Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Bài ca chúc Tết thanh niên



         PHAN BỘI CHÂU in 1940

Phan Bội Châu, 1926

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?

Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng.
Hai mươi năm lẻ[1] đã từng chua với xót,
Trời đất may còn thân sống sót,
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.

Hồ chí minh và hội Tam điểm

Trần Gia Phụng

1.- NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO HỘI TAM ĐIỂM


Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử hiện đại hoạt động kín đáo, thường thay tên đổi họ, và thường che giấu hành tung của mình. Một trong những điều được ông che giấu suốt đời là việc ông gia nhập Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) Pháp năm 1922. Hồ Chí Minh đã dùng tên khác, viết sách để tự ca tụng mình, nhưng hoàn toàn không hé lộ một tý nào về việc ông gia nhập hội Tam Điểm. Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cũng tránh né không nói đến trong các bản tiểu sử của Hồ Chí Minh.

Tài liệu bằng tiếng Việt đầu tiên và duy nhất lưu hành ở Hà Nội, nói về việc Hồ Chí Minh gia nhập Hội Tam Điểm có lẽ là sách Nguyễn Ái Quốc tại Pari 1917-1923, Nxb: Thông Tin Lý Luận ấn hành năm 1989, tác giả là bà Thu Trang. Trong sách nầy, bà Thu Trang viết rằng: "Theo một mật báo đã ghi ngày 14 tháng 6 năm 1922, Nguyễn Ái Quốc được chấp nhận vào Hội Franc-Maçonnerie (Tam điểm)..." (tr. 201.)
Mẩu tin nầy không bị ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đảng CSVN kiểm duyệt hay gạch bỏ, có thể nhờ câu tiếp theo của bà Thu Trang: "

Nhân Bản Tin kinh tế VN bị suy sụp nặng, TS NGUYỄN BÁ LONG nói về con đường chết của CSVN & cuộc Cách Mạng Thế Kỷ 21 của VN

TS NGUYÊN BÁ LONG, Chiến Sĩ Cách Mạng, đã khởi động cuộc Cách Mạng từ Hải Ngoại về VN đêm 26/11/2011 & là người viết cuốn: “Lý Thuyết Loạn Biến về sự Sụp đổ của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam!”

 
I. BẢN TIN VỀ NGUY CƠ SẬP TIỆM, PHÁ SẢN KINH TẾ XHCN VIỆT NAM
 
Posted on June 12, 2012 by BBT
Báo Nguy Dân Đã Cạn Tiền: Nước Mắm ứ  đọng, khó bán; Chỉ số PMI co cụm, dân ít xài, hàng tồn kho đầy hết các kho dệt may, giấy, da giày, nhựa…

HANOI — Kinh tế khủng hoảng, dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.
Trang báo chuyên về kinh doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các doanh nghiê.p. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó khăn.

Một kỷ niệm về đại tá Hồ Ngọc Cẩn

Bài nầy của cựu sinh viên Y Khoa Sàigòn 72, bác sĩ quân y Nghiêm Hữu Hùng.
Tôi thuộc lòng bài thơ "Après la bataille" cuả Victor Hugo và luôn xem đó là hành trang vào đời khi nhập ngũ:
"Làm cách nào đối xử với con người cả bạn lẫn thù với lòng nhân"
Tuy nhiên những gì xảy ra ngoài chiến trường nhiều khi khác hẳn với thơ Victor Hugo
Nhân vật chính (mon père ...) trong bài thơ là một vị tổng chỉ huy, có toàn quyền quyết định về hành động của mình còn tôi chỉ là Y Sĩ Trung Úy, một cấp bậc rất nhỏ, ngoài phạm vi chuyên môn ra, có rất nhiều hoàn cảnh không thể tự mình quyết định được như câu chuyện sau đây:
Thời Chiến Tranh Việt Nam, thông thường các Sĩ Quan cao cấp đối xử với Bác Sĩ rất tốt, cả hai bên đều tỏ lòng qúy trọng lẫn nhau

Nhưng cũng có rất nhiều nghịch cảnh, một chuyện ai cũng biết là đôi khi có vài binh sĩ vì sợ chết nên đã "tự huỷ hoại thân thể" bằng nhiều cách như:
- Chích mủ xương rồng vào ngón tay để gây gangrène (mất ngón trỏ bàn tay phải thì sẽ được giải ngũ vì không thể bóp cò súng)

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Người ta bảo ở bên Palestine có hai Biển hồ.
- Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Ðúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Cá không thể sống nổi với nước trong hồ và khi con người uống phải thứ nước trong hồ này thì cũng bị bệnh cho nên không ai muốn sống gần đó cả.
- Biển hồ thứ hai tên là Galilee. Ðây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở gần nơi này và vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nước của hồ này.

Thế nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết thì nó đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ cho nên nước trong biển hồ Chết dơ bẩn và trở nên mặn chát. Biển hồ Galilee cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan nhưng chảy tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn trong sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Con bài Bùi Tín


  (Gởi đảng Việt cộng bán nước tại VN)
 
Đảng nhào nặn ra con bài Bùi Tín
Vừa vào bàn đã lộ hết mưu gian
Dù mánh lới, dù điêu ngoa, vờ vịt
Vẫn chẳng làm sao qua mắt xóm làng

Con bài đó từ mấy mươi năm trước
Giúp đảng trồng người, cướp của, giết dân
Cùng với đảng đã gian hùng bạo ngược
Đã bất lương vung lưỡi hái vô thần

Đã tàn nhẫn xô triệu người trai Việt
Chết oan khiên cho đảng dựng thiên đàng
Như những chiến trường hận thù chém giết
Ngập máu Lạc Hồng khắp Bắc - Trung - Nam !

Đời lão Vịt

Trời về chiều, từng rán nắng vàng chóe, le lói xuyên qua các đám mây đang ngã màu xanh đen, thành những tia nắng nhỏ sắc bén như mũi kim tiêm, lao nhanh xuống cảnh đồng miền Tây chảy sém. Mùa nắng hạ, đất khô cằn nứt nẻ, lão già đang ngước nhìn bầu trời như muốn đối chọi, muốn diện kiến, mặc cho từng tia nắng sắc nhọn đang đâm vào làn da đen sạm và nhăn nheo vì tuổi tác, những giọt mồ hôi mặn chát chãy xuống mắt, miệng làm thành những chén thuốc đắng đang từng ngày thuốc chết đời lão.
Trong giây phút đó! Lão như xuất thần khi đã trãi qua sự hồi tưởng về quá khứ của chính lão, của ông bà lão, từng đợt - từng đợt tới tấp vọng về như người tu Thiền đến giờ đắc đạo. Hình ảnh ông của Lão, lúc lão tóc còn để chỏm, quần ống thấp ống cao, chạy ti tue theo chân ông của Lão trên những bờ ruộng chênh chênh, bé tẹo của thời tấc đất tấc vàng nên thi nhau cuốc bờ trồng lúa, cái bờ ruộng càng ngày càng bé, cong keo như nhưng con rắn chết trông thật đáng sợ.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị Thế giới

 Trần Gia Phụng
                                                                  Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.  Cuộc chiến nầy là cuộc chiến phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam, xen lẫn nhiều yếu tố chính trị quốc tế lồng trong chiến tranh lạnh toàn cầu giữa hai khối tư bản và cộng sản.  Vì vậy, để góp phần soi rõ chiến tranh Việt Nam vừa qua, thiết tưởng nên đặt chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị thế giới. 
 
1.-   VẬN MỆNH VIỆT NAM TRONG TAY NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
 
Trong điều 1 hòa ước Pháp Việt ngày 6-6-1884, có đoạn nguyên văn như sau: “…Nước Pháp đại diện cho nước Nam trong các việc giao dịch với nước ngoài…”  Như thế có nghĩa là từ năm 1884 tất cả những vấn đề ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp quyết định. 
 

Công nghệ trồng táo 'cực đẹp cực độc' ở Trung Quốc

Táo của Trung Quốc nổi tiếng màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm, song giới nghiên cứu cảnh báo loại trái này rất có hại cho sức khỏe vì được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa độc hại.
> Người Trung Quốc sợ thực phẩm nước mình
Mỗi năm hàng triệu tấn táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông, được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.

Một cuộc điều tra gần đây phát hiện những nông dân ở Sơn Đông đã dùng bọc nhựa bên trong có thuốc trừ sâu để ủ táo.

Tổ chức nào, và ai sẽ đại diện điều hành đất nước khi CSVN sụp đổ?

Hoàng Linh Vương (Danlambao) - Nếu ngay bây giờ nhà nước CSVN phá sản và sụp đồ, tổ chức nào, và ai, sẽ thay thế để điều hành đất nước? Trong tình huống hiện nay, đây là một câu hỏi hoàn toàn bị bế tắc. Một điều chắc chắn là chúng ta - những con người - ở trong cùng một xã hội sẽ không thể sinh sống vô tư, vô tổ chức như một đàn gà trên cách đồng, mạnh ai nấy bới.

Đã đến lúc những ai có chủ trương mưu cầu cho một xã hội Việt Nam dân chủ, công bằng và văn minh phải tập hợp lại, gầy dựng không những thành một, mà là thành đôi ba hội đoàn hoặc những tổ chức khỏe mạnh với những tiêu chí riêng sao cho phù hợp với ước vọng của mình, hòng tập trung sức mạnh của tập thể, để sinh hoạt, để đối kháng, để đẩy lùi những thế lực vụ lợi, độc đoán, thực hiện quyền con người (nhân quyền) và đưa xã hội đi lên.

Khi Người Tự Thiêu Đứng Dậy Đi . . .

Hồ Trung Tú

Khi người tự thiêu không ngồi, cũng không quỳ, mà đứng dậy đi!Lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới.
Đừng sợ em
Không ai chọn cái chết dữ vậy chỉ để dọa trẻ con
Chỉ để làm run trái tim người phụ nữ
Nhất là khi đó là người Tây TạngNgười Tây Tạng hiền lànhNgười Tây Tạng mong manh
Xem con kiến cũng như con người
Xem cuộc đời như một thoáng mây bay.
Người Tây Tạng không nhìn ra ngoài
Người Tây Tạng chỉ nhìn vào trong
Tự vấn mấy ngàn năm về một kiếp nhân sinh
Sướng khổ thế nào cũng một mực tin bởi nhân duyen
Tin bởi chính mình mà đất nước tiêu vong
Bởi chính mình mà câu kinh cũng bị cấm
Gió đang hú gào trên đỉnh Himalaya

Ước chi... thời đó!

Ngô Nhân Dụng
Ðang tìm hiểu lý do tại sao, sau một ngàn năm Bắc thuộc, nước Việt Nam không thành một tỉnh của Trung Quốc, chúng tôi có dịp đọc sách sử cũ, thấy có mấy chuyện đáng kể lại trong lúc này.
Cuốn Mân Thành Tạp Thảo của Lý Văn Phức kể chuyến đi Phúc Kiến của ông năm 46 tuổi. Mân Việt là tên của tỉnh Phúc Kiến thời xửa thời xưa; trong cùng lúc người Trung Hoa gọi nước ta là Lạc Việt. Ông Lý Văn Phức đi sứ sang Tàu bốn lần, chưa kể một lần sang Phi Luật Tân (đảo Lucon) và hai lần qua Bengal. Chuyến đi năm Tân Mão (1831) có lý do nhân đạo. Cả gia đình một người Trung Hoa tên là Trần Khải đi biển gặp bão, thuyền trôi dạt vào hải phận Việt Nam. Vua Minh Mạng sai cả một phái bộ dùng đường biển đưa cả gia đình này về nguyên quán. Lý Văn Phức phụ trách việc này, nhân đó có dịp gặp gỡ và đối đáp, đã “tranh đấu ngoại giao” với viên tổng đốc họ Tôn ở đó, về những vấn đề có tính cách nghi thức thù tiếp nhưng lại đụng chạm tới thể diện quốc gia. Ngay hôm đầu tiên, được đưa kiệu đến trước cửa ngôi nhà tạm trú, Lý Văn Phức đã lùi lại, không vào. Vì trên cửa là tấm giấy ghi: “Việt Nam quốc Di sứ Công quán.” Di là chữ người Trung Hoa gọi tên các giống dân “man rợ.” Quan địa phương chịu gỡ tấm bảng đi, ông mới bước vào. Ngày hôm sau, họ phải viết một tấm bảng khác:

Chuyện động trời ở Trung Quốc: Thịt thuốc phiện!

NLĐO) – Chính quyền tỉnh Giang Tô – Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt và có tác dụng như thuốc phiện.

Khi được thêm chất phụ gia này, thịt có màu đỏ đẹp, hương thơm đặc biệt, có tác dụng gây nghiện nên khiến người dân càng ăn càng thèm.
Giáo sư Mạc Bảo Khánh thuộc trường Đại học Y Nam Kinh khẳng định phụ gia “Vua loài thịt” là một hỗn hợp các chất phụ gia, trong đó có chứa chất chlorine để làm chất xúc tác, gây tổn hại tới sức khỏe con người.
Theo một số đầu bếp tại Nam Kinh, chất phụ gia này có mặt ở hầu hết các cửa hiệu và họ thường gọi đó là những chất ma thuật.

Hộp chất phụ gia “Vua loài thịt” (Ảnh: SINA)

Lộ bí mật công văn của Văn Phòng Chính Phủ liên quan đến Blog Nguyễn Xuân Diện

Tối ngày 12/6/2012 trên mạng Internet xuất hiện bản chụp hình ảnh công văn Số: 131/TB-VPCP của VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ đề ngày 19 tháng 5 năm 2012 được đóng dấu " TỐI MÂT" với tựa đề : " THÔNG BÁO Kết luận của Phó Thủ Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp xử lý Blog Nguyễn Xuân Diện" gây xôn xao cư dân mạng.

Chân dung nội các chính phủ Nguyễn Tấn Dũng - Bài 1: chân dung Vũ Huy Hoàng

QUAN LÀM BÁO - THÂM CUNG BÍ SỬ ĐẢNG CSVN: CHÂN DUNG NỘI CÁC CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG - BÀI 1: CHÂN DUNG VŨ HUY HOÀNG

Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng hiện có 27 Bộ Trưởng và tương đương. Quan Làm báo sẽ lần lượt đang tải các Chân dung của từng người để mọi người thấy rõ bức tranh của một Chính Phủ độc Đảng đã cho ra những sản phẩm dẫn đến ‘lỗi của cả hệ thống cần phải giải tán…” như cựu Chủ tịch Quốc Hội nguyễn Văn An đã nói.

BÀI 1: CHÂN DUNG VŨ HUY HOÀNG

Tiêu chí: Chọn gỗ mục để dễ đốt!

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Vai trò của hồ chí minh trong trận Mậu thân qua bài viết của Vũ Kỳ

Ông Vũ Kỳ và ông Hồ tháng 09.1960
Lời giới thiệu:
Trong nhiều năm trước đây guồng máy tuyên truyền cuả chính phủ Hà Nội đã thần thánh hoá Hồ chí Minh bằng sách báo và phim ảnh khiến cho dư luận trong và ngoài nước đều nghĩ và tin ông Hồ là một nhân vật có một quyền uy, quyền lực tuyệt đối trong chức vụ chủ tịch Ðảng và sau này là chủ tịch nước. Sau năm 1975, Ðảng còn lấy tên ông Hồ đặt tên cho thành phố Sài gòn khiến người ta càng tin tưởng quyền hành tuyệt đối của ông trong bộ máy quyền lực , ngay cả sau khi ông qua đời.
Tuy vâỵ, có hai người, một ngưòi là sử gia Pháp và người kia là cán bộ cuả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã đưa ra nhận định là ông Hồ chí Minh bị thất sủng lúc cuối đời. Nói thẳng ra là ông bị tước hết quyền lực vào thời kỳ cuối của cuộc đời ông. Ðó là một chuyện rất khó nhìn thấy trong một chế độ như chế độ Cộng sản Việt Nam, vốn thần thánh hóa ông Hồ trong thời gian ông còn sống và ngay cả sau khi ông qua đời.
Người thứ nhất là sử gia Pháp Pierre Brocheux, người đã bỏ ra trên nửa thế kỷ nghiên cứu về Hồ chí Minh, đã đưa ra nhận định chính xác như sau trong bài phỏng vấn với đài BBC vào tháng 10 năm 2003 như sau :

Buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27.04.2001 tại trường quản lý giáo dục đào tạo

Nhà văn Sơn Tùng
ÐÔI LỜI GIỚI THIỆU
Ðầu xuân năm 1998, ông Vũ Kỳ, người hầu cận của Hồ chí Minh, tung ra bài viết " Bác Hồ với tết Mậu Thân năm ấy " trên một số tờ báo như báo Văn Nghệ, Tiền Phong, Nghệ An, trong đó Vũ Kỳ hé mở có chuyện bất thường trong chuyến bay ban đêm ngày 23 tháng 12 năm 1967.
Bài báo có đoạn viết," Bây giờ tối thứ bảy , ngày 23 tháng 12 ,máy bay đưa Bác đến vùng trời Hà nội . Lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch 15 độ. Ðồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm văn Ðồng, Lê đức Thọ ra đón Bác tại sân bay, đưa Bác về nhà và báo cáo công việc với Bác "
Thật ra đọc đoạn văn trên cũng không ai hình dung ra được một âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ đã xảy ra nhưng không thành công.
Sau này có bài nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27 tháng 4 năm 2001 tại trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo, trong đó ông Sơn Tùng kể lại chi tiết bí ẩn của chuyến bay trên và người ta có thể đưa đến kết luận là có âm mưu của bọn đàn em muốn dùng tai nạn phi cơ để giết Hồ chí Minh

Những bạo chúa bị đàn em giết vào lúc cuối đời

Bạo chúa là những kẻ lúc cầm quyền đã giết quá nhiều người. Có bạo chúa ngày xưa chết già nhưng vì chết trên đường đi nên khi đem về triều đình để an táng thì thân thể cũng đã sình thối trước khi đem chôn. Ðó là trường hợp của bạo chúa Tần thủy Hoàng. Riêng hai bạo chúa tân thời Pol Pot của xứ Kampuchia và bạo chúa Hồ chí Minh của Việt nam đều do đàn em giết chết. Do những nhân chứng tiết lộ và do sự suy luận của những chuyên viên am tường về chính trị, dần dà cái chết của hai bạo chúa Pol Pot và Hồ chí Minh được mang ra ánh sáng . Cả hai đều chết một cách đau đớn thảm khốc như hàng triệu nạn nhân do hai ông gây nên. Âu đó là định luật nhận quả. Giết người để rồi bị người giết. Nhìn lại cái chết của hai bạo chúa này để thấy cái nghiệp báo đeo đẳng vào kiếp người. Ðừng nghĩ là khi đứng ở vai trò lãnh đạo muốn giết ai thì giết, để rồi đến phiên mình bị đàn em thanh toán bằng những phương cách tàn bạo dã man nhất để kết liễu mạng sống lúc cuối đời.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Chuyến công du của Poutine tại Bắc Kinh




Nhữ Đình Hùng
 
Tổng-thống Nga Vladimir Poutine đã đến Bắc-Kinh vào ngày thứ ba 05.06.2012 trong một chuyến công-du kéo dài ba ngày.Trung-Hoa hiện nay là đồng-minh chính của Nga chẳng những về mặt kinh-tế mà còn cả về mặt chánh-trị, nhất là về vấn-đề Syrie.Như thế,chuyến công-du của Poutine là để thắt chặt mối liên lạc giữa Nga và Trung Hoa.

Sau khi chánh-thức nhận chức tổng-thống nhiệm-kỳ 3,cuộc ra quân lần đầu tiên của ông Poutine trên chánh-trường quốc-tế là Đức và Pháp,kế đó là cuộc viếng thăm Trung Hoa để tham dự hội-nghị thượng-đỉnh Tổ-Chức Hợp-Tác Thượng-Hải ( OCS = Organisation de coopération de Shanghai).

Trong dịp này,Trung Hoa đã dành cho ông Poutine một sự đón tiếp linh-đình, ông Hu Jintao đã tiếp đón ông Poutine tại nhân-dân đại sảnh ở Bắc Kinh với một đạo quân danh-dự gồm đại-diện các binh-chủng hải, lục và không-quân. Sau đó, hai ông đã thảo-luận với nhau trong hai giờ. Buổi chiều, ông Hu Jintao mở một dạ tiệc để thết đãi ông Poutine. Cuộc thảo-luận của ông Poutine và ông Hu Jintao được coi là thành-công, hai bên đã ký kết một số thỏa-hiệp song-phương.
ông Hu Jintao đã tiếp đón ông Poutine tại nhân-dân đại sảnh ở Bắc Kinh

Đảng Dân chủ Việt Nam chúc mừng anh Lê Thăng Long được trả tự do

Lê Thăng Long sinh năm 1967 ở Quảng Ngãi, là một kỹ sư – doanh nhân. Năm 1985 anh vào học Khoa Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp Đại học năm 1990. Năm 1991, anh công tác tại Phân viện Điện tử và Tin học (nay là Phân viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, Bộ Công thương). Năm 1994, anh cùng với Trần Huỳnh Duy Thức sáng lập nên Công ty Tin học Duy Việt tại Hà Nội. Năm 2001, chuyển Công ty Tin học Duy Việt thành Công ty Global EIS, anh giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tiếp đó anh lập thêm Công ty Innotech tại Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực phát triển đầu tư công nghệ.
Năm 2005, anh cùng Trần Huỳnh Duy Thức lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn nhằm nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, ở Việt Nam.
Anh bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào ngày 4 tháng 6 năm 2009, cùng vụ án với các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung. Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra xét xử với tội danh hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cá nhân anh bị tuyên án 5 năm tù. Ngày 11 tháng 05 năm 2010, tòa phúc thẩm giảm án còn 3,5 năm tù và 3 năm quản chế. 
Anh được trả tự do vào ngày 4 tháng 6, năm 2012. 
Đảng Dân chủ Việt Nam

Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng?

Thường Sơn
CTV Phía Trước

Không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa. Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.
Công tác nhân sự đã “cơ bản hoàn thành”
Thời gian đang chuyển dần về giữa năm. Hà Nội cũng đang chìm trong cơn nắng nóng tăng nhiệt theo từng tuần lễ, cùng với những trận giông bão khó có thể lường trước trong năm con Rồng này. Sự biến đổi về thời tiết như thế cũng tiềm ẩn những toan tính âm thầm trong nội bộ đảng và chính phủ. Sau vài vụ cưỡng đoạt đất đai ở Tiên Lãng và Văn Giang, dư luận càng đồn đoán nhiều hơn về một vị tổng thống trong tương lai không xa của đất nước Việt nam hậu cộng sản.
Đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều hành của Nguyễn Tấn Dũng.

Một lá thư sai chính tả

Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất.

Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là "
què, cụt, thiếu sức thuyết phục...".

Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là "Hãy kể lại một kỹ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu, chúng tôi thường chống chế " Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lập nhau được."

Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho trưởng lớp chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Bao giờ Đảng thôi núp bóng Hồ Chí Minh?

Viv Marsh
(BBC World Service News)

Một buổi sáng âm u tại Hà Nội, một hàng người trải dài hàng trăm mét. Các phụ nữ bận áo dài, học sinh trong các bộ đồng phục chen nhau, những khuôn mặt đàn ông im phăng phắc bên cạnh một vài khách du lịch phương Tây có vẻ mặt tỉnh táo.
Họ đều đang chờ đợi để diện kiến lãnh tụ của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh - mặc dù ông đã mất được 43 năm.
Đối với du khách, hình ảnh không phai nhạt của Hồ Chí Minh có thể là điều mà chính ông không bao giờ muốn thế – những hàng người xếp dài lê thê, chậm chạp đi qua các công đoạn kiểm soát an ninh, nhưng rồi lại chỉ có một vài giây đi ngang qua thi hài được ướp của vị lãnh tụ.
Bản thân Hồ Chí Minh từng mong muốn được hỏa táng.
Kỷ niệm ngày sinh thứ 122 của vị cố Chủ tịch năm nay, ngày 19 tháng Năm, đã được đánh dấu bằng một cuộc triển lãm các tư liệu về Hồ Chí Minh ở tỉnh Thái Nguyên và việc ra mắt một cuốn sách dịch về tiểu sử của ông khẳng định vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản.

Lá đổ muôn chiều

Lá Đổ Muôn Chiều được viết vào đầu năm 1954.
Toàn bộ sáng tác của Đoàn Chuẩn, gồm 16 bài – luôn có tên Từ Linh bên cạnh trong phần viết lời.
Người ta thường gọi ông là “Nhạc sĩ của mùa Thu” vì đến 2/3 sáng tác của ông đều phảng phất hình ảnh mùa Thu và được viết vào những lúc “Lá đổ muôn chiều” và rồi cũng như “Chiếc lá cuối cùng”, vào một ngày cuối Thu năm 2001, Ông đã vĩnh viễn ra đi tại tư gia trên đường Cao Bá Quát, Hà Nội, để lại biết bao thương tiếc.

Trong Chuyện Tình Các Nhạc sĩ Tiền Chiến (Nxb Văn hóa Thông tin, Hanoi, 1996), Nguyễn Hoàng Long, một người bạn Ông, kể:
Cuối năm 1953,  tôi đưa một số ca nhạc sĩ từ Hà Nội xuống Hải Phòng để tổ chức 3 buổi ca nhạc tạp rạp hát Lido. Được quảng cáo  khá rầm rộ từ mươi ngày trước,  nên ngay buổi đầu,  toàn ban Lửa Hồng -  ban ca nhạc duy nhất  thành phố Cảng - gồm :  các nhạc sĩ Phó Quốc Thăng,  Huyền Linh,  Hoài An,  nữ ca sĩ Ánh Tuyết (không phải Ánh Tuyết bây giờ)  đã có mặt đông đủ  trên hàng ghế đầu khán giả. Anh chị em ca nhạc sĩ thành phố Cảng với chúng tôi giao lưu tốt đẹp ngay từ phút hội ngộ ấy. Tỉnh cảm ấy được giữ mãi cho đến sau  này.

Khởi công nhà máy sửa chữa tàu chiến lớn nhất tại Cam Ranh

Đây là dự án có qui mô phức tạp về kỹ thuật và có qui mô lớn nhất để bảo đảm trang bị, khí tài, kỹ thuật cho hải quân. Nhà máy cũng sẽ cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo trì cho các tàu quân sự có tải trọng lớn của Việt Nam và nước ngoài.
 
Ngày 31-5, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức trọng thể lễ khởi công xây dựng dự án Nhà máy X52 Hải quân. Dự lễ có khởi công Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân; Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó Tư lệnh Hải quân; đại biểu các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân và địa phương.
Xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu chiến lớn nhất tại Cam Ranh
Một góc quân cảng Cam Ranh. Ảnh Internet

Đổi Mới Giáo Dục

 
Bạn thânBây giờ, mở tờ báo nào ra xem, cũng thấy những lời kêu gọi đổi mới giáo dục, hay canh tân giáo dục, và vân vân.

Cần chăng một cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc?

Tại sao Dân tộc cần được giải phóng? Và giải phóng Dân tộc khỏi cái gì?

Iris Vinh Hayes
 
 - Ở vào Thời Đại Tri Thức mà một dân tộc đã bị làm cho biến thành thiểu năng tri thức thì dân tộc đó đâu khác gì là một người không có đôi tay. Mà không tay thì làm sao có thể vươn tay ra để nắm lấy cái cơ hội ngàn năm một thuở, dầu là cơ hội nằm sát ngay đầu chót mũi??? Mà không nắm được cơ hội cực lớn này thì làm sao mà đất nước có thể theo kịp những quốc gia khác và theo kịp sự dịch chuyển của Thời Đại Tri Thức để mà vươn lên sự phồn thịnh?...

*

Trong bài "Việt Nam Nhất Định Có Cách Mạng Sớm Nếu..." tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết: “Người viết bài tự đặt câu hỏi: Xã hội Việt Nam ngày nay có phải vẫn cần ‘Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, NHƯNG kết hợp cuộc cách mạng tự do dân chủ’?”Tuy là tác giả NNG đã nói rất rõ là tự hỏi chính mình nhưng tôi cũng xin được mạn phép tham dự để đóng góp một số suy nghĩ của mình cho đáp án của câu hỏi đó.