Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung cộng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung cộng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Dùng chiến thuật nào, TQ cũng thất bại

Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công" - một bài viết trên Nationalinterest phân tích.
 
Jeffrey W. Hornung và Alexander Vuving
Hai tác giả bài viết, Jeffrey W. Hornung và Alexander Vuving, là PGS tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu, Hawaii. PGS Hornung còn là thành viên Văn phòng Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, D.C.

Chiến lược tham vọng
Việc Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông gần đây và đụng độ tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên biển Đông là hai vấn đề về bản chất liên quan mật thiết với nhau.
Các vấn đề trên hai vùng biển này được mô tả như tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực giàu tài nguyên. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, sự việc phản ánh một chiến lược tham vọng của Trung Quốc đẩy Washington ra khỏi khu vực, và chiếm đóng khu vực chung phía Tây Thái Bình Dương. Song chiến lược này đang dần thất bại.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Việt Nam: Đại Họa Diệt Vong Cận Kề

Năm 2006, Cao Guangjing, phó Giám đốc Quản lý công trình thủy điện của Hoa Lục, đã tuyên bố với báo chí trong và ngoài nước, rằng Tàu  Cộng sắp hoàn thành Ðập Thủy Ðiện Tam Hiệp, lớn nhất thế giới, trên sông Dương Tử, và hãnh diện xác nhận : Ðây là một kỳ quan cũng như biểu tượng kinh tế của Tàu Khựa, trong thế kỷ XXI.
 
           Có điều lạ là trong lần khoe tốt này, ngay chính đương sự cũng không dám khẳng định, công dụng của đập thủy điện trên tốt xấu thế nào, mà chỉ nói bâng quơ rằng phải chờ tới những ba chục năm sau, hay đúng hơn phải coi nó có thể ngăn chống được sự tàn phá hằng năm của lũ lụt thường trực trên sông Dương Tử, lúc đó mới có thể kết luận được.
 
            Câu chuyện làm cho người ta nhớ lại Vạn Lý Trường Thành, xưa nay, ai cũng nói do Tần Thủy Hoàng xây dựng trước Thiên Chúa Giáng sinh, từ lâu đã được đánh giá là một công trình kiến trúc vĩ đại "oành cháng", chẳng những của nước Tàu Phù, mà còn là của nhân loại nữa. Tuy nhiên huyền thoại này, vào năm 1969 đã bị đánh đổ, bởi Arthur Waldron , Giáo sư Khảo cổ tại Trung tâm Nghiên cứu về Ðông Á, thuộc Trường Ðại học Harvard (Hoa Kỳ).
 

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Rồi sẽ đến Biển Đông

Nguyễn Hưng Quốc
Hải quân Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Trước nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ở Việt Nam, nhiều người nhấp nhỏm lo lắng và tức giận nhưng cũng không ít người khác, ngay cả các cán bộ cao cấp, có khi thuộc giới lãnh đạo trung ương, lại thờ ơ đến mức dửng dưng.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong

dpa / Peking - Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã „bắn“ những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ. Họ cùng một luận điệu „kết tội“ trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội „lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra“. Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: „Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều."

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Bí Mật Về “Vạn Lý Trường Thành Ngầm” Của Trung Cộng


Trúc Giang MN
1* Mở bài
Ngày 2-1-2013, Tổng thống Barack Obama ký ban hành luật ngân sách Bộ Quốc Phòng tài khoá 2013. Luật mang tên National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2013. (NDAA). Trong bộ luật, Quốc Hội yêu cầu hành pháp báo cáo về tình trạng vũ khí hạt nhân của Trung Cộng, đồng thời nêu những kế hoạch đối phó, thời hạn báo cáo được ấn định trễ nhất là ngày 15-8-2013. Tổng thống Obama đã ra lịnh cho Bộ QP/HK đánh giá kỹ về địa đạo hạt nhân của Trung Cộng, và Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Mỹ (United States Strategic Command- USSTRATCOM) phụ trách làm báo cáo. Tin tức nầy được các báo thổi phồng lên với những cái tựa giựt gân như “Tổng thống Obama muốn vô hiệu hóa Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc”. Một tựa bài báo khác ghi: “Mỹ mù tịt về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”. “Mỹ phát hoảng vì Vạn Lý Trường Thành ngầm của Trung Quốc”…

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Nguy cơ Trung Quốc


Lời người dịch:
Nền kinh tế Vìệt Nam cũng như hệ thống tài chánh ngân hàng Việt Nam hiện nay là một  „copy“ mang nhiều khiếm khuyết của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Trung quốc. Nhân đọc được bài viết có giá trị về sự rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung quốc đăng trên trang nhất của nhật báo dành cho giới doanh nhân và kinh tế của Đức “Handelsblatt“ ngày 31.01.2013  tôi xin được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo.
Nguyễn Hội


Nguy cơ Trung Quốc.

Trung Quốc lừa cả thế giới: trong lĩnh vực nợ nần nhà nước là biểu tượng sáng chói. Tuy nhiên rủi ro bạc tỷ trong lĩnh vực ngân hàng dùng chi phí cho các dự án danh tiếng và chi phí cho các chương trình kích thích kinh tế. Bong bóng tín dụng rất nguy hiểm đã được hình thành (tại Trung quốc).

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Trung Quốc đầu độc cả thế giới

Sau khi đọc bài Chết dưới tay Trung Quốc Chương II trên BVN (http://www.boxitvn.net/bai/42705), TS Tô Văn Trường (Việt Nam) và GS Nguyễn Đức Tường (Canada) đã gửi đến chúng tôi những thông tin và bài viết dưới đây mà các ông đọc được từ e-mail bạn bè hoặc báo chí tiếng Việt tại Hoa Kỳ. Tất cả đều bắt nguồn từ cuốn Chết dưới tay Trung Quốc nhưng trích dịch các chương mục khác nhau. Chúng tôi cố gắng chú thêm tiếng Hán đối với các tên người Hoa hoặc người Mỹ gốc Hoa cũng như địa danh Trung Hoa, biên tập sơ lược, và xin chuyển đến bạn đọc để cùng tham khảo, nhằm nhận thức rõ và sâu hơn nguy cơ khủng khiếp của việc cộng sản Trung Hoa, tên đao phủ tiềm ẩn nguy hiểm số một của loài người, kể từ khi được Hoa Kỳ nâng đỡ (1972) (thông qua những lời ỏn thót ngu dốt của viên Ngoại trưởng láu cá và đại thực dụng Hoa Kỳ thuở ấy với Tổng thống của y – Kissinger), đã như con sói sổ cũi, mọc lông mọc cánh, và ngày nay đang vừa công khai vừa ngấm ngầm giơ nanh múa vuốt với toàn thế giới, lại âm thầm dùng mọi phương kế đầu độc giết lần giết mòn cả nhân loại, trong khi Hoa Kỳ vì lý do quan hệ giao thương vẫn chưa có biện pháp đối phó quyết liệt.
Bauxite Việt Nam

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Chết dưới tay Trung Quốc

GS Peter Navarro

Chương II – Chết vì chất độc của Trung Quốc: Mạng sống vài đồng và thịt gà thì miễn phí

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch
Death by China
 
Ở Trung Quốc, thức ăn Trung Quốc được gọi là gì? Là “Thức ăn”! – Jay Leno
Trong khi câu đùa này nghe thú vị, thì cụm từ “thực phẩm Trung Hoa” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung Quốc đang cung cấp cho Hoa Kỳ ngày càng nhiều trái cây, rau quả, cá và thịt, không kể các loại vitamin và thuốc chữa bệnh.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Trung cộng trước sự chuyển trực chiến lược về Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa kỳ

Bộ Ngoại Giao Hoakỳ ngày 23/11/2012 đã công bố Bài Xã Luận phản ánh quan điểm chính thức về việc Mỹ tái cân bằng chính sách ngoại giao tại Châu Á – Thái Bình Dương, đã trích lời ông Tom Donilon, cố vấn An Ninh Quốc Gia của tổng thống Hoakỳ từng nói: “Chính phủ của tổng thống Obama đã tái cân bằng chính sách ngoại giao để tăng cường sự chú ý đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Theo lời cố vấn Donilon: “Cách tiếp cận của Hoakỳ dựa trên một kế hoạch đơn giản, Hoakỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, có quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự Kinh Tế, An Ninh, Chính Trị của Châu Á; và do đó, sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của Châu Á”. Bài xã luận viết: “Không thể chối cãi tầm quan trọng của Châu Á đối với nền kinh tế toàn cầu. Từ giờ tới cuối năm 2017. Châu Á  dự kiến sẽ chiếm gần phân nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu bên ngoài Hoakỳ. Nhưng nếu muốn tiếp tục đà thịnh vượng, Châu Á cần một sự hiện diện ổn định của Hoakỳ”. Cố vấn Donilon cho biết: “Bên cạch những thách thức an ninh truyền thống và những lời đòi hỏi viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; còn những đòi hỏi Hoakỳ phải tham gia kinh tế, hội nhập thương mại, củng cố định chế khu vực, các quy tắc ứng xử, các luật lệ để giải quyết tranh chấp, và bảo vệ Quyền Con Người của mỗi cá nhân”… “mục tiêu chính của Hoakỳ là duy trì một khung cảnh an ninh và một trật tự khu vực ổn định, khung cảnh này được bám rễ từ cởi mở về kinh tế, giải quyết hoà bình những tranh chấp, quản lý quốc gia theo kiểu Dân Chủ, và Tự Do Chính Trị”.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Tây Tạng "vết dao trí mạng" góp phần làm sụp đổ Đế quốc Trung cộng


Mường Giang
Trước khi bị Tàu đỏ cưỡng đoạt bằng vũ lực, Tây Tạng (Tibet) là một quốc gia độc lập lâu đời tại Trung Á. Ðây là một vùng đất quanh năm suốt tháng tuyết phủ vạn niên, được coi như nóc nhà của thế giới vì có độ cao hơn mặt biển 5000m. Sát biên giới phía nam lại có đỉnh núi Everest cao ngát từng xanh (29028 ft hay 8848m) . Ðây là miền đất bao đời được coi như vô ưu vì người Tây Tạng luôn khép kín không tranh giành với thế giới, một vùng đất mang nhiều huyền bí tới nay vẫn không mấy người biết được.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Tướng Nhật: Nếu động binh, tàu sân bay TQ sẽ làm mồi cho tàu ngầm Nhật

Kawamura cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Nhật Bản, nếu tàu Liêu Ninh được điều đến biển Hoa Đông thì nó sẽ chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm của Nhật Bản.
Nhiều nhà quan sát Nhật Bản cho rằng mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới trong cuộc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku với Nhật Bản chính là nguồn tài nguyên phong phú xung quanh nhóm đảo trên biển Hoa Đông này.

Tuy nhiên, tờ Japan Times của Nhật Bản dẫn lời ông Sumihiko Kawamura, cựu Tư lệnh Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho hay, trong vấn đề này Bắc Kinh có một mục tiêu quan trọng và khó nhìn thấy hơn mà nếu đạt được, họ sẽ có thể có được đoạt được ưu thế vượt trội về chiến lược quân sự từ tay Mỹ tại Thái Bình Dương.
Cựu Chỉ huy trưởng Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Sumihiko Kawamura.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Mưu sâu Trung cộng nắm trọn Việt cộng tàn hại Việt Nam lấn vượt Hoa kỳ

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Từ ngày Hoakỳ tiến hành chính sách “Ngập Nội Việtnam”, bỏ cấm vận, thiết lập bang giao. Việtcộng đáp ứng bằng một chủ trương quái gở “Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Dù biết đây là chủ trương gượng ép, nhưng Mỹ phải nhân nhượng để Việtcộng tập sự sinh hoạt Kinh Tế Thị Trường Toàn Cầu. Nên Mỹ cũng đành cho Việtnnam hưởng quy chế “Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn –PNTR’. Lúc này thì từ lãnh tụ, tới đảng viên đều có chung một quan điểm, là vừa phải theo Tầu để duy trị Đảng, vừa muốn theo Mỹ để làm giầu cá nhân. Tức là “Thân tại Tầu, Hồn tại Mỹ”. Cuối cùng Mỹ cũng tạo điều kiện cho Việnam gia nhập WTO - Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Việtcộng vừa quyết giữ độc tài chính trị, vừa muốn độc quyền kinh tế, nên ngoài việc duy trì hệ thống Kinh Tế Quốc Doanh, còn cho phép đảng viên làm Kinh Tế Tư Doanh.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Bắc kinh sẽ mất "biên cương mới" Phi châu - Chiến lược đại hán đánh Việt Nam, Đông nam Á từ thời Mao

Hà Nhân Văn
VN VÀ HỌA MẤT NƯỚC

Họa VN mất nước không phải đã gần kề mà đã thành sự thực: Với chủ trương rõ rệt cùng một thời điểm ngày 1 và 2 tháng 8 vừa qua, hạm đội 9,000 tàu cá Hải Nam xuôi Nam tiến vào vùng biển Trường Sa của VN, có 5 tàu Hải giám hộ tống (thực ra là chiến hạm của hải quân trá hình) trong khi 2 chiến hạm khác lảng vảng ở ngoài khơi để gọi là "bảo vệ an toàn". Như số trước đã trình bày 24,000 tàu cá tỉnh Quảng Đông tiến vào vịnh Bắc Việt, tách ra làm 2, một hạm đội xuôi Nam tiến sát bờ, dọc theo duyên hải từ Ninh Bình, Thanh Nghệ Tĩnh đến Bắc vùng đảo Lý Sơn. Tin từ Hà Nội cho biết huyện đảo Bạch Long Vĩ ở giữa vịnh Bắc Việt, thuộc thành phố Hải Phòng "tàu cá TQ như lá tre, đen kín cả ngư trường Bạch Long Vĩ, xua đuổi tàu cá của ta vào bờ, không cho lảng vảng đến ngư trường nhiều cá nhất vịnh Bắc Việt". Đại kế hoạch đánh chiếm Biển Đông và duyên hải VN, Tổng quân ủy GPQ đã vạch ra cách nay vừa tròn 20 năm (1992-2012) theo chiến lược bành trướng của Mao Trạch Đông đề ra từ năm 1950.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Đốt Đồ Made in China

Vi Anh

Trong khi Ngọai Trưởng Mỹ Hillary Clinton đi họp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ARF, ở Nam Vang (Miên), mạnh dạn tuyên bố ám chỉ Trung Cộng “đừng đe dọa trên Biển Đông”, giải quyết tranh chấp một cách "không áp đặt, không ức hiếp, không đe dọa và không sử dụng vũ lực". Thì tại Đồi Capitol, quí vị dân biểu nghị sĩ có uy thế của cả hai đảng phẩn nộ đòi đốt đồng phục, mũ của phái đòan Mỹ tham dự diển hành khai mạc Thế Vận Hội mặc khi biết những thứ này là “made in China.”

Thượng Nghị sĩ Trưởng Khối Dân Chủ Đa số ở Thượng Viện Harry Reid (D-Nev) nói trên truyền hình ABC News ngày 12- 7, “Tôi nghĩ chúng ta lấy tất cả đồng phục, chất thành đống và đốt và bắt đầu làm tới mãi.” TNS Reid còn nói nhắn gởi Ủy Ban Thế Vận hội Mỹ phải nên biết “hổ thẹn” và “bối rối” với những món hàng “made in China”, đặc biệt là đối với những người trong ngành kỹ nghệ dệt ở Mỹ đang kiếm việc làm.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Tiến ra đại dương là lối thoát duy nhất cho một Trung Hoa nhiều tham vọng

Lâu nay, khi nói về “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra một cách phi pháp nhằm độc chiếm Biển Đông, cộng đồng mạng Việt Nam và thế giới thường tập trung nói về nguồn lợi dầu mỏ tại Biển Đông, và cho rằng, nguyên nhân chính để Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông là nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho một Trung Quốc đang trỗi dậy và đã xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ về tổng thu nhập quốc dân.

Cũng qua các trang mạng ta được biết, theo dự đoán của Trung Quốc, nguồn dầu mỏ tại Biển Đông có thể đáp ứng nhu cầu dầu mỏ cho Trung Quốc trong khoảng 60 năm.


Thực ra, đưa ra con số này, Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận, còn bản chất của “đường lưỡi bò” là để Trung Quốc thực hiện đa mục tiêu, và có thể nói, đó là những mục tiêu mang tính chất sống còn của dân tộc Trung Hoa. Bởi vì, tiến ra đại dương như là lối thoát duy nhất cho một Trung Hoa nhiều tham vọng.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Công nghệ trồng táo 'cực đẹp cực độc' ở Trung Quốc

Táo của Trung Quốc nổi tiếng màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm, song giới nghiên cứu cảnh báo loại trái này rất có hại cho sức khỏe vì được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa độc hại.
> Người Trung Quốc sợ thực phẩm nước mình
Mỗi năm hàng triệu tấn táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông, được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.

Một cuộc điều tra gần đây phát hiện những nông dân ở Sơn Đông đã dùng bọc nhựa bên trong có thuốc trừ sâu để ủ táo.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Trung Cộng Giao động - Thay Đổi Việt-Nam



Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương

Năm 1991, sau sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết vì sự chạy đua không gian với Hoa Kỳ (HK), hàng hóa Trung Cộng (TC) bắt đầu ồ ạt xuất cảng vào Hoa-Kỳ, đánh dấu sự “chạy đua” kinh tế giữa“hai anh hùng không sống chung một quả đất” bắt đầu.
Cứ mỗi tam cá nguyệt, kể từ khi giao thương với TC, Hoa-Kỳ luôn luôn báo cáo sự bất quân bình mậu dịch với quốc gia mà thế giới ai cũng biết là Hoa Kỳ đã giúp đỡ để được mang danh là một“siêu cường TC” ngang hàng hoặc sẽ vượt qua kinh tế Hoa-Kỳ trong thập niên sắp tới. Thời gian trôi di, cả hai thập niên, sự thương lượng quân bình kinh tế bế tắc, khiến TC lầm tưởng rằng, chính phủ Hoa Kỳ không còn đường lối nào khác hơn là ngậm đắng nuốt cay, phải chấp nhận sự nhập cảng hàng hóa TC càng ngày càng gia tăng, để người dân HK có được một cuộc sống căn bản cao phải tùy thuộc vào hàng hóa TC vì rẻ mà không quốc gia nào trên qủa điạ cầu này cạnh tranh đuợc.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Manila kêu gọi Washington giúp nâng cao khả năng tự vệ

Tập trận Mỹ - Philippines tại bãi biển Ulugan, bờ tây Philippines, 25/04/2012.
Tập trận Mỹ - Philippines tại bãi biển Ulugan, bờ tây Philippines, 25/04/2012.
REUTERS/Romeo Ranoco

Philippines yêu cầu Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế trợ giúp xây dựng một quân đội có khả năng phòng vệ « khả dĩ đáng tin cậy ». Trong bối cảnh bị Trung Quốc ức hiếp, Manila đã đưa ra lời kêu gọi này nhân hội nghị 2+2 đầu tiên với Hoa Kỳ tại Washingtonvào ngày hôm qua 30/04/2012.

Trong cuộc thảo luận với hai đồng sự Hoa Kỳ tại Washington, ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario và bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin thừa nhận tình trạng suy kém của quân đội Philippines. Trước mặt ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, ngoại trưởng Alberto del Rosario thẳng thắn tuyên bố thực tế này « làm đau lòng người dân Philippines », nhưng « điều làm đau đớn hơn nữa là Philippines chỉ có thể tự trách mình ».

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Philippines cảnh báo các láng giềng về sự hung hăng của Trung Quốc

Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
REUTERS/Philippine Army Handout

Hôm nay 23/04/2012 Tổng thống Philippines Benigno Aquino lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng, là nên quan ngại trước việc Bắc Kinh ngày càng tỏ ra hung hăng trước đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông. Philippines sẽ chính thức nêu ra vấn đề này với Hoa Kỳ trong cuộc họp tuần tới. Ngay sau tuyên bố của ông Aquino, ba trang web của văn phòng tổng thống đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công.

Tổng thống Aquino nhấn mạnh việc các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trải rộng trên một khu vực khổng lồ, ngày càng tiến gần hơn đến quần đảo Philippines. Ông chỉ lên bản đồ khu vực và nói với các nhà báo : « Yêu sách của họ gần như là trên toàn bộ Biển Đông. Hãy nhìn phần nào không bị đòi hỏi, và những phần nào bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền. Làm thế nào mà các nước khác không lo sợ trước những gì đang diễn ra ? »

Một ngư dân Việt Nam tố cáo bị Trung Quốc đánh đập

Bà Trương Thị Bông (trái) và Bùi Thị Vân (phải), vợ của các ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đang ngóng chờ chồng. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.Bà Trương Thị Bông (trái) và Bùi Thị Vân (phải), vợ của các ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đang ngóng chờ chồng. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
REUTERS/Kham

Thuyền trưởng chiếc tàu đánh cá vừa được Trung Quốc thả về hôm thứ Sáu đã tố cáo chính quyền Bắc Kinh đối xử tồi tệ với ngư dân Việt Nam. 21 ngư dân Quảng Ngãi bị bắt và bị giam trong một căn phòng 40 thước vuông suốt 49 ngày vì đánh cá ở Hoàng Sa.

Trả lời phỏng vấn của AFP, thuyền trưởng Lê Lớn, 46 tuổi, tố cáo chính quyền Trung Quốc đã ngược đãi ông và 20 thuyền viên bị họ bắt hồi tháng Ba trong thời gian 49 ngày giam cầm. « Tội » của họ là đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974.