Bộ Ngoại Giao Hoakỳ ngày
23/11/2012 đã công bố Bài Xã Luận phản ánh quan điểm chính thức về việc Mỹ tái
cân bằng chính sách ngoại giao tại Châu Á – Thái Bình Dương, đã trích lời ông
Tom Donilon, cố vấn An Ninh Quốc Gia của tổng thống Hoakỳ từng nói: “Chính phủ của tổng thống Obama đã tái cân bằng
chính sách ngoại giao để tăng cường sự chú ý đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
Theo lời cố vấn Donilon: “Cách tiếp cận
của Hoakỳ dựa trên một kế hoạch đơn giản, Hoakỳ là một cường quốc Thái Bình Dương,
có quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự Kinh Tế, An Ninh, Chính Trị của Châu
Á; và do đó, sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công
của Châu Á”. Bài xã luận viết: “Không
thể chối cãi tầm quan trọng của Châu Á đối với nền kinh tế toàn cầu. Từ giờ tới
cuối năm 2017. Châu Á dự kiến sẽ chiếm
gần phân nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu bên ngoài Hoakỳ. Nhưng nếu muốn tiếp
tục đà thịnh vượng, Châu Á cần một sự hiện diện ổn định của Hoakỳ”. Cố vấn
Donilon cho biết: “Bên cạch những thách
thức an ninh truyền thống và những lời đòi hỏi viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên
tai; còn những đòi hỏi Hoakỳ phải tham gia kinh tế, hội nhập thương mại, củng cố
định chế khu vực, các quy tắc ứng xử, các luật lệ để giải quyết tranh chấp, và
bảo vệ Quyền Con Người của mỗi cá nhân”… “mục tiêu chính của Hoakỳ là duy trì một
khung cảnh an ninh và một trật tự khu vực ổn định, khung cảnh này được bám rễ từ
cởi mở về kinh tế, giải quyết hoà bình những tranh chấp, quản lý quốc gia theo
kiểu Dân Chủ, và Tự Do Chính Trị”.
Đồng thời với
chuyến đi Đông Nam Á của tổng thống Obama, ngoại trưởng Hilary Clinton, bộ trưởng
quốc phòng Leon Panetta đi dự hội nghị Úc-Mỹ ngày 14/11/12 xoay quanh vấn đề tăng
cường quan hệ hợp tác quốc phòng bao gồm việc các chiến hạm Mỹ được phép sử dụng
nhiều hơn ở căn cứ hải quân Stirling gần thành phố Perth, thủ phủ tiểu bang Tây
Úc để cùng với căn cứ Darwin ở tiểu bang
Bắc Úc tiếp nhận được thường xuyên hơn những thiết bị quốc phòng tối tân của Mỹ,
đặc biệt về Hải quân và Không quân. Mỹ được thiết lập rađa của không quân giúp
theo dõi những vụ phóng tên lửa, tại vùng Tây Bắc nước Úc, và đặt một viễn vọng
kính giám sát không gian công nghệ cao tại Úc, nhằm quan sát các động tĩnh quân
sự của Hoa lục và toàn vùng Châu Á . Ngày 16/11/12, bộ trưởng quốc phòng Mỹ và
10 nước ASEAN tại Campuchia đã thảo luận về củng cố quan hệ quân sự giữa 2 bên.
Ngày 19/11/12, tổng thống Hoakỳ và lãnh đạo 10 nước ASEAN, đã thông qua sáng kiến
phát triển thương mại và đầu tư giữa Hoakỳ và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.
Nhưng vấn đề Biển Đông ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, thì Trungcộng đã được nước
chủ nhà Cambốt ra mặt tiếp tay bác bỏ chủ trương Quốc Tế Hóa vấn đề Biển Đông,
khiến cho tổng thống Philippines phải chính thức phản đối ngay tại diễn đàn hội
nghị, phía Việtnam tuy cũng đồng thuận với Philippines, nhưng thủ tướng Việtcộng
trong hội nghị thì vẫn ngồi ‘im lặng là vàng’.
Về phía Trungcộng
thì bài diễn văn khai mạc Đại Hội Đảng thứ 18, Hồ Cẩm Đào chủ tịch Trungcộng
tuyên bố: “Bắckinh phải trở thành một cường
quốc về hàng hải”. Giữa bối cảnh tranh chấp chủ quyền của Trungquốc với các
láng giềng ở Biển Đông vẫn đang sôi sục. Hồ Cẩm Đào kêu gọi: “Quốc gia tăng cuờng khả năng khai thác các
nguồn tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ các lợi ích hàng hải và xây dựng đất nước
thành một cường quốc biển”. Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: “Phải tiếp tục chiến dịnh gây dựng sức mạnh quân sự mà Trungquốc đang đổ
nhiều tiền bạc vào để phát triển khả năng chiến đấu”. “Phải xây dựng lực lượng
quân đội hùng hậu mạnh mẽ để tương xứng với vị thế quốc tế của Bắckinh hiện
nay”. Như thế vai trò của Tập Cận Bình, tổng bí thư đứng đầu của Thường Trực
Bộ Chính Trị gồm 7 nhân vật bảo thủ, và chủ tịch quân ủy, gồm 11 thành viên trở
thành trung tâm chủ lực và cũng là áp lực của chính trị quốc gia, nhưng họ đều
là các tướng lãnh chưa hề có kinh nghiệm chiến trận. Họ rất dễ là “ngựa non háu
đá”, dưới sự lãnh đạo của 7 nhân vật bảo thủ có thể là một mối họa cho nước Tầu
và Thếgiới.
Việc Ôn Gia Bảo
thủ tướng Trungcộng điều khiển Hun Sen thủ tướng Cambốt phá hoại sự đoàn kết của
ASEAN, chứng tỏ Bắckinh đang ra sức làm hỏng kế hoạch Châu Á của Mỹ. Việc
Trungcộng thúc ép Việtcộng thẳng tay đàn áp những người tranh đấu đòi Dân Chủ,
Nhân Quyền tại Việtnam là chống lại đường lối Dân Chủ Hoá Việtnam của Mỹ. Việc
khối ASEAN chấp nhận Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Asean nửa vời, bị các tổ chức Nhân
Quyền Quốc Tế phản đối, cũng là thắng thế của Trungcộng. Nhưng Trungcộng ‘khôn
mà không ngoan’, khi in hình bản đồ hình lưỡi bò vào hộ chiếu của mình, nhằm buộc
những nước khác phải mặc nhiên nhìn nhận vùng lưỡi bò trên Biển Đông thuộc vể lãnh
thổ Trungcộng, khiến cho thế giới chê trách, nước Mỹ không chấp nhận. Ấnđô, Đàiloan,
Việtnam, Philippines quyết liệt phản đối, tìm nhiều biện pháp vô hiệu hoá việc
phải đóng dấu công nhận vào tấm hộ chiếu phi pháp, vô liêm sỉ đó, làm cho công
dân Trunghoa cầm hộ chiếu ngớ ngẫn ấy bị hổ thẹn khi ra nước ngoài.
Riêng Tập Cận Bình
là “Thái Tử Đảng” có vợ là thiếu tướng, ca sĩ nổi tìếng Bành Lệ Viện, con gái
duy nhất là Tập Minh Trạch, đang theo học tại Đại Học Harvard của Mỹ, được FBI
bí mật bảo vệ. Ông đã từng công du nước ngoài tới 50 lần. Từ năm 1980 ông đã đến
thăm Ngũ Giác Đài. Khi nhận chức Tổng Bí Thứ Đảng ông tuyên bố: “Hợp Tác với Hoakỳ để giữ Hoà Binh, Ổn Định
và Thịnh Vượng của Thếgiới”. Trong Diễn Văn ra mắt, Tập Cận Bình nói: “Trungquốc cần biết nhiều hơn về Thếgiới và
Thếgiới cũng cần biết thêm nhiều điều về Trungquốc. Tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp
tục nỗ lực hơn nữa và đóng góp hơn nữa để làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn
nhau giữa Trungquốc và các nước trên thế giới”. Nhưng điều đáng buồn là Thế
Giới hiện nay chỉ thấy Trungquốc là một nước độc tài, tham nhũng, vi phạm nhân
quyền, kỳ thị chủng tộc, Đế Quốc hiếu chiến và hung hăng bành trướng. Đây là những
điểm nổi bật mà ông Tâp Cận Bình phải thay đổi, nếu muốn nước Trung Hoa sống yên
vui hoà bình dưới mái nhà chung của Nhân Loại.
LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 27/11/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét