Vũ Đông Hà (Danlambao) - Đã
bao năm trôi qua, dưới tấm bảng chỉ đường XHCN và lầm lũi bước đi theo
sợi dây thừng lôi đầu kéo cổ của 14 "đỉnh cao trí tuệ" vẫn văng vẳng một
tiếng kêu xé lòng:
Đất nước không còn chiến tranh,
Sao đau thắt trong lòng...
Bạn có biết ai viết 2 câu thơ này không?
Không phải từ những thanh niên, thiếu nữ đã một thời "nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương" và bây giờ thấy mình vẫn còn sống mà quê hương thì đang chết.
Không phải từ một người lính "nguỵ" VNCH giờ đã già yếu, ngậm ngùi nhìn đất nước tan hoang và đau lòng vì thời trai trẻ đã không làm tròn tâm niệm "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm".
Không phải từ một thi sĩ tay viết, tay súng đã từng xúc động "đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây" để bây giờ lòng đau quặn thắt bởi đường ra trậnngày nay vẫn "đẹp" như những lần cưỡng chế Tiên Lãng, Văn Giang.
"Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng
Chúng bóc lột dân lành..."
Đã bao năm trôi qua, những con
người mượn danh giải phóng, nhận bừa là đại diện của giai cấp công
nhân, tự đội lên đầu cái vương miện lãnh đạo tối cao, mồm đã thành cáo,
lưỡi đã thành rắn, núp vào những vinh quang giả hiệu quá khứ hằng ngày
vẫn được mang ra chùi bóng để cùng nhau ăn trộm, ăn cắp, ăn quỵt, ăn
cướp mồ hôi xương máu nhân dân và gia sản của tổ tiên để lại.
Bạn có biết ai viết 2 câu thơ trên nói về những con (người) mang tên "chúng" đang cai trị đất nước này không?
Những lời thơ ấy, chính xác hơn là một đau đớn trộn lẫn với phẫn hận để biến thành thơ...
"Đất nước không chiến tranh
Sao đau thắt trong lòng"
"Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng
Chúng bóc lột dân lành"
đến từ một cô gái 20 tuổi, sinh viên năm thứ 3, Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong những ngày qua, hình ảnh cô sinh viên hồn nhiên với nụ cười lúc
nào cũng nở trên môi đã được lan truyền khắp trên mạng. Câu chuyện của
Phương Uyên, hành động "bắt, phủ nhận không bắt, chuyển về Long An...
của công an" thì có lẽ đã tỏ tường như lời nhạc của Việt Khang:
"Việt Nam ơi
Thời gian qua nữa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói..."
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói... khi chúng ta chứng
kiến hình ảnh một người mẹ nghèo, vừa mới sẩy thai, mẹ già đang nằm
trong bệnh viện cấp cứu đã phải bôn ba từ quê lên tỉnh truy tìm tông
tích của con sau những ngày biệt tích.
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói... khi chúng ta rớt nước mắt theo người mẹ Nguyễn Thị Nhung nghẹn ngào "Một
đứa trẻ 20 tuổi không thể nào có đủ sức mạnh và bản lãnh để làm nổi
việc "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN". Đó là một điều quá sức!
Nếu một đất nước vững mạnh, một bộ máy chính quyền vững chắc thì không
thể nào một đứa trẻ 20 tuổi có thể là một mối nguy hại lớn. Đó là điều
bức xúc thứ nhất. Điều bức xúc thứ hai là khi gửi quà cho cháu, chỉ mỗi 3
chữ "Mẹ yêu con" ghi lên tờ giấy gởi quà mà họ vẫn không chấp nhận.
Theo tôi nghĩ họ nói là đâu đâu cũng có từ thương yêu mọi người nhưng
chỉ có 3 chữ "Mẹ yêu con" mà cũng không cho gởi thì tôi thấy họ thật là
vô lương tâm..."
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói... khi
"Mẹ yêu con" phải dừng lại trước cổng nhà tù dành cho con gái của Mẹ bị
bắt cóc, giam cầm để điều tra cho ra tội trước khi xử án. Uyên ngày
nay, đảng đã không còn cho phép là đứa con nhỏ bé của mẹ khi đảng khoát
lên đầu cô gái 20 tuổi hồn nhiên yêu nước sợi dây thòng lọng màu đỏ mang
hình số 88 và nhãn hiệu “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN/VN”.
Một đứa trẻ 20 tuổi không thể nào có đủ sức mạnh và bản lãnh để làm nổi việc "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN".
Mẹ của Phương Uyên nói đúng. Một cô bé 20 tuổi không thể nào có thể
chống lại một băng đảng với hơn 3 triệu côn đồ, 200 thủ lãnh và 14 tên
chúa tể trong tay có đủ súng đạn, chó săn nghiệp vụ lẫn "ảnh và cờ" để
núp bóng như Phương Uyên đã viết.
Nhưng đảng đã sợ để phải bắt cóc và bắt giam cô gái 20 tuổi này. Vì sao!?
Vì Nguyễn Phương Uyên là hạt giống đỏ bao năm qua đảng ra sức tưới bằng phân Mác Lê, nước thải Hochiminh nhưng vẫn vươn mình thành đóa sen dân tộc - gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Vì
Nguyễn Phương Uyên là hình ảnh của sự thất bại cụ thể và thê thảm nhất
của hệ thống tuyên truyền, nhồi sọ gian xảo, của kế hoạch mười năm trồng
cỏ trăm năm trồng lau sậy, của đại chiến dịch không có điểm dừng "Sống
chiến đấu học tập theo gương Trần Dân Tiên" của đảng.
Vì
Nguyễn Phương Uyên là khởi đầu cho một thế hệ mới lừng lững đi về phía
trước để tranh đấu cho tương lai, khát vọng của dân tộc mà không bị
vướng mắc vào bất kỳ hệ luỵ quá khứ, lằn ranh lịch sử chiến tuyến nào.
Vì Nguyễn Phương Uyên đã biến tâm tư:
Đất nước không chiến tranh
Sao đau thắt trong lòng
Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng
Chúng bóc lột dân lành
thành hành động bằng máu đỏ của nòi giống Lạc Việt:
Vì
bên cạnh Nguyễn Phương Uyên còn những thanh niên thiếu nữ trẻ tuổi khác
đã và đang âm thầm khoác áo thành đoàn mang tên Hồ Chí Minh nhưng sống
và hành động bằng tấm áo dân tộc mang tên Việt Nam.
Và
Nguyễn Phương Uyên đã và đang không hẹn nhưng cùng đồng hành trên một
con đường mang tên Việt Nam với những thiếu nữ khác như Phạm Thanh
Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn
Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy...
Chính
những người bạn trẻ, hồn nhiên như Phương Uyên, tinh nghịch Kim Tiến,
bất khuất như Minh Hạnh, kiên trì chịu đựng như Hoàng Vi... đã và đang
khơi lên những đốm lửa cho hàng hàng lớp lớp những cọng rơm khác phải tự
đặt câu hỏi:
-
Những cô gái này, có khác gì mình, đôi khi còn yếu đuối, nhỏ bé hơn ta
mà họ đã bước đi, còn ta vẫn ngồi đây, đôi chân dừng lại sau khi xuống
bút viết một lời kêu gọi hùng hồn "toàn dân đứng lên" xuống đường?
- Những cô gái này có phép thần, có
bảo kê, hay không có gì để phải lo trong cuộc sống... Họ có gì khác hơn
mình để có thể biến những suy tư thành hành động, trong khi ta vẫn ngồi
đây đóng vai những khán giả nhiệt thành vỗ tay cỗ vủ?
- Những cô gái này có khác gì mình
vào những năm vàng tháng úa trên đường phố Sài Gòn nhưng hôm nay muốn
biểu tình yêu nước ta phải xin phép những người đồng chí năm xưa?
-
Và tại sao chúng ta vẫn ngồi nơi đây, hài lòng với những đóng góp thể
hiện bằng những câu chửi chính xác nhất dành cho chế độ, đắc ý với những
góp ý thiết thực nhất cho một vận động tẩy chay sản phẩm của quân xâm
lược, hài lòng với những lời khuyên khôn ngoan, lịch lãm nhất dành cho
những người trẻ "chưa nhiều kinh nghiệm về cộng sản" này...
Các
bạn trẻ đó đang làm cho nhiều người thôi thúc với những câu hỏi tự vấn
lương tâm: tại sao mình cho phép mình không có được lòng can đảm như cô
gái 20 tuổi kia?
Câu
trả lời của mỗi chúng ta, xuất phát từ lương tâm, trách nhiệm và được
phản chiếu bởi tấm gương trong vắt của những cô gái tuổi 20 chính là
điều làm đảng cai trị phải lo sợ.
Và
đảng phải giở hết thủ đoạn để đập vỡ những tấm gương hiện thực ấy, để
thổi tắt những que diêm đang sẵn sàng tự đốt chính mình để có thể góp
phần khơi lửa cho hàng hàng lớp lớp những cọng rơm khô khốc thành đám
cháy rừng vĩ đại.
Và
đảng phải sử dụng hết tất cả những cái gọi là "lòng tự trọng" của
Nguyễn Tấn Dũng, "không hỗ thẹn với tiền nhân" của Trương Tấn Sang, "mếu
máo không để các thế lực thù địch chống phá" của Nguyễn Phú Trọng để
ngăn chận những "tuổi 20 không thể nào có đủ sức mạnh và bản lãnh để làm nổi việc" có cơ hội vực dậy hùng khí của một dân tộc bằng dáng đứng của chính mình.
http://danlambaovn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét