Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27.04.2001 tại trường quản lý giáo dục đào tạo

Nhà văn Sơn Tùng
ÐÔI LỜI GIỚI THIỆU
Ðầu xuân năm 1998, ông Vũ Kỳ, người hầu cận của Hồ chí Minh, tung ra bài viết " Bác Hồ với tết Mậu Thân năm ấy " trên một số tờ báo như báo Văn Nghệ, Tiền Phong, Nghệ An, trong đó Vũ Kỳ hé mở có chuyện bất thường trong chuyến bay ban đêm ngày 23 tháng 12 năm 1967.
Bài báo có đoạn viết," Bây giờ tối thứ bảy , ngày 23 tháng 12 ,máy bay đưa Bác đến vùng trời Hà nội . Lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch 15 độ. Ðồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm văn Ðồng, Lê đức Thọ ra đón Bác tại sân bay, đưa Bác về nhà và báo cáo công việc với Bác "
Thật ra đọc đoạn văn trên cũng không ai hình dung ra được một âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ đã xảy ra nhưng không thành công.
Sau này có bài nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27 tháng 4 năm 2001 tại trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo, trong đó ông Sơn Tùng kể lại chi tiết bí ẩn của chuyến bay trên và người ta có thể đưa đến kết luận là có âm mưu của bọn đàn em muốn dùng tai nạn phi cơ để giết Hồ chí Minh
Nên nhớ chuyến bay chỉ có 3 người: viên phi công, ông Vũ Kỳ và Hồ chí Minh. Sơn Tùng kể rõ mẫu đối thoại giưã ông Vũ Kỳ và người phi công hốt hoảng khi đèn hiệu trên sân bay chệch hướng 15 độ nên không thể đáp bằng cách nhìn đèn hiệu. Và không thể liên lạc với bên dưới sân bay bằng vô tuyến vì bị cắt đứt. Có lẽ ông Sơn Tùng có dịp nói chuyện với ông Vũ Kỳ và được ông Vũ Kỳ kể lại chi tiết chuyến bay. Vì ông Sơn Tùng chắc cũng không biết người phi công ấy sau này ở đâu và chắc chắn Sơn Tùng cũng không có cơ hội nói chuyện với Hồ chí Minh về chuyến bay khó hiểu này. Xin đọc kỹ bài bên dưới để thấy Sơn Tùng khéo léo tố cáo âm mưu bọn đàn em dùng tai nạn phi cơ để giết Hồ chí Minh.
Một chuyến bay chở Chủ tịch nước như Hồ chí Minh mà người phi công lái phi cơ không liên lạc được vô tuyến với sân bay bên dưới.. Ðèn hiệu sân bay lại đổi nên không dựa theo đèn mà đáp được nên coi như bị mù mắt, đành phải đáp phi cơ theo trí nhớ ! Nói những điều này ra để thấy âm mưu bọn đàn em dùng tai nạn phi cơ để mưu sát Hồ chí Minh coi như đã quá rõ ràng. Số Hồ chí Minh chưa chết trong chuyến bay này vì người phi công quá tài giỏi, đáp phi cơ an toàn dù lái phi cơ bằng trí nhớ !
Vũ Kỳ cũng như Sơn Tùng đều muốn tố cáo ra âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ , nhưng vì còn sống trong chế độ Cộng sản , hai ông không thể nói toạc móng heo ra mà chỉ cung cấp chi tiết trục trặc khó hiểu của chuyến bay và dành sự kết luận cho người đọc. Ðó là một cách viết khôn ngoan nhằm chuyển tải bí mật động trời trên báo chí công khai của chế độ Cộng sản Việt Nam.
Sơn Tùng được đánh giá là " nhà Hồ chí Minh học " chuyên nghiên cứu về Hồ chí Minh và đã có nhiều mặt sách viết về Hồ chí Minh. Nói là nghiên cứu chứ thật ra Sơn Tùng là một người đi tìm những mẫu chuyện thuộc loại huyền thoại để " thần thánh hoá " Hồ chí Minh.
Chuyện Sơn Tùng phỏng vấn cựu Ðại tá Cao Nham nói đến chuyện Lê Duẩn xin Hồ đánh trận Mậu Thân, nếu không thành công thì xin từ chức xem ra không đáng tin lắm. Vì đến thời kỳ Mậu Thân thì Lê Duẩn coi như tước hết quyền lực của Hồ chí Minh rồi, bởi vậy mới có chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ tống cổ Võ nguyên Giáp sang Hunggary từ năm 1967 ( với lối giải thích ngoại giao là cho Giáp đi chữa bệnh !) và đưa Hồ qua Bắc Kinh ngồi chầu rìa trong tết Mậu Thân. Duẩn coi như nắm hết quyền lực rồi cho nên chuyện xin xỏ Hồ để đánh trận Mậu Thân là chuyện khó có thể xảy ra.
Không giết được Hồ bằng tai nạn phi cơ năm 1967, bọn Lê Duẩn , Lê đức Thọ quyết định dùng thuốc độc giết Hồ năm
1969 bằng một kịch bản khéo léo nhằm che mắt thế gian. Ðó là sự tiết lộ của các bác sĩ Hà Nội trong một bài viết nhan đề " Một nghiên cứu khoa học về Hồ chí Minh" gửi đi từ Hà Nội ra hải ngoại vài tháng trước đây, ( Xin mời vào www.nsvietnam..com bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng, rồi bấm vào bài số 120) Nhửng bạo chúa bị đàn em giết vào lúc cuối đời ) để đọc bài nghiên cứu giá trị này). Các bác sĩ căn cứ trên những kiến thức y khoa dể đi đến kết luận là Hồ chí Minh bị đầu độc chết chứ không chết vì bệnh hoạn tuổi già.
Phải nói hai nhân vật bị tình nghi tạo dựng kịch bản tai nạn phi cơ cũng như y khoa trị bệnh để giết Hồ chí Minh là Lê Duẩn và Lê đức Thọ vì đã có nhiều chuyện kể lại ghi nhận hai nhân vật này tỏ ra coi thường và khinh bỉ Hồ. Trong khi ba nhân vật Trường Chinh, Phạm văn Ðồng và Võ nguyên Giáp không bị coi là nghi can trong chuyện giết Hồ.
Ðơì đúng là một vở kịch và những người trên sân khấu là những diễn viên . Hãy nhìn Lê Duẩn khóc lóc thảm thiết như cha chết trong đám tang của Hồ chí Minh thì có ai ngờ rằng chính Lê Duẩn là chính phạm trong chuyện giết Hồ chí Minh và Lê đức Thọ là tòng phạm.
Ngày chết của Hồ chí Minh ( 2/9/1969) trùng với ngày quốc khánh có thể không phải là sự ngẫu nhiên. Khi biết bọn đàn em gian ác quyết tâm giết mình bằng thuốc độc nên Hồ chí Minh, bằng một cách nào đó, quyết tâm chết đúng ngày 2 tháng 9 để gây sự bẽ bàng khó xử cho bọn giết ông. Ðây là cú chơi khăm cuối đời nhắm vào những kẻ ám hại ông. Ông đã tiên liệu đúng vì bọn đàn em công bố sai ngày ông qua đời là 3 tháng 9 thay vì 2 tháng 9 bởi chúng lúng túng về việc tổ chức tang lễ cho chủ tịch nước như ông ( quốc tang) vào ngày quốc khánh! Sau này vì có sự lên tiếng của nhiều nhân chứng, chế độ Cộng sản mới " cho " Hồ chí Minh chết đúng ngày 2 tháng 9 là ngày chết đích thực của ông.
Sơn Tùng nói đến 10 nỗi đau của Hồ chí Minh do Hoàng Tùng công bố trong cuốn sách của ông nhưng chỉ công bố được có 8 nỗi đau , dấu đi 2 nỗi đau của Hồ. Cũng xin nói thêm là cuốn sách của Hoàng Tùng viết về Hồ chí Minh này mới xuất bản là bị tịch thu ngay. Thật ra muốn biết nỗi đau sâu kín của Hồ thì phải đọc chúc thư thống thiết của Hồ viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 và sau đó được báo Con Ong ở Pháp và Thức Tỉnh ở Mỹ công bố vào thập niên 1980. ( Xin vào www.nsvietnam.com , bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng rồi bấm vào bài số 114) Một cách lý giải về chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực lúc cuối đời). Nên nhớ đây là di chúc viết tay chứ một bản văn đánh máy cũng khó thuyết phục thiên hạ rằng đó là di chúc của Hồ chí Minh. Những ai còn nghi ngờ xin lấy chữ viết của di chúc này đem tới một văn phòng kiểm tự chuyên nghiệp để so sánh với nét chữ của di chúc Hồ chí Minh để lại cho chế độ Hà nội để tìm ra sự thật.
Ngay cả trong di chúc Hồ chí Minh để lại cho chế độ Cộng sản Việt Nam, ở trang đầu của di chúc có chữ ký của Lê Duẩn chứng nhận giống như lời phê của thầy giáo dành cho học trò. Chỉ một điểm này thôi cũng đủ cho thấy Lê Duẩn hoàn toàn khống chế Hồ chí Minh vào giai đoạn cuối cuộc đời của Hồ.
Lịch sử nghề gián điệp cũng như văn học đã cho thấy chưa có trường hợp nào giả chữ viết thành công. Chuyện giả chữ viết chỉ qua mặt đuợc người thường chứ không qua mặt được nhân viên kiểm tự chuyên nghiệp. Chữ viết cũng như dấu tay, không bao giờ có thể lẫn lộn người này với người khác được. Ðiều đó cho thấy di chúc Hồ chí Minh viết ngày 14/8/ 1969 là di chúc thật. Có đọc bản di chúc này thì mới thấy nỗi đau sâu kín, tức tưởi cuả Hồ. Ai cũng nghĩ rằng ông có quyền lực ghê gớm lắm nhưng ông bị bọn đàn em tước hết quyền hành và cho Bác sĩ Tôn thất Tùng chích thuốc độc từ từ cho chết dần chết mòn một cách thê thảm. Ông cũng nói rõ Lê Duẩn và Trần quốc Hoàn đến gặp ông và yêu cầu ông viết di chúc theo ý của chúng. Sở dĩ ông bị hạ bệ như vậy vì ông phạm tội toan bắt tay với Tổng thống Ngô đình Diệm ở miền Nam năm 1963. Ngô đình Diệm cũng bị giết vì âm mưu bắt tay này với Hồ chí Minh.
Sơn Tùng ca tụng thái độ cầu hiền của Hồ chí Minh khi Hồ chí Minh ôm hôn thắm thiết cụ Huỳnh thúc Kháng từ Trung ra Hà nội hợp tác trong chính phủ Liên Hiệp mà Hồ là chủ tịch và nói, " Cụ ra đây là an dân lạc quốc" . Ðó là thái độ niềm nở lúc ban đầu gặp gỡ thế thôi chứ sau này Hồ chí Minh để cụ Huỳnh thúc Kháng chầu rià, ngồi chơi xơi nước và không giao công việc gì cụ thể cả. Cái ưu điểm cầu hiền mà Sơn Tùng nêu ra để ca tụng Hồ chí Minh chỉ là cái giả dối trong trường chính trị của Hồ mà thôi chứ Hồ chí Minh không có tốt lòng, tốt bụng chi cả.
Năm 1952 bạo chúa Mao trạch Ðông của Trung Cộng và đồ tể Stalin của Liên xô gọi người học trò nhỏ Hồ chí Minh sang, chỉ thị bắt buộc là phải tiến hành cuộc cải cách ruộng đất. Hồ chí Minh thi hành lệnh của hai quan thầy kính yếu và cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất được tiến hành, giết hại cả trăm ngàn người dân Việt vô tội từ tháng 12/1953 đến tháng 7/1956. Vào giai đoạn cuối của cuộc cải cách thì có sự cố nhân dân nổi loạn ở Quỳnh Lưu , Nghệ Tĩnh để chống lại. Sau dó mới có trò hề khóc lóc xin lỗi của Hồ chí Minh, Ðại tướng Võ nguyên Giáp ra sân vận động Hàng Ðẫy đọc bài xin lỗi nhân dân, Hồ chí Minh đưa Giáp ra đọc lời xin lỗi với dụng ý là lấy cái hào quang chiến thắng Ðiện Biên Phủ để vuốt ve sự phẫn nộ đang dâng trào của toàn dân vì sự giết chóc kinh hoàng . Nước Việt Nam từ thời lập quốc chưa có thời kỳ nào tàn bạo, độc ác như thời kỳ này. Với cương vị chủ tịch nước, chắc chắn bàn tay Hồ chí Minh có nhuốm máu nạn nhân cải cách ruộng đất. Sau này người ta còn tìm được trong thư khố Nga lá thư bằng tiếng Nga Hồ chí Minh gửi cho Stalin báo cáo về tình hình cải cách ruộng đất. Trường Chinh là tổng bí thư trong thời kỳ cải cách ruộng đất và cũng có bàn tay nhuốm máu nạn nhân cải cách. Trường Chinh bị hạ bệ sau cải cách ruộng đất nhưng sau đó được bổ làm chủ tịch quốc hội một thời gian dài. Sau khi Tổng bí thư Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh lên làm Tổng bí thư dự khuyết một thời gian và sau đó bị Lê đức Thọ cho người đến nhà giết chết vì ghen tức và tranh giành quyền lực. ( theo sự ghi nhận của nhà văn Vũ thư Hiên trong hồi ký " Ðêm giữa ban ngày" ). Trường Chinh cũng đã chết một cái chết đau đớn, thảm khốc y như những nạn nhân cải cách ruộng đất do ông lãnh nhiệm vụ thi hành. Âu đó là định luật nhân quả, vay trả của trời đất !
Chuyện Hồ chí Minh khóc lóc xin lỗi có thể vì hối hận đã giết nhiều người vô tội mà cũng có thể là một biện pháp vuốt ve của một nhà chính trị gian hùng bá đạo để làm lắng dịu sự phẫn nộ đang trào dâng của đồng bào có thể đưa đến sự bất ổn chính trị không hay cho chế độ cầm quyền.
Chuyện Sơn Tùng trình bày trong bài viếr mô tả Hồ chí Minh miễn cuỡng không muốn làm cải cách là chuyện bênh vực cho Hồ chí Minh một cách không bằng chứng. Nếu có lòng thương dân sâu xa thì không bao giờ Hồ chí Minh nghe lời hai tên đồ tể ngoại bang Mao và Stalin để tiến hành cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu có một không hai trong lịch sử giết hại hàng trăm ngàn đồng bào ruột thịt của mình. Con người Hồ chí Minh thực sự không thánh thiện , nhân ái như Sơn Tùng cảm nhận. Sơn Tùng rõ ràng không thành công trong chuyện bênh vực tội ác của Hồ chí Minh trong vụ cải cách ruộng đất. Sơn Tùng thuộc loại viết lách " phong thánh " cho Hồ chí Minh. Chuyện gì tốt đẹp của Hồ chí Minh thì ca tụng tối đa, chuyện gì độc ác, xấu xa không hay thì tìm đủ lý do bào chữa bao biện cho khuyết điểm cuả " ông thánh " Hồ chí Minh, Sơn Tùng không có được phong cách viết sử của những sử gia ở những nuớc tự do" , họ phê phán ưu khuyết điểm của nhân vật lịch sử một cách công minh và công bằng, không thiên vị.
Chuyện hai bài thơ Hồ chí Minh làm lúc 5 tuổi mà Sơn Tùng lấy được từ anh của Hồ chí Minh cũng là một cách " thần thánh hoá" con người siêu đẳng Hồ chí Minh mà thôi.
Giết người rồi vuốt ve, xin lỗi vốn là ngón nghề sở trường của người Cộng sản mà Hồ chí Minh là bậc tổ sư về ngón nghề tàn nhẫn, độc ác này.
Sơn Tùng nói đến cái đau của Hồ chí Minh khi cố vấn Tàu đem bắn bà địa chủ Nguyễn thị Năm, vốn là một ân nhân của kháng chiến. Với cương vị là chủ tịch Ðảng và chủ tịch nước nhưng hầu như Hồ chí Minh không có quyền gì cả. Ông không đồng ý bắn bà Nguyễn thị Năm nhưng ông không có biện pháp nào ngăn chận cả cho đến khi bà Nguyễn thị Năm bị hành hình. Thế thì bao nhiêu xuơng máu dân đổ ra để giành độc lập nhưng chẳng thấy độc lập ở đâu dù đã đánh thắng Pháp ở Ðiện Biên Phủ. . Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Hồ chí Minh đành ngồi nhìn cố vấn Tàu đem người ân nhân kháng chiến , con dân nước Việt Nguyễn thị Năm ra bắn mà không can thiệp được gì sao ? Hồ chí Minh thực sự không có quyền hay không muốn can thiệp ? Hồ chí Minh đúng là không phải loại người thần thánh siêu việt, quyền lực tuyệt đối như nhà văn Sơn Tùng vẫn thêu dệt , tưởng tượng . Ngay cả chuyện Hồ chí Minh khóc lóc ân hận sau cải cách ruộng đất cũng chỉ là một huyền thoại vì không ai chứng minh Hồ khóc ở đâu và khóc lúc nào. Có lẽ guồng máy tuyên truyền phổ biến huyền thoại khóc này để xoa dịu sự thù hận đau khổ của các nạn nhân cải cách ruộng đất.
Trí trá, gian ngoan đã trở thành bản chất của con người gian hùng Hồ chí Minh. Những nỗi đau của Hồ chí Minh mà Hoàng Tùng và Sơn Tùng kể ra không biết có thật hay không nữa hay đó chỉ là những thủ đoạn chính trị của tay ma đầu chính trị quỷ quyệt Hồ chí Minh. Thật không thể nào biết rõ đâu là nỗi đau thật , đâu là nỗi đau giả của con người muôn mặt Hồ chí Minh. Ông là một kịch sĩ đại tài nên khó ai biết rõ con người thật của ông. Cần có thêm thời gian và nhân chứng và hy vọng chế độ Cộng sản sẽ sớm sụp đổ ở Việt Nam để có nhiều sự thật về Hồ chí Minh được phơi bày ra trước ánh sáng của thế gian.
Nhà văn Sơn Tùng hình như còn sống ở Việt Nam. Hy vọng Sơn Tùng sẽ còn sống và nhìn thấy thêm những sự thật phũ phàng khác về Hồ chí Minh chứ Hồ chí Minh không thánh thiện , siêu việt như ông đã viết và nói nhiều trong những năm vừa qua.
Los Angeles tháng 4 năm 2010
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
* * * BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA NHÀ VĂN SƠN TÙNG NGÀY 27/4/ 2001 TẠI TRƯỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ÐÀO TẠO
... ( đoạn này nghe không rõ )... Ban chấp hành Trung ương tán thành đều bị bác bỏ. Ðó là tháng 10- 1930, một hội nghị cán bộ lấy dự thảo luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú làm đường lối ( Hội nghị này chưa thông qua được luận cương). Bác Hồ bị đẩy lùi vào bên trong. Năm 1935, Ðại hội Ðảng lần thứ nhất họp tại Ma- Cao, một lần nữa Hà huy Tập là Tổng bí thư, xoá tư tưởng, xoá đường lối của Nguyễn ái Quốc. Mãi đến năm 1941, Bác Hồ về nước cho đến năm 1951 , Ðại hội 2 lại bị cái " thiểu số phục tùng đa số " , lấy " tư tưởng Mao " vào điều lệ nên đến năm 1951, cụ Hồ lại bị " khoá " . Bởi vì Hồ chủ tịch chỉ còn là Chủ tịch ban chấp hành chứ không còn là Chủ tịch Ðảng. Bác quyết định điều gì cũng còn phải được Ban chấp hành thông qua.
Quan điểm tư tưởng Hồ chí Minh được mở ra từ năm 1941 khi cụ về Pắc Bó, thành lập mặt trận Việt Minh, làm được cách mạng tháng Tám, tuyên bố giải tán Ðảng ngày 11- 10 – 1945, giải tán Ðảng Cộng sản Ðông Dương, sau này thành lập Ðảng Lao Ðộng thì Lào trả về Lào, Miên trả về Miên, không còn liên bang gì ở chỗ này. Mỗi dân tộc có quá trình hình thành riêng của nó, còn viện trợ quốc tế với nhau thì bình đẳng, chứ để nước lớn trùm lên Lào, Miên là sinh chuyện. Ngay từ lúc đó cụ Hồ đã nhìn thấy vấn đề như thế, bây giờ nhìn vào tình hình nào là sắc tộc, nào là tôn giáo. Cụ Hồ không có đặt vấn đề liên bang. Miên là Miên, Lào là Lào , ta là ta. Ðến năm 1951, cụ Hồ chỉ còn là Chủ tịch ban chấp hành. Ví dụ trong việc Bác ký Hiệp Ðịnh sơ bộ 6- 3- 1946 không cần triệu tập ban chấp hành, Bác quyết định ký. Lúc đó Bác chỉ sửa đổi hai chữ . Một bên , Bác là " Việt Nam độc lập " , một bên Sainteny ( là đại diện Cộng Hòa Pháp ) là " Việt Nam tự trị " . Cuối cùng nửa đêm mùng 5 tháng 3 Bác đánh thứ bí thư là ông Vũ đình Huỳnh dậy, bảo là đã tìm được lối thoát, đi báo ông Hoàng minh Giám chuẩn bị để ký. Bác chọn được một chữ mà hai bên đều chấp nhận được, đó là " nước Việt Nam tự do " . Pháp rất sợ chữ " độc lập " vì cả Châu Phi họ sẽ đòi độc lập, cho nên nó chỉ muốn " Việt Nam tự trị " thôi. Bác bảo tự trị là không được , độc lập thì Pháp không chịu nên chọn " nước Việt Nam tự do " ( có chính phủ riêng, có quân đội riêng, có ngoại giao riêng, có tài chính riêng) nhưng tên nước là " Việt Nam tư do ". Thế là Sainteny ký ngay ngày 6 tháng 3 năm 1946. Trước tình hình ấy mà chờ triệu tập Ban chấp hành để quyết định thì chết, bao giờ mới triệu tập kịp, mỗi người một nơi.
Cho đến năm 1951 đưa " tư tuởng Mao " vào điều lệ, ghi là " Học thuyết Mác – Lênin, chiến lược Stalin, tư tưởng Mao trạch Ðông, tác phong Hồ chí Minh" thì Bác Hồ nói,:
" Thôi, các ông ấy là đủ rồi, Mác, Lênin, Stalin, Mao trạch Ðông là đủ rồi, còn cái tác phong " Hồ chí Minh" thì miễn cho."
Chả lẽ lúc đó Bác lại nói, " Tôi không có tư tưởng à" . Lúc đó cũng chưa có nói đạo đức, mà chỉ nói Bác là " tác phong cần kiệm liêm chính", giản dị thế thôi, chứ Bác không có lý luận.
Ðiều lệ ghi , " Thiểu số phục tùng đa số " . Bác Hồ ra họp ban chấp hành thì suốt đời bao giờ cũng là " thiểu số " , mà thiểu số phải phục tùng đa số. Ðó là ‘" cái khoá " . Vậy là Bác Hồ chỉ được làm những cái mà Ban chấp hành chủ trương, chứ Bác không có chủ trương nữa. Về cải cách ruộng đất thì Bác Hồ không chấp nhận cái cải cách ruộng đất kiểu này, mà Bác đã cho ra Sắc lệnh giảm tô, giảm tức 25% từ năm 1949. Tất cả các đồng chí lúc đó lòng dạ ai cũng yêu quý Bác Hồ, nhưng lại tôn trọng ông Mao là " nhà lý luận Trung Quốc " , là cái mẫu của châu Á đem bê vào Ðảng như thế, và phải làm " thổ cải " . Bác Hồ không tán thành cải cách ruộng đất, Bác chỉ " trưng thu, trưng mua, hiến điền " chứ không chủ trương đấu tố. Lúc đó mấy đồng chí trong bộ chính trị, đặc biệt là đồng chí Trường Chinh( tấm lòng đồng chí trong sáng, là người có nhân cách lớn, phải nói thế ) nhưng quan điểm của đồng chí Trường Chinh là " Không phát động nhân dân thì nông dân chịu ơn địa chủ suốt đời, phải cho nông dân đấu tố để nông dân vùng lên" , Khi ra biểu quyết thì Bác Hồ chỉ có 3 phiếu, nhưng cũng là ‘ thiểu số " . Cụ Vũ đình Huỳnh kiên quyết bảo vệ quan điểm của Bác là hiến điền, trưng thu, trưng mua ruộng đất chia cho nông dân.
Xin nói về một bài của một đồng chí ký tên là " HT " ( Hoàng Tùng ) viết về những nỗi đau của Hồ Chủ Tịch " , hiện nay lưu hanh ở Hà nội cách đây mấy tháng. Ðầu bài ông đề là " 10 nỗi đau của Hồ Chủ Tịch " nhưng trong bài đó ông Hoàng Tùng dấu đi 2 cái đau, chỉ viết 8 cái thôi. Ông Hoàng Tùng là trong Ban bí thư trung ương Ðảng, là nhà lý luận , là trưởng ban tuyên huấn, là Tổng biên tập báo Nhân Dân lâu nhất, chủ tịch hội nhà báo. Có một thời ông cũng lầm rằng anh Ba Duẩn mới là nhà lý luận, còn Bác Hồ chỉ là yêu nước thôi. Cho đến bây giờ ông mới tỉnh ra. Trước đây ông viết cuốn " Từ tư duy văn hoá truyền thống đến tư tưởng Hồ chí Minh". In xong thì bị tịch thu, bị đốt hết dù không có tuyên bố giải thích gì cả. Anh Hoàng Tùng có đem đến cho tôi một cuốn. Anh nói, " Sách của tôi bị đốt, sách của anh tái bản lần thứ 8 là may đó. Khi tôi ra cuốn này thì bị thu mất rồi, còn giữ được một cuốn đem cho ông ." Ông là người hiểu biết như thế, lý luận như thế và một thời ông cũng là ghê gớm lắm, vậy mà có lúc ông nói,:
" Thôi, cắt cái mũ " phớt " đi được rồi( tức ông Giáp đứng trước hàng quân đội cái mũ phớt).
Có thời ông chỉ thị các báo không được đăng ảnh Ðại tướng Võ nguyên Giáp, vì " trên " chỉ thị như thế , cho nên ông nói " cắt cái mũ phớt đi ". Có lúc ông cũng lầm, nhưng lúc tỉnh ngộ ra, thấy được sự thật thì ông kể ra 10 nỗi đau của cụ Hồ, nhưng chỉ viết có 8 cái, còn 2 cái không thấy đưa ra. Dân ta thì không biết, nay ông kể ra thì ông cũng ngoài 80 tuổi rồi. Ông nào cũng viết để lại, không in được thì cũng để lại cho các nhà nghiên cứu lịch sử sau này làm tư liệu nghiên cứu về những sự thật được nói ra từ trong tim người ta.
Trong bài viết của ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo ta không để ý ông viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền phong, Báo Nghệ An số tết 1998. Hồi đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là : Năm 1967, Bộ chính trị mới Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung Quốc về để thông qua cuộc tổng tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất Bác đã không đồng ý chủ trương tổng tiến công nổi dậy. Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ra ngay. Ðại tướng Võ nguyên Giáp cũng chủ trương như vậy, nhưng vì thiểu số nên đành đi chữa bệnh ở Hungary. Nhưng sắp đến tết Mậu Thân rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết nên phải mới Bác về.
Ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau:
Trên máy bay chỉ có Bác, ông Vũ Kỳ và người lái chuyên cơ của Bác từ Trung Quốc về . Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này... đến giờ này .. trên bầu trời ta từ hướng này..phương vị này ... tuyệt đối là không nổ súng. Thời đó là đang chiến tranh, vào giờ đó xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời Hà nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh, Bác ngồi sau hút thuốc.
  • Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây ạ?
  • Quan sát lại đi –Ông Vũ Kỳ nói
  • Em là người lái mà, lái máy bay cho Bác thì em nhìn sai sao được - Người lái nói.
Máy bay lượn hai vòng không dám xuống, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không họ bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn.. Cuối cùng xuống theo trí nhớ của người lái, chứ không xuống theo tín hiệu của đèn hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, đèn " tín hiệu chệch " dưới vẫn cứ để thế, không sửa. Vòng một vòng và máy bay chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái. Bác vẫn ngồi tĩnh tại hút thuốc, ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh.
  • An toàn rồi , anh ơi , mừng quá - Nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy.
Ra khỏi máy bay ( ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê đức Thọ ra đón, một lúc sau có Thủ tướng Phạm văn Ðồng. Chỉ có thế thôi, không còn ai đón Bác cả.
Về tới nhà thì tết rồi, việc đầu tiên Bác gọi điện thoại sang Bộ quốc phòng hỏi:
  • Tục lệ người Việt Nam ta ngày tết hay nhớ nhà, thế thì các đồng chí ở nhà đã gửi quà chúc tết cho đồng chí Võ nguyên Giáp đang chữa bệnh ở Hungary chưa ?
Anh em mình thường trao đổi tin này xem đã đưa ra được chưa ? Tôi cho rằng đưa được, đến năm 98 rồi, nên đưa ra tin này vì sắp hết thế kỷ 20 rồi, ai hiểu thế nào thì hiểu, còn chuyện đưa ra thì đừng bình gì cả. Ðừng đưa đăng một tờ báo mà phải đưa tin trên ba tờ báo, vì một tờ sẽ bị " đánh chết " ngay. Ðúng thế ! Khi cả ba tờ báo đăng bài đó, thì các ông trong Bộ chính trị mời ông Vũ Kỳ lên hỏi.
Anh Kỳ nói, " Tôi chỉ kể chuyện đi của Bác trong hồi ký của tôi viết về Bác.
Thế rồi " họ " cũng thôi. Cái khung cảnh đất nước ta mấy năm nay là thế đấy.
Bác Hồ là người cô đơn, đây là cô đơn trên quan điểm. Tôi hiện nay đang viết cuốn " Bác Hồ là người cô đơn nhưng không cô độc" Năm 2001 tôi viết cuốn này, chủ yếu là nói quan điểm của Bác bị " cô đơn " từ Quốc tế cho đến khi Bác qua đời, quan điểm của Bác luôn ở phe thiểu số. Diễn ra trong tình hình hiện nay là vấn đề dân tộc , vấn đề tôn giáo. Quan điểm của Hồ chí Minh từ đầu chí cuối là vấn đề dân tộc, chứ không phải là đấu tranh giai cấp , chuyên chính vô sản. Cái " thiểu số " ấy đi suốt cuộc đời Bác . Ðến được ngày hôm nay quan điểm đó của Bác càng ngày càng rõ ra là rất mừng. Ðiều đó nói rằng mọi khoa học nó ra đời không bao giờ dễ dàng dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội..( Ðoạn này nghe không rõ). Nói ra như thế để thấy Bác Hồ ngày càng sáng ra, sáng cả con người cùng quá trình Bác cô đơn. Nhưng lúc nào " người ta " thấy " lợi " thì " người ta " nói là của Bác Hồ chứ " người ta " không làm theo Bác Hồ.
Khi Tổng thống Putin đến thăm khu di tích nhà ở của Bác Hồ, mấy ông phụ trách đưa lên một chồng sách Mác- Lênin đặt trên giường của Bác, nói trước khi qua đời Bác đọc những sách này. Người ta tưởng làm như thế là trọng Bác Hồ và để ông bạn Nga này quý Bác Hồ. Không phải đâu, dòng di sản Bác Hồ chất Mác- Lênin có mức độ thôi. Người thường nói những câu của dân gian, của dân tộc, cho nên có người bảo Bác Hồ không có lý luận. Bác toàn nói ca dao, tục ngữ, trích Kiều, trích Chinh phụ ngâm, trích những câu của Mạnh tử, Khổng tử, Lão tử mà còn giá trị với thời đại. Trích câu của Phật, của Giêsu chứ không nói Mác. Khi ông Putin đến thăm nơi Bác ở sinh thời thì người ta đem một chồng sách để đầu giường Bác như thế , nhưng ông Putin ghi sổ lưu niệm lại không nói gì về chuyện này mà nói:
_ Hồ chí Minh là người thầy của dân tộc Việt Nam ( mà không nói là chủ tịch nước). Người đã để lại trong trí nhớ nhân loại nên rất vinh dự cho tôi hôm nay được làm quen với cuộc sống của người.
Tại sao ông Putin lại nói " làm quen " với cuộc sống của người ? Vì trên vị trí tổng thống này nhìn tấm gương của Hồ chí Minh lên đỉnh cao như vậy mà sống không xa cách dân, sống giản dị. Mà chính ông nói là khôi phục lại một nước Nga, một nước Nga yêu nước, truyền thống văn hoá. Ta nên nhớ rằng Liên xô ngày xưa những người ấy không phải không có tấm lòng, nhưng đem xoá sạch đi thì đó là người không có đầu óc. Ðáng lẽ ra làm cách khác, ta đưa cách khác, sách đích thực Bác đọc trước khi lâm chung, đây lại làm một chồng sách " toàn Lênin" . Cụ nằm trên giường bệnh ốm thì làm sao đọc được các sách đó. Nếu để một cuốn Kiều thì không ai cãi được, hoặc để một tập thơ của Puskin, sách của L. Tônxtoi, của Victor Hugo, Séch- pia, vì Bác thuộc thơ Puskin, và thuộc thơ tiếng Nga. Bác có lúc nói bây giờ còn thuộc Victor Hugo, tôi là học trò nhỏ của Lep Tôn.. Bác Hồ của chúng ta ngày nay bị nhiễu nhiều thứ như thế , muốn nhận ra Bác thì phải nghiên cứu lại các sự thực của lịch sử. Trước đây tôi đã nói cái nôi sinh thành của Bác, hôm nay tôi nói một số giai đoạn, một số sự kiện có ảnh hưởng lớn đến Bác mà không nói có hệ thống vì thời gian cũng không có nhiều.
Ta đọc sách, đọc lịch sử, ta biết Bác Hồ sinh ở làng Chùa, quê ở làng Sen, sau vào Huế học. Tôi nghiên cưú tôi thấy thế này: nếu Bác Hồ không đi vào Huế từ thuở thiếu thời thì con người ấy cũng bị hạn chế , hạn chế về mặt văn hoá cội nguồn và thanh lịch ở đất kinh đô.
Huế là trung tâm văn hoá của cả nước ta vào thế kỷ 19, Bác Hồ vào Huế cuối thế kỷ 19, lúc đó Huế là trung tâm của cả nước. Ở Nam bộ cụ Phan thanh Giản đi thi phải ra Huế, còn khúc ruột miền Trung từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Nam, thi Hương là phải ra Huế. Ðầu thế kỷ 20 mới có trường thi Hương ở Bình Ðịnh. Ở Bắc thì Lạng Sơn trở vào cũng phải vào Huế để thi Hội. Diện mạo các nhà trí thức, các nhân sĩ ( xin nói thực có một thời kỳ cực đoan, đã nói " quan " là phong kiến, quan là xấu. Ở Chí linh tôi nói thế mà suýt bị bắt).
Nói các quan " xấu " như thế sao lại truyền thống nối dõi văn hoá Việt Nam mấy nghìn năm được! ? Cố nông thì làm sao giữ được văn hoá vật chất của dân tộc? Chúng ta vô cùng quý trọng cố nông, người thợ nhưng nói đến diện mạo văn hoá là phải nói đến trí thức. Các gia đình khoa bảng, gia đình nhà quan truyền từ đời này qua đời khác . Các ông quan tham nhũng thì cá biệt thôi. Tất cả tham nhũng thì còn gì là văn hoá Việt Nam, bản lĩnh, bản sắc Việt Nam. Không có Nguyễn Trãi thì ta làm gì có văn hoá thế kỷ 17, thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 cũng vậy. Ở nhà cái ông giàu nhất nước , mà xưa nay chưa có nhà nào mà cha con đồng triều là tể tướng như nhà Nguyễn Du ( thân sinh Nguyễn Du là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm , làm tể tướng thời Lê mạt. Anh Nguyễn Du là Toản quận công Nguyễn Khản, làm tới Tham tụng, Thái bảo trong triều ). . Bác Hồ của chúng ta chính là con người nối tiếp những cái văn hoá cội nguồn này chứ.
Thế kỷ 19, Bác Hồ sinh ra năm 1891, tôi nói đây là nói nghiên cưú từ gốc. Bây giờ nói Bác sinh 1890, nhưng tôi nghiên cứu tử vi của Bác thì Bác sinh năm 1891. Bác đi làm cách mạng, Bác khai năm sinh là 1890, nhiều người chúng ta khi đi học, đi hoạt động cũng khai bớt hoặc thêm tuổi như thế. Bác sinh năm 1891, năm 1895 Bác vào Huế, tuổi ta là 5 tuổi, tuổi bắt đầu có trí nhớ, tuổi mà người ta dễ nhớ nhất là tuổi này, tuổi lên 5 đến lên mười. Bác 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế. ông Nguyễn sinh Khiêm có đưa cho tôi cuốn " Tất Ðạt tự ngôn " là vào tháng 6 năm 1950. Sau đó ít tháng thì cụ qua đời. Trong " Tất Ðạt tự ngôn " thì cụ có ghi ba bài thơ về thời niên thiếu của em trai mình, tức Bác Hồ.
Bài thơ này cũng hấp dẫn tôi. Thời đó tôi là một anh thanh niên học sinh mới đi hoạt động Ðoàn thanh niên cứu quốc ( chưa phải là Ðoàn thanh niên Hồ chí Minh ). Cụ đưa cho tôi đọc bài thơ hay quá đi, thấy tôi ngỡ ngàng không tin thì cụ nói thế này:
_ Cháu ạ, bây giờ nhớ gì ghi nấy. Bọn Tây nó " thuốc" bác bằng rượu khi bác đi tù. Bác vào nhà tù năm 1914, sau bác chống lại thì nó đày vào cực Nam Trung Bộ. Bác vốn không phải là người nghiện rượu, nhưng sau này thì không có rượu là bác không chịu được và trí nhớ của bác mất dần đi. Bạn học của bác đi thi vào năm 1904 đỗ cử nhân, đó là ông Ðào như Tuyên, con trai cụ Ðào Tấn. Anh em bác học vào loại giỏi nhưng không đi thi. Bây giờ bác không còn được như xưa, nhớ cái gì thì bác ghi vào đây, chứ không có hệ thống. Cháu là người có tấm lòng muốn tìm hiểu gia cảnh nhà bác thì bác đưa cho cháu cuốn ghi chép này, thấy có ích thì cháu dùng, khai thác, không dùng nữa thì đốt, đừng giao...cho ai, vì trong này bác ghi nhiều cái không tiện nói ra. Trong đó bác có ghi họ Hồ là thế nào..về họ Nguyễn là thế nào..vì ngày chú Thành mở nước độc lập thì là Hồ chí Minh, chứ không lấy họ Nguyễn là vì sao ? Trong cuốn này cũng nêu ra bài thơ đó là: Trên đèo Ngang hai bài thơ 1895, còn bài nữa là " Ba ông phỗng " năm 1903.
Cụ Khiêm kể lại, " Hôm đó cả nhà bác chuẩn bị đi vào Huế, bác ngủ với bà ngoại, em Thành ngủ với mẹ, còn chị Thanh thì ngủ với dì An. Ðêm đêm bác thấy bà khóc, ngày bà vui, đêm nào cũng nghe thấy bà khóc. Sáng hôm sau thấy bà đi xin mo cau cả làng ( xưa dân ta lấy mo cau làm gàu múc nước). Bác với chú Thành lấy mo cau cắt thành cái thuyền đem thả ao trước nhà, bà không cho, bà bảo đây là dép của các cháu, cha mẹ cháu để đi vào kinh đô, thời đó chưa có nhiều giày dép như bây giờ. Bác thấy bà ngoại đo chân cha mẹ, đo chân cho 2 anh em bác.
( Bây giờ mới thấy các cụ ta ngày ta ngày xưa đi tìm cái chữ ở kinh đô Huế, đi trên những phương tiện như vậy, không dép săm bô như ta bây giờ, ngày ấy có đôi dép da bò đã quý rồi )
Bác hỏi : " Mẹ, tại sao đêm bà khóc ?"
Về sau mới biết tâm sự bà thế này, lúc đầu cha mẹ bác tưởng bà khóc vì bán ruộng cho con vào kinh đô học, bán mất 5 sào. Bà ngoại đêm nằm buồn mà khóc, không phải tiếc vì bán 5 sào ruộng cho con rễ vào kinh đô học , vì chữ nó sẽ đẻ ra ruộng, chứ ruộng không đẻ ra chữ . Còn cái ruộng bán đi đánh bạc thì mới mất, nên không có gì mà khóc cả . Khóc là vì bà không có con trai. Ông tú thì mất rồi, con rễ coi như con trai, con gái là chỗ dựa, bây giờ cả nhà kéo đi vào Huế, bà ở nhà cô đơn một mình, hai cháu trai và cháu gái cũng đi. Vì thế nên cha mẹ bác chỉ cho hai anh em đi vào Huế, còn chị Thanh phải ở lại quê với bà, để sớm hôm có bà có cháu.
Như vậy cha mẹ bác quyết định vào Huế không phải là để làm ăn sinh sống để trở thành người Huế đâu, mà muốn cho anh em bác vào Huế để học. Cha bác vào đó để làm bạn với các nhà khoa bảng ở kinh đô. Các ông qua thời đó đều là tiến sĩ, là hoàng giáp , là đình nguyên, ít ra là cử nhân. Ðúng là cha bác vào trong Huế đã tạo ra được một cái " chiếu văn ", các ông quan trong triều thường đến đó bình văn, bình thơ cùng với các cụ đồ ở kinh đô.
Ông Khiêm kể tiếp, " Khi đi dép mo cau, một lúc là rách phải thay cái khác, còn chú Thành thì được cha cõng trên lưng. Trên cao chú quan sát hỏi hết chuyện này đến chuyện khác: núi này là núi gì mà cao thế? Bà ngoại hay ví " trèo truông mới biết truông cao " là nghĩa nó ra làm sao? Có đuợc bao nhiêu nước để gọi là biển? Chú ấy hỏi nhiều chuyện. Còn bác thì chân nó đau, đi mấy ngày liền, có khi bác khóc. Mẹ bác lại động viên, " Em nó vui vẻ hỏi chuyện này chuyện khác. Con là anh mà chẳng vui chi cả " Chú Thành đuợc cha cõng, đến đường bằng thì chạy tung tăng, hỏi nhiều thứ, còn lạ mắt cho nên mẹ bác nói em thông minh hơn anh.
Rồi cụ Khiêm nói, " Mà chú ấy thông minh hơn bác thật "
Lúc đến chân đèo Ngang, đường lúc đó có đoạn sát với biển, không như đường ô tô bây giờ. Ðến chân đèo Ngang, có bãi cỏ rất bằng, mẹ bác mới đặt gánh xuống, cha bác xếp ô lại bảo : chỗ này phẳng phiu, nghĩ lại đây ăn cơm nắm, để rồi leo đèo. Bác ngồi xuống ôm chân rộp . Còn chú Thành thì nhảy chơi, mới hỏi cha :
_ Thưa cha, cái gì ở trên kia mà đỏ, lại ngoằn ngoèo như rưá?
Cha bác nói , " Ðó là con đường mòn vắt qua đèo, tí nữa ta phải đi leo trèo lên đó, lên cái đường mòn đó.
Thế rồi chú Thành mới ứng khẩu luôn một bài thơ. Sau này bác ghi lại trong cuốn sách " Tất Ðạt tự ngôn " này.
" Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Ðường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con "
Nói về văn thơ, tôi là anh thanh niên nam 1950 tiếp xúc với bài thơ này trong cuốn " Tất Ðạt tự ngôn " của người anh ruột Bác Hồ viết lúc 5 tuổi thì tôi hơi sững sờ.
Ông Khiêm nói tiếp, " Lúc đó cha bác mới mở cái ví vải lấy lá số tử vi của con ra xem, bác mới biết cha đã lấy tử vi cho các con. Cha bác nói với mẹ, " Với thiên tư này, thằng bé sẽ khó nuôi, có lẽ, quan Ðào Tấn với ông ngoại đã nói như thế không nhầm."
Rồi bác Khiêm lại nói, , " Lúc đó bác chẳng có bụng dạ gì, vì chân phỏng rộp đau. Ăn cơm nắm uống nước đựng trong quả bầu khô xong, cả nhà lại leo núi, chú Thành lại được cha cõng trên lưng. Anh em bác ở làng Sen chỉ biết ao, biết sông, biết hồ, biết núi, chứ biển chưa thấy. Hôm đó, đến đỉnh đèo thì dừng lại nghỉ, bác lại ngồi ôm chân. Chú Thành lại chạy nhảy rồi nói:
_ Cha ơi, cái ao ở đây sao lớn thế?
Cha bác nói:
_ Không phải ao đâu con, đó là biển đấy chứ
Lúc đó, đứng trên đèo Ngang là nhìn thấy biển, ở đây thì xuống là đến Ròn , tức Cảnh Dương của Quảng Bình. Lần đầu tiên thấy biển lại cứ gọi là ao, cha bác phải nói là biển. Chú ấy lại nói:
_ Cha ơi, tại sao bò nó lại lội trên biển?
Cha bác cười bảo:
_Không phải bò đâu con ơi, đó là cánh buồm, thuyền nó chạy trên biển đó.
Chú ấy ứng khẩu đọc bài thơ:
" Biển là ao lớn
Thuyển là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn"
Cụ Khiêm nói một câu tâm sự, mà cũng là tâm trạng, ‘ Cháu ạ, con ngươì ta có số mệnh. Số mệnh có khi nó xuất ra thành ý. Cái thông thường , cái lẽ thường anh là phải nhìn thấy trước vì anh ra đời, khôn hơn. Nhưng đây lại nói là, " Em nhìn thấy trước anh, anh trông thấy sau". Cái khẩu khí đó cũng là cái ứng mệnh. Bác là anh, bác đau chân, bác không còn nhìn những gì ở xung quanh, nhưng chú ấy quan sát, chú ấy lại ứng khẩu được cái đó, " Ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn " . Cái khẩu khí ấy là cái " ứng mệnh " nên suốt cuộc đời chú Thành phải đi hết nơi này nơi khác, năm châu bốn biển, còn bác chả thấy gì, bác cứ yên vị, bác sống trong xó quê như thế này! ..
Cụ Khiêm nói với tôi điều đó năm 1950, sau này tôi công bố hai bài thơ ấy trên báo Văn Nghệ số tết năm 1980, lúc đó là chuẩn bị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét