự ái và phản ứng lại: “Nước Ý không cần những chỉ dẫn làm ăn của bất cứ ai ! “ Kinh tế trưởng của Ngân Hàng UBS Thụy sĩ bình luận về nợ của Ý và của Pháp đã so sánh: “Nợ công của Pháp còn nguy hiểm hơn nợ công của Ý bởi vì chủ nợ của Ý phần lớn là dân Ý trong khi ấy chủ nợ của Pháp là từ nước ngoài ! “
Đài Truyền Hình TSR1 Thụy sĩ tối 02.11.2011 bình luận về REFERENDUM Hy Lạp và sự nổi giận của TT.SARKOZY, đã nói như sau: “TT.SARKOZY và TT.MERKEL đã “triệu “ (convoquer) TT.PAPANDREOU sang Cannes để chất vấn như triệu một học trò đến trước Hội đồng Kỷ luật “
Trên đây, chúng tôi nhắc đến những sự việc mang khía cạnh tình cảm. Nhưng điều quan trọng hơn cả là Dân Hy Lạp nhìn mục đích việc cứu vớt đó là gì và dân Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng thiệt thòi ra sao. Giáo sư Savas ROBOLIS, Giáo sư Kinh tế của Đại Học Athenes đã phân tích như sau:
Vùng Euro đã cứu vớt lần đầu là 110 tỉ Euro vào tháng Năm 2010 và lần hai 109 tỉ Euro vào tháng Bẩy 2011. Những món tiền cứu vớt này là để trả những món nợ cho chính các Ngân Hàng Liên Au, chứ không có một đồng xu nào được cho vào Kinh tế Hy Lạp để phát triển và cứu thất nghiệp. Giáo sư lấy tỉ dụ số tiền 100 tỉ Euro: 65 tỉ trao cho Hy Lạp là để hoàn món nợ và tiền lời từ năm 1980, số còn lại sẽ được trao năm 2011 cũng là để hoàn nợ và trả tiền lời tích lũy. Như vậy sự cứu vớt Hy Lạp chính là sự cứu vớt những chủ nợ từ nước ngoài Hy Lạp. Kinh tế Hy Lạp chưa nhận được đồng xu nào, ngay cả cho những lương công chức hay những người hồi hưu. Trong khi ấy, Chương trình Thắt lưng buộc bụng đòi hỏi phải :
* Giảm trả hồi hưu 10%
* Tăng thuế TVA 4%
* Thăng thuế Thu nhập của dân 4%
* Buộc phải Tư nhân hóa 50 tỉ Euro. Việc này có những nguy hiểm đầu tư rơi vào tay nước ngoài.
Như vậy, ngoài việc nhận tiền cứu vớt để hoàn nợ thay cho Nhà Nước, dân chúng còn phải cắt giảm lương hưu và đóng thuế tăng lên để hoàn nợ và trả tiền lời.
Dân chúng tự hỏi: nhận tiền cứu vớt để trả nợ và tiền lời, rồi phải nhịn ăn và đóng thêm thuế để trả nợ và tiền lời nữa, tại sao không quỵt nợ luôn ?
TT.SARKOZY đã yêu cầu Tt.FILLON tuyên bố trước Quốc Hội Pháp họp 02.11.2011 để đặt vấn đề dứt khoát với Hy Lạp: “Trưng cầu dân ý để bỏ Vùng Euro cho dứt hay không chứ đừng mù mờ (sans ambiguité) đối với lòng tốt cứu vớt vì tình Đoàn kết (Solidarité) của những nước thuộc Vùng “. Thực ra đây là QUYỀN LỢI như chúng tôi phân tích trên đây chứ không phải tình cảm Đoàn kết.
Chính vì vậy, Phát Ngôn nhân của Chính phủ Hy Lạp đã phải cắt nghĩa rõ rệt rằng đây là Trưng Cầu Dân Ý đối với việc Cứu Vớt kèm Chương trình Thắt Lưng buộc Bụng chứ không phải là Trưng cầu dân ý về việc bỏ hay không Vùng Euro hay Tổ chức Liên Aâu.
Vùng Euro TỰ NỔ và hậu quả ra sao ?
Như chúng tôi vừa nói trên đây, cuộc Trưng cầu Dân ý này là nhằm hỏi Ý của dân chúng về việc Cứu Vớt do quyết định ngày 26/27.10.2011 kèm theo Chương trình Thắt Lưng buộc Bụng mà Vùng Euro buộc dân chúng Hy Lạp phải thi hành.
Đài Truyền Hình A2 Pháp cho biết rằng theo Phỏng vấn dân chúng thì 72% dân chúng Hy Lạp vẫn quyết định đứng trong Tổ chức Liên Aâu và 59% dân chúng có thể quyết định từ chối việc cứu vớt của kèm theo điều kiện thắt lưng buộc bụng, nghĩa là Hy Lạp có thể bỏ Vùng đồng Euro độc nhất.
Về việc Tổ chức Liên Aâu loại mội một nước Thành viên ra khỏi Tổ chức, đó cũng là điều khó khăn bởi vì phải có sự chấp thuận của toàn thể Thành viên gồm 27 nước. Theo những ký kết trong Vùng Euro, thì không có một tài liệu nào nói đến những điều kiện để loại một nước ra khỏi Vùng. Vì vậy việc Hy Lạp ra khỏi Vùng Euro chỉ có thể do Dân chúng Hy Lạp tự quyết định bằng Trưng Cầu Dân Ý.
Khi triệu TT.PAPANDEOU đến Cannes, TT.SARKOZY và TT.MERKEL thúc giục Hy Lạp phải làm REFERENDUM càng sớm càng hay, nhất là trước cuối năm 2011. TT.PAPANDREOU khẳng định rằng REFERENDUM sẽ được thực hiện ngày 04.12.2011.
Kết quả REFERENDUM ra sao ? Giả thử Dân Hy Lạp quyết định ra khỏi Vùng đồng Euro độc nhất. Trong Liên Au, có những nước không thuộc Vùng đồng Euro độc nhất. Tỉ dụ Anh quốc, Đan Mạch, Ba Lan… Những nước này vẫn phát triển và giao thương với Thị trường Liên Au. Đặc biệt người ta lưu ý đến trường hợp Ba Lan. Chính Bộ trưởng Tài chánh Ba Lan đã tuyên bố rằng trong cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2008, vì đồng tiền Ba Lan đứng ngoài Euro nên Ba Lan độc lập để quyết định những biện pháp Tài chánh. Trong khi ấy, nếu đứng trong Vùng Euro, những quyết định phải rằng buộc vào quyết định chung của những nước thuộc Vùng.
Đài Truyền Hình Pháp TF1 và A2 đồng đặt câu hỏi : Hậu quả nào khi Hy Lạp bỏ Vùng Euro? Những hậu quả sau đây:
=> Cho riêng Hy Lạp:
* Hy Lạp trở về đồng Tiền trước đây của mình. Hy Lạp sẽ phải tổ chức lại hệ thống kỹ thuật thanh trả tốn kém.
* Nếu định đồng Tiền Hy Lạp lúc đầu bằng giá với đồng Euro, thì tình trạng Lạm phát, phá giá đồng Tiền Hy Lạp sẽ xẩy ra đối với đồng Euro. Tuy nhiên việc phá giá này tạo cho hàng hoá Hy Lạp rẻ hơn và dễ xuất cảng sang Liên Aâu. Du Lịch Hy Lạp sẽ tăng.
* Đồng Tiền Hy Lạp mất giá vì vậy hàng hóa nhập cảng trở thành đắt hơn. Điều này có lẽ sẽ là kích thích cho dân Hy Lạp tiêu thụ hàng nội địa, một yếu tố kích thích Kinh tế Hy Lạp.
=> Cho Vùng Euro:
* Cả hai Đài Truyền Hình đều nhắc đến trường hợp “Truyền nhiễm “ sang các nước khác thuộc Vùng: Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ… để rồi cuối cùng còn lại Pháp và Đức.
* Khi đồng Tiền Hy lạp mất giá, thì việc hoàn nợ của Hy Lạp đã ký kết bằng Euro sẽ trở thành rất khó khăn và có thể đi đến trường hợp Hy Lạp quỵt không trả nợ. Đó là thiệt hại cho chính Vùng Euro. Phải nói rằng có lẽ các Ngân Hàng ngại sợ trường hợp này, nên đã tặng trước cho Hy Lạp 100 tỉ gỉam nợ.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.11.2011.
Web: http://VietTUDAN.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét