Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Vai trò của hồ chí minh trong trận Mậu thân qua bài viết của Vũ Kỳ

Ông Vũ Kỳ và ông Hồ tháng 09.1960
Lời giới thiệu:
Trong nhiều năm trước đây guồng máy tuyên truyền cuả chính phủ Hà Nội đã thần thánh hoá Hồ chí Minh bằng sách báo và phim ảnh khiến cho dư luận trong và ngoài nước đều nghĩ và tin ông Hồ là một nhân vật có một quyền uy, quyền lực tuyệt đối trong chức vụ chủ tịch Ðảng và sau này là chủ tịch nước. Sau năm 1975, Ðảng còn lấy tên ông Hồ đặt tên cho thành phố Sài gòn khiến người ta càng tin tưởng quyền hành tuyệt đối của ông trong bộ máy quyền lực , ngay cả sau khi ông qua đời.
Tuy vâỵ, có hai người, một ngưòi là sử gia Pháp và người kia là cán bộ cuả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã đưa ra nhận định là ông Hồ chí Minh bị thất sủng lúc cuối đời. Nói thẳng ra là ông bị tước hết quyền lực vào thời kỳ cuối của cuộc đời ông. Ðó là một chuyện rất khó nhìn thấy trong một chế độ như chế độ Cộng sản Việt Nam, vốn thần thánh hóa ông Hồ trong thời gian ông còn sống và ngay cả sau khi ông qua đời.
Người thứ nhất là sử gia Pháp Pierre Brocheux, người đã bỏ ra trên nửa thế kỷ nghiên cứu về Hồ chí Minh, đã đưa ra nhận định chính xác như sau trong bài phỏng vấn với đài BBC vào tháng 10 năm 2003 như sau :
" Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời , ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực , tức là không hề có quyền gì, ông ấy biến thành một biểu tượng . Vì thế cuốn sách của tôi còn có một tựa đề nữa là " Hồ chí Minh, một nhà cách mạng biến thành một biểu tượng " . Ý tôi muốn nói ông bị người ta biến thành một biểu tượng không có quyền, một biểu tượng yếu về quyền lực ".
Pieree Brocheux khá tài giỏi khi phát hiện được chuyện Hồ chí Minh bị tước quyền lực lúc cuối đời nhưng ông không đưa ra những chứng minh cụ thể nào cho nhận định của ông . Chuyện Hồ chí Minh bị đẩy ra khỏi Việt Nam trong dịp Tết Mậu Thân là một dấu hiệu rõ ràng nhất của chuyện suy yếu quyền lực của Hồ chí Minh lại không được Pierre Brocheux mổ xẻ chi tiết nhằm chứng minh cho lập luận của ông.
Người thứ hai là Lữ Phương, một cán bộ có chức vụ thứ trưởng trong tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã nhìn thấy chuyện Hồ chí Minh mất quyền lực trong trận Tổng công kích Tết Mậu Thân. Ðó là ưu điểm của Lữ Phương so với Pierre Brocheux. Nhưng Lữ Phương không nhìn ra được âm mưu cuả bọn đàn em Lê Duẩn , Lê đức Thọ tính toán dùng tai nạn phi cơ để giết Hồ chí Minh vào tối thứ bảy 23- 12 – 1967 khi Hồ chí Minh và người hầu cận Vũ Kỳ trở về Hà Nội từ Trung Cộng . Hồ chí Minh thoát chết vì viên phi công lái quá tài giỏi, đáp phi cơ theo trí nhớ khi đèn hiệu trên sân bay đổi.
Trong bài " Huyền thoại Hồ chí Minh " Lữ Phương đã đưa ra những nhận định chính xác về chuyện Hồ chí Minh bị bọn đàn em cho ra rìa trong trận Mậu Thân như sau :
" ..Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiêù người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rià suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ nguyên Giáp , uy tín như cồn sau Ðiện Biên Phủ, ra thay mặt Ðảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hoà bình, trong Ðảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cưòng độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy : bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu chung số phận với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia.. nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng , không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ ( đăng trên một số báo Văn Nghệ Xuân cách đây vài năm ), công lao cuả Hồ chí Minh trong cuộc " Tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 " vỏn vẹn chỉ có bài thơ " Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà ". Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa di ...nghỉ. Vũ Kỳ thuật lại rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc " Tổng tấn công và nổi dậy " nổ ra qua Ðài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh- cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đốinghịch nhau trong Ðảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh: nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài : Lê Duẩn- Lê đức Thọ đối đầu với Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết cuả ông cũng đã được cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ khai thác triệt để để " xài " một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2- 9 vì trùng với ngày Quốc Khánh nên người ta dời lại 3- 9 – 1969. Trongdi chúc cuối cùng, ông muốn được hoả táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vaò một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiều tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông "
( Trich từ bài " Huyền thoại Hồ chí Minh " của Lữ Phương)
Nói chung, Pierre Brocheux và Lữ Phương đều nhìn thấy tình trạng mất quyền lực của Hồ chí Minh trong những ngày tháng cuối đời. Nhưng cả hai Pierre Brocheux và Lữ Phương không giải thích được vì sao Hồ chí Minh bị thất sủng và mất quyền lực trong những năm cuối đời. Về chuyện này chính Hồ chí Minh đã trả lời minh bạch trong di chúc viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 rằng ông bị cô lập và tước hết quyền lực sau khi ông tìm cách liên lạc và tính chuyện hoà hợp hoà giải với ông Ngô đình Diệm vào xuân 1963. ( Có thể vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái rồi bấm vào bài số 114 ) Một cách lý giải về chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực trong những năm cuối đời ) để rõ tường tận hon vấn đề này.
Trận Mậu Thân đã cho thấy rõ ràng Hồ chí Minh không còn quyền hành gì nưã cả. Bài viết của Vũ Kỳ dù được viết kheó leó đến đâu đi nữa thì cũng phô bày cái thế thất thế không che dấu nổi của Hồ chí Minh. Nguyên nhân thất thế của Hồ chí minh bắt nguồn từ xuân năm 1963, khi Hồ chí Minh gửi 2 cành đào tặng Tổng thống Ngô đình Diệm với ước mong hoà hợp hoà giải với miền Nam. Quốc tế Cộng sản cho phép đàn em như Lê Duẩn và Lê đức Thọ tưóc hết quyền của Hồ chí Minh sau khi Hồ chí Minh tính chuyện thoả hiệp với Tổng thống Ngô đình Diệm. Trong di chúc viết ngày 14 – 8 – 1969 , Hồ chí Minh đưa ra nhận định là Ngô đình Diệm bị giết và bản thân Hồ chí Minh bị tước hết quyền lực vì toan tính thoả hiệp này. Hồ chí Minh và Ngô đình Diệm không phá vỡ nổi gọng kềm sắt đá mà Cộng sản và Tư bản áp đặt lên hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Thân phận nhược tiểu của nước Việt Nam đau đớn và nhục nhã như thế đó !
Trong dịp Tết Mậu Thân., thật đáng tội nghiệp cho Hồ chí Minh không được ở quê nhà hưởng tết cùng đồng bào thân yêu , trái lại bị tống qua Bắc Kinh nằm chầu rià một cách cô đơn, buồn bã. Thân phận Hồ chí Minh lúc đó thui thủi như con mèo bị cắt tai vậy . Cho nên qua diễn tiến Tết Mậu Thân, chuyện Hồ chí Minh bị thất sủng không còn là một chuyện mơ hồ nữa mà là một sự thật trắng trợn và phũ phàng mà ai cũng nhìn thấy.
Trần viết Ðại Hưng ( tháng 2 năm 2010 )
 
 * * *  BÀI CUẢ VŨ KỲ VIẾT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH  ÐÔÍ VỚI SỰ BIẾN MẬU THÂN, XUẤT HIỆN TRÊN BÁO VĂN NGHỆ CÁCH ÐÂY 11 NĂM
Triệu Tử, viet-studies
16. 07.2009
Lời cuả người sưu tầm : Sau khi đọc " Một chút tư liệu về việc viết và công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh " trên viet-studies, tôi dò đến bài trên báo Công An Nhân Dân đề cập bài của Lữ Phương viết về Hồ chí Minh và thấy thật sự thì bài viết này của Lữ Phương đã có sẳn nơi " Ðặc trang Lữ Phương " cuả viet-studies ( www.viet-studies.info) ( mục " Từ Nguyễn tất Thành đến Hồ chí Minh ") , nói thật cụ thể về xuất xứ bài của Vũ Kỳ, tôi đã nhờ bạn bè tìm hộ và biết chắc đó là bài " Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy" đăng trên Văn Nghệ số tết Mậu Dần 1998 trang 4. Vì đây là một tư liệu quan trọng , do Vũ Kỳ là thư ký riêng thân tín và lâu năm của Chủ tịch Hồ chí Minh công bố như một chứng từ , tôi mạo muội xin báo Văn Nghệ cho phép tôi nhờ viet-studies đăng lại, mục đích chỉ muốn rọi sáng thêm một vài chi tiết đáng chú ý xảy ra trong những năm cuối đời của Hồ chí Minh mà về mặt nghiên cứu nhiều người đã nhắc đến. Sau phần đăng tải bài viết của Vũ Kỳ, với tư cách là một người sưu tầm, tôi cũng xin mạn phép đưa ra một vài ý kiến thô thiển , nhận xét về bài viết có ý nghĩa lịch sử đó. ( Triệu Tử )
Vũ Kỳ
Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy
Hội nghị Trung ương 14 khoá 3 họp vào tháng 6 năm 1967 đã quyết định mở cuộc tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 để đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lên một bước mới , giành thắng lợi quyết định.
Suốt 6 tháng trời nỗ lực ráo riết, việc chuẩn bị về cơ bản đã hoàn thành – cần có một cuộc họp Bộ chính trị để rà soát lại toàn bộ mọi công tác và hạ quyết tâm chiến lược , cho toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân. Lúc này Bác Hồ đang nghỉ ở Bắc Kinh. Sáng ngày 21—12 - 1967, Văn Phòng trung ương điện sang mời Bác trờ về dự hội nghị sẽ khai mạc vào sáng 28- 12 - 1967
Bấy giờ tối thứ bảy, ngày 23 tháng 12, máy bay đưa Bác đến vùng trời Hà Nội. Lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch 15 độ. Ðồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánhkhông theo đèn. Rất may là an toàn. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm văn Ðồng, Lê đức Thọ ra đón Bác tại sân bay, đưa Bác về nhà và báo cáo công việc với Bác.
Buổi làm việc kéo dài đến tận khuya. Bác nói vui, " Sắp bước vào năm đánh lớn, phải giữ sức để đánh được liên tục". Trước khi đi ngủ Bác gọi dây nói sang Văn phòng Quân uỷ , hỏi sức khoẻ của đồng chí Võ nguyên Giáp – lúc này nghỉ ở H ung- ga – ri và nhắc gửi thiếp và quà cho vợ chồng chú Văn. Bác nói:
- Dịp nô-en và Tết dương lịch bên ấy như Tết ta ở bên mình. Tâm lý những người xa quê hương rất mong có một món quà của Tổ quốc.
Trên các chiến trường công tác chuẩn bị khẩn trương vẫn được tiến hành; một số lớn các lượng thuốc nổ , vũ khí bí mật đã được chuyển vào các thành phố , đô thị miền Nam.
Sáng 25 tháng 12 năm 1967, thứ hai, 7 giờ 15 phút, Bác sang hội trường Ba Ðình, chủ tọa cuộc gặp mặt chúc mừng năm mới của Ðoàn ngoại giao ở Hà Nội . Bác rất vui, chúc năm mới Ðoàn ngoại giao. Tiếng Bác sang sảng và như trẻ ra.
Ngày 28 tháng 12 năm 1967, Bộ chính trị họp phiên đặc biệt ngay bên nhà Bác Hồ, có bản đồ to kê trên bục trong phòng họp và nhiều tướng lĩnh đến báo cáo .
Từ sự phân tích và nhận định tình hình, Bộ Chính trị đề ra: " Nhiệm vụ trọng đại của ta là động viên những nỗ lực của toàn Ðảng, toàn quân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi quyết định".
Chiều tối sau phiên họp Bộ Chính trị kéo dài và căng thẳng, Bác trở về nhà sàn, chân bước chậm rãi, có lẽ có một điều gì đó khiến Bác chưa thật an tâm. Cuộc họp hôm nay Bác chủ trì, ngồi ở ghế đầu bàn. Ðồng chí Lê Duẩn báo cáo toàn bộ vấn đề và quán xuyến việc thảo luận.
Ðèn trên buồng ngủ Bác đêm nay tắt chậm hơn mọi tối.
Chiều 29 tháng 12, Bác Hồ mời Bác Tôn đến cùng ăn cơm. Ngắm hai cụ già thân mật đi bên nhau, thanh thản ung dung, nói cười vui vẻ , ta cảm thấy cuộc đời đẹp biết bao, tưởng như đất nước thanh bình.
Ngày 30 tháng 12, thứ bảy, buổi sáng từ 7 giờ 15 đến 9 giờ 30, Bác lại dự họp Bộ Chính trị, nghe đồng chí Cao văn Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng, báo cáo thêm những diễn biến mới nhất của tình hình chiến sự miền Nam. Bác ngồi nghe, một tay giữ lấy kính, chăm chú nhìn vào bản đồ khổ lớn treo trên tường.
Buổi chiều từ 17 giờ đến 18 giờ, Bác tham dự phiên họp cuối năm của Hội Ðồng Chính Phủ. Bác tặng mỗi người , từ bộ trưởng đến nhân viên phục vụ một quả cam hái từ vườn Bác và một thiếp hồng chúc mừng năm mới . Nói chuyện trong phiên họp , Bác biểu dương những thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam Bắc, khen ngợi sự cố gắng cuả các ngành, các bộ. Bác đặc biệt khen ngợi các cháu thanh niên, thiếu niên , cả gái và trai. Bác nói, " Chúng ta là những người tham gia cách mạng lâu, đã chống Pháp thắng lợi , cứ tưởng chúng ta có nhiều kinh nghiệm rồi, nhưng bây giờ phải học tập chiến sĩ, học tập thanh niên. Thanh niên ta bây giờ hăng hái làm việc, không kể giờ giấc ngày đêm, dám đánh giặc, không sợ chết . Một người đã không sợ chết, một dân tộc đã không sợ hy sinh, gian khổ thì nhất định sẽ chiến thắng."
Bác nhận xét về hoạt động cuả Chính phủ , " Trong Chính phủ ta, tuy đã cố gắng, nhưng phải cố gắng nhiều hơn nưã, phải luôn luôn tự nhận xét mình về mọi hành động, về công tác cũng như về đạo dức cách mạng , chú ý tự phê bình và phê bình nhiều hơn nữa. Có như vậy mới theo kịp quần chúng, theo kịp chiến sĩ "
Lời dạy của Bác cách đây tròn 30 năm, trong một bối cảnh hoàn toàn khác , mà vẫn vô cùng cần thiết cho chúng ta hôm nay.
Họp Hội Ðồng Chính Phủ về , Bác mời cơm chị Cúc, vợ đồng chí Ðại tướng Nguyễn chí Thanh và hai cháu. Anh Thanh vừa mất đột ngột cách đó 5 tháng . Bác tiếc thương vô hạn và muốn dành tình cảm thân thiết, yêu thương để an ủi gia đình.
Ngày chủ nhật 31 – 12- 1967 , ngày cuối cùng của một năm chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vẻ vang trên khắp hai miền đất nước. 7 giờ 30 sáng, Bác Hồ ung dung ra phủ chủ tịch để thu thanh chúc mừng năm mới Mậu Thân mà có lẽ Bác đã ngẫm nghĩ và trao đổi có lẽ đến ba tháng ròng. Bài thơ " Toàn thắng ắt về ta " như bài hịch đã đi vào lịch sử. Chị Trần thị Tuyết trực tiếp ngâm cho Bác nghe, vừa để ghi tiếng vào băng phát lúc giao thừa, Bữa cơm chiều nay Bác lại cho mời khách đặc biệt : 3 phụ nữ miền Nam thành đồng tổ quốc. Chị Hai Hùng, vợ đồng chí Phạm Hùng, chị Mười Cúc , vợ đồng chí Nguyễn văn Linh, chị Mười ( Ðồng Tháp ). Tấm lòng cuả Bác đối với cả miền Nam là như thế . Ðồng chí Phạm Hùng, đồng chí Nguyễn văn Linh đang ở chiến trường xa nhận được tin này chắc hẳn càng nhớ Bác rất nhiều
Năm mới 1968, sáng mồng 1 tháng 1, Bác đi thăm một số nơi bị máy bay Mỹ bắn phá tại Hà Nội
2 giờ 30 phút chiều, Bộ Chính trị đến làm việc, Bác căn dặn công việc trước khi Bác lên đường tiếp tục đi nghỉ ở Trung quốc . Ðó là quyết định cuả Bộ Chính trị và Hội đồng bác sĩ.
Thế trận đã dàn xong. Ba quân đã sẳn sàng. Lời hịch đã phát . Bác Hồ ra đi chuyến này an tâm.
Ngoài liên lạc hàng ngày, các đồng chí lãnh đạo Ðảng và nhà nước vẫn thay nhau đến Bắc Kinh trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Bác. Bốn giờ chiều 20- 1 – 1968, đồng chí Lê đức Thọ sang làm việc với Bác đến 6 giờ tối . Sáng ngày 25 tháng 1 năm 1968, đồng chí Võ nguyên Giáp đến trực tiếp báo cáo với Bác từ 8 giờ đến 9 giờ 15 phút. Tối 26 tháng 1 năm 1968, đã gần Tết Mậu Thân, từ 7 đến 8 giờ, hai bác cháu ngồi im lặng trong phòng vặn nhỏ Ðài tiếng nói Việt Nam.
Ở miền Nam những binh đoàn chủ lực , theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công. Chỉ thị cụ thể cuả Bác cho các chiến trường là :
Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
Hợp đồng phải thật ăn khớp
Bí mật phải thật tuyệt đối
Hành động phải thật kiên quyết
Cán bộ phải thật guơng mẫu
Ngày 29 tháng chạp ta. Năm nay 29 là 30 tết, nhận được điện của Bộ Chính trị và Trung ương chúc mừng Bác Hồ năm mới.
Tối nay từ Bắc Kinh xa xôi, hai bác cháu lại ngồi im lặng bên nhau, nghe tin tức, ca nhạc và nghe ngâm thơ tết, chờ đón giao thưà. Thời gian trôi đi chầm chậm. Thấy vẻ Bác trầm ngâm đượm buồn. Chắc Bác đang nhớ về đất nước, nhớ chiến sĩ đồng bào, nhớ các cháu thiếu nhi. Từ ngày Bác trở về nước sau hơn 30 năm xa tổ quốc, có năm nào tết đến mà Bác không đến với đồng bào và chiến sĩ đâu.. Chỉ có muà xuân này Bác phải xa tổ quốc.
Bác bảo tôi, " Chú mở cái băng gì vui vui cho Bác nghe với " . Tôi biết Bác thương nhớ nhất các cháu nhỏ nên tôi chọn một băng có nhiều bài hát thiếu nhi mở cho Bác nghe. Khi một giọng hát ngây thơ của một em bé hát bài " Bé bé bồng bông.. em đi sơ tán, mai về phố đông " , tôi thấy Bác mỉm cười.
Có tiếng pháo nổ ran tiễn Ðinh Mùi đóng Mậu Thân. Cùng lúc , từ chiếc đài bán dẫn, lời chúc tết cuả Bác Hồ vang lên sang sảng:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta !
Trong căn phòng vắng chỉ có hai người. Tiếng Bác Hồ ngân vang. Lời Bác Hồ chúc mừng năm mới trong đài được truyền đi khắp mọi miền đất nước và cả thế giới nữa. Khi đài đọc xong câu cuối của bài thơ " Tiến lên toàn thắng ắt về ta " , tôi bỗng nghe Bác nói khẽ , " Giờ này miền Nam đang nổ súng "
Phải đến gần hết sáng mồng một Tết Mậu Thân, mới có tin chiến thắng báo cáo Bác Hồ " Ðánh khắp miền Nam". Ánh mắt Bác rực sáng niềm vui.
Ngày 3 tháng 2 năm 1968, mồng bốn tết, cũng là ngày thành lập Ðảng. Mới 6 giờ Bác bảo tôi chuẩn bị giấy bút , làm việc sớm hơn mọi ngày. Bác ngồi nhìn ra cưả sổ và đọc :
_ Ðã lâu không làm bài thơ nào, phẩy, xuống dòng
Tôi ngừng bút hỏi:
_ Thưa Bác, thơ à ?
_Chú cứ viết tiếp : Nay lại thử làm thơ xem sao? phẩy, xuống dòng
Tôi nghĩ đúng là thơ rồi. Nhưng sao như câu nói chuyện bình thường.
Bác đọc tiếp : Lục khắp giấy tờ vẫn chẳng thấy, phẩy xuống dòng
Tôi phân vân quá vẫn chẳng thấy thơ đâu.
Bác nhìn tôi bảo :
_ Chú viết tiếp.
Rồi Bác đứng dậy đọc to câu cuối cùng, giọng sảng khoái, ánh mắt vui:
_ Bỗng nghe vần " thắng " vút lên cao !
Vũ Kỳ
( Nguồn : Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998, trang 4 )
Vài nhận xét của người sưu tầm;
 
  • 23 – 12- 1967 , Hồ chí Minh từ Bắc Kinh về nước để họp Bộ Chính trị . Ðối với một lãnh tụ, trong một chuyến trở về quan trọng như vậy, không hiểu sao lại có sự cố máy bay " Lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch 15 độ. Ðồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn " . Nếu người phi công lái máy bay hạ cánh đúng " theo đèn " thì sao? Có thể coi là lỗi kỹ thuật để giải thích sự kiện chết người này không ? Trên máy bay có ai khác không ? Ðó có phải là một chuyên cơ ? Việc nhờ " quyết tâm " của phi công mà may mắn thoát hiểm sau đó có được đem ra kiểm điểm ở một cơ quan chức năng thích hợp hay không? Người ta không biết nhưng chỉ thấy Vũ Kỳ kể lại như một " sự cố " rồi cho qua một cách tự nhiên như không có gì quan trọng lắm. Nhưng có thật là không quan trọng qua sự bộc lộ và diễn tả của Vũ Kỳ ?

  •  
  • Ngày 28 – 12- 1967 Bộ Chính trị họp về chủ trương Mậu Thân, hôm 25- 12- 1967, Võ nguyên Giáp vẫn còn đi nghỉ ở Hung – ga –ri. , Tại sao? Nhưng qua cách trình bày của Vũ Kỳ thì có vẻ như Ðại tướng đi nghỉ dài ngày. Vì Vũ Kỳ cho biết, " Trước khi đi ngủ Bác gọi dây nói sang văn Phòng Quân uỷ , hỏi sức khỏe của đồng chí Võ nguyên Giáp – lúc này nghỉ ở Hung- ga – ri và nhắc gửi thiếp và quà cho vợ chồng chú Văn. Bác nói, : - Dịp Nô-en và Tết dương lịch bên ấy như Tết ta ở bên mình. Tâm lý những người xa quê hương rất mong có một món quà của Tổ quốc "

  • Có thể cho rằng Võ nguyên Giáp đã bị cho đi nghỉ dài ngày hay không ? Vì nếu không như thế thì Hồ chí Minh không nói việc Ðại tướng đi nghỉ là việc " xa quê hương " và không cần phải ra lệnh gửi đi một " món quà của Tổ quốc " như gửi cho một người con xa xứ. Như vậy trong cuộc họp quan trọng ráo riết của Bâộ Chính trị chuẩn bị chiến dịch Mậu Thân vào ngày 28- 12- 1967, người ta có thể cho rằng rất khó có sự tham dự cuả Ðại tướng Võ nguyên Giáp ? Sự thật ra sao ? Phải chăng nghi vấn đó xác nhận thêm sự kiện tường Giáp bị phe cánh các ông Lê Duẩn và Lê đức Thọ gạt ra ngoài như thực tế đã chứng minh ? Về mặt sử học , vấn đề gợi ra sẽ là : vai trò thực sự của Ðại tướng Võ nguyên Giáp là gì trong Mậu Thân và cả trong chiến tranh Ðông Dương lần thứ 2?
    Vũ Kỳ cho biết trong cuộc họp với Bộ Chính trị , Hồ chí Minh giữ vai trò chủ trì nhưng cũng lại viết thêm rằng tất cả đều do Tổng bí thư Lê Duẩn " báo cáo toàn bộ vấn đề và quán xuyến việc thảo luận ". Trong buổi họp kéo dài căng thẳng ấy, Hồ chí Minh tỏ vẻ trầm ngâm, không biết có nói gì không mà khi trở về thì tâm trạng lại lảng vảng một điều gì đó khiến ông " chưa thật an tâm " đến nỗi phải trằn trọc mãi như Vũ Kỳ viết, " Ðèn trên buồng ngủ Bác đêm nay tắt chậm hơn mọi tối." . Những sự kiện kể lại mơ hồ nhưng dường như chưá đựng một cái gì đó có vẻ nặng nề không thể nói ra. Có thể đó là một dấu hiệu, cùng với nhiều dấu hiệu khác, cho biết trong nội bộ Ðảng đã có sự không nhất trí về chủ trương Mậu Thân biểu hiện giữa Hồ chí Minh / Võ nguyên Giáp với phe các ông Lê Duẩn / Lê đức Thọ ?
    Qua sự mô tả của Vũ Kỳ, những ngày đi " nghỉ " ở Bắc Kinh , bệnh tình của Hồ chí Minh không có vẻ gì trầm trọng lắm. Và cũng không biết bệnh gì đã khiến vị chủ tịch phải đi nghỉ dài hạn như vậy. Từ Bắc Kinh về Hà Nội làm một số thủ tục trình diễn trong một tuần rồi lại vội và rời Hà Nội đi Bắc Kinh nữa. Cũng không có vẻ gì bệnh hoạn cả cho nên cũng không thể không nghĩ rằng đó là một ép buộc phải đi như Vũ Kỳ viết, " 2 giờ 30 phút chiều, Bộ Chính trị đến làm việc. Bác căn dặn công việc trước khi Bác lên đường tiếp tục đi nghỉ û ở Trung Quốc. Ðó là quyết định của Bộ Chính trị và Hội Ðồng Bác sĩ ". Mấy chữ " quyết định của Bộ Chính trị ở đây như muốn nhấn mạnh một điều gì không bình thường khi Vũ Kỳ viết thêm sau đó, " Chỉ có mùa xuân này Bác phải xa Tổ quốc " . với tâm trạng nhớ nhà da diết , khiến người đọc có cảm giác thấy chủ tịch không thật sự " an tâm công tác " cho lắm, sự " an tâm " mà ông thường dặn dò cán bộ như một phẩm chất cuả " tính đảng ‘ cao.
    Không biết Hồ chí Minh có biết chính xác giờ G Mậu Thân nổ ra hay không nhưng phải chờ đến sáng hôm sau qua báo cáo từ nhà ông mới được cho biết đã, " Ðánh khắp miền Nam " . Trong khi chờ đón giao thừa , ông lại tỏ vẻ buồn bã đến nỗi bảo Vũ Kỳ cho nghe một cái băng gì vui vui một chút. Và cái băng gọi là " vui vui " ấy không phải là " Tiến về Sài gòn " mà chỉ là bài hát mẫu giáo " Bé bé bồng bông.. bé đi sơ tán , mai về phố đông "! Ta có cảm tưởng như Vũ Kỳ biết rõ cái " gu " thích nhạc mẫu giáo là đồng nghĩa với lòng yêu mến thiếu nhi của chủ tịch, nên lúc nào cũng mang theo sẳn ( ngay cả khi qua tận Bắc Kinh xa xôi ) để có dịp thì vặn lên làm cho " Bác mỉm cười " !
    Toàn bộ bài viết có nhiều điều thiếu hẳn cái không khí " hồ hởi cách mạng " như thường lệ, nhất là trong không khí Mậu Thân, ý nghĩa có nhiều điều dường như khó hiểu, không bộc lộ hết, vì thế không thể không gợi ra nhiều điều ẩn tàng trong những dòng chữ của người thư ký của lãnh tụ. Dĩ nhiên với một thường nhân như tôi thì đó vẫn chỉ là những suy đoán. Xin nhường lời lại cho những sử gia chuyên nghiệp !
    Triệu Tử ( Nguồn : viet-studies)
    Lời bàn của Trần viết Ðại Hưng:
    Phải nhận yếu tố quan trọng trong bài viết của Vũ Kỳ là chuyến bay bay từ Trung cộng về Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 1967 là chuyến bay vào ban đêm. Khi bay ban đêm thì người phi công phải căn cứ vào đèn hiệu trên sân bay để đáp vì đêm tối mịt mùng không thể nhìn thấy phi đạo để đáp phi cơ được . Chứ nếu bay phi cơ ban ngày thì người phi công dùng mắt thường để đáp phi cơ chứ không cần nhìn vào đèn hiệu trên sân bay. Cho nên người phi công thực sự hốt hoảng khi thấy đèn hiệu trên sân bay đổi vì đèn đổi chiều như thế thì không tài nào đáp phi cơ được. Không thể tính chuyện bay ngược trở lại Trung Cộng vì máy bay gần hết xăng và có thể bị súng phòng không bên dưới bắn. Phi cơ của chủ tịch nước mà lại sợ súng phòng không nước mình bắn.! Quả là một chuyện khó tin nhưng có thật đối với chuyến phi cơ chở Hồ chí Minh về nước.
    Người phi công tìm cách liên lạc với bên dưới bằng vô tuyến thì đường dây vô tuyến bị cắt đứt. Âm mưu dùng tai nạn phi cơ để giết Hồ chí Minh như vậy là quá rõ ràng, Không thể nào lại có chuyện vô lý như thế đối với chuyện một chiếc phi cơ chở một chủ tịch nước như Hồ chí Minh mà lại không liên lạc vô tuyến với sân bay bên dưới được! Ðèn hiệu trên sân bay đổi chiều và cắt đứt liên lạc vô tuyến rõ ràng nằm trong âm mưu gây tai nạn cho phi cơ nhằm mục đích giết Hồ chí Minh đã quá rõ ràng. Những chi tiết này được nhà văn Sơn Tùng ( đây là nhà văn Sơn Tùng trong nước chứ không phải Sơn Tùng ở hải ngoại ) kể rõ trong bài viết của ông dựa theo bài viết của Vũ Kỳ . ( Có thể vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng và sau đó bấm vào bài số 115 ) : Bí ẩn chung quanh chuyện Hồ chí Minh bị thất sủng vào lúc cuối đời để đọc và hiểu thêm về chuyến bay khó hiểu này ). Sau cùng ngừơi phi công đành chọn phương án đáp theo trí nhớ. Ðây là một chọn lựa có tính cách may rủi vì không còn cách nào khác. May mắn thay là chiếc phi cơ không gây ra tai nạn như bọn xấu âm mưu dàn dựng. Dĩ nhiên là Hồ chí Minh và Vũ Kỳ hiểu và thấy rõ âm mưu dùng tai nạn phi cơ để giết thầy trò Hồ chí Minh và Vũ Kỳ. Thế mà khi phi cơ may mắn đáp an toàn rồi, không thấy Hồ chí Minh chỉ thị chuyện điều tra để tìm ra bọn đàn em âm mưu giết ông. Ðiều này lại càng cho thấy ông không còn quyền lực gì nưã. Ông đã không có phản ứng gì sau khi âm mưu ám hại ông bằng tai nạn phi cơ không thành.
    Bài viết của Vũ Kỳ có nói đến chuyện Hồ chí Minh nhắc nhở Văn phòng Quân ủy chuyện gửi qùa cho Võ nguyên Giáp đang ở Hung ga ry sau khi Hồ chí Minh về Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 1967. Vũ Kỳ lại nói thêm ngày 25 tháng 1 năm 1968 Võ nguyên Giáp sang Bắc Kinh làm việc với Hồ chí Minh vào buổi tối từ 8 giờ đến 9 giờ 15 phút. Không hiểu Võ nguyên Giáp đến Bắc Kinh từ Hunggary là chỗ Giáp đang nghỉ hay đến từ Hà Nội.? Không hiểu trong trận Mậu Thân Giáp có mặt ở Hà Nội hay ở Hunggary? Nếu có mặt ở Hà Nội có lẽ Lê Duẩn và Lê đức Thọ chỉ hỏi ý kiến Giáp về một số vấn đề quân sự vì đó là ngành chuyên môn của Giáp , chứ Duẩn và Thọ vẫn là người chỉ đạo trận đánh Mậu Thân chứ không thể giao cho Giáp điều binh khiển tướng như trong trận Ðiện Biên Phủ năm 1954. Ngay trong năm 1967 là năm chuẩn bị cho trận đánh lớn Mậu Thân mà Bộ trưởng quốc phòng Võ nguyên Giáp bị đẩy đi nghỉ ở Hungary cũng đủ cho thấy Duẩn và Thọ không muốn Giáp dính dáng đến trận đánh Mậu Thân. Chuyện đẩy Hồ chí Minh ra khỏi nưóc qua Bắc Kinh trong Tết Mậu Thân cũng đã cho thấy Duẩn và Thọ không muốn Hồ chí Minh dính líu gì trong trận Mậu Thân cả . Có lẽ Duẩn và Thọ muốn giành công lao đánh trận Mậu Thân nếu trận này thắng lợi . Tiếc rằng trận Mậu Thân, Cộng sản Việt Nam thua thê thảm. Võ nguyên Giáp hiện nay vẫn còn sống ở Hà nội dù đã gần 100 tuổi , hy vọng sẽ có phóng viên đến hỏi về vai trò của ông trong trận Mậu Thân để trả laị những sự thật cho lịch sử trước khi ông qua đời.
    Trong bài viết cuả Vũ Kỳ có tiết lộ trưóc Tết Mậu Thân , Hồ chí Minh có mời cơm vợ Ðại tướng Nguyễn chí Thanh và chia buồn chuyện Nguyễn chí Thanh mất đột ngột cách đó 5 tháng.
    Ðúng là cách Tết Mậu Thân 5 tháng , Nguyễn chí Thanh từ chiến trường miền Nam ra Hà Nội họp. Nguyễn chí Thanh hoàn toàn khỏe mạnh và không thấy có dấu hiệu gì về bệnh tật cả. Ðột nhiên có tin loan báo tướng Thanh bị cảm lạnh, nhồi máu cơ tim mà qua đời. Về phía Mỹ và miền Nam thì cứ loan tin sai lầm là tướng Thanh bị bom B- 52 giết chết trong mật khu ở miền Nam.
    Trong bài viết Vũ Kỳ dùng chữ " mất đột ngột " để nói về cái chết của Nguyễn chí Thanh. Rõ ràng là có điều gì không ổn trong cái chết của Nguyễn chí Thanh rồi.
    Sau này trong hồi ký " Giọt nước trong biển cả " cuả nguyên Phó chủ tịch quốc hội Hoàng văn Hoan tiết lộ động trời là chính Lê Duẩn đã giết Nguyễn chí Thanh khi Thanh ra Hà nội họp năm 1967.
    Hoàng văn Hoan tiết lộ chính Lê Duẩn là thủ phạm giết Nguyễn chí Thanh. Không biết Hồ chí Minh và Vũ Kỳ có biết đến chuyện Lê Duẩn giết tướng Thanh này hay không ?
    Hoàng văn Hoan kể rõ chuyện này như sau:
    " Vì sao vụ án phát hiện từ năm 1967 mà để mãi đến mười năm sau là năm 1977 mới giải quyết ? Là vì trong vụ anh Nguyễn chí Thanh bị ám hại, Nguyễn văn Vịnh là người được biết tất cả mọi chi tiết, nếu xử lý Nguyễn văn Vịnh đúng theo kỷ luật Ðảng và pháp luật nhà nước thì Nguyễn văn Vịnh sẽ bươi ra hết cả, như vậy bộ mặt cuả bọn Lê Duẩn sẽ bị bóc trần, tội ác của bọn Lê Duẩn sẽ phơi bày trước Ðảng và trước dư luận nhân dân."
    ( Hồi ký " Giọt nước trong biển cả " cuả Hoàng văn Hoan trang 420 )
    Tác giả Triệu Tử của Viet-studies, khi phê bình bài viết của Vũ Kỳ, đã cho thấy sự ngớ ngẩn và " chậm tiêu ‘ cuả mình khi cứ đặt vấn đề tại sao ông Hồ chí Minh phải rời xa nước năm Mậu Thân "theo quyết định cuả Bộ Chính trị và Hội Ðồng bác sĩ ". Thật ra đây là lối viết bóng bảy cuả Vũ Kỳ nhằm giữ thể diện cho Hồ. Hồ hoàn toàn không bị bệnh trầm trọng nguy hiểm gì cả cho nên chuyện phải đi Bắc Kinh để chữa bệnh là một lý cớ thế thôi. Chuyện Hồ chí Minh trằn trọc thao thức sau những buổi họp nặng nề với Bộ Chính trị cho thấy ông biết rõ thân phận mất quyền lực của mình. Ông như con cá nằm trên thớt mà bọn đàn em gian ác muốn chặt lúc nào thì chặt . Ông không có khả năng quyền lực để tự vệ cho mạng sống của chính ông nữa.
    Triệu Tử vẫn còn mơ màng tự hỏi không biết Võ nguyên Giáp có bị phe Lê Duẩn và Lê đức Thọ gạt ra ngoài hay chưa ? Với cương vị là bộ trưởng quốc phòng, nếu không bị trù dập, chăéc chắn Giáp phải đóng vai trò chỉ huy chỉ đạo trong trận Mậu Thân. Sự kiện Giáp bị đẩy qua Hunggary từ năm 1967 cho thấy phe nhóm Duẩn, Thọ muốn rảnh tay làm việc là bằng chứng hùng hồn cho thấy Giáp bị hạ bệ rồi, không cần phải đặt câu hỏi dài dòng nữa.
    Chuyện " sự cố máy bay " rõ ràng là một âm mưu dùng tai nạn máy bay để giết Hồ. Triệu Tử khá đần độn khi đặt câu hỏi, " Nếu người phi công lái maý bay hạ cánh đúng " theo đèn " thì sao? ". Ðã nói đèn hiệu trên sân bay đổi 15 độ nên không thể nhìn theo đèn mà hạ cánh được vì lúc đó là ban đêm thì làm sao có chuyện cứ hạ cánh " theo đèn " được! Khi thắc mắc như thế là Triệu Tử vẫn chưa hiểu về chuyện bọn muốn giết Hồ chí Minh ra lệnh đổi đèn trên sân bay kèm theo chuyện bên dưới cắt đứt liên lạc vô tuyến với phi cơ với mục đích làm cho tai nạn phi cơ xảy ra.
    Triệu Tử lại khá u mê khi đặt câu hỏi không biết Hồ chí Minh có biết chính xác lúc nào giờ G Mậu Thân nổ ra ? Hồ đã bị tuớc hết quyền lực khi bị tống đi xa trong Tết mậu Thân thì làm sao mà biết được giờ G nổ súng trong trận Mậu Thân. Ðúng ra, nếu Hồ còn nắm được quyền lực thì cho dù có qua Bắc Kinh chữa bệnh , Bộ Chính trị phải báo cáo hàng ngày, nếu không muốn nói là hàng giờ, chi tiết trận đánh Mậu Thân. Cứ tưởng tượng cái hình ảnh hai thầy trò Hồ chí Minh và Vũ Kỳ nghe ngóng tin tức chiến sự Mậu Thân qua máy phát thanh mà thấy tội nghiệp cho một ông chủ tịch nước đã hết thời và do đó không còn được cấp dưới báo cáo nhanh chóng và cụ thể về diễn tiến chiến tranh nữa.
    Một điểm nưã cần phải nói ở đây là Vũ Kỳ , trong bài viết, cho là Hồ chí Minh phải rời Hà nội qua Trung Cộng theo quyết định của Bộ chính trị và Hội Ðồng Bác Sĩ để chữa bệnh . Thế mà khi qua Trung Cộng đã cho thấy hoàn toàn không có hoạt động trị bệnh gì cho Hồ chí Minh cả . Hồ chí Minh không thấy nhập vào bệnh viện nào ở Trung Cộng để điều trị và bài viết của Vũ Kỳ cũng hoàn toàn không nói Hồ chí Minh có bệnh gì. Cho nên nói chuyện Hồ chí Minh đi chữa bệnh là lối nói ngoại giao bóng bảy nhằm che đậy một sự thật phũ phàng là Hồ chí Minh bị tống xuất ra khỏi Hà nội trong tết Mậu Thân vì bọn đàn em không muốn ông có mặt ở nhà. Có lẽ chúng muốn giành công đánh Mậu Thân nếu chiến dịch tổng công kích này thành công và có lẽ vì nhiều lý do thầm kín khác không tiện nói ra .
    Ðọc kỹ toàn bộ bài viết của Vũ Kỳ cho thấy ông ta lấp liếm trong sự trình bày sự cố phi cơ gặp khó khăn ( tiếng miền Nam gọi là trục trặc kỹ thuật ) vì đèn hiệu sân bay đổi. Mới thoáng đọc qua thì người ta lầm tưởng là chuyện trục trặc máy móc và đèn hiệu sân bay. Ðọc kỹ thì mới thấy âm mưu giết Hồ chí Minh bằng cách dàn dựng tai nạn phi cơ . Ðó là cái tài giỏi của Vũ Kỳ, đã qua mặt báo chí trong nước để vạch trần âm mưu giết Hồ chí Minh . Phải thấy khi Vũ Kỳ viết bài này thì Lê Duẩn và Lê đức Thọ đều đã qua đời nhưng chế độ Cộng sản vẫn còn đó, Không thể công khai tố cáo chuyện âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ của Lê Duẩn và Lê đức Thọ trên báo chí được nên Vũ Kỳ phải dùng một hình thức kể chuyện cực kỳ khéo leó, cung cấp dữ kiện và dành kết luận cho người đọc. Nhà văn Sơn Tùng đọc ra ngay lời tố cáo chưá nhiều ẩn dụ cuả Vũ Kỳ và sau đó Sơn Tùng tìm cách trình bày sự cố đèn hiệu máy bay một cách chi tiết hơn trong một bài báo sau đó . Nhưng Sơn Tùng cũng không dám nói tọac móng heo âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ cuả bọn đàn em Duẩn , Thọ, mà chỉ cung cấp thêm chi tiết và tình huống của ngươì phi công hoảng sợ khi thấy không thể đáp bằng cách nhìn đèn hiệu trên sân bay. Chúng ta phải hiểu cái thế cấn cái , khó xử của Vũ Kỳ và Sơn Tùng trong nỗ lực vạch mặt ra những kẻ âm mưu giết Hồ chí Minh bằng lối văn ẩn dụ, lấp liếm vì không thể nói thẳng chuyện động trời này ra công khai trên báo chí của Ðảng.
    Cần nói thêm ở đây là sau khi thất bại trong âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ , liên minh Duẩn- Thọ đã bày mưu tính kế giết Hồ bằng cách cho bác sĩ tiêm thuốc độc vào người Hồ năm 1969 bằng một kịch bản giết người khéo leó và đã qua mặt mọi người trong 40 năm qua. Cho tới ngày các bác sĩ Việt Nam ở Hà Nội lên tiếng tố cáo bằng bài viết mới đây " Một nghiên cứu khoa học về Hồ chí Minh " gửi đi khắp nơi. thì âm mưu mới bị phơi bày ( Có thể vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng để đọc bài số 120 ) Những bạo chúa bị đàn em giết lúc cuối đời ) để hiểu rõ chi tiết mọi chuyện. Những ngày cuối đời của Hồ chí Minh là những ngày lo âu, phiền muộn vì bị bọn đàn em đối xử tệ bạc, độc ác, nhưng phải nói Hồ chí Minh cũng đã gây nhiều tội ác khi uy quyền ông còn mạnh mẽ . Hồ chí Minh rốt cuộc cũng phải trả giá cho tội ác của mình theo định luật nhân quả, trả vay của trời đất. Lưới trời lồng lộng nhưng không có ai lọt qua được.
    Có thể ví trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam cũng giống như triều đình phong kiến ngày xưa. Những chuyện làm sai trái , độc ác của Ðảng được bưng bít dấu diếm như chuyện " thâm cung bí sử " của những triều đại phong kiến trong quá khứ.
    Hãy nhìn những nhân chứng dần dà bị thủ tiêu trong vụ bà Nông thị Xuân, vợ của Hồ chí Minh bị Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn giết và ngụy trang cái chết bằng tai nạn xe hơi. . Hai cô em họ của bà Xuân là cô Vàng và cô Nguyệt là những nhân chứng chứng kiến cái chết thảm khốc của bà Xuân sau này lần lượt bị theo dõi và thủ tiêu để bịt miệng nhân chứng trong vụ án mạng giết chết vợ Hồ chí Minh là Nông thị Xuân. Bà Xuân có một con trai với Hồ chí Minh tên Nguyễn tất Trung, hiện nay sống ở Hà nội với vợ và một con trai. Vụ án mạng này không biết có bàn tay của Hồ chí Minh nhúng tay vào hay không? Chế độ Cộng sản luôn tô vẽ hình ảnh Hồ chí Minh thánh thiện như một ông thánh sống nên những chuyện tình ái lăng nhăng với đàn bà được hoàn toàn được giữ kín. Nhưng rồi không gì có thể che dấu được dưới ánh mặt trời. Mọi chuyện từ từ được phơi bày với tất cả sự thô bỉ , tàn bạo, dã man của nó.
    Có thể so sánh Ðảng Cộng sản Việt Nam như một đảng cướp Mafia với tất cả sự tàn bạo của một băng đảng xã hội đen. Bề ngoài Ðảng đóng kịch khôn kheó là một Ðảng đoàn kết nhưng thực tế phũ phàng cho thấy liên minh Lê Duẩn , Lê đức Thọ giết Hồ chí Minh; Lê Duẩn cũng là người giết tướng Nguyễn chí Thanh theo sự tố cáo của Hoàng văn Hoan; sau khi Lê Duẩn qua đời, Lê đức Thọ và Trường Chinh tranh giành cái ghế Tổng bí thư của Lê Duẩn , đưa đền chuyện Lê đức Thọ cho ngưòi đến nhà giết Truờng Chinh theo sự tiết lộ của nhà văn Vũ thư Hiên trong hồi ký " Ðêm giữa ban ngày " . Trước đó khi Lê Duẩn đau ốm trước khi qua đời, Lê Duẩn và Lê đức Thọ gây gỗ kịch liệt với nhau vì Lê đức Thọ muốn Lê Duẩn viết di chúc truyền ngôi Tổng bí thư cho Lê đức Thọ nhưng Lê Duẩn không đồng ý. Sau khi Lê Duẩn qua đời, con cái Lê Duẩn tỏ vẻ lo ngại sẽ bị phe Lê đức Thọ giết như lời thuật lại cuả đàn em thân tín cuả Lê Duẩn là nguyên bí thư thành uỷ Hải Phòng Ðoàn duy Thành trong hôì ký " Làm người là khó ".
    Không còn nghi ngờ gì nưã , những tên đầu sỏ trong chính trị bộ Ðảng Cộng sản Việt Nam thanh toán nhau tàn bạo như bọn băng đảng Mafia . Nhân chứng Vũ Kỳ tiết lộ một phần chuyện âm mưu thanh toán cuả bọn đàn em dành cho Hồ chí Minh qua bài viết về vai trò cuả Hồ chí Minh trong trận Mậu Thân. Trong tương lai hy vọng sẽ có nhiều nhân chứng khác sẽ nói ra thêm những tội ác giết người, những xâu xé nội bộ đẫm máu trong Ðảng Cộng sản Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam rán chung sức đập cho tan cái đảng gian ác này thì mới mong đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Người ta sẽ nhìn rõ thêm tội ác của Ðảng Cộng sản Việt Nam sau ngày nó sụp đổ và sử sách mai sau sẽ luôn ghi nhớ những tội ác này , coi chúng như tội ác cuả nhân loại và mong sao những tội ác này sẽ không bao giờ tái diễn trên đất nước Việt Nam thân yêu.
    Los Angeles, một ngày mùa đông lạnh lẽo , hiu hắt đầu tháng 2 năm 2010 ( gần Tết Canh Dần 2010)
    TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét