Võ Đức Quang
Công Dân Mỹ Gốc Việt
Công Dân Mỹ Gốc Việt
“People
who know little are usually say a lot, while men who know much say
little.” Kẻ ngu đần hay nói nhiều; còn người khôn nói ít.” - Jean-Jacque
Rousseau
Thành
Phố Houston là một thành phố có vị trí kinh tếquan trọng ở phía nam Hoa
Kỳ và là thành phố đông người Việt đứng hàng thứ 3 ởMỹ. Simon Hoggart,
một nhà truyền thông nổi tiếng gốc Ăng-Lê, đã lưu lại một trích đoạn rất
thú vị về thành phố Houston: “In Washington, the first thing people
tell you is what their job is. In Los Angeles you learn their star sign.
In Houston you're told how rich they are. And in New York they tell you
what their rent is.” - “Tại Hoa Thịnh Đốn, chuyện đầu tiên bạn nghe cư
dân ở đó kể lại là chức vụ của họ.Tại Los Angeles bạn sẽ học hỏi về
những siêu sao của họ. Tại Houston bạn sẽ nghe kể về sự giàu có của cư
dân. Và tại Nữu Ước là giả tiền thuê nhà trọ.” Yếu tố giàu có (how rich)
của Houston đã quyến rũ nhiều sắc dân trên thế giới đến Houston lập
nghiệp. Và sự quyến rũ đó đã lọt vào cặp mắt xanh của nhiều lãnh đạo cao
cấp trong hàng ngũ của đảng Cộng Sản Việt Nam, như là một quê hương thứ
hai cho gia đình con cháu của họ, xét theo yếu tố nhân bản.
Để
ngăn chận tham vọng bành trướng của Trung Cộng tại khu vực biển Đông
nói riêng châu Á nói chung, Hoa Kỳ đã và đang liên minh hợp tác với CSVN
trên nhiều phương diện như một đồng minh chiến lược hàng đầu tạiĐông
Nam Á. Chiến lược Mỹ-Việt đó là sự thật. Nếu ai đã từng theo dõi báo chí
thì đều biết rất rõ: Chính sách quốc gia của Hoa Kỳ từ Liên Bang đến
địa phươngđều đặt ưu tiên cho sự liên minh hợp tác này để cả hai bên VN
và Hoa Kỳ cùng có lợi. Thành Phố Houston là thành phố lớn có tầm vị trí
chiến lược quan trọng nên rất nhiều viên chức lớn của Thành Phố đã am
hiểu chính sách này, và họ đã vàđang cổ suý cho chính sách này. Đố ai
dám lên tiếng phản đối.
Thành Phố Houston cổ suý cho chính sách nêu trên vì có những quyền lợi cho thành phố như sau:
1.
Theo ông Mario Dias, giám đốc điều hành phi trường Houston, hiện nay số
lượng hành khách đường hàng không từ Houston đến các quốc gia Á Châu
đông nhất là người Việt, lên tới gần 28 ngàn người một năm, một con số
rất lớn cho nguồn thu nhập của thành phố.Những du khách Mỹ gốc Việt này
phải đi qua một thành phố khác rồi mới về đến Việt Nam. Các chuyên viên
kinh doanh cho rằng khi hành khách ghé qua một trạm khác tức là thành
phố Houston mất đi một nguồn thu nhập không phải là ít. Cũng theo nhận
định của ông Dias, nếu có chuyến bay trực tiếp từ Houston về Việt Nam
thì mỗi năm lợi tức của Houston sẽ tăng lên nhiều triệu Mỹ Kim và tạo ra
thêm rất nhiều công việc cho cư dân Houston. Yếu tố thu nhập thêm ngân
sách và tạo thêm công việc làm đã thúc đẩy Thành Phố Houston mở ra nhiều
buổi điều trần và chính Thị Trưởng Annise Parker là người vận động cho
tuyến bay Houston – Việt Nam nhiều nhất. Bởi vì theo bà thị trưởng, việc
này không những mang lại lợi nhuận kinh tế cho Houston mà còn tiết kiệm
thời gian và tiền bạc cho người Việt ở Houstonđi thăm wan Việt Nam.
Thành Phố Houston đã tổ chức 4 kỳ huấn luyện cho phía Việt Nam về vấn đề
luật lệ hàng không quốc tế, luật FAA của Mỹ, phương thức phục vụ khách
hàng cách chuyên nghiệp, v.v. để từng bước một, giúp Việt Nam hội nhập
và tuân thủ luật lệ quốc tế như những quốc gia phát triển khác.
2.
Quyền lợi của Hoa Kỳ qua kế hoạch Houston kết nghĩa chị em với Đà Nẳng.
Ai cũng biết Trung Cộng ngày càng bày tỏ tham vọng bành trướng của họ
tại Biển Đông khiến cho Hoa Kỳrất e ngại. Nhân dân Hoa kỳ không xa lạ gì
đối với việc Trung Cộng đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 mà 75
chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh anh dũng trong đó có Hải
Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà. Cho nên sự hiện diện của TC tại nơi đó là
một yếu tố bất lợi cho nền hòa bình tại Biển Đông. Thành Phố Đà Nẳng, là
một thành phố lớn ở miền Trung Việt Nam và có địa lý rất gần với
quầnđảo Hoàng Sa. Những lãnh đạo của Thành Phố này như ông Chủ Tịch Văn
Thành Chiến vào tháng 7/2012 đã từng lên tiếng chống Trung Cộng thành
lập tỉnh Tam Sa. Nhiều người am tường thời sự đã biết tổng tồng tông
ngài Hoa Kỳ chúng ta muốn tiếp tay xây dựng Đà Nẳng trở thành một thành
phố giàu mạnh, để khi hữu sự thì quý ngài có thể dùng căn cứ Đà Nẵng để
chận đứng sự bành trướng của Trung Cộng. Chính phủ Washington D.C đã lên
kế hoạch từ lâu nay để thành lập một Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng
trong tương lai gần. Chính vì sách lược này nên Hoa Kỳ,15 năm nay, từ
thời Thị Trưởng Lee Brown, đã khuyến khích cho Houston kết nghĩa chị em
với Đà Nẳng. Tiến trình Hiu-Tân kết nghĩa chị em với Đà Nẳng có gặp một
số trở ngại vì một số cư dân Mỹ gốc Việt ở Houston chưa am hiểu đầy đủ
hậu ý của Hoa Kỳ nên có vẻ đối nghịch; cũng như do ở lỗi lầm bên phía
nhà cầm quyền Việt Nam chưa đáp ứng được sự đòi hỏi vấn đề cải thiện
nhân quyền do Hoa Kỳ nêu ra. Nôm na, việc thành lập Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ
tại Đà Nẳng và kết nghĩa chị em giữa Đà Nẳng và Houston là nhu cầu của
Hoa Kỳ trong chính sách liên minh hợp tác, để cả hai phía cùng có lợi,
và luôn thể chống lại sự bành trướng của Trung Cộng. Cho nên chuyện kết
nghĩa ấy là một sách lược của quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ và điều đó trước
sau gì cũng sẽ tới, không thế lực nào có thể ngăn cản được. Trên phạm
trù kinh tế quốc gia dưới quan điểm của Hoa Kỳ, việc kết nghĩa chị em
với Đà Nẳng sẽ gia tăng số lượng hàng hóa của Việt Nam vào cảng Houston
và Houston sẽ xuất cảng nhiều mặt hàng công nghệ nặng về Việt Nam. Việc
xuất/nhập cảng ấy sẽ giúp cho Houston có thêm thu nhập hàng năm lên tới
nhiều triệu Mỹ Kim. Đó là một số tiền rất lớnđối với thành phố, thưa quý
vị. Không ai ngu dại gì lên tiếng chống đối chuyện liên kết ấy.
3.
Theo các tài liệu thương mãi hiện nay, mỗi năm Houston cho nhập cảng
hàng hóa từ Việt Nam lên tới cả 500 triệu Mỹ Kim. Một phần của những mặt
hàng nhập cảng là để đápứng nhu cầu cho người Mỹ gốc Việt tại địa
phương như gạo, bún, bánh tráng, nước mắm, xì dầu, mắm nêm, càfé v.v. mà
chúng ta thường xuyên đi chợ mua về nhà cho nhu cầu sinh tồn. Houston
xuất cảng sang Việt Nam hàng năm khoảng 60 triệu Mỹ Kim gồm có bông gòn,
sắt, thép, và các máy móc công nghệ.Tuy nhiên luật lệ ở Việt Nam chưa
được đi vào quy trình của quốc tế nên chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ và Âu
Châu đã cho Việt Nam hàng chục triệu Mỹ Kim đểnghiên cứu và soạn thảo
những bộ luật dân sự theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cũng như phải tôn
trọng nhân quyền nhiều hơn. Cải tổ luật lệ tại Việt Nam là điều mà chính
quyền Houston mong muốn vì hiện nay có nhiều cư dân Mỹ gốc Việt ở địa
phương đã về lại Việt Nam đầu tư và đã không hài lòng với luật pháp Việt
Nam. Thành Phố Houston đã yêu cầu các cơ quan thẩm quyền VN phải “khẩn
trương xử lí”tệ nạn hối lộ tham nhũng tại phi trường Việt Nam phải được
chấm dứt và Việt Nam cần có bộ luật tôn trọng quyền sở hữu đất đai của
người nước ngoài (quyền tưhữu đất đai là hình thức chống lại chủ nghĩa
Cộng Sản).
4.
Thành phố Houston là một thành phố đa chủng và nhân số người Việt tỵ
nạn Cộng Sản độ khoảng hơn 100 ngàn người. Bât kỳ ai trong Cộng Đồng
Người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng muốn thấy Việt Nam có TỰ DO-DÂN CHỦtrong
một thể chế đa đảng, tôn trọng pháp luật và nhân quyền. Nhưng, bá nhân
bá tính, dù tinh thần chống Cộng rất cao, nhưng trong nội bộ người Việt
lại có sựchống đối mãnh liệt với nhau chỉ vì bất đồng quan điểm chính
trị hay bất đồng phương thức đấu tranh. Đối với Thành Phố Houston,
chuyện biểu tình hay đình công bãi thị đều là việc tốt, nhưng cuối cùng
phe đình công cũng phải ngồi vô bàn hội nghị để trình bày rõ ràng những
điều mình muốn với cơ quan thẩm quyềnđể tìm ra giải pháp có lợi cho cả
hai bên. Các viên chức trong Thành PhốHouston đã chứng kiến không biết
bao nhiêu cuộc biểu tình của người Việt tỵ nạn Cộng Sản nhưng thành quả
của các cuộc biểu tình cũng còn rất khiêm nhường. Nhiều viên chức cho
rằng, để hỗ trợ cho những cuộc biểu tình thêm hữu hiệu, đãđến lúc cần mở
ra một cuộc đấu tranh trực diện (tức là vào bàn hội nghị) giữa những
người tỵ nạn Cộng Sản với nhà cầm quyền Hà Nội hơn là khuyến khích Người
Việt tỵ nạn cậy nhờ đến các vị dân cử cấp địa phương, tiểu bang, hay
liên bang chuyển đạt ý muốn của Người Việt tỵ nạn đến với Hà Nội.
Từ
những lập luận và quyền lợi vừa nêu trên, ThịTrưởng và bộ phận Ngoại
Giao (Bộ Lễ Tân) của Thành Phố Houston đã gởi thư mờiđến ông Phạm Bình
Minh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao CSVN và ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng
Bộ Ngoại Giao CSVN đặc trách Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài đến thăm Thành
Phố Houston; cũng như để trực tiếp lắng nghe những vấn đề khúc mắc
từngười Việt tỵ nạn Cộng Sản tại đây.
Nhận
lời mời của Thị Trưởng và Bộ Lễ Tân của Thành PhốHouston, ông Nguyễn
Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao CSVN và là Chủ Tịch Ủy Ban Người
Việt Nước Ngoài, dẫn đầu một phái đoàn đến Thành Phố Houston vào trung
tuần tháng 10 năm 2012. Ông Phạm Bình Minh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của
CSVN, vì mắc bận công việc khác đã không nhận lời mời đến Houston.
Khi
biết được tin này, Nghị Viên Al Hoàng đã liên lạc với rất nhiều người
thuộc các tổ chức đấu tranh chính trị cũng như thân hào nhân sĩ có uy
tín trong Cộng Đồng để nói rõ ý định của Thành Phố. Nghị Viên Al Hoàng
cho biết hầu hết những người mà ông liên lạc đều đồng ý là phải đấu
tranh trực diện, đến đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Thanh Sơn. Tuy
nhiên, vì những lý do cá nhân hoặc vì những lý do rất tế nhị, nhiều
người đã không tham dự.
Sau
khi phái đoàn của ông Nguyễn Thanh Sơn họp xong với Thị Trưởng Annise
Parker và các viên chức cao cấp của Thành Phố thì đã có một cuộc đấu
tranh trực diện giữa những người Quốc Gia và phái đoàn của ông Nguyễn
Thanh Sơn. Ông David Đức Nguyễn (tức là Đức Đầu Bạc) là một nhân vật nổi
tiếng luôn luôn chống đối Nghị Viên Al Hoàng đã được chọn làm trưởng
phải đoànđể đấu tranh trực diện. Lý do rất đơn giản, sự xuất hiện của
ông trưởng pháiđoàn Đức Đầu Bạc trong vị trí thuộc thành phần chống đối
Nghị Viên Al Hoàng, sẽthể hiện tính chất trong sáng của thành phố khi
tạo cơ hội cho phe chống đối,được quyền trực diện đấu tranh và thoải mái
nói lên quan điểm đấu tranh. Hảo ý của thành phố muốn chứng minh cho
bên ngoài về chuyện “đấu tranh trực diện”không phải chuyện riêng của
Nghị Viên Al Hoàng hay của Thành Phố Houston mà là mối quan tâm chung,
trong đó có cả tiếng nói của những nhân vật đã từng chốngđối.
Tôi
Võ Đức Quang và một số người khác với tư cách những công dân Mỹ gốc
Việt đã tháp tùng phái đoàn do ông Ông Đức Đầu Bạc làm trưởng phái đoàn,
đã trực diện và đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Thanh Sơn. Không có
chuyện đến gặp ông Sơn để Hòa Hợp Hòa Giải Quyền Lợi Riêng Tư gì cả,hoàn
toàn trong tư thế của những người đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ-Nhân
Quyền tại Việt Nam, đến đó để đạt thăng vấn đề liên quan đến Tự Do Dân
Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam.
Bước
vào phòng họp, tôi không thấy có cờ Đỏ Sao Vàng hay cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
mà tôi thấy chỉ có cờ Hoa Kỳ, cờ Tiểu Bang Texas, và cờcủa Thành Phố
Houston. Điều đó khiến cho tôi suy nghĩ: Không lẽ phái đoàn Hà Nội đã vô
tình hay hữu ý công nhận vị trí môn đăng hộ đối của chúng tôi trong tư
thế đấu tranh trực diện tại nghị trường chính trị. Trong khi đó, nhớ lại
trước đây, tại hội đàm liên hiệp quân sự 4 bên, cờ Mặt Trận Giải Phóng
được ngang hàng với cờ VNCH
Trước
khi ghi lại một vài dữ kiện quan trọng, phải công tâm mở một dấu ngoặc ở
đây để gởi lời chân thành quý mến đến nghị viên Al Hoàng đã đóng góp
rất nhiều công sức để tổ chức và ông Đức Đầu Bạc đã thành công qua trách
nhiệm trưởng phái đoàn đấu tranh trực diện..
Mở
đầu, là những lời phát biểu của Nghị Viên Al Hoàng hoàn toàn mang tích
cách ngoại giao, với nội cho biết ông thay mặt Thành Phố đểtạo cơ hội
cho những ai quan tâm đến đất nước đặt thẳng vấn đề với nhà cầm quyền Hà
Nội và ông cũng mong muốn nhà cầm quyền Hà Nội lắng nghe để có một
chính sách đúng đắn, một chính sách tự do dân chủ thật sự, để tạo sự
đoàn kết trong và ngoài nước xây dựng một nước Việt giàu mạnh ngăn chận
hiểm họa bành trướng của Trung Cộng. Tôi nhớ lại nội dung trình bày đại
khái :“Thay mặt cho Thành Phố, tôi chỉ tạo diễn đàn cho hai bên. Với
cương vị của Thành Phố tôi không nói gì nữa để tránh hiểu lầm Thành Phố
Houston áp đặt ý kiến.” Sau đó ông thinh lặng cho đến giờ phút chót.
Kế
tới là ông Nguyễn Thanh Sơn mở lời cám ơn ThịTrưởng Annise Parker,
Thành Phố Houston, và Nghị Viên Al Hoàng. Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng cho
biết đã có một phiên họp với Thị Trưởng và các viên chức của Thành Phố
trong đó có Nghị Viên Al Hoàng để đi sâu vào đề tài chuyến bay trực tiếp
Houston và Việt Nam, đề tài kết nghĩa chị em Houston và Đà Nẳng, đề tài
nâng cao hiệu năng của luật pháp và quyền lợi đầu tư giữa Houston và
Việt Nam,đề tài nhạy cảm nhân quyền mà Thị Trưởng giao quyền điều động
đó cho Nghị Viên Al Hoàng để có buổi gặp gỡ trực tiếp giữa những người
bên kia chiến tuyến và bên này chiến tuyến. Vấn đề nhạy cảm nhân quyền
là động cơ chính cho buổi gặp gỡ hôm đó giữa phái đoàn do ông Đức Đầu
Bạc làm trường phái đoàn và phái đoàn do ông Nguyễn Thanh Sơn chủ sự
cùng với một số quan chức cao cấp khác từ Hà Nội. Ông Nguyễn Thanh Sơn
cũng cho biết ông đã chuyển lời mời chính thức đến Thị Trưởng Annise
Parker mời bà về Việt Nam nhưng bà cho biết rằng “thường thường thì bà
sẽ cử Nghị Viên Al Hoàng đi về trước.” Ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết khi
ông về lại Việt Nam ông sẽ chuyển thư mời Nghị Viên Al Hoàng về Việt
Nam chia xẻ kinh nghiệm điều hành của Thành Phố Houston, vì theo ông Sơn
chuyện này Nghị Viên Al Hoàng đã làm nhiều lần với nhiều quốc gia trong
đó có Trung Cộng, Đài Loan, Nam Dương, v.v.
Sau
khi ông Nguyễn Thanh Sơn trình bày khoảng 10 phút, chúng tôi đã thay
phiên nhau đặt những câu hỏi cho ông Nguyễn Thanh Sơn. Những câu hỏi
được đặt ra bao gồm đề tài Lên Án Tự Do Tín Ngưỡng bị vi phạm trầm
trọng, nhân quyền bị chà đạp, luật pháp không được ổn định phân minh,
không có dân chủ, cần hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, và để bảo đảm có sự khách
quan trong Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp mới cho giải pháp Việt Nam sau
này, những thành viên soạn thảo phải bao gồm một số thành phần không
trực thuộc thuộc Đảng Cộng Sản, và một số vấn đề chính trị khác v.v. Ông
Nguyễn Thanh Sơn đã trả lời vòng vòng vàđã có những lúc gây cấn tưởng
như cuộc đối luận đi đến đường cùng.
Tôi
đã đặt câu hỏi như sau: Ông Nguyễn Văn An, cựu ChủTịch Quốc Hội CSVN,
mới đây đã phê phán Hiến Pháp năm 1992 là tước đoạt quyền công dân của
mọi người dân vì đây là hiến pháp do Đảng áp đặt chớ không phải do dân
chọn. Hiến Pháp năm 1945, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng ít nhất cũng
được nhiều đảng phái chấp nhận, sau khi thông qua, Đảng CSVN lại ém nhẹm
không công bố để rồi âm thầm hủy bỏ mãi đến năm 1992 mới đưa ra một
hiến pháp mà chỉ doĐCSVN quyết định, không có sự phê chuẩn của nhân dân.
Đối với ngôn ngữ của ông An, đây là sự vi hiến thì ông Nguyễn Thanh Sơn
nghĩ sao? Ông Nguyễn Thanh Sơn lớn tiếng cho rằng ông Nguyễn Văn An tại
sao lúc còn làm Chủ Tịch Quốc Hội lại không lên tiếng nhưng bây giờ lại
lên tiếng, như vậy ông Nguyễn Văn An lúc đóđã không thành thật với quốc
dân và với Đảng Cộng Sản? Ông Nguyễn Thanh Sơn sauđó nói thêm trong tư
thế rất ôn tồn: “Nhưng bây giờ đã có những sự thay đổi, chúng tôi chấp
nhận những tiếng nói như ông Nguyễn Văn An miễn sao đừng có bạo động và
đừng có kế hoạch lật đổ nhà nước của chúng tôi.”
Đế
cập đến chấp nhận một sự thay đổi chính trị thì ông Nguyễn Thanh Sơn
phát biểu: “Ở bên này khi có người lên tiếng phát biểuđi khác với ý cổ
truyền thì lập tức cũng có những đánh phá dữ dội tưởng chừng như sụp đổ
hoàn toàn đến nơi. Ở đây khi phát biểu khác ý kiến gọi là chính thống,
chưa có chức có quyền gì hết mà đã bị ‘đánh’ nhừ tử thì thử nghĩ xem
ởmột nước sự phát biểu đó ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp và nhiều
khi cảtính mạng bản thân và gia đình. Tôi đã từng lên tiếng Quốc Hội cần
phải vinh danh những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình ở
quần đảo Hoàng Sa cho Tổ Quốc và tôi đã tổ chức buổi lễ cầu siêu cho họ.
Đã có nhiều đảng viên và nhiều cựu bộ đội và thương phế binh lên tiếng
phản đối tôi, họ cho rằng tôi phản Đảng, họ cho rằng tôi tuyên dương kẻ
thù thì không xứng đáng với chức vụcủa tôi và yêu cầu phải bãi chức tôi.
Nhưng, là một đảng viên Cộng Sản, tôi có bàn thờ Phật trong nhà, tôi
tin những anh linh chiến sĩ đã bỏ mình cho đất nước, không phân biệt bên
này hay bên kia, cần phải được làm lễ cầu siêu và tuyên dương, nên tôi
cương quyết giữ vững lập trường đến cùng và tôi đã làm lễcầu siêu. Tôi
cũng đã quyết định dân sự hóa việc bảo trì Nghĩa Trang Biên Hòa của
QLVNCH để thân nhân của họ thăm viếng dễ dàng và bảo trì những phần mộ
đó.”
Đề
cập đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp để chấp nhận đa đảng thì ông
Nguyễn Thanh Sơn phát biểu: “Hiện giờ Việt Nam không có đa đảng vì đa
đảng đưa đến chống đối cù nhầy không phát triển đất nướcđược. Tuy nhiên
khi nhu cầu đến, có thể 5 năm, có thể 10 năm, có thể 50 năm, thì tức
khắc nó đến. Quý vị có thể về Việt Nam vận động và tuyên truyền đađảng
với những điều kiện đó là không có bạo động và không có kế hoạch lật
đổnhà nước thì cũng không ai bắt giam quý vị.” Đương nhiên ý kiến này
của ông Nguyễn Thanh Sơn đã không được sự đồng thuận và đã có những góp ý
như sau: “Vừa rồi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Tổng Thống Thein
Sein của Miến Điện là hãy chấp nhận dân chủ hóa cho Miến Điện, tại sao
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đảng Cộng Sản Việt Nam không làm điều đó
cho dân Việt Nam?” Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng tìm cách biện bạch nói rằng
hoàn cảnh của quốc gia này khác quốc gia kia không thể đem áp dụng cùng
một mô thức!!!
Buổi
đấu tranh trực diện đầu tiên này đã không đem lại ý nguyện hoàn toàn
cho người dân Việt tỵ nạn Cộng Sản, nhưng, với vị thế của ông Nguyễn
Thanh Sơn thì ông trả lời như vậy là đã cố gắng lắm rồi. Chúng tôi thông
cảm vì trên ông còn có Bộ Chính Trị và phải có sự đồng thuận của toàn
BộChính Trị và Quốc Hội CSVN mới có thể xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Buổi
đấu tranh trực diện này cũng chỉ là để nhận diện lẫn nhau và so sức nội
lực của nhau, và qua buổi đối luận này cũng đã thấy ông Nguyễn Thanh Sơn
và phái đoàn cũng đã nhượng bộ nhiều điều như ông nói
về việc cầu siêu cho các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dân sự hóa việc bảo trì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để các thân nhân của QLVNCH được dễ dàng thăm viếng tu bổ. Có người đã đề nghị ông Sơn phải tổ chức Lễ Truy Điệu các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì mới đúng nghĩa với công lao to lớn của QLVNCH nhưng ông chỉ cười.
về việc cầu siêu cho các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dân sự hóa việc bảo trì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để các thân nhân của QLVNCH được dễ dàng thăm viếng tu bổ. Có người đã đề nghị ông Sơn phải tổ chức Lễ Truy Điệu các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì mới đúng nghĩa với công lao to lớn của QLVNCH nhưng ông chỉ cười.
Thưa
quý vị, tôi quan niệm có nhiều phương cách đấu tranh và phải linh động
tùy theo từng giai đoạn và bối cảnh chung quanh. Tôi ủng hộ việc biểu
tình và sẽ tham gia biểu tình trong tinh thần đấu tranh trước sau như
một. Nhưng tôi nhận thấy sự thành công rất hạn chế của việc biểu tình.
Số lượng đồng hương tham gia biểu tình rất ít so với số người “về Việt
Nam” hay nằm nhà hưởng thụ. Điều đó có thể “phản tác dụng” so với bộ
phân tuyên truyền của Hà Nội luôn luôn chiếu đi chiếu lại cảnh tượng
đông đảo người Việt tị nạn vềViệt Nam du lịch trong những dịp lễ lớn.
Điều
làm cho tôi đau lòng nhất đến nỗi không ngăn được giòng lệ mỗi khi nghĩ
đến yếu tố biểu tình, đó là cảnh tượng hai ông Đại Tá Trương Như Phùng
và Nguyễn Văn Nam đã cầm cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng với một nhóm 18 hội đoàn
quân đội gì đó, hô to, đả đảo, biểu tình phản đối sinh hoạt của Cộng
Đồng Người Việt mà hai ông ấy là phần tử nòng cốt. Đứa con gái út của
tôi có lần đã thắc mắc “Daddy, bố take valuable time của bố to protest
Viet Cong, and they protest you dad. Something seriously wrong with them
daddy. Con thương bố nhiều lắm”
Đối
với tôi, đã gần 38 năm trôi qua mà việc biểu tình chưa đưa đến kết quả
tôi mong muốn. Cho nên tôi chấp nhận phương thức đấu tranh trực diện vì
tôi tin rằng phương thức này sẽ hỗ trợ cho những người biểu tình cũng
như sẽ đạo đạt được ý muốn của chúng ta một cách đậm nét hơn.
Khi
chọn phương thức này, tôi chấp nhận búa rìu dưluận và những sự hiểu lầm
chụp mũ tôi, nhưng vàng thật không sợ lửa, tôi không thấy thẹn với
lương tâm tôi mà tôi còn hãnh diện vì đã can đảm chấp nhận những zèm pha
chụp mũ để gióng lên tiếng nói đấu tranh trực diện với nhà cầm quyền Hà
Nội. Những ngôn từ zèm pha chụp mũ ấy sẽ không lay chuyển được tôi đâu.
Bởi vì văn hào Jean-Jacque Rousseau của Pháp đã cho tôi một ngụ ngôn
rất hay “People who know little are usually say a lot, while men who
know much say little.” Kẻ ngu đần hay nói nhiều; còn người khôn nói ít.”
Để
kết thúc email này, tôi xin trích dẫn một danh ngôn do vĩ nhân Winston
Churchill của vương quốc Anh lưu truyền lại, để kích động phương thức
đấu tranh trực diện: “Courage is what it takes to stand up and speak;
courage is also what it takes to sit down and listen.” Chúng ta may mắn
hơn những người dân trong nước ở chỗ chúng ta có miệng và không ai bịt
miệng chúng ta được. Phải dùng cái miệng và trí khôn để đấu tranh trực
diện với CSVN.
Võ Đức Quang
01:00 sáng thứ ba, 14-11-2012
01:00 sáng thứ ba, 14-11-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét