Bạn thân,
Đaị học luôn luôn là ước mơ lớn của tuổi trẻ thế giới. Không thể khác được.
Một thời chúng ta học tiểu học, được ba mẹ dẫn tới trường, nhìn các anh chị bậc trung học đi xe đạp vi vu thoải mái... ra dáng ai cũng người lớn. Tuyệt vời là các anh chị đi học mà không cần ba mẹ chở đi.
Rồi tới bậc trung học, chúng ta đi xe đạp, nhìn các anh chị đạị học đi xe gắn maý, hay thậm chí có anh chị vẫn đi xe đạp hay đi bộ, nhưng dáng dấp đã khác hẳn rồi: mắt kính nghiêm và buồn, suy tư toán kiểu Bùi Giáng, Phạm Công Thiện... như dường, đaị học là cửa ngõ vào khung trời triết học trên mây.
Tới khi chúng ta vào đại học, mới biết rằng đúng là như thế, đúng là xây dựng quê hương không thể thiếu kiến thức được, vì không thể đưa một anh y tá Miền Tây lên làm bác sĩ giải phẫu tim được... Từng tý, từngc hút kiến thức đều là cần thiết.
Thậm chí, có rất nhiều kiến thực lỗi thời cũng cần phải bỏ, như lý thuyết Mác-Lê đã bị đẩy lùi ra khỏi sân trường của rất nhiều đại học... chỉ trừ một số nơi, ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba... Nhiều nỗi buồn về đạị học VN đã hiển lộ rồi. Và chúng ta không hiểu vì sao những chuyện này có thể xảy ra trong thế kỷ 21.
Báo Pháp Luật Thành Phố trong bài viết “Đại học: Ao tù hay bệ phóng tri thức?” đã than thở:
Đaị học luôn luôn là ước mơ lớn của tuổi trẻ thế giới. Không thể khác được.
Một thời chúng ta học tiểu học, được ba mẹ dẫn tới trường, nhìn các anh chị bậc trung học đi xe đạp vi vu thoải mái... ra dáng ai cũng người lớn. Tuyệt vời là các anh chị đi học mà không cần ba mẹ chở đi.
Rồi tới bậc trung học, chúng ta đi xe đạp, nhìn các anh chị đạị học đi xe gắn maý, hay thậm chí có anh chị vẫn đi xe đạp hay đi bộ, nhưng dáng dấp đã khác hẳn rồi: mắt kính nghiêm và buồn, suy tư toán kiểu Bùi Giáng, Phạm Công Thiện... như dường, đaị học là cửa ngõ vào khung trời triết học trên mây.
Tới khi chúng ta vào đại học, mới biết rằng đúng là như thế, đúng là xây dựng quê hương không thể thiếu kiến thức được, vì không thể đưa một anh y tá Miền Tây lên làm bác sĩ giải phẫu tim được... Từng tý, từngc hút kiến thức đều là cần thiết.
Thậm chí, có rất nhiều kiến thực lỗi thời cũng cần phải bỏ, như lý thuyết Mác-Lê đã bị đẩy lùi ra khỏi sân trường của rất nhiều đại học... chỉ trừ một số nơi, ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba... Nhiều nỗi buồn về đạị học VN đã hiển lộ rồi. Và chúng ta không hiểu vì sao những chuyện này có thể xảy ra trong thế kỷ 21.
Báo Pháp Luật Thành Phố trong bài viết “Đại học: Ao tù hay bệ phóng tri thức?” đã than thở:
“...Thảm cảnh trong các trường ĐH hiện nay là giảng viên sống với đồng lương chết đói. Có những trường ĐH trả cho giảng viên trẻ 15.000 đồng/tiết giảng dài 45 phút. Điều đó có nghĩa là nếu họ dạy kín được 12 tiết/ngày và 30 ngày trong tháng, tiền dạy của họ sẽ được... 5,4 triệu đồng!
Các giảng viên này không còn cách nào khác là phải vật lộn, xoay xở với việc dạy thêm, làm thêm bên ngoài. Thời gian nghiên cứu khoa học ở đâu ra bây giờ? Thực ra nói thế cũng không hẳn là đúng. Họ chính là những người dành nhiều thời gian nhất để nghiên cứu về... khả năng sống sót của con người trong môi trường ĐH.
Mặc dù vậy, nói đi cũng phải nói lại, biết là làm giảng viên sẽ chết đói mà vẫn nhiều người xông vào. Thậm chí tốn cả tiền để xông vào. Xông vào xong thì bắt đầu kêu dạy nhiều, tiền ít, cơ chế bó buộc, thời gian, tâm huyết đâu mà nghiên cứu. Tự họ không ý thức được hoặc ý thức được nhưng rũ bỏ trách nhiệm sản xuất tri thức của mình. Trường ĐH nhờ vậy chỉ còn là chiếc ao tù, bới mãi những tri thức vay mượn, chắp vá từ nhiều đời trước.
Một số giảng viên kêu là cơ chế kìm hãm sự sáng tạo, muốn nghiên cứu cho ra hồn cũng chẳng được. Đã đành là cái cơ chế này cũng chật hẹp lắm nhưng người mang danh là làm khoa học phải là người nới rộng các giới hạn hoặc ít nhất là sử dụng hết cái không gian tự do mà anh đang có chứ không phải suốt ngày đổ lỗi cho khách quan.”
Không đổ lỗi cho khách quan, thế thì nên đổ lỗi cho cơ chế? Nghiã là đổ lỗi cho guồng máy đại học do Đảng CSVN lèo lái? Hay là nên đổ lỗi cho bàn tay lông lá của Mỹ hay Trung Quốc đã làm hư hỏng nền đaị học VN? Hay là nên đổ lỗi cho những anh y tá đã lên biểu diễn tay nghề bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ để làm cho nhan sắc kinh tế VN trông đẹp hơn?
Đại học là chìa khóa, đúng vậy. Mở đúng cửa, đi đúng đường, sẽ cứu được cả nước. Còn mở sai cửa, đi trật đường, rồi hại cả nước vậy. Khỏi lý luận, ai cũng thấy rồi đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét