Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 11

HỒI THỨ MƯỜI MỘT

Lĩnh-Nam bảo quốc hòa dân công chúa

Đến đó cuộc đối thọai của hai người tạm ngừng, vì có nhiều tiếng pháo nổ, tiếng người vỗ tay. Thì ra Đinh Ngô-Thương tổng-trấn Thanh-hóa đứng ra chúc tụng Mỹ-Linh. Y đến trước Mỹ-Linh cung kính hành lễ. Y nói thực lớn:
— Hạ thần, Đinh Ngô-Thương, tổng trấn Thanh-hóa kính cẩn ra mắt công chúa điện hạ. Kính chúc công chúa điện hạ thánh thể an khang, tâm thường an lạc.
Sau đó Đinh Ngô-Thương ê a kể lể công việc cai trị trong trấn, toàn những kết qủa tốt đẹp. Sau Đinh Ngô-Thương đến các quan, lần lượt đến bái yết công chúa, dâng lễ vật. Đợi cho các quan bái yết xong, Mỹ-Linh vận nội lực nói lớn:

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 12

HỒI THỨ MƯỜI HAI

Chính khí tộc Việt

Phái đoàn Triệu Huy đã dò la ra tông tích bộ Lĩnh-nam võ-kinh rồi xẩy ra cuộc dụng võ ở đền thờ Tương-liệt đại vương. Quách Quỳ bị bắt. Sau khi bọn Triệu Anh tìm thấy cuốn phổ trong bụng pho tượng. Y tưởng đó là di thư... thì bị người bịt mặt cướp mất. Bọn y đuổi theo, đánh nhau suốt đêm, người bị mặt quẳng trả bọn y cuốn phổ. Bọn y mở ra coi, thất vọng ê chề. Khi trở về tìm Quách Quỳ, thì Quỳ bị bắt giải lên tri huyện. Bọn y bàn với nhau rằng phải vu cáo cho Tôn Trung-Luận ăn trộm châu báu của sứ đoàn. Mưu kế đã định, bọn Triệu Huy tìm đến dinh an-vũ-sứ Đàm Toái-Trạng. Đàm Toái-Trạng sai em là Đàm An-Hòa điều tra. Đàm An-Hòa bị Triệu Anh dụ nên bí mật làm việc với Thiên-sứ, sẽ được phong chức tước lớn. Vì vậy y không cần cứu xét đến luật pháp, yêu cầu huyện lệnh tha Quách Quỳ, rồi chính y trói Tôn Trung-Luận, giải trở về đền Tương-liệt đại-vương. Trong khi đi đường, gặp đoàn của công chúa Bình-dương.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 13

HỒI THỨ MƯỜI BA

Bồ-tát Vô-Ngại

Bảo-Hoà ngổ ngáo nói vậy, nàng những tưởng rằng nhà sư sẽ giận lắm. Không ngờ nàng thấy nhà sư rùng mình, rồi quay đi, không dám nhìn nàng nữa. Đến đó thầy trò Địch Thanh vào quán, gọi mấy món ăn. Địch Thanh thấy anh em Bảo-Hoà, y tiến lên chỉ vào mặt:
— Con nha đầu kia! Mi theo chọc phá ta hơn tháng qua. Tưởng mi trốn đâu, không ngờ hôm nay ta bắt được mi ở đây.
Địch Thanh dơ tay chụp Thiệu-Thái, kình lực tay y phát ra mạnh vô cùng. Y nhắc bổng Thiệu-Thái lên. Tay kia chụp Bảo-Hoà. Nhà sư lạng mình đứng trước nàng, quát lên:

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 14

HỒI THỨ MƯỜI BỐN

Sơn-tĩnh cổ tự

Lý Mỹ-Linh hỏi Tạ Sơn:
— Tạ điện-súy, hôm qua chú hai tôi còn ở đây với chúng ta. Làm cách nào chú hai truyền lệnh về cho Khu-mật-viện được?
Tạ Sơn gật đầu:
__ Khải tấu công chúa, được. Nếu vương-gia muốn, chỉ cần hai gìơ lệnh tới Thăng-long. Khu-mật-viện làm lệnh trong nửa gìơ. Lệnh gửi từ Thăng-long tới Trường-yên trong nửa gìơ. Đạo Quảng-thánh chỉ cần một gìơ là có thể lên đường. Từ Trường-yên tới đây không cần tới một gìơ.
Mỹ-Linh chỉ Tịnh-Huyền, công-chúa Bảo-hòa, Thân Thừa-Qúi giới thiệu với Ngô An-Ngữ. Ngô An-Ngữ vội hành lễ quân cách. Nhưng trong đầu óc chàng nghi họăc không ít. Vì chàng biết rõ Tịnh-Huyền là sư thúc của vợ, nay bỗng nhiên lại là đại công chúa, em đức hoàng-đế.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 15

HỒI THỨ MƯỜI LĂM

Phế-đế Đinh triều

Huệ-Sinh ngạc nhiên:
— Cứ như quận-chúa nói, thì chủ nhân của cặp ưng này là ai? Họ theo dõi hành động của Sơn-tĩnh với mục đích gì?
Bảo-Hòa đưa mắt nhìn Thiệu-Thái như muốn hỏi ý kiến của anh. Thiệu-Thái tiến lại cầm lấy chân đôi chim xem xét. Mỹ-Linh thấy đôi chim dễ thương, nàng đưa tay vuốt lông nó. Thình lìnhh nó ré lên một tiếng lớn, dương cánh xù lông, trợn mắt như định mổ tay nàng. Nàng vội vàng dụt tay lại, mắng nó:
— Loài súc sinh, mi định nhá thịt ta hả?
Thiệu-Thái an ủi Mỹ-Linh :

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 16

HỒI THỨ MƯỜI SÁU

Lĩnh-Nam vũ kinh

Thình-lình Triệu Huy lao người lại chỗ bụi hoa ba người nấp. Y xử dụng một thế hổ trảo chụp Mỹ-Linh. Thanh-Mai vọt người lên cao. Từ trên cao nàng phóng một chưởng xuống đầu Triệu Huy. Triệu Huy vội thu tay về biến thành chưởng đỡ chưởng của Thanh-Mai. Bình một tiếng, Thanh-Mai bật lên cao. Nàng cảm thấy trời long đất lở, khí huyết chạy nhộn nhạo trong người, tai kêu lên những tiếng vo vo như sáo diều.
Tự biết mình không phải đối thủ của Triệu, nàng đá gió một cái, tà tà đáp xuống trước thềm đền thờ.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 17

HỒI THỨ MƯỜI BẨY

Vạn-hoa sơn trang

Ngô Tích rất quan tâm đến sức khỏe của Bảo-Hòa. Y chạy lên miệng hầm gọi Đàm An-Hòa:
— Đàm hiệu úy. Gần đây có ông thầy châm cứu nào giỏi không?
— Có thì có đấy, nhưng ông ta ở trong Vạn-thảo sơn-trang từ đây đến Vạn-thảo sơn-trang ít ra một ngày đường.
Ngô Tích mau mắn:
— Một ngày thì một ngày, chúng ta dùng ngựa phi thật nhanh đến mời ông ta, hẳn mau hơn. Tên ông ta là gì?
Đàm An-Hòa lắc đầu:

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 18

HỒI THỨ MƯỜI TÁM

Vạn-thảo thôn trang

Xe đi qua cổng, vào trong trang. Tất cả mọi người đều không kềm chế được, kêu lên một tiếng ồ lớn: trên một cánh đồng cỏ xanh mướt, kéo dài tới chân núi. Ở giữa có con đường lát bằng những tảng đá xanh, mặt phẳng lỳ. Hai bên trồng toàn hoa, có khu hoa mầu trắng. Có khu hoa mầu hồng. Có khu hoa mầu vàng. Hương đưa bát ngát.
Nàng-Tía chỉ ngọn núi nói:
— Trong ngọn núi kia có động An-Tiêm, am Mỵ-Nương, suối Trương-Chi. Chủ nhân tôi ở đó.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 19

HỒI THỨ MƯỜI CHÍN

Tiên cô giáng trần

Xe đi vào giữa xã. Có tiếng ào ào từ xa đưa đến. Đinh Toàn lắng tai nghe:
— Hình như gần đây có chợ. Chợ đang họp, nên có tiếng vọng lại. Này cháu, phiên chợ làng này họp vào những ngày nào?
— Làng chúng tôi thuộc tổng Hồng-sơn. Tổng có ba xã. Xã nào cũng có chợ. Hội đồng quan viên ba xã họp nhau, đưa ra hương ước rằng: Xã Vạn-thảo phiên ngày một, ngày bẩy. Xã Vạn-thú họp ngày năm, ngày chín. Xã Vạn-hoa họp ngày ba ngày tám. Ngoài phiên ra, hàng ngày dân trong xã cũng họp chợ mua bán lẻ tẻ, gọi là chợ hôm, bởi họp từ sau giờ ngọ.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 20

HỒI THỨ HAI MƯƠI

Hồng-Sơn đại phu

Đình làng Vạn-thảo tọa lạc trên khu đất rộng rãi, xung quanh có tường gạch. Muốn vào đình phải qua cái cổng bằng đá xanh. Sân đình lát bằng những phiến đá lớn. Giữa sân có hai tấm bia. Quách Thịnh chỉ bia:
— Thưa quận chúa, hai tấm bia kia để khắc tên tuổi những người có chức, tước, văn học trong làng. Một tấm khắc tên quan văn, một tấm khắc tên quan võ.
Vượt qua sân, vào đình. Đình là một ngôi nhà lớn, dài ước khỏang ba mươi bước, tường gạch, mái ngói. Giữa đình có bệ. Trên bệ thờ thần thành hoàng. Khi Bảo-Hòa bước vào đình, thì mõ làng đã trải chiếu hoa từ bao giờ. Sát chân bệ thờ là một chiếu cạp điều. Thường chiếu này dành cho tiên chỉ, rồi tới bốn chiếu nhì. Một chiếu dành cho lý trưởng, phó lý, trương-tuần lại-dịch, thủ qũi. Một chiếu dành cho năm ông giáp trưởng. Ba chiếu còn lại dành cho các hào mục, các vị bô lão tuổi từ sáu mươi trở đi. Sau đó hơn ba mươi chiếu dành cho tất cả mọi người dân trong làng, tuổi từ mười sáu trở lên.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 21

HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT

Long-biên kiếm pháp

Lê Văn chỉ lên bàn:
__ Vạn-thảo sơn-trang hân hạnh kính mời quí khách dùng chút ít thổ sản lấy thảo. Món đầu tiên là canh rau đay, mướp hương nấu với cua đồng. Chắc các vị cười rằng mướp hương, rau đay, cua đồng, đâu mà chẳng có, tại sao tại hạ lai đại ngôn rằng thổ sản bản trang?
Nó lấy trong chạn ra một quả mướp lớn bằng cổ tay. Khác với mướp thường, quả mướp này có năm múi như trái khế, da xanh ngắt, chư không xanh lợt như mướp thường:
__ Đây là mướp hương, nấu với rau đay mới thơm. Còn nấu với mùng tơi thì hương giảm đi. Đay thường có hai lọai, đay đắng, trồng lấy vỏ làm dây, đan túi. Đay ngọt dùng nấu canh ăn. Đay Vạn-thảo của chúng tôi khác với đay khác là không có nhớt.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 22

HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI

Vạn-thảo sơn trang

Ông cật vấn Lê Văn về những diễn biến xẩy ra. Từ lúc nó đãi cơm Mỹ-Linh cho đến khi luyện kiếm cùng nàng. Sau đó nó cùng Thiếu-Mai phục phía trước nhà sàn theo dõi bọn Triệu Huy.
Nghe Lê Văn kể, mặt Hồng-Sơn đại-phu đờ ra.
Ông bảo Lê Thiếu-Mai:
— Con hãy chiết mấy chiêu với công chúa cho bố xem.
Thiếu-Mai biết bố mình muốn tìm hiểu võ công Mỹ-Linh. Nàng chắp hai chưởng vào nhau:

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 23

HỒI THỨ HAI MƯƠI BA

Phục ngưu thần chưởng

— Nước Đại-tống có nhiều châu quận. Song không nơi nào triều đình lại cắt cử trọng thần văn mô vũ lược đến bằng ba lộ Quảng. Các lộ Quảng là vùng tiếp giáp với Đại-Việt. Thưa vương gia, Thiên-triều cho trọng binh trấn đóng ở đó. Về các quan thì mỗi lộ có một vị Kinh-lược an-phủ-sứ tổng trấn, coi cả văn lẫn võ. Còn về cai trị, lương thực, thuế khóa thì có một vị Chuyển-vận-sứ. Hai vị không ai dưới quyền ai.
Nàng chỉ vào Vương Duy-Chính:
— Vương đại-nhân đây, văn đậu tiến-sĩ, võ là đại cao thủ Võ-đang, lại thuộc hàng cháu Lưu thái hậu. Thiên-thánh hoàng đế nhà Đại-tống lên ngôi đã được năm năm. Nhưng người còn thơ ấu, mọi quyết định đều nằm trong tay Lưu-hậu. Việc Lưu hậu cử cháu mình, làm trọng thần ra biên cương, hẳn phải có thâm ý. Tiên sinh được phong Chuyển-vận-sứ Quảng-tây lộ. Vương tiên sinh hàng ngày đích thân chỉ huy hàng chục đoàn do thám sang Đại-việt. Mỗi việc, mỗi sự xẩy ra bên Đại-việt, tiên sinh đều phúc trình về Khu-mật-viện, thế mà vương gia bảo không biết thì cũng lạ.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 24

HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN

Công-chúa An-Quốc

Chưởng phong chụp xuống. Bọn Triệu Anh, Ngô Tích nhắm mắt lại, không giám nhìn người anh em kết nghĩa chết thảm.
Thấp thoáng bóng nâu, một người từ bụi cây nhảy ra vung chưởng đánh thẳng vào người Triệu Thành. Chưởng phong cực kỳ hùng hậu. Triệu Thành phải thu chưởng về tự cứu mình. Người kia chuyển chưởng tấn công Vương Duy-Chính. Vương vội xuất chưởng đỡ. Không ngờ người kia thu chưởng về thực mau, tay phát chiêu Cầm-long-công, thân hình Ngô Tích bật lên. Người đó ôm Ngô Tích chạy lên núi.

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 25

HỒI THỨ HAI MƯƠI LĂM

Hồng hương mật cốc

Đoàn người ngựa đi phải mất mấy ngày mới đến thủ phủ trấn Thanh-hóa. Tạ Sơn thấy Thanh Mai, Mỹ Linh trở về, thì mừng không bút nào tả xiết. Chàng nói với Mỹ Linh:
_ Công chúa, Quận chúa cùng Thanh muội tự nhiên mất tích làm sư huynh lo quá. Nhưng vì phận sự phải trấn ở đây không dám đi đâu. Sau thấy Công-chúa truyền lệnh gọi đạo quân Quảng-thánh đến Vạn-thảo mới biết Công-chúa bình an.
Mỹ-Linh cảm động vì sự tận tâm của sư huynh. Nàng hỏi:
_ Sư phụ với anh Thiệu-Thái đâu rồi?

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 26

HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU

Bố-Đại hoà thượng

Chợt mùi trầm hương nhè nhẹ từ trong phòng lão hòa thượng mập đưa ra, Thiệu-Thái hít một hơi, cảm thấy trong người dễ chịu, khoan khoái. Chàng ngạc nhiên rằng tại sao lão bị giam, mà trong phòng còn có trầm hương. Mùi này hơi giống mùi từ người Bảo-Hòa. Chàng tự nghĩ:
— Không lẽ người lão sinh ra đã có mùi hương như em Bảo-Hòa của mình?
Nhà sư mập cười:
— Này con lợn. Con lợn mau ra đem cô em họ vào đây, lão chỉ cho cách cứu cô ta. Chậm trễ e khó qua khỏi.
Nghe nhà sư gọi mình là con lợn, Thiệu-Thái trợn trừng mắt nhìn lão. Chàng nghi nhà sư này đồng đảng với Nguyên-Hạnh, hỏi:
— Sao đại sư biết tại hạ có cô em họ bị thương?

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 27

HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY

Thầy tăng mở nước

Câu truyện đến chỗ gay cấn nhất, Bố-Đại hòa thượng móc tay vào vách đá, một viên đá bật ra. Ông chĩa tay vào hốc, nước từ trong vọt ra có vòi. Ông há miệng cho nước bắn vào. Ông uống rất ngon lành. Ông hỏi Mỹ-Linh:
— Con bé có uống không?
Không đợi nàng trả lời, ông chĩa ngón tay vào hốc. Nước vọt ra trúng vào miệng nàng. Nàng uống no rồi, ông lại cho vòi nước bắn vào người Thiệu-Thái. Đợi Thiệu-Thái uống xong, ông cầm viên đá lấp cái lỗ lại. Ông cười:

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 28

HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM

Nga-sơn khoái lạc

Mỹ-Linh nhanh nhẹn, giả vờ bị bệnh nằm dài trên tảng đá.Thân Thiệu-Thái lại ôm gối ủ rũ nhìn trời. Nguyên-Hạnh không thấy Sùng Phạm đâu y hỏi Bố Đại hòa thượng:
— Sư phụ. Sư bá đâu rồi.
Bố Đại cười hềnh hệch:
— Vẫn còn đâu đó.
Cao Thạch-Phụng nghe nói bực mình:
— Thôi đi anh. Em không muốn nhìn cái thằng bụng bự này chút nào cả.
Nguyên-Hạnh lấy chìa khóa mở cửa sắt. Y vào trong hang đá tìm kiếm vết tích Sùng-Phạm. Tìm một lúc y hỏi Thạch-Phụng:
— Các song sắt vẫn y nguyên. Không lẽ y có phép tàng hình.
Nói rồi y kiểm sóat lại các phòng giam. Không thấy mất người nào, y yên tâm hỏi lại Thạch-Phụng:

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 29

HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN

Cao tăng bảo quốc

Lão Xồi ngơ ngác hỏi:
— Cái nị nói sao? Ngộ không piết gì hết. Ngộ đi pán thuốc mà. Cái nị đau gì đó, ngộ pán rẻ cho. Thuốc của ngộ tốt lắm đó.
Thiếu niên trưởng toán quát lên:
— Mi đừng giả bộ nữa. Mi phóng độc làm cho hai mươi anh em bọn ta sống dở, chết dở. Đêm hôm qua người vào Hồng-hương cốc đốt hang đá làm năm người cháy thành than, lại đốt chết những anh em ta bị thương.
Trong khi lão Xồi phân trần với bọn thiếu niên Hồng-hương, một thiếu niên khác nhảy lên xe Mỹ-Linh. Gã giằng lấy dây cương ngựa từ tay Ngô Tuấn, rồi giong xe di. Chiếc xe quay ngược trở lại, hướng chùa Sơn-tĩnh. Mỹ-Linh nhìn Thiệu-Thái như cùng ước hẹn:
— Mình thử trở về nhìn cái mặt tên Nguyên-Hạnh xem y có còn đóng kịch được nữa không? Trong khi đó An-Việt dơ tay phân trần với bọn thiếu niên Hồng-hương:

Anh hùng Tiêu Sơn - Hồi 30

HỒI THỨ BA MƯƠI

Nhật-Hồ độc chưởng

Sáng hôm sau, Thanh-Mai mua thêm chiếc xe ngựa nữa, rồi nàng với Bảo-Hòa ngồi chung cùng lên đường. Hai chiếc xe chạy như bay. Chỉ hơn một ngày, họ đã theo kịp chiếc xe lão Xồi. Lão Xồi hỏi Mỹ-Linh:
— Tiểu cô nương. Cô nương bị tụi nó bắt đi có sao không?
Mỹ-Linh lắc đầu:
— Chúng thấy bọn tôi vô can, nên thả cho đi. Không hiểu sao, chúng gặp ai cũng bắt, cũng khám.
Mỹ-Linh chỉ xe Bảo-Hòa:
— Hai chị này cũng bị bắt trước bọn tôi một ngày. Được chúng thả ra cùng một lượt với bọn tôi. Hai chị cùng muốn ra Thăng-long, sợ thân gái dặm trường, nên xin theo chúng tôi cùng đi cho có bạn.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Thuận Thiên di sử - Hồi 31

HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT.

Trên đỉnh núi Dục-thúy,

Lắng nghe Audio:
Quân sĩ đem đuốc lại gần soi. Đó là một người đàn ông tuổi trung niên. Miệng y ứa máu. Đỗ Lệ-Thanh cầm mạch gật đầu:
— Còn hy vọng.
Mụ lấy một viên thuốc nhét vào miệng người kia. Thiệu-Thái sờ tay lên ngực y. Xương ngực vỡ làm nhiều mảnh vụn. Chàng không ngờ mình chỉ phất tay nhẹ nhàng, mà khiến cho người kia ra nông nỗi ấy.

Thuận Thiên di sử - Hồi 32

HỒI THỨ BA MƯƠI HAI

Côi-Sơn đại hiệp

Từ Trường-yên đến Thiên-trường không xa. Con đường này Thanh-Mai đã đi nhiều lần. Nàng thuộc làu tên từng thôn, rừng xóm sắp đi qua. Mỗi thôn, mỗi xóm đều có di tích, nàng thuật truyện cho mọi người nghe. Khi thấy xa xa một xóm làng, với nhiều ngôi nhà ngói đỏ, nổi bật lên trên những tùm cây xanh ngắt, nàng chỉ tay hỏi Mỹ-Linh:
_ Chúng ta sắp qua địa phận xã Thanh-liêm. Trong xã có một di tích thời Lĩnh-nam. Đố Mỹ-Linh biết di tích đó là di tích gì ?
Mỹ-Linh lắc đầu:
_ Sư tỷ nói tổng quát quá, làm sao em đóan ra. Xin sư tỷ “hé” cho chút ánh sáng nữa, họa may.

Thuận Thiên di sử - Hồi 33

HỒI THỨ BA MƯƠI BA.
 
Xuân-đài di sự

Thuyền đã ghé bờ. Tự-An đứng dậy nói với Đỗ Lệ-Thanh:
__ Đỗ phu nhân. Tôi hứa sẽ chủ trì công đạo vụ tên Nguyên-Hạnh hại phu nhân. Tuy nhiên tôi sợ mình chưa ra tay, phái Tiêu-sơn đã thanh lý môn hộ. Y giam cầm hai vị Bố-Đại và Sùng-Phạm, cùng làm ô uế cửa Phật, tội đâu có nhỏ? Vả lại y không còn là tội nhân của phu nhân và của phái Tiêu-sơn. Mà còn của triều đình. Vịệc trừ khử y thực không khó. Chúng ta đây có Thiệu-Thái dư sức thắng y. Dù sao tôi cũng đã hứa với phu nhân. Tôi sẽ chủ trì công đạo vụ này.
Đỗ Lệ-Thanh quì mọp xuống:

Thuận Thiên di sử - Hồi 34

HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ.

Bố-Cái đại vương

Ăn xong Lý Long đọc tiếp khẩu quyết luyện Vô-ngã-tướng thiền-công cho Tự-Mai, rồi hai anh em ngồi lụyện. Chàng nói:
__ Sư phụ anh thường nói, nhà Phật có bốn loại Thiền-công. Bốn loại này thu góp trong kinh Kim-cương, Lăng-gìa, Tượng-đầu. Bốn loại mang tên như sau:
— Vô-ngã-tướng.
__ Vô-nhân-tướng.
__ Vô-chúng-sinh-tướng.
__ Vô-thọ-giả-tướng.
Người nhấn mạnh:
— Trong bốn loại, thì Vô-ngã-tướng đứng đầu, tối cao, tối lợi hại của Thiền-công nhà Phật, nhưng đã thất truyền. Theo truyền thuyết khi Bồ-tát Tăng-gỉa Nan-đà đến Lĩnh-nam truyền cho ba bà Trần Năng, Phật-Nguyệt và Trần-thị Phương-Chi. Từ khi ba vị tuẫn quốc, chúng nhân ai cũng cho rằng loại Thiền-công này thực sự không có, chỉ là huyền hoặc. Không ngờ anh em ta có duyên gặp được. Nào chúng ta thử luyện xem sao !

Thuận Thiên di sử - Hồi 35

HỒI THỨ BA MƯƠI LĂM

Môn phái Đông-a

Nghe Tự-Mai kể truyện, Thanh-Mai bàn:
— Khắp vùng này ai cũng than thở cho bà Phượng-Ánh, hồng nhan, bạc phận.
Tự-Mai muốn thử mấy bà chị. Nó hỏi:
— Nếu các chị là bà Phượng-Ánh, các chị sẽ xử sự ra sao?
Mỹ-Linh đáp ngay:
— Vợ chồng có hai vấn đề. Một là duyên, hai là nợ. Duyên-nợ không phải kiếp này, mà do muôn vàn kiếp trước đưa đến. Khi nghiệp diễn ra, mình tránh né, chống đỡ, khó mà thành. Mà tránh kiếp này, kiếp sau nó lại đến. Chi bằng chịu vậy.
Tự-Mai biết bà chị mình thâm nhiễm Phật pháp. Nó hỏi thêm:
— Không lẽ bà Phượng-Ánh xinh đẹp, đoan trang, mà suốt đời cứ phải chịu cái ách của tên khùng khùng, điên điên, ngu ngu, dại dại mãi sao? Sống bên cạnh một tên kinh tởm như vậy không thành điên, cũng thành khùng!

Thuận Thiên di sử - Hồi 36

HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU

Tam-công Đại-lý

Bảo-Hòa thấy bản lĩnh hai người thì kinh hãi:
— Mình những tưởng học được thần công thời Lĩnh-nam cùng Phục-ngưu thần chưởng thành vô địch. Không ngờ còn thua xa Thiên-trường ngũ kiệt. Thiên-trường ngũ kiệt bản lĩnh nổi tiếng ngang với Đại-Việt ngũ long thực không sai. Còn người bịt mặt là ai, mà ta thấy võ công không giống môn phái nào của Việt của Hoa cả? Tại sao y lại tấn công Đỗ Lệ-Thanh? Nhìn lưng người này, ta thấy hơi quen. Không biết gốc tích y ra sao?
Chợt người đó lui lại, phóng chiêu chưởng cực kỳ hùng mạnh vào người Phạm Hào. Phạm Hào nhảy vọt lên cao, trả bằng chiêu Đông-hải lưu phong. Chiêu này là một trong ba mươi sáu chiêu trấn môn của phái Đông-a. Bình một tiếng, người kia lui liền ba bước, mặt y nhăn nhó, tỏ vẻ đau đớn.

Thuận Thiên di sử - Hồi 37

HỒI THỨ BA MƯƠI BẨY

Tiếng hát họ Đào

Thanh-Mai cười nhạt:
— Ta biết tên thực của mi là Đặng Trường. Mi vốn người họ Trần nhà ta, gốc gác sinh trong trang Thiên-trường này. Lúc mi ra đời đúng lúc loạn Thập-nhị sứ quân. Mi vốn có nhiệt tâm với Đại-việt, lớn lên mi lập chí cứu nước, theo Nhật-Hồ lão nhân, đem Hồng-thiết giáo truyền vào Đại-việt.
Lão Việt nghe Thanh-Mai nói, y kinh hoảng:
— Có lẽ con nha đầu nói thực, chứ không sai. Nhưng tại sao bố nó biết ta ẩn thân ở đây, mà không đề phòng gì cả?
Nguyên hôm ở toà tổng trấn Trường-yên, Thanh-Mai được trình bầy đầy đủ lý lịch mười trưởng lão Hồng-thiết giáo. Trong đó ghi rõ, Đặng Trường hiện ẩn náu ở vùng Thiên-trường. Y học được võ công Đông-a. Vừa rồi nàng thấy lão Việt xử dụng võ công Đông-a, nên đoán già. Không ngờ lại đúng.

Thuận Thiên di sử - Hồi 38

Năm cửa chỉ còn lầu cửa Bắc

Lầu cửa Bắc thành Thăng-long còn sót lại tại Hà-nội (Hình chụp tháng 8-2001)

Thành Thăng-long do vua Lý Thái-tổ xây hồi 1010, sau nhiều lần tu bổ, vẫn tồn tại. Khi vua Gia-Long lên ngôi (1802) truyền phá đi, xây lại nhỏ hơn Phú-xuân (Huế). Bởi vậy cụ Nguyễn Du từ Huế đi sứ qua Hà-nội có làm bài Thăng-long thành hoài cổ, có câu:

Tản-lĩnh, Lô-giang tuế tuế đồng,
Bạch đầu do đắc kiến Thăng-long.
Thiên-niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.

Nghĩa là: Núi Tản, sông Lô năm này sang năm khác vẫn còn. Ta nay bạc đầu mới lại được thấy Thăng-long. Nơi những ngôi nhà nghìn năm bây giờ thành đường đi. Ngôi thành mới xây, làm mất cung điện xưa của vua.

Thuận Thiên di sử - Hồi 39

HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN

Anh hùng Đại-lý

Dực-thánh vương quát:
— Ngừng tay.
Người trên thuyền đang đánh nhau hỗn loạn, bỗng ngừng lại, rồi cùng nhảy lui. Bọn Tống trở về thuyền của Dực-thánh vương. Dực-thánh vương hướng sang thuyền Trần Kiệt hỏi:
— Cao nhân nào, xin cho biết cao danh qúi tính.
Thanh-Mai giả tiếng đàn ông nói:
— Chúng tôi là thuyền buôn qua đây. Không biềt phạm tội gì mà các vị dùng tên định giết chết? Các vị là ai? Mà không coi luật pháp đức Đại-việt hoàng đế ra gì vậy?
Câu hỏi của Thanh-Mai tuy đơn sơ, song đối với Dực-thánh vương thực là nhục nhã. Dực-thánh vương là em ruột đương kim hoàng đế, thân lĩnh chức đại đô đốc, mà lại làm trái luật, thì còn ra thể thống gì nữa?

Thuận Thiên di sử - Hồi 40

HỒI THỨ BỐN MƯƠI

Nhất thi khẳng khái anh hùng lệ,
Bách chiến, quan hà cố quốc tâm.

(Câu đối ở đền thờ Đào Hiển-Hiệu, Quý-Minh, Phương-Dung).
Nghiã là: Một bài thơ khẳng khái, anh hùng rơi lệ. Trăm trận đánh, lòng luôn nghĩ đến cố quốc.
   
Khai-quốc vương đãi tiệc anh em Phạm Hào xong. Hai vị thượng khách được mời đến cư ngụ trong điện Nghinh-tân, là nơi hoàng đế dành tiếp sứ thần ngoại quốc. Thời bấy giờ ngoài sứ nhà Tống còn có sứ của Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la thường vãng lai Thăng-long. Tất cả đều cư ngụ trong điện Nghinh-tân. Còn Thanh-Mai, Tự-Mai, Tôn Đản là anh em kết nghĩa với Lý Long, đều ở trong phủ Khai-quốc vương.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Thuận Thiên di sử - Hồi 41

Lan Bách-tộc, tượng trưng cho trăm họ tộc Việt, nói lên ý nghĩa 50 con theo cha, 50 con theo mẹ. Tên Hán-Việt là Mật Hoa Thạch Hộc, tên khoa học là Dendrobium dendrobio. Tôi in hình này để tặng nhà văn nghiên cứu Thái Thụy Vi, đã thi vị hóa, lãng mạn hóa Lan trong tập "Cho Cuộc Đời Thương".

HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT

Hậu thế tri âm như dục vấn
Đoạn trường tục ký thử dư âm


Dịch: Tri âm ai đó ngàn sau
Đoạn trường xin hãy vì nhau tỏ bày.

( Hà-thượng-Nhân) (1)

Vương lắc đầu:
— Con hiểu một mà không hiểu hai. Ta nay lâm thế cỡi cọp rồi. Bước xuống e mất mạng. Mạng ta mất đã đành, đến các con cũng khó an tòan. Thời Lê, tấm gương còn đó. Khi em tranh dành được ngôi vua, việc đầu tiên họ nghĩ ngay đến trừ mầm mống nội loạn. Ta là con trưởng, tay cầm trọng binh, đã từng xông pha trận mạc, công lao cũng nhiều, uy tín không nhỏ. Bây giờ bất cứ người em nào lên làm vua, việc đầu tiên họ nghĩ tới trừ ta trước.

Thuận Thiên di sử - Hồi 42

HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI

Vạn hoa Đại Việt

Theo như tục lệ, các Thái tử, Công chúa dâng lễ vật lên Hoàng đế, cùng đưa lời chúc tụng. Đúng luật thời bấy giờ, thì con trai lớn dâng trước rồi theo thứ tự đến các con trai nhỏ. Sau đó tới các con gái lớn. Nhưng Thuận-thiên hoàng đế xuất thân quan võ. Thủa mới lập nghiệp, công chúa An-quốc võ công cực cao, theo giúp ngài chinh chiến lập nhiều công. Vì vậy bà được chúc đầu tiên, riết rồi thành lệ cứ theo trật tự con lớn chúc trước. Con nhỏ chúc sau. Luật triều Lý định rằng dù thái tử, dù công chúa, nếu chưa thành gia thất, vẫn bị coi như chưa trưởng thành.

Thuận Thiên di sử - Hồi 43

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA

Quốc thống Đại-Việt

Y tưởng bọn Tống lấy trộm, không ăn được thì đạp đổ. Y tìm dịp báo cho vua Lý biết. Vua Lý ắt sai cao thủ đón bắt sứ đoàn Triệu Thành lấy lại di thư. Y chờ giữa lúc một bên thắng, một bên bị thương, thừa cơ xuất hiện làm ngư ông hưởng lợi.
    Y nghe vua Lý mở yến ở lầu Thúy-hoa, nên tìm cách xuất hiện , báo tin việc Triệu Thành. Nhân đó dùng võ công khống chế triều đình Đại-việt. Hầu sau này bàn việc thống nhất, họ Lý ắt phải chịu dưới vai họ Đoàn. Không ngờ, Huy bị một phụ nữ hầu cận Khai-quốc vương khám phá ra tông tích.
    Khai-quốc vương hướng vào Thuận-thiên hoàng đế:

Thuận Thiên di sử - Hồi 44

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Anh hùng và giai nhân

Nghe Thanh-Mai nói, Đoàn Huy cảm động đến run người lên. Y nghĩ:
    — Hôm trước Chu Minh từ Thiên-trường về ca tụng võ đạo phái Đông-a không tiếc lời. Hôm nay mình mới được thấy sự thực.
    Ông đến trước Thuận-Thiên hoàng đế, lạy phục xuống đất:
    — Hoàng đế bệ hạ. Xin người nhận ở thần mấy lạy, để tỏ lòng qui phục. Từ nay, thần sẽ vì Đại-Việt đi tuyên dương đại đức của bệ hạ. Thần xin hết sức thuyết phục triều đình Đại-lý kết hiếu với Đại-Việt trong tinh thần bình đẳng. Việc chính thống sẽ bàn sau. Cuộc đấu võ vào ngày rằm cũng xin hủy bỏ. Thần đã bị Trần cô nương dùng võ đạo đánh bại mất rồi.

Thuận Thiên di sử - Hồi 45

HỒI THỨ BỐN MƯƠI LĂM

Bát-nhã ba la mật đa tâm kinh
   
Bình-dương từ trong phòng Thanh-Mai bước ra, mặt nàng tái nhợt. Khai-quốc vương hỏi:
    — Cái gì đã xẩy ra?
    Bình-dương run run:
    — Mặt sư tỷ Thanh-Mai đỏ như gấc, mắt trợn ngược, e khó qua khỏi.
    Khai-quốc vương vào phòng Thanh-Mai. Vương hỏi Lệ-Thanh:
    — Đỗ phu nhân, còn hy vọng gì không?
    Đỗ-lệ-Thanh thở dài:
    — Cứ tình trạng này, tiểu tỳ nghĩ Trần cô nương khó qua khỏi trong ba ngày. Tiểu-tỳ chỉ biết trị Nhật-hồ chu-sa độc chưởng, mà không biết trị Thất-trùng ngũ hoa độc.
    Chợt Thanh-Mai nói trong cơn mê sảng:
    — Bố ơi! Con đau quá. Bố cứu con với. Ối bố ơi, hàng trăm con rắn nó cắn con.
    Nàng giật lên một cái:
    — Bố ơi! Bố đừng bỏ con một mình. Con đau qúa. Bố cứu con với.

Thuận Thiên di sử - Hồi 46

HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
(Đoạn trường tân thanh)

Lâm Huệ-Phương ngồi vuốt tóc Mỹ-Linh như một bà mẹ hiền đối với cô con gái yêu:
    — Đáng lý ra, giờ này tôi là thím của công chúa. Nếu may mắn, không chừng tôi còn trở thành vương phi của một vị vương gia, có tài kinh thiên động địa, có ơn đức trải khắp đất nước, lại nhã lượng, cao trí. Nhưng cái tình là cái chi chi, lịch sử cổ kim không ai định nghĩa nổi. Từ ngày gặp Hồng-Sơn đại phu, trong tâm tôi chỉ có chàng. Nếu vương gia như những vị đế vương khác, tôi đành ôm mối vạn cổ sầu trong vương phủ. Thế nhưng lòng dạ vương gia như biển, cho nên tôi mới được hạnh phúc như thế này.

Thuận Thiên di sử - Hồi 47

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẨY

Đại-Việt Hồng-thiết giáo
   
Cô hàng được dịp trổ tài:
    — Không phải thế. Như nếu về mùa Đông, rau muống không có, thì ăn bún với rau riếp. Rau riếp hơi tanh, phải dùng lá tỏi non, lá mùi, hành lá chẻ. Bây giờ đang mùa Thu ăn với rau muống thì phải dùng kinh giới, tiá tô với ngổ. Ấy là lá thơm ăn sống. Còn gia vị nấu với bún ốc, phải là xương xông với lá lốt, nếu không thì tanh lắm.
    Phía sau hàng bún ốc là hàng chả cá. Hàng chả cá có nhiều người ăn, bà hàng chả cá cùng cô con gái đang ra sức tiếp khách. Cậu con trai hì hục quạt lửa, khói lên mù mịt. Khách vừa ăn, vừa dụi mắt.
    Mỹ-Linh trông thấy chả cá, hỏi bà hàng:

Thuận Thiên di sử - Hồi 48

HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM

Thiên hạ qui tâm
   
Hoàng Liên hỏi Triệu Thành:
    — Vương gia. Nhược bằng Lý Công-Uẩn bất chấp luật lệ võ lâm, y cho thiết kị bao vây, bắt hết anh hùng võ chặt đầu thì hỏng bét. Vương gia thử nghĩ coi, tỷ như bên Đại-tống, chỉ cần một người nào đó là mối lo ngại, đe dọa cho triều đình, ắt vương gia đã đem quân bắt cả nhà y chặt đầu. Nay bên Đại-Việt, Lý Công-Uẩn không lẽ không làm được việc đó?
    Nùng Dân-Phú cũng nói:
    — Huống hồ trước đây Lê Ngọa-triều dùng hình pháp cai trị dân. Y muốn giết ai thì giết, mổ bụng đàn bà đẻ làm trò vui, chặt dao vào đầu tăng ni để tiêu khiển, đốt người trên cột đồng lấy làm khoan khóai, trói người nhìn nước lên cho chết ngộp giải khuyây. Ngược lại Công-Uẩn là đệ tử yêu của Bồ-tát Vạn-Hành, con nuôi Bồ-tát Lý Khánh-Vân. Y được nuôi dạy trong núi Tiêu-sơn từ nhỏ. Tính tình y cẩn trọng, văn mô, vũ lược, võ công không thua Đại-Việt ngũ long. Khi lên ngôi vua, y đại xá cho cả nước, nhà tù trống rỗng. Kế đó y cho triệt bỏ hết hình phạt khắc nghiệt đo luật vua Đinh để lại như chặt tay, cho cọp ăn thịt, nấu vạc dầu. Trong mười bẩy năm trị vì, không có một án tử hình nào. Y cho ai có việc oan ức, đến trước điện Càn-nguyên đánh trống khiếu nại. Đích thân y sẽ xử vụ kiện đó. Vì vậy dân chúng ca tụng y đức không kém vua Hùng, vua Trưng.

Thuận Thiên di sử - Hồi 49

HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN

Đệ nhất trưởng lão
   
Thấy Mỹ-Linh vẫn chưa hiểu, lão già gầy tiếp:
    — Có gì đâu, mỗi người đàn bà là cái máy hợp tinh khí, nguyên khí đó. Khi họ thụ thai, thành bào thai, bào thai chính thị khối Tiên-thiên-khí.
    Một tia sáng lóe ra trong đầu óc Mỹ-Linh, nàng chú ý nhìn vào bát nhân sâm, lấy đũa bới xem cái đầu nhân sâm, thực giống một cái đầu trẻ con. Nàng thét lên hãi hùng:
    — Thì ra tiên sinh lấy bào thai, đem hấp mà ăn. A-di Đà-Phật. Tiên sinh thành quỉ chứ đâu phải người?
    Nàng để cái bát, trong có đầu bào thai, với đôi đũa xuống đất, rồi đọc kinh vãng sinh.
    Mỹ-Linh được giáo dục về từ bi, hỷ xả của Phật-giáo từ nhỏ. Giận hờn trong đạo Phật một hình thức bị quỉ A-tu-la phân thân nhập vào người, cũng có một tội. Cho nên, dù khi bị bọn Tống hãm hại, bị bọn Triệu Huy hành hạ, bị Hồng-Sơn đại phu khinh khiến, bị Nguyên-Hạnh giam trong mật cốc, nàng cũng nói năng ôn nhu, nhỏ nhẹ, cư xử khoan hoà, chưa bao giờ nàng nặng lời với bất cứ ai.

Thuận Thiên di sử - Hồi 50

HỒI THỨ NĂM MƯƠI 

Hồng-thiết thần công.
   
Mỹ-Linh hỏi Vũ Nhất-Trụ:
—    Mi đưa chìa khoá đây, để ta mở cửa thả tù nhân ra.         
Vũ Nhất-Trụ lắc đầu:
    — Cửa này có ba khóa. Một đo tôi giữ, một do Lê Ba giữ, một do Hoàng Văn giữ. Phải có ba chìa khóa mới mở được.
    Mỹ-Linh hỏi Nhật-Hồ:
    — Y nói có đúng không?
    — Y nói không sai. Trước đây, khi mới làm hầm này, các phòng giam chỉ có một khoá. Sau khi ba tên Nhất-Trụ, Hoàng Văn, Lê Ba phản lão phu, chúng không tin nhau, mới làm thêm hai khoá nữa. Mỗi đứa giữ một chìa. Lúc nào cả ba cùng đem chìa khoá mới mở được. Như khi đưa một mỹ nhân vào giúp ta luyện công, cả ba tên đều đến. Chúng xông thuốc cho ta mê đi, sau đó đẩy nàng vào, rồi cùng nhau khoá lại.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Thuận Thiên di sử - Hồi 51

Chùa Trấn-quốc, được kiến tạo vào thời Tiền Lý Nam-đế (544-548). Trải qua gần 1500 năm, được trùng tu nhiều lần, nay vẫn còn tại hòn đảo trên hồ Tây.

HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT

Mưu sâu, chí cả.

Nguyên Vũ Nhất-Trụ đấu chưởng với Thiệu-Thái. Y dồn độc công hại chàng. Nhưng thiền công của chàng quá cao, thành ra chất độc chạy ngược trở lại người y. Nhật-Hồ lão nhân dùng tâm pháp trong Hồng-thiết kinh tạm giải cái đau cho y. Nhưng lão chỉ biết hoá giải chất độc do Hồng-thiết công, chứ không biết hoá giải chất độc do Thiền-công truyền sang. Vì vậy sau đó mấy khắc cơn bệnh tái phát. Thiệu-Thái đã điểm vào mấy huyệt bằng Thiền-công tạm phong bế cho y khỏi đau.

Thuận Thiên di sử - Hồi 52

Hà thủ ô
HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI

Thiên niên hà thủ ô
 
Nó vội thổi tắt ngọn đèn trên tay thiều nữ. Tiếng chân hai người tới cửa gỗ, rồi im bặt. Trong ánh sáng mờ ảo, thấy bóng dáng hai người, nó suýt bật cười, thì ra Mỹ-Linh với Tự-Mai. Nó tóm lược mọi truyện kể cho hai người nghe, tay chỉ xuống hầm:
    — Ngoài đó có gì lạ không?
    — Không.
    Mỹ-An nói sẽ:
    — Thôi chúng ta lên khỏi hầm.
    Mỹ-An dặn:
    — Cô cậu phải nhớ nhé, khi các đại lão hội họp, dù chúng ta cũng không được lai vãng. Chỉ lúc có lệnh mới được ra. Cô cậu tên gì?
    Tự-Mai chỉ giới thiệu:
    — Anh này tên Ngọc-Hiền. Tôi tên Ngọc-Đức. Còn chị này tên Ngọc-Phúc.
    Ngoài sân vọng vào nhiều tiếng nói lao xao. Trong đó có tiếng rất quen. Mỹ-Linh ớn da gà, vì chính tiếng nói của Hoàng Văn. Một tiếng nói nữa, nàng nhận ra của Lê Ba. Mỹ-Linh nói nho nhỏ cho Tự-Mai nghe:

Thuận Thiên di sử - Hồi 53

HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA

Ân trả, nghiã đền.
   
Khai-quốc vương cho mời Vũ Thiếu-Nhung ra. Vương kính cẩn nói:
    — Phu nhân. Tại hạ cứu phu nhân khỏi cảnh tù đầy, nhục nhã, lát nữa đây đưa phu nhân về gặp đại phu cùng tiểu thư, công tử. Không biết phu nhân nghĩ sao?
    Vũ Thiếu-Nhung quì mọp xuống khấu đầu:
    — Vương gia, thiếp biết tội quá nhiều. Chỉ mong vương gia mở lòng từ bi cho thiếp được gặp mặt chồng con, rồi thiếp chịu ngựa xé, voi dày.
    Vương phất tay, đỡ bà dậy:
    — Phu nhân bị hành hình, chết là hết, phần của phu nhân coi như xong. Phu nhân nghĩ sao khi thiên hạ đàm tiếu người sống? Đại phu thân bại danh liệt vì phu nhân. Tiểu thư hiện là một vị cô nương sắc nước hương trời, võ công, y đạo quán chúng. Công tử tuy chưa trưởng thành, nhưng tài năng phát triển, hơn hẳn bất cứ thiếu niên nào đồng tuổi. Không lẽ phu nhân để hai con bị người đời đàm tiếu vì bà mẹ ô danh thất tiết sao?

Thuận Thiên di sử - Hồi 54

HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN

Mục ngưu Thiền-chưởng

Đứng ngoài, nhìn trận đấu của Mỹ-Linh với Hoàng Văn, Khai-Thiên vương, Khai-Quốc vương đều thấy rằng Mỹ-Linh mới luyện võ gần đây, nên chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng nhiều lúc Hoàng Văn mất căn bản, mà Mỹ-Linh không biết lợi dụng hạ y. Bằng không, thì mấy chiêu nàng đã đả bại y dễ dàng. Còn Hoàng Văn, y đã từng giao đấu hàng ngàn trận, kinh nghiệm có thừa. Y chỉ mong Mỹ-Linh nới tay một chút, y có dịp vận Nhật-hồ độc chưởng hại nàng. Nhưng Mỹ-Linh tấn công ráo riết quá. Y trở tay không kịp.
    Trong đầu óc y, y nghĩ:
    — Không hiểu con nhỏ này học ở đâu ra thứ nội công kỳ diệu, gần giống như Tiêu-sơn, mà sát thủ mãnh liệt hơn. Còn chiêu thức, rõ ràng của phái Tiêu-sơn không sai.

Thuận Thiên di sử - Hồi 55

HỒI THỨ NĂM MƯƠI LĂM

Ra tay tế độ
 
Thiệu-Thái, Bảo-Hòa được Bố Đại dạy võ công. Hai anh em nhắm mắt luyện một lúc. Khi mở mắt ra, trời đã sáng tỏ. Bố Đại bỏ đi từ hồi nào. Bảo-Hoà kinh hãi:
    — Chết rồi, dễ thường tới giờ Mão cũng nên. Mau trở về theo mạ mạ đi dự hội, không trễ.
    Hai anh em trở về chỗ đóng của phái Tây-vu, trại vắng vẻ. Trong trại, còn mấy đệ tử trẻ gác. Trên trời năm con diều hâu đang bay lượn canh phòng.
    Thiệu-Thái hỏi:
    — Ông nội với bố mẹ tôi đâu?

Thuận Thiên di sử - Hồi 56

HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU

Đại hội võ lâm

Phái Sài-sơn do Phù-đổng thiên vương cùng các anh hùng đánh giặc Ân bằng kị binh. Cho nên tất cả các đệ tử đều cỡi ngựa. Hồng-Sơn đại phu cỡi ngựa dẫn đầu. Cạnh ông, một đạo sĩ, chính thị Dương Ẩn. Phía sau, Lâm Huệ-Phương trong bộ quần áo lụa mầu hồng rồi tới chín đại đệ tử.
    Thiệu-Thái tự hỏi:
    — Không biết Vũ Thiếu-Nhung đâu, mà không thấy bà xuất hiện?
    Chợt chàng để ý thấy cạnh Thiếu-Mai, Lê Văn có một thiếu phụ cỡi ngựa, trông lưng rất quen, nhìn kỹ lại chính là Thiếu-Nhung đã hoá trang. Chàng tỉnh ngộ:
    — Phải rồi, Thiếu-Nhung ẩn thân, để rồi xuất hiện, lột mặt nạ tên Lê-Ba, đội lốt Dương Ẩn. Tình người thực khó mà nói trước được. Có ai ngờ tên Dương-Ẩn, sư thúc của Hồng-Sơn đại phu,đạo cao, đức trọng bậc nhất Đại-Việt lại theo Hồng-thiết giáo, một bọn dơ bẩn ác độc nhất. Có ai ngờ y đi cạnh Hồng-Sơn truyện trò thân mật thế kia, mà lát nữa đây sẽ ra mặt hại ông. Có ai ngờ Hồng-Sơn bình thản thế kia, sau đó lột mặt nạ Dương-Ẩn?

Thuận Thiên di sử - Hồi 57

HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẨY

Giòng giống Việt-thường.
   
Võ lâm Đại-Việt đều biết rõ ràng rằng trước đây tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ triều Lê là Lý Công-Uẩn, đệ tử của Bồ-tát Vạn-Hạnh, con nuôi của Bồ-tát Lý Khánh-Vân cùng thủ lĩnh 207 khê động Bắc-biên Thân  Thiệu-Anh kết huynh đệ.

     Khi vua Lê Đại-Hành băng, các hoàng tử chém giết lẫn nhau. Người chết, kẻ bại tẩu trốn ra ngoại quốc. Có người mai danh ẩn tích. Lê Long-Đĩnh lên làm vua, tàn ác cùng cực. Cuối cùng khi băng hà, con còn nhỏ dại, triều đình tìm một hoàng tử con vua Đại-Hành lên thay thế, nhưng không thấy. Vì vậy họ định tôn Lý Công-Uẩn lên làm vua. Bấy giờ võ quan trấn ở ngoài, cầm đại quân trong tay, muốn đem quân về triều tranh dành, mượn cớ Khuông phò chính thống, phù Lê. Trước tình thế có thể xẩy ra nội chiến. Trong triều, Đào Cam-Mộc giữ chức tiết độ sứ, tổng trấn Trường-ỵên và kinh thành Hoa-lư vội thư cho Thân Thiệu-Anh. Thân Thiệu-Anh tập trung quân Bắc-biên, gửi thư đi các trấn doạ rằng, kẻ nào đem quân về kinh đô Hoa-lư, ông sẽ tiêu diệt.

Thuận Thiên di sử - Hồi 58

HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM

Lượng cả bao dong

Nguyên thời mạt của nhà Tây-Hán, Thiên-sơn lão tiên dạy trước sau bẩy người đệ tử đều văn võ kiêm toàn. Bẩy người cùng nhau thề đem sức ra giúp dân, mưu cầu hạnh phúc. Họ ứng thí, thành đạt, cùng giữ chức thái thú, thứ sử bẩy quận liên tiếp. Nhưng bấy giờ vua Hán u mê tin dùng Vương Mãng, khiến giặc dã khắp nơi nổi dậy. Thiên-Sơn lão tiên triệu tập cả Thiên-sơn thất hùng lại, rồi ban cho thanh kiếm, với bốn giòng chữ trên.
    Vừa đúng lúc đó, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Thiên-sơn thất hùng cùng khởi binh lập ra nước Thục. Người đứng đầu Thiên-sơn thất hùng tên Công-tôn Thuật được tôn làm vua. Thanh kiếm Thiên-Sơn lão tiên ban cho, trở thành Thượng-phương bảo kiếm. Khi Công-tôn Thuật băng, thanh kiếm này lọt về tay con thứ nhì tên Công-tôn Thi. Công-tôn Thi hàng Hán. Sau này Thi lại phản Hán, bị Vương Bá giết chết, thanh kiếm về tay Vương Bá. Trong trận đánh bên bờ sông Bồ-lăng, Bắc-bình vương Đào Kỳ dùng chiêu võ Cửu-chân, tay không đoạt thanh kiếm này trên tay Vương Bá.

Thuận Thiên di sử - Hồi 59

HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN

Quốc hiệu Đại Việt
    
Thấy nguy, Minh-Thiên đại sư để tay trước miệng hú lên một tiếng vang vang, inh tai nhức óc. Nhưng người công lực thấp phải bịt tai lại, mới đứng vững. Đợi cho giáo chúng Hồng-thiết giáo nghiêng ngả, Minh-Thiên mới ngừng. Ông nói lớn:
    — Các vị định đùng số đông hiếp chế bọn bần tăng ư?
    Khai-Quốc vương nghĩ được một kế. Vương dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Trần Tự-An. Tự-An mỉm cười bước ra, hướng Minh-Thiên xá một xá:
    — Đại sư! Tại hạ xin mạn phép đề nghị một giải pháp. Mong đại sư nhận cho.
    Minh-Thiên nghĩ rằng Tự-An thân với Hồng-Sơn đại phu, giải pháp đó hẳn có lợi cho Tống. Ông bình tĩnh:

Thuận Thiên di sử - Hồi 60

HỒI THỨ SÁU MƯƠI

Đại Việt hoàng đế
 
Triệu Thành hơi run run trước khí thế đó. Y bảo Tự-Mai:
    — Chú bé liệu xuống đài đi. Bằng không dù ta có khoan thứ cho chú. Nhưng bộ hạ ta họ không để chú yên đâu. Ở đây toàn truyện người lớn, truyện quốc gia đại sự. Chú còn con nít, chú không phải quan quân. Chú không có quyền bàn việc nước. Đi chỗ khác chơi!
    Tự-Mai méo miệng trêu Triệu Thành:
    — Ôi! Không ngờ một ông Bình-nam vương nhà Tống mà lý luận như thế thì dốt quá. Để ta dạy cho ông một bài học về lịch sử Đại-việt ta. Nước ta từ mấy nghìn năm trước, có một đức thánh ra đời, cỡi ngựa đánh giặc Ân. Vị thánh ấy đại danh Phù-đổng Thiên-vương. Cho nên từ đó đến nay, con dân Đại-việt bẩy tuổi trở đi đều có quyền bàn quốc sự. Hiểu chưa!!!