KỲ 2
Dẫn từ Vũ Kinh Tổng Yếu. Tiền Tập (Qu. X. Công thành pháp. trang 437, 438).
Đinh Độ (990 - 1053) và Tăng Công Lượng (998 - 1078) thời Bắc Tống (960 - 1127).
Cứ coi hình thì rõ ngay “vân thê” (thang mây) có phải là “thang dây” hay không - như Lê Mạnh Thát, do không biết vân thê là cái chi, nên dịch đại là “thang dây”.
Như hình vẽ cho thấy, loại Thang này được gắn trên xe, và xếp gọn lại được, trong xe có chỗ cho một số quân binh.
Cứ coi hình là đủ rõ, có lẽ không cần giải thích thêm!
Ở trang 124 Lê Mạnh Thát dịch 1 đoạn từ Bộ “Đại Việt sử lược”, trong đó có một câu: “Ta tạo thang bay để lên thành. Giặc kia dùng đuốc lửa, thang bay không thể đến gần”.
Bộ “Đại Việt Sử Lược” Lê Mạnh Thát dẫn trên đây tức Bộ “Việt Sử Lược”.
Đoạn dẫn trên Việt Sử Lược chép như sau:
- “Ngã vi phi thê dĩ lâm thành, bỉ thi dĩ hỏa cự, phi thê bất năng cận”.
(Phụ chú. Trần triều khi cướp ngôi triều Lý bắt người họ Lý đổi thành họ Nguyễn.
Đoạn trên đây Trần Quốc Vượng (trong nước) dịch như sau:
- “Ta làm phi thê (thang mây) để trèo lên thành; kẻ kia đem dùng hỏa cự (đuốc lửa), phi thê không thể đem đến gần”. (trang 101).
Coi 2 đoạn dịch văn trên đây của 2 ông Lê Mạnh Thát và Trần Quốc Vượng tôi thấy rõ rồi chẳng ông nào biết đích xác hình thù của cái dụng cụ công thành gọi là “phi thê” nó ra làm sao, cho nên một ông thì dịch là “thang bay” và ông kia thì dịch là “thang mây”.
Trần Quốc Vượng dịch “phi thê” là “thang mây” cho thấy ông được học giới trong nước gọi là “nhà sử học” này không biết là còn 1 thứ thang nữa gọi là “vân thê” (vân = mây).
Dịch “phi thê” là “thang mây” thì Trần Quốc Vượng dịch “vân thê” là cái gì đây?
+ Câu “bỉ thi dĩ hỏa cự” Trần Quốc Vượng dịch là “kẻ kia đem dùng hỏa cự (đuốc lửa)”.
- Chữ “dĩ” dịch là “đem dùng”, chữ “đem” dư thừa, một chữ “dùng” là đủ rồi; hoặc dịch là “lấy” cũng được.
- Tiếng “hỏa cự” chú thích thêm tiếng “(đuốc lửa)”, thừa chữ “lửa”, vì lẽ nói “đuốc” tức có “lửa” rồi, có ai mà không hiểu, lẽ nào lại có “đuốc nước”?
Trần Quốc Vượng sợ người ta nói mình không rành chữ Hán cho nên “nhà sử học” này dịch kiểu dịch từng chữ một như vậy? Mỗi ngôn ngữ có một tinh thần riêng, do đó, dịch từng chữ nhiều lúc rồi hóa dư thừa, thậm chí có lúc ngớ ngẩn!
Như vậy, đoạn văn dẫn trên của “Việt Sử Lược” - để đúng tinh thần tiếng Việt, và cũng không xa rời ý của nguyên tác, có thể dịch như sau:
- “Quân ta lấy thang cập vách thành (để leo lên), giặc dùng đuốc để đối phó, (bởi vậy) ta không thể đưa thang lại gần thành được”.
Thang ở đây dùng để leo lên thành, chữ “phi” nhằm diễn cái ý lên cao mà thôi, bởi vậy không cần phải dịch. Nếu cần thì ghi nguyên chữ là “phi thê” rồi giải thích.
(Phi thê Hình 1 và 2, TCDV chụp vào email này không được, quý vị nào muốn xem, chúng tôi gởi qua email riêng.)
Dẫn từ Vũ Kinh Tổng Yếu. Tiền Tập (Qu. X. Công thành pháp. trang 442).
P hi Thê. Hình 2.
2 loại phi thê: Niệp đầu phi thê (hình bên trái) và Trúc phi thê (hình bên phải).
Dẫn từ Vũ Kinh Tổng Yếu. Tiền Tập (Qu. X. Công thành pháp. trang 443).
Lê Mạnh Thát viết:
“Cuộc chiến tranh Hoa Việt năm 1075-1076 bắt đầu nổ ra. Đại Việt sử ký toàn thư 3 tờ 8a6-9a1 đã chép sự kiện này vào giữa tháng hai và tháng tám của năm Ất Mão Thái Ninh thứ tư (1075):…… (LSPGVN. tr. 122).
....... Đại Việt sử lược 2 tờ 15b9-16a10 lại chép sự kiện này vào mùa thu tháng chín năm Giáp Dần Thái Ninh thứ hai (1074):…… (LSPGVN. tr. 123).
Phía tư liệu Trung Quốc, chủ yếu là Tống sử và Tục tư trị thông giám trường biên, đều thống nhất là cuộc tấn công thật sự bắt đầu vào tháng 9, chính xác là ngày 15 Giáp Tuất, như Tục tư trị thông giám trường biên 268 tờ 10b đã ghi. Tháng 9 này thì phù hợp với Đại Việt sử lược, nhưng về năm thì không phải thuộc Giáp Dần mà là Ất Mão (1075) như Đại Việt sử ký 3 toàn thư tờ 8a5 đã chép. Đúng vào ngày đó 700 quân ta đã tới đánh Cổ Vạn. (LSPGVN. tr. 125).
[+ 700 quân. Lê Mạnh Thát viết chưa chính xác, chính xác là “hơn 700 người”].
Bộ Trường Biên (Qu. CCLXVIII) chép:
- “Hi Ninh bát niên.
Cửu nguyệt, Canh Thân sóc……
Giáp Tuất……
Thị nhật Man tặc thất bách dư nhân khấu Cổ Vạn Động.
(Cứ thập nhất nguyệt, thập nhất nhật tấu)”.
- Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 9, mồng 1, ngày Canh Thân.
Ngày Giáp Tuất……
Ngày này giặc Man hơn 700 người đánh phá Động Cổ Vạn”.
(Căn cứ tấu văn ngày 11 tháng 11)”.
Lê Mạnh Thát viết về các quan chức Trung Hoa bị quân Giao Chỉ giết:
“Rồi sau đó, một loạt các quân bộ từ phía biên giới nước ta đã ào ạt tiến qua đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hành Sơn và các châu Tây Bình, Châu Lộc của Quảng Tây. Các viên quản hạt Vĩnh Bình là Tô Tá và Thái Bình là Ngũ Cử cùng chúa trại Hành Sơn là Lâm Mậu Thăng tất cả đều bị giết, như Tục tư trị thông giám trường biên 273 tờ 4b đã ghi. Từ đấy, họ thẳng tiến nhắm hướng Ung Châu để đến vây hãm”.
(LSPGVN. tr. 125).
Lê Mạnh Thát cho biết là sự kiện Tô Tá ở Trại Vĩnh Bình và Ngũ Cử ở Trại Thái Bình bị giết được ghi trong “Tục tư trị thông giám trường biên 273 tờ 4b”.
Tôi xin dẫn lại những ghi chép về sự kiện kể trên trong bộ Trường Biên của Lý Đáo để thấy rõ vấn đề hơn:
- “Hi Ninh bát niên.
Thập nhị nguyệt Kỷ Sửu……
Đinh Dậu. Giao Chỉ vi Ung Châu……
Sơ, Thẩm Khởi Kinh Lược Quảng Tây, vọng ngôn bị chỉ, mưu thảo Giao Chỉ, hựu thiện phủ nạp Ân, Tĩnh Châu Nùng Thiện Mỹ cập ư Dung, Nghi Châu cương trí thành trại sát nhân dĩ thiên số. Giao nhân chấn nhiễu!
Chiếu Lưu Di đại Khởi, ký sử chiêu tập chi, nhi Di canh nãi vọng ý triều đình, hữu công thủ mưu, dục dĩ câu kỳ lập dị vi công! thủy khiển quan nhập khê động điểm tập thổ đinh vi bảo ngũ, thụ dĩ trận đồ, sử tuế thời tứ tập. Kế mệnh chỉ sử nhân đốc diêm vận chi hải tân tập chu sư, ngụ giáo thủy chiến. Cố thời Giao nhân dữ Châu, Huyện mậu dịch nhất thiết cấm chỉ chi!
Ư thị Giao Chỉ ích nhị, đại tập binh đinh mưu nhập khấu. Tri Ung châu Tô Hàm tư tri kỳ thực dĩ thư để Di thỉnh bãi sở hành tam sự như cố vô sử Giao nhân hưng sư hữu danh!
Di bất thính, phản di văn hặc Hàm thư nghị, hựu trách lệnh bất đắc triếp ngôn biên sự!
Di bất thính, phản di văn hặc Hàm thư nghị, hựu trách lệnh bất đắc triếp ngôn biên sự!
Ư thị Giao nhân quả đại cử chúng hiệu bát vạn. Thập nhất nguyệt để hải ngạn, vị tuần nhật hãm Khâm, Liêm nhị Châu, phá Ung chi Thái Bình, Vĩnh Bình, Thiên Lục, Cổ Vạn tứ Trại.
/ Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXI. Thần tông /.
- “Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng Chạp, mồng 1, ngày Kỷ Sửu……
Ngày Đinh Dậu Giao Chỉ vây Ung Châu……
Buổi đầu, khi Thẩm Khởi về trị lý Quảng Tây thì vọng ngôn là nhận chiếu chỉ Triều đình để mưu tính việc đánh Giao Chỉ, bên cạnh đó lại tự ý chiêu nạp phủ dụ Nùng Thiện Mỹ ở Ân Châu, Tĩnh Châu, và cho lập thành, trại ở ven Dung Châu, Nghi Châu, giết hại cả ngàn người. Người Giao Chỉ do đó kinh hoàng, chấn động!
Triều đình ra Chiếu chỉ cho Lưu Di về thay Thẩm Khởi, hy vọng Lưu Di chiêu tập được dân Giao Chỉ, nhưng rồi Lưu Di lại giải thích sai lạc ý triều đình hơn nữa, với ý định gây chiến tranh, nhằm lập được công trạng kỳ lạ. Trước hết, Lưu Di sai quan đến các vùng Khê động kiểm tra, tập họp trai tráng trong vùng, tổ chức thành đội ngũ, dạy trận đồ, và bắt học tập quanh năm. Tiếp đến, sai người đốc thúc dân chở muối tới các hải cảng và cho tụ họp chiến thuyền lại để dạy thủy chiến. Tất cả mọi việc giao dịch, buôn bán giữa người Giao Chỉ và các Châu, Huyện trước đây đều cấm chỉ.
Cho nên người Giao Chỉ càng thêm nghi ngờ, điều động đông đảo quân binh mưu tính vào cướp phá! Tri châu Ung Châu là Tô Hàm dò la biết được sự tình xác thực cho nên gởi thư cho Lưu Di xin bãi trừ 3 biện pháp kể trên, tái lập tình trạng trước đây, đừng để cho người Giao Chỉ có cớ mà động binh!
Lưu Di không nghe, trái lại gởi văn thư kết tội Tô Hàm có những nghị luận cản trở công việc, đồng thời khiển trách, lệnh cho Tô Hàm không được bàn về sự vụ Biên thùy!
Y như rằng, sau đó người Giao Chỉ điều động đại quân, quân số là 80,000 người! Vào tháng 11 quân Giao Chỉ cập bờ biển, để chưa được 10 ngày thì vây hãm được 2 Châu Khâm, Châu Liêm, và hạ được 4 Trại là Thái Bình, Vĩnh Bình, Thiên Lục, Cổ Vạn thuộc Ung Châu!
Trước đó một Quyển (Quyển CCLXX), Bộ Trường Biên chép:
- “Hi Ninh bát niên.
Thập nhất nguyệt, Kỷ Vị sóc……
Mậu Dần. Giao Chỉ hãm Khâm Châu, hậu tam nhật hựu hãm Liêm Châu.
Khâm Châu thập nhị nguyệt nhị thập nhật tấu đáo, Liêm Châu thập nhị nguyệt nhị thập nhị nhật tấu đáo”.
/ Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXX. Thần tông /.
- “Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 11, mồng 1 ngày Kỷ Vị (Mùi)……
Ngày Mậu Dần. Giao Chỉ hạ thành Khâm Châu, sau đó 3 ngày lại hạ Liêm Châu.
Khâm Châu thất thủ thì đến ngày 20 tháng 12 Tấu văn báo việc này mới về tới triều, Liêm Châu thất thủ thì đến ngày 22 tháng 12 Tấu văn báo việc này mới về tới triều”.
Ngày mồng 1 tháng 11 là ngày Kỷ Vị, tính lần tới, ngày Mậu Dần ghi trên là ngày 20.
3 ngày sau ngày Mậu Dần nói trên là ngày Canh Thìn, ngày 22 tháng 11.
Quyển CCLXX (270) ghi là ngày 20 tháng 11 Giao Chỉ hạ thành Khâm Châu, và sau đó 3 ngày, ngày 22, lại hạ thành Liêm Châu.
Quyển CCLXXI (271) chép là tháng 11 năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh quân Giao chỉ cập bờ biển Trung Quốc, để chưa đầy 10 ngày đánh hạ 2 Châu và 4 Trại.
Nối kết sự kiện lại thì có thể thấy không mấy khó là quân binh Giao Chỉ rồi cập bờ biển vào khoảng ngày 15, 16 tháng 11 năm Ất Mão (1075).
Lúc bấy giờ Tô Tá là đồng Quản hạt Binh giáp của Trại Vĩnh Bình, trong khi Ngũ Cử là đồng Quản hạt Binh giáp của Trại Thái Bình; và như thế thì 2 quan chức này đã tử trận sau ngày Liêm Châu thất thủ, tức sau ngày 22 tháng 11, năm Ất Mão (năm 1075).
Từ đó có thể thấy Lê Mạnh Thát nói sự kiện Tô Tá, và Ngũ Cử, bị giết đựợc chép trong Quyển CCLXXIII (Lê Mạnh Thát ghi số Á rập là 273) của Bộ Trường Biên là hoàn toàn sai lạc. Vì lẽ quyển CCLXXIII của Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” ghi chép những việc xảy ra trong tháng 2 năm Bính Thìn (1076) niên hiệu Hi Ninh thứ 9, tức hơn 2 tháng sau khi Tô Tá và Ngũ Cử tử trận!
Và câu “Từ đấy, họ thẳng tiến nhắm hướng Ung Châu để đến vây hãm” đặt vào thời điểm ghi chép của Quyển CCLXXIII bộ Trường Biên do đó cũng sai luôn!
Nói rõ ra Lê Mạnh Thát đâu thật sự đọc bộ Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên như ông ta ghi nào là tờ 2a, tờ 3c, nào là tờ 4d, 5f…..… chi chi đó, để người đọc rối mắt mà tin tưởng rằng ông ta đọc kỹ bộ Sử thư này!
Phần đầu Quyển CCLXXIII này có 2 Danh sách truy tặng 1 số quan chức ở Quảng Tây tử trận vào cuối năm trước và đầu năm này (chẳng hạn Trương Thủ Tiết tử trận ngày 4 tháng Giêng năm Bính Thìn), Tô Tá và Ngũ Cử nằm trong danh sách 1. Ai đó đọc, và cung cấp cho Lê Mạnh Thát, Lê Mạnh Thát cứ thế mà chép lại, không kiểm lại!
(2 danh sách những quan chức ở Quảng Tây tử trận này liệt kê ở một đoạn sau).
Sau cùng, trong đoạn văn của Lê Mạnh Thát trích dẫn trên đây tên gọi “Hoành Sơn” đã viết sai là “Hành Sơn”; chữ “Hoành” này nghĩa là “ngang”, như nói “tung hoành”.
Có điều là ở trang 129 Lê Mạnh Thát lại ghi đúng là “Hoành Sơn”; việc này cho thấy sự thiếu cẩn trọng Lê Mạnh Thát trong nghiên cứu.
Sự thiếu cẩn trọng này của Lê Mạnh Thát còn thấy qua việc ghi tên sách tham khảo và quyển thứ của sách…… chẳng hạn:
Ở trang 119, Lê Mạnh Thát dẫn tập bút ký “Tốc thủy kỷ văn” của Tư Mã Quang kể việc tiến sĩ Từ Bá Tường xin làm nội ứng cho Giao Chỉ. Lê Mạnh Thát viết là việc này được chép ở quyển “13” (Quyển Mười ba) của tập Bút ký kể trên.
Ở trang 129, nói về việc Giao Chỉ đốt thành Ung Châu rồi rút về, Lê Mạnh Thát cũng lại dẫn “Tốc thủy kỷ văn” và nói việc này ghi ở Quyển “3” (Quyển Ba) của tập Bút ký.
Thực ra, 2 sự việc trên đây đều được ghi chép ở Quyển XIII (13) của tập Bút ký kể trên của Tư Mã Quang, tập “Tộc Thủy Ký Văn”. Và ở đây lại thấy thêm một sai lầm nữa của Lê Mạnh Thát về Tên tập Bút ký: chữ “Tộc” (Tôc + dấu nặng) đọc sai là “Tốc” (Tôc + sắc) và chữ “Ký” (Ky + sắc) đọc sai là “Kỷ” (Ky + hỏi).
Minh Di án:
Phần ghi chú in chữ nhỏ trong đoạn ghi chép của Quyển CCLXX Bộ Trường Biên dẫn trên đây cho biết là Tấu văn báo sự việc Khâm Châu, Liêm Châu thất thủ về tới triều là các ngày 20 và 22 tháng 12 năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh (1075).
Thế nhưng, ở Quyển CCLXXI, phần Chính văn Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên lại ghi khác với ghi chú nói trên.
Xin dẫn ra đây để tham khảo.
Lý Đáo, tác giả Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên, chép:
- “Hi Ninh bát niên.
Thập nhị nguyệt Kỷ Sửu……
Đinh Vị. Thượng thủy văn Khâm Châu hãm, Quảng Tây Kinh Lược Ty tấu chí dã……
Kỷ Dậu. Quảng Tây Kinh Lược Ty ngôn Giao Chỉ hãm Liêm Châu”.
/ Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXI. Thần tông /.
- “Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 12, mồng 1 ngày Kỷ Sửu……
Ngày Đinh Vị (Mùi) nhà vua mới được tin Khâm Châu thất thủ, đây là Tấu văn của Ty Kinh Lược Quảng Tây đã về tới triều.
Ngày Kỷ Dậu. Ty Kinh Lược Quảng Tây báo cáo Giao Chỉ hạ được thành Liêm Châu”.
Mồng 1 tháng 12 là ngày Kỷ Sửu, tính lần tới:
Ngày Đinh Vị (Mùi) là ngày 19 tháng 12.
Ngày Kỷ Dậu là ngày 21 tháng 12.
Sai biệt giữa ghi chú và Chính văn về thời điểm Tấu văn của Ty Kinh Lược Quảng Tây báo việc Khâm Châu và Liêm Châu thất thủ về tới triều là 1 ngày cho cả 2 trường hợp:
Chính văn ghi rằng Tấu văn Khâm Châu về tới triều ngày 19 tháng 12, ghi chú lại nói là ngày 20 tháng 12.
Chính văn nói Tấu văn Liêm Châu về tới triều ngày 21, ghi chú nói ngày 22 tháng 12.
2 danh sách truy tặng các quan chức Trung Quốc tỉnh Quảng Tây tử trận đề cập ở trên nằm trong mục những ghi chép ngày mồng 4 (ngày Canh Dần) tháng 2, đầu năm thứ 9 Niên hiệu Hi Ninh, tức năm 1076.
Danh sách quan chức Trung Quốc tử trận như sau:
+ Danh sách 1.
1). Trang Trạch Phó sứ, Quảng Nam Tây Lộ (Quảng Tây) Đô giám Trương Thủ Tiết là Thành Châu Đoàn luyện sứ.
2). Cung Bị Khố phó sứ, Ung Châu Tả giang Đề cử Binh mã Tặc đạo Ôn Nguyên Dụ là Hoàng Thành sứ.
3). Hải Châu Đoàn luyện sứ.
4). Nội điện Thừa chỉ, Hồ Nam Đô giám Trương Tạp.
2 người kể trên, truy tặng Hoàng Thành sứ.
5). Hoành Sơn Trại chủ Lâm Mậu Thăng là Hoàng Thành sứ.
6). Ân Châu Thích sử.
7). Đông đầu Cung phụng quan, quyền Ung Châu, Tân Châu đồng Tuần kiểm Hứa Dự.
8). Vĩnh Bình Trại đồng quản hạt binh giáp Tô Tá.
3 người kể trên, truy tặng Tả Tàng Khố sứ.
9). Tây đầu Cung phụng quan Ung Châu Giám áp Nùng Nhật Tân.
10). Liễu Châu, Tượng Châu, Tân Châu đồng Tuần kiểm Vương Trấn.
11). Nghi Châu Giám thuế, quyền Thái Bình Trại Giám áp Quách Vĩnh Nguyên.
3 người kể trên, truy tặng Văn Tư sứ.
12). Tả ban Điện trực, Thái Bình Trại đồng quản hạt binh giáp Ngũ Cử.
Truy tặng Tả Tàng Khố phó sứ.
13). Hữu ban Điện trực, khâm Châu Đê Trác Trại chủ Trương Thủ.
Truy tặng Văn Tư phó sứ.
14). Tam ban Sai sứ, Khâm Châu Như Tích động Tuần phòng Ngũ Hoàn.
15). Tiền Kinh Lược ty Chỉ huy Lưu Thăng.
2 người kể trên, truy tặng Nội điện Thừa chế.
16). Tam ban Tá sai Đô kiềm hạt ty Chỉ huy Khang Minh.
17). Điện thị Sài Tề.
18). Kinh Lược ty Chỉ huy Phong Tự Nguyên.
3 người kể trên, truy tặng Nội điện Sùng ban.
Những người trên đây “giai dĩ Quảng Tây dữ Giao tặc chiến tử sự cố dã!”.
+ Danh sách 2.
1). Cung bị Khố sứ, Quảng Tây Đô giám Vu Tân.
Truy tặng Diệu Châu Quan Sát sứ.
2). Tây Kinh Tả Tàng khố Phó sứ.
3). Kinh Lược ty Chuẩn bị Sai sứ Trương Hoán.
2 người kể trên, truy tặng Hoàng Thành sứ.
4). Hoài Châu Phòng Ngự sứ.
5). Cung Bị khố Phó sứ, tri Liêm Châu Lộ Khánh Tôn.
2 người kể trên, truy tặng là Hoàng Thành sứ.
6). Thư Châu Đoàn luyện sứ.
7). Nội điện Thừa chế, tri Khâm Châu Trần Vĩnh Linh.
2 người kể trên, truy tặng Hoàng Thành sứ.
8). Trung Châu Thích sử.
9). Khâm Châu, Hoành Châu đồng Tuần kiểm Lương Kỳ.
2 người kể trên, truy tặng Hoàng Thành sứ.
10). Đức Châu Thích sử.
11). Dung Châu, Bạch Châu Đô Tuần kiểm Phan Nhược Cốc.
2 người kể trên, truy tặng Hoàng Thành sứ.
12). Ân Châu Thích sử.
13). Đông đầu Cung phụng quan.
14). Liêm Châu Duyên hải Tuần kiểm Lý Trọng Tuân.
3 người trên truy tặng Tả Tàng khố Sứ.
15). Tây đầu Cung phụng quan Liêm Châu Giám áp Chu Tông Thích.
16). Quyền Khâm Châu Giám áp Văn Lương.
2 người kể trên, truy tặng Văn Tư sứ.
17). Tam ban phụng chức Khâm Châu Giám áp Ngô Phúc.
18). Kinh Lược ty Chỉ sứ Lý An.
2 người kể trên, truy tặng Tây Kinh Tả Tàng khố Phó sứ.
19). Tá chức Khâm Châu duyên hải Tuần kiểm Tưởng Cấn.
20). Quyền Liêm Châu, Bạch Châu đồng Tuần kiểm Thẩm Tông Cổ.
2 người kể trên, truy tặng Cung Bị khố Phó sứ.
21). 22). Điện thị Khâm Châu Chỉ sứ Tống Đạo, Đinh Toại.
23). Liêm Châu Chỉ sứ Ngô Tông Lập.
3 người kể trên (21. 22. 23), truy tặng Nội điện Sùng ban.
24). Khâm Châu Kiềm thư Quân sự Phán quan.
25). Đại lý Tự thừa Lương Khắc Phụ.
2 người kể trên, truy tặng Tư nông Thiếu khanh.
26). Quân sự Suy quan Lý Hoàn, truy tặng Tỉ bộ Lang trung.
27). Tư hộ Tham quân Tiền Thế Kinh truy tặng Giá bộ Viên ngoại lang.
28). Tư lý Tham quân Lưu Xương Tông.
29). Tiền Uất Lâm Châu Tư lý Tham quân Tào Khả.
30). Liêm Châu huyện, Hợp Phố huyện Chủ bạ Lương Sở.
3 người kể trên, truy tặng Tỉ bộ Viên ngoại lang.
31). Khâm Châu Giám thuế nhiếp châu Âu Dương Diễn.
32). Liêm Châu Tư hộ Tham quân Thái Tiếp.
33). Tư lý Tham quân Trần Gián.
3 người kể trên, truy tặng Ngu bộ Viên ngoại lang.
Những người trong danh sách trên “giai vị Giao tặc sát hại cố dã!”.
Cộng 2 danh sách là 18 + 33 = 51 người.
Minh Di
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét