Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 1

HỒI THỨ NHẤT

    Nguồn gốc họ Trần.
 
Trời trấn Thiên-trường, vào tiết tháng chạp, đang mưa phùn, gió bấc, lạnh buốt, cái lạnh xé da, cắt thịt; tự nhiên mây quang, mưa tạnh, nắng chói chang, ấm áp. Dân chúng đổ xô ra đường, người người chen nhau; xe, ngựa tấp nập, để sắm tết.
    Từ trong một trang trại lớn, ba người đàn ông, một già, hai trung niên khoan thai rảo bước, ngắm nhìn dân chúng. Mỗi người dân gặp ba người đều cung cung, kính kính chắp tay chào:
    _ Kính chào Trần lão, nhị thiếu tiên sinh.
    _ Thưa ba tiên sinh.
    _ Kính cụ ạ! Kính hai ông ạ.
    Ba người cứ phải luôn luôn đáp lễ. Có người ba vị chỉ chào lại rồi đi. Cũng có người, ba vị hỏi thăm đôi điều:
    _ Thế nào cụ lễ Ôn, vụ mùa năm nay mấy mẫu nếp của cụ trúng to. Cụ vui lòng chứ?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 2

HỒI THỨ  NHÌ

Côi-sơn song-ưng

Niên hiệu Đại-Định thứ mười chín (Mậu Dần, 1158) đời vua Anh-tông triều Lý của Đại-Việt, bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Thiệu-Hưng thứ 28 đời vua Cao-tông nhà Tống, ngày 15 mùa Thu, tháng 8.

    Cái tin quan quan Kiểm-hiệu Thái-sư, Phụ-quốc đại tướng quân, lĩnh Càn-nguyên điện đại học sĩ, Long-thành tiết độ sứ, Khai-phủ nghị đồng tam ty, Nghĩa-dũng quốc công Đỗ Anh-Vũ cùng cả nhà bị võ lâm đột nhập dinh giữa tiệc Trung-thu, rồi xử tử tận số, làm rúng động kinh thành Thăng-long. Khắp đế đô, người ta tụ năm, túm ba lại mà bàn tán. Quan phủ thừa Thăng-long là Tô Hiến-Thành đích thân vào cung xin chỉ dụ của nhà vua, rồi lấy vũ khí trong kho ra,  đem phát cho đội Phụng-quốc vệ,  dẫn tới bao vây dinh Thái-sư, để điều tra.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 3

Hình chụp đền thờ vua Trưng, nay tọa lạc tại quận Hai Bà Trưng, Hà-nội
 
HỒI THỨ BA

Đền thờ vua Trưng.

 Niên hiệu  Đại-Định thứ 21, đời vua Anh-tông của Đại-Việt, bên Trung-nguyên là niên hiệu Thiệu-Hưng thứ 30, đời vua Cao Tông đời Nam Tống (Canh Thìn DL. 1160).

    Theo hội điển sự lệ của triều Lý, thì hằng năm nhà vua sẽ ban đại yến cho hoàng tộc vào các ngày đản sinh, ngày kị của năm vị tiên tiên đế, năm vị hoàng hậu; ngày lễ Càn-nguyên (sinh nhật của vua); các ngày tết Nguyên-đán, Hàn-thực, Trung-nguyên, Trung-thu. Lại ban tiểu yến vào ngày đầu của tiết khí. Mỗi năm có 24 tiết khí, nên có 24 buổi tiểu yến. Cộng chung là 39 buổi.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 4

HỒI THỨ BỐN
 
Nhìn về phương Bắc,
         Chỉnh đốn phương Nam
.

Khi vua Lý Thái-tổ lên ngôi vua, ngài đã thiết lập các Kinh-diên quan để dạy các hoàng tử. Thông thường mỗi hoàng tử đều có nhiều Kinh-diên quan giảng dạy. Nhà vua, đôi khi là hoàng hậu sẽ chọn một trong các Kinh-diên quan, làm thầy chính cho mỗi hoàng tử. Thầy của Thái-tử được gọi là Thái-tử thái phó. Khi Thái-tử lên ngôi vua, thì ông thầy riêng này trở thành một đại thần phụ chính, giữ chức Thái-phó, hay Thái-sư, uy quyền bao trùm triều chính. Ông là cố vấn cho vua mọi vấn đề, được miễn mọi lễ nghi : Không phải quỳ tâu, không phải xưng tên, chức tước, được ngồi ghế.

    Đại-Định hoàng đế lên ngôi vua, mới ba tuổi, nên chưa có Kinh-diên quan, dĩ nhiên không có Thái-phó. Đỗ Anh-Vũ không hề dạy nhà vua, văn dốt, vũ rát, cũng cứ được phong làm Thái-sư. Khi nhà vua bắt đầu học chữ, thì hai đại thần là Thái-úy Lưu Khánh-Đàm,  Thượng-thư bộ Lễ Hoàng Nghĩa-Hiền được cử làm Kinh-diên quan. Năm nhà vua mười lăm tuổi thì Hoàng Nghĩa-Hiền mới được phong chức Thái-phó. Còn Lưu Khánh-Đàm thì vẫn chỉ là Thái-úy. Hai đại thần vẫn chưa được hưởng cái danh dự : Khi thiết triều được ngồi, không phải xưng tên họ, không phải quỳ gối.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 5

Hình chụp đền thờ công chúa Gia-Hưng, tại xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm, Hà-nội (Tháng 8 năm 2001)

HỒI THỨ NĂM
 
Vạn-tín hầu    

Xe ngừng lại trước cổng ngôi đền, tường gạch lợp ngói. Một người đàn bà đứng tuổi, một thiếu niên khoảng mười bẩy, mười tám cùng chạy ra cúi đầu chào:
    _ Kính chào quý khách! Xin mời quý khách vào lễ bà.
    Thiếu niên cầm lấy dây cương ngựa, buộc vào gốc cây. Long-Xưởng nhìn lên cổng, có bốn chữ:

Trưng-vương đại công thần linh từ.
      ( Đền thờ đại công thần linh thiêng của Trưng-vương)

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 6

HỒI THỨ SÁU
 
Vạn dặm cầu hiền

Trời bắt đầu vào Thu,  cái  lạnh đã bắt đầu len lỏi trong không gian, những chiếc lá bàng vàng úa đầu tiên bay lượn  theo gió rơi lả tả xuống đất.
     Trên con đường thiên lý, từ Thăng-long hướng về Thiên-trường, một chiếc xe song mã đang sải bước, tiếng nhạc ngựa rung nhịp nhàng. Người đánh  xe là một đứa trẻ, tuổi khoảng mười một, mười hai. Cạnh nó, một đứa con trai, một đứa con gái nữa, tuổi suýt soát với nó. Thoáng nhìn, người ta cũng biết ba trẻ là anh em ruột, vì  chúng có nhiều nét giống nhau. Ghế phía sau của ba đứa trẻ, là một đôi thiếu niên nam nữ ngồi ngắm trời. Đôi nam nữ đó, nam thì hùng vĩ, tuấn tú; nữ thì yểu điệu, ôn nhu, văn nhã.
    Bỗng đứa con trai quay lại sau hỏi:
    _ Mẹ ơi! Con tỳ, con vị của con  nó quấy  rầy con quá, con đói đứt ruột ra rồi!
    Thiếu phụ an ủi:
    _ Con chịu khó nhịn một lát nữa thôi, là ta tới  khu ngã ba đường Thăng-long đi Trường-yên, Thiên-trường, ở đó có nhiều quán ăn, tha hồ cho con ăn.
    Đứa bé gái bẹo tai đứa con trai:
    _ Cái anh Thủ-Huy này, mới ăn ban nãy, mà đã đói rồi, bộ trong bụng anh có con hổ hay sao, mà cứ ăn một lúc lại đòi ăn?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 7

HỒI THỨ BẨY

Viễn lự thâm cơ

Khi hai con thuyền kè mạn vào nhau, thì từ bên con thuyền đinh, ba tiễn thủ ban nãy, cùng gã thuyền trưởng, tay cầm trường kiếm tung mình qua con thuyền Nhất-Liễu. Bốn người này đều mặc quần đen, áo đạo sĩ giống nhau, nhưng mang bốn mầu khác nhau : Trắng, đen, xanh, hồng. Gã thuyền trưởng mặc áo trắng.
   
    Lão Nhất-Liễu rút trung bọc ra một chiếc tù và rồi thổi lên tu tu. Lập tức trong các khoang thuyền của lão xuất hiện hai đội võ sĩ đồng phục, một tay cầm mộc che thân, một tay cầm đao, mau chóng dàn ra trên sàn thuyền.
    Đối với Thủ-Huy, Xương-Long,  lão Nhất-Liễu tỏ ra lễ phép, lịch sự bao nhiêu thì đối với đám người trên thuyền đinh, lão tỏ ra hách dịch bấy nhiêu. Lão quát:
    _ Các người là ai? Tại sao con thuyền lớn như thế kia mà lại không có bảng tên?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 8

HỒI THỨ TÁM

Trường hận thiên thu.

Thủ-Huy thở dài:
    _  Triều đình thấy thái-tử đột nhiên mất tích, ắt tâu xin hoàng thượng lập người khác. Mà phụ hoàng của đại ca chỉ là cục bột luộc. Thái hậu bất cần triều đình, bà tự quyết định, bà không ngại ngùng gì mà không đăët một người em nhỏ nhất của đại ca, mới hai, hay ba tuổi lên thay thế. Sau đó bà tha hồ thao túng. Bọn ngoại thích tha hồ hoành hành. Cứ cái đà đó, quyền hành trong tay chúng, rồi một mai hoàng thượng băng hà, chúng sẽ cướp ngôi.
    Ngô Giới mỉm cười:
    _ Thiếu hiệp thực là thần đồng. Bần đạo biết thái-hậu không muốn hại con, hại cháu mình. Người cũng không muốn ngôi vua về họ khác. Nhưng cái thế nó như vậy, thì bà đành nhắm mắt đưa chân. Bần đạo xin dẫn sử Trung-quốc, ít nhất đã có hai hay ba việc tương tự xẩy ra rồi.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 9

HỒI THỨ CHÍN
 
Thiên la thập bát thức

Trong đại sảnh đường phái Đông-a.
Chưởng môn nhân Trần Tự-Kinh ngồi ở ngôi chủ vị tiếp khách. Hiển-Trung vương Lý Long-Xưởng ngồi ở ngôi vị đệ nhất, kế tiếp là đô đốc Lý Long-Thần, tức Nhất-Liễu. Đông-a ngũ tuyệt cùng các phu nhân, các đệ tử đời thứ nhì, theo thứ bậc ngồi dưới. Một người, tuy là đệ tử rất thấp đời thứ ba, được đặt ngồi ngang với Long-Xưởng là Trần Thủ-Huy. Vì Huy là em kết nghĩa của vương.

Đây là một sảnh đường lớn nhất của môn phái. Tường xây bằng đá, nền lát gạch. Cửa vào hai bên hông, theo hướng Nam, Bắc. Bàn thờ , bài vị thờ tổ đặt tại đầu Đông. Các hàng ghế đặt dài từ đầu Tây, hướng về bàn thờ. Ngay trước bàn thờ có cái hồ nhỏ, theo hình bát quái, đường kính khoảng bốn trượng, trong hồ đầy cá chép  vàng lững lờ bơi lội.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 10

HỒI THỨ MƯỜI
 
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo, túi cơm xá gì ?

                                    ( Đoan-trường tân thanh)

Tại đế đô Thăng-long, nước Đại-Việt.
Hôm ấy là ngày rằm tháng chín, trăng sáng vằng vặc. Mặc dù trong không gian có đôi ba ngọn gió heo may hiu hắt đem cái lạnh len lỏi khắp phố phường. Bấy giờ đang là lúc thịnh thời của Đại-Định hoàng đế, biên cương không giặc, trong nước vô sự, nên thông thường rằm là ngày trai thanh, gái lịch dắt nhau đi chơi dưới trăng. Nhưng hôm nay, đường phố vắng lặng.
 Đế đô im lìm, không ai dám ra khỏi nhà. Người người đều cảm thấy như có một biến cố bất tường sắp đến, vì những cuộc chuyển quân rầm rộ từ trưa đến chiều. Ngày hôm qua, năm đội Phụng-quốc vệ được lệnh tập trung. Ai cũng biết Phụng-quốc vệ không phải là các đạo binh của triều đình, mà là những đội thị vệ riêng của Cảm-Thánh hoàng thái hậu. Đám quân này được tuyển từ bọn vong mạng, bọn du thủ, du thực, bọn tù tội được ân xá. Đây là lần đầu tiên chúng ra trận. Với trên năm trăm người, chúng chuẩn bị cực kỳ ồn ào, suốt từ trưa, đến chiều, qua đêm. Cho đến sáng hôm nay cũng chưa xong. Chúng gọi nhau ơi ới, từ biệt gia đình, từ biệt bạn bè để lên đường... đã làm cho Thăng-long náo loạn suốt một ngày, một đêm. Hôm nay, sang giờ Ngọ thì đám này tập hợp ở của Quảng-phúc. Sau đó di chuyển đến bến Tiềm-long, rồi hạm đội Aâu-Cơ chở đi. Người dân thì thầm : Dường như có giặc ở trấn Thiên-trường.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 11

Hồi thứ mười một
 
Cái tình là cái chi chi.

Mao Khiêm quát lên :
_ Đồ hèn hạ ! Mi dùng số đông để áp đảo ta ư ? Mi có biết rằng toàn lực phái Hoa-sơn đã theo sứ đoàn Thiên-triều, đang ở Đại-Việt không ? Nếu mi dùng số đông áp chế ta, thì phái Hoa-sơn sẽ tàn sát tận cùng họ Lý nhà mi, đến con gà, con chó cũng không tha.
_ Mao Khiêm nghe đây !
Long-Xưởng chỉ vào Thủ-Huy :
_ Mi đã biết rằng bọn Lưu Kỳ với những cái gọi là Ngũ-nhạc đại lĩnh, Hoa-nhạc tam phong, Hoa-nhạc tam nương đều bị cầm tù ở tổng đường phái Đông-a rồi mà. Mi cũng biết rằng bọn chúng đã bị kết án cung hình, chặt tay, lăng trì. Chỉ nội ngày mai là bọn chúng đều bị đem xử cung hình một lượt. Mi đã biết vậy, mà mi còn đem chúng ra dọa ta ư ?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 12

HỒI THỨ MƯỜI HAI

Đào-nguyên thanh thủy, thùy tri vị?
Anh hùng nan quá mỹ nhân quan.
 


Dịch: Ngọn suối Đào-nguyên ai biết vị?
               Anh hùng khó vượt mỹ nhân quan.

 
Sau cái đêm dẹp loạn, thanh toán được triều đình gà mái gáy, phá vỡ âm mưu chiếm Đại-Việt bằng phòng the của Tống ; thì Long-Xưởng bận rộn vô cùng. Nhưng nhờ hai lão thần có tài kinh bang, tế thế là Lưu Khánh-Đàm, và Hoàng Nghĩa-Hiền phụ chính việc triều đình. Trong Đông-cung thì có vú Loan, vú Mai, Thủ-Huy, Tăng-Khoa, Trang-Hòa, Thụy-Hương, Như-Như là những người trung thành, tinh minh mẫn cán phò tá. Ngoài ra, còn ba người em trai là Long-Minh, Long-Đức, Long-Hòa tuy võ công không cao nhưng kẻ thì mưu trí, người thì mẫn tiệp trợ giúp bên cạnh.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 13

HỒI THỨ MƯỜI BA

 Trí-Thiền bồ tát
 
_ Có gì lạ đâu, khi con muốn bắt thái-tử thì phải tranh thắng với Bùi tiểu thư. Còn con bắt Thủ-Huy thì phải tranh thắng với công chúa Đoan-Nghi. Giữa Đoan-Nghi với Bùi Trang-Hòa, con thắng Trang-Hòa dễ hơn. Vì Trang-Hòa không hấp dẫn đàn ông, tính tình lại thiếu nồng nàn. Nên mẹ khuyên con bắt thái-tử.
_ Nhưng mẹ ơi ! Bao nhiêu tâm ý của con, con dồn cho nhị ca rồi. Con nói thực, dù có bị ngàn dao phanh thây con cũng nhất quyết phải bắt con nai Thủ-Huy.
_ Muộn quá rồi con ạ ! Thủ-Huy chỉ còn sống được có 29 ngày nữa, thì con có bắt được, cũng chỉ để làm người đàn bà góa mà thôi.
_ Con tin rằng anh ấy sẽ khỏi bệnh. Mệnh anh ấy lớn lắm. Chết thế nào được ?
Vú mai kéo đầu Thụy-Hương sát vào lòng mình, rồi ghé miệng và tai nói nhỏ một lúc. Cuối cùng vú  tát yêu gái :
_ Thời niên thiếu, mẹ là một hoa khôi Thăng-long, một đệ nhất danh kỹ. Mẹ đã từng làm cho hàng nghìn, hằng vạn đàn ông, từ vương tôn, đại thần, cho tới những võ lâm đệ nhất cao thủ, phải cúi đầu cho mẹ sai bảo như con chó con, là nhờ vào bản lãnh đặc biệt.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 14

HỒI THỨ MƯƠI BỐN

 Quốc danh An-Nam

    Niên hiệu Chính-long Bảo-ứng nguyên, đời vua Lý Anh-tông Đại-Việt, bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu  Long-hưng nguyên niên đời vua Hiếu-tông nhà Nam-Tống (Quí-Mùi  1163). Mùa Xuân tháng giêng, ngày 20 .

Cuối năm trước, triều đình nghị, tâu lên nhà vua xin đổi niên hiệu Đại-Định thành Chính-long Bảo-ứng kể từ mùng một tháng giêng. Nhà vua chuẩn tấu.
Hôm nay, triều đình thiết đại triều taiï điện Càn-nguyên để nghị việc cử sứ thần sang Tống triều cống.
    Ba hồi chiêng trống, nhạc tấu bản Nguyên-thọ.   

      Chính-long Bảo-ứng hoàng đế ( Tức vua Lý Anh-tông) từ trong cung khoan thai tiến ra, theo sau nhà vua là thái tử Long-Xưởng. Bách quan văn võ chia làm hai hàng quỳ hai bên ngai vàng. Nhà vua bước lên ngai ngồi, lễ quan hô:

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 15

HỒI THỨ MƯỜI LĂM
 
Chính-long  Bảo-ứng Tuyên-phi.
 
Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực khắp đế đô Thăng-long. Tiếng ve kêu rả rích hợp nhau thành một điệu nhạc nhẹ nhàng. Ánh sáng mặt trời chiếu chói chang lên nhừng lùm cây xanh tươi hai bên phố phường. Trong cái không khí ồn ào, thanh thản của kinh đô ấy, bỗng vang lên những tiếng vó câu, tiếng ngựa hý. Từ trong năm cửa thành Thăng-long, ngựa trạm phóng ra các ngả như tên bay, để đem chỉ dụ của hoàng đế về các trấn, các phủ, các huyện. Cứ nhìn những kị mã, trước ngực đeo túi đựng thư, cổ quàng khăn đỏ, người dân Thăng-long cũng biết rằng, đây là ngựa trạm truyền chỉ, mang tin vui đi khắp nơi.

Trong các quán trà, trong các hiệu sách, ngay cả trong Quốc-tử giám, các bậc cao niên, các bậc tao nhân mặc khách, các học sinh tụ nhau bàn tán : Ngựa trạm báo tin vui gì đây ? Hoàng đế mới có thêm một hoàng tử ? Hay Đông-cung thái tử lập vương phi ? Kẻ đoán thế này, người đoán thế nọ. Lại có những nhóm người đánh cuộc.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 16

HỒI THỨ MƯỜI SÁU

     Mông-cổ lập quốc
 
Niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ sáu (Mậu-Tý, DL.1168), đời vua Lý Anh-tông bên Đại-Việt, bên Trung-nguyên là niên hiệu Càn-Đạo thứ tư đời vua Hiếu-tông nhà Nam-Tống, mùa Thu tháng 8. 
Đại-Việt thiết đại triều tại điện Uy-viễn. Nhạc tấu bản Nguyên-thọ, nhà vua cùng Tuyên-phi Từ Thụy-Hương  ra. Nhà vua ngồi trên ngai vàng. Bên trái là một long ỷ, Tuyên-phi Thụy-Hương ngồi đây. Bên phải là một long ỷ khác, dành cho thái-tử Long-Xưởng và ba hoàng tử là Kiến-Ninh vương Long-Minh, Kiến-An vương Long-Đức, Kiến-Tĩnh vương Long-Hòa.
Lễ nghi tất.
Tể tướng Đỗ An-Di bước ra tâu :
_ Thần Kiểm-hiệu Thiếu-sư, Đồng-bình-chương sự, Uy-viễn đại học sĩ, Kinh-Bắc tiết độ sứ kính tâu.
Thái-tử Long-Xưởng tuyên chỉ :
_ Xin tể tướng bình thân.
_ Chương trình nghị sự hôm nay gồm có ba phần. Phần thứ nhất, để nghe tâu về việc đi sứ Kim.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 17

HỒI THỨ MƯỜI BẨY
 
Sứ thần Mông-cổ

Tham-tri chính sự, kiêm Vũ-lâm đại học sĩ Vũ Tán-Đường là người rất thân với Thủ-Huy. Ông hỏi :
    _ Trước đây Đại-Việt ta đã phải chịu ba loại độc chưởng từ nước ngoài đem vào. Một là Huyền-âm chưởng của phái Trường-bạch, hai là Chu-sa Nhật-hồ chưởng của Tây-vực, ba là Đoạn-cân tán cốt chưởng của phái Liêu-Đông. Nhưng về sau phái Đông-a đều tìm ra phương pháp khống chế. Phái Sài-sơn lại tìm ra thuốc giải, trị cho những người bị trúng ba loại chưởng trên. Trong lần đi sứ vừa qua, trong sứ đoàn còn có đại hiệp Phạm Tử-Tuệ, nổi tiếng về khoa trị độc. Tại sao Phạm đại hiệp không ra tay trị cho A-lỗ Cốt-Đả với Bác Nhĩ Truật, để mua cảm tình mai hậu ?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 18

HỒI THÚ MƯỜI TÁM 

Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt thường


        Câu đối ở đền thờ Quốc-tổ Đại-Việt tại núi Thiên-đài, tỉnh Hồ-Nam Trung-quốc do Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.

(Núi Thiên-đài, là nơi đời đời phân chia lãnh thổ Hoa, Việt. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác, tồn tại với giòng giống Việt-thường)
 
Bốn hôm sau, triều đình thiết đại triều để tiếp sứ Tống. Vì Chính-long Bảo-ứng hoàng đế se mình, nên Thái-tử Long-Xưởng, cùng các vị thân vương Nghĩa-Thành, Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh nhiếp chính.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 19

HỒI THỨ MƯỜI CHÍN
 
Giai nhân Tô, Hàng

    Hôm ấy, sau một ngày duyệt binh về, Long-Xưởng họp các em với Thủ-Huy tại ngự thiện đường để cùng ăn cơm trưa. Mục đích, sau bữa ăn, anh em cùng vào cung vấn an phụ hoàng, mẫu hậu, rồi lên đường tiến quân.
    Cơm xong, anh em đang vui đùa với nhau thì Thủ-Huy ghé miệng vào tai công chúa Đoan-Nghi  nói nhỏ :
    _ Trên nóc điện có hai gian nhân nghe trộm.
    _ Muội khám phá ra từ lâu rồi. Trong hai tên, thì một tên già, một tên trẻ. Hai tên này nội công rất cao thâm. Chúng thở ra nhỏ như tơ. Không biết chúng thuộc môn phái nào ?
    _ Nội công chúng hơi giống nội công nhà mình. Để anh bảo Tăng Khoa lôi  cổ chúng xuống.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 20

HỒI THỨ HAI MƯƠI

Gánh vàng đi đổ sông Ngô
 
Tám năm trước khi bọn Ngô Giới đem toàn bộ phái Hoa-sơn định đột nhập trang Thiên-trường, tìm bộ Vô Trung kinh, rồi bị bắt trọn, thì Thủ-Huy mới mười hai, mười ba tuổi, mà Thủ-Lý đã mười sáu, mười bẩy. Tuy với cái tuổi ấy, Thủ-Lý chưa thành một người lớn hoàn toàn. Nhưng vì tính tình trầm lặng, hành sự cẩn trọng, lại là người tinh minh mẫn cán bậc nhất trong đám đệ tử đời thứ ba, nên chàng đã được gia đình, môn phái  coi như một người lớn. Hôm ấy trong khi ông bà Tự-Hấp trao cho Thủ-Huy với Vỵ-xuyên ngũ tiên nhiệm vụ bắt Hoa-nhạc tam nương, thì trao cho Thủ-Lý, Trung-Từ, Tá-Chu, Phương-Lan đi bắt Hoa-nhạc tam phong. Rồi khi phái Đông-a họp đệ tử chào đón ngũ vị chưởng môn Đại-Việt, Thủ-Huy cùng Long-Xưởng để hết tâm đối đáp, luận bàn; thì Thủ-Lý, Tá-Chu, Trung-Từ, Phương-Lan, Kim-Ngân rửng rưng, âm thầm ngồi trong đám đệ tử đời thứ ba.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 21

HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT
      
  Tiêu-sơn di hận.

Bấy giờ là giờ Mùi (15-17 giờ), ngày 5 tháng 9, niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo nguyên niên (DL.1174 Giáp Ngọ). Trong một soái thuyền lớn của hạm đội Aâu-Cơ, neo tại căn cứ Đồn-sơn. Phụ-quốc thái-úy Trần Thủ-Huy cùng chư tướng ngồi ở phòng hội chính. Tất cả, vừa uống trà, vừa đàm đạo. Mỗi khi có tiếng chân ngựa phi, Thủ-Huy lại lắng tai nghe, phóng mắt nhìn ra ngoài, xem ai đến ? Song đã không biết bao nhiêu ngựa tới, lui, mà Thủ-Huy với chư tướng vẫn lắc đầu.
Mặt trời đã xế về Tây, ánh sáng vàng vọt của buổi chiều Thu tỏa xuống rừng núi đầy lá vàng. Gió biển buổi chiều mang theo cái lạnh len lỏi ở trong.
Đã sang giờ Thân, Thủ-Huy không kiên nhẫn được nữa, công đứng lên nói :

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 22

HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI

Hai mươi năm tình cũ.
 
Vẫn trong điện Uy-viễn.
Thủ-Huy hỏi Tăng Khoa :
_ Tăng tướng quân ! Tại sao tướng quân chưa cho quân tiến vào Hoàng-thành ?
_ Trình Thái-úy, khi tiểu tướng xua quân vào, thì Thái-sư Tô Hiến-Thành ra ngăn lại. Người ban một chỉ dụ của hoàng-thượng, bắt tiểu tướng phải trao binh quyền cho Mạc Hiển-Tích rồi vào bệ kiến. Tiểu tướng trả lời rằng, quân luật bản triều rất nghiêm, muốn tiểu tướng bàn giao thì phải có sự hiện diện của Thái-úy.  Tô Thái-sư lệnh cho Mạc Hiển-Tích dàn quân, sẵn sàng chống lại, nếu tiểu tướng cho quân tiến vào Hoàng-thành. Tuy nhiên tiểu tướng đã cho bao vây Hoàng-thành bằng kị binh, thị vệ, và cấm quân.
Thủ-Huy hài lòng về người em kết nghĩa tinh, minh, mẫn, cán, và trung thành :

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 23

HỒI THỨ HAI MƯƠI BA
 
Linh-chiếu thái hậu 

Trong tâm nhà vua định đáp rằng :

« Xưởng là hoàng trưởng tử, là đích tử, đã lậïp làm trừ quân, cầm quyền Đông-cung triều, nhân tâm thiên hạ đều hướng về. Còn Long-Trát khi sinh ra, đã có mối nghi ngờ trong triều, ngoài dã; lại là con thứ, đang tuổi bế ngửa thì sao có thể là Thái-tử ? Vừa rồi, bị Vương Cương-Trung đe dọa tính mệnh của trẫm, của hoàng-hậu, của các phi, mà trẫm ban chỉ phế Xưởng, lập Trát. Chứ thực tâm, trẫm không có ý đó ».

Nhưng liếc khuôn mặt thanh tú,  đôi mắt tuyệt vọng, chứa chất cầu xin, thiết tha yêu thương nồng nàn của Thụy-Hương, long tâm lại nhũn ra. Trong khoảnh khắc đó, ông vua đa tình bậc nhất triều Tiêu-sơn lại nghĩ :

« Ta là chúa tể trời Nam, ngồi trên ngai vàng bốn mươi năm qua. Vàng bạc ta có đầy kho, dân chúng nơi nơi đều quy phục. Trong cung ta có mấy trăm người, nào hoàng-hậu, nào bẩy phi, nào hai mươi bốn mỹ nữ, mấy chục tu dung, tu nghi, tài nhân... Nhưng không ai làm cho ta vui lòng, không ai đem cho ta tới tuyệt đỉnh Vu-sơn, không ai cho ta ăn uống ngon miệng bằng Tuyên-phi. Trước đây ta từng hứa cả đời chỉ sủng ái nàng. Bây giờ, trươc khi phải ban chỉ xử tử nàng, nàng cầu xin ta giữ nguyên chỉ dụ, lập con nuôi nàng lên làm Thái-tử. Aâu là ta cứ hứa cho nàng vui lòng. Rồi khi sắp băng ta sẽ đổi lại thì có sao đâu ? Vả hiện nay, quyền hành trong tay Xưởng nhi, khi ta lâm chung, hỏi ai dám chống đối Xưởng nhi ? »

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 24

HỒI THỨ HAI MƯƠI TƯ 

Cao-Tông hoàng đế

Niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì, mùa Thu, tháng bẩy (DL.1175, Aát Tỵ), bên Trung-nguyên, nhằm niên hiệu Thuần-Hy thứ nhì đời Tống Hiếu-Tông.

Sau ba tháng liền cho quân  sĩ thao luyện tại Lạng-châu, thì Thái-úy phò mã Trần Thủ-Huy cùng Kiến-Tĩnh vương  được tin Thái-tử Long-Xưởng, Kiến-Ninh vương từ trấn Đồn-sơn tới để thảo luận về tình hình quân lực Tống.
Lễ nghi tất.
Công-chúa Đoan-Nghi hỏi :
_  Anh ! Phụ-hoàng, mẫu hậu vẫn an lạc chứ ?
_ Vì được tin Tống đem hạm đội Kinh-Hồ tới Quảng-châu, nên anh phải lên Đồn-sơn duyệt xét tình hình ngay. Anh rời Thăng-long đã hơn tháng rồi, thành ra không rõ tình hình sức khỏe các người ra sao.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 25

HỒI THỨ HAI MƯƠI LĂM

Khi vui muốn khóc,
 buồn tênh lại cười.

Anh-Hào hỏi Thái-hậu :
_ Có giết chúng không ?
Thái-hậu đang để hết tinh thần nhìn cuộc đấu giữa Tá-Chu với Vương Nhất. Bà đâu có nghe thấy Anh-Hào nói gì ? Giữa lúc Anh-Hào thỉnh mệnh bà thì Tá-Chu đang đánh một chiêu xuống đỉnh đầu Vương Nhất, bà mong cho chưởng đó Tá-Chu giết chết đối thủ. Bị kích động bà hô :
_ Giết !
Anh-Hào, cùng Cảm-Linh, Cảm-Chi tưởng Thái-hậu ban chỉ xử tử ba vương. Cả ba người đồng xuống tay. Ba vương Kiến-Ninh, Kiến-An Kiến-Tĩnh bị chặt làm hai khúc.
Bọn võ sĩ Long-biên trước đây từng là thủ hạ của Kiến-An vương. Vương đối xử với họ bằng tất cả tình anh em ruột thịt. Bây giờ thấy vương chết thảm, họ cùng thét lên rồi buông tên : Anh-Hào, Tô-lịch nhị tiên bị tên ghim vào người như con nhím. Cả ba cùng ngã vật xuống. Đám võ sĩ như người hóa khùng, họ băm ba người ra như băm chả.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 26

HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU 

Biên thùy một cõi

Tới cửa Bắc, viên tá lĩnh chỉ huy thị vệ thấy Thủ-Huy, Đoan-Nghi, vội hô lớn :
_ Thuộc hạ kính thỉnh công chúa điện hạ, và phò mã nhập thành.
Thủ-Huy đáp lễ rồi nói:
_ Chúng ta về chịu tang phụ hoàng. Người vào báo cho triều đình biết.
Viên tá lĩnh rạp người xuống, rồi lên ngựa phi về hướng điện Càn-nguyên. Lát sau, Tô Hiến-Thành đi trước, rồi tới Ngô Nghĩa-Hòa, Phí Công-Tín, Lý Kính-Tu, Ngô Lý-Tín, Đỗ An-Di, Vũ Tán-Đường, Trần Trung-Tá, Bùi Kinh-An, Lưu Khánh-Bình... mũ cao, áo rộng cùng kéo ra đón. Tô Hiến-Thành hô lớn :
_ Bọn thần tuân chỉ Chiêu-linh Thánh-cảm hoàng thái hậu (tức Hoàng-hậu), Chiêu-thiên Chí-lý hoàng thái hậu   ( tức Thục-phi Đỗ Thụy-Châu) và Trinh-Phù hoàng đế ra thỉnh công chúa điện hạ cùng phò mã.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 27

HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY

Nguyên tổ họ Lý Hàn-quốc

Tháng Giêng, niên hiệu Trinh-phù thứ 11 (DL. 1186, Bính-Ngo. Từ tháng 7 về sau, cải nguyên là Thiên-tư Gia-thụy) triều đình thiết đại triều giữa mùng một tết. Đây là lần đầu tiên trong suốt mười năm qua, mới có một buổi thiết triều, với sự hiện diện đầy đủ các thân vương, phò mã, công chúa, văn võ đại thần tại triều cũng như tại các trấn, phủ, huyện.
Buổi thiết đại triều do Thái-phó Lý Kính-Tu, thầy của vua triệu tập. Từ trong triều đến ngòa trấn, dĩ chí đến dân chúng, ai cũng biết : Năm nay nhà vua 13 tuổi, bắt đầu chấp chính. Đây là buổi thiết triều đầu tiên, mà nhà vua cầm quyền thực sự. Theo lời tâu của Lý Thái-phó thì :

« Luật triều Lý, định rằng đến tuổi 13,  nếu là hoàng tử thì cho mở phủ đệ riêng. Là công chúa thì cho hạ giá (gả chồng). Còn nhà vua thì không theo luật ấy mà theo điển lệ áp dụng vào thời vua Nhân-tông, Anh-tông. Hai vua Nhân-tông, Anh-tông lên ngôi vua từ thuở  còn thơ. Thái-hậu buông rèm thính chính, cạnh vua có các đại thần phụ chính. Đến năm 13 tuổi, thì thái hậu lui vào hậu cung, các chức phụ chính đều bãi bỏ ».

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 28

HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM

  Đoái thương muôn dặm tử phần,
 Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa
.
                                ( Đoạn trường tân thanh)

Thuyền rời Thiên-trường một ngày thì ra tới biển, rồi đổi hướng lên phía Bắc. Hai ngày sau, khi thuyền sắp qua Đồn-sơn thì có mười chiến thuyền, một soái thuyền thuộc hạm đội Thần-phù dàn ngang. Một viên võ quan trên soái thuyền phất cờ yêu cầu con thuyền Thiên-ưng ngừng lại. Rồi soái thuyền kè vào mạn con thuyền Thiên-ưng. Thủ-Huy, Đoan-Nghi cùng lên trên sàn thuyền quan sát. Thoáng nhìn, Thủ-Huy nhận ngay ra viên võ quan phất cờ là đô đốc Trần Bằng. Cạnh Bằng còn có Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín. Hai người sang con thuyền Thiên-ưng. Trần Bằng là thủ hạ cũ của Thủ-Huy Đoan-Nghi. Y hành lễ quân cách rồi nói :
_ Khải điện hạ ! Khải-phò mã ! Có Phí thượng thư truyền chỉ dụ của Hoàng-thượng đến công chúa điện hạ cùng phò mã.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 29

HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN

Đại đế Thành Cát Tư Hãn.

Nước mắt đầm đìa, Đoan-Nghi vỗ vào vai Long-Tùng Đoan-Thanh, hút độc tố Huyền-âm, rồi than :
_ Tục ngữ Việt có câu : Đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận họ, thực không sai. Sáng nay chị thấy hai em theo dõi, lại tưởng là gian tế mưu hại, nên mới phóng độc, để biết tông tích kẻ theo mình. Không ngờ là ruột thịt mình.
Đoan-Nghi hỏi Đoan-Thanh :
_ Tiểu muội ! Thế cái gã đánh xe ngựa cho chúng tôi là ai ?
_ Y là người của phái Không-động tại Quảng-châu. Thần không rõ y giả làm phu xe với ý định gì ?
Đoan-Nghi cầm tay Đoan-Thanh :
_ Em ạ ! Vạn lý tha hương ngộ cố tri còn đáng mừng, huống chi chúng ta là máu mủ. Vậy hai em cứ gọi chúng ta là anh, là chị cho thân mật.
Thủ-Huy quyết định :
_ Khả-hãn Mông-cổ đã có lòng tưởng nhớ cố cựu, chúng ta lại đang ở vào cái thế cùng đường. Về nước thì con dâm phụ Đỗ Thụy-Châu sẽ kết tội vi chỉ. Còn như ở đây, thì là tù giam lỏng. Nào ! Chúng ta hãy đi Mông-cổ du ngoạn một lần cho tiêu sầu. Vậy ngay từ ngày mai, hai em dậy tất cả chúng ta nói tiếng Mông-cổ. Không biết tiếng Mông-cổ có khó học không ?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 30

HỒI THỨ BA MƯƠI

Đại bàng tung cánh.

Nghe Di Cốc thuật, Thủ-Huy thốt lên :
_ Chiến thuật đó không ổn trong trường hợp này.
Công giảng giải : Theo như Long-Tùng nói thì lãnh thổ Mông-cổ bây giờ nằm dọc theo chiều Nam-Bắc một nghìn năm trăm dặm (750 km) và Đông-Tây một nghìn hai trăm dặm (600 km). Quân số của Mông-cổ là năm vạn người. Nhưng thường trực tại bản doanh chỉ có 4600 quân, còn lại thì đóng rải rác ở các bộ tộc, thuộc quyền chỉ huy của các Khả-hãn. Nếu như Đại-hãn cứ cho tổ chức cố thủ, thì trong một ngày, những bộ tộc ở trong vòng hai, ba trăm dặm sẽ đem quân cứu ứng. Như vậy quân số Mông-cổ có thể lên tới hai vạn, dàn ra đợi quân Khắc-liệt. Với hai vạn quân tinh nhuệ, cố thủ, thì thừa sức cầm cự với mười vạn quân ô hợp tấn công hai hay ba ngày. Trong thời gian đó, thì quân các nơi xa đã kéo về. Bấy giờ Đại-hãn thừa sức chống cự với địch. Trong phép công thủ, thì cứ một thủ phải mười tấn công mới có thể thắng được. Đây quân Khắc-liệt chỉ đông gấp đôi, thì không thể tràn ngập. Họ từ xa tới, lương thực giỏi lắm mang theo đủ ăn trong hai ngày. Sau hai ngày tấn công bị tổn thất nhân mạng, bị hết lương, thì quân Khắc-liệt phải rút. Bấy giờ Mông-cổ truy kích, nếu không diệt được địch, cũng không đến nỗi bại. Đây Đại-hãn ra lệnh rút lui, bọn Tang Côn biết rõ Đại-hãn yếu thế. Chúng sẽ không ngần ngại gì mà không xua quân truy kích.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 31

HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT 

Sứ giả nhà trời. 

Thiết Mộc Chân đưa mắt cho Bác Nhĩ Truật. Bác Nhĩ Truật nắm lấy tay Thủ-Huy :
_ Không nói dấu gì phò mã. Khi chúng tôi đón được Tuyên-uy đại tướng quân Lý Long-Phi sang Mông-cổ, tuy chúng tôi khâm phục người, mà chỉ khâm phục về võ công, nên chúng tôi xin người dạy võ cho tướng sĩ, mà không nhờ người luyện quân. Phải đợi cho đến khi đi sứ Đại-Việt, tôi được phò mã cho xem hai hiệu Thiên-tử binh Ngự-long, Quảng-vũ thao diễn, lại được xem hiệu Kỵ-binh Phù-đổng tập trận. Tôi như người mù được mở mắt. Trở về Mông-cổ, tôi thuật cho Đại-hãn nghe. Bấy giờ Đại-hãn mới nhờ Long-Phi luyện quân cho. Mông-cổ hùng mạnh từ ngày ấy.
Thiết Mộc Chân trịnh trọng cắt một miếng thịt nướng, bưng một bát rượu trao cho Thủ-Huy để bầy tỏ một cử chỉ kính trọng. Chờ Thủ-Huy ăn thịt, uống rượu xong, ông mới nói :

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 32

HỒI THỨ BA MƯƠI HAI

Ai hay vĩnh quyết là ngày chia ly
(Đoạn-trường tân thanh)
 
_ Bắn!
Mũi tên xé gió hướng vào con thỏ đang chạy phía trước. Bị trúng tên, con thỏ lật ngược, bốn chân hướng lên trời, dãy loạn xạ.
_ Cháu tôi bắn giỏi quá!
Thúy-Thúy cất tiếng khen: Thôi đủ rồi. Hôm nay Thủ-Độ của cô bắn được hai con thỏ, một con ngỗng trời, giỏi quá! Giỏi hơn con chó Quít nữa.
Thủ-Độ nhảy xuống ngựa, cầm lấy con thỏ, bỏ vào cái túi bên hông, rồi nó tung mình lên cao, tà tà đạp xuống lưng con tuấn mã mầu đen tuyền. Nó gò cương cho ngựa đi song song song với Thúy-Thúy, rồi hỏi:
_ Cô ơi! Ở quê mình có thỏ, có ngỗng không?
_ Có chứ! Thỏ ở quê mình không nhiều bằng ở đây, nhưng ngỗng thì nhiều hơn.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 33

HỒI THỨ BA MƯƠI BA
 
Lời nguyền Chân-giáo

Đám tang Thái-phi Bùi Chiêu-Dương qua đi thực giản dị. Còn Thủ-Độ thì Đàm hoàng hậu trao cho một cung nga già tên Thụy-Nga trông coi với chỉ dụ :

Tuyệt đối không được tiết lộ thân thế của nó với bất cứ ai. Ngay cả Ngự-y Trần-thị Phương-Thanh cũng không được vào thăm bệnh nó. Ai hỏi, nói dối rằng nó là cháu xa đời của ta, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ta đem về nuôi.

 Thủ-Độ được ở ngay trong cung của thân mẫu hồi chưa lấy chồng. Hơn tháng sau, chợt nhà vua nhớ đến nó. Oâng cậu cho triệu hồi nó đến để hỏi han tình hình sức khỏe. Nó biết rằng nếu mình tỏ ra tỉnh táo, thì khó mà toàn mạng. Vì vậy gặp nhà vua, nó mở mắt thao láo nhìn, không nói không rằng, rồi thình lình méo miệng cười một mình.
Nhà vua ôm nó vào lòng :
_ Cháu ! Cháu có nhớ bố cháu tên gì không ?
Thủ-Độ nhe răng, mở to mắt, rồi cười sằng sặc :
_ Bố à ! Bố là gì ?
_ Tên cháu là gì nào ?
Nó lắc đầu tỏ vẻ không biết.
 Nhà vua tin rằng đó là thằng điên. Nhà vua hỏi cung nga già Thụy-Nga về cuộc sống hàng ngày của nó. Người cung nga tâu rằng tuy nó ít nói, nhưng lại rất chăm đọc sách. Nhà vua truyền cho nó vào trường Quốc-tử giám học.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 34

HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ

Bóng ma Long-thành.
 
Một buổi trưa, Thủ-Độ rửa chuồng ngựa, rồi dùng khăn lau mấy cái cột. Lớp bụi bám trên cột tróc ra, nóù thấy trên cột xuất hiện những chữ li ti. Tò mò nó đọc, bất giác tim nó đập thình thình, vì rõ ràng đây là yếu quyết luyện công. Nó đọc qua, thì thấy dường như trái với tâm pháp Đông-a mà bốù nó dậy nó. Nó nghĩ thầm:
_ Tâm pháp gì đây mà lại có 99 câu? Trong khi ta không biết gốc tích, thì cứ gọi là Tâm-pháp Chuồng-ngựa vậy.
Vốn thông minh, nó nhẩm hơn nửa buổi thì thuộc làu. Sau khi kiểm lại, nó dùng dao, cạo xóa hết những chữ trên cột chuồng ngựa:
_ Cứ như mẹ ta nói, các đời trước, họ Lý có không biết bao nhiêu anh hùng, tài trí. Tâm pháp võ công này, ai đã khắc vào đây? Rõ ràng là tài sản của anh em Long-Sảm, thế nhưng chúng không thèm biết tới, thì ta hủy đi cho đỡ tủi vong linh người quá cố.
Chiều hôm đó, nằm trong chuồng ngựa ngủ, Thủ-Độ lên cơn đau gan. Người nó nóng như cục than hồng. Nó nghiến răng vận công chống đau, nhưng cơn đau vẫn làm nó gập đôi người lại. Trong lúc mơ mơ hồ hồ, nó vận công theo Tâm-pháp Chuồng-ngựa, thì thấy cái đau đớn giảm đi rất nhiều, nhiệt độ hạ xuống rất mau. Không cần biết có nguy hiểm hay không, nó cứ tiếp tục vận công, lát sau, thì người nó cảm thấy rét run. Rét kệ rét, nó tiếp tục vận công  cho đến khi ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, tiềm thức thúc đẩy, nó vận công tiếp.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 35

HỒI THỨ BA MƯƠI LĂM 

Đại-hãn Long-thành
 
Cả cung Ngọc-lan, ai cũng tưởng Thủ-Độ là thằng điên, nên không người nào chú ý đến nó. Nó được tự do. Không có bạn cùng lứa tuổi, nó ra ngoài kinh thành một mình dạo chơi. Nó làm quen với bọn ăn mày. Nó thường mua bánh, kẹo phát cho đám trẻ cùng khổ này. Bọn ăn mày  thích nó vì được nó cho ăn cũng có, được nó kể chuyện lịch sử cho nghe cũng có. Mỗi khi chúng xích mích nhau, nó đứng ra dàn hòa. Khi chúng bị người ta bắt nạt, thì nó bênh vực. Võ công của nó cao, nên bọn du côn đều nể sợ nó. Chỉ một thời gian ngắn , nó đã lựa được 18 đứa rất thông minh, gồm chín đứa con trai, chín đứa con gái kháu khỉnh. Nó thu tất cả làm đệ tử, đặt tên là Tây-hồ thập bát anh hào. Chín đứa con gái nó đặt tên Cửu-anh. Chín đứa con trai, nó đặt tên là Cửu-hào. Căn cứ theo tuổi lớn nhỏ, nóù đặt tên Cửu-anh là Nhất-Anh, Nhị-Anh cho đến Cửu-Anh ; Cửu-hào cũng tương tự, gồm Nhất-Hào, Nhị-Hào...cuối cùng là Cửu-Hào.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 36

HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU

Trên đường tầm cừu.
 
Đạo sư cùng đám đệ tử cũng run lật bật. Oâng ta nói :
_ Con quỷ này... thành yêu tinh rồi... Tài phép của ...bần đạo không trấn nổi... nó.
Nói rồi ông quẳng cờ phép, gươm lệnh bỏ chạy. Đám để tử cũng bỏ chạy theo. Đám dân chúng tới xem bắt tà dắt díu nhau rùng rùng ra khỏi căn nhà quỷ ám.
Dù sao Đặng Vũ cũng là một thuyền trưởng. Y chỉ vào ngôi nhà chính của y, nói với bọn thủy thủ :
_ Con quỷ này dữ quá. Chúng ta có chạy cũng không thoát. Chi bằng chúng ta cứ ngồi đây. Nếu nó hiện ra, thì ta cùng bao vây lấy nó. Liệu nó có địch nổi chúng ta hay không ?

Bọn thủy thủ theo Đặng Vũ vào nhà, rồi đóng cửa lại. Bỗng binh một tiếng, cửa sổ mở tung ra, tiếp theo, hai con chó bay vào rơi xuống nền nhà, chân tay dẫy loạn xạ. Máu từ miệng chúng chảy ra lênh láng. Bọn Đặng Vũ ngồi nhìn nhau, chân tay run rẩy. Lát sau, hai con chó hết dẫy. Đặng chạy lại xem xét, chúng đã chết rồi.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 37

HỒI THỨ BA MƯƠI BẨY

Lời nguyền Tây-hồ, Hy-cương

Sau khi bàn với Mỹ-Vân, nó tập họp các Khả-hãn Tây-hồ lại, nói :
_ Anh em chúng ta hoạt động ở Thăng-long đã mấy năm. Bây giờ các em đều lớn, võ công các em cao, kiến thức rộng, lại kinh nghiệm. Ta muốn phân chia các em đi khắp Đại-Việt. Mỗi em phụ trách một trấn, hay một huyện, quy tụ bọn thiếu niên cùng khổ đem về luyện văn, dạy võ. Mỗi huyện, mỗi trấn sẽ rập khuôn theo tổ chức Thăng-long.
_ Bao giờ thì thi hành ? Anh định chia vùng ra    sao ?
_ Trước hết chúng ta hãy đi Phong-châu, làm lễ tế cáo trước đền thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu đã.
Bọn trẻ vỗ tay hoan hô. Khả-hãn Nhất-Hào xoa tay vào nhau tỏ vẻ thích thú :
_ Anh đã nhiều lần kể chuyện vua Hùng dựng nước. Các em từng đọc sách rằng vua Hùng đóng đô ở Phong-châu. Bây giờ anh em chúng ta mới được hành hương đền thờ vua Hùng. Hà!

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 38

HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM

Huyết nhục trùng phùng
 
Thấm thoắt đã đến ngày mười tư tháng tám. Trong suốt mười ngày trước, Tự-Khánh, Thủ-Độ, Mỹ-Vân, Kim-Dung ngày đêm luyện võ cho bọn Cửu-hào. Bản lĩnh chúng tiến nhanh vô cùng.
Thủ-Độ lấy bốn cái thẻ bài trao cho Tự-Thừa :
_ Đây là thẻ bài của cung Ngọc-lan. Người nào cầm thẻ bài này, thì coi như kẻ thân tín của Nam-thiên huyền-quân. Em phải vào cung để điểm danh, trước khi thí võ. Vậy hai anh dùng thẻ bài này dẫn Kim-Dung, Mỹ-Vân trà trộn vào đám con quan, xem cuộc thi tuyển.
Nó dặn bọn Cửu-hào :
_ Khi phải lên đài đấu với sĩ tử,  các em chỉ nên đánh cầm chừng, dò dẫm bản lĩnh của họ. Nếu thấy bản lĩnh họ cao thâm, hãy xử dụng hết công lực. Còn như bản lĩnh họ thấp, ta cứ đánh lấy lệ. Cuối cùng ta dùng một tuyệt chiêu thắng họ. Sau khi thắng họ, thì phải khen ngợi họ, tìm cách kết thân, rồi rủ họ nhập vào hệ thống Khả-hãn của mình. Có như vậy, ta mới đủ lực làm cái gì cho đất nước.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 39

HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN

Vạn-lý Trường-thành
 
Niên hiệu Trị-bình long-ứng thứ tư ( Mậu-Thìn, DL.1208) đời vua Lý Cao-tông Đại-Việt, bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Gia-định nguyên niên đời vua Tống Ninh-tông.

Sùứ đoàn Đại-Việt do quan Tổng-lĩnh thị-vệ, tước Đằng-châu hầu Trần Thủ-Độ, tuân chỉ nhà vua lên đường đi Mông-cổ, thỉnh phò mã Trần Thủ-Huy về nước để trao đại quyền an định xã tắc.
Sứ đoàn đi bằng thuyền, khởi hành từ bến Tiềm-long ở Thăng-long, trên một thương thuyền rất lớn. Thương thuyền kéo cây cờ có hình con ó đen đang bay trên không, hai chân co lại, cánh nghiêng, mắt nhìn xuống dưới trong tư thế rình mồi . Đề phòng bất trắc có thể xẩy ra cho Thủ-Độ, Đại đô đốc Phùng Tá-Chu đã chọn từ thuyền trưởng cho tới thủy thủ, đầu bếp, đều là để tử phái Đông-a. Còn viên phó sứ Chu Mạnh-Nhu, với bốn bồi sứ Vũ Khắc-Kim, Phạm Hoàng-Quy, Lê Trọng-Anh, Tạ Quốc-Ninh là những viên quan ở bộ Lễ, học trò Phạm Kính-Ân. Chính Kính-Ân chọn cho Thủ-Độ, với lời dặn dò rằng Thủ-Độ là người đồng môn, phải lấy lòng mà đối xử với nhau.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 40

HỒI THỨ BỐN MƯƠI
 
Vó ngựa Mông-cổ
 
Một buổi tối, sau khi cơm chiều, Thủ-Huy, Thúy-Thúy, Thủ-Độ cùng ngồi đàm đạo về tình hình Mông-cổ, Đại-Kim, Đại-Việt. Được vài câu thì Thủ-Độ cáo mệt xin lui. Thủ-Độ đi rồi, Thúy-Thúy nắm lấy tay Thủ-Huy nói bằng giọng tha thiết:
_ Anh ạ! Em muốn hỏi anh một chuyện, mong anh nói thực vơí em.
Thủ-Huy ngồi nhỏm dậy, nhìn vào khuôn mặt thanh tú của người vợ... Công thấy bóng mình in sâu trong đôi mắt đen, sáng long lanh của Thúy-Thúy. Công hôn phớt lên má người vợ rồi hỏi:
_ Em có điều gì thắc mắc?
_ Mấy tháng nay, em thấy dường như Thủ-Độ có điều gì bất như ý, mà nó không thổ lộ với em. Không biết nó có thổ lộ vơí anh không?

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 41

HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT

Hận tình chưa trả.
 
Thành-cát Tư-hãn điều động bốn vương tử, mười binh đoàn, công hãm Yên-kinh. Sau một tháng liền, dùng tù binh, dân chúng lấp hào, bắc thang leo lên công thành. Từng đợt, từng đợt, người người, hàng hàng nối tiếp leo lên, bị quân phòng thủ bắn tên, lăn gỗ đá, ngã lộn xuống chết. Số nô lệ, tù binh bắt được trong những trận đánh trước chết gần hết, mà thủy chung vẫn không vào được thành. Tổng kết thiệt hại, riêng quân Mông-cổ chết hơn vạn; tù binh, nô lệ chết ba mươi vạn dư mà thành vẫn đứng vững như  chế diễu Thành-cát Tư-hãn. Ông bực mình, đích thân đốc thúc công thành, thì bị một mũi tên trúng cổ. Độc chất làm sưng lớn lên.
Thành-cát Tư-hãn bắt đầu chán nản. Ông thấy đất Trung-nguyên người quá đông, đất quá rộng, chiếm ngay bây giờ thì chưa thể được. Ông muốn hãy rút quân về nghỉ ngơi, đợi huấn luyện các binh đoàn thân binh Trung-quốc tinh nhuệ, rồi mới có thể trở lại tái khai chiến với Kim, để  di dân Thảo-nguyên vào.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 42

HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI 

Dựng cờ Đông-a
Lại hơn tháng sau, một hôm Thủ-Độ đang tiếp sứ giả của năm Khả-hãn quanh Thăng-long thì được tin báo :
_ Có một chiến thuyền từ Thiên-trường tới. Họ xưng là người thân của Khả-hãn, xin yết kiến.
Thủ-Độ truyền lệnh cho vào.
Lát sau, một con thuyền lớn, trên kéo lá cờ, có vẽ hình chim ưng tung cánh. Biết đây là kỳ hiệu của phái Đông-a. Thủ-Độ lên mặt sàn thuyền chờ đợi. Hai thuyền kè mạn vào nhau, cầu ván được bắc giữa hai thuyền. Một phụ  nữ cực kỳ xinh đẹp xuất hiện, đó là bà Trần Lý. Cạnh bà là một nhà nho, tiên phong đạo cốt, đó là Phạm Kính-Ân.
Lễ nghi tất.
Vào trong khoang thuyền, Thủ-Độ hành đại lễ :
_ Con kính chào thầy. Cháu kính chào bác. Được tin bác trai tuẫn quốc, cháu buồn vô hạn. Không biết thầy với  bác lên đây có gì dạy dỗ cháu chăng ?

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 43

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA

Trần gia dĩ nhan sắc đắc thiên hạ.
(Họ Trần nhờ nhan sắc mà được thiên hạ)
 
Thủ-Độ bơi đến giữa giòng sông, Hầu ngước mắt nhìn lên bờ, bọn võ sĩ Tống đang dàn ra, dường như chuẩn bị tác chiến. Cạnh chúng, một đoàn người lố nhố nam, nữ, già, trẻ lẫn lộn. Dưới ánh sáng ban mai, Hầu nhận ra đó là bọn hậu cung, bọn đại thần theo Đàm Dĩ-Mông. Cách đó không xa, một đội Ngưu-binh ước hơn ba trăm con cũng dàn thành trận thế. Người chỉ huy Ngưu-binh chính là Lê Mịch.
Hầu phóng mắt nhìn sang bờ phía Quốc-oai, một cảnh làm Hầu vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ: Dọc bờ sông, cờ Lĩnh-Nam bay phất phới. Trên con lộ rộng thênh thang, cờ xí rực một góc trời. Bên phải, là một đoàn giáp sĩ hùng tráng. Bên trái là một đội Ngưu-binh. Phía sau một đội âm nhạc đang tấu nhạc chiến thắng.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 44

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN 

Di chúc Nguyên-phong
 
Niên hiệu Nguyên-phong nguyên niên đời vua Thái-tông  nhà Trần (DL.1251, Tân Hợi), bên Trung-quốc, phương Nam nhằm niên hiệu Thuần-hựu thứ 11 nhà Tống. Phương Bắc nhằm niên hiệu Nguyên Hiến-tông Mông-Kha nguyên niên.

Hôm ấy là ngày 14 tháng 4. Khắp các thôn, các xã trong vùng Ngũ-yên là Yên-phụ, Yên-dưỡng, Yên-sinh, Yên-hưng, Yên-bang thuộc trấn Đông-triều như chìm vào trong không khí ảm đạm, thê lương. Dân chúng ít ra đường. Người người gặp nhau, chỉ liếc mắt nhìn lên, rồi lại cúi đầu lầm lũi đi. Nguyên do: Sáng nay, mõ khắp các thôn, các xã đều rao rằng: Yên-sinh vương lâm bệnh trầm trọng, khó qua khỏi. Ba vương tử là Hưng-Ninh vương Trần Quốc-Tung, Vũ-Thành vương Trần Quốc-Doãn, Hưng-Đạo vương Trần Quốc-Tuấn đang thao diễn Thủy-quân ở Tiên-yên, được tin báo vội vã trở về để nhận di chúc. Vương phi luôn sai ngựa trạm đi thúc ba vương tử về khẩn cấp. Bây giờ là giờ Ngọ, mà tam vị vương tử vẫn chưa về tới.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 45

HỒI THỨ BỐN MƯƠI LĂM
 
Tiết-chế binh mã Đại-Việt. 

Lại nói Chiêu-Minh vương đặt câu hỏi: Thế nào là cả nước đều là thành, toàn dân đều là binh thủ thành.
Câu hỏi của Chiêu-Minh vương cũng là câu hỏi của hầu hết cử tọa. Hưng-Đạo vương nhìn Chiêu-Minh vương, trong ánh mắt chiếu ra tia hiền hòa, nhiệt tình. Vương hỏi Thái-sư Thủ-Độ:
_ Thưa Thái-sư! Có phải quan, quân Tống, Kim, Tây-hạ, Thổ-phồn, Tây-vực sống trong những thành trì kiên cố không? Còn dân chúng sống rải rác khắp nơi không?
_ Đúng vậy.
_ Còn Đại-Việt ta, không có những thành trì lớn. Thế nhưng mỗi làng là một cái thành kiên cố. Chư vị hãy tưởng tượng lại: Mỗi làng, mỗi xã đều nằm giữa một khu đồng lầy. Từ đồng lầy vào làng, trước hết phải qua một cái hào sâu gần trượng, rộng ít ra hai trượng. Dưới hào cắm chông chằng chịt. Tiếp theo là những lũy tre dầy đặc, đến con chó, con mèo chui cũng không lọt. Làng có một đến bốn cổng. Các cổng đều có những ụ lớn. Từ ngoài vào làng chỉ có những con đường nhỏ, một ngựa đi đã chật rồi. Hỏi Lôi-kỵ nào tấn công cho nổi? Vì vậy tôi mới nói cả nước đều là thành.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 46

HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU 

Dưới cờ bình Mông

Linh-Từ quốc mẫu hỏi Hưng-Đạo vương :
_ Không biết Tiết-chế ra lệnh cho già này đem cung quyến đến vùng nào ?
Hưng-Đạo vương đưa mắt nhìn Quốc-mẫu rồi nháy một cái. Quốc-mẫu hiểu ý vương là : Bí mật không thể nói ra lúc này.
Vương tiếp :
_ Nhưng nếu như ta mở rộng đường cho giặc vào Thăng-long, thì chúng sẽ nghi ngờ. Vì vậy ta cần dàn quân dọc đường, đánh mấy trận tượng trưng. Sau khi thắng vài trận, Ngột-lương Hợp-thai cho rằng quân ta hèn nhát, ô hợp. Y thẳng tiến vào Thăng-long. Mông-cổ đã quen với chính sách tàn bạo, đi đến đâu chúng dùng bạo lực bắt bọn quan lại đầu hàng, bắt dân chúng cung ứng lương thảo, bằng không chúng sẽ cướp, giết cực kỳ tàn bạo. Thế nhưng, Đại-Việt ta khác. Muốn có lương thảo, chúng phải đánh chiếm các làng xã. Mà mỗi làng, xã của ta là một đồn. Quân của chúng sẽ chết rất nhiều, sẽ vất vả, mệt mỏi lắm mới chiếm được một xã, mà chưa chắc đã có lương. Trong khi đó, ta chia quân thành nhiều cánh nhỏ, ẩn trên đường từ Đại-lý về Thăng-long, chặn đánh các đội tiếp tế lương thực.  Ta cầm cự, chờ khi trời nóng, quân, ngựa của giặc bị bệnh, lương thảo thiếu, bấy giờ ta phản công, thì chỉ một trận thì phá xong.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 47

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẨY 

Cả nước là thành,Toàn dân thủ thành.
 
Triệt Triệt Đô hỏi viên quan phụ trách chữa ngựa:
_ Vô lý, rõ ràng hôm qua, ngựa chúng ta đang bệnh, y chữa khỏi mà ?
_ Mưu bọn Việt rất sâu. Chúng chữa độc cho ngựa ta là chữa thực, khiến ta tin. Rồi y cho thêm thuốc độc, để khi ngựa ta ra trận, thuốc ngấm. Cũng may, ngựa của ta ngã trên đất mình. Giá như ngựa ta đang xung sát mà bị thuốc phát tác, thì chết hết !
Triệt Triệt Đô sai Kỵ-mã phi tiễn báo cáo tình hình với Ngột-lương Hợp-thai, rồi quyết định :
_ Dù bị thiệt hại Lôi-kỵ, nhưng ta vẫn không chịu thua bọn Nam-man.
Y ra lệnh cho năm Bách-phu Lôi-kỵ đi trước, bốn Vạn-phu quân Đại-lý dàn hàng từ từ tiến sau. Tới trước trận Việt, y cho quân dừng lại, rồi cùng các Thiên-phu trưởng, có võ sĩ hộ vệ, tiến lên:

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 48

HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM

Phải coi dân như con đỏ
 
Đoàn quân của các Đô-thống Lê Phẩm, Phạm Long, Nguyễn Bích rút về tới Phù-lỗ, thì được Nguyên-Phong hoàng đế cùng Hưng-Đạo vương ra đón. Đoàn quân mang theo 180 tù binh Mông-cổ.  Các tướng tâu trình diễn tiến trận đánh lên hoàng đế. Ngài truyền lập đàn tế vọng tướng quân Phạm Cụ-Chích cùng chư quân. Bọn tướng trâu là 4 Cu, 5 Trâu, 5 Hĩm, 5 Cái cũng làm lễ tế Cu Méo. Chúng vừa tế xong, thì Tuyên-Minh thái hoàng thái hậu cùng hai vương phi, dẫn Vũ Mạc, Mụ Tình và Cu Méo về tới. Bọn tướng trâu reo hò, ôm lấy nhau mừng chi siết kể. Chúng quên cả hành lễ với Thái-hoàng thái hậu.
Sau khi nghe Thái-hoàng thái hậu, hai vương phi tường thuật tình hình quân Mông-cổ :
_ Lúc nghị kế, Hưng-Đạo vương đã định rõ rằng chúng ta cũng như các tôn sư võ học chia nhau, tìm cách ẩn thân để biết quân tình giặc. Tuyệt đối không xuất hiện. Chờ lúc phản công hãy ra tay. Nhưng trong trận Bình-lệ-nguyên, vì thấy Hoàng-nhi có thể bị hại, nên Lĩnh-Nam tam đại thần kiếm Vô Ảnh, Vô Sắc, Vô Huyền phải xuất hiện. Trong trận Cụ-bản, chúng ta ẩn thân từ đầu đến cuối. Nhưng sau cùng không nín được trước sự tàn bạo của Mông-cổ, mà phải xuất hiện giết A Tan, Triệt Triệt Đô. Chúng ta chịu lỗi với Tiết-chế.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 49

HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN

       Thăng-long di hận

Ngột-lương Hợp-thai ra lệnh đánh vào Phù-lỗ.
Lôi-kỵ,  dàn hàng, reo hò tiến lên. Trong chiến lũy im lìm, không một tiếng động, không một bóng người. Tới hàng rào, Lôi-kỵ bỏ ngựa, cầm đao chặt rào.
Một tiếng pháo lệnh nổ.
Lập tức dưới các hố cá nhân, trong hàng rào, quân Việt nhô đầu lên, dương cung bắn ra. Đao-quất vung lên, những trái cầu sắt đập xuống binh Mông-cổ. Bị bất ngờ, nhưng nhờ mặc áo giáp, một số ít bị thương. Không hổ là đội quân thiện chiến, thoáng một cái, quân Mông-cổ chia làm hai, cứ một người dùng tên bắn yểm trợ, cho một người chặt rào. Cuộc cận chiến diễn ra hơn giờ thì hai lớp rào đã  bị phá. Quân Mông-cổ reo hò như sóng vỗ tràn vào trong chiến lũy. Nhưng trong chiến lũy, hầm hố chằng chịt. Chúng phải bỏ ngựa ngoài hàng rào, đánh nhau như bộ binh.

Anh hùng Đông A - Dựng cờ bình Mông - Hồi 50

HỒI THỨ NĂM MƯƠI

Bạch đầu quân sĩ tại,
Vãng vãng thuyết Nguyên-phong
.
(Trần Nhân-tông)

(Người lính già đầu bạc,
Kể mãi chuyện Nguyên-Phong
).
 
Ngày 21 tháng Chạp, năm Đinh Tỵ nhằm niên hiệu Nguyên-Phong thứ bẩy đời vua Thái-tông nhà Trần (26 tháng 1 năm 1958).

Hôm nay là ngày Thái-sư Mông-cổ Ngột-lương Hợp-thai, phò mã Hoài Đô,  cùng chư tướng mở đại tiệc trong Hoàng-thành Thăng-long. Đây là bữa tiệc mừng chiến thắng trận cánh đồng  Văn. Hoài Đô nói với cử tọa :
_ Ta ra quân lần đầu, chỉ một trận, phá tan ba hiệu binh thiện chiến bậc  nhất Đại-Việt, đuổi Thái-úy An-Nam là Khâm-Thiên đại vương chạy bán mạng. Toàn quốc rúng động. Nhiều xã mở cổng quy hàng. Ta lại chiếm được 10 huyện, đã đặt quan cai trị. Đợi qua Tết, chúng ta tiếp tục truy lùng Trần Cảnh, Trần Quốc-Tuấn, chiếm nốt các huyện còn lại. Bấy giờ ta đặt một tên khờ nào đó lên là vua, để y có thể cung ứng lương thảo, lao binh cho ta. Ta sẽ tiến lên đánh vào sau lưng bọn Tống.