Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Bài thứ 4 - Kỳ 3 - Phê bình cuốn sách của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát

KỲ 3


Ngoài thời điểm tử trận của Tô Tá ở Trại Vĩnh Bình, Ngũ Cử ở Trại Thái Bìnhtheo Lê Mạnh Thát nói là được ghi chép ở quyển 273 của bộTrường Biên”, cũng liên quan Quyển CCLXXIII này của “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” có 1 điểm cũng cần nói sau đây:
Lê Mạnh Thát viết:
       Tục tư trị thông giám trường biên 273 tờ 4b chép việc tên tướng coi Khâm Châu là  Trần Vĩnh Linh, khi quân ta tiến đánh vẫn chủ quan bày rượu uống, sau bị giết cùng với các viên Giám áp Văn LươngNgô Phúc, Tuần kiểm Tưởng Cẩn, Giám thuế Âu Dương Dẫn và các viên chỉ sứ Tống Đạo, Đinh Toại. Viên tướng coi Liêm Châu là Lỗ Khánh Tông cũng bị giết với tri huyện Hợp Phố là Lương Sở, Giám áp Chu Tông Thích, Chỉ sứ Ngô Tông Lập.
       Đạo quân chiến thắng ở Liêm Châu tiến thẳng lên phía đông bắc, tiến chiếm Bạch Châu. Viên tuần kiểm châu này Thẩm Tông Cổ bị giết, như Tục tư trị thông giám trường biên 273 tờ 5a đã ghi”.
(LSPGVN. tr. 125, 126).
Trước hết, kiểm lại thì thấy 10 Quan chức tử trận tại Quảng Tây Lê Mạnh Thát ghi lại ở đoạn trên đều nằm trong danh sách truy tặng thứ 2 tôi đã dẫn ở trên. Đã biết đây chỉ là danh sách những quan chức đã chết ở các thời điểm khác nhau được truy tặng, nhiều người đã tử trận vào tháng 11 năm trước, tức năm 1075, khi Khâm Châu và Liêm Châu thất thủ.
Quyển CCLXXIII này chép việc xảy ra vào tháng 2 và tháng 3 năm 1076, do đó, để cho rõ hơn Lê Mạnh Thát phải nêu ra điểm này. Người có Bộ “Trường Biên” thì biết được trong khi những người không có bộ Sử thư này trong tay rồi sẽ nghĩ (sai lầm) là tất cả những quan chức nói nói trên đều tử trận vào năm 1076.
Tiếp đến, trong Quyển CCLXXIII Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” không có đoạn nào “chép việc tên tướng coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Linh, khi quân ta tiến đánh vẫn chủ quan bày rượu uống cả!
Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” tôi hiện có là Ấn bản 20 cuốn, sách có khổ là 20.25 cm x 13.90 cm.
(Đây là Bình trang bản, bìa mỏng.
Lại có Tinh trang bản, bìa cứng, gộp 2 cuốn lại thành một, chỉ còn 10 cuốn).
Quyển CCLXXIII nằm trong cuốn 11, từ trang 6674 tới trang 6697, tức 24 trang. Nêu rõ như vậy để cho thấy số trang của Quyển này không nhiều để có thể đọc sót.
Tôi lại duyệt các Quyển CCLXX, CCLXXICCLXXII, là các Quyển ghi các việc xảy ra trong các tháng 11 [tháng Khâm ChâuLiêm Châu thất thủ], tháng 12 năm 1075, và tháng Giêng năm 1076 để coi có Quyển nào chép Trần Vĩnh Linh bày rượu uống như Lê Mạnh Thát đã viết như đã dẫn hay không? - Tuyệt nhiên không!
Ở trang 127 LSPGVN Lê Mạnh Thát viết:
       “Theo Tục tư trị thông giám trường biên 271 tờ 6b thì quân của Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã hội về Ung Châu vào ngày mười tháng chạp năm Ất Mão, tức ngày 18 tháng giêng năm 1076 và bắt đầu vây hãm thành. Viên coi Ung Châu là Tô Giàm tuy là một quan văn, nhưng đã có một thời gian ở vùng Quảng Tây khá lâu và đã coi thành này được năm năm. Khi đại quân ta tới, y ngoan cố kiên quyết tử thủ. Để tử thủ, y tiến hành một số biện pháp.
Trước hết, y cho liên lạc với Quế Châu xin viện binh…… Tiếp đến, y tìm cách củng cố tinh thần chiến đấu của quân và dân trong thành. Nhằm làm gương, y không cho di tản gia đình ra khỏi thành và bắt quả tang tên đại hiệu Dịch Tích muốn trốn, đem chém bêu đầu thị uy.
        “Do thế cuộc chiến ở Ung Châu xảy ra rất quyết liệt và thảm khốc, phải kéo dài trên 40 ngày. Cuối cùng, do quân ta vây quá chặt, Tô Giàm phải dùng thư vấn trong sáp ong, cho người ngậm trốn ra khỏi thành đến Quế Châu. Khi tên Đề kiểm hình ngục Tống Cầu nhận được thư......”.
+ Bộ Trường Biên chép về thời điểm vây Ung Châu như sau:
- Hi Ninh bát niên.
Thập nhị nguyệt, Kỷ Sửu……
Đinh Dậu. Giao Chỉ vi Ung Châu.
                      /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXI. Thần tông kỷ  /.
- Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.
Tháng 12, mồng 1, ngày Kỷ Sửu……
Ngày Đinh Dậu. Quân Giao Chỉ vây Ung Châu.
Ngày mồng 1 là ngày Kỷ Sửu, tính lần tới, ngày Đinh Dậungày mồng 9.
Nếu thực sự đọc Bộ Trường Biên thì sao Lê Mạnh Thát lại có thể sai như vậy?
Còn về ngày Ung Châu thất thủ Lý Đáo cho biết:
- “Hi Ninh cửu niên.
Xuân chinh nguyệt Mậu Ngọ sóc……
Canh Thìn……
Thị nhật Giao tặc hãm Ung Châu”.
                     /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXII. Thần tông kỷ  /.
- “Năm thứ 9 Niên hiệu Hi Ninh.
Mùa Xuân, tháng Giêng, mồng 1 ngày Mậu Ngọ……
Ngày Canh Thìn……
Ngày này giặc Giao Chỉ hạ thành Ung Châu”.
Từ ngày Mậu Ngọ tháng Giêng tính lần tới, ngày Canh Thìnngày 23 tháng Giêng.
Như vậy, từ ngày Đinh Dậu (mồng 9) tháng Chạp năm Ất Mão (1075) Giao Chỉ bắt đầu vây thành Ung Châu tới ngày Canh Thìn (ngày 23) tháng Giêng năm Bính Thìn (1076) hạ được thành này, thời gian trải 44 ngày.
+ “đại hiệu Dịch Tích”.
Bộ “Trường Biên” Qu. CCLXXI chép như sau:
- “Đại hiệu Địch Tích Âm dục xuất bôn, Hàm sử nhân phục môn ngoại kiêu kì thủ dĩ tuấn”.
- “Chức Đại hiệu Địch Tích Âm muốn trốn khỏi Thành, Tô Hàm sai người phục ngoài cổng thành bắt chém đem bêu đầu trên đầu thành”.
Tên của chức Đại hiệu này là Địch Tích Âm, Lê Mạnh Thát ghi sai là “Dịch Tích”, sai cả số chữ của Tên lẫn tên Họ: Tên gồm có 3 chữ, không là 2 chữ; và Tên họ là “Địch” chứ không phải là “Dịch”.
+ Viết “Đề kiểm hình ngục” thì sai chữ “kiểm”, đúng là “điểm”, “Đề điểm Hình ngục”.     
Đề điểm Hình ngục là tên gọi vắn tắt của “Đề điểm Hình ngục Công sự”, giản lược nữa thì gọi “Đề hình”.
Đặt ra vào sơ kỳ thời Triệu Tống (960 - 1279), ở địa phương nhiệm vụ của chức này là coi về Tư pháp, Hình sự và Giám sát, đồng thời còn kiêm cả việc nông tang.
Riêng ở địa hạt Biện Kinh (Kinh đô của triều Bắc Tống [960 - 1127]) thì chức này được gọi là “Đề điểm Khai Phong Phủ giới”, nhiệm vụ lo về trị an, thị trường, sông rạch..... và qua tới thời Nam Tống (1127 - 1279) đổi gọi là “Đề điểm Kinh điện Hình ngục”.
Thời Kim triều gọi là “Đề Hình Sứ”, sau đổi gọi là “Án Sát Sứ”.
Chức quan này, dưới 2 triều Minh (1368 - 1644), Thanh (1644 - 1911), ở các tỉnh được gọi là “Đề hình Án Sát sứ”.
Kết thúc phần về chiến sự ở Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, Lê Mạnh Thát viết:
       “Chiến thắng Khâm, Liêm, Ung đã được Pháp Bảo Hải mô tả lại một cách hào hùng trong văn bia chùa Linh Xứng…… Và chiến thắng này đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của Vương An Thạch”.
(LSPGVN. tr. 129).
Lê Mạnh Thát viết về Lịch sử mà bất thông Lịch sử!
Lê Mạnh Thát rồi có đọc Lịch Sử Trung Quốc hay không mà ba hoa, khoác lác nói rằng chiến thắng cuối năm 1075 (Khâm Châu và Liêm Châu), và đầu năm 1076 (Ung Châu) của Giao Chỉ rồi đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của Vương An Thạch?  
Vương An Thạch từ chức vì vấn đề nội tình Chính trị của Tống triều.
Vương An Thạch giữ quyền điều hành Quốc gia từ năm Kỷ Dậu (1069). Nhằm cứu vãn tình thế ngày một xuống dốc của Tống triều ông đã đề ra 1 số biện pháp cải cách được mệnh danh là “Biến Pháp”, hay còn gọi là “Tân Pháp”, nhưng Vương An Thạch đã gặp sự phản đối mạnh mẽ của một số đại thần, cũng như một số học giả bảo thủ, tiếng tăm phải nói rất lớn đương thời như Văn Ngạn Bác (1006 - 1097), Lữ Hải (1014 - 1071), Lữ Công Trứ (1018 - 1089), Sử gia Tư Mã Quang (1019 - 1086) và 2 anh em Triết Học gia Trình Hiệu (1032 - 1085), Trình Di (1033 - 1107)……
Cần nói thêm ở đây là những người phản đối Tân Pháp hầu hết đều những người có tiếng tăm danh vọng thời ấy, trong triều, ngoài triều đều kính ngưỡng, coi họ là những bậc học thức, đạo đức, vì vậy sự thi hành Biến pháp đã gặp phải rất nhiều lúng túng và trở ngại!
Về các vấn đề Chính trị thời đó những người phản đối “Biến Pháp” thực ra đã chẳng có ý kiến nào trác tuyệt cả. Những gì họ công kích Vương An Thạch phần lớn rồi dựa trên tính khí, hay nói rõ hơn, những người này rồi chỉ “đối Nhân” chứ không “đối Sự”. Lý do chủ yếu phản đối của họ là Tân Pháp sách nhiễu dân, Pháp tắc tổ tông không thể bỏ… chứ họ không có bất cứ một cải cách Chính trị nào.
Sử đã gọi những người tán đồng Biến PhápTân Đảng, và bên kia là Cựu Đảng.
2 Đảng đã công kích nhau kịch liệt suốt thời gian Vương An Thạch nắm quyền, nhưng cuối cùng Vương An Thạch đành ôm hận rời khỏi Chính trường.
Sự đối đầu giữa Tân và Cựu càng trở nên gay gắt hơn một phần là do nơi cá tính của Vương An Thạch cao ngạo, cố chấp…… Người nào phản đối ông ông đều cho là hạng không đọc sách, là hạng phàm tục! Vì vậy những người trước kia tán thành Biến Pháp và có ý trợ lực Vương An Thạch, như Trình Hiệu chẳng hạn, rốt cục bước qua bên kia!
Ngoài ra, học giả là Sử gia Tiền Mục (1895 - 1990) còn có cái nhìn mới lạ về vấn đề khi nhận định rằng tranh chấp Tân ĐảngCựu Đảng ở đây còn là một tranh chấp có tính cách địa phương, giữa người miền Nam và người miền Bắc Trung Quốc!
Thực vậy, thuộc Cựu Đảng phần lớn là người ở phương Bắc Trung Quốc, trong khi đó người miền Nam chiếm đa số trong Tân Đảng.
Với một Cương vực rộng lớn như Trung Quốc, 2 miền Nam / Bắc, do các điều kiện về địa hình, khí hậu, vật sản…… có những khác biệt mà phong tục, tập quán xã hội, và cả tánh tình, phong cách, của dân cư 2 miền đã sẵn những nét bất đồng! Từ đó mà cách suy nghĩ, tư tưởng, thái độ, phong cách ngôn luận....... cũng không giống nhau, bởi vậy một khi tiếp xúc thì 2 bên rất dễ sinh đụng chạm, để cuối cùng tranh chấp Chính trị, ở một góc độ nào đó, đã biến thành tranh chấp Địa phương!
Nắm quyền được 6 năm, từ năm Kỷ Dậu cho đến tháng 4 năm Giáp Dần (1069 - 1074) Vương An Thạch bị bãi chức. Qua tháng 2 năm sau, năm Ất Mão ông được phục chức nhưng tới ngày 23 (Bính Ngọ) tháng 10 năm Bính Thìn thì lần nữa bị bãi chức. Lần này Vương An Thạch từ bỏ Chính trường trở về sống ẩn dật hết 10 năm cuối cuộc đời.
Tóm lại, Vương An Thạch không được nắm quyền chính trị nữa là vì Tân Pháp của ông không đạt được những hiệu quả như mong muốn, từ đó áp lực nặng nề của Cựu Đảng càng nặng hơn, dẫn tới việc xin từ nhiệm của ông. Việc bãi nhiệm Vương An Thạch đã chẳng khởi nguồn từ sự kiện Tống triều thất trận ở Khâm Châu, Liêm Châu - nhất làUng Châu - như Lê Mạnh Thát vì thiếu kiến thức Sử học nên nói bậy!
Chính sách thất bại đương nhiên kéo xuống theo người tạo lập ra chính sách, và được giao quyền hạn để thực thi chính sách! Đây là trường hợp của Vương An Thạch.
(Về tranh chấp giữa Tân Đảng / Cựu Đảng, cái hay, chỗ dở của Biến Pháp, cũng như nhận định của các Sử gia tiếng tăm hiện đại:
Tham khảo:
~ Lữ Tư Miễn (1884 - 1957).
Trung Quốc Thông Sử.
Đệ thập tam Chương - Bắc Tống đích tích nhược.
~ Tiền Mục (1895 - 1990).
Quốc Sử Đại Cương.
Đệ tam thập tam Chương - Tân, Cựu Đảng tranh dữ Nam, Bắc nhân tài).
Trong phần CUỘC TIẾN CHIẾM CÁC CHÂU KHÂM, LIÊM VÀ UNG NĂM 1075, từ trang 116 tới trang 146 của bộ “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam”, Lê Mạnh Thát nhiều lần dẫn bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”.
Nếu Lê Mạnh Thát có đọc bộ Sử thư vừa kể thì lẽ nào Lê Mạnh Thát lại không biết là ở Quyển CCLXXIV (Qu. 274) đã chép ngày 23 (Bính Ngọ) tháng 10 năm Bính Thìn Tống  Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085) thuận cho Vương An Thạch từ nhiệm.
Từ ngày Ung Châu thất thủ, ngày 23 tháng Giêng năm Bính Thìn (1076), cho tới ngày Vương An Thạch từ chức, ngày 23 tháng 10 cùng năm, là tròn 9 tháng.
Nếu chiến thắng Ung Châu, như Lê Mạnh Thát “oang oang” khẳng định trong đoạn văn đã dẫn, đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của Vương An Thạch thế thì tại sao  Tống Thần tông đã không có một sự khiển trách nào, trái lại, vẫn giữ Vương An Thạch tại chức Tể tướng?
Nếu Lê Mạnh Thát thực sự đọc Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” thì lẽ nào lại không biết sự kiện trên? thì Lê Mạnh Thát giải thích sao về sự kiện sau một thất trận nặng nề như Ung Châu mà Vương An Thạch, như Sử đã chép, vẫn an nhiên tại chức trong một thời gian phải nói là khá lâu như thế?
Minh Di

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét